Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 29/2014/NĐ-CP thẩm quyền thủ tục xác lập quyền sở hữu Nhà nước về tài sản

Số hiệu: 29/2014/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/04/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quản lý tài sản được xác lập quyền sở hữu NN

Vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 29/2014/NĐ-CP quy định cụ thể về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu, việc quản lý, xử lý đối với tài sản sau khi được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Nghị định này có một số điểm mới như:

- Việc xác định giá trị tài sản được thực hiện theo cơ chế thị trường.
- Đối với tài sản là tang vật, phương tiện VPHC khi bán đấu giá đều phải ký kết hợp đồng bán đấu giá tài sản trừ trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.
- Quy định các trường hợp được bán chỉ định tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu.
- Quy định tỷ lệ trích thưởng đối với người phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử, văn hóa, bảo vật quốc gia...

Nghị định này có hiệu lực từ 01/6/2014, thay thế Nghị định 137/2006/NĐ-CP và một số quy định tại Nghị định số 14/1998/NĐ-CP, số 17/2010/NĐ-CP, Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg .

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÀI SẢN VÀ QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 21 tháng 12 năm 1999 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập, quyền sở hữu của Nhà nước.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và việc quản lý, xử lý đối với tài sản sau khi được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với các loại tài sản sau đây:

1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.

3. Tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

4. Tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

3. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Điều 3. Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân nhưng do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu theo bản án, quyết định của tòa án, quyết định của cấp có thẩm quyền khác, bao gồm:

a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;

b) Vật chứng vụ án, một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự (sau đây gọi tắt là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu).

2. Tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, bao gồm:

a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi tắt là bất động sản vô chủ);

b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi tắt là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên);

c) Tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm);

d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng người đó không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi tắt là di sản không người thừa kế);

đ) Tài sản là hàng hoá tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan tại cảng biển, cảng hàng không, kho ngoại quan, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính không có người đến nhận (sau đây gọi tắt là hàng hóa tồn đọng).

3. Tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước bao gồm: Tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ và các hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.

4. Tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài đã cam kết chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

Điều 4. Nguyên tắc thực hiện thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

1. Việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản phải được lập thành văn bản và phải tuân theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.

2. Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.

3. Việc xác định giá trị và tổ chức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước thực hiện theo cơ chế thị trường.

4. Việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

Cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi tắt là đơn vị) chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được quy định như sau:

1. Đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu:

a) Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là cấp huyện) ra quyết định tịch thu;

b) Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản trong các trường hợp còn lại.

2. Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và đã có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp tỉnh và cơ quan thi hành án cấp quân khu chuyển giao, Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi tắt là Phòng Tài chính Kế hoạch) là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý đối với tài sản do cơ quan thi hành án cấp huyện chuyển giao.

3. Đối với vật chứng vụ án do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát ra quyết định tịch thu, cơ quan đã ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

4. Đối với bất động sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý đối với bất động sản, di tích lịch sử - văn hoá, Phòng Tài chính Kế hoạch là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý đối với động sản; trường hợp một vụ việc bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau (bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản) thì Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

5. Đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

6. Đối với hàng hoá tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan, Cục Hải quan là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

7. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng tài sản là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

8. Đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước Việt Nam mà khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm chủ trì quản lý, xử lý tài sản như sau:

a) Đối với tài sản của các dự án do các chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài thực hiện dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn viện trợ không hoàn lại chuyển giao cho nhà nước Việt Nam, Ban quản lý dự án là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản; trường hợp Ban quản lý dự án đã bị giải thể thì cơ quan chủ quản dự án là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

b) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng, Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị được Bộ Quốc phòng phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

c) Đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh, Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ Công an phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

d) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính phân cấp là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản;

đ) Đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho chính quyền địa phương, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

9. Đối với tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết, Sở Tài chính là đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

Điều 6. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

1. Thực hiện việc bảo quản tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước từ khi được tiếp nhận đến khi hoàn thành việc xử lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Làm thủ tục để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

3. Lập phương án xử lý tài sản hoặc báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để lập phương án xử lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Tổ chức xử lý hoặc phối hợp xử lý tài sản sau khi phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Thanh toán các chi phí có liên quan và phần giá trị tài sản thuộc về tổ chức, cá nhân phát hiện theo quy định của pháp luật.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước dưới mọi hình thức.

2. Không báo cáo, lập phương án xử lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định này.

3. Không triển khai thực hiện đúng thời gian quy định việc xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quy định của pháp luật.

4. Gây thất thoát, hư hỏng tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

5. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chương 2.

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC VỀ TÀI SẢN

Điều 8. Thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản

1. Thẩm quyền quyết định tịch thu đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền quyết định tịch thu đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án thực hiện theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án dân sự.

3. Đối với tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với: Tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm; bất động sản vô chủ, bất động sản không có người thừa kế, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hoá; tài sản của các vụ việc xử lý bao gồm cả bất động sản hoặc di tích lịch sử - văn hóa và động sản.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp không thuộc phạm vi tại Điểm a, Điểm c Khoản này;

c) Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan.

4. Đối với tài sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam, thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được quy định như sau:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo đề nghị của Bộ, cơ quan trung ương đối với tài sản là bất động sản, xe ô tô, các tài sản khác (không phải là bất động sản, xe ô tô) có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trừ các tài sản quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này;

b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định hoặc phân cấp quyết định đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quốc phòng;

c) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định hoặc phân cấp quyết định đối với tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực an ninh;

d) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định đối với các tài sản không thuộc phạm vi các Điểm a, b và c Khoản này chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định đối với tài sản chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương, trừ các tài sản quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập sở hữu Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

Điều 9. Thủ tục quyết định tịch thu đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án

Thủ tục quyết định tịch thu đối với tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về tố tụng hình sự, pháp luật về thi hành án dân sự.

Điều 10. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên

1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu của tài sản bị đánh rơi, bỏ quên theo quy định của pháp luật về dân sự, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về tài sản bị đánh rơi, bỏ quên (Ủy ban nhân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thuộc về Nhà nước.

Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:

a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu tài sản từ khi phát hiện; căn cứ xác định tài sản thuộc về Nhà nước;

b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản;

c) Biên bản giao nộp tài sản của người nhặt được hoặc người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên;

d) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc xử lý tài sản (nếu có).

2. Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định này, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định này, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản bị đánh rơi, bỏ quên quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 11. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với bất động sản vô chủ

1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự mà không xác định được ai là chủ sở hữu của bất động sản, cơ quan đã tiếp nhận thông tin về bất động sản vô chủ (Ủy ban nhân cấp xã hoặc Công an sở tại) có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.

Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:

a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản từ khi phát hiện;

b) Bảng kê địa điểm, diện tích, hiện trạng bất động sản;

c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với bất động sản (nếu có).

2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 12. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm

1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự mà không xác định được ai là chủ sở hữu của tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, Sở Tài chính có trách nhiệm lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản bao gồm:

a) Báo cáo quá trình xác định chủ sở hữu đối với tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm từ khi phát hiện;

b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản;

c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xác định chủ sở hữu đối với tài sản (nếu có).

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 13. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với di sản không có người thừa kế

1. Trong thời hạn 7 ngày, làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự, cơ quan công chứng hoặc Ủy ban nhân cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.

Hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch bao gồm:

a) Báo cáo quá trình mở thừa kế đối với di sản;

b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của di sản;

c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình mở thừa kế, văn bản từ chối quyền hưởng di sản, bản án hoặc quyết định của Tòa án xác định người không được quyền hưởng di sản thừa kế (nếu có).

2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình kèm hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với di sản không có người thừa kế quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định này, gửi Sở Tài chính để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với di sản không có người thừa kế quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với di sản không có người thừa kế quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 8 Nghị định này.

3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 14. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng

1. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành thủ tục xác định chủ sở hữu và kiểm kê, phân loại, định giá hàng hóa tồn đọng theo quy định của pháp luật về hải quan mà không có người đến nhận, cơ quan Hải quan nơi có hàng hóa tồn đọng có trách nhiệm lập hồ sơ trình Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản;

b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản;

c) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình thông báo về tài sản và các hồ sơ, tài liệu khác (nếu có);

d) Văn bản thông báo từ bỏ hàng hóa hoặc tài liệu chứng minh (nếu có).

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này, Cục trưởng Cục Hải quan quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 15. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước

1. Khi được các tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển giao quyền sở hữu về tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị được đề nghị tiếp nhận tài sản căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật xác định tính phù hợp của việc tiếp nhận tài sản chuyển giao và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.

2. Trường hợp xác định việc tiếp nhận tài sản chuyển giao là phù hợp với quy định của pháp luật thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản có trách nhiệm lập hồ sơ, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định này xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản;

b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản;

c) Hợp đồng tặng cho tài sản trong trường hợp chuyển giao dưới hình thức tặng cho và theo quy định của pháp luật phải lập thành hợp đồng;

d) Các hồ sơ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản chuyển giao và hình thức chuyển giao (nếu có).

3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định này quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Điều 16. Thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước đối với tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao theo cam kết

1. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày kết thúc thời hạn hoạt động theo Giấy phép đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư có trách nhiệm thông báo cho Sở Tài chính nơi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trụ sở về các trường hợp doanh nghiệp cam kết chuyển giao tài sản cho Nhà nước Việt Nam khi kết thúc hoạt động.

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan cấp giấy phép đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiệm trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng kiểm kê, phân loại tài sản. Thành phần Hội đồng do lãnh đạo Sở Tài chính làm chủ tịch, có đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan.

Hội đồng có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận tài sản từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao;

b) Thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản và lập bảng kê chi tiết chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản;

c) Bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.

3. Căn cứ trên kết quả kiểm kê, phân loại của Hội đồng, Sở Tài chính có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao theo cam kết.

Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản bao gồm:

a) Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản;

b) Bảng kê chủng loại, số lượng, khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản;

c) Văn bản thể hiện cam kết chuyển giao tài sản cho Nhà nước Việt Nam khi kết thúc hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

d) Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản (nếu có).

3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

Chương 3.

QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC

Mục 1: QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN LÀ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TỊCH THU

Điều 17. Bảo quản tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý, trừ các tài sản được quy định tại Khoản 2 Điều này.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này không có kho bãi để bảo quản tài sản hoặc tài sản là máy móc, thiết bị đã cố định, khó tháo dỡ thì được ủy quyền hoặc ký hợp đồng thuê với cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kho tàng để bảo quản. Việc ủy quyền hoặc thuê bảo quản tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2. Các tài sản sau đây thì phải chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để bảo quản:

a) Tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật được chuyển giao cho cơ quan quản lý văn hóa;

b) Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh được chuyển giao cho đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý được chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước;

d) Tài sản là lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại được chuyển giao cho cơ quan Dự trữ Nhà nước hoặc cơ quan Kiểm lâm. Trong trường hợp lâm sản là động vật rừng bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển cho Trung tâm cứu hộ động vật hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất để cứu chữa trước khi chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản này.

3. Việc bàn giao tài sản cho các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều này để bảo quản phải lập thành biên bản có xác nhận của bên giao, bên nhận và bên chứng kiến (cơ quan tài chính cùng cấp). Bộ Tài chính quy định nội dung, biểu mẫu, danh mục hồ sơ kèm theo Biên bản bàn giao.

4. Các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều này có trách nhiệm tiếp nhận tài sản chuyển giao, thực hiện việc bảo quản tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 18. Hình thức xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

1. Chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý và xử lý đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và các tài sản khác không được phép lưu hành.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản này.

2. Chuyển giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để quản lý, sử dụng đối với tài sản là phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị và phương tiện làm việc, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn theo tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

3. Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ.

4. Tiêu hủy đối với tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc buộc phải tiêu huỷ theo quy định của pháp luật; trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định xử lý.

5. Thực hiện bán đấu giá đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có một người đăng ký mua tài sản bán đấu giá và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì tài sản được bán cho người đó.

6. Thanh lý đối với tài sản đã tổ chức bán đấu giá 02 lần nhưng không bán được.

7. Việc xử lý đối với hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 19. Quyết định chuyển giao tài sản

1. Đối với các tài sản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này phải gửi quyết định tịch thu cho cơ quan tài chính cùng cấp, cụ thể:

a) Đối với các tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương ra quyết định tịch thu gửi về Bộ Tài chính;

b) Đối với các tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương ra quyết định tịch thu gửi về Sở Tài chính.

2. Khi nhận được quyết định tịch thu do đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản gửi, cơ quan tài chính quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này chủ trì, phối hợp với đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và nhu cầu sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trình cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, cụ thể:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định: Chuyển giao tài sản quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; chuyển giao tài sản quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý hoặc điều chuyển tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương khác;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển giao tài sản quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

3. Trường hợp không thực hiện chuyển giao được thì tài sản được xử lý theo hình thức bán đấu giá quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 20. Tổ chức xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

1. Việc tổ chức xử lý tài sản được thực hiện đối với tài sản của từng vụ việc xử phạt hành chính bị tịch thu.

Trường hợp giá trị tài sản bị tịch thu của một vụ việc thấp (dưới 100 triệu đồng/01 vụ việc) thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản có thể tổng hợp tài sản của nhiều vụ việc để xử lý một lần.

2. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Sau khi tiếp nhận tài sản, cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản được tiếp nhận theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để quản lý, sử dụng theo quyết định của cấp có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này.

Việc tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản chuyển giao có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

4. Đối với tài sản là tiền Việt Nam thì Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với tài sản là ngoại tệ thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản nộp vào tài khoản ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm mua toàn bộ số ngoại tệ trên để chuyển nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam theo quy định.

5. Đối với tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có chức năng thực hiện tiêu hủy các tài sản theo quy định của pháp luật.

Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu huỷ được thực hiện theo các hình thức gồm: Sử dụng hóa chất; sử dụng biện pháp cơ học; hủy đốt; hủy chôn; hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Việc tiêu huỷ tài sản phải được lập biên bản. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm có: Căn cứ thực hiện tiêu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, số lượng, hiện trạng của tài sản tại thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu huỷ và các nội dung khác có liên quan.

Trường hợp tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 18 Nghị định này được xử lý theo hình thức khác thì thực hiện theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

6. Đối với tài sản bán đấu giá quy định tại Khoản 5 Điều 18 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện bán tài sản theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.

