HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 109/NQ-HĐND
|
Bình Định, ngày 12
tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
ĐỀ ÁN MUA SẮM MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG
THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ CHO CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TUYẾN TỈNH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ
NĂM 2025 ĐẾN NĂM 2029
HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách
nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư
công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số
40/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số
60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số
1619/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số
201/QĐ-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số
56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội
dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản,
tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số
23/2024/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Bộ Y tế ban hành danh mục kỹ thuật
trong khám bệnh, chữa bệnh;
Căn cứ Kết luận số
439-KL/TU ngày 28 tháng 11 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) tại hội
nghị lần thứ 80;
Xét Tờ trình số
354/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê
duyệt Đề án mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế cho các
bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh Bình Định từ năm 2025 đến năm 2029; Báo
cáo thẩm tra số 82/BC-VHXH ngày 08 tháng 12 năm 2024 của Ban Văn hóa - Xã hội;
ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT
NGHỊ:
Điều 1. Nhất
trí thông qua Đề án mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế
cho các bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh Bình Định từ năm 2025 đến năm
2029; với các nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu:
a) Nâng cao năng lực
khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; chất lượng cung ứng dịch vụ y tế và
chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh.
b) Tăng cường phát
triển các kỹ thuật y tế mới, kỹ thuật y tế chuyên sâu góp phần nâng cao năng
lực chẩn đoán, điều trị tại các bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh, từ đó
giảm được việc chuyển người bệnh lên tuyến trên điều trị, giảm chi phí khám
chữa bệnh, đi lại cho người dân, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng
cao của Nhân dân trong tỉnh.
2. Thời gian thực
hiện: Từ
năm 2025 đến năm 2029.
3. Nhiệm vụ, giải
pháp:
a) Ủy ban nhân dân
tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Sở Y tế, các bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh
và các cơ quan liên quan:
- Tổ chức rà soát,
đánh giá hiện trạng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, xác định
nhu cầu thực tế đảm bảo phù hợp theo danh mục kỹ thuật chuyên môn và năng lực
sử dụng máy móc, thiết bị của từng bệnh viện trước khi phân bổ, bố trí kinh phí
để triển khai thực hiện mua sắm; tránh đầu tư mua sắm trùng lắp, kém hiệu quả,
gây lãng phí ngân sách.
- Tăng cường công tác
tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế tại các cơ sở y tế, đảm bảo
số lượng và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo quy định; ưu tiên đào tạo, phát
triển nhân lực y tế có trình độ kỹ thuật cao, chuyên sâu, đảm bảo đủ năng lực
vận hành, sử dụng và khai thác có hiệu quả công năng hoạt động của máy móc,
thiết bị được đầu tư mua sắm, nhất là các máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên
sâu.
- Tăng cường tiếp
nhận, chuyển giao kỹ thuật và phát triển mô hình bệnh viện vệ tinh của các bệnh
viện tuyến trên tại tỉnh để triển khai các kỹ thuật y tế mới, chuyên sâu nhằm
phát huy tối đa hiệu quả các máy móc, thiết bị được đầu tư mua sắm.
- Nâng cao năng lực
quản lý, vận hành và khai thác có hiệu quả các máy móc, thiết bị chuyên dùng để
phục vụ hoạt động chuyên môn tại các cơ sở y tế. Thực hiện kiểm chuẩn định kỳ
máy móc, thiết bị; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, kịp thời duy tu, sửa chữa
nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động và tăng tuổi thọ, thời gian sử dụng của máy
móc, thiết bị.
b) Đầu tư mua sắm
1.001 máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế phục vụ cho công tác
khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh; cụ thể:
- Bệnh viện đa khoa
tỉnh: 646 máy móc, thiết bị.
- Bệnh viện đa khoa
khu vực Bồng Sơn: 227 máy móc, thiết bị.
- Bệnh viện Mắt: 20
máy móc, thiết bị.
- Bệnh viện Y học cổ
truyền và Phục hồi chức năng: 54 máy móc, thiết bị.
- Bệnh viện Lao và
bệnh phổi: 38 máy móc, thiết bị.
- Bệnh viện Tâm thần:
16 máy móc, thiết bị.
(Chi tiết tại Phụ lục
03 của Đề án đính kèm).
c) Dự kiến thực hiện
450 kỹ thuật y tế mới, kỹ thuật y tế chuyên sâu tại các bệnh viện công lập
tuyến tỉnh; gồm:
- Bệnh viện đa khoa
tỉnh: 209 kỹ thuật.
- Bệnh viện đa khoa
khu vực Bồng Sơn: 111 kỹ thuật.
- Bệnh viện Mắt: 72
kỹ thuật.
- Bệnh viện Y học cổ
truyền và Phục hồi chức năng: 09 kỹ thuật.
