Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương Sóc Trăng

Số hiệu: 07/2021/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng Người ký: Hồ Thị Cẩm Đào
Ngày ban hành: 08/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2021/NQ-HĐND

Sóc Trăng, ngày 08 tháng 12 năm 2021

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH 2022 - 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
KHÓA X, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022;

Xét Tờ trình số 241/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2022 - 2025; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2022 - 2025.

Điều 2

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định pháp luật.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ thường xuyên giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng Khóa X, Kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Ban Công tác đại biểu;
- Văn phòng Quốc hội (Bộ phận phía Nam);
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- TT. TU, TT. HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Công báo tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Hồ Thị Cẩm Đào

 

QUY ĐỊNH

NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH 2022 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 07/2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2022 - 2025.

2. Đối tượng áp dụng

a) Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lập, phân bổ, chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. NGUYÊN TẮC VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC

Điều 2. Định mức phân bổ chi ngân sách của các cấp chính quyền địa phương phải bảo đảm theo các nguyên tắc sau đây:

1. Việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách địa phương phải góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh; ưu tiên bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương và trong phạm vi tổng mức được trung ương giao hằng năm, kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2021 - 2025. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương theo chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật Nhà nước. Thúc đẩy từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, phấn đấu giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, góp phần cơ cấu ngân sách nhà nước, sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng sở, ban, ngành và địa phương.

3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công để giảm mức hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị sự nghiệp công lập, tăng nguồn bảo đảm chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các dịch vụ sự nghiệp công, khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển kinh tế - xã hội.

4. Tăng cường tính chủ động, gắn với chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách chi ngân sách nhà nước.

5. Đảm bảo các chế độ chi hiện hành

Định mức phân bổ chi thường xuyên giai đoạn 2022 - 2025 (theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng) đã bao gồm toàn bộ tiền lương, phụ cấp lương, gồm phụ cấp ưu đãi ngành giáo dục, y tế; các chế độ phụ cấp nghề, phụ cấp ngành nghề đặc thù khác (ngành văn hóa thông tin, tài nguyên và môi trường, thanh tra - kiểm tra, ngành lao động - thương binh và xã hội, kiểm lâm và các ngành khác); hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Trung tâm học tập cộng đồng; hoạt động xây dựng y tế cơ sở; hỗ trợ học sinh dân tộc nội trú; hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí; chính sách phát triển giáo dục mầm non; hỗ trợ học sinh và trường phổ thông vùng đặc biệt khó khăn; hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ xã hội và các chế độ chính sách đã ban hành đến ngày 09 tháng 10 năm 2021 (trước ngày Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành).

Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (theo chỉ tiêu biên chế được giao) và chính sách học bổng cho học sinh được hiểu là lương cơ bản và các khoản theo lương, có tính chất lương như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, phụ cấp đặc thù, phụ cấp thâm niên, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp ngành, phụ cấp cấp ủy, phụ cấp thu hút, ưu đãi,... tính theo mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng (gọi tắt là tổng tiền lương).

Tiền lương của cán bộ cấp xã bao gồm tiền lương và các khoản theo lương, có tính chất lương như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp cấp ủy, phụ cấp đặc thù quân sự, phụ cấp bảo vệ dân phố của cán bộ, công chức chuyên trách cấp xã, các khoản trợ cấp của những người hoạt động không chuyên trách cấp xã tính theo mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng (gọi tắt là tổng tiền lương).

Tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định số 161/2018/NĐ-CP) sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Khi thay đổi nâng mức lương cơ sở cao hơn mức 1.490.000 đồng/tháng hoặc thay đổi chính sách tiền lương sẽ được bổ sung theo cơ chế do Chính phủ quy định.

6. Đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện lập phương án thực hiện tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, làm cơ sở giao dự toán từ ngân sách nhà nước.