7. Đối với tài sản thanh lý quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản thành lập Hội đồng thanh lý tài sản để thực hiện việc thanh lý. Hội đồng thanh lý tài sản do lãnh đạo đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản làm Chủ tịch Hội đồng; các thành viên khác bao gồm: Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp; đại diện bộ phận chuyên môn của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản; đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan.

Hội đồng thanh lý tài sản có trách nhiệm phân loại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần thanh lý để thực hiện theo một trong các hình thức sau:

a) Bán trực tiếp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua;

b) Phá dỡ, hủy bỏ đối với các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không thể tiếp tục sử dụng được và không bán được.

Việc tổ chức thanh lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Điều 21. Bán đấu giá tài sản

1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc thành lập Hội đồng bán đấu giá (trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp) theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

2. Việc xác định giá khởi điểm: Đơn giá và giá trị của tang vật, phương tiện phải chuyển giao để bán đấu giá xác định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính là giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá.

Trong các trường hợp sau đây thì phải thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm:

a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính khi chuyển giao để bán đấu giá chưa được xác định giá trị;

b) Thời điểm dự kiến tổ chức bán đấu giá vượt quá 60 ngày, kể từ ngày xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

c) Giá trị tang vật đã được xác định theo quy định tại Điều 60 của Luật Xử lý vi phạm hành chính chênh lệch (cao hơn hoặc thấp hơn) từ 10% trở lên so với giá của tài sản cùng loại theo thông báo giá của Sở Tài chính tại thời điểm chuyển giao để bán đấu giá.

Nguyên tắc làm việc, chế độ tài chính của Hội đồng xác định giá khởi điểm; nguyên tắc, phương pháp và trình tự xác định giá khởi điểm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

3. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

Mục 2: QUẢN LÝ, XỬ LÝ VẬT CHỨNG VỤ ÁN, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁN BỊ TỊCH THU

Điều 22. Bảo quản tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

1. Đối với vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu đã có quyết định thi hành án thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản và tiến hành giao vật chứng, tài sản tạm giữ cho đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

Khi chuyển giao vật chứng, tài sản bị tịch thu phải kèm theo quyết định thi hành án, bản án, quyết định hoặc bản sao bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự sao y bản chính.

Việc chuyển giao vật chứng, tài sản bị tịch thu phải có sự tham gia của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự hoặc người được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền, kế toán, thủ kho và đại diện cơ quan tài chính. Việc giao, nhận vật chứng, tài sản được lập biên bản, mô tả cụ thể thực trạng vật chứng, tài sản, có chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên giao, chữ ký của người đại diện và dấu của cơ quan bên nhận (nếu có).

Sau khi cơ quan thi hành án chuyển giao, cơ quan tài chính thực hiện việc bảo quản tài sản theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

2. Đối với vật chứng vụ án do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát ra quyết định tịch thu thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định này thực hiện việc bảo quản theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Điều 23. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận bàn giao tài sản từ cơ quan thi hành án (đối với tài sản có quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày ra quyết định tịch thu (đối với tài sản do cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát ra quyết định tịch thu), đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này phê duyệt. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản bao gồm: Chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản và hình thức xử lý đối với từng loại tài sản.

2. Hình thức xử lý tài sản:

a) Chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý đối với tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh; vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, không được sử dụng vào mục đích thương mại và các tài sản khác không được phép lưu hành.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan công bố danh sách cụ thể các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Khoản này;

b) Chuyển giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để quản lý, sử dụng đối với tài sản là máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị và phương tiện làm việc, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn theo tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

c) Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ;

d) Tiêu hủy đối với tài sản không còn khả năng sử dụng hoặc tài sản thuộc danh mục cấm sản xuất, kinh doanh và lưu thông theo quy định của pháp luật gồm: Văn hoá phẩm độc hại, ma túy, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác buộc phải tiêu hủy. Trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác để đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định xử lý;

đ) Bán theo quy định của pháp luật đối với các tài sản không thuộc quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản này.

3. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác;

b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án chuyển giao tài sản quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý hoặc chuyển giao giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản đối với các trường hợp không thuộc phạm vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.

Điều 24. Tổ chức xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

1. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện quản lý, xử lý quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 23 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành.

Việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Sau khi tiếp nhận tài sản, cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản được tiếp nhận theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 23 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận.

Việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản chuyển giao có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

3. Đối với tài sản là tiền Việt Nam thì Kho bạc Nhà nước thực hiện hạch toán nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đối với tài sản là ngoại tệ thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản nộp vào tài khoản ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm mua toàn bộ số ngoại tệ trên để chuyển nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam theo quy định.

4. Đối với tài sản quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 23 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan có chức năng thực hiện tiêu huỷ hoặc xử lý theo hình thức khác theo quy định tại Khoản 5 Điều 20 Nghị định này.

5. Đối với tài sản bán quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 23 Nghị định này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này phối hợp với các cơ quan có chức năng thực hiện bán tài sản theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Điều 25. Bán tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

1. Việc bán vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu được thực hiện theo phương thức đấu giá công khai theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Các trường hợp bán chỉ định tài sản:

a) Tài sản có giá trị dưới 50 triệu đồng/01 đơn vị tài sản;

a) Tài sản là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng (thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản, hàng hóa dễ cháy, nổ, hàng thực phẩm đã qua chế biến nhưng hạn sử dụng còn dưới 30 ngày, động vật rừng hoang dã đã chết nhưng không thuộc đối tượng phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ...); tài sản là hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng lớn được chuyên chở trên các phương tiện giao thông đường thủy, đường biển mà việc bốc dỡ tốn kém, chi phí lớn;

c) Tài sản là vật tư, hàng hóa cấm nhập khẩu buộc phải tái xuất mà chỉ có một tổ chức kinh tế có chức năng tái xuất đối với vật tư, hàng hoá đó;

d) Trường hợp đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá tài sản mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm.

3. Đối với tài sản bán đấu giá, việc tổ chức bán đấu giá tài sản được thực hiện như sau:

a) Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 Nghị định này ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc thành lập Hội đồng bán đấu giá (trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp) để thực hiện bán đấu giá;

b) Việc xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

c) Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

4. Đối với tài sản bán chỉ định, việc xác định giá bán và tổ chức bán thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Việc bán chỉ định tài sản phải được lập Biên bản theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Mục 3: QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN VÔ CHỦ, TÀI SẢN BỊ ĐÁNH RƠI, BỎ QUÊN, TÀI SẢN BỊ CHÔN GIẤU, BỊ CHÌM ĐẮM, DI SẢN KHÔNG NGƯỜI THỪA KẾ, HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC

Điều 26. Bảo quản tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng

1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 4, Khoản 6 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản không có kho bãi để bảo quản tài sản thì được ủy quyền hoặc thuê cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kho tàng để bảo quản. Việc uỷ quyền, thuê bảo quản tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không có người thừa kế, hàng hóa tồn đọng có các loại tài sản quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 17 của Nghị định này.

Điều 27. Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này phê duyệt. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản bao gồm: Chủng loại, số lượng, hiện trạng tài sản và hình thức xử lý đối với từng loại tài sản.

2. Hình thức xử lý tài sản thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này.

3. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là di tích lịch sử - văn hoá, cổ vật, bảo vật quốc gia theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác;

b) Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án chuyển giao tài sản cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý hoặc chuyển giao giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ tài sản quy định tại Điểm a Khoản này;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt hoặc phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý đối với các trường hợp không thuộc phạm vi các Điểm a, b và d Khoản này;

d) Cục trưởng Cục Hải quan phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản là hàng hóa tồn đọng.