- Bệnh viện Lao và
bệnh phổi: 35 kỹ thuật.
- Bệnh viện Tâm thần:
14 kỹ thuật.
(Chi tiết tại Phụ lục
04 của Đề án đính kèm).
4. Tổng kinh phí thực hiện:
|
661.260.000.000
đồng
|
(Sáu trăm sáu mươi
mốt tỷ, hai trăm sáu mươi triệu đồng).
|
Trong đó, kinh phí
đầu tư cho từng bệnh viện:
- Bệnh viện đa khoa
tỉnh:
- Bệnh viện đa khoa
khu vực Bồng Sơn:
- Bệnh viện Mắt:
- Bệnh viện Y học cổ
truyền và PHCN:
- Bệnh viện Lao và
Bệnh phổi:
- Bệnh viện Tâm thần:
|
425.221.000.000
đồng
114.075.000.000
đồng
67.900.000.000
đồng
34.900.000.000
đồng
15.809.000.000
đồng
3.355.000.000
đồng
|
|
|
|
5. Nguồn kinh phí
thực hiện:
a) Nguồn kinh phí:
- Nguồn vốn Ngân sách
nhà nước. Bao gồm: Vốn thực hiện năm 2025, bố trí trong dự toán chi thường
xuyên ngân sách tỉnh năm 2025; Từ năm 2026 đến năm 2029, bố trí trong kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2031.
- Nguồn Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp của các bệnh viện từ năm 2025 đến năm 2029.
b) Cơ cấu nguồn vốn:
- Nguồn Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp của các bệnh viện từ năm 2025 đến năm 2029:
41.000.000.000 đồng.
- Nguồn dự toán chi
thường xuyên năm 2025: 98.200.000.000 đồng.
- Nguồn vốn đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2026-2031: 522.060.000.000 đồng.
(Có Đề án cụ thể kèm
theo).
Điều 2. Giao
Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án; phê duyệt danh mục mua sắm máy
móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế hàng năm đảm bảo nhu cầu thực tế
khám bệnh, chữa bệnh và phát triển các kỹ thuật mới, chuyên sâu tại các bệnh
viện công lập tuyến tỉnh, nhưng không ngoài danh mục được Hội đồng nhân dân
tỉnh phê duyệt tại điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị quyết này.
Điều 3. Thường
trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát, kiểm tra
việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã
được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XIII Kỳ họp thứ 20 thông qua và có
hiệu lực từ ngày 12 tháng 12 năm 2024./.
ĐỀ
ÁN
MUA SẮM MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG THUỘC
LĨNH VỰC Y TẾ CHO CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TUYẾN TỈNH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ NĂM
2025 ĐẾN NĂM 2029
Phần
1. SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh có 06 bệnh viện công lập tuyến tỉnh (sau đây gọi chung là các bệnh
viện tuyến tỉnh); gồm 02 bệnh viện đa khoa (Bệnh viện đa khoa tỉnh hạng
I, cấp chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu, Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn hạng
II, cấp chuyên môn kỹ thuật cơ bản) và 04 bệnh viện chuyên khoa hạng III,
cấp chuyên môn kỹ thuật cơ bản (Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học cổ truyền và
phục hồi chức năng, Bệnh viện Lao và bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần).
Trong những năm qua,
các bệnh viện tuyến tỉnh luôn được Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân tỉnh - Ủy ban
nhân dân tỉnh quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng,
mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế. Sự phát triển mạnh
về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực y tế đã giúp cho các bệnh viện tuyến
tỉnh không ngừng nâng cao các chỉ số về chất lượng bệnh viện, mở rộng quy mô và
phạm vi hoạt động, nâng cao các chỉ số cung ứng và chất lượng của dịch vụ y tế (Giường
bệnh kế hoạch năm 2024 tăng 25,3% so với năm 2020; số lượt khám bệnh năm 2024
ước tăng 22,2% so với năm 2020; bệnh nhân điều trị ngoại trú năm 2024 ước tăng
23,7% so với năm 2020; bệnh nhân điều trị nội trú năm 2024 ước tăng 21,2% so
với năm 2020; số phẫu thuật năm 2024 ước tăng 43,4% so với năm 2020; bệnh nhân
tử vong tại bệnh viện năm 2024 ước giảm 22,1% so với năm 2020;...).
Tuy nhiên, số lượng
và chất lượng của máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế hiện có tại
các bệnh viện tuyến tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chuyên môn kỹ
thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, nhất là đáp ứng việc áp dụng các kỹ
thuật mới và chuyên sâu, từ đó góp phần nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị
cho người mắc bệnh nặng, mắc các bệnh lý phức tạp ngay tại tỉnh, góp phần giảm
tải, giảm gánh nặng tài chính khi người bệnh phải đi lên các bệnh viện tuyến
trên khám chữa bệnh.
