HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/2022/NQ-HĐND
|
Bắc Kạn, ngày 27 tháng 4
năm 2022
|
NGHỊ
QUYẾT
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN
2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
KHÓA X, KỲ
HỌP THỨ TÁM (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng
6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày
28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương
trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH
ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc,
tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn
ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18
tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc
gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Thực hiện Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg
ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách
trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày
19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia;
Xét Tờ trình số 48/TTr-UBND ngày 05
tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức
phân bổ vốn ngân sách
nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Báo cáo thẩm tra số 35/BC-HĐND
ngày 21 tháng 4 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý
kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân,
các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày
11/4/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định nguyên tắc, tiêu
chí và định mức phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ tám (kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 27
tháng 4 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 07 tháng 5 năm 2022./.
Nơi nhận:
-
Ủy
ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ; VPQH, VPCP, VPCTN;
- Ban Công tác đại biểu (UBTVQH);
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
-
Vụ
Pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- TT Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh;
- TT Huyện (Thành); HĐND,
UBND, UBMTTQVN các
huyện, thành phố;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- LĐVP;
- Phòng
Công tác
HĐND;
- Lưu: VT.
|
CHỦ TỊCH
Phương
Thị Thanh
|
QUY ĐỊNH
NGUYÊN
TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
KẠN
(Kèm
theo Nghị quyết số 03/2022/NQ-HĐND ngày 27 tháng 4 năm 2022 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định các nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn (sau đây gọi tắt là Chương trình) là căn cứ để lập kế hoạch,
phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí sự nghiệp trung hạn giai đoạn 2021-2025 và hằng
năm từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình của các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các
huyện, thành phố và các đơn vị có quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thực
hiện Chương trình.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia
hoặc có liên quan đến lập thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm nguồn
ngân sách nhà nước thuộc Chương trình.
Điều 3. Nguyên tắc
phân bổ vốn
1. Việc phân bố vốn đầu tư phát triển
và kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình phải tuân
thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước; Nghị quyết số
973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định
về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách
giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các
văn bản pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, quản
lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp
trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các Sở,
ban, ngành cấp tỉnh và UBND các cấp.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển
và kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thuộc Chương trình nhằm thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm
và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo.
4. Việc phân bổ cụ thể ngân sách trung
ương, tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương và phân bố cụ thể ngân sách địa
phương phải phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách nhà
nước; mục tiêu, nhiệm vụ, dự kiến kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm và tỷ lệ
giải ngân vốn đầu tư công, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công năm trước.
5. Không phân bổ vốn của Chương trình
để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ
từ nguồn vốn chi thường xuyên.
6. Việc lập, xây dựng kế hoạch, dự
toán kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hằng
năm của các sở, ban, ngành và các cấp tại địa phương được thực hiện cùng thời
điểm lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán
ngân sách hằng năm. Trình tự lập, xây dựng kế hoạch, dự toán và phân bổ ngân
sách được thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn hiện
hành.
Điều 4. Quy định
chung về tiêu chí phân bổ vốn
1. Quy mô dân số của các địa phương để
tính hệ số căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê tỉnh tại Niên giám thống
kê năm 2020 và các ấn phẩm thống kê theo quy định.
2. Số hộ, số hộ nghèo, số hộ cận nghèo
và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của các địa phương để tính hệ số được xác định
căn cứ vào số liệu tại Quyết định số 114/QĐ-UBND ngày 24/01/2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Kạn công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021.
3. Huyện khu vực miền núi, vùng cao;
đơn vị hành chính cấp xã của huyện để tính hệ số được xác định căn cứ vào quyết
định của cơ quan có thẩm quyền đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.
4. Huyện nghèo theo Quyết định số
353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025
và các Quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền.
5. Trường hợp địa bàn đáp ứng nhiều chỉ
số trong cùng một tiêu chí phân bổ vốn thì áp dụng chỉ số có hệ số phân bổ vốn cao nhất.