Điều 3. Cơ sở xây dựng định mức phân bổ ngân sách nhà nước

Định mức phân bổ ngân sách căn cứ trên 2 cơ sở chính để xác định là:

1. Yêu cầu về chi ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các cấp ngân sách theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

2. Xác định tiêu chí phân bổ là dân số, biên chế, học sinh, đặt hàng, đối tượng xã hội, tỷ lệ phần trăm (%); trong đó:

a) Tiêu chí biên chế: Áp dụng chi sự nghiệp kinh tế, y tế cấp xã, chi hành chính nhà nước, đảng, đoàn thể (đơn vị có giao biên chế).

b) Tiêu chí học sinh, sinh viên, học viên (gọi chung là học sinh): Áp dụng đối với chi sự nghiệp giáo dục đào tạo để thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh theo quy định; riêng kinh phí đào tạo cán bộ cấp huyện, xã và hợp tác xã được tính trên cơ sở bình quân.

c) Tiêu chí đặt hàng thực hiện nhiệm vụ: Áp dụng đối với chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình cấp tỉnh.

d) Tiêu chí đối tượng xã hội: Áp dụng cho 02 đơn vị là Cơ sở cai nghiện ma túy và Trung tâm bảo trợ xã hội để thực hiện chính sách hỗ trợ cho đối tượng xã hội theo quy định.

đ) Số lượng về biên chế, học sinh, đối tượng xã hội căn cứ vào chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao; trường hợp chưa được giao thì căn cứ vào số liệu thực hiện năm 2021 để xác định.

e) Tiêu chí dân số: Được phân bổ cho 10 lĩnh vực chi là sự nghiệp giáo dục cấp huyện; sự nghiệp đào tạo - dạy nghề; sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp môi trường; sự nghiệp y tế (chữa bệnh và phòng bệnh); sự nghiệp văn hóa - thông tin; sự nghiệp phát thanh truyền hình; sự nghiệp thể dục thể thao; đảm bảo xã hội; an ninh - quốc phòng.

Dân số trung bình năm 2022 được xác định theo số liệu do Cục Thống kê tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp. Do dân số giữa các huyện, thị xã, thành phố có sự chênh lệch khá lớn, nếu chỉ tính dân số trung bình của từng địa bàn thì các khoản chi phân bổ theo dân số sẽ chênh lệch nhiều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Trong khi đó, nhu cầu chi thường xuyên giữa các địa phương chênh lệch nhau không nhiều (trừ chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề). Để khắc phục nhược điểm trên, tiêu chí dân số chia thành 02 nhóm và đảm bảo nguyên tắc “khi nhân hệ số phân bổ thì tổng kinh phí được phân bổ của địa phương có dân số ít không được cao hơn địa phương có dân số nhiều trong cùng một nhóm hoặc nhóm khác”, gồm:

- Nhóm huyện có quy mô dân số trên 125.000 người dân, thì hệ số phân bổ là 1,00.

- Nhóm huyện có quy mô dân số dưới 125.000 người dân, thì hệ số phân bổ từ 1,1 đến 1,6 (thị xã Ngã Năm, các huyện: Châu Thành, Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Tú, Thạnh Trị và Trần Đề).

Thực hiện theo nhóm và nguyên tắc nêu trên thì dân số để phân bổ ngân sách cấp huyện như sau:

(ĐVT: Người)

Đơn vị

Dân số năm 2022

Hệ số

Dân số phân bổ dự toán

1. Thành phố Sóc Trăng

137.695

1,00

137.695

2. Thị xã Ngã Năm

73.738

1,30

95.860

3. Thị xã Vĩnh Châu

164.965

1,00

164.965

4. Huyện Châu Thành

94.704

1,20

113.645

5. Huyện Cù Lao Dung

58.008

1,60

92.815

6. Huyện Kế Sách

148.400

1,00

148.400

7. Huyện Long Phú

93.776

1,20

112.530

8. Huyện Mỹ Tú

90.064

1,20

108.080

9. Huyện Mỹ Xuyên

149.305

1,00

149.305

10. Huyện Thạnh Trị

73.223

1,30

95.190

11. Huyện Trần Đề

111.890

1,10

123.080

Tổng cộng:

1.195.768

 

1.341.565

g) Thực hiện phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước giai đoạn 2022 - 2025 cho các lĩnh vực sự nghiệp, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, định hướng đổi mới khu vực sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và các quy định của pháp luật về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công; trong đó:

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước không hỗ trợ chi thường xuyên.

- Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: Ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên sau khi đơn vị đã sử dụng nguồn thu sự nghiệp và nguồn thu phí được để lại chi để thực hiện nhiệm vụ, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công chưa tính đủ chi phí. Thực hiện khoán chi ngân sách hỗ trợ giai đoạn 2022 - 2025 và yêu cầu giảm tối thiểu 15% so với giai đoạn 2017 - 2021. Đồng thời, yêu cầu dành nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị để thực hiện cải cách tiền lương, ngân sách chỉ hỗ trợ kinh phí thực hiện cải cách tiền lương tối đa theo tỷ lệ ngân sách hỗ trợ chi thường xuyên.

- Đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước so với giai đoạn 2016 - 2020 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW nêu trên; đồng thời, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

h) Chi ngân sách cấp xã: Phân bổ theo định mức và số lượng cán bộ, công chức; số lượng người hoạt động không chuyên trách trong khoản chi hành chính cấp xã.

Điều 4. Những khoản chi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, chuyên ngành

Những khoản chi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, chuyên ngành không thể phân bổ theo định mức như: Chi thực hiện chương trình khuyến công, khuyến ngư, khuyến nông; kinh phí chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; chương trình giống; sự nghiệp nông nghiệp về hợp tác xã; kinh phí trợ giúp pháp lý; kinh phí xây dựng, rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật; kinh phí an ninh vùng trọng điểm; các khoản chi không khoán; kinh phí thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2015 vào các cơ quan nhà nước theo Thông tư số 116/2015/TT-BTC ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; chi tham gia vốn cho vay chính sách xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn (vốn sự nghiệp), kinh phí đối ứng thực hiện các dự án (vốn sự nghiệp); chế độ chi thực hiện chính sách thu hút, chi đào tạo theo dự án, đề án; kinh phí đối ứng các dự án ODA và các khoản chi thực hiện nhiệm vụ đặc thù, chuyên ngành khác: Căn cứ vào mức thực hiện của năm trước, nhu cầu, nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách địa phương hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh dự kiến mức cụ thể và trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hằng năm.

Mục 2. Định mức phân bổ

Điều 5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp kinh tế

1. Tiêu chí phân bổ

a) Cấp tỉnh: Kinh phí hoạt động của bộ máy được giao biên chế được xác định theo phương án thực hiện tự chủ, trên cơ sở tiêu chí phân bổ là định mức phân bổ; biên chế được giao; tiền lương và các khoản theo lương (gọi chung là tổng tiền lương).

b) Cấp huyện: Dân số; diện tích đất trồng lúa và các khoản chi để đảm bảo hoạt động kiến thiết thị chính và chỉnh trang đô thị.

2. Định mức phân bổ

a) Cấp tỉnh: 25.000.000 đồng/biên chế/năm nhân (x) số lượng biên chế sự nghiệp cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ.

b) Cấp huyện: 50.000 đồng/người dân/năm cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP , các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)) và các khoản chi sau:

- Kinh phí đảm bảo công tác kiến thiết thị chính và chỉnh trang đô thị, với định mức là 10.000 triệu đồng/năm/huyện, 20.000 triệu đồng/năm/thị xã và 40.000 triệu đồng/năm/thành phố.

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, với định mức là 5.000 triệu đồng/năm/huyện, thị xã, thành phố.

- Đối với các địa bàn khi được công nhận là đô thị loại II, loại III hoặc loại IV theo quy định, được phân bổ thêm: 5.000 triệu đồng/đô thị loại II/năm; 4.000 triệu đồng/đô thị loại III/năm; 3.000 triệu đồng/đô thị loại IV/năm để đảm bảo công tác kiến thiết thị chính và chỉnh trang đô thị.

c) Kinh phí thực hiện bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa: Phân bổ theo diện tích đất trồng lúa của từng địa bàn cấp huyện nhân (x) định mức 1.000.000 đồng/ha/năm.

d) Đối với khoản chi sự nghiệp kinh tế khác, kinh phí chuyên ngành, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặc thù nêu tại Điều 4 của Quy định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cụ thể đối với từng đơn vị, trong phạm vi dự toán chi ngân sách hằng năm đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Điều 6. Định mức phân bổ chi sự nghiệp môi trường

Kinh phí sự nghiệp môi trường được bố trí không thấp hơn mức Chính phủ giao và thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.

Hằng năm, trong giai đoạn ổn định, trường hợp Chính phủ giao dự toán chi lĩnh vực này tăng hơn năm trước thì địa phương sẽ bố trí tăng tương ứng trong phương án phân bổ trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, đảm bảo theo đúng hướng dẫn của Chính phủ.

