Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 53/2009/NĐ-CP phát hành trái phiếu quốc tế

Số hiệu: 53/2009/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 04/06/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 53/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2009

NGHỊ ĐỊNH

VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 về Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này điều chỉnh hoạt động vay, trả nợ nước ngoài thông qua hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bản cáo bạch: là tài liệu pháp lý bao gồm tài liệu hoặc số liệu công khai những thông tin chính xác, trung thực, khách quan, liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của người phát hành và các điều khoản, điều kiện phát hành trái phiếu do Người phát hành cùng các tư vấn pháp lý soạn thảo. Bản cáo bạch sẽ được Người bảo lãnh phát hành cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng và các đối tác cần thiết khác.

2. Các thỏa thuận đại lý: là các thỏa thuận được ký giữa Người phát hành và các đại lý về các điều kiện và điều khoản để thực hiện giao dịch từ khi phát hành đến khi hoàn tất việc thanh toán trái phiếu gồm:

a) Đại lý in ấn (Printer Agent): là công ty được lựa chọn để in ấn bản cáo bạch và các tài liệu liên quan khác;

b) Đại lý niêm yết (Listing Agent): là công ty được lựa chọn làm thủ tục đăng ký niêm yết trái phiếu của Người phát hành trên các thị trường chứng khoán thích hợp phù hợp với các quy định của nơi niêm yết;

c) Đại lý tài chính và thanh toán (Paying Agent): là ngân hàng được lựa chọn thay mặt cho Người phát hành thanh toán tiền lãi và gốc cho các nhà đầu tư và là đại lý nắm giữ danh sách các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu của đợt phát hành;

d) Đại lý chuyển nhượng (Transfer Agent): là tổ chức được Người phát hành chỉ định để duy trì các báo cáo về người sở hữu chứng khoán, để hủy và phát hành giấy chứng nhận, để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến việc giấy chứng nhận bị mất, bị hư hỏng hoặc bị mất cắp;

đ) Đại lý ủy thác (Trustee): là công ty được các nhà đầu tư chỉ định trên trái phiếu làm người đại diện của các nhà đầu tư nằm giữ trái phiếu có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các người nắm giữ trái phiếu và bảo đảm việc tuân thủ các điều khoản của trái phiếu;

e) Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ (Clearing systems and depository): là tổ chức theo dõi và xác nhận việc chuyển nhượng trái phiếu ở thị trường sơ cấp và thứ cấp. Các trái phiếu được phát hành theo hình thức ghi danh và được lưu giữ tại cơ quan lưu ký.

3. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là các công ty xếp hạng tín nhiệm cho quốc gia, doanh nghiệp.

4. Cơ quan cho vay lại: là Bộ Tài chính hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ cho vay lại và được hưởng phí cho vay lại theo quy định của pháp luật.

5. Doanh nghiệp Việt Nam (gọi tắt là doanh nghiệp): là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

6. Hình thức phát hành: trái phiếu quốc tế được phát hành theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc tiêu chí phân loại, cụ thể:

a) Theo loại hình các nhà đầu tư gồm: (i) Phát hành riêng lẻ (private placement) dành cho các nhà đầu tư tiềm năng như các ngân hàng đầu tư, các quỹ tài chính, các quỹ bảo hiểm …; và (ii) Phát hành ra công chúng (public offering) dành cho mọi đối tượng các nhà đầu tư;

b) Theo phạm vi phát hành được chia thành:

(i) Phát hành toàn cầu (global offering);

(ii) Phát hành riêng trong từng quốc gia, từng khu vực địa lý nhất định.

c) Theo loại tiền có thể phát hành bằng các đồng tiền có khả năng chuyển đổi khác nhau như đồng đô la Mỹ, đồng Euro, đồng Yên Nhật Bản …

7. Hệ số tín nhiệm (credit rating): là hệ số mà các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế xác định để đánh giá mức độ tin cậy của các quốc gia (hệ số tín nhiệm quốc gia) hoặc của các doanh nghiệp (hệ số tín nhiệm công ty) về mức độ rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay. Hệ số này được dùng làm căn cứ để xác định chi phí đối với việc huy động các khoản vay.

8. Hợp đồng bảo lãnh phát hành hoặc hợp đồng mua bán trái phiếu: là thỏa thuận ký giữa Người phát hành và tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành về các điều khoản, điều kiện để thực hiện bảo lãnh hoặc thực phát hành của từng đợt phát hành hoặc chương trình phát hành.

9. Hợp đồng Tư vấn pháp lý: là thỏa thuận được ký giữa Người phát hành và tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh với một hoặc nhiều công ty luật về việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý trong nước hoặc quốc tế.

10. Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất được ghi trên trái phiếu (được xác định khi phát hành trái phiếu. Người phát hành sẽ trả lãi trên mệnh giá của trái phiếu theo lãi suất này).

11. Ngày phát hành (issue date): là ngày trái phiếu được phát hành ra thị trường.

12. Người bảo lãnh chính/quản lý sổ đăng ký đầu tư chính (Lead Managing Bookrunner): là một hoặc một nhóm các ngân hàng đầu tư quốc tế có uy tín trên thị trường tài chính quốc tế được Người phát hành lựa chọn để thực hiện giao dịch và có vai trò chủ yếu trong việc phân phối trái phiếu. Người bảo lãnh chính/quản lý sổ đăng ký đầu tư chính có vai trò tư vấn cơ cấu phát hành tối ưu, đưa ra mức giá tham khảo, thời gian phát hành thích hợp, phối hợp với tất cả các bên liên quan để tạo một động lực tốt cho giao dịch.

13. Người phát hành (Isuer): là Chính phủ, doanh nghiệp, các ngân hàng, các tổ chức tài chính thực hiện huy động vốn trên thị trường tài chính thông qua hình thức phát hành trái phiếu.

14. Người vay lại: là doanh nghiệp vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế.

15. Tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành: gồm tập hợp các ngân hàng đầu tư quốc tế được Người phát hành lựa chọn tham gia quá trình bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Tổ hợp này có thể được chia thành nhiều cấp tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng đợt phát hành:

a) Vị trí cấp một gồm Người bảo lãnh chính/quản lý sổ đăng ký đầu tư chính (Lead Managing Bookrunner) vai trò chủ yếu trong việc phân phối bán trái phiếu và cùng phối hợp với Người phát hành nâng cao hình ảnh quốc gia và hình ảnh doanh nghiệp và tiếp tục hỗ trợ về thanh khoản sau phát hành;

b) Vị trí cấp hai gồm người quản lý chính (Lead Manager) hoặc đồng quản lý chính (Co-lead Managers) có vai trò hạn chế trong việc phân bổ khối lượng bán trái phiếu và;

c) Vị trí cấp ba gồm người quản lý (Manager) hoặc đồng quản lý (Co-Manager) có vai trò thấp nhất trong tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành.

16. Trái phiếu quốc tế: là chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có thời hạn, có lãi, do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp của Việt Nam phát hành để vay vốn trên thị trường tài chính quốc tế phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế.

Trái phiếu quốc tế được điều chỉnh trong Nghị định này gồm:

a) Trái phiếu Chính phủ: là trái phiếu quốc tế do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Tài chính phát hành.

b) Trái phiếu doanh nghiệp: là trái phiếu quốc tế do các doanh nghiệp Việt Nam tự phát hành có hoặc không có bảo lãnh Chính phủ.

17. Tư vấn pháp lý quốc tế cho Người bảo lãnh chính: là công ty luật quốc tế được lựa chọn làm tư vấn cho Người bảo lãnh phát hành về các quy định, luật quốc tế.

18. Tư vấn pháp lý trong nước cho Người bảo lãnh: là công ty luật có hiện diện tại nước sở tại được lựa chọn làm tư vấn cho Người bảo lãnh phát hành về các quy định pháp lý liên quan phù hợp với luật pháp trong nước.