Mặc dù Bệnh viện đa
khoa tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn, Bệnh viện Mắt là 03 đơn vị tự
chủ chi thường xuyên 100%, nhưng hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn về tài
chính; do nguồn thu thấp nên chỉ tạm đủ đáp ứng chi thường xuyên, không đủ kinh
phí mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế để đáp ứng yêu
cầu phát triển của đơn vị.
Trước tình hình già hóa
dân số ngày càng nhanh, mô hình bệnh tật biến đổi khó lường (sự gia tăng của các
bệnh dịch nguy hiểm, gánh nặng ngày càng cao do các bệnh không lây nhiễm gây
ra, tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người…); nhằm đáp ứng nhu
cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng cao của người dân trong tỉnh và một số tỉnh
lân cận, thì việc đầu tư mua sắm các máy móc, thiết bị y tế mới, hiện đại là
hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy việc ban hành
và triển khai thực hiện “Đề án mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng
thuộc lĩnh vực y tế cho các bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh Bình Định từ
năm 2025 đến năm 2029” là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực
tiễn của công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới trên địa bàn tỉnh.
II.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
- Luật Ngân sách nhà
nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
- Luật Đầu tư công
ngày 13 tháng 6 năm 2019;
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Ngân sách nhà nước;
- Nghị định số
40/2020/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Đầu tư công;
- Nghị định số
60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số
1619/QĐ-TTg ngày 14 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số
201/QĐ-TTg ngày 27 tháng 2 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
- Thông tư số
56/2022/TT-BTC ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội
dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản,
tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Thông tư số
23/2024/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2024 của Bộ Y tế ban hành danh mục kỹ thuật
trong khám bệnh, chữa bệnh;
- Kết luận số
439-KL/TU ngày 28 tháng 11 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XX) tại hội
nghị lần thứ 80;
- Quyết định số
63/2023/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2023 của UBND tỉnh ban hành tiêu chuẩn,
định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Định.
Phần
2. TỔNG QUAN TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHÂN LỰC, CƠ SỞ HẠ TẦNG, CUNG ỨNG DỊCH VỤ Y TẾ VÀ
HIỆN TRẠNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TUYẾN TỈNH
I.
TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHÂN LỰC, CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TÌNH HÌNH CUNG ỨNG DỊCH
VỤ Y TẾ
1.
Về tổ chức bộ máy
a) Bệnh viện đa khoa
tỉnh:
- Đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I, là
tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế cao nhất của tỉnh; tổ chức khám bệnh,
chữa bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận (Phú Yên, Gia
Lai, Quảng Ngãi).
- Quy mô 1.600 giường
bệnh kế hoạch, 1.672
giường bệnh thực kê; có 48 khoa/ phòng (29 khoa Lâm sàng, 09 khoa Cận lâm
sàng, 10 phòng chức năng).
b) Bệnh viện đa khoa
khu vực Bồng Sơn:
- Đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng II,
phụ trách chuyên môn kỹ thuật y tế khu vực phía bắc tỉnh; khám bệnh, chữa bệnh
cho người dân các huyện Phù Mỹ, Hoài Ân, An Lão, thị xã Hoài Nhơn và một số
phường, xã ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi.
- Quy mô 430 giường bệnh
kế hoạch, 682 giường
bệnh thực kê; có 22 khoa/ phòng (13 khoa Lâm sàng, 04 khoa Cận lâm sàng, 05
phòng chức năng).
c) Bệnh viện Mắt:
- Đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng III;
thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về phòng, chống mù lòa; tổ chức khám bệnh,
chữa bệnh về chuyên ngành Mắt cho người dân trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh
lân cận (Phú Yên, Gia Lai, Quảng Ngãi).
- Quy mô 100 giường
bệnh kế hoạch, 120 giường
bệnh thực kê; gồm có 09 khoa/phòng (05 khoa Lâm sàng, 01 khoa Cận lâm sàng,
03 phòng chức năng).
d) Bệnh viện Y học cổ
truyền và Phục hồi chức năng:
- Đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng III;
thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về y học cổ truyền và tổ chức khám bệnh,
chữa bệnh về chuyên ngành Y học cổ truyền, phục hồi chức năng cho người dân
trên địa bàn tỉnh.
- Quy mô 240 giường
bệnh kế hoạch, 286 giường
bệnh thực kê; có 14 khoa/ phòng (07 khoa Lâm sàng, 03 khoa Cận lâm sàng, 04
phòng chức năng).
e) Bệnh viện Lao và
Bệnh phổi:
- Đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng III;
thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về phòng, chống bệnh lao và tổ chức khám bệnh,
chữa bệnh về chuyên ngành Lao cho người dân trên địa bàn tỉnh.