Điều 28. Tổ chức xử lý tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng

Việc xử lý tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế, hàng hóa tồn đọng được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định của pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Nghị định này.

Điều 29. Chi thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên

1. Tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia được thưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Mức tiền thưởng đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau:

a) Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;

b) Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;

c) Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;

d) Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;

đ) Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;

Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các khoản chi phí theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.

3. Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các tài sản khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi gói thưởng.

4. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được chi thưởng và giá trị tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị đặc biệt thì các cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức thưởng.

5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị đánh rơi, bỏ quên để làm căn cứ chi thưởng theo quy định tại Điều này.

Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 30. Thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên

1. Tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà không phải là di tích lịch sử - văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, không phải là tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia có giá trị tài sản lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định áp dụng tại thời điểm giao nộp tài sản, sau khi trừ chi phí bảo quản thì tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

2. Cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 27 Nghị định này quyết định mức được hưởng của tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên.

3. Tổ chức, cá nhân được thưởng theo quy định tại Điều 29 Nghị định này thì không được hưởng phần giá trị của tài sản theo quy định tại Điều này; tổ chức, cá nhân được hưởng phần giá trị của tài sản theo quy định tại Điều này thì không được thưởng theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.

Điều 31. Thăm dò, khai quật, trục vớt, tiếp nhận, bảo quản, xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm và chi thưởng, thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy

Việc tổ chức thăm dò, khai quật, trục vớt, tiếp nhận, bảo quản, xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm và chi thưởng, thanh toán phần giá trị của tài sản cho tổ chức, cá nhân ngẫu nhiên tìm thấy được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 96/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 96/2009/NĐ-CP) và Nghị định số 128/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 128/2013/NĐ-CP).

Mục 4: QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN DO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TỰ NGUYỆN CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CHO NHÀ NƯỚC

Điều 32. Tiếp nhận, bảo quản tài sản

1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 7, Khoản 8 Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản tài sản trong thời gian chờ xử lý.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản không có kho bãi để bảo quản tài sản thì được ủy quyền hoặc thuê cơ quan, tổ chức có đủ điêu kiện cơ sở vật chất, kho tàng để bảo quản. Việc ủy quyền, thuê bảo quản tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2. Đối với tài sản do phía nước ngoài chuyển giao nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế với Nhà nước thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản phải làm thủ tục chuyển nhượng và nộp thuế theo quy định của pháp luật trước khi trình cấp có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và phê duyệt phương án xử lý tài sản.

Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản không bố trí được kinh phí để tạm ứng nộp thuế thì đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quyết định nộp thuế sau khi bán, thanh lý tài sản hoặc giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận tài sản điều chuyển làm thủ tục nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 33. Xử lý tài sản khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng

1. Lập phương án xử lý tài sản:

Căn cứ tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản lập phương án xử lý tài sản cùng với hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này xem xét, quyết định theo các hình thức sau đây:

a) Trường hợp tài sản chuyển giao phù hợp với đối tượng, điều kiện tiếp nhận, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật thì giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận quản lý, sử dụng;

b) Trường hợp tài sản chuyển giao không phù hợp với đối tượng, điều kiện tiếp nhận, tiêu chuẩn, định mức, chế độ theo quy định của pháp luật thì đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị phải từ chối, trường hợp không từ chối được thì xử lý bán theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

2. Thẩm quyền quyết định phương án xử lý: cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

3. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

4. Đối với tài sản bán: Thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Điều 34. Xử lý tài sản khi chuyển giao không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng

1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 8 Điều 5 Nghị định này lập phương án xử lý tài sản cùng với hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này xem xét, quyết định theo các hình thức sau đây:

a) Chuyển giao cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có nhu cầu sử dụng tài sản mà còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

b) Thanh lý đối với các tài sản đã vượt quá thời gian sử dụng theo chế độ mà không thể tiếp tục sử dụng; tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;

c) Bán đối với các tài sản không thuộc phạm vi Điểm a, Điểm b Khoản này.

2. Cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

Riêng đối với tài sản do các tổ chức, cá nhân tặng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, việc phê duyệt phương án xử lý thực hiện sau khi có ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

3. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 8 Điều 5 Nghị định này tổ chức bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận. Việc thực hiện bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận tài sản chuyển giao có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản, thực hiện quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

4. Đối với tài sản thanh lý: Thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 20 Nghị định này.

5. Đối với tài sản bán: Thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Điều 35. Xử lý tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết

1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Khoản 9 Điều 5 Nghị định này lập phương án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, trình cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này xem xét, quyết định.

2. Cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định này có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản.

3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc xử lý tài sản quy định tại Điều này.

Chương 4.

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC

Điều 36. Các khoản chi phí

1. Các khoản chi phí liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, quản lý và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước bao gồm:

a) Chi phí vận chuyển, bảo quản; chi phí kiểm nghiệm, giám định, định giá tài sản tạm giữ; chi bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan tiếp nhận, bảo quản tài sản đã được Nhà nước bố trí kho bãi, phương tiện vận tải, kinh phí thường xuyên thì không được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản những tài sản đó;

b) Chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản tài sản từ thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc xử lý;

c) Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý bán tài sản: Chi phí định giá khởi điểm; chi thuê giám định, thuê sửa chữa tài sản để bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được; chi khắc phục tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan; phí bán đấu giá trả cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, chi phí bán đấu giá do Hội đồng bán đấu giá thực hiện (đối với trường hợp bán đấu giá thông qua Hội đồng bán đấu giá tài sản);

d) Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đối với trường hợp hàng thuộc diện tạm nhập, tái xuất nhưng nay cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập khẩu chính thức;

đ) Phí, lệ phí (nếu có);

e) Chi phí cho việc chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã trước khi xử lý theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Chi phí thực hiện tiêu hủy tài sản;

h) Các khoản chi khác có liên quan.

Các khoản chi phí liên quan đến việc thăm dò, khai quật, trục vớt, xử lý tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 96/2009/NĐ-CP và Nghị định số 128/2013/NĐ-CP.

2. Đối với các khoản chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định đó. Đối với các khoản chi phí chưa có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quyết định trên cơ sở thực tế phát sinh và khả năng kinh phí thực hiện xử lý tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

3. Việc thanh toán các khoản chi quy định tại Điều này được thực hiện theo mức chi thực tế hoặc khoán kinh phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể quy định tại Điều này.

Điều 37. Nguồn kinh phí

1. Đối với tài sản được xử lý bán thì nguồn kinh phí để chi trả được sử dụng từ số tiền thu được do bán tài sản đã nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan nhà nước (Bộ Tài chính, Sở Tài chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch) được mở tại Kho bạc nhà nước. Trường hợp số tiền thu được do bán tài sản không đủ để thanh toán các khoản chi phí mà tài khoản tạm giữ theo dõi riêng đối với cơ quan, đơn vị xử lý tài sản còn số dư thì được sử dụng để hỗ trợ thanh toán các khoản chi phí, nếu thiếu thì đề nghị hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành.