19. Tư vấn pháp lý quốc tế cho Người phát hành: là công ty luật quốc tế được lựa chọn chịu trách nhiệm tư vấn cho Người phát hành về các quy định theo luật quốc tế, soạn thảo bản cáo bạch, ý kiến pháp lý cho đợt phát hành.

20. Tư vấn pháp lý trong nước cho Người phát hành: là tổ chức được lựa chọn làm tư vấn cho Người phát hành về luật pháp trong nước.

21. Ý kiến pháp lý: là văn bản pháp lý do Bộ Tư pháp hoặc công ty luật độc lập phát hành phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ tài chính, tín dụng quốc tế về các căn cứ pháp luật của các giao dịch thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng được thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam, các điều ước, các thỏa thuận quốc tế, các hợp đồng có yếu tố nước ngoài và các văn bản pháp lý khác.

Điều 3. Đề án phát hành trái phiếu

1. Đề án phát hành trái phiếu là tài liệu do Người phát hành chuẩn bị để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Đề án phát hành bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Mục đích phát hành và mục đích sử dụng vốn phát hành;

b) Các căn cứ pháp lý để phát hành (Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển, Quyết định phê duyệt đầu tư của cấp có thẩm quyền …);

c) Dự kiến khối lượng, cơ cấu, thời hạn trái phiếu, loại tiền phát hành và hình thức phát hành;

d) Phân tích điều kiện thị trường quốc tế để xác định lãi suất dự kiến cho trái phiếu phát hành;

đ) Dự kiến phương thức lựa chọn tổ hợp bảo lãnh phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan và kế hoạch phát hành;

e) Phương án sử dụng nguồn vốn, quản lý dòng tiền và xử lý các rủi ro tài chính, phương án thanh toán nợ trái phiếu.

Điều 4. Hồ sơ phát hành

1. Hồ sơ phát hành là các tài liệu pháp lý do Người phát hành phối hợp cùng Người bảo lãnh chính, các tư vấn pháp lý chuẩn bị theo quy định của luật pháp quốc tế.

2. Hồ sơ phát hành bao gồm các tài liệu cơ bản sau:

a) Bản cáo bạch;

b) Hợp đồng bảo lãnh phát hành;

c) Hợp đồng mua bán trái phiếu;

d) Hợp đồng tư vấn pháp lý;

đ) Ý kiến pháp lý;

e) Các thỏa thuận đại lý.

Điều 5. Nguyên tắc phát hành

1. Chính phủ chỉ phát hành trái phiếu quốc tế để huy động vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm của quốc gia, các dự án đầu tư có hiệu quả, có khả năng trả nợ. Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại danh mục nợ cần có phương án rõ ràng, bảo đảm hiệu quả hơn so với danh mục nợ hiện tại.

2. Việc phát hành chỉ thực hiện khi điều kiện thị trường quốc tế thuận lợi, bảo đảm thành công với chi phí hợp lý.

3. Các doanh nghiệp trực tiếp phát hành trái phiếu quốc tế phải tuân thủ nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động được từ phát hành.

4. Việc phát hành phải tuân thủ các quy định về quản lý nợ nước ngoài, quản lý ngoại hối theo pháp luật hiện hành và phù hợp với luật pháp quốc tế.

Điều 6. Điều kiện phát hành

Trái phiếu quốc tế chỉ được phát hành khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có đề án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.

Đối với trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ, đề án phát hành phải được Chính phủ phê duyệt, bao gồm cả phát hành trái phiếu để cơ cấu lại danh mục nợ của Chính phủ.

Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, đề án phát hành trái phiếu phải được Hội đồng quản trị thông qua và phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương.

Đối với các đề án phát hành trái phiếu của các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, đề án phát hành phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng thành viên, đại diện chủ sở hữu vốn thông qua.

2. Trị giá phát hành trái phiếu quốc tế phải nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.

3. Các chương trình, dự án được xác định là trọng điểm quốc gia hoặc các dự án đầu tư được các cơ quan có thẩm quyền thẩm định là có hiệu quả, đã hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Đối với các trường hợp phát hành theo các hình thức trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu bảo đảm bằng các hình thức khác nhau cần tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành.

5. Đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế về hệ số tín nhiệm để phát hành (trong trường hợp phát hành cần có hệ số tín nhiệm).

6. Người phát hành đã hoàn chỉnh toàn bộ hồ sơ phát hành theo đúng luật pháp nước ngoài áp dụng cho từng đợt phát hành, cho từng loại hình phát hành và luật pháp Việt Nam.

Điều 7. Tổ chức phát hành

1. Việc tổ chức phát hành trái phiếu quốc tế chỉ được thực hiện khi đề án phát hành trái phiếu quốc tế đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

2. Trình tự tổ chức phát hành có thể bao gồm các bước sau đây:

a) Lựa chọn tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành: Người phát hành lựa chọn một số ngân hàng đầu tư quốc tế hàng đầu trên thế giới, có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát hành trái phiếu làm tổ hợp ngân hàng bảo lãnh phát hành cho đợt phát hành trên cơ sở chào thầu cạnh tranh theo các tiêu chí cụ thể và danh sách các ngân hàng do các tạp chí uy tín quốc tế (như Tạp chí tài chính International Financial Review) bình chọn;

b) Lựa chọn các tư vấn pháp lý: Người phát hành phối hợp với tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh lựa chọn các công ty luật có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước làm tư vấn pháp lý trong nước, tư vấn pháp lý quốc tế cho Người phát hành và Người bảo lãnh phát hành;

Riêng tư vấn pháp lý trong nước cho Người phát hành phụ thuộc vào hình thức trái phiếu, cụ thể:

- Đối với trái phiếu Chính phủ: là Bộ Tư pháp do Chính phủ ủy quyền tư vấn cho Người phát hành về các quy định pháp lý liên quan đến giao dịch phát hành và là người đưa ra ý kiến pháp lý cho giao dịch;

- Đối với trái phiếu doanh nghiệp: là công ty luật có đầy đủ năng lực pháp lý được lựa chọn làm tư vấn về các quy định liên quan đến giao dịch phát hành và là người đưa ra ý kiến pháp lý cho giao dịch.

c) Hoàn thiện hồ sơ phát hành: người phát hành chủ trì, phối hợp với tư vấn pháp lý trong nước đàm phán, ký kết các hợp đồng với tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh, các tư vấn pháp lý quốc tế và chuẩn bị các tài liệu trong hồ sơ phát hành trong đó bao gồm các tài liệu pháp lý liên quan nêu tại Điều 4 Nghị định này, phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của Việt Nam;

d) Đánh giá hệ số tín nhiệm: người phát hành chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam tổ chức làm việc với các cơ quan đánh giá hệ số tín nhiệm để xác nhận hệ số tín nhiệm quốc gia trước đợt phát hành (trong trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ). Đối với doanh nghiệp, việc xác định hệ số tín nhiệm tùy thuộc vào yêu cầu của từng đợt phát hành.

đ) Tổ chức quảng bá và thực hiện phát hành: việc tổ chức quảng bá chào bán trái phiếu do Người phát hành thực hiện tùy thuộc yêu cầu của từng hình thức phát hành, cụ thể:

- Người phát hành phối hợp với tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành tổ chức chiến dịch quảng bá trái phiếu tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới để tiếp xúc với cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế trước khi thực hiện việc định giá để phát hành trái phiếu;

- Người phát hành quyết định các điều kiện, lãi suất danh nghĩa (lãi suất coupon), các điều khoản phát hành trái phiếu trong quá trình định giá trái phiếu trên cơ sở tư vấn của tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành, phù hợp với điều kiện thị trường và các nguyên tắc nêu tại đề án phát hành đã được phê duyệt;

- Người phát hành tổ chức việc tiếp nhận nguồn vốn trái phiếu đã phát hành theo đúng các thỏa thuận đã ký.

e) Hoàn tất giao dịch phát hành: sau khi nhận tiền bán trái phiếu, Người phát hành hoàn tất và ký kết các văn bản pháp lý kết thúc giao dịch phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời báo cáo kết quả phát hành theo các quy định hiện hành.

