HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 23/NQ-HĐND
|
Quảng Nam, ngày 08
tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN THU, CHI
VÀ PHƯƠNG ÁN PHÂN BỔ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2017
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách
nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số
266/2016/UBTVQH14 ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa
XIV về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường
xuyên ngân sách nhà nước năm 2017;
Căn cứ Quyết định số
46/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017; Quyết
định số 2309/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc
giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017;
Căn cứ Quyết định số
2577/QĐ-BTC ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017;
Sau khi xem xét Báo
cáo số 155/BC-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự
toán thu, chi và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2017; Báo cáo thẩm
tra số 80/BC-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội
đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại
kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua dự toán
thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cụ thể như sau:
1. Tổng dự toán thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn: 20.950.000 triệu đồng.
(Hai mươi ngàn, chín
trăm năm mươi tỷ đồng)
a) Thu nội địa: 14.150.000
triệu đồng.
- Thu tiền sử dụng
đất và thuê đất nộp một lần: 500.000 triệu đồng.
- Thu từ hoạt động xổ
số kiến thiết: 70.000 triệu đồng.
- Thu nội địa sau khi
trừ thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết: 13.580.000 triệu đồng.
b) Thu xuất nhập
khẩu: 6.420.000 triệu đồng.
c) Thu để lại chi
quản lý qua ngân sách: 380.000 triệu đồng.
2. Dự toán thu ngân
sách địa phương: 20.549.750 triệu đồng.
(Hai mươi ngàn, năm
trăm bốn mươi chín tỷ, bảy trăm năm mươi triệu đồng)
a) Thu trong cân đối
ngân sách địa phương: 20.169.750 triệu đồng.
- Thu nội địa ngân
sách địa phương được hưởng: 12.327.974 triệu đồng.
- Thu bổ sung có mục
tiêu từ ngân sách cấp trên: 1.464.906 triệu đồng.
- Thu từ nguồn thu
Chính phủ vay cho vay lại: 197.700 triệu đồng.
- Thu chuyển nguồn
ngân sách: 6.179.170 triệu đồng.
b) Thu để lại chi
quản lý qua ngân sách: 380.000 triệu đồng.
3. Dự toán chi ngân
sách địa phương: 20.549.750 triệu đồng.
(Hai mươi ngàn, năm
trăm bốn mươi chín tỷ, bảy trăm năm mươi triệu đồng)
Điều 2. Phương án phân bổ dự
toán thu, chi ngân sách
1. Phân bổ dự toán
thu ngân sách nhà nước:
a)
Thu nội địa: 14.150.000 triệu đồng.
- Cục Thuế và Sở Tài
chính quản lý thu: 12.553.710 triệu đồng.
- Chi cục Thuế quản
lý thu: 1.596.290 triệu đồng.
b) Thu thuế xuất nhập
khẩu (Hải quan quản lý thu): 6.420.000 triệu đồng.
c) Thu để lại chi
quản lý qua ngân sách: 380.000 triệu đồng.
- Cơ quan cấp tỉnh
quản lý thu: 120.000 triệu đồng.
- Cơ quan cấp huyện
quản lý thu: 260.000 triệu đồng.
2. Phân bổ dự toán
chi ngân sách địa phương:
a) Ngân sách tỉnh
trực tiếp chi: 11.511.975 triệu đồng.
- Chi đầu tư phát
triển: 3.219.404 triệu đồng.
- Chi thường xuyên: 4.715.224
triệu đồng.
- Dự phòng ngân sách:
406.081triệu đồng.
- Chi từ nguồn vốn sự
nghiệp Trung ương bổ sung: 164.462 triệu đồng.
- Chi lập Quỹ dự trữ
tài chính: 1.450 triệu đồng.
- Chi từ nguồn năm
trước chuyển sang để tạo nguồn cải cách tiền lương: 2.554.000 triệu đồng.
- Chi từ nguồn năm
trước chuyển sang: 331.354 triệu đồng.
- Chi từ nguồn thu để
lại chi quản lý qua ngân sách: 120.000 triệu đồng.
b)
Ngân sách tỉnh bổ sung cho ngân sách cấp huyện: 5.021.612 triệu đồng.
- Bổ sung cân đối
ngân sách: 3.018.958 triệu đồng.
- Bổ sung có mục
tiêu: 2.002.654 triệu đồng.
(Chưa bao gồm nguồn
Trung ương bổ sung có mục tiêu và chương trình mục tiêu quốc gia).
c) Ngân sách cấp
huyện (bao gồm ngân sách cấp xã) trực tiếp chi: 7.905.775 triệu đồng.
