HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
10/2023/NQ-HĐND
|
Hải Phòng, ngày
08 tháng 12 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
QUY
ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ VỀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2024 - 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 13
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp
luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng
12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân
sách nhà nước;
Thực hiện Thông báo số 1836-TB/TU của Ban Thường
vụ Thành ủy ngày 27 tháng 11 năm 2023 đồng ý chủ trương ban hành Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân thành phố quy chính sách đặc thù về hỗ trợ đào tạo, đãi ngộ
nhân lực ngành Y tế thành phố Hải Phòng giai đoạn 2024 - 2030;
Xét Tờ trình số 202/TTr-UBND ngày 01 tháng 12
năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị ban hành Nghị quyết quy định
chính sách đặc thù về hỗ trợ đào tạo, đãi ngộ nhân lực ngành Y tế thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2024 - 2030; Báo cáo thẩm tra số 41/BC-VHXH ngày 01/12/2023 của
Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân thành phố; các ý kiến thảo luận và biểu
quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Nghị quyết này quy định một số chính sách đặc
thù về hỗ trợ đào tạo, đãi ngộ nhân lực ngành y tế tại các cơ sở y tế công lập
trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2024 - 2030, trừ các đơn vị thuộc quản
lý của các bộ, ngành đóng trên địa bàn thành phố.
b) Trong quá trình thực hiện lộ trình chuyển đổi
phương án tự chủ của các cơ sở y tế công lập từ nhóm 3, nhóm 4 lên nhóm 1, nhóm
2 sẽ dừng thực hiện chính sách đặc thù về hỗ trợ đào tạo, đãi ngộ nhân lực y tế.
2. Đối tượng áp dụng
a) Viên chức là bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, hộ
sinh, kỹ thuật viên có trình độ đại học tại các cơ sở y tế công lập tự chủ nhóm
3, nhóm 4 được cử đi đào tạo chuyên môn sau đại học; viên chức đang công tác tại
trạm y tế cấp xã, huyện đảo, trung tâm y tế tuyến huyện được cử đi đào tạo bác
sĩ.
b) Viên chức chuyên ngành y tế tại các cơ sở y tế
công lập tự chủ nhóm 3, nhóm 4 được cử đi học tập, tiếp nhận kỹ thuật chuyên
môn, chuyên khoa ở tuyến trên.
c) Viên chức chuyên ngành y tế thuộc các đơn vị sự
nghiệp y tế tuyến trung ương, tuyến thành phố, tuyến huyện được cử đi đào tạo,
đi tăng cường chuyên môn cho các cơ sở y tế công lập tự chủ nhóm 3, nhóm 4 (bao
gồm cả viên chức các trung tâm y tế tuyến huyện được cử đi đào tạo, đi tăng cường
chuyên môn cho tuyến xã).
d) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Chế độ hỗ trợ trong đào
tạo
1. Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản
2 Điều 1 được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo theo mức thu của các cơ sở đào tạo
theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán
kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Thông tư số 06/2023/TT-BTC ngày 31 tháng 01 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 36/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước.
2. Các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản
2 Điều 1 được hỗ trợ chi phí đi lại, tài liệu học tập: 4.800.000 đồng/người/tháng.
3. Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1
được hỗ trợ một lần sau khi nhận bằng tốt nghiệp, với các mức kinh phí như sau:
a) Tiến sĩ: 90.000.000 đồng/người.
b) Chuyên khoa cấp II: 72.000.000 đồng/người.
c) Bác sĩ nội trú: 63.000.000 đồng/người.
d) Thạc sĩ, chuyên khoa cấp I: 48.000.000 đồng/người.
đ) Bác sĩ: 27.000.000 đồng/người.
e) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1
khi tham gia đào tạo các chuyên ngành khó, ít hấp dẫn (Lao, Phong, Tâm thần,
Pháp Y, Phục hồi chức năng, Giải phẫu bệnh) được hỗ trợ một lần bằng 1,5 lần mức
hỗ trợ tương ứng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ của khoản này.
4. Các đối tượng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1
sau khi hoàn thành việc tiếp nhận kỹ thuật chuyên môn, chuyên khoa được hỗ trợ
một lần 9.000.000 đồng/01 người/01 kỹ thuật (01 chuyên khoa) được chuyển giao,
học tập thành công.
5. Các đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1
được hưởng mức hỗ trợ như sau (ngoài mức hỗ trợ chế độ chính sách theo quy định
hiện hành):
a) Mức hỗ trợ 9.000.000 đồng/người/tháng đối với
viên chức chuyên ngành y tế tại các đơn vị y tế tuyến Trung ương được cử đi đào
tạo, tăng cường chuyên môn cho đơn vị y tế công lập tự chủ nhóm 3, nhóm 4 của
thành phố hoặc viên chức chuyên ngành y tế tại các đơn vị y tế công lập thuộc
thành phố được cử đi đào tạo, tăng cường chuyên môn tại huyện đảo Bạch Long Vĩ.
b) Mức hỗ trợ 4.800.000 đồng/người/tháng đối với đối
tượng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 1 (trừ các viên chức chuyên ngành y tế tại
các đơn vị y tế tuyến Trung ương).