Điều 8. Nguyên tắc cấp bảo lãnh chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp có nhu cầu cấp bách về vốn để thực hiện các dự án đầu tư của Nhà nước nhưng chưa đủ điều kiện để tự phát hành có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế có sự bảo lãnh Chính phủ.

2. Việc phát hành trái phiếu có sự bảo lãnh của Chính phủ phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đáp ứng các điều kiện nêu tại Điều 6 Nghị định này và đề án phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;

b) Có hệ số tín nhiệm bằng hoặc thấp hơn một bậc so với hệ số tín nhiệm của quốc gia;

c) Có báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập của ba năm gần nhất trong đó doanh nghiệp không bị lỗ và không có các khoản nợ quá hạn;

d) Tuân thủ các quy định của Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh hiện hành của Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài.

Chương 2.

PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Điều 9. Mục đích phát hành

Trái phiếu Chính phủ được phát hành với mục đích:

1. Huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển theo hình thức cho vay lại để thực hiện các công trình trọng điểm của Nhà nước, các dự án đầu tư có hiệu quả cao, có nhu cầu sử dụng vốn bằng ngoại tệ.

2. Huy động nguồn vốn để thực hiện việc cơ cấu lại danh mục nợ do Chính phủ quản lý.

Điều 10. Xây dựng đề án phát hành trái phiếu

1. Bộ Tài chính chủ trì xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế trình Chính phủ phê duyệt và ban hành Nghị quyết cho từng đợt phát hành.

2. Trị giá tương đương của mỗi đợt phát hành không dưới 500 triệu USD.

3. Đối với trái phiếu Chính phủ phát hành với mục đích cho vay lại, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế cần gửi cho Bộ Tài chính đầy đủ tài liệu, hồ sơ về các chương trình, dự án đầu tư dự kiến thực hiện, phương án sử dụng vốn, quản lý dòng tiền và phương án trả nợ để Bộ Tài chính thẩm định và làm căn cứ xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế báo cáo Chính phủ phê duyệt.

4. Ngoài các nội dung cơ bản quy định tại Điều 3 Nghị định này trong đề án phát hành trái phiếu quốc tế phải phân tích các chỉ số nợ quốc gia khi vay trái phiếu quốc tế, bảo đảm các chỉ số này vẫn trong hạn mức vay nợ được Chính phủ phê duyệt.

5. Phương án sử dụng vốn cho các doanh nghiệp vay lại trong đề án phát hành trái phiếu quốc tế thực hiện theo Quy chế quản lý nguồn vốn trái phiếu quốc tế do Bộ Tài chính ban hành đối với từng đợt phát hành.

Điều 11. Tổ chức phát hành

Bộ Tài chính phối hợp với tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành và các tư vấn trong nước và ngoài nước tiến hành thực hiện phát hành theo quy trình cụ thể nêu tại Điều 7 Nghị định này.

Điều 12. Quản lý nguồn vốn và chi phí phát hành

1. Tiền bán trái phiếu Chính phủ được phân bổ sử dụng theo đề án phát hành đã được phê duyệt và tuân thủ theo các quy định tại Luật Ngân sách nhà nước hiện hành và Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ.

2. Toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến đợt phát hành:

a) Đối với trường hợp sử dụng cơ cấu lại danh mục nợ Chính phủ do ngân sách nhà nước chịu;

b) Đối với trường hợp cho vay lại, toàn bộ chi phí do Người vay lại chịu và chi phí này được phân bổ theo tỷ trọng nguồn vốn vay lại cho từng doanh nghiệp vay. Ngân sách nhà nước tạm ứng các khoản chi phí trong quá trình chuẩn bị phát hành và được hoàn trả bằng cách khấu trừ trực tiếp vào số tiền được phân bổ từ nguồn vốn trái phiếu trước khi chuyển cho người vay lại.

Đối với các khoản phí phát sinh thường niên, ngân sách nhà nước tạm ứng để thanh toán và phân bổ theo tỷ trọng sử dụng vốn. Người vay lại hoàn trả cho ngân sách nhà nước theo thông báo của Bộ Tài chính.

3. Các khoản chi phí liên quan đến đợt phát hành bao gồm:

a) Những khoản chi phí phát sinh một lần:

- Phí tư vấn bảo lãnh phát hành;

- Phí tư vấn pháp lý trong nước và ngoài nước cho Người phát hành và Người bảo lãnh phát hành;

- Phí xác nhận hệ số tín nhiệm trả cho các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm cho từng đợt phát hành (không bao gồm phí thường niên phải trả cho các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia do Bộ Tài chính trả hàng năm);

- Phí trả cho các đại lý niêm yết, in ấn …;

- Các chi phí trong nước liên quan đến quá trình chuẩn bị phát hành, quảng bá chào bán trái phiếu và các khoản chi phí thực tế khác.

b) Các khoản phí thường niên: là các khoản phí phải trả hàng năm cho đại lý tài chính và thanh toán, đại lý chuyển nhượng và sở giao dịch chứng khoán nơi trái phiếu được niêm yết theo các thỏa thuận đại lý đã ký kết;

c) Các chi phí khác liên quan đến việc phát hành, trả nợ trái phiếu.

4. Quản lý, giám sát việc sử dụng nguồn vốn phát hành: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm ban hành Quy chế sử dụng và giám sát sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ cho từng đợt phát hành để hướng dẫn các đơn vị liên quan thực hiện

Điều 13. Thanh toán gốc và lãi trái phiếu

1. Trường hợp sử dụng nguồn vốn phát hành để cơ cấu lại các khoản nợ chính phủ: khi đến hạn thanh toán, Bộ Tài chính trực tiếp chuyển tiền từ ngân sách vào tài khoản của đại lý để thanh toán cho các người sở hữu trái phiếu.

2. Trường hợp cho vay lại, khi đến hạn thanh toán gốc, lãi, Người vay lại trả trực tiếp vào tài khoản của đại lý thanh toán hoặc chuyển trả vào tài khoản của Bộ Tài chính theo quy định cụ thể tại các hợp đồng cho vay lại để chuyển tiền cho đại lý thanh toán thực hiện chi trả cho người sở hữu trái phiếu.

Điều 14. Thực hiện các nghiệp vụ tài chính

Căn cứ vào điều kiện thực tế trên thị trường, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ các phương án sử dụng các công cụ tài chính để mua lại, hoán đổi đối với các trái phiếu đã phát hành và đang giao dịch trên thị trường vốn quốc tế, kể cả các khoản vay khác với mục tiêu cơ cấu lại danh mục Chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro và giảm nhẹ gánh nặng nợ cho ngân sách.

Điều 15. Cập nhật thông tin

Bộ Tài chính có trách nhiệm theo dõi giao dịch của các trái phiếu trên thị trường và phối hợp với các đơn vị liên quan cung cấp các thông tin cập nhật về tình hình kinh tế Việt Nam, tình hình của doanh nghiệp cho các đối tác và các nhà đầu tư nước ngoài theo thông lệ quốc tế sau khi phát hành.

Chương 3.

PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP

Điều 16. Các hình thức trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường vốn quốc tế có các hình thức sau:

1. Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ: là trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh hoặc kết hợp giữa bảo lãnh Chính phủ và các hình thức bảo đảm khác.

2. Trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh Chính phủ: là trái phiếu do các doanh nghiệp tự phát hành, kể cả khi được một bên thứ ba bảo lãnh, nhưng không phải là Chính phủ.

Điều 17. Điều kiện được phát hành

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế phải đảm bảo các điều kiện:

1. Được thành lập theo luật pháp Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Điều 6 Nghị định này. Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước, nếu phát hành trái phiếu quốc tế không có bảo lãnh Chính phủ phải có hệ số tín nhiệm bằng hoặc cao hơn hệ số tín nhiệm quốc gia (nếu đợt phát hành cần có hệ số tín nhiệm).

3. Đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế có bảo lãnh Chính phủ cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định này.

4. Trị giá tương đương của mỗi đợt phát hành đối với trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ không dưới tương đương 100 triệu USD.

Điều 18. Xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 3 Nghị định này gửi cơ quan chủ quản cấp trên, Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên phê duyệt.

Điều 19. Thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phát hành trái phiếu có bảo lãnh Chính phủ:

a) Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trình cơ quan chủ quảm hoặc Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính bộ hồ sơ để thẩm định. Hồ sơ bao gồm:

- Đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Quyết định phê duyệt đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền (bản sao);

- Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư của các dự án liên quan tới đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp (bản sao);

- Xác nhận của công ty đánh giá hệ số tín nhiệm công bố hệ số tín nhiệm của Người phát hành (bản sao) nếu đợt phát hành cần có hệ số tín nhiệm.

b) Sau khi nhận được đủ hồ sơ đề nghị được phát hành của doanh nghiệp, Bộ Tài chính sẽ chủ trì thẩm định theo các nội dung sau:

(i) Mục đích phát hành: trên cơ sở các dự án được nêu trong đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tiến hành thẩm định nhu cầu vốn của các dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp, xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành trong 3 năm gần nhất. Nếu việc phát hành có liên quan tới nhiều dự án khác nhau, việc thẩm định sẽ tiến hành trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn và tình hình tài chính của từng đơn vị sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế.

(ii) Các thủ tục liên quan của các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu quốc tế: các dự án dự kiến sử dụng nguồn tiền từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp phải là các dự án đã hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước và có quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

(iii) Xác định nhu cầu vốn phát hành: trên cơ sở thẩm định nhu cầu vốn của dự án nêu tại đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp, thẩm định tổng mức dự kiến phát hành phù hợp với nhu cầu của đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp, khả năng trả nợ của Người phát hành và nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia hàng năm.

(iv) Thời điểm phát hành:

(v) Đánh giá tình hình thị trường trong nước và quốc tế;

(vi) Xác định hình thức, loại tiền và thị trường phát hành;

(vii) Phương án sử dụng dòng tiền và phương án hoàn trả nợ, xác định mức độ rủi ro của toàn bộ phương án sử dụng tiền phát hành.

2. Đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước phát hành trái phiếu không có bảo lãnh Chính phủ:

Việc thẩm định đề án phát hành trái phiếu quốc tế do các doanh nghiệp thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Phê duyệt đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp phát hành trái phiếu có bảo lãnh Chính phủ:

Sau khi thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp và lấy ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp đồng thời kiến nghị về khả năng phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Đối với các doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước phát hành trái phiếu không có bảo lãnh Chính phủ:

a) Việc phê duyệt đề án phát hành trái phiếu quốc tế do các doanh nghiệp thực hiện theo Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật;

b) Sau khi đề án phát hành trái phiếu được phê duyệt, doanh nghiệp phát hành gửi đề án cho Ngân hàng Nhà nước để xác nhận về việc khoản vay nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề án phát hành trái phiếu, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra tính hợp lệ của khoản vay so với tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia và thông báo cho doanh nghiệp xác nhận trị giá phát hành nằm trong tổng hạn mức vay thương mại nước ngoài của quốc gia, đồng thời gửi một bản cho Bộ Tài chính để theo dõi;

c) Sau khi thực hiện phát hành, trong thời gian thanh toán tiền bán trái phiếu, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đăng ký khoản vay trước ngày kết thúc giao dịch (closing date) tại Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 21. Cấp bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp.

1. Sau khi đề án phát hành trái phiếu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cho phép cấp bảo lãnh, Bộ Tài chính chủ trì với các cơ quan liên quan đàm phán và thỏa thuận với các đối tác nội dung thư bảo lãnh.

2. Việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ cho trái phiếu doanh nghiệp do Bộ Tài chính thực hiện theo các quy định hiện hành như đối với các khoản vay nước ngoài khác có bảo lãnh Chính phủ.

3. Phí bảo lãnh, tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm và các quy định khác thực hiện theo các quy định tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ hiện hành.

Điều 22. Tổ chức phát hành

1. Sau khi đề án phát hành trái phiếu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 19 Nghị định này, các doanh nghiệp triển khai việc chuẩn bị và thực hiện việc phát hành theo trình tự nêu tại Điều 7 Nghị định này với tư cách là Người phát hành.

2. Sau khi phát hành, doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm báo cáo kết quả phát hành cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đợt phát hành và Bộ Tài chính.

Điều 23. Sử dụng tiền phát hành

1. Doanh nghiệp phát hành chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng đúng mục đích và hiệu quả nguồn vốn từ phát hành, bảo đảm thực hiện đúng các quy định hiện hành về ngoại hối của Nhà nước.

2. Đối với các trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện việc giám sát sử dụng vốn theo các quy định tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ hiện hành.

Điều 24. Thanh toán gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp phát hành chuyển tiền trực tiếp cho đại lý thanh toán theo thỏa thuận đã ký để thanh toán gốc và lãi trái phiếu doanh nghiệp cho chủ sở hữu trái phiếu khi đến hạn.

2. Đối với trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ, trong bất kỳ trường hợp nào nếu doanh nghiệp phát hành chưa thu xếp thanh toán toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ phải thanh toán, doanh nghiệp phát hành phải báo cáo cơ quan cấp bảo lãnh ít nhất 45 ngày trước khi đến hạn lãi hoặc 90 ngày trước khi đến hạn nợ gốc để có biện pháp xử lý.

3. Doanh nghiệp phát hành thực hiện việc mở và sử dụng tài khoản vốn vay và trả nợ nước ngoài để thực hiện nhận tiền phát hành trái phiếu, thực hiện trả gốc, lãi trái phiếu theo quy định của Pháp lệnh Quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Chương 4.

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN

Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Chủ trì, xây dựng đề án phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế, lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn phát hành trình Chính phủ quyết định.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan làm việc với các cơ quan xếp hạng hệ số tín nhiệm quốc gia.

3. Lựa chọn và ký kết các hợp đồng với các đối tác nước ngoài có liên quan đến việc phát hành trái phiếu Chính phủ sau khi được Chính phủ đồng ý.

4. Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý cho việc phát hành, chủ trì tổ chức việc phát hành và thực hiện cho vay lại nguồn vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế.

5. Lựa chọn cơ quan cho vay lại và thực hiện cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế theo Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ hiện hành.

6. Giám sát việc sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả vốn vay từ phát hành trái phiếu Chính phủ, thực hiện thu hồi vốn từ Người vay lại nguồn vốn này. Bố trí kế hoạch và thực hiện thanh toán nợ trái phiếu quốc tế đúng hạn cả gốc, lãi và các khoản chi phí liên quan.

7. Theo dõi sự biến động của giá trái phiếu Chính phủ đang được niêm yết trên thị trường vốn quốc tế, phân tích, đánh giá các điều kiện trên thị trường và thực hiện việc cơ cấu lại nợ trái phiếu Chính phủ khi điều kiện thuận lợi.

8. Chủ trì thẩm định đề án phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp nhà nước và đề án phát hành trái phiếu có bảo lãnh Chính phủ.

9. Hướng dẫn các doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh Chính phủ trong việc xác định hệ số tín nhiệm, chuẩn bị và Người phát hành; kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay có hiệu quả và đúng mục đích theo đề án phát hành trái phiếu đã được duyệt, bảo đảm khả năng thu hồi vốn để thanh toán nợ trái phiếu.

10. Làm đầu mối cung cấp các thông tin cho các đối tác nước ngoài theo quy định trong các thỏa thuận đã ký khi phát hành trái phiếu quốc tế.

