Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 155/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Nguyễn Đăng Quang
Ngày ban hành: 09/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 155/NQ-HĐND

Quảng Trị, ngày 09 tháng 12 năm 2021

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 45/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ Quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm;

Căn cứ Thông tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm; Thông tư số 38/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2020-2022; kế hoạch tài chính 05 năm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết số 91/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;

Căn cứ Kết luận số 176-KL/TU ngày 06/12/2021 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khóa XVII về kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Quảng Trị;

Xét Tờ trình số 191/TTr-UBND ngày 16/11/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Quảng Trị với các nội dung như sau:

1. Mục tiêu tổng quát

Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025 của địa phương; từng bước cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước theo hướng hợp lý; kiểm soát chặt chẽ nợ công và bội chi ngân sách nhà nước; tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính đi đôi với cải cách hành chính, tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, ổn định kinh tế - xã hội của địa phương, thúc đy tăng trưởng.

Tiếp tục rà soát hoàn thiện hệ thống thể chế và cơ chế tài chính địa phương; đẩy mạnh đổi mới khu vực sự nghiệp công; thực hiện việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát tài chính.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Thu ngân sách nhà nước: Phấn đấu tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 đạt 22.750 tỷ đồng; Trong đó, thu nội địa: 19.670 tỷ đồng và tăng bình quân hàng năm là 10-12%/năm.

b) Chi ngân sách địa phương:

Giai đoạn 2021-2025 tiếp tục là địa phương được ngân sách trung ương bổ sung cân đối ngân sách. Tổng chi ngân sách địa phương: 49.413,691 tỷ đồng;

Trong đó:

- Chi cân đối ngân sách địa phương: 38.937,087 tỷ đồng

- Chi thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ và các chương trình mục tiêu ngân sách trung ương hỗ trợ: 9.832,442 tỷ đồng.

Tổng chi ngân sách địa phương chưa bao gồm chi các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình này sẽ được bổ sung khi Trung ương thông báo vốn giai đoạn 2021-2025 cho tỉnh.

Dự toán chi thường xuyên được xây dựng theo hướng tiết kiệm, cắt giảm nhũng nhiệm vụ chi không thực sự cần thiết; ưu tiên bố trí chi trả đầy đủ chế độ, chính sách cho con người, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hoạt động, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ được cấp có thẩm quyền quy định.

c) Vay và trả nợ gốc, lãi, phí các khoản vay của ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025:

- Tổng số vay của ngân sách địa phương: 881,818 tỷ đồng.

- Tổng số trả nợ gốc: 125,62 tỷ đồng.

- Chi trả lãi, phí các khoản vay: 74,46 tỷ đồng.

(Bao gồm các chương trình, dự án đang giải ngân; các chương trình, dự án đang đàm phán và dự kiến ký hiệp định trong năm 2021; các chương trình, dự án đến nay đã được phê duyệt chủ trương nhưng chưa ký hiệp định).

d) Bội chi ngân sách địa phương hàng năm trong phạm vi dự toán Quốc hội, Chính phủ giao.

3. Một số nhiệm vụ trọng tâm

a) Nhiệm vụ thu ngân sách: Đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì ổn định và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về quản lý thu; đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu thuế, giảm nợ đọng thuế và các khoản thu ngân sách nhà nước. Hạn chế tối đa việc đề ra các chính sách làm giảm thu và chủ động xử lý các tác động đến nguồn thu ngân sách.

b) Nhiệm vụ chi ngân sách:

- Chi đầu tư phát triển: Phân bổ vốn đầu tư phát triển theo hướng tập trung, các chương trình dự án đầu tư công phải bám sát và phục vụ cho việc thực hiện tốt các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội, hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Triển khai thực hiện các dự án đảm bảo đúng tiến độ, cân đối đủ nguồn vốn, không làm phát sinh nợ xây dựng cơ bản; bố trí đủ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương theo quy định để thực hiện các dự án đầu tư, chương trình mục tiêu, chương trình mục tiêu quốc gia.