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số.

2. Định mức phân bổ

a) Cấp tỉnh: Căn cứ dự toán được Chính phủ giao và khả năng ngân sách hằng năm, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cụ thể đối với từng đơn vị, trong phạm vi dự toán chi ngân sách hằng năm đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

b) Cấp huyện: 25.000 đồng/người dân/năm cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động Hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

Bố trí kinh phí để thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác theo định mức là 5.000 triệu đồng/năm đối với thị xã Ngã Năm, thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề. Riêng thành phố Sóc Trăng là 45.000 triệu đồng/năm.

Điều 7. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục

1. Tiêu chí phân bổ

Dân số; tỷ lệ phần trăm (%) kinh phí hoạt động so với tổng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)) tính theo lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng và dân số từ 01 tuổi đến 18 tuổi thuộc các xã đặc biệt khó khăn.

Tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP .

Hằng năm, trong giai đoạn ổn định, trường hợp Chính phủ giao dự toán chi lĩnh vực này tăng hơn năm trước thì địa phương sẽ bố trí tăng tương ứng trong phương án phân bổ được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, đảm bảo không thấp hơn mức Chính phủ giao.

2. Định mức phân bổ

a) Cấp tỉnh: Tổng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)) cộng (+) 25% kinh phí hoạt động so với tổng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)) tính theo lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng. Riêng, các Trường có tính chất đặc thù được phân bổ thêm kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học bổng và các chính sách khác cho học sinh.

Trong 25% kinh phí hoạt động nêu trên bao gồm kinh phí chi tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP).

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ.

b) Cấp huyện: Tổng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)) cộng (+) 25% kinh phí hoạt động tính theo lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)) cộng (+) thêm 60.000 đồng/người dân từ 01 tuổi đến 18 tuổi thuộc các xã đặc biệt khó khăn.

Trong 25% kinh phí hoạt động nêu trên bao gồm kinh phí chi tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP (theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP).

c) Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung, được xác định trên cơ sở số lượng đối tượng năm 2021 do các đơn vị, địa phương báo cáo, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ theo chế độ quy định gồm:

- Chính sách phát triển giáo dục mầm non theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

- Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

- Chính sách hỗ trợ kinh phí miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

- Học bổng học sinh trường dân tộc nội trú.

Điều 8. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo - dạy nghề

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số.

2. Định mức phân bổ

a) Cấp tỉnh

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ cộng (+) kinh phí thực hiện chế độ chính sách cho học sinh và các đối tượng theo quy định (nếu có).

Ngoài ra, bố trí kinh phí hoạt động chuyên ngành để thực hiện theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP , do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ giao trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hằng năm.

b) Cấp huyện:

- Kinh phí đào tạo, dạy nghề cấp huyện (bao gồm Trung tâm Chính trị; kinh phí bồi dưỡng kiến thức quốc phòng): 25.000 đồng/người dân/năm cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện: 1.000 triệu đồng/huyện, thị xã, thành phố/năm.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã và hợp tác xã cấp huyện quản lý: 1.000 triệu đồng/huyện, thị xã, thành phố/năm.

c) Đối với kinh phí bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo khác (kể cả giáo dục quốc phòng, đào tạo cán bộ cấp xã đạt chuẩn): Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ giao trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hằng năm.

Điều 9. Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình

1. Tiêu chí phân bổ

a) Đối với sự nghiệp phòng bệnh: Dân số trên toàn tỉnh và quỹ tiền lương của khối phòng bệnh.

b) Đối với sự nghiệp chữa bệnh và y tế khác: Dân số trên toàn tỉnh và quỹ tiền lương của khối khám, chữa bệnh và y tế khác.

c) Đối với trạm y tế cấp xã: Số lượng biên chế được giao và quỹ tiền lương.