2. Đối với tài sản được xử lý theo hình thức khác (chuyển giao, tiêu huỷ) thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 36 của Nghị định này được bố trí như sau:

a) Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tài sản để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tài sản;

b) Đối với các tài sản chuyển giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý hoặc chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng thì các chi phí phát sinh trước khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản này; các chi phí phát sinh từ khi có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc bàn giao do cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản chi trả.

3. Nguồn kinh phí chi thưởng và thanh toán phần giá trị của tài sản cho các tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên theo quy định tại Điều 29 và Điều 30 của Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

Điều 38. Quản lý số tiền thu được từ việc xử lý tài sản

Toàn bộ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định tại Điều 36 Nghị định này được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc Trung ương xử lý thì tiền thu được từ việc xử lý tài sản nộp vào ngân sách trung ương; tài sản do cơ quan, đơn vị thuộc địa phương xử lý thì tiền thu được từ việc xử lý tài sản nộp vào ngân sách địa phương.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 39. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2014.

2. Từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định sau đây sẽ hết hiệu lực thi hành:

a) Điều 20, Điều 21, Điều 22 Nghị định số 14/1998/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về quản lý tài sản nhà nước;

b) Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước;

c) Khoản 2 Điều 13 Quyết định số 64/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức;

d) Điều 19, đoạn 2 Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.

Điều 40. Hướng dẫn thi hành

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Hướng dẫn thực hiện các điều, khoản giao Bộ Tài chính hướng dẫn quy định tại Nghị định này;

b) Ban hành các biểu mẫu để thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 29/2014/ND-CP

Hanoi, April 10, 2014

 

DECREE

PRESCRIBING THE COMPETENCE AND PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT OF STATE OWNERSHIP OVER PROPERTY AND FOR MANAGEMENT AND HANDLING OF PROPERTY OVER WHICH STATE OWNERSHIP IS ESTABLISHED (*)

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;

Pursuant to the December 21, 1999 Penal Code and the June 19, 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Penal Code;

Pursuant to the November 26, 2003 Criminal Procedure Code;

Pursuant to the June 29, 2001 Customs Law and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;

Pursuant to the November 14, 2008 Law on Judgment Enforcement;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Pursuant to the June 3, 2008 Law on Management and Use of State Property;

At the proposal of the Minister of Finance,

The Government promulgates the Decree prescribing the competence and procedures for establishment of state ownership over property and for management and handling of property over which state establishment is established.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree prescribes the competence and procedures for establishment of state ownership over property and for management and handling of such property in accordance with law with regard to property of the following types:

1. Property confiscated under law.

2. Derelict property, dropped or mislaid property, buried or sunk property, estates without heirs, in-stock commodities left in customs supervision zones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Property delivered by foreign-invested enterprises to the Vietnamese State as committed.

Article 2. Subjects of application

1. State agencies and persons that have competence to decide on the establishment of state ownership over property.

2. Agencies, organizations and units that are assigned to manage and handle property over which state ownership is established.

3. Other organizations and individuals involved in the establishment of state ownership over property and the management and handling of such property.

Article 3. Property eligible for establishment of state ownership

1. Property confiscated under law means the property of an organization or individual which is confiscated due to the commission of a crime or an administrative violation by such organization or individual under a judgment or decision of a court or a decision of another competent authority, including:

a/ Confiscated material evidence and means of administrative violation;

b/ Exhibits of a criminal case, part or all of convicts’ property confiscate under the criminal and criminal procedure laws (below referred to as confiscated exhibits and convicts’ property for short).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Real estates without owners or with unidentified owners over which state ownership is established (below referred to as derelict real estates);

b/ Dropped or mislaid property of which the owners are unidentifiable or do not come to reclaim them, over which state ownership is established (below referred to as dropped or mislaid property);

c/ Buried or sunk property which is discovered or found in the mainland, on islands or in sea ạreas over which the Socialist Republic of Vietnam has the sovereignty, sovereignty rights and jurisdiction, which have no owners or of which the owners are unidentifiable under law at the time they are discovered or found (below referred to as buried or sunk property);

d/ Property being estates without heirs under testament or law or with heirs who are ineligible to enjoy the estates or who disclaim the estates after they have fulfilled property obligations, over which state ownership is established (below referred to as heirless estates);

dd/ Property being commodities left in stock in customs supervision zones at seaports, airports, bonded warehouses or postal service enterprises, without anyone to come and reclaim them (below referred to as in-stock commodities).

3. Property voluntarily transferred to the State includes property donated, presented as a gift, given, contributed, provided as aid or financial assistance or otherwise transferred to the Vietnamese State by organizations and individuals at home and abroad.

4. Property of foreign-invested enterprises which the foreign investors have committed to transfer to the Vietnamese State without indemnification at the end of their operation term.

Article 4. Principles of carrying out the procedures for establishment of state ownership over property and management and handling of such property

1. The establishment of state ownership over property shall be made in writing and must comply with the law-prescribed order and procedures on the basis of protecting the State’s interests and respecting the lawful rights and interests of related organizations and individuals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The valuation and handling of property over which state ownership is established shall be carried out under the market mechanism.

4. The establishment of state ownership over property and the management and handling of property over which state ownership is established shall be carried out in a public and transparent manner; all acts of violation shall be handled promptly, strictly and lawfully.

Article 5. Units in charge of management and handling of property over which state ownership is established

Agencies, organizations and units (below referred to as units for short) in charge of management and handling of property over which state ownership is established are prescribed as follows:

1. For confiscated material evidences and means of administrative violation:

a/ Agencies competent to propose competent authorities to issue confiscation decisions shall take charge of management and handling of property in cases where chairpersons of the People’s Committees of provinces or centrally run cities (below referred to as provincial level for short) or chairpersons of the People’s Committees of urban districts, rural districts, towns or provincial cities (below referred to as district level) issue the confiscation decisions;

b/ Agencies of the persons who issue the confiscation decisions shall take charge of management and handling of property in the remaining cases.

2. In cases where exhibits and convicts’ property confiscated under the criminal and criminal procedure laws and competent agencies have issued judgment enforcement decisions, provincial-level Departments of Finance shall take charge of management and handling of the property delivered from provincial-level or military zone-level judgment enforcement agencies; Finance and Planning Sections of district- level People’s Committees (below refeưed to as district-level Finance and Planning Sections for short) shall take charge of management and handling of the property delivered from district-level judgment enforcement agencies.

3. For exhibits confiscated under decisions of investigative agencies or procuracies, the confiscation decision-issuing agencies shall take charge of management and handling of the property.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. For buried or sunk property, provincial-level Departments of Finance shall take charge of management and handling of the property.

6. For in-stock commodities left in customs supervision zones, provincial-level Customs Departments shall take charge of management and handling of the property.

7. For property voluntarily transferred to the Vietnamese State by organizations or individuals while, upon the transfer, property-managing or -using agencies, organizations or units are specified, such agencies, organizations or units shall take charge of management and handling of the property.