- Chi đầu tư phát
triển: 1.360.469 triệu đồng.
- Chi thường xuyên: 6.172.422
triệu đồng.
- Dự phòng ngân sách:
101.884 triệu đồng.
- Chi từ nguồn thu
phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản: 11.000 triệu đồng.
- Chi từ nguồn thu để
lại chi quản lý qua ngân sách: 260.000 triệu đồng.
(Đối với nguồn vượt
thu năm 2016 của ngân sách cấp huyện là 1.132.000 triệu đồng được chuyển nguồn
sang năm 2017, chưa phân bổ trong chi ngân sách cấp huyện, số liệu chính thức
sẽ được báo cáo trong đánh giá dự toán thu, chi ngân sách trong năm 2017)
(Chi tiết theo các
Phụ lục số 1,2,3,4,5,6,7 đính kèm)
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân
dân tỉnh:
- Căn cứ Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân tỉnh, giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn
vị, địa phương; chỉ đạo các cấp, các ngành giao dự toán thu, chi ngân sách năm
2017 đến từng cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách trước ngày 31 tháng 12 năm
2016 và tổ chức công khai dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà
nước.
- Tập trung chỉ đạo
quyết liệt công tác thu ngân sách ngay từ đầu năm. Tổ chức rà soát lại các
khoản thu hiện có, tăng cường các biện pháp quản lý, nuôi dưỡng, chống thất thu;
chú trọng nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo những tác động ảnh
hưởng đến tình hình thu, nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi cho
các doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất.
- Chỉ đạo tổ
chức thực hiện tốt các luật thuế; tích cực đôn đốc, thu hồi nợ đọng thuế;
tập trung công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về nghĩa vụ
thuế, chống thất thu, nhất là lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản
vãng lai; phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi chay ì,
trốn thuế.
- Tiết kiệm
triệt để, cơ cấu hợp lý và sắp xếp lại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, kiểm
soát chặt chẽ vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiên quyết tạm dừng các hạng mục công
trình chưa thật sự cần thiết, hiệu quả sử dụng thấp; cắt giảm tối đa các khoản
chi khánh tiết, hội nghị, lễ hội… Chỉ tham mưu ban hành chính sách làm tăng chi
ngân sách nhà nước khi thật sự cần thiết và đảm bảo nguồn thực hiện.
- Quản lý chặt chẽ
việc tạm ứng ngân sách nhà nước. Chỉ ưu tiên bố trí vốn hoàn ứng ngân sách đối
với dự án thực hiện thủ tục tạm ứng theo đúng quy định; áp dụng chế tài xử lý
đối với các chủ đầu tư, nhà thầu khi để vốn tạm ứng tồn đọng, thu hồi dứt điểm
số dư tạm ứng quá hạn, kéo dài từ nhiều năm, đặc biệt số dư tạm ứng liên quan
đền bù giải phóng mặt bằng; thường xuyên kiểm tra, thu hồi số vốn tạm ứng chưa
sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích để điều chuyển bố trí cho các công
trình, dự án khác.
- Thực hiện đồng bộ
các giải pháp về huy động vốn. Đa dạng phương thức huy động nguồn lực ngoài ngân
sách nhà nước, tăng cường huy động vốn đầu tư toàn xã hội để giữ vững tốc độ
tăng trưởng kinh tế, đầu tư dự án kinh tế - xã hội trọng điểm. Đồng thời, tăng
cường cơ chế lồng ghép các nguồn vốn để đảm bảo nguồn lực đối ứng theo cơ cấu
quy định, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm phát huy nguồn lực
đầu tư.
- Trong quá trình chỉ
đạo điều hành, trường hợp phát sinh cấp bách cần điều chỉnh, bổ sung dự toán, kế
hoạch vốn thì Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh để thống nhất chủ trương và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần
nhất.
2. Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Nghị quyết này đã
được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08
tháng 12 năm 2016./.
Nơi nhận:
-
UBTVQH;
- VP: QH, CTN, CP;
- Ban CTĐB-UBTVQH;
- Bộ Tài chính;
- Ban TVTU, TT HĐND, UBND tỉnh;
- UBMTTQVN, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- TTXVN tại Q.Nam;
- Báo Q.Nam, Đài PT-TH Q.Nam;
- VP HĐND tỉnh: CPVP, CV;
- Lưu: VT, TH(Bình).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Quang
|