11. Tổ chức hạch toán qua ngân sách nhà nước khoản tiền phát hành trái phiếu Chính phủ theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

12. Ban hành Quy chế về trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình phát hành trái phiếu quốc tế.

Điều 26. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước

1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong tất cả các khâu chuẩn bị và thực hiện việc phát hành trái phiếu Chính phủ theo đúng thông lệ quốc tế và phù hợp với pháp luật Việt Nam.

2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cung cấp số liệu, tài liệu để kiểm chứng khi xây dựng bản cáo bạch trong quá trình chuẩn bị phát hành trái phiếu Chính phủ.

3. Cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Bộ Tài chính và phối hợp làm việc với các cơ quan đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia.

4. Tổ chức đăng ký khoản vay của các doanh nghiệp phát hành theo phương thức tự vay tự trả.

Điều 27. Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc lập và thẩm định đề án phát hành trái phiếu Chính phủ.

2. Phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cung cấp số liệu, tài liệu để kiểm chứng khi xây dựng bản cáo bạch trong quá trình chuẩn bị phát hành trái phiếu Chính phủ.

3. Cung cấp cho Bộ Tài chính các số liệu liên quan đến lĩnh vực quản lý và làm việc với các cơ quan xếp hạng hệ số tín nhiệm.

4. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc đánh giá các chỉ số nợ quốc gia liên quan đến việc phát hành trái phiếu quốc tế.

Điều 28. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Thực hiện vai trò tư vấn pháp lý trong nước cho Người phát hành đối với các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ.

2. Tham gia ý kiến về những vấn đề pháp lý trong các hợp đồng bảo lãnh phát hành, các hợp đồng pháp lý khác liên quan đến việc phát hành trái phiếu Chính phủ, các thỏa thuận về bảo lãnh Chính phủ trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

3. Thẩm định những vấn đề khác nhau giữa các thỏa thuận về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp với pháp luật trong nước và theo dõi việc xử lý các vấn đề này trong quá trình thực hiện các thỏa thuận này.

4. Cấp ý kiến pháp lý đối với các thỏa thuận phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh và cấp ý kiến pháp lý về tư cách pháp lý của Người phát hành và của cơ quan bảo lãnh theo đề nghị của các cơ quan này.

Điều 29. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan khác

1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc cung cấp số liệu định kỳ hoặc đột xuất để phục vụ cho việc đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia, hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp và cùng làm việc với các cơ quan đánh giá hệ số tín nhiệm;

2. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp trong việc cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết để xây dựng Bản cáo bạch, soạn thảo ý kiến pháp lý và tham gia các buổi kiểm chứng số liệu cùng với tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh và các đơn vị liên quan tới đợt phát hành.

Điều 30. Trách nhiệm của các doanh nghiệp vay lại nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ

1. Tuân thủ các quy định theo Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ hiện hành.

2. Cung cấp đầy đủ các tài liệu hồ sơ về các dự án đầu tư dự kiến sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu quốc tế cho Bộ Tài chính để thẩm định và xây dựng đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

3. Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguồn tiền phát hành trái phiếu Chính phủ theo đúng mục tiêu mà Chính phủ đã phê duyệt. Mọi hành vi sử dụng sai mục đích hoặc không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

4. Cam kết và có trách nhiệm hoàn trả kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán cho Bộ Tài chính theo đúng các thỏa thuận của hợp đồng cho vay lại.

5. Duy trì các sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính và các tài liệu chứng từ phù hợp về việc rút vốn và sử dụng khoản vay lại và định kỳ gửi các báo cáo quý, năm cho Bộ Tài chính.

6. Định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tài chính, doanh nghiệp vay lại phải gửi báo cáo đánh giá và cung cấp tài liệu giải trình liên quan đến hiệu quả sử dụng khoản vốn vay lại từ nguồn tiền phát hành trái phiếu Chính phủ.

Điều 31. Trách nhiệm của các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh phát hành hoặc trực tiếp phát hành trái phiếu quốc tế

1. Các doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế có trách nhiệm thực hiện các quy định của Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ hiện hành;

2. Các doanh nghiệp trực tiếp phát hành trái phiếu quốc tế (có hoặc không có bảo lãnh Chính phủ) hoàn toàn tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguồn tiền từ phát hành, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của trái phiếu quốc tế, tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về vay và trả nợ nước ngoài và về quản lý ngoại hối.

3. Tất cả các doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế dưới mọi hình thức thực hiện các quy định về báo cáo theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.

Chương 5.

HẠCH TOÁN, KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Điều 32. Hạch toán

1. Đối với trái phiếu Chính phủ, việc hạch toán khoản tiền bán trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Các doanh nghiệp vay lại trái phiếu quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.

Điều 33. Báo cáo

1. Định kỳ hàng quý, hàng năm doanh nghiệp phát hành trái phiếu có bảo lãnh Chính phủ hoặc vay lại nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ có trách nhiệm báo cáo tình hình bố trí, sử dụng vốn trái phiếu và trả nợ gửi cho Bộ Tài chính theo đúng các quy định tại Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ và Quy chế sử dụng và giám sát sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu Chính phủ.

2. Thời hạn báo cáo là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo đối với báo cáo quý và trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

3. Các doanh nghiệp phát hành không có bảo lãnh Chính phủ thực hiện báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Điều 34. Kiểm tra và giám sát

Bộ Tài chính, cơ quan cho vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, cơ quan cấp bảo lãnh Chính phủ thực hiện việc theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn của các dự án vay lại nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và của các doanh nghiệp phát hành có bảo lãnh Chính phủ, bảo đảm việc sử dụng vốn đúng mục đích, thu hồi và thanh toán trái phiếu quốc tế theo đúng quy định tại Quy chế cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ hiện hành và Quy chế sử dụng và giám sát sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế cho từng đợt do Bộ Tài chính ban hành.

Điều 35. Kiểm toán khoản vay

Kết thúc năm tài chính, các doanh nghiệp phát hành được bảo lãnh Chính phủ hoặc vay lại nguồn vốn trái phiếu quốc tế của Chính phủ lựa chọn công ty kiểm toán để thực hiện kiểm toán toàn bộ các báo cáo tài chính năm về việc sử dụng nguốn vốn trái phiếu quốc tế và gửi cho Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày sau khi có biên bản kiểm toán.

Chương 6.

CÁC ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN

Điều 36. Hướng dẫn thực hiện

Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Điều 37. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2009.

2. Những quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này đều bị bãi bỏ.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 53/2009/ND-CP

Hanoi, June 4, 2009

 

DECREE

ON ISSUE OF INTERNATIONAL BONDS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 16, 2002 Law on State Budget;
Pursuant to the December 21, 2005 Ordinance on Foreign Exchange;
Pursuant to Decree No. 134/2005/ND-CP of November 1, 2005, on the Regulation on management of borrowing and repayment of foreign loans;
At the proposal of the Ministry of Finance,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Interpretation of terms

In this Decree the terms below are construed as follows:

1. Prospectus means a legal document or data prepared by the issuer and its legal consultants disclosing accurate, truthful and objective information concerning the offering or listing of securities of the issuer and bond issue terms and conditions. A prospectus shall be supplied by the issue underwriter to potential investors and other necessary partners.

2. Agent agreements means agreements signed between the issuer and agents on conditions and terms for conducting transactions from the issue to the completion of payment of bonds, including:

a/ Printer agent, which is a company selected to print the prospectus and other related documents;

b/ Listing agent, which is a company selected to carry out procedures for registering the list of the issuer's bonds on appropriate securities markets in accordance with regulations of these markets;

c/ Paying agent, which is a bank selected to pay on behalf of the issuer interests and principals to investors and concurrently the agent keeping the list of investors holding bonds of the issue;

d/ Transfer agent, which is an organization designated by the issuer to preserve reports on stockholders, cancel and issue certificates, handle matters arising in relation with lost, damaged or stolen certificates;

dd/ Trustee, which is a company designated by investors on the bond as their representative to protect the interests of bond holders and assure compliance with the bond terms;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Credit rating company means a company that rates the creditworthiness of countries and enterprises.