Điều 5. Tỷ lệ vốn đối
ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình
Hằng năm, ngân sách địa phương (nguồn
vốn cân đối ngân sách tỉnh) bố trí đối ứng tối thiểu bằng 3% tổng ngân sách
trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình (cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp).
Nguyên tắc phân bổ: Thực hiện phân bổ
theo tiêu chí, định mức phân bổ của từng dự án, tiểu dự án; ưu tiên thực hiện đối
ứng các dự án, tiểu dự án theo tỷ lệ quy định của các Bộ, ngành Trung ương (nếu
có).
Chương II
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Dự án 1: Hỗ trợ
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo
1. Phân bổ 100% vốn ngân sách nhà nước
của Dự án cho các huyện nghèo.
2. Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn đối với
huyện nghèo
a) Tiêu chí 1: Quy mô dân số của huyện
Quy mô dân
số
|
Hệ số
|
Dưới 10.000 hộ
|
0,15
|
Từ 10.000 hộ đến dưới 15.000 hộ
|
0,17
|
b) Tiêu chí 2: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và
hộ cận nghèo của huyện
Tổng tỷ lệ
hộ nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 45%
|
0,3
|
Từ 45% đến dưới 50%
|
0,33
|
Từ 50% đến dưới 55%
|
0,37
|
Từ 55% đến dưới 60%
|
0,41
|
Từ 60% đến dưới 65%
|
0,46
|
Từ 65% trở lên
|
0,5
|
c) Tiêu chí 3: Đặc điểm địa lý của huyện
nghèo
Đặc điểm địa
lý của huyện nghèo
|
Hệ số
|
Huyện thuộc khu vực miền núi, vùng
cao
|
0,12
|
d) Tiêu chí 4: Số đơn vị
hành chính cấp xã của huyện:
Đơn vị hành
chính cấp xã
|
Hệ số
|
Từ 10 xã đến dưới 20 xã
|
0,12
|
3. Phương pháp tính, xác định phân bổ
vốn cho địa phương
a) Vốn hỗ trợ đầu tư phát triển của
ngân sách nhà nước phân bổ cho từng huyện nghèo được tính theo công thức: Ai = Q.Xi
Trong đó:
Ai là vốn ngân
sách nhà nước phân bổ cho huyện thứ i.
Xi là tổng số các hệ số
tiêu chí của huyện thứ i.
Q là vốn bình quân của
một huyện, được tính theo công thức:
G là tổng số vốn đầu tư phát triển của
ngân sách nhà nước (bao gồm vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và vốn ngân sách địa
phương đối ứng) phân bổ cho các huyện nghèo để thực hiện Dự án 1.
b) Vốn sự nghiệp duy tu bảo dưỡng: Bằng
10% tổng vốn đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước theo kế hoạch vốn đầu tư
phát triển trung hạn của từng địa phương.
Điều 7. Dự án 2: Đa dạng
hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
1. Phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho
dự án: Phân bổ tối đa 15% cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; phân bổ tối thiểu
85% cho các địa phương.
2. Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho địa
phương
a) Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và
hộ cận nghèo của địa phương
Tổng tỷ lệ
hộ nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 20%
|
0,4
|
Từ 20% đến dưới 30%
|
0,5
|
Từ 30% đến dưới 40%
|
0,6
|
Từ 40% đến dưới 50%
|
0,7
|
Từ 50% đến dưới 60%
|
0,8
|
Từ 60% trở lên
|
0,9
|
b) Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và
hộ cận nghèo của địa phương
Tổng số hộ
nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 2.000 hộ
|
0,4
|
Từ 2.000 hộ đến dưới 3.000 hộ
|
0,5
|
Từ 3.000 hộ đến dưới 4.000 hộ
|
0,6
|
Từ 4.000 hộ đến dưới 5.000 hộ
|
0,7
|
Từ 5.000 hộ trở lên
|
0,8
|
c) Tiêu chí 3: Địa bàn khó khăn
Địa bàn khó
khăn
|
Hệ số
|
Huyện nghèo
|
0,12
|
d) Tiêu chí 4: Số đơn vị hành chính cấp
xã
Số đơn vị
hành chính cấp xã
|
Hệ số
|
Dưới 11 xã
|
1,0
|
Từ 11 xã đến 15 xã
|
1,15
|
Từ 16 xã trở lên
|
1,3
|
3. Phương pháp tính, xác định phân bổ
vốn cho địa phương
Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng
địa phương được tính theo công thức:
Ci
= Q.Xi.Yi
Trong đó:
Ci là vốn ngân
sách nhà nước phân bổ cho địa phương thứ i.