- Chi thường xuyên: Bảo đảm ưu tiên chi cho con người, an sinh xã hội và chi quốc phòng, an ninh. Tăng cường kỷ luật tài chính, điều hành ngân sách chặt chẽ, triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách, rà soát, sắp xếp, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết. Từng bước cơ cấu lại chi ngân sách gắn với kế hoạch tinh giản biên chế; sắp xếp, tinh gọn bộ máy hoạt động trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

c) Về bội chi ngân sách nhà nước và nợ công: Chủ động xây dựng kế hoạch trả nợ, bố trí nguồn để trả nợ (xử lý nợ xây dựng cơ bản, trả nợ các khoản vay của chính quyền địa phương đến hạn); quản lý, sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích và hiệu quả.

4. Các giải pháp chủ yếu

a) Hoàn thiện quy định pháp luật về tài chính - ngân sách:

Tiếp tục rà soát để hoàn thiện các cơ chế, chính sách về thu, chi ngân sách, cụ thể hóa các văn bản của Trung ương đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp thực tiễn công tác quản lý tài chính địa phương.

b) Thu ngân sách nhà nước:

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp về tăng cường quản lý thu, quyết tâm phấn đấu thu ngân sách nhà nước đạt và vượt dự toán giao hàng năm. Đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, thu hút đầu tư. Quyết liệt thực hiện các giải pháp chống thất thu, nợ đọng thuế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, đất đai, tài nguyên khoáng sản.

- Có giải pháp phù hợp nhằm tăng thu ngân sách hàng năm, khai thác có hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài sản công, tập trung rà soát và hoàn chỉnh phương án xử lý, sắp xếp cơ sở nhà đất của đơn vị, địa phương và triển khai thực hiện hiu quả thu tin sử dụng đất từ các dự án đầu tư khu dân cư đô thị, khu thương mại dịch vụ nhằm thu hút đầu tư và phát huy tốt nguồn lực đất đai để tăng thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội.

c) Chi ngân sách nhà nước:

- Nâng cao công tác tổ chức, quản lý điều hành và xây dựng kế hoạch ngân sách nhà nước hàng năm, đảm bảo chặt chẽ, linh hoạt theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổ chức phân bổ và điều hành theo dự toán được giao, chủ động sắp xếp những khoản chi đột xuất phát sinh sát với yêu cầu nhiệm vụ, trong phạm vi dự toán được giao. Thực hiện nghiêm chủ trương tiết kiệm, chng lãng phí, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách, trong đó chủ động sắp xếp thứ tự các nhiệm vụ chi ưu tiên theo mức độ cấp thiết đchủ động điều hành đảm bảo cân đối ngân sách địa phương.

- Giữ cơ cấu chi ngân sách hợp lý, từng bước tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, bảo đảm đủ nguồn lực chi cho con người, an sinh xã hội và chi cho quốc phòng, an ninh. Tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn thực hiện các chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; chi phòng, chống dịch bệnh, khắc phục thiên tai.

- Chủ động dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh cải cách khu vực sự nghiệp công, kết hợp với xã hội hóa; thực hiện lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đi với khu vực sự nghiệp công.

- Việc đề xuất ban hành các chương trình, đề án, nhiệm vụ có sử dụng ngân sách nhà nước phải được thẩm định làm rõ nguồn vốn và khả năng cân đối ngân sách, bảo đảm nhiệm vụ được phê duyệt có đủ nguồn lực thực hiện. Không ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các Nghị quyết, chương trình, đề án khi chưa xác định rõ và chưa cân đối được nguồn kinh phí.

- Phân bổ vốn đầu tư đảm bảo phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công của địa phương. Nâng cao năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tư để triển khai thực hiện các dự án đảm bảo đúng tiến độ, kịp thời giải ngân các nguồn vốn, sử dụng hiệu quả nguồn vốn được giao. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, xác định nhiệm vụ giải ngân vốn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của ngành, địa phương mình.

- Tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng về quản lý sử dụng ngân sách nhà nước, đất đai, trụ sở làm việc, ... Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đảm bảo việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả. Đẩy mạnh công tác công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước.

d) Các giải pháp về quản lý nợ của địa phương:

- Tiếp tục tăng cường quản lý nợ vay chính quyền địa phương theo nguyên tắc vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

- Thực hiện vay và trả nợ vay ngân sách địa phương theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo không vượt hạn mức dư nợ vay tối đa của ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Tăng cường vai trò và giao trách nhiệm của chủ dự án khi được giao làm đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác chuẩn bị thủ tục và hồ sơ dự án để báo cáo các Bộ, ngành Trung ương thẩm định khả năng vay lại của chính quyền địa phương. Nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc triển khai dự án, giải ngân và thanh quyết toán vốn vay, vốn đầu tư cho dự án.