4. Re-lending agency means the Ministry of Finance or an agency or organization authorized by the Ministry of Finance to re-lend foreign loans of the Government, supervise the use of loans and collect re-lent loans and enjoy re-lending charges as prescribed by law.

5. Vietnamese enterprise (referred to as enterprise) means an economic entity which has its own name, assets and stable transaction office(s), and has registered its business under Vietnamese law to carry out business activities.

6. Form of issue: Depending on classification criteria, international bonds may be issued in various forms, specifically:

a/ By form of investor, (i) private placement reserved for potential investors such as investment banks, financial funds, insurance funds...; and (ii) public offering reserved for all types of investors;

b/ By scope of issue:

(i) Global offering;

(ii) Separate offering within each country or geographical region.

c/ By currency, bonds may be issued in different convertible currencies, such as the US dollar, euro and Japanese yen.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Issue underwriting contract or bond trading contract means an agreement between the issuer and a syndicate of issue-underwriting banks on the terms and conditions for underwriting or issue for each issue or program of issue.

9. Legal consultancy contract means an agreement signed between the issuer and a syndicate of underwriting banks with one or more law firms on the provision of domestic or international legal consultancy services.

10. Coupon interest rate means an interest rate indicated on bonds (determined upon bond issue. The issuer shall pay interests on the bonds' par value at this interest rate).

11. Issue date means the date on which bonds are issued on the market.

12. Principal underwriter/lead managing book-runner means an international investment bank or a group of such banks prestigious on the international financial market which is selected by the issuer to conduct transactions and play the major role in the distribution of bonds. The principal underwriter/lead managing book-runner will give advice on the optimal issue structure, offer reference prices and suitable time of issue, and collaborate with all related parties in well motivating transactions.

13. Issuer means the Government, enterprises, banks or financial institutions raising capital on financial markets through issuing bonds.

14. Re-borrower means an enterprise re­borrowing the capital of international bonds.

15. Syndicate of issue-underwriting banks means a group of international investment banks which are selected by the issuer to participate in the process of underwriting the issue of international bonds. This syndicate may be divided into many levels depending on the specific requirement of each issue:

a/ First level, including the principal underwriter/lead managing book-runner playing the major role in distributing the sale of bonds and collaborate with the issuer in enhancing the image of the country and enterprises and further providing liquidity support after the issue;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Third level, including the manager or co-manager who have the lowest role in the syndicate of issue-underwriting banks.

16. International bond means a debt certificate that has a par value, a term, bears an interest, and is issued by the Vietnamese Government or enterprises to borrow capital on international financial markets for economic development investment.

International bonds governed by this Decree include:

a/ Government bonds, which are international bonds issued by the Ministry of Finance under the Government's authorization.

b/ Corporate bonds, which are international bonds issued by Vietnamese enterprises themselves with or without government guarantee.

17. International legal consultant for the principal underwriter means an international law firm selected to give advice to the issue underwriter on international rules and laws.

18. Domestic legal consultant for the underwriter means a law firm that is present in the host country and is selected to give advice to the issue underwriter on relevant legal provisions in conformity with domestic laws.

19. International legal consultant for the issuer means an international law firm selected to give advice to the issuer on international rules and laws, compile the prospectus and legal opinions on each issue.

20. Domestic legal consultant for the issuer means an organization selected to give advice to the issuer on domestic laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Bond issue scheme

1. Bond issue scheme is a document prepared by the issuer for submission to competent authorities for approval.

2. A bond issue scheme covers the following principal details:

a/ Purposes of issue and use of the capital of issued bonds:

b/ Legal grounds for the issue (competent authorities' decision approving the development strategy, decision approving investment, etc.);

c/ Projected volume, structure and term of bonds; type of currency in which bonds will be issued and form of issue;

d/ Analysis of international market conditions as a basis for determining the projected interest rate of to be-issued bonds;

dd/ Projected method of selecting a syndicate of issue underwriters, legal consultants, related agents and issue plan:

f/ Plans on use of capital, cash flow management and handling of financial risks, payment of bond debts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Issue dossier means legal documents prepared by the issuer in coordination with the principal underwriter and legal consultants in accordance with international laws.

2. An issue dossier comprises the following basic documents:

a/ The prospectus;

b/ The issue underwriting contract;

c/ The bond trading contract;

d/ The legal consultancy contract;

dd/ Legal opinion;

e/ Agent agreements.

Article 5. Issue principles

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. An issue shall be carried out only when the international market conditions are favorable, ensuring success at reasonable costs.

3. Enterprises directly issuing international bonds shall comply with the principles of self-borrowing, self-payment and self-responsibility for the efficient use of capital raised from the issue.

4. An issue must comply with current laws on management of foreign debts and foreign exchange and international laws.

Article 6. Issue conditions

International bonds may be issued only when the following conditions are met:

1. There is a bond issue scheme appraised and approved by competent authorities.

In case of issue of government bonds, an issue scheme must be approved by the Government, including issue of bonds for restructuring the portfolio of government debts.

For state-owned business groups and corporations, a bond issue scheme must be adopted by the board of directors and approved by the Prime Minister.

For joint-stock companies and private enterprises, a bond issue scheme must be adopted by the shareholders congress, member council or capital owner representative.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Programs and projects have been identified as key national works or investment projects have been appraised by competent authorities to be effective and have completed investment procedures under current laws.

4. In case of issue of convertible bonds and bonds secured in various forms, current laws must be complied with.

5. International market requirements on credit ratings for issue are met (for an issue requiring credit rating).

6. The issuer has a complete issue dossier as required by foreign law for each issue and form of issue, and by Vietnamese law.

Article 7. Organization of issue

1. An issue of international bonds may be organized only when its scheme has been approved by competent authorities.

2. The process of issue may involve the following steps:

a/ Selecting a syndicate of issue-underwriting banks: The issuer shall select several world-leading international investment banks with bond issue experience to form a syndicate of banks to underwrite the issue on the basis of competitive bidding according to specific criteria and the list of banks selected by globally prestigious magazines (such as the International Financial Review);

b/ Selecting legal consultants: The issuer shall coordinate with the syndicate of issue-underwriting banks in selecting prestigious and experienced domestic and international law firms to act as domestic and international legal consultants for the issuer and issue underwriters;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For government bonds, it is the Ministry of Justice which is authorized by the Government to give advice on legal provisions concerning issue transactions and give legal opinions on such transactions;

- For corporate bonds, it is a legally capable law firm selected to give advice on regulations concerning issue transactions and give legal opinions on such transactions.

c/ Completing the issue dossier: The issuer shall assume the prime responsibility for, and coordinate with domestic legal consultants in negotiating and signing contracts with the syndicate of underwriting banks and international legal consultants, and preparing documents in the issue dossier, including relevant legal documents specified in Article 4 of this Decree, in accordance with international practices and Vietnamese law;

d/ Assessing credit ratings: The issuer shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned Vietnamese agencies in holding working sessions with credit rating agencies to affirm the national credit rating before the issue (in case of issue of government bonds). For enterprises, the determination of credit ratings depends on the requirement of each issue;

dd/ Organizing promotional work and the issue: The issuer shall promote the offering of bonds depending on the requirement of each form of issue, specifically:

- The issuer shall coordinate with the syndicate of issue-underwriting banks in organizing bond promotion campaigns at major financial centers in the world to contact the international investor community before pricing the bonds for issue;

- The issuer shall decide on conditions and coupon interest rates and terms of bond issue in the process of pricing bonds on the basis of the consultancy of the syndicate of issue-underwriting banks, suitable to market conditions and the principles set out in the approved issue scheme;

- The issuer shall organize receipt of the capital of issued bonds in accordance with signed agreements.

e/ Completing the issue transaction: After receiving proceeds from the sale of bonds, the issuer shall complete and sign legal documents concluding the transaction in conformity with international practice, and at the same time reporting issue results according to current regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Enterprises with urgent needs for capital for the State's investment projects but lacking conditions for self-issue may issue corporate bonds with governmental guarantee on international capital markets.