8. For property voluntarily transferred to the Vietnamese State by organizations or individuals while, upon the transfer, property-managing or -using agencies, organizations or units are not specified, competent state agencies shall delegate the main responsibility for management and handling of the property as follows:

a / For property of projects implemented by foreign experts, contractors and consultants with the use of official development assistance or non-refundable aid source, which is transferred to the Vietnamese State, the project management units shall take charge of management and handling of the property; if the project management units have been dissolved, the project-sponsoring agencies shall take charge of management and handling of the property;

b/ For special property and special-use property in the national defense field, the Ministry of National Defense or units assigned by the Ministry of National Defense shall take charge of management and handling of the property;

c/ For special property and special-use property in the security field, the Ministry of Public Security or units assigned by the Ministry of Public Security shall take charge of management and handling of the property;

d/ For property other than those defined at Points a, b and c of this Clause, which are transferred to the Government, the Ministry of Finance or units assigned by the Ministry of Finance shall take charge of management and handling of the property;

dd/ For property other than those defined at Points a, b and c of this Clause, which are transferred to local administrations, provincial-level Departments of Finance shall take charge of management and handling of the property.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Responsibility of units in charge of management and handling of property over which state ownership is established

1. To preserve the property over which state ownership is established from the time they are received to the time of completion of handling under decisions of competent authorities, unless otherwise prescribed by law.

2. To carry out procedures for reporting to competent authorities for decision on the establishment of state ownership over property.

3. To draw up plans for property handling or report to competent state agencies for drawing up the plans, and submit them to competent authorities for approval, unless otherwise prescribed by law;

4. To organize, or coordinate in, the handling of property after the plans are approved by competent authorities.

5. To pay relevant expenses and the value of property belonging to discovering organizations or individuals.

6. To perform other tasks prescribed in this Decree and relevant law.

Article 7. Prohibited acts

1. Abusing positions and powers to appropriate in any form property over which state ownership is established.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Failing to handle the property over which state ownership is established according to set schedule in the approved plans or prescribed by law.

4. Causing loss of, or damage to, property over which state ownership is established.

5. Other acts prohibited by relevant law.

Chapter II

COMPETENCE AND PROCEDURES FOR ESTABLISHMENT OF STATE OWNERSHIP OVER PROPERTY

Article 8. Competence to establish state ownership over property

1. The competence to decide on the confiscation of material evidences and means of administrative violation must comply with the law on handling of administrative violations.

2. The competence to decide on the confiscation of exhibits and convicts’ property must comply with the criminal law, criminal procedure law and civil judgment enforcement law.

3. For derelict property, dropped or mislaid property, buried or sunk property, heirless estates and in-stock commodities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ District-level People’s Committee chairpersons shall decide on the establishment of state ownership as prescribed by law over property other than those prescribed at Points a and c of this Clause;

c/ Provincial-level Customs Department directors shall decide on the establishment of state ownership as prescribed by law over commodities left in stock in customs supervision zones.

4. For property voluntarily transferred to the Vietnamese State by organizations or individuals, the competence to decide on the establishment of state ownership is prescribed as follows:

a/ The Minister of Finance shall make decision at the proposal of ministries or central agencies with regard to property being real estates, automobiles and other assets (other than real estates and automobiles), with a value of VND 500 million or more per unit of property transferred to centrally run agencies, organizations or units for management, excluding the property defined at Points b and c of this Clause;

b/ The Minister of National Defense shall make decision or decentralize the decision with regard to special property and special-use property in the national defense field;

c/ The Minister of Public Security shall make decision or decentralize the decision with regard to special property and special-use property in the security field;

d/ Ministers or heads of central agencies shall make decision or decentralize the decision with regard to property other than those defined at Points a, b and c of this Clause, which are transferred to agencies, organizations or units under their respective management.

dd/ Provincial-level People’s Committee chairpersons or competent persons authorized by provincial-level People’s Committees shall make decision with regard to property transferred to agencies, organizations and units under local management, excluding the property defined at Points b and c of this Clause.

5. Provincial-level People’s Committee chairpersons shall decide on the establishment of state ownership under law over property transferred by foreign-invested enterprises to the Vietnamese State as committed after the conclusion of their operation terms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The procedures for decision on confiscation of material evidence and means of administrative violation, and exhibits and convicts’ property must comply with the law on handling of administrative violations, the law on criminal procedures and the law on civil judgment enforcement.

Article 10. Procedures for establishment of state ownership over dropped or mislaid property

1. Within 7 working days after the completion of procedures for identification of owners of dropped or mislaid property under civil law, the agencies that are informed of the dropped or mislaid property (commune-level People’s Committees or local public security offices) shall compile dossiers and send them to district-level Finance and Planning Sections with regard to dropped or mislaid property of the State.

A dossier to be sent to the district-level Finance and Planning Section must comprise:

a/ The report on the process of identifying the property owner since the discovery thereof; grounds for identifying that the property belongs to the State;

b/ The list of types, quantity, volume, value and current conditions of the property;

c/ The written record of property handover by the person who picks up or discovers the dropped or mislaid property;

d/ Files and documents related to the property handling (if any).

2. For the dropped or mislaid property defined at Point b, Clause 3, Article 8 of this Decree, within 7 working days after the receipt of a complete dossier prescribed in Clause 1 of this Article, the district-level Finance and Planning Section shall make a report enclosed with the dossier prescribed in Clause 1 of this Article and submit them to the district-level People’s Committee chairperson for decision on the establishment of state ownership.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Within 5 working days, after the receipt of a complete dossier sent by the district-level People’s Committee, the provincial-level Department of Finance shall submit it to the provincial- level People’s Committee chairperson for decision on the establishment of state ownership over the dropped or mislaid property defined at Point a, Clause 3, Article 8 of this Decree.

3. Within 5 working days after the receipt of a complete dossier prescribed in Clause 2 of this Article, the district-level People’s Committee chairperson or provincial-level People’s Committee chairperson shall decide to establish state ownership over property.

Article 11. Procedures for establishment of state ownership over derelict real estates

1. Within 7 working days after the completion of procedures for identification of owners under civil law, if the real estate owners cannot be identified, the agencies which have received the information on derelict real estates (commune-level People’s Committees or local public security offices) shall compile dossiers and send them to the district-level Finance and Planning Sections.

A dossier sent to the Finance and Planning Section must comprise:

a / The report on the process of identifying the owner of real estate since its discovery;

b/ The statement on the location, acreage and current condition of the real estate;

c/ Files and documents related to the process of identifying the real estate owner (if any).

2. Within 7 working days after the receipt of a complete dossier prescribed in Clause 1 of this Article, the district-level Finance and Planning Section shall make a report enclosed with the dossier prescribed in Clause 1 of this Article and send them to the district- level People’s Committee for sending to the provincial-level Department of Finance, which shall further submit them to the provincial-level People’s Committee chairperson for decision on the establishment of state ownership.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Within 5 working days after the receipt of a complete dossier from the provincial-level Department of Finance, the provincial-level People’s Committee chairperson shall decide to establish state ownership over property.

Article 12. Procedures for establishment of state ownership over buried or sunk property

1. Within 7 working days after the completion of procedures for identification of owners under civil law, if the owners of buried or sunk property cannot be identified, provincial-level Departments of Finance shall compile dossiers and submit them to provincial-level People’s Committee chairpersons for decision on the establishment of state ownership.

A dossier proposing the establishment of state ownership over property must comprise:

a/ The report on the process of identifying the owner of buried or sunk property since its discovery;

b/ The statement on the type, quantity, volume and current condition of the property;

c/ Files and documents related to the process of identifying the property owner (if any).

2. Within 5 working days after the receipt of a complete dossier prescribed in Clause 1 of this Article, the provincial-level People’s Committee chairperson shall decide to establish state ownership over property.

Article 13. Procedures for establishment of state ownership over heirless estates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A dossier sent to the district-level Finance and Planning Section must comprise:

a/ The report on the process of inheritance opening for the estate;

b/ The statement on the type, quantity, volume and current condition of the estate;

c/ Files and documents related to the process of inheritance opening, the written disclaim of the estate, the court judgment or decision confirming the person who is ineligible to receive the estate (if any).