Xi là tổng số
các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo; tổng số hộ nghèo và hộ
cận nghèo của địa phương thứ i.
Yi là tổng hệ số
tiêu chí vùng khó khăn, số đơn vị hành chính cấp xã của địa phương thứ i, được
tính theo công thức: Yi = HNi x 2,5 + ĐVi
HNi là hệ số của địa bàn
khó khăn (huyện nghèo) của địa phương thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành
chính cấp xã của địa phương thứ i.
Q là vốn bình quân của
một huyện, được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách nhà nước
(bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương) phân bổ cho các
địa phương để thực hiện Dự án 2.
Điều 8. Dự án 3: Hỗ
trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
1. Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản
xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
a) Phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho
dự án: Phân bổ tối đa 10% cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; phân bổ tối thiểu
90% cho các địa phương.
b) Phân bổ cho các địa
phương: Thực hiện phân bổ vốn theo dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
a) Phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho
dự án: Phân bổ tối đa 10% cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; phân bổ tối thiểu
90% cho các địa phương.
b) Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho địa
phương
- Tiêu chí 1: Địa bàn khó khăn
Địa bàn khó
khăn
|
Hệ số
|
Huyện nghèo
|
0,12
|
- Tiêu chí 2: Số đơn vị hành chính cấp
xã
Số đơn vị
hành chính cấp xã
|
Hệ số
|
Dưới 11 xã
|
1,0
|
Từ 11 xã đến 15 xã
|
1,15
|
Từ 16 xã trở lên
|
1,3
|
- Tiêu chí 3: Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân
nặng của trẻ em dưới 5 tuổi
Tỷ lệ suy
dinh dưỡng cân nặng của trẻ em dưới 5 tuổi
|
Hệ số
|
Trên 20%
|
1,6
|
Từ 15% đến 20%
|
1,4
|
Từ 10% đến dưới 15%
|
1,2
|
Dưới 10%
|
1,0
|
c) Phương pháp tính, xác định phân bổ
vốn cho địa phương
Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng
địa phương được tính theo công thức:
Ei = Q.Yi.DDi
Trong đó:
Ei là vốn ngân
sách nhà nước phân bổ cho địa phương thứ i.
DDi là hệ số tỷ
lệ suy dinh dưỡng cân nặng trẻ em dưới 5 tuổi của địa phương thứ i.
Yi là tổng hệ số
tiêu chí vùng khó khăn, số đơn vị hành chính cấp xã của địa phương thứ i, được
tính theo công thức: Yi = HNi x 3 + ĐVi
HNi là hệ số của địa bàn
khó khăn (huyện nghèo) của địa phương thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành
chính cấp xã của địa phương thứ i.
Q là vốn bình quân của
một huyện, được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách nhà nước
(bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương) phân bổ cho các
địa phương để thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 3.
Điều 9. Dự án 4: Phát
triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
1. Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục
nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn
a) Đối với vốn đầu tư phát triển: Phân
bổ vốn theo danh mục đầu tư xây dựng công trình cụ thể, được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, giao Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ chi tiết.
b) Đối với vốn sự nghiệp
- Phân bổ tối đa 20% tổng số vốn sự
nghiệp của tiểu dự án cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh.