- Quy mô 140 giường
bệnh kế hoạch, 140 giường
bệnh thực kê; gồm có 09 khoa/phòng (03 khoa Lâm sàng, 03 khoa Cận lâm sàng,
03 phòng chức năng).
f) Bệnh viện Tâm
thần:
- Đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng III;
thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về Chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng và
tổ chức
khám bệnh, chữa bệnh về chuyên ngành Tâm thần cho người dân trên địa bàn tỉnh.
- Quy mô 160 giường
bệnh kế hoạch, 160 giường
bệnh thực kê; có 11 khoa/ phòng (05 khoa Lâm sàng, 03 khoa Cận lâm sàng, 03
phòng chức năng).
2.
Về nhân lực
- Tổng số nhân lực
tại các bệnh viện tuyến tỉnh hiện có 2.636 người (viên chức: 2.138, hợp đồng:
498).
- Nhân lực chuyên
ngành y, dược hiện có: 472 bác sỹ (Tiến sĩ: 07, Chuyên khoa cấp II: 93, Thạc sĩ
và Chuyên khoa cấp I: 185); 113 dược sĩ (Sau đại học: 14, đại học: 34);
1.120 điều dưỡng (Sau đại học: 40, đại học: 449, cao đẳng: 611); 93 hộ
sinh (đại học: 25, cao đẳng: 62); 214 Kỹ thuật viên y (Sau đại học:
11; đại học: 97; cao đẳng: 81); Y sĩ y học cổ truyền: 06.
3.
Về cơ sở hạ tầng
a) Bệnh viện đa khoa
tỉnh
- Diện tích mặt bằng:
56.352,6m²; diện tích sàn xây dựng: 83.862m². Hầu hết các khu nhà và khoa,
phòng đạt tiêu chuẩn nhà cấp III trở lên; được lắp đặt hệ thống thiết bị phòng
cháy, chữa cháy theo quy định. Các công trình, hạng mục phụ trợ[1] được đầu tư xây dựng
cơ bản hoàn chỉnh.
- Giai đoạn 2020 -
2024, bệnh viện được đầu tư 418,46 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Với mục tiêu phát
triển Bệnh viện đa khoa tỉnh đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng đặc biệt và trở
thành bệnh viện tuyến cuối của khu vực Nam Trung Bộ[2]; trong
thời gian tới, bệnh viện sẽ tiếp tục được tỉnh đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà
nước để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng (như: Xây mới khu điều trị khoa
Nội Thận - Lọc máu; Xây mới khu điều trị 472 giường, quy mô 15 tầng nổi và 01
tầng hầm; Cải tạo, sửa chữa khu nhà điều trị 300 giường,…)
b) Bệnh viện đa khoa
khu vực Bồng Sơn
- Diện tích mặt bằng:
32.638,0m²; diện tích sàn xây dựng: 33.710 m². Hầu hết các khu nhà và khoa,
phòng đạt tiêu chuẩn nhà cấp III trở lên; được lắp đặt hệ thống thiết bị phòng
cháy, chữa cháy theo quy định. Hầu hết các công trình, hạng mục phụ trợ được
đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh.
- Giai đoạn 2020 -
2024, bệnh viện được đầu tư 290,154 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Trong thời gian tới,
bệnh viện có nhu cầu tiếp tục được đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước để
nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng (như: Cải tạo, nâng cấp Khoa Liên chuyên
khoa cũ và Khoa Y học cổ truyền cũ thành Khoa Y học cổ truyền; Cải tạo, nâng
cấp Khoa Ngoại Tổng hợp cũ thành khoa Liên chuyên khoa; Cải tạo, nâng cấp Khoa
Phẫu thuật - Gây mê hồi sức cũ thành Đơn nguyên Thận nhân tạo;…).
c) Bệnh viện Mắt
- Diện tích mặt bằng:
8.054 m²; diện tích sàn xây dựng: 5.030 m². Hầu hết các khu nhà và khoa, phòng đạt
tiêu chuẩn nhà cấp III trở lên; được lắp đặt hệ thống thiết bị phòng cháy, chữa
cháy; hầu hết các hạng mục phụ trợ được đầu tư cơ bản hoàn chỉnh. Tuy nhiên,
các khối nhà được sử dụng từ năm 2001, đến nay đã hư hỏng, xuống cấp trầm
trọng, không đáp ứng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành;
dây chuyền công năng hoạt động không đồng bộ, không đáp ứng được nhu cầu phát
triển, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của bệnh viện.