2. Within 7 working days after the receipt of a complete dossier prescribed in Clause 1 of this Article, the district-level Finance and Planning Section shall make a report and send it together the dossier to the district-level People’s Committee for decision on the establishment of state ownership over heirless estates defined at Point b, Clause 3, Article 8 of this Decree, or sending them to the provincial-level Department of Finance for submission to the provincial- level People’s Committee chairperson for decision on the establishment of state ownership over heirless estates defined at Point a, Clause 3, Article 8 of this Decree.

Within 5 working days after the receipt of a complete dossier from the district-level People’s Committee, the provincial-level Departments of Finance shall submit it to the provincial-level People’s Committee chairperson for decision on the establishment of state ownership over heirless estates defined at Point a, Clause 3, Article 8 of this Decree.

3. Within 5 working days after the receipt of a complete dossier prescribed in Clause 2 of this Article, the district-level People’s Committee chairperson or provincial-level People’s Committee chairperson shall decide to establish state ownership over property.

Article 14. Procedures for establishment of state ownership over in-stock commodities

1. Within 7 working days after the completion of procedures for identification of owners and the inventory, classification and valuation of in-stock commodities in accordance with the customs law, if nobody comes to claim the commodities, the customs offices at places where the commodities are left in stock shall compile dossiers and submit them to the provincial-level Customs Department directors for decision on the establishment of state ownership.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ A written proposal on establishment of state ownership over property;

b/ The statement on the type, quantity, volume and current condition of the property;

c/ Files and documents related to the process of notification on the property and other dossiers and documents (if any);

d/ The written notification on abandonment of commodities or proving documents (if any).

2. Within 5 working days after the receipt of a complete dossier prescribed in Clause 1 of this Article, the Customs Department director shall decide to establish state ownership over property.

Article 15. Procedures for establishment of state ownership over property voluntarily transferred to the State

1. Upon the proposed transfer of property ownership by organizations or individuals, the agencies, organizations or units proposed to receive the property shall base themselves on current laws to determine the appropriateness of the receipt of transferred property and take responsibility therefor.

2. If the receipt of transferred property is determined to be lawful, within 7 working days after the receipt of property, the property-receiving agencies, organizations or units shall compile dossiers and send them to their superior agencies (if any) for submission to the competent authorities defined in Clause 4, Article 8 of this Decree for establishment of state ownership over the property.

A dossier proposing the establishment of state ownership over property must comprise:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The statement on the type, quantity, volume, value and current condition of the property;

c/ The contract on property donation in case where it is transferred in form of donation, which shall be made in writing as prescribed by law;

d/ Files and documents proving the rights to own and use the transferred property and form of transfer (if any).

3. Within 5 working days after the receipt of a complete dossier prescribed in Clause 2 of this Article, the competent authorities defined in Clause 4, Article 8 of this Decree shall decide to establish state ownership over the property.

Article 16. Procedures for establishment of state ownership over property transferred by foreign-invested enterprises as committed

1. At least 30 days before the conclusion of the operation terms under the investment licenses, the investment-licensing agencies shall notify the provincial-level Departments of Finance of the localities where foreign-invested enterprises are based of the latter’ commitment to transfer their property to the Vietnamese State upon conclusion of their operation.

2. Within 5 working days after the receipt of notifications of the investment-licensing agencies, provincial-level Departments of Finance shall propose provincial-level People’s Committee chairpersons to set up a property inventory and classification council composed of a provincial-municipal Finance Department leader as its chairman and representatives of the provincial-level Department of Planning and Investment, Department of Resources and Environment and Department of Construction and related agencies as its members.

The Council has the duties:

a/ To receive the property transferred from the foreign-invested enterprise;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ To preserve the property pending the handling thereof.

3. Based on the inventory and classification results of the council, the provincial- level Department of Finance shall compile a dossier proposing the establishment of state ownership over property, with regard to foreign-invested enterprises’ property transferred as committed.

A dossier proposing the establishment of state ownership over property must comprise:

a/ The report proposing the establishment of state ownership over property;

b/ The statement on the type, quantity, volume, value and current condition of the property;

c/ The document showing the foreign-invested enterprise’s commitment to transfer the property to the Vietnamese State upon conclusion of operation;

d/ Files and documents related to the property (if any).

4. Within 5 working days after the receipt of a complete dossier prescribed in Clause 2 of this Article, the provincial-level People’s Committee chairperson shall decide to establish state ownership over property.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Section 1. MANAGEMENT AND HANDLING OF CONFISCATED MATERIAL EVIDENCE AND MEANS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION

Article 17. Preservation of confiscated material evidence and means of administrative violation

1. Units in charge of property management and handling defined in Clause 1, Article 5 of this Decree shall preserve the property pending the handling, except the property defined in Clause 2 of this Article.

If the units in charge of property management and handling defined in Clause 1, Article 5 of this Decree have no warehouses and storing yards for property preservation or the property is machinery and fixed equipment which are hard to disassemble, they are entitled to authorize or sign contracts to hire agencies or organizations which fully meet the conditions on physical bases and warehouses for preservation under law.

2. The following property shall be delivered to specialized management agencies for preservation:

a/ Objects of historical and cultural value, national treasures and antiques, which shall be delivered to cultural management agencies;

b/ Weapons, explosives, supporting instruments, professionally technical means, specialized equipment and facilities and other property related to national defense or security, which shall be delivered to people’s armed force units;

c/ Vietnamese currency, foreign currency, valuable certificates, gold, silver, gems and precious metals, which shall be delivered to the State Treasury;

d/ Rare and precious forest products, not used for commercial purposes, which shall be delivered to the state reserve or ranger agencies. Wounded or sick wild animals in need of treatment shall be transported to an animal rescue center or the nearest veterinary office for treatment before they are delivered to the specialized management agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The delivery of property to specialized management agencies defined in Clause 2 of this Article for preservation shall be made in wiring with the certification of the deliverers, recipients and witnesses (the finance agencies of the same level). The Ministry of Finance shall prescribe the contents, forms and lists of records to be enclosed with the delivery records.

4. The specialized management agencies defined in Clause 2 of this Article shall receive and preserve the delivered property in accordance with law.

Article 18. Forms of handling confiscated material evidence and means of administrative violation

1. Delivery to specialized management agencies for management and handling, with regard to material evidences and means of administrative violation which are narcotics, weapons, explosives, supporting instruments, professional technical means, specialized equipment and facilities and other property related to national defense or security, objects of historical and cultural value, national treasures, antiques, rare and precious forest products, items banned from circulation and other assets prohibited from circulation.

The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and agencies in, promulgating a list of specialized management agencies as prescribed at this Clause.

2. Delivery to state agencies, public non-business units, people’s armed force units, political organizations or socio-political organizations for management and use, with regard to means of transport, machinery, equipment, working means and facilities, equipment serving professional activities according to the criteria and norms set by competent state agencies.

3. Payment into the state budget, with regard to Vietnamese and foreign currencies.

4. Destruction, with regard to useless property or property subject to destruction under law; in special cases where other handling forms are required to ensure thrift and efficiency, the units in charge of property management and handling shall report them to the Ministry of Finance or their superior agencies (if any) for reporting to the Minister of Finance for consideration of and decision on the handling.