6. Điều kiện để được hưởng hỗ trợ
a) Có ít nhất 01 năm công tác tại đơn vị sự nghiệp
y tế công lập tự chủ nhóm 3, nhóm 4 (không kể thời gian tập sự) tính đến thời
điểm cử đi học; được người có thẩm quyền cử đi đào tạo, đi học tập, tiếp nhận,
chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, đi tăng cường cho tuyến dưới. Thời gian cử đi
đào tạo căn cứ vào quyết định cử đi đào tạo của cấp có thẩm quyền và các văn bản
khác có liên quan.
b) Có chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc
làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm
vụ của cơ quan, đơn vị.
c) Có văn bằng, chứng chỉ hoặc xác nhận hoàn thành
việc học tập, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, tăng cường cho tuyến dưới.
d) Đối với viên chức được cử đi học tập phải có cam
kết tiếp tục làm việc tại đơn vị được cử đi học hoặc tại các đơn vị y tế công lập
tự chủ nhóm 3, nhóm 4 do thành phố quản lý. Thời gian làm việc ít nhất 10 năm
sau khi hoàn thành khoá đào tạo đối với đào tạo tiến sĩ và bác sĩ; 08 năm đối với
các khoá đào tạo thạc sĩ, chuyên khoa I, bác sĩ nội trú, chuyên khoa II; 04 năm
với đào tạo chứng chỉ hoặc kỹ thuật chuyên môn.
đ) Các kỹ thuật chuyên môn chuyển giao (làm cơ sở để
thực hiện chế độ hỗ trợ) được Sở Y tế xét duyệt thông qua Hội đồng chuyển giao
kỹ thuật chuyên môn của Sở Y tế, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, thực tiễn của đơn
vị, phù hợp định hướng phát chuyên chuyên môn kỹ thuật của đơn vị, của ngành và
các quy định của Bộ Y tế.
e) Mức hỗ trợ tại khoản 5 Điều 2 chỉ áp dụng thực
hiện đối với viên chức có thời gian đi đào tạo, tăng cường chuyên môn cho tuyến
dưới ít nhất 01 tháng trở lên.
g) Các trường hợp đi đào tạo, bồi dưỡng có kinh phí
đào tạo, bồi dưỡng viên chức theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền
phê duyệt thì nguồn kinh phí thực hiện theo các Chương trình, Đề án đó.
7. Đền bù kinh phí hỗ trợ đào tạo
a) Trong trường hợp không thực hiện đúng cam kết:
Phải thực hiện việc đền bù kinh phí đào tạo theo quy định tại Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18
tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức; hoàn trả 100% đối với kinh phí hỗ trợ 1 lần khi nhận bằng tốt nghiệp,
khi hoàn thành khóa đào tạo kỹ thuật chuyên môn.
b) Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm
quyền quyết định đền bù kinh phí, viên chức phải nộp đầy đủ kinh phí đền bù
theo quy định. Quá thời hạn trên, nếu không chấp hành việc đền bù thì bị xử lý
theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Chế độ đãi ngộ
1. Viên chức chuyên ngành y tế trong các đơn vị sự
nghiệp công lập tự chủ nhóm 3, nhóm 4 được hưởng chế độ đãi ngộ khi được cấp có
thẩm quyền đánh giá xếp loại công tác năm từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên. Mỗi
viên chức được hưởng tối đa 3 lần trong giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2030; mức
đãi ngộ cụ thể như sau:
a) Bác sĩ sau đại học, dược sĩ sau đại học hưởng
6.000.000 đồng/người/năm.
b) Bác sĩ, dược sĩ đại học hưởng 5.000.000 đồng/người/năm.
c) Viên chức chuyên môn y tế khác (Điều dưỡng, y
sĩ, hộ sinh, kỹ thuật viên; dược sĩ cao đẳng,...) hưởng 4.000.000 đồng/người/năm.
2. Điều kiện được hưởng:
a) Việc chi trả chế độ đãi ngộ được thực hiện trên
cơ sở đánh giá xếp loại viên chức của cấp có thẩm quyền năm trước liền kề với
năm chi trả.
b) Các viên chức không còn công tác đến thời điểm
đánh giá, xếp loại cuối năm do đến tuổi nghỉ hưu, thì cơ quan, đơn vị sử dụng
có trách nhiệm đánh giá hiệu quả công việc trong thời gian công tác của năm đó
làm cơ sở chi trả chế độ đãi ngộ. Nấu được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở
lên, được hưởng mức đãi ngộ như sau: Có thời gian công tác từ trên 1 tháng đến
dưới 6 tháng được hỗ trợ bằng 1/2 mức tương ứng quy định tại khoản 1 Điều này;
Có thời gian công tác từ 6 tháng trở lên được hưởng 100% mức quy định tại khoản
1 Điều này.
c) Không thực hiện chế độ đãi ngộ với người đã chuyển
công tác ra khỏi đơn vị tự chủ nhóm 3, nhóm 4 và người đã nghỉ hưu trước ngày
01 tháng 01 năm 2024.
Điều 4. Kinh phí thực hiện
Bố trí ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp
ngân sách hiện hành. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2024 - 2030: khoảng
315,8 tỷ đồng.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, tổ chức
triển khai thực hiện Nghị quyết theo đúng các quy định của pháp luật; bảo đảm
tiết kiệm, hiệu quả, không thất thoát ngân sách nhà nước.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố,
các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân
thành phố và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện Nghị
quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố
khóa XVI, kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024./.
Nơi nhận:
- Ủy ban TVQH, Chính phủ;
- VP: Quốc hội, Chính phủ;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Vụ pháp chế (Bộ Tài chính);
- Vụ pháp chế (Bộ LĐTBXH);
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- TT TU, TT HĐND, UBND TP;
- Đoàn ĐBQH TP HP;
- Ủy ban MTTQVN TP;
- Các Ban của HĐND TP;
- Đại biểu HĐND TP khóa XVI;
- Các VP: TU, ĐĐBQH và HĐND, UBND TP;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố;
- TTHU, TTQU các quận, huyện;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện;
- Công báo HP; Cổng TTĐT TP;
- Đài PHTH HP, Báo HP;
- Các CV VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP;
- Lưu: VT, HSKH.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Lập
|