- Giai đoạn 2020 -
2024, bệnh viện được đầu tư 8,029 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
thực hiện dự án Mở rộng Bệnh viện Mắt giai đoạn 1 (xây dựng khoa Dinh dưỡng -
khoa Dược và một số hạng mục phụ trợ).
Thực hiện ý kiến chỉ
đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại văn bản số 1341- TB/TU ngày 05/3/2024 của Tỉnh
ủy, UBND tỉnh đã có văn bản số 2121/UBND-VX ngày 22/3/2024 giao nhiệm vụ cho
Ban QLDA Dân dụng và Công nghiệp tỉnh chủ trì lập Báo cáo đề xuất chủ trương
đầu tư dự án Mở rộng Bệnh viện Mắt Bình Định (giai đoạn 2) để triển khai thực
hiện trong thời gian tới.
d) Bệnh viện Y học cổ
truyền và Phục hồi chức năng
- Tổng diện tích mặt
bằng: 16.857,9 m²; tổng diện tích sàn xây dựng: 12.120m². Tất cả các khu nhà và
khoa, phòng đạt tiêu chuẩn nhà cấp III trở lên; được lắp đặt hệ thống thiết bị
phòng cháy, chữa cháy theo quy định. Các công trình, hạng mục phụ trợ được đầu
tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh.
- Giai đoạn 2020 -
2024, Bệnh viện chưa được đầu tư kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Trong thời gian tới,
bệnh viện có nhu cầu tiếp tục được tỉnh đầu tư kinh phí từ ngân sách để nâng
cấp, phát triển cơ sở hạ tầng (như: Xây mới Nhà khám - điều trị Phục hồi
chức năng và điều trị Oxy cao áp; Cải tạo, nâng cấp Nhà hành chính, Nhà điều
trị, khoa Dược -Kiểm soát nhiễm khuẩn và khoa dinh dưỡng,...).
e) Bệnh viện Lao và
Bệnh phổi
- Tổng diện tích mặt
bằng: 10.899m²; tổng diện tích sàn xây dựng: 9.357,8 m². Tất cả các khu nhà và
khoa, phòng đạt tiêu chuẩn nhà cấp III trở lên; được lắp đặt hệ thống thiết bị
phòng cháy, chữa cháy theo quy định. Các công trình, hạng mục phụ trợ được đầu
tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh.
- Giai đoạn 2020 -
2024, Bệnh viện được đầu tư 25,386 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng hiện nay cơ bản đáp ứng
yêu cầu hoạt động chuyên môn của bệnh viện.
f) Bệnh viện Tâm thần
- Tổng diện tích mặt
bằng: 22.792,5 m²; tổng diện tích sàn xây dựng: 9.338 m². Tất cả các khu nhà và
khoa, phòng đạt tiêu chuẩn nhà cấp III trở lên; được lắp đặt hệ thống thiết bị
phòng cháy, chữa cháy theo quy định. Các công trình, hạng mục phụ trợ được đầu
tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh.
- Giai đoạn 2020 -
2024, Bệnh viện được đầu tư 8,344 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, một số hạng
mục đã bị xuống cấp, cần phải được đầu tư cải tạo, sửa chữa trong thời gian tới
để đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn của bệnh viện (như: Khoa Cận lâm
sàng; Khoa Điều trị bệnh nhân Nữ; Khoa Dinh dưỡng - Kiểm soát nhiễm khuẩn; Khoa
Khám bệnh - Cấp cứu và khoa Dược - Vật tư, thiết bị y tế).