2. Định mức phân bổ

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ, trừ các Trạm Y tế cấp xã.

a) Sự nghiệp phòng bệnh

- Cấp tỉnh: 25.000 đồng/người dân/năm để đảm bảo phục vụ công tác phòng bệnh cấp tỉnh cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

- Cấp huyện: 15.000 đồng/người dân/năm để đảm bảo phục vụ công tác phòng bệnh trên địa bàn cấp huyện.

b) Sự nghiệp khám, chữa bệnh và y tế khác

Định mức chi là 50.000 đồng/người dân/năm để đảm bảo kinh phí phục vụ công tác khám, chữa bệnh và y tế khác cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

c) Đối với trạm y tế cấp xã: 30.000.000 đồng/biên chế/năm nhân (x) số lượng biên chế sự nghiệp được giao cộng (+) tng tiền lương của công chức, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

d) Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các huyện, thị xã, thành phố: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ.

đ) Kinh phí ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, cho các đối tượng được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ giao trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hằng năm.

Điều 10. Định mức phân bổ chi sự nghiệp khoa học công nghệ

1. Tiêu chí phân bổ: Đảm bảo bố trí không thấp hơn mức dự toán Trung ương giao hằng năm.

2. Định mức phân bổ

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ giao trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hàng năm (đảm bảo bố trí không thấp hơn mức dự toán Trung ương giao hằng năm).

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ.

Điều 11. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa - thông tin

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số.

2. Định mức phân bổ

a) Cấp tỉnh: 6.500 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ.

b) Cấp huyện: 6.500 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

Điều 12. Định mức phân bổ chi sự nghiệp phát thanh - truyền hình

1. Tiêu chí phân bổ: Đặt hàng thực hiện nhiệm vụ, dân số.

2. Định mức phân bổ

a) Cấp tỉnh: Căn cứ vào nội dung đặt hàng phục vụ nhiệm vụ chính trị và thực hiện các chương trình, đề án (nếu có), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ giao trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hằng năm.

b) Cấp huyện: 5.000 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

Điều 13. Định mức phân bổ chi sự nghiệp thể dục thể thao

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số.

2. Định mức phân bổ

a) Cấp tỉnh: 6.500 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

Các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ.

b) Cấp huyện: 6.500 đồng/người dân/năm nhân (x) số lượng dân số cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, viên chức (không bao gồm tiền lương của lao động Hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP , Nghị định số 161/2018/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có)).

Điều 14. Định mức phân bổ chi đảm bảo xã hội

1. Tiêu chí phân bổ

Dân số và số lượng đối tượng xã hội.

Đối với các đơn vị cấp tỉnh thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ và theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 3 Mục 1 Chương II nêu trên (tính theo lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng).

a) Cơ sở cai nghiện ma túy: Đối tượng tập trung giáo dục (trại viên).

b) Trung tâm Bảo trợ xã hội: Đối tượng nuôi dưỡng tập trung.

c) Chi cứu tế, thăm hỏi gia đình chính sách, tôn giáo nhân ngày lễ, tết và các nội dung chi đảm bảo xã hội còn lại: Được bố trí theo nhiệm vụ hằng năm (không định mức cụ thể).

2. Định mức phân bổ

a) Cơ sở cai nghiện ma túy

Cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ cộng (+) kinh phí thực hiện chính sách cho các đối tượng tập trung giáo dục (trại viên) theo quy định.

b) Trung tâm Bảo trợ xã hội

Trung tâm Bảo trợ xã hội thực hiện tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ cộng (+) kinh phí thực hiện chính sách cho các đối tượng nuôi dưỡng tập trung theo quy định.

c) Trung tâm Dịch vụ việc làm

Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP: Dự toán kinh phí từ ngân sách nhà nước được xác định theo phương án thực hiện tự chủ.

d) Chi cứu tế, thăm hỏi gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, chính sách tôn giáo, chi an sinh xã hội

- Cấp tỉnh: Căn cứ nhu cầu phát sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ giao trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hằng năm.

- Cấp huyện: 14.000 đồng/người dân/năm, bao gồm lệ phí chi trả trợ cấp thường xuyên là 6.000 đồng/đối tượng/tháng.

đ) Chi trợ cấp thường xuyên cho đối tượng xã hội

- Cấp tỉnh: Kinh phí chi trợ cấp thường xuyên cho đối tượng theo quy định; kinh phí ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và kinh phí hỗ trợ nộp bảo hiểm xã hội cho đối tượng tự nguyện giao dự toán kinh phí về các đơn vị được giao nhiệm vụ, theo số lượng đối tượng được hưởng.

