HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
11/2020/NQ-HĐND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 12 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ MỨC CHI HỖ TRỢ CHO NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ HAI MƯƠI BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống mua bán
người ngày 29 tháng 3 năm 2011;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện
pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 84/2019/TT-BTC ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định nội
dung, mức chi cho công tác hỗ trợ nạn nhân và nội dung, mức chi chế độ hỗ
trợ nạn nhân quy định tại Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống mua bán người;
Xét Tờ trình số 4613/TTr-UBND ngày
03 tháng 12 năm 2020 về mức chi hỗ trợ cho nạn nhân
bị mua bán trở về trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh theo Thông tư số 84/2019/TT-BTC
ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính; Báo cáo thẩm tra số 797/BC-HĐND
ngày 06 tháng 12 năm 2020 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thực hiện mức chi hỗ trợ cho nạn nhân bị mua bán
trở về trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định mức chi hỗ trợ đối tượng là
nạn nhân bị mua bán trở về trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu hỗ trợ
được đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
(sau đây gọi tắt là cơ sở).
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện chế độ hỗ trợ nạn
nhân.
b) Công dân Việt Nam bị mua bán ở
trong nước hoặc bị bán ra nước ngoài được giải cứu đưa về Việt Nam qua địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh và người chưa thành niên đi cùng nạn nhân.
c) Nạn nhân là người nước ngoài bị
mua bán tại Việt Nam được giải cứu hoặc ra trình báo tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nội dung, mức chi hỗ trợ nạn
nhân:
3.1. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi
phí đi lại:
a) Hỗ trợ tiền ăn trong thời gian nạn
nhân tạm trú tại cơ sở (thời gian hỗ trợ không quá 03 tháng):
- Mức chi hỗ trợ đối với trẻ em dưới
04 tuổi bị mua bán hoặc đi cùng nạn nhân bị mua bán là 2.100.000 đồng/người/tháng.
- Mức chi hỗ trợ đối với trẻ em từ 04
tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 60 tuổi trở lên bị mua bán hoặc đi cùng
nạn nhân bị mua bán là 1.680.000 đồng/người/tháng.
- Mức chi hỗ trợ đối với người từ đủ
16 tuổi đến đủ 59 tuổi thì mức chi là 1.260.000 đồng/người/tháng.
b) Mức chi hỗ trợ quần áo, vật dụng
sinh hoạt cá nhân cần thiết cho nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở là
700.000 đồng/người.
c) Hỗ trợ cho nạn nhân trở về nơi cư
trú:
- Hỗ trợ tiền tàu, xe cho nạn nhân có
nguyện vọng về nơi cư trú chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông (trường hợp nạn nhân là người chưa thành niên, cơ quan, đơn vị tiếp
nhận, giải cứu, hỗ trợ nạn nhân bố trí cán bộ đưa nạn nhân về nơi cư trú bằng
phương tiện của cơ quan, đơn vị, chi phí tính theo số km thực tế và giá xăng tại
thời điểm vận chuyển; trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng thỏa thuận và phù hợp với giá cả trên địa bàn cùng thời điểm).
- Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho nạn nhân
trong những ngày đi đường là 70.000 đồng/người/ngày.
3.2. Hỗ trợ y tế:
a) Đối với nạn nhân chưa có thẻ bảo
hiểm y tế: Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm
y tế miễn phí theo khoản 2 Điều 26 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP .
b) Hỗ trợ tiền thuốc thông thường:
Trong thời gian nạn nhân lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội không ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế được hỗ trợ tiền thuốc thông
thường theo thực tế phát sinh.
c) Trường hợp nạn
nhân bị ốm nặng phải chuyển đến cơ sở y tế điều trị thì việc thanh toán chi phí
khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm y tế.
d) Trường hợp nạn
nhân chết trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội: Sau 24 giờ, kể từ
khi có kết luận của của các cơ quan có thẩm quyền mà thân nhân không đến kịp hoặc
không có điều kiện mai táng thì cơ sở có trách nhiệm tổ chức mai táng. Chi phí
giám định pháp y, chi phí mai táng là 7.600.000 đồng/người.
3.3. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề:
a) Hỗ trợ học văn hóa: Nạn nhân được
miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của pháp luật.
b) Hỗ trợ học nghề: Trường hợp nạn nhân học nghề trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng được hỗ trợ một lần
chi phí học nghề. Mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề ngắn hạn tương ứng tại các cơ
sở đào tạo nghề ở địa phương nhưng tối đa không vượt quá mức quy định tại khoản
1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính
quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo
dưới 03 tháng.
3.4. Hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó
khăn ban đầu:
Chi một lần tiền trợ cấp khó khăn ban
đầu đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo của thành phố khi trở
về nơi cư trú là 2.000.000 đồng/người.
4. Nguồn kinh phí thực hiện: Được bố trí trong dự toán chi thường xuyên đảm bảo xã hội hàng năm (phần
kinh phí thực hiện nhiệm vụ không thường xuyên) giao cho Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội các quận, huyện, và Sở Lao động - Thương binh và xã hội.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ
chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo đúng qui định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân
thành phố, các Ban, Tổ Đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám
sát chặt chẽ quá trình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Hiệu lực
thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh Khóa IX, Kỳ họp thứ hai mươi ba thông qua ngày 09
tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân
thành phố;
- Thường trực Ủy ban nhân dân
thành phố;
- Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN
thành phố;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội thành
phố;
- Đại biểu Hội đồng nhân dân
thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND
thành phố;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân
thành phố;
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành
thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện;
- Trung tâm Công báo thành phố;
- Lưu: VT, (P.CTHĐND-Phụng).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Lệ
|