4. Về hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh và phát triển các kỹ thuật y tế mới, chuyên sâu giai đoạn
2020-2024
a) Hoạt động khám
bệnh, chữa bệnh
T
T
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Ước
TH
năm 2024
|
Tổng
cộng
2020- 2024
|
1
|
Khám bệnh
|
Lượt
|
447.086
|
327.750
|
445.608
|
523.990
|
546.500
|
2.290.934
|
2
|
Bệnh nhân điều trị
ngoại trú
|
Lượt
|
310.089
|
234.957
|
326.514
|
381.279
|
383.600
|
1.636.439
|
3
|
Bệnh nhân điều trị
nội trú
|
Lượt
|
96.934
|
68.802
|
91.756
|
102.285
|
117.450
|
477.2287
|
4
|
Ngày điều trị của
bệnh nhân nội trú
|
Ngày
|
646.944
|
495.517
|
653.481
|
749.181
|
807.220
|
3.352.343
|
5
|
Ngày điều trị / bệnh
nhân nội trú
|
Ngày
|
6,7
|
7,2
|
7,1
|
7,3
|
6,9
|
7,0
|
6
|
Tử vong tại BV
|
Người
|
154
|
202
|
199
|
139
|
120
|
774
|
7
|
Phẫu thuật
|
Lần
|
30.190
|
25.770
|
32.091
|
34.722
|
43.300
|
166.073
|
8
|
Xét nghiệm
|
Lần
|
1.222.733
|
1.290.953
|
3.509.194
|
1.146.921
|
1.484.600
|
8.654.401
|
9
|
Siêu âm
|
Lần
|
105.075
|
8.089
|
11.012
|
11.167
|
136.500
|
271.843
|
10
|
Chụp X-quang
|
Lần
|
98.443
|
260.224
|
348.132
|
411.980
|
103.200
|
1.221.979
|
11
|
Chụp CT Scanner
|
Lần
|
31.837
|
5.550
|
7.476
|
9.897
|
45.750
|
100.510
|
12
|
Chụp MRI
|
Lần
|
3.848
|
54.140
|
71.210
|
80.917
|
1.850
|
211.965
|
13
|
Nội soi
|
Lần
|
10.601
|
2.260
|
2.930
|
3.827
|
9.400
|
29.018
|
14
|
Điện tim
|
Lần
|
15.560
|
13.821
|
22.012
|
28.530
|
32.750
|
112.673
|
15
|
Điện não
|
Lần
|
7.629
|
6.540
|
9.430
|
9.294
|
9.050
|
41.943
|
b) Số lượng kỹ thuật y tế mới,
chuyên sâu đã triển khai thực hiện
T
T
|
Nội
dung
|
ĐVT
|
Năm 2020
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
09
tháng
/2024
|
Tổng
cộng
|
1
|
Số kỹ thuật y tế
được triển khai mới (so với năm trước liền kề)
|
Kỹ
thuật
|
70
|
33
|
72
|
68
|
60
|
303
|
|
Bệnh viện đa khoa
tỉnh
|
-
|
26
|
27
|
64
|
60
|
54
|
231
|
|
Bệnh viện ĐKKV Bồng
Sơn
|
-
|
2
|
3
|
4
|
6
|
4
|
19
|
|
Bệnh viện Mắt
|
-
|
|
|
|
|
|
0
|
|
BV Y học cổ truyền
và PHCN
|
-
|
|
|
4
|
2
|
2
|
8
|
|
Bệnh viện Lao và
bệnh phổi
|
-
|
33
|
01
|
0
|
0
|
|
34
|
|
Bệnh viện Tâm thần
|
-
|
09
|
02
|
|
|
|
11
|
2
|
Số kỹ thuật y tế
chuyên sâu đã triển khai thực hiện
|
Kỹ
thuật
|
5
|
26
|
67
|
3
|
11
|
124
|
|
Bệnh viện đa khoa
tỉnh
|
-
|
3
|
23
|
64
|
0
|
6
|
96
|
|
Bệnh viện ĐKKV Bồng
Sơn
|
-
|
2
|
3
|
3
|
2
|
4
|
14
|
|
Bệnh viện Mắt
|
-
|
|
|
|
|
|
0
|
|
BV Y học cổ truyền
và PHCN
|
-
|
|
|
|
1
|
1
|
2
|
|
Bệnh viện Lao và
bệnh phổi
|
-
|
12
|
|
|
|
|
12
|
|
Bệnh viện Tâm thần
|
-
|
|
|
|
|
|
0
|
II.
THỰC TRẠNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG
1. Bệnh viện đa khoa
tỉnh
- Giai đoạn 2020 -
2024, bệnh viện được đầu tư 195,385 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
mua sắm các thiết bị y tế
- Số máy móc, thiết
bị chuyên dùng hiện có: 1.519 (có 793 thiết y tế chuyên dùng đặc thù);
trong đó có một số thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật cao (như: Hệ thống chụp
cắt lớp vi tính 128 dãy đầu thu, 256 lát cắt/ vòng quay, Hệ thống gia tốc tuyến
tính đa mức năng lượng có hỗ trợ xạ trị điều biến liều tia IMRT, Hệ thống phẫu
thuật nội soi tuyến giáp công nghệ nhuộm phổ huỳnh quang;….).
2. Bệnh viện đa khoa
khu vực Bồng Sơn
- Giai đoạn 2020 -
2024, bệnh viện được đầu tư 26,091 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
mua sắm các thiết bị y tế.
- Tổng số máy móc,
thiết bị chuyên dùng hiện có: 262 (trong đó có 118 thiết y tế chuyên dùng
đặc thù); trong đó có một số thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật cao (như:
Hệ thống phẫu thuật nội soi, Hệ thống tán sỏi bằng laser;….).
3. Bệnh viện Mắt
- Giai đoạn 2020 -
2024, bệnh viện được đầu tư 3,771 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
mua sắm các thiết bị y tế.
- Số máy móc, thiết
bị y tế chuyên dùng hiện có: 113 (trong đó có 14 thiết y tế chuyên dùng đặc
thù); hầu hết được tiếp nhận từ nguồn viện trợ của các tổ chức Phi Chính phủ
(Fred Hollows Foundation, Hellen Keller International, Orbis…).