2. An issue of bonds with governmental guarantee must meet the following conditions:

a/ Meeting the conditions stated in Article 6 of this Decree and having its scheme approved by the Prime Minister;

b/ Having a credit rating equal to or one level lower than the national credit rating;

c/ Having the financial statements of the latest three years already audited by an independent audit firm showing that the enterprise suffers neither loss nor overdue debts:

d/ Observing the current Regulation on provision and management of government guarantee for foreign loans.

Chapter II

ISSUE OF GOVERNMENT BONDS

Article 9. Issue purposes

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To raise capital for development investment in the form of re-lending for implementing key works of the State and highly effective investment projects with foreign-currency capital needs.

2. To raise capital for restructuring the debt portfolio managed by the Government.

Article 10. Elaboration of bond issue schemes

1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for elaborating international bond issue schemes, and submit them to the Government for approval and issuance of resolutions for each issue.

2. The value of each issue is equivalent to at least USD 500 million.

3. For government bonds issued for re-lending purposes, enterprises that wish to use capital to be raised from international bond issue shall send sufficient documents and dossiers on investment programs and projects expected to be implemented, plans for capital use and cash flow management and for debt payment to the Ministry of Finance for verification and use as a basis for elaborating international bond issue schemes for report to the Government for approval.

4. Apart from the basic contents stated in Article 3 of this Decree, an international bond scheme must contain an analysis of national debt indicators showing that these indicators remain within the debt limits approved by the Government.

5. In an international bond issue scheme, the plan for re-lending raised capital to enterprises must comply with the Regulation on management of capital of international bonds issued by the Ministry of Finance for each issue.

Article 11. Organization of issue

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Management of capital and issue expenses

1. Proceeds from the sale of government bonds shall be allocated for use under the approved issue schemes and in accordance with the current State Budget Law and the Government's Regulation on management of borrowing and repayment of foreign loans.

2. All expenses arising from the issue:

a/ In case of restructuring the Government's debt portfolio, they will be covered by the state budget;

b/ In case of re-lending, they will be incurred by the re-borrower and allocated to each enterprise in proportion to its re-borrowed amount. Advances shall be made from the state budget for expenses arising in the preparation of the issue and reimbursed by directly subtracting the sum allocated from the bond capital when it is transferred to the re-borrower.

Annual expenses shall be covered with state budget advances and allocated in proportion to used capital amounts. Re-borrowers shall reimburse such advances according to notices of the Ministry of Finance.

3. Expenses related to the issue include:

a/ Expenses arising once:

- Issue-underwiting consultancy charge;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Charge for credit rating certification paid to credit rating companies for each issue (excluding annual expenses paid by the Ministry of Finance to national credit rating companies);

- Charges paid to listing, printer... agents;

- Domestic expenses related to the issue preparation and promotion for the bond offering and other actual expenses.

b/ Annual expenses, which are those annually payable to paying agents and transfer agents and the stock exchange where bonds are listed under the signed agent agreements;

c/ Other expenses related to the bond issue and payment.

4. Management and supervision of the use of capital raised from bond issue: The Ministry of Finance shall issue regulations on use and supervision of use of capital raised from government bond issue for each issue for compliance by concerned units.

Article 13. Payment of bond principal and interest

1. In case of using capital raised from bond issue for restructuring the Government's debts, when payment is due, the Ministry of Finance shall transfer money from the state budget directly into accounts of paying agents for payment to bond holders.

2. In case of re-lending, when principal and interest payment is due, the re-borrower shall make direct payment into accounts of paying agents or transfer payments into the account of the Ministry of Finance as provided in re-lending contracts for transfer to paying agents for payment to bond holders.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

On the basis of practical market conditions, the Ministry of Finance shall submit to the Prime Minister plans on use of financial instruments for buying back or swapping bonds issued and traded on international capital markets, including other loans used for restructuring the Government's debt portfolio, in order to minimize risks and reduce the debt burden for the budget.

Article 15. Updating of information

After each bond issue, the Ministry of Finance shall monitor the trading of bonds on the market and coordinate with concerned units in supplying updated information on Vietnam's economy and enterprises to foreign partners and investors according to international practices.

Chapter III

ISSUE OF CORPORATE BONDS

Article 16. Forms of issue of corporate bonds

Corporate bonds issued on international capital markets take the following forms:

1. Corporate bonds with government guarantee, which are corporate bonds guaranteed by the Government or jointly guaranteed by the Government and other forms of security.

2. Corporate bonds without government guarantee, which are bonds issued by enterprises themselves, even with underwriting by a third party other than the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To issue international bonds, enterprises must satisfy the following conditions:

1. Being established under Vietnamese law and lawfully operating in Vietnam.

2. Meeting all conditions stated in Article 6 of this Decree. Particularly for state enterprises, if they wish to issue international bonds without government guarantee, they must have a credit rating equal to or higher than the national credit rate (if the issue requires credit rating).

3. For enterprises issuing international bonds with government guarantee, they must meet the conditions stated in Article 8 of this Decree.

4. The value of each issue of corporate bonds with government guarantee is equivalent to at least USD 100 million.

Article 18. Elaboration of corporate bond issue schemes

Enterprises shall elaborate corporate bond issue schemes with contents specified in Article 3 of this Decree, and send them to their managing agencies, boards of directors or member councils for approval.

Article 19. Appraisal of corporate bond issue schemes

1. For state enterprises and enterprises issuing bonds with government guarantee:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The corporate bond issue scheme already approved by competent authorities;

- The decision of competent authorities approving the corporate bond issue scheme (a copy);

- The feasibility study report and investment decisions of projects related to the corporate bond issue scheme (copies);

- The certificate of the credit rating company of the issuer's publicized credit rating (a copy), if the issue requires credit rating.

b/ After receiving a complete dossier of request from the enterprise, the Ministry of Finance shall appraise it in terms of:

(i) Issue purpose: On the basis of projects stated in the corporate bond issue scheme, to appraise the capital needs of these projects, consider the financial status of the issuing enterprise in the past three years. If the issue involves different projects, to appraise the capital need and financial status of each unit to use the capital of international bonds;

(ii) Related procedures of projects to use the capital of international bonds: Projects to use money raised from the issue of corporate bonds must be those which have completed domestic investment procedures and obtained investment decisions of competent authorities;

(iii) Need for raised capital: On the basis of appraising the capital needs of projects stated in the corporate bond issue scheme, appraising the expected total volume of bonds against the capital need stated in the scheme, the debt payment capability of the issuer and the total annual commercial loan limit of the country;

(iv) Time of issue;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(vi) Form, currency and market of issue;

(vii) Cash flow use plan and debt payment plan, extent of risk of the entire plan for use of raised money.

2. For non-state enterprises issuing bonds without government guarantee:

Enterprises shall appraise their international bond issue schemes in accordance with their organization and operation regulations and take responsibility before law for their appraisal.

Article 20. Approval of corporate bond issue schemes

1. For state enterprises and enterprises issuing bonds with government guarantee:

After appraising the corporate bond issue scheme and collecting opinions of concerned agencies, the Ministry of Finance shall send a general appraisal report proposing the possibility of issue of corporate bonds on international capital markets to the Prime Minister for consideration and decision.

2. For non-state enterprises issuing bonds without government guarantee:

a/ Enterprises shall approve their international bond issue schemes in accordance with their organization and operation regulations and take responsibility before law for their appraisal;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ After the issue, within the period of payment of proceeds from the sale of bonds, the issuing enterprise shall register the loan prior to the closing date with the State Bank according to current law.