- Phân bổ tối đa 40%
tổng số vốn sự nghiệp của tiểu dự án để hỗ trợ một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp
công lập trên địa bàn tỉnh.
+ Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn
• Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ
cận nghèo của địa phương
Tổng tỷ lệ
hộ nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 20%
|
0,4
|
Từ 20% đến dưới 30%
|
0,5
|
Từ 30% đến dưới 40%
|
0,6
|
Từ 40% đến dưới 50%
|
0,7
|
Từ 50% đến dưới 60%
|
0,8
|
Từ 60% trở lên
|
0,9
|
(Đối với Trường Cao đẳng Bắc Kạn tính
điểm theo tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của tỉnh)
• Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và hộ cận
nghèo của địa phương
Tổng số hộ
nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 2.000 hộ
|
0,4
|
Từ 2.000 hộ đến dưới 3.000 hộ
|
0,5
|
Từ 3.000 hộ đến dưới 4.000 hộ
|
0,6
|
Từ 4.000 hộ đến dưới 5.000 hộ
|
0,7
|
Từ 5.000 hộ trở lên
|
0,8
|
(Đối với Trường Cao đẳng
Bắc Kạn tính điểm theo tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo bình quân của tỉnh)
• Tiêu chí 3: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
công lập
Cơ sở giáo dục
nghề nghiệp công lập
|
Hệ số
|
Mỗi một trung tâm giáo dục nghề nghiệp
|
0,1
|
Mỗi một trường cao đẳng
|
0,3
|
• Tiêu chí 4: Số lượng tuyển sinh
Số lượng
tuyển sinh
|
Hệ số
|
Dưới 200 người/năm
|
0,5
|
Từ 200 người/năm đến dưới 400 người/năm
|
0,6
|
Từ 400 người/năm trở lên
|
0,7
|
Số lượng tuyển sinh để tính hệ số theo
số liệu tuyển sinh năm 2020 mà các địa phương, đơn vị báo cáo và được Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tổng hợp.
+ Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn
cho đơn vị:
Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng
đơn vị được tính theo công thức:
Ii = Q.Xi
Trong đó:
Ii là vốn ngân
sách nhà nước phân bổ cho đơn vị thứ i.
Xi là tổng số
các hệ số tiêu chí của đơn vị thứ i, được tính theo công thức:
Xi
= (TLi + QMi) x 3 + (TRi + TSi)
TLi là hệ số tiêu chí tổng
tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của đơn vị thứ i.
QMi là hệ số tiêu
chí tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo của đơn vị thứ i.
TRi là hệ số tiêu chí cơ
sở giáo dục nghề nghiệp công lập của đơn vị thứ i.
TSi là hệ số tiêu chí số lượng
tuyển sinh của của đơn vị thứ i.
Q là vốn bình quân của
một đơn vị, được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách nhà nước
(bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương) phân bổ cho các
đơn vị để hỗ trợ cơ sở
giáo dục nghề nghiệp công lập của tỉnh thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4.
- Phân bổ tối thiểu 40% tổng số vốn sự
nghiệp của tiểu dự án cho các địa phương để hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động
thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa
bàn huyện nghèo.
+ Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho địa
phương
• Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ
cận nghèo của địa phương
Tổng tỷ lệ
hộ nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 20%
|
0,4
|
Từ 20% đến dưới 30%
|
0,5
|
Từ 30% đến dưới 40%
|
0,6
|
Từ 40% đến dưới 50%
|
0,7
|
Từ 50% đến dưới 60%
|
0,8
|
Từ 60% trở lên
|
0,9
|
• Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và
hộ cận nghèo của địa phương
Tổng số hộ
nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 2.000 hộ
|
0,4
|
Từ 2.000 hộ đến dưới 3.000 hộ
|
0,5
|
Từ 3.000 hộ đến dưới 4.000 hộ
|
0,6
|
Từ 4.000 hộ đến dưới 5.000 hộ
|
0,7
|
Từ 5.000 hộ trở lên
|
0,8
|
• Tiêu chí 3: Địa bàn khó khăn
Địa bàn khó
khăn
|
Hệ số
|
Huyện nghèo
|
0,12
|
• Tiêu chí 4: Số đơn vị hành chính cấp
xã
Số đơn vị
hành chính cấp xã
|
Hệ số
|
Dưới 11 xã
|
1,0
|
Từ 11 xã đến 15 xã
|
1,15
|
Từ 16 xã trở lên
|
1,3
|
• Tiêu chí 5: Số lượng tuyển sinh
Số lượng tuyển
sinh
|
Hệ số
|
Dưới 200 người/năm
|
0,5
|
Từ 200 người/năm đến dưới 400 người/năm
|
0,6
|
Từ 400 người/năm trở lên
|
0,7
|
Số lượng tuyển sinh để tính hệ số theo
số liệu tuyển sinh năm 2020 mà các địa phương báo cáo và được Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tổng hợp.
+ Phương pháp tính, xác định phân bổ vốn
cho địa phương:
Vốn ngân sách nhà nước phân bố cho từng
địa phương được tính theo công thức:
Ki
= Q.Xi
Trong đó:
Ki là vốn ngân sách nhà
nước phân bổ cho địa phương thứ i.
Xi là tổng số
các hệ số tiêu chí của đơn vị thứ i, được tính theo công thức:
Xi
= TLi + QMi + HNi + ĐVi + TSi
TLi là hệ số tiêu chí tổng
tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của địa phương thứ i.
QMi là hệ số tiêu chí tổng
số hộ nghèo và hộ cận nghèo của địa phương thứ i.
HNi là hệ số của địa bàn
khó khăn (huyện nghèo) của địa phương thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành
chính cấp xã của địa phương thứ i.
TSi là hệ số tiêu chí số
lượng tuyển sinh của của địa phương thứ i.
Q là vốn bình quân của
một đơn vị, được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách nhà nước
(bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương) phân bổ cho các
địa phương để hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo thực hiện
Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 4.
2. Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
a) Phân bổ ngân sách nhà nước của Tiểu
dự án: Phân bổ tối đa 18% cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; phân bổ tối thiểu
82% cho các địa phương.
b) Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho địa
phương - Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo của địa phương
Tổng tỷ lệ
hộ nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 20%
|
0,4
|
Từ 20% đến dưới 30%
|
0,5
|
Từ 30% đến dưới 40%
|
0,6
|
Từ 40% đến dưới 50%
|
0,7
|
Từ 50% đến dưới 60%
|
0,8
|
Từ 60% trở lên
|
0,9
|
- Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và
hộ cận nghèo của địa phương
Tổng số hộ
nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 2.000 hộ
|
0,4
|
Từ 2.000 hộ đến dưới 3.000 hộ
|
0,5
|
Từ 3.000 hộ đến dưới 4.000 hộ
|
0,6
|
Từ 4.000 hộ đến dưới 5.000 hộ
|
0,7
|
Từ 5.000 hộ trở lên
|
0,8
|
- Tiêu chí 3: Địa bàn khó khăn
Địa bàn khó
khăn
|
Hệ số
|
Huyện nghèo
|
0,12
|
c) Phương pháp tính, xác định phân bổ
vốn cho địa phương
Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng
địa phương được tính theo công thức:
Li = Q.Xi.Yi
Trong đó:
Li là vốn ngân sách nhà
nước phân bổ cho địa phương thứ i.
Xi là tổng số
các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo; tổng số hộ nghèo và hộ
cận nghèo của địa phương thứ i.
Yi là hệ số của
địa bàn khó khăn (huyện nghèo) của địa phương thứ i.
Q là vốn bình quân của
một huyện, được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách nhà nước
(bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương) phân bổ cho các
địa phương để thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 4.