4. Bệnh viện Y học cổ
truyền và Phục hồi chức năng
- Giai đoạn 2020 -
2024, bệnh viện được đầu tư 12,009 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
mua sắm các thiết bị y tế.
- Tổng số máy móc,
thiết bị chuyên dùng hiện có: 290 (trong đó có 06 thiết y tế chuyên dùng đặc
thù); trong đó có một số thiết bị y tế mới, hiện đại (như: Hệ thống điều
trị Oxy cao áp, Máy X-quang kỹ thuật số chụp tổng quát).
5. Bệnh viện Lao và
bệnh phổi
- Giai đoạn 2020 -
2024, Bệnh viện được đầu tư 1,802 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
mua sắm các thiết bị y tế.
- Tổng số máy móc,
thiết bị chuyên dùng hiện có: 103 (trong đó có 34 thiết y tế chuyên dùng đặc
thù).
6. Bệnh viện Tâm thần
- Giai đoạn 2020 -
2024, Bệnh viện được đầu tư 6,938 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để
mua sắm các thiết bị y tế.
- Tổng số máy móc,
thiết bị chuyên dùng hiện có: 60 (trong đó có 07 thiết y tế chuyên dùng đặc
thù).
(*) Máy móc, thiết bị
chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế tại các bệnh viện công lập tuyến tỉnh mua sắm
từ NSNN giai đoạn 2020-2024: tại Phụ lục 01 đính kèm.
(*) Máy móc, thiết bị
chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế hiện có tại các bệnh viện công lập tuyến tỉnh: tại
Phụ lục 02 đính kèm.
Phần
4. NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I.
TÊN ĐỀ ÁN:
Đề án mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế cho các bệnh
viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh Bình Định từ năm 2025 đến năm 2029.
II.
MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Nâng cao năng lực
khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng; chất lượng cung ứng dịch vụ y tế và
chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh.
2. Tăng cường phát triển
các kỹ thuật y tế mới, kỹ thuật y tế chuyên sâu góp phần nâng cao năng lực chẩn
đoán, điều trị tại các bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh, từ đó giảm được
việc chuyển người bệnh lên tuyến trên điều trị, giảm chi phí khám chữa bệnh, đi
lại cho người dân, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của Nhân dân
trong tỉnh.
III.
THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN:
1. Thời gian thực
hiện: Từ
năm 2025 đến năm 2029.
2. Địa điểm thực
hiện: Tại
06 bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh Bình Định; gồm: Bệnh viện đa khoa
tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Bồng Sơn, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học cổ
truyền và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần.
IV.
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Tổ chức rà soát, đánh
giá hiện trạng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, xác định nhu
cầu thực tế đảm bảo phù hợp theo danh mục kỹ thuật chuyên môn và năng lực sử
dụng máy móc, thiết bị của từng bệnh viện trước khi phân bổ, bố trí kinh phí để
triển khai thực hiện mua sắm; tránh đầu tư mua sắm trùng lắp, kém hiệu quả, gây
lãng phí ngân sách.
2. Tăng cường công tác
tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế tại các cơ sở y tế, đảm bảo
số lượng và cơ cấu chức danh nghề nghiệp theo quy định; ưu tiên đào tạo, phát
triển nhân lực y tế có trình độ kỹ thuật cao, chuyên sâu, đảm bảo đủ năng lực
vận hành, sử dụng và khai thác có hiệu quả công năng hoạt động của máy móc,
thiết bị được đầu tư mua sắm, nhất là các máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên
sâu.
3. Tăng cường tiếp nhận,
chuyển giao kỹ thuật và phát triển mô hình bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện
tuyến trên tại tỉnh để triển khai các kỹ thuật y tế mới, chuyên sâu nhằm phát
huy tối đa hiệu quả máy móc, thiết bị được đầu tư mua sắm.
4. Nâng cao năng lực
quản lý, vận hành và khai thác có hiệu quả các máy móc, thiết bị chuyên dùng để
phục vụ hoạt động chuyên môn tại các cơ sở y tế. Thực hiện kiểm chuẩn định kỳ
máy móc, thiết bị; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, kịp thời duy tu, sửa chữa
nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động và tăng tuổi thọ, thời gian sử dụng của máy
móc, thiết bị.
5. Đầu tư mua sắm 1.001
máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế phục vụ cho công tác khám
bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện công lập tuyến tỉnh của tỉnh; cụ thể:
- Bệnh viện đa khoa
tỉnh: 646 máy móc, thiết bị.
- Bệnh viện đa khoa
khu vực Bồng Sơn: 227 máy móc, thiết bị.