Article 21. Provision of government guarantee for corporate bonds

1. After the bond issue scheme is approved and the provision of guarantee is permitted by the Prime Minister, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility together with concerned agencies for negotiating and agreeing with partners on the details of a letter of guarantee.

2. The Ministry of Finance shall provide and manage government guarantee for corporate bonds according to current regulations applicable to other foreign loans with government guarantee.

3. Guarantee charges, security assets, the handling of security assets and other matters comply with the current Regulation on provision and management of government guarantee.

Article 22. Organization of issue

1. After its bond issue scheme is approved by competent authorities under Article 19 of this Decree, the enterprise shall prepare and carry out the issue in the order stated in Article 7 of this Decree in the capacity as issuer.

2. After the issue, the enterprise shall report issue results to the agency having approved the issue and the Ministry of Finance.

Article 23. Use of money raised from issue

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For corporate bonds with government guarantee, the Ministry of Finance shall supervise their capital in accordance with the current regulation on provision and management of government guarantee.

Article 24. Payment of corporate bond principal and interest

1. The issuing enterprise shall transfer money directly to paying agents according to signed agreements to pay corporate bond principal and interest to bond holders upon maturity.

2. For corporate bonds with government guarantee, whenever the issuing enterprise cannot arrange partial or full payment of due debts, at least 45 days before the interest payment deadline or 90 days before the principal payment deadline, it shall report it to the guarantee-providing agencies for handling.

3. The issuing enterprise shall open and use a foreign loan and debt account for receiving the capital of issued bonds and paying bond principal and interest under the Ordinance on Management of Foreign Exchange and the guidance of the State Bank.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF RELATED AGENCIES

Article 25. Responsibilities of the Ministry of Finance

1. To assume the prime responsibility for elaborating schemes on issue of government bonds on international capital markets and making plans on use of capital raised from bond issue, and submitting them to the Government for decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To select and sign contracts with foreign partners related to the issue of government bonds after obtaining approval of the Government.

4. To complete legal dossiers for the issue, organize the issue and re-lend capital raised from the issue of international bonds.

5. To select agencies for re-lending and re-lend the capital of international bonds under the current Regulation on re-lending of the Government's foreign loans.

6. To supervise the use of capital raised from the issue of government bonds for proper purposes and with effectiveness, recover the capital from re-borrowers. To plan and pay international bond principal and interest and related expenses on schedule.

7. To follow fluctuations in the prices of government bonds listed on international capital markets, analyze and assess market conditions and restructure government bond debts when conditions are favorable.

8. To assume the prime responsibility for appraising state enterprises' schemes on issue of international bonds and schemes on issue of bonds with government guarantee.

9. To guide enterprises issuing corporate bonds with government guarantee in determining credit ratings, preparations and issuers; to examine and supervise the use of loans for proper purposes and with effectiveness set out in the approved bond issue schemes to ensure the recoverability of capital for payment of bond debts.

10. To act as the focal point to supply information for foreign partners according to the agreements signed upon issue of international bonds.

11. To account via the state budget proceeds from the issue of government bonds in accordance with the State's current regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. Responsibilities of the State Bank

1. To coordinate with the Ministry of Finance in all stages of preparation and issue of government bonds in conformity with international practices and Vietnamese law.

2. To coordinate with the Ministry of Finance and related agencies in supplying data and documents for verification when preparing the prospectus in the course of preparing for the issue of government bonds.

3. To supply necessary data and documents at the request of the Ministry of Finance and collaborate with national credit-rating agencies.

4. To organize registration of loans raised by enterprises by the mode of self-borrowing and self-payment.

Article 27. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment

1. To coordinate with the Ministry of Finance in elaborating and evaluating schemes on issue of government bonds.

2. To coordinate with the Ministry of Finance and related agencies in supplying data and documents for verification when preparing the prospectus in the course of preparing for the issue of government bonds.

3. To supply to the Ministry of Finance necessary data relating to its management domain and work with credit rating agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 28. Responsibilities of the Ministry of Justice

1. To act as a domestic legal consultant for issuers with regard to issue of government bonds.

2. To give opinions on legal matters in issue guarantee contracts and other legal contracts related to the issue of government bonds, and government guarantee agreements before they are submitted to the Prime Minister for decision.

3. To appraise inconsistencies between agreements on issue of government bonds and corporate bonds and domestic laws and monitor the handling of these inconsistencies in the course of implementing these agreements;

4. To provide legal opinions on agreements on issue of government bonds and government-guaranteed corporate bonds and on the legal status of issuers and guaranteeing agencies at the request of these agencies.

Article 29. Responsibilities of other related agencies

1. To coordinate with the Ministry of Finance in supplying data regularly or irregularly to serve the rating of the creditworthiness of the country and enterprises and work with credit rating agencies.

2. To coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Justice in supplying necessary data and information for preparing the prospectus and preparing legal opinions and participating in data-checking sessions together with syndicates of guaranteeing banks and units involved in the issue.

Article 30. Responsibilities of enterprises re­borrowing capital raised from the issue of government bonds

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To supply sufficient documents and dossiers on investment projects expected to use capital raised from the issue of international bonds to the Ministry of Finance for appraisal and elaboration of schemes on issue of corporate bonds.

3. To take full responsibility before law for the use of proceeds from the issue of government bonds for purposes approved by the Government. All acts of using such capital for improper purposes or failing to fulfill committed obligations shall be handled under law.

4. To commit and pay in time and fully financial obligations to the Ministry of Finance according to the provisions of re-lending contracts.

5. To keep accounting records, financial statements and valid documents on the withdrawal of capital and use of re-borrowed amounts and send quarterly and annual reports to the Ministry of Finance.

6. Regularly or irregularly upon request of the Ministry of Finance, re-borrowing enterprises shall send evaluation reports and supply explanatory documents relating to the effective use of loans re-borrowed from capital raised from the issue of government bonds.

Article 31. Responsibilities of enterprises issuing international bonds with government guarantee or directly issuing international bonds

1. Enterprises that issue international bonds with government guarantee shall observe the current Regulation on provision and management of government guarantee.

2. Enterprises directly issuing international bonds (with or without government guarantee) shall take full responsibility before law for the use of proceeds from the issue, fulfill all obligations arising out of international bonds, and strictly observe the State's current regulations on borrowing and repayment of foreign loans and foreign exchange management.

3. All enterprises issuing international bonds in whatever forms shall make reports under Article 33 of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

COST-ACCOUNTING EXAMINATION, SUPERVISION AND REPORTING REGIME

Article 32. Accounting

1. For government bonds, proceeds from the sale thereof shall be accounted under the current State Budget Law.

2. Enterprises re-borrowing the Government's international bonds and issuing enterprises shall apply the investment capital accounting and settlement regime according to current regulations.

Article 33. Reporting

1. Quarterly and annually, enterprises issuing bonds with government guarantee and re-borrowing capital of the Government's international bonds shall report on the allocation and use of bond capital and debt payment to the Ministry of Finance in accordance with the Regulation on provision and management of government guarantee and the Regulation on use and supervision of use of capital raised from government bonds.

2. The deadline for reporting is the last day of the First month of the subsequent quarter, for quarterly reports, and before January 31 of the subsequent year, for annual reports.

3. Enterprises issuing bonds without government guarantee shall make reports according to regulations of the State Bank and at the request of the Ministry of Finance.

Article 34. Examination and supervision

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 35. Loan audit

At the end of a fiscal year, enterprises issuing bonds with government guarantee or re-borrowing the capital of the Government's international bonds shall select audit companies to audit all annual financial statements on the use of the capital of international bonds and send audited financial statements to the Ministry of Finance within 15 days after obtaining audit reports.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36. Implementation guidance

The Ministry of Finance shall coordinate with concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.

Article 37. Effect

1. This Decree takes effect on July 30, 2009.

2. All previous provisions contrary to this Decree are annulled.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
 PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 53/2009/NĐ-CP ngày 04/06/2009 về phát hành trái phiếu quốc tế

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.403

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.44.156
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!