3. Tiểu dự án 3: Hỗ
trợ việc làm bền vững
a) Phân bổ ngân sách nhà nước của Tiểu
dự án: Phân bổ tối đa 10% cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; phân bổ tối thiểu
90% cho các địa phương.
b) Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho địa
phương
- Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo
của địa phương
Tổng tỷ lệ
hộ nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 20%
|
0,4
|
Từ 20% đến dưới 30%
|
0,5
|
Từ 30% đến dưới 40%
|
0,6
|
Từ 40% đến dưới 50%
|
0,7
|
Từ 50% đến dưới 60%
|
0,8
|
Từ 60% trở lên
|
0,9
|
- Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và
hộ cận nghèo của địa phương
Tổng số hộ
nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 2.000 hộ
|
0,4
|
Từ 2.000 hộ đến dưới 3.000 hộ
|
0,5
|
Từ 3.000 hộ đến dưới 4.000 hộ
|
0,6
|
Từ 4.000 hộ đến dưới 5.000 hộ
|
0,7
|
Từ 5.000 hộ trở lên
|
0,8
|
- Tiêu chí 3: Lực lượng lao động từ đủ
15 tuổi trở lên của địa phương
Lực lượng
lao động từ đủ 15 tuổi trở lên của huyện
|
Hệ số
|
Dưới 20.000 người
|
1,0
|
Từ 20.000 người đến dưới 30.000 người
|
1,3
|
Từ 30.000 người đến dưới 40.000 người
|
1,6
|
Từ 40.000 người trở lên
|
1,9
|
c) Phương pháp tính, xác định phân bổ
vốn cho địa phương
Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng
địa phương được tính theo công thức:
Mi = Q.Xi.Yi
Trong đó:
Mi là vốn ngân
sách nhà nước phân bổ cho địa phương thứ i.
Xi là tổng số các hệ số
tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo
của địa phương thứ i.
Yi là hệ số lực
lượng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên của địa phương thứ i.
Q là vốn bình quân của
một huyện, được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách nhà nước
(bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương) phân bổ cho các
địa phương để thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 4.
Điều 10. Dự án 5: Hỗ
trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
1. Vốn sự nghiệp ngân sách nhà nước
phân bổ để thực hiện Dự án 5 căn cứ theo cơ sở kế hoạch vốn ngân sách trung
ương phân bổ hàng năm và nhu cầu thực tế của các địa phương, giao Ủy ban nhân
dân tỉnh phân bổ chi tiết.
2. Định mức hỗ trợ: Nhà xây mới
40.000.000 đồng/hộ; sửa chữa nhà 20.000.000 đồng/hộ từ vốn sự nghiệp ngân sách
trung ương; vốn sự nghiệp ngân sách địa phương đối ứng thực hiện theo tỷ lệ quy
định (nếu có) và nhu cầu thực tế.
Điều 11. Dự án 6:
Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
1. Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông
tin
a) Phân bổ
ngân sách nhà nước của Tiểu dự án: Phân bổ tối đa 30% cho các Sở, ban, ngành cấp
tỉnh và nhu cầu kinh phí thực hiện nội dung đặc thù giảm nghèo thông tin theo
hướng dẫn của cơ quan chủ trì Tiểu dự án (gọi là D); phần ngân sách còn lại
(100% - 30% - D) thực hiện phân bổ cho các địa phương.
b) Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho địa
phương
- Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ
cận nghèo của địa phương
Tổng tỷ lệ
hộ nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 20%
|
0,4
|
Từ 20% đến dưới 30%
|
0,5
|
Từ 30% đến dưới 40%
|
0,6
|
Từ 40% đến dưới 50%
|
0,7
|
Từ 50% đến dưới 60%
|
0,8
|
Từ 60% trở lên
|
0,9
|
- Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và hộ cận
nghèo của địa phương
Tổng số hộ
nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 2.000 hộ
|
0,4
|
Từ 2.000 hộ đến dưới 3.000 hộ
|
0,5
|
Từ 3.000 hộ đến dưới 4.000 hộ
|
0,6
|
Từ 4.000 hộ đến dưới 5.000 hộ
|
0,7
|
Từ 5.000 hộ trở lên
|
0,8
|
- Tiêu chí 3: Địa bàn khó khăn
Địa bàn khó
khăn
|
Hệ số
|
Huyện nghèo
|
0,12
|
- Tiêu chí 4: Số đơn vị hành chính cấp
xã
Số đơn vị
hành chính cấp xã
|
Hệ số
|
Dưới 11 xã
|
1,0
|
Từ 11 xã đến 15 xã
|
1,15
|
Từ 16 xã trở lên
|
1,3
|
c) Phương pháp tính, xác định phân bổ
vốn cho địa phương
Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng
địa phương được tính theo công thức:
Ni
= Q.Xi.Yi
Trong đó:
Ni là vốn ngân sách nhà
nước phân bổ cho địa phương thứ i.
Xi là tổng số các hệ số
tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo; tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo
của địa phương thứ i.
Yi là tổng hệ số
tiêu chí vùng khó khăn, số đơn vị hành chính cấp xã của địa phương thứ i, được
tính theo công thức: Yi = HNi + ĐVi
HNi là hệ số của địa bàn
khó khăn (huyện nghèo) của địa phương thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành
chính cấp xã của địa phương thứ i.
Q là vốn bình quân của
một huyện, được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách nhà nước
(bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương) phân bổ cho các
địa phương để thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 6.
2. Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm
nghèo đa chiều
a) Phân bổ ngân sách nhà nước của Tiểu
dự án: Phân bổ tối đa 35% cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; phân bổ tối thiểu
65% cho các địa phương.
b) Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho địa
phương
- Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ
cận nghèo của địa phương
Tổng tỷ lệ
hộ nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 20%
|
0,4
|
Từ 20% đến dưới 30%
|
0,5
|
Từ 30% đến dưới 40%
|
0,6
|
Từ 40% đến dưới 50%
|
0,7
|
Từ 50% đến dưới 60%
|
0,8
|
Từ 60% trở lên
|
0,9
|
- Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và
hộ cận nghèo của địa phương
Tổng số hộ
nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 2.000 hộ
|
0,4
|
Từ 2.000 hộ đến dưới 3.000 hộ
|
0,5
|
Từ 3.000 hộ đến dưới 4.000 hộ
|
0,6
|
Từ 4.000 hộ đến dưới 5.000 hộ
|
0,7
|
Từ 5.000 hộ trở lên
|
0,8
|
- Tiêu chí 3: Địa bàn khó khăn
Địa bàn khó
khăn
|
Hệ số
|
Huyện nghèo
|
0,12
|
- Tiêu chí 4: Số đơn vị hành chính cấp
xã
Số đơn vị
hành chính cấp xã
|
Hệ số
|
Dưới 11 xã
|
1,0
|
Từ 11 xã đến 15 xã
|
1,15
|
Từ 16 xã trở lên
|
1,3
|
c) Phương pháp tính, xác định phân bổ
vốn cho địa phương
Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng
địa phương được tính theo công thức:
Pi = Q.Xi.Yi
Trong đó:
Pi là vốn ngân
sách nhà nước phân bổ cho địa phương thứ i.
Xi là tổng số
các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo; tổng số hộ nghèo và hộ
cận nghèo của địa phương thứ i.
Yi là tổng hệ số
tiêu chí vùng khó khăn, số đơn vị hành chính cấp xã của địa phương thứ i, được
tính theo công thức: Yi = HNi + ĐVi
HNi là hệ số của địa bàn
khó khăn (huyện nghèo) của địa phương thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành
chính cấp xã của địa phương thứ i.
Q là vốn bình quân của
một huyện, được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách nhà nước
(bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương) phân bổ cho các
địa phương để thực hiện Tiểu dự án 2 thuộc Dự án 6.