- Cấp huyện: Phân bổ theo số lượng đối tượng xã hội của từng địa bàn cấp huyện nhân (x) mức chi, quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Điều 15. Định mức phân bổ chi quản lý hành chính

1. Tiêu chí phân bổ

- Chỉ tiêu biên chế được giao hằng năm.

- Thực hiện khoán quỹ tiền lương đối với đơn vị khoán chi hành chính.

- Tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 161/2018/NĐ-CP .

2. Định mức phân bổ khối Đảng

a) Cấp tỉnh: 60.000.000 đồng/biên chế năm nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, công chức cộng (+) tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP .

Đối với kinh phí để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đặc thù của khối Đảng: Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở thống nhất giữa Thường trực Tỉnh ủy với Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh và đảm bảo nguyên tắc trong phạm vi tổng dự toán chi ngân sách địa phương được Chính phủ giao và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hằng năm.

b) Cấp huyện: 50.000.000 đồng/biên chế/năm nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, công chức cộng (+) tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP .

3. Định mức phân bổ khối quản lý hành chính và đoàn thể

Kinh phí hoạt động bao gồm: Định mức, các chế độ chính sách ban hành đến ngày 09 tháng 10 năm 2021 và tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị đnh số 68/2000/NĐ-CP .

a) Cấp tỉnh

(ĐVT: Đồng/biên chế/năm)

Số biên chế/đơn vị

Định mức phân bổ

- Dưới 10 biên chế

60.000.000

- Từ 10 đến dưới 15 biên chế

55.000.000

- Từ 15 biên chế trở lên

50.000.000

Cách tính: Định mức phân bổ nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, công chức cộng (+) tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP .

b) Cấp huyện 50.000.000 đồng/biên chế/năm nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương của cán bộ, công chức cộng (+) tiền lương của lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP .

Ngoài ra, mỗi huyện, thị xã, thành phố được cộng (+) thêm ít nhất 70% kinh phí hoạt động theo định mức nhân (x) với số lượng biên chế được giao để đảm bảo các hoạt động không tự chủ.

Trong giai đoạn ổn định, tùy theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí tăng thêm trong phạm vi dự toán được Chính phủ giao trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hằng năm.

4. Phụ cấp đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã): Chi phụ cấp cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng theo chế độ quy định của cấp thẩm quyền.

5. Kinh phí hoạt động đặc thù của Hội đồng nhân dân các cấp

Chi chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, Hội đồng nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã): Theo chế độ do cấp thẩm quyền ban hành.

6. Chi hành chính khác, kinh phí thực hiện nhiệm vụ đặc thù, chuyên ngành, các khoản chi không thực hiện chế độ tự chủ nêu tại Điều 4 của quy định này: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cụ thể đối với từng đơn vị, trong phạm vi dự toán chi ngân sách hằng năm đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

7. Cơ quan Thanh tra tỉnh, cơ quan thanh tra cấp huyện và Thanh tra các Sở được bổ sung kinh phí hoạt động theo quy định tại Thông tư số 327/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được trích từ các khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước: Căn cứ kết quả thu nộp vào ngân sách nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp Quyết định bổ sung theo quy định.

8. Ngân sách cấp xã

Đảm bảo kinh phí lương, các khoản theo lương của cán bộ, công chức, chi trợ cấp cán bộ không chuyên trách của cấp xã theo mức Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và kinh phí hoạt động thường xuyên theo định mức; kinh phí hòa giải ở cơ sở; kinh phí hoạt động các hội, đoàn thể ở vùng đặc biệt khó khăn và các chế độ chính sách ban hành đến ngày 09 tháng 10 năm 2021.

a) Định mức phân bổ kinh phí hoạt động tính theo số lượng biên chế đối với công chức cấp xã và số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã, như sau:

- Các phường: 40.000.000 đồng/biên chế/năm nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương (biên chế giao tính theo địa bàn cấp xã loại I và loại II).

- Các xã, thị trấn: 35.000.000 đồng/biên chế/năm nhân (x) số biên chế được giao cộng (+) tổng tiền lương (biên chế giao tính theo địa bàn cấp xã loại I và loại II).