- Phân công cụ thể trách nhiệm của các cơ quan trong công tác quản lý nợ chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm của tỉnh giai đoạn 2021-2025 và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh kế hoạch khi các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021-2025 của tỉnh thay đổi hoặc có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh khiến cân đối ngân sách của địa phương và khả năng huy động các nguồn vốn có đột biến lớn.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Khóa VIII, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.


Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- TTTU, TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu QH tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- TT.HĐND, UBND cấp huyện;
- Lưu: VT, KTNS.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đăng Quang

KẾ HOẠCH

TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 05 NĂM 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số: 155/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung

Thực hiện giai đoạn trước

Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025

Tổng giai đoạn

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

A

B

1

2

3

4

5

6

7

I

TNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (GRDP) THEO GIÁ HIỆN HÀNH

143.595.634

23.325.036

25.661.783

28.646.890

31.993.278

33.968.647

232.765.207

II

TNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN

14.415.418

2.294.347

2.502.309

2.726.231

3.249.796

3.642.736

22.750.000

Tốc độ tăng thu NSNN trên địa bàn (%)

112,3%

109%

109%

119%

112%

113%

Tỷ lệ thu NSNN so với GRDP (%)

10,0%

10%

10%

10%

10%

11%

10%

Tỷ lệ thu từ thuế, phí so với GRDP (%)

5,9%

8%

7%

7%

7%

7%

7%

1

Thu nội địa

12.495.637

1.956.563

2.188.740

2.380.119

2.757.682

3.212.533

19.670.000

Tốc độ tăng thu (%)

113%

112%

109%

116%

116%

114%

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

87%

85%

87%

87%

85%

88%

86%

Trong đó: - Thu tiền sử dụng đất

5.757.596

456.861

586.764

607.170

871.261

1.092.172

6.050.000

- Thu xổ số kiến thiết

352.374

35.609

35.241

34.109

39.539

37.954

206.000

2

Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu

1.734.125

304.832

270.115

303.766

473.837

381.576

3.080.000

Tốc độ tăng thu (%)

106%

89%

112%

156%

81%

108%

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

12%

13%

11%

11%

15%

10%

14%

3

Thu vin trợ

22.374

4.409

8.986

697

792

7.490

Tốc đ tăng thu (%)

114%

204%

8%

114%

946%

Tỷ trọng trong tng thu NSNN trên địa bàn (%)

0,16%

0,19%

0,36%

0,03%

0,02%

0,21%

4

Thu ủng h, đóng góp

163.281

28.542

34.468

41.649

17.485

41.136

Tốc độ tăng thu (%)

110%

121%

121%

42%

235%

Tỷ trọng trong tổng thu NSNN trên địa bàn (%)

1,13%

1,24%

1,38%

1,53%

0,54%

1,13%

III

TNG THU NGÂN SÁCH ĐA PHƯƠNG

48.421.075

7.224.602

9.175.139

9.624.362

10.429.013

11.967.959

48.507.890

Tốc độ tăng thu NSĐP (%)

113%

127%

105%

108%

115%

104%

T lthu NSĐP so với GRDP (%)

34%

31%

36%

34%

33%

35%

21%

1

Thu NSĐP đưc hưởng theo phân cấp

11.417.410

1.884.455

1.957.505

2.185.405

2.512.274

2.877.771

17.772.500

Tốc độ tăng (%)

111%

104%

112%

115%

115%

116%

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

24%

26%

21%

23%

24%

24%

37%

2

Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên

28.270.973

4.074.396

6.069.035

5.363.038

5.868.238

6.896.266

30.546.613

Tốc đ tăng (%)

114%

149%

88%

109%

118%

98%

Tỷ trọng trong tổng thu NSĐP (%)

