HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2012/NQ-HĐND
|
Thừa Thiên
Huế, ngày 08 tháng 12 năm 2012
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC PHÂN ĐỊNH
CÁC NHIỆM VỤ CHI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHOÁ VI, KỲ HỌP THỨ 5
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 10
tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
ngân sách nhà nước và Thông tư Liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30 tháng
3 năm 2010 của Liên bộ: Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn
việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 15e/2010/NQ-HĐND ngày 09
tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ
chi, tỷ lệ phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương, áp dụng trong thời kỳ
ổn định 2011-2015;
Sau khi xem xét Tờ trình số 5430/TTr-UBND
ngày 24 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân định cụ thể các
nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Báo cáo
thẩm tra của Ban Kinh tế Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua quy định
về phân định các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế như sau:
1. Nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường của cấp
tỉnh
a) Đảm bảo hoạt động của hệ thống quan trắc và
phân tích chất lượng môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng,
thực hiện các chương trình quan trắc hiện trạng môi trường, các tác động đối
với môi trường trên địa bàn tỉnh.
b) Xây dựng Báo cáo môi trường định kỳ và đột
xuất; điều tra, khảo sát, dự báo diễn biến môi trường; điều tra, thống kê, đánh
giá chất thải, tình hình ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh
và các nội dung khác liên quan; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến
lược thuộc thẩm quyền của tỉnh.
c) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường ở địa
phương; xây dựng chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường của
tỉnh.
d) Hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh; hoạt động kiểm tra,
xác nhận việc chủ dự án đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi
trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, dự
án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.
đ) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường.
e) Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông
tin, cơ sở dữ liệu về môi trường tỉnh (bao gồm thu thập, xử lý, xây dựng cơ sở
dữ liệu và trao đổi thông tin); hệ thống thông tin cảnh báo môi trường cộng
đồng.
g) Chi giải thưởng, khen thưởng về bảo vệ môi
trường cho các tổ chức, cá nhân có thành tích đóng góp trong hoạt động bảo vệ
môi trường được cấp thẩm quyền quyết định.
h) Thực hiện phòng ngừa, ứng phó sự cố môi
trường địa phương, bao gồm hỗ trợ trang thiết bị, hóa chất và hoạt động về ứng
cứu các sự cố môi trường; hỗ trợ xử lý môi trường sau sự cố môi trường.
i) Quản lý bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn và
phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các
loài sinh vật quý hiếm và đặc hữu; bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di
truyền trên địa bàn tỉnh.
k) Hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành, Văn
phòng Thường trực về bảo vệ môi trường được cấp thẩm quyền quyết định thành lập.
l) Hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, phương tiện
thực hiện công tác thu gom, tái chế, xử lý rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi
trường ở khu dân cư, nơi công cộng; các mô hình thí điểm về bảo vệ môi trường
của cấp huyện.
m) Hỗ trợ các cơ quan, đơn vị thực hiện các
nhiệm vụ bảo vệ môi trường theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm
các nội dung: xây dựng dự án, điều tra khảo sát, đánh giá tình hình ô nhiễm,
thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường, mua bản quyền công nghệ xử lý chất thải
(nếu có), kiểm tra, nghiệm thu dự án (mức hỗ trợ tùy theo tính chất quy mô từng
dự án được thể hiện trong dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt).
n) Các hoạt động khác liên quan đến nhiệm vụ bảo
vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
2. Nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường của các
huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là cấp huyện)
a) Xây dựng báo cáo môi trường định kỳ, đột
xuất; điều tra, thống kê, quan trắc đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự
cố môi trường.
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
môi trường; tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ môi trường.
c) Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý, chôn lấp
chất thải sinh hoạt trên địa bàn địa phương quản lý; vận hành các bãi chôn lấp
chất thải hợp vệ sinh.
d) Hỗ trợ xử lý chất thải cho các cơ sở y tế,
trường học, không có nguồn thu hoặc nguồn thu thấp.
đ) Hỗ trợ kinh phí, trang thiết bị, phương tiện
thực hiện công tác thu gom rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở khu dân cư,
nơi công cộng; các mô hình thí điểm về bảo vệ môi trường của cấp xã.
e) Hoạt động kiểm tra việc thực hiện các biện
pháp bảo vệ môi trường nêu trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ
môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cấp huyện xác nhận,
cấp đăng ký, phê duyệt.
g) Xây dựng chương trình, quy hoạch, kế hoạch về
bảo vệ môi trường cấp huyện; hoạt động quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học; xác
nhận bản cam kết bảo vệ môi trường.
h) Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ
bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Nhiệm vụ chi sự nghiệp môi trường của các xã,
phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
môi trường;
b) Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền cấp xã.
c) Quản lý các công trình vệ sinh công cộng; hỗ
trợ các hoạt động giảm thiểu, thu gom vận chuyển, tái chế, xử lý rác thải sinh
hoạt, vệ sinh môi trường khu dân cư, nơi công cộng trên địa bàn quản lý. Vận
hành các điểm trung chuyển, các bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh.
d) Các hoạt động khác có liên quan đến nhiệm vụ
bảo vệ môi trường trên địa bàn do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Điều 3. Tổ chức thực hiện:
1. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai thực
hiện Nghị quyết.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban
Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban
Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực
hiện Nghị quyết này theo nhiệm vụ quyền hạn đã được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh
Thừa Thiên Huế khoá VI, kỳ họp thứ 5 thông qua./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Thiện
|