- Người hoạt động không chuyên trách: 10.000.000 đồng/người/năm nhân (x) số lượng người hoạt động không chuyên trách cấp xã được giao cộng (+) phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở các khóm, ấp (số lượng người hoạt động không chuyên trách được giao tính theo địa bàn cấp xã loại I và loại II).

b) Định mức phân bổ theo tiêu chí phụ

- Kinh phí đảm bảo thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, với mức là 25.000.000 đồng/năm/xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn và mức 20.000.000 đồng/năm/xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn còn lại; chi hỗ trợ đối với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư thực hiện Cuộc vận động và các phong trào ở địa phương với mức 5.000.000 đồng/năm/khu dân cư dưới 700 hộ dân, quy mô dân số tăng thêm 200 hộ dân thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/năm/khu dân cư; đối với các khu dân cư thuộc các xã thuộc vùng xã hội khó khăn, vùng xã hội đặc biệt khó khăn thì được bố trí thêm 1.000.000 đồng/năm/khu dân cư, theo quy định tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng quy định mức chi hỗ trợ thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

- Kinh phí hoạt động của Thanh tra nhân dân được phân bổ theo đơn vị hành chính cấp xã, với mức phân bổ là 5.000.000 đồng/xã, phường, thị trấn/năm.

c) Phân bổ ngân sách cấp xã

Căn cứ tiêu chí và định mức phân bổ chi ngân sách cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ tổng thể chi ngân sách cấp xã trong ngân sách cấp huyện. Việc phân bổ chi tiết từng xã, phường, thị trấn trên địa bàn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trên cơ sở đã thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp, theo nguyên tắc không thấp hơn dự toán do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Ngoài ra, trong giai đoạn ổn định, tùy theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí tăng thêm trong phạm vi dự toán được Chính phủ giao trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hằng năm.

Điều 16. Định mức phân bổ chi an ninh - quốc phòng

1. Tiêu chí phân bổ: Dân số.

2. Định mức phân bổ

a) Quốc phòng

- Cấp tỉnh: 35.000 đồng/người dân/năm.

- Cấp huyện: 18.000 đồng/người dân/năm.

b) An ninh

- Cấp tỉnh: 4.500 đồng/người dân/năm.

- Cấp huyện: 3.000 đồng/người dân/năm.

c) Bộ đội Biên phòng: 4.000 đồng/người dân/năm.

d) Chi công tác an ninh vùng trọng điểm

Căn cứ khả năng ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí trong phạm vi dự toán được Chính phủ giao trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách hằng năm.

Điều 17. Định mức phân bổ chi khác ngân sách

1. Tiêu chí phân bổ: Căn cứ khả năng ngân sách.

2. Định mức phân bổ

a) Cấp tỉnh: Khoản chi này không thể phân bổ theo định mức cụ thể mà được bố trí kinh phí theo nhiệm vụ thực hiện, cơ sở bằng mức dự toán năm trước. Trong đó, kinh phí khen thưởng được bố trí tối đa bằng 01% chi thường xuyên của ngân sách cấp tỉnh hằng năm, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 65 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.

b) Cấp huyện: Tối thiểu 2.000.000.000 đồng/huyện, thị xã, thành phố/năm.

Hằng năm, trong giai đoạn ổn định, căn cứ khả năng ngân sách, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí tăng thêm trong phạm vi dự toán được Chính phủ giao trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê chuẩn trong phương án phân bổ dự toán chi ngân sách.

Điều 18. Dự phòng ngân sách

1. Tiêu chí phân bổ: Tỷ lệ phần trăm (%) và đảm bảo không thấp hơn mức dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao hằng năm.

2. Định mức phân bổ

a) Cấp tỉnh: Tính theo tỷ lệ % nhân (x) các khoản chi từ Điều 5 đến Điều 17 nêu trên, với mức phân bổ tối thiểu là 03%.

b) Cấp huyện: Tính theo tỷ lệ % nhân (x) các khoản chi từ Điều 5 đến Điều 17 nêu trên, với mức phân bổ tối thiểu là 02%.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Hiệu lực thi hành

1. Các định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên tính theo tiền lương, thì mức tổng tiền lương này được xác định tại thời điểm xây dựng dự toán chi hằng năm và không xem xét bổ sung khi thực hiện tăng lương thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hằng năm.

2. Các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn ổn định 2022 - 2025, áp dụng từ năm ngân sách 2022./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 07/2021/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương, tỉnh Sóc Trăng giai đoạn ổn định 2022-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.935

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.43.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!