58%

56%

66%

56%

56%

58%

63%

-

Thu bổ sung cân đối ngân sách

16.192.032

1.598.430

3.440.576

3.440.576

3.776.373

3.936.077

20.347.620

-

Thu bổ sung có mục tiêu

12.078.941

2.475.966

2.628.459

1.922.462

2.091.865

2.960.189

10.198.993

3

Thu kết dư ngân sách

1.543.928

346.517

263.305

397.206

496.952

39.948

4

Thu vay CT KCH KM cấp 2 và GTNT

115.000

115.000

5

Thu chuyển nguồn năm trước sang năm sau

6.783.094

629.057

857.811

1.648.638

1.547.536

2.100.052

188.777

6

Thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên

111.677

5.170

18.497

30.075

4.013

53.922

7

Thu viện trợ

13.395

4.409

8.986

8

Các khoản thu để lại ĐV chi QL qua NSNN

165.598

165.598

IV

TNG CHI NSĐP

46.863.958

6.961.297

8.691.432

9.052.911

10.246.240

11.912.078

49.413.691

Tốc độ tăng chi NSĐP (%)

125%

104%

113%

116%

104%

Tỷ lệ chi NSĐP so với GRDP (%)

33%

30%

34%

32%

32%

35%

21%

1

Chi đầu tư phát triển (1)

5.850.314

1.242.594

987.578

1.121.669

1.262.757

1.235.716

9.236.051

Tốc độ tăng (%)

100%

79%

114%

113%

98%

111%

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

12%

18%

11%

12%

12%

10%

19%

2

Chi thường xuyên

23.076.423

3.951.671

4.561.539

4.586.465

4.755.463

5.221.285

26.908.705

Tốc độ tăng (%)

107%

115%

101%

104%

110%

104%

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

49%

57%

52%

51%

46%

44%

54%

3

Chi trả nợ lãi, phí; nợ gốc các khoản do chính quyền địa phương vay

656

165

12

479

141.139

Tốc độ tăng (%)

7%

3992%

189%

Tỷ trọng trong tổng chi NSĐP (%)

0,0014%

0,0018%

0,0001%

0,004%

0,29%

4

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

5.000

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.000

5

Chi từ nguồn vay

38.738

38.738

6

Dự phòng ngân sách

920.928

7

Chi tạo nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương

1.725.265

8

Chi thực hiện CTMTQG, CTMT, nhiệm vụ NSTW hỗ trợ

8.547.526

727.611

1.465.195

1.753.617

2.212.576

2.388.527

9.832.442

9

Ghi chi từ nguồn viện trợ

13.395

4.409

8.986

10

Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN

131.909

131.909

11

Chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện

0

644.162

12

Chi nộp trả ngân sách cấp trên

214.877

5.555

18.497

42.460

1 4.053

144.312

13

Chi chuyển nguồn sang năm sau

8.985.121

857.811

1.648.637

1.547.535

2.010.379

2.920.759

E

BỘI CHI (-)/BỘI THU NSĐP (+)

263.305

483.707

571.451

182.773

55.881

905.801

G

TNG MỨC VAY, TRẢ NCỦA NSĐP

I

Hạn mức dư nợ vay tối đa của NSĐP

575.554

376.891

391.501

437.081

502.455

575.554

876.492

II

Mức dư nợ đầu kỳ (năm)

248.000

248.000

301.000

214.500

140.645

104.517

109.833

Tlệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với múc dư nợ vay ti đa của NSĐP (%)

43%

66%

77%

49%

28%

18%

13%

Tlệ mức dư nợ đầu kỳ (năm) so với GRDP (%)

0,17%

1,06%

1,17%

0,75%

0,44%

0,31%

0,05%

III

Trả nợ gốc vay trong kỳ (năm)

313.500

62.000

86.500

74.500

56.000

34.500

125.620

-

Từ nguồn vay để trả nợ gốc

11.500

-

Từ nguồn bội thu NSĐP; tăng thu, tiết kiệm chi; kết dư ngân sách cấp tnh

23.000

125.620

IV

Tổng mức vay trong kỳ (năm)

175.333

115.000

645

19.872

39.816

881.818

-

Vay để bù đắp bội chi

28.316

881.818

-

Vay để trnợ gốc

11.500

V

Mức dư nợ cuối kỳ (năm)

870.494

301.000

214.500

140.645

104.517

109.833

866.031

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với mức dư nợ vay tối đa của NSĐP (%)

151%

80%

55%

32%

21%

19%

99%

Tỷ lệ mức dư nợ cuối kỳ (năm) so với GRDP (%)

0,61%

1,29%

0,84%

0,49%

0,33%

0,32%

0,37%

VI

Chi trả nợ lãi, phí các khoản vay

74.460

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 155/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 về kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.234

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.73.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!