Điều 12. Dự án 7:
Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
1. Phân bổ ngân sách nhà nước của Dự
án: Phân bổ tối đa 25% cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; phân bổ tối thiểu 75%
cho các địa phương.
2. Tiêu chí và hệ số phân bổ vốn cho địa
phương
a) Tiêu chí 1: Tổng tỷ lệ hộ nghèo và
hộ cận nghèo của địa phương
Tổng tỷ lệ
hộ nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 20%
|
0,4
|
Từ 20% đến dưới 30%
|
0,5
|
Từ 30% đến dưới 40%
|
0,6
|
Từ 40% đến dưới 50%
|
0,7
|
Từ 50% đến dưới 60%
|
0,8
|
Từ 60% trở lên
|
0,9
|
b) Tiêu chí 2: Tổng số hộ nghèo và
hộ cận nghèo của địa phương
Tổng số hộ
nghèo và hộ cận nghèo
|
Hệ số
|
Dưới 2.000 hộ
|
0,4
|
Từ 2.000 hộ đến dưới 3.000 hộ
|
0,5
|
Từ 3.000 hộ đến dưới 4.000 hộ
|
0,6
|
Từ 4.000 hộ đến dưới 5.000 hộ
|
0,7
|
Từ 5.000 hộ trở lên
|
0,8
|
c) Tiêu chí 3: Địa bàn khó khăn
Địa bàn khó
khăn
|
Hệ số
|
Huyện nghèo
|
0,12
|
d) Tiêu chí 4: Số đơn vị hành chính cấp
xã
Số đơn vị
hành chính cấp xã
|
Hệ số
|
Dưới 11 xã
|
1,0
|
Từ 11 xã đến 15 xã
|
1,15
|
Từ 16 xã trở lên
|
1,3
|
3. Phương pháp tính, xác định phân bổ
vốn cho địa phương
Vốn ngân sách nhà nước phân bổ cho từng
địa phương được tính theo công thức:
Ri
= Q.Xi.Yi
Trong đó:
Ri là vốn ngân
sách nhà nước phân bổ cho địa phương thứ i.
Xi là tổng số
các hệ số tiêu chí tổng tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo; tổng số hộ nghèo và hộ
cận nghèo của địa phương thứ i.
Yi là tổng hệ số
tiêu chí vùng khó khăn, số đơn vị hành chính cấp xã của địa phương thứ i, được
tính theo công thức: Yi = HNi + ĐVi
HNi là hệ số của địa bàn
khó khăn (huyện nghèo) của địa phương thứ i.
ĐVi là hệ số đơn vị hành
chính cấp xã của địa phương thứ i.
Q là vốn bình quân của
một huyện, được tính theo công thức:
G là tổng số vốn ngân sách nhà nước
(bao gồm vốn ngân sách trung ương và vốn ngân sách địa phương) phân bổ cho các
địa phương để thực hiện Dự án 7.
Chương III
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện
nguyên tắc, tiêu chí và định mức nêu trên.
1. Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch phân bổ vốn
nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hàng năm trong giai đoạn 2021-2025 thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh theo quy định.
2. Phương án phân bổ kế hoạch vốn
trung hạn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025 phải đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc, tiêu chí và định mức của
Nghị quyết này. Phương án phân vốn kế hoạch vốn hàng năm căn cứ theo nhu cầu thực
tế của tỉnh và số kế hoạch vốn giao của Trung ương, đảm bảo tổng kế hoạch vốn hằng
năm của các đơn vị, địa phương bằng số kế hoạch vốn trung hạn theo các nguyên tắc,
tiêu chí và định mức
3. Chịu trách nhiệm về tính chính xác
các thông tin, số liệu và mức vốn phân bổ cho các dự án trong kế hoạch đầu tư
phát triển và sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước trung hạn và hằng năm thuộc
Chương trình./.