HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 105/NQ-HĐND
|
Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 12 năm
2013
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH
VĨNH PHÚC NĂM 2014
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 2337/QĐ-TTg ngày 30/11/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2014;
Căn cứ Quyết định số 2986/QĐ-BTC ngày 30/11/2013 của Bộ Tài
chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014;
Trên cơ sở Báo cáo số 183/BC-UBND ngày 04/12/2013 của UBND
tỉnh về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2013 và
xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2014; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế
- Ngân sách HĐND tỉnh và thảo luận,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014, như sau:
1. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 17.818.000 triệu
đồng, bằng 101,8% dự toán Trung ương giao, bao gồm:
a) Thu nội địa: 14.398.000 triệu đồng bằng 100% dự toán
Trung ương giao.
b) Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và giá trị gia tăng hàng
nhập khẩu: 3.100.000 triệu đồng, bằng 100% dự toán Trung ương giao.
c) Các khoản thu để lại đơn vị quản lý chi qua ngân sách nhà
nước: 320.000 triệu đồng.
2. Tổng chi ngân sách địa phương quản lý là 9.571.423 triệu
đồng, bao gồm:
a) Chi cân đối ngân địa phương là 8.887.590 triệu đồng,
trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 3.318.000 triệu đồng.
- Chi thường xuyên: 5.300.058 triệu đồng.
- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1.510 triệu đồng.
- Chi dự phòng: 243 390 triệu đồng.
- Chi tạo nguồn cải cách tiền lương: 24.632 triệu đồng.
b) Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ nguồn ngân sách Trung
ương để thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia, một số chương trình, dự
án, nhiệm vụ khác là 363.833 triệu đồng.
c) Chi từ các khoản thu để lại đơn vị quản lý chi qua ngân
sách nhà nước là 320.000 triệu đồng.
(Chi tiết dự toán thu, chi ngân sách nhà nước của tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2014, trong đó có dự toán ngân sách nhà nước của 7 huyện không tổ chức
HĐND, cụ thể có biểu số 01, 02, 03, 04 và 05 kèm theo)
3. Một số giải pháp chủ yếu
Tán thành các giải pháp triển khai thực hiện dự toán ngân
sách nhà nước tỉnh năm 2014 do UBND tỉnh trình, đồng thời nhấn mạnh một só giải
pháp chủ yếu sau:
- Chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn, khai thác nguồn thu, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản
lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, nhất là các khoản thu từ đất…
Phấn đấu thu đạt và vượt chỉ tiêu giao.
- Thực hiện dự toán chi ngân sách: Cần tăng cường thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, hạn chế các khoản chi phát sinh, bổ sung công trình
mới trong năm nếu không cấp bách; đảm bảo đúng quy định của Nhà nước; nâng cao
hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Xây dựng định mức chi để thực hiện cơ chế
giao khoán, đặt hàng đối với một số doanh nghiệp công ích, đơn vị sự nghiệp có
thu, một số dịch vụ công ích mà ngân sách tỉnh đang hỗ trợ, bù lỗ, như hoạt
động về môi trường đô thị, thủy lợi phí, hỗ trợ hoạt động xe buýt.
- Tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đảm
bảo hiệu quả, tập trung cho công trình trọng điểm, cấp bách. Chú trọng đẩy mạnh
giải pháp huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, bố trí vốn cho dự án
hoàn thành và xử lý nợ xây dựng cơ bản theo đúng Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày
10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là nguồn vốn đầu tư phân cấp cho
huyện quyết định đầu tư công trình phải đảm bảo đúng thời gian quy định. Tiếp
tục rà soát lại những bất cập, khó khăn vướng mắc trong thực hiện Quyết định số
43/2009/QĐ-UBND ngày 8/7/2009 và Quyết định số 57/2009/QĐ-UBND ngày 6/11/2009
của UBND tỉnh về phân cấp để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế, đúng quy
định của Nhà nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện nghị quyết.
2. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban và đại biểu HĐND tỉnh có
trách nhiệm giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khoá XV, kỳ họp
thứ 8 thông qua ngày 12/12/2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|