- Bệnh viện Mắt: 20
máy móc, thiết bị.
- Bệnh viện Y học cổ
truyền và Phục hồi chức năng: 54 máy móc, thiết bị.
- Bệnh viện Lao và
bệnh phổi: 38 máy móc, thiết bị.
- Bệnh viện Tâm thần:
16 máy móc, thiết bị.
(Chi tiết tại Phụ lục
03 đính kèm).
6. Dự kiến thực hiện 450
kỹ thuật y tế mới, kỹ thuật y tế chuyên sâu tại các bệnh viện công lập tuyến
tỉnh; gồm:
- Bệnh viện đa khoa
tỉnh: 209 kỹ thuật.
- Bệnh viện đa khoa
khu vực Bồng Sơn: 111 kỹ thuật.
- Bệnh viện Mắt: 72
kỹ thuật.
- Bệnh viện Y học cổ
truyền và Phục hồi chức năng: 09 kỹ thuật.
- Bệnh viện Lao và
bệnh phổi: 35 kỹ thuật.
- Bệnh viện Tâm thần:
14 kỹ thuật.
(Chi tiết tại Phụ lục
04 đính kèm).
V.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Tổng kinh phí thực
hiện:
|
661.260.000.000 đồng
|
(Sáu trăm sáu mươi
mốt tỷ, hai trăm sáu mươi triệu đồng);
|
Trong đó, kinh phí
đầu tư cho từng bệnh viện:
- Bệnh viện đa khoa
tỉnh:
- Bệnh viện đa khoa
khu vực Bồng Sơn:
- Bệnh viện Mắt:
- Bệnh viện Y học cổ
truyền và PHCN:
- Bệnh viện Lao và
Bệnh phổi:
- Bệnh viện Tâm thần:
(Chi tiết tại Phụ lục 03 đính kèm).
|
425.221.000.000
đồng
114.075.000.000 đồng
67.900.000.000 đồng
34.900.000.000 đồng
15.809.000.000
đồng
3.355.000.000 đồng
|
2. Nguồn kinh phí
thực hiện:
a) Nguồn kinh phí:
- Nguồn vốn Ngân sách
nhà nước. Bao gồm: Vốn thực hiện năm 2025, bố trí trong dự toán chi thường
xuyên ngân sách tỉnh năm 2025; Từ năm 2026 đến năm 2029, bố trí trong kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2031.
- Nguồn Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp của các bệnh viện từ năm 2025 đến năm 2029.
b) Dự kiến cơ cấu
nguồn vốn:
- Nguồn Quỹ phát
triển hoạt động sự nghiệp của các bệnh viện từ năm 2025 đến năm 2029:
41.000.000.000 đồng.
- Nguồn dự toán chi
thường xuyên năm 2025: 98.200.000.000 đồng.
- Nguồn vốn đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2026-2031: 522.060.000.000 đồng.
VI.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân dân
tỉnh
- Phê duyệt danh mục
mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế hàng năm đảm bảo nhu
cầu thực tế khám bệnh, chữa bệnh và phát triển các kỹ thuật mới, chuyên sâu tại
các bệnh viện công lập tuyến tỉnh, nhưng không ngoài danh mục được Hội đồng
nhân dân tỉnh phê duyệt tại khoản 5 Mục IV Đề án này.
- Chỉ đạo các sở,
ngành, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ,
giải pháp của Đề án.
2. Sở Y tế
- Tổng hợp, lập kế
hoạch mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng của các bệnh viện công lập tuyến
tỉnh hàng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn
các bệnh viện công lập tuyến tỉnh triển khai thực hiện tốt các mục tiêu và
nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định
pháp luật.
- Phối hợp với các
sở, ngành, đơn vị liên quan kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền để xem
xét, xử lý đối với những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.
3. Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với
Sở Y tế và các sở, ngành liên quan căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư
công thực hiện cân đối, bố trí nguồn vốn, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí
kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh cho các bệnh viện công lập tuyến tỉnh để thực
hiện mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc Đề án.
4. Các bệnh viện công
lập tuyến tỉnh
- Xây dựng kế hoạch
mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng hàng năm đảm bảo phù hợp với danh mục kỹ
thuật chuyên môn, trình độ nhân lực của đơn vị và theo tiêu chuẩn, định mức sử
dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế ban hành tại Quyết định
số 63/2023/QĐ-UBND ngày 06/10/2023 của UBND tỉnh.
- Chủ động cân đối,
bố trí kinh phí từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị để thực hiện
mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc Đề án.
- Tổ chức thực hiện
đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc Đề án theo đúng quy định
pháp luật.
- Tổ chức quản lý, sử
dụng, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị chuyên dùng và hạch toán tài
sản công theo đúng quy định, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả./.