5. Auction, for property other than those defined in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article; if the auction registration time limit has expired while only one person registers to buy the property and offer a price not lower than the reserve price, the property shall be sold to that person.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. The handling of perishable commodities and objects must comply with Clause 3, Article 126 of the Law on Handling of Administrative Violations and the guidance of the Ministry of Finance.

Article 19. Decision on property delivery

1. For the property defined in Clauses 1 and 2, Article 18 of this Decree, the units in charge of property management and handling prescribed in Clause 1, Article 5 of this Decree shall send the confiscation decisions to the finance agencies of the same level, specifically:

a/ For property confiscated under decisions of competent persons of central agencies, the decisions shall be sent to the Ministry of Finance;

b/ For property confiscated under decisions of competent persons of local agencies, the decisions shall be sent to the provincial-level Departments of Finance.

2. Upon receiving the confiscation decisions from the units in charge of property management and handling, the finance agencies defined at Points a and b, Clause 1 of this Article shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the units in charge of property management and handling, in submitting to competent authorities for decision the delivery of property to specialized management agencies or agencies, organizations or units for management and use based on the property use criteria and norms and their demands, specifically:

a/ The Minister of Finance shall decide on the delivery of property defined at Point a, Clause 1 of this Article; the delivery of property defined at Point b, Clause 1 of this Article to centrally run agencies, organizations or units or to agencies, organizations or units of other localities;

b/ Provincial-level People’s Committee chairpersons shall decide on the delivery of property defined at Point b, Clause 1 of this Article to agencies, organizations or units under their management.

3. In case of non-delivery, the property shall be auctioned under Clause 5, Article 18 of this Decree and the Ministry of Finance’s guidance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The handling of property shall be organized for confiscated property of each case of administrative violation.

If the value of the confiscated property of a case is low (under VND 100 million/case), the unit in charge of property management and handling can integrate the property involved in many cases for a single handling.

2. For property delivered to specialized management agencies for management and handling defined in Clause 1, Article 18 of this Decree, the units in charge of property management and handling defined in Clause 1, Article 1 of this Decree shall organize the delivery of property to the specialized management agencies under decisions of competent authorities prescribed in Clause 2, Article 19 of this Decree. The property delivery and receipt shall be made in writing according to the form set by the Ministry of Finance.

After receiving the property, the specialized management agencies shall manage and handle the property in accordance with relevant laws.

3. For property delivered to state agencies, public non-business units, people’s armed force units, political organizations or socio-political organizations for management and use under decisions of competent authorities, the units in charge of property management and handling defined in Clause 1, Article 5 of this Decree shall organize the delivery of property to receiving agencies, organizations or units under decisions of competent authorities prescribed in Clause 2, Article 19 of this Decree,

The property delivery and receipt shall be made in writing according to the form set by the Ministry of Finance.

The property recipients shall account the property as asset, and manage and use the property in accordance with the law on management and use of state property.

4. For property being Vietnamese currency, the State Treasury shall account and pay it into the state budget in accordance with the law on state budget. For property being foreign currencies, the units in charge of property management and handling shall deposit them into the foreign currency accounts of the State Treasury at banks; the State Bank shall buy the entire amounts of the above-said foreign currencies for conversion into Vietnam dong and payment into the state budget according to regulations.

5. For property defined in Clause 4, Article 18 of this Decree, the units in charge of property management and handling defined in Clause 1, Article 5 of this Decree shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the finance agencies of the same level and functional agencies in, the destruction thereof in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The destruction shall be recorded in a minutes, which has the following principal contents: ground for destruction; destruction site and time; destruction participants; name, type, quantity and current conditions of the property at the time of destruction; form of destruction and other relevant details.

If the property defined in Clause 4, Article 18 of this Decree is handled in other forms, the Minister of Finance’s decisions shall be complied with.

6. For property to be auctioned defined in Clause 5, Article 18 of this Decree, the units in charge of property management and handling defined in Clause 1, Article 5 of this Decree shall coordinate with functional agencies in selling the property under Article 21 of this Decree.

7. For property to be liquidated defined in Clause 6, Article 18 of this Decree, the units in charge of property management and handling shall set up a property liquidation council to perform the liquidation. Such a council shall be composed of a leader of the unit in charge of property management and handling as its chairman and representatives of the finance agency of the same level, the professional section of the unit in charge of property management and handling and related agencies and units as its members.

The property liquidation council shall sort out the material evidence and means of administrative violation to be liquidated, for implementation of one of the following forms:

a/ Direct sale to organizations and individuals that want to purchase;

b/ Demolition or destruction, for material evidence and means of administrative violation which are no longer useable and cannot be sold.

The liquidation shall be organized in accordance with the law on management and use of state property.

Article 21. Property auction

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Determination of reserve prices: The unit price and value of the material evidence and means to be delivered for auction, determined under Article 60 of the Law on Handling of Administrative Violations, shall serve as the reserve price for organization of auctions.

For the following cases, a council shall be set up to determine the reserve price:

a/ The material evidence and means of administrative violation to be delivered for auction have not been valued yet;

b/ The time projected for organization of an auction exceeds 60 days after the value of the material evidence of administrative violation is determined under Article 60 of the Law on Handling of Administrative Violations;

c/ The value of the material evidence that has been determined under Article 60 of the Law on Handling of Administrative Violations is 10% higher or lower than the price of property of the same type notified by the provincial-level Departments of Finance at the time of delivery for auction.

The working principles and financial regime of reserve price-determining councils; and the principles, methods and order of determining reserve prices must comply with the Ministry of Finance’s guidance.

3. The order and procedures for property auction must comply with the law on property auction.

Section 2. MANAGEMENT AND HANDLING OF CONFISCATED EXHIBITS AND CONVICTS’ PROPERTY

Article 22. Preservation of confiscated exhibits and convicts’ property

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The delivery of confiscated exhibits and property must be accompanied with judgment enforcement decisions, court judgments or decisions or copies of court judgments or decisions duplicated from the originals by the civil judgment enforcement agencies.

The delivery of confiscated exhibits and property shall be participated by the head of the civil judgment enforcement agency or his/her authorized person, accountant, warehouse keeper and representative of the finance agency. The delivery and receipt of exhibits and property shall be recorded in a minutes describing in detail the current conditions of exhibits and property and bearing the signatures of the representatives and seals (if any) of the delivering and receiving agencies.

After the delivery by the judgment enforcement agencies, the finance agencies shall preserve the property under Article 17 of this Decree.

2. For exhibits confiscated under decisions of investigative agencies or procuracies, the units in charge of property management and handling defined in Clause 3, Article 5 of this Decree shall perform the preservation under Article 17 of this Decree.

Article 23. Formulation and approval of plans for handling of confiscated exhibits and convicts’ property

1. Within 10 days after the receipt of property from judgment enforcement agencies (for property with judgment enforcement decisions) or after the issuance of confiscation decisions (for property confiscated under decisions of investigative agencies or procuracies), the units in charge of property management and handling defined in Clauses 2 and 3, Article 5 of this Decree shall draw up property-handling plans and submit them to the competent authorities defined in Clause 3 of this Article for approval. The property-handling plan must covers the following principal contents: type, quantity and current conditions of property and handling forms applicable to every type of property.

2. Property-handling forms:

a/ Delivery to specialized management agencies for management and handling, with regard to weapons, explosives, supporting instruments, professional technical means, specialized equipment and facilities and other property related to national defense or security; objects of historical or cultural value, national treasures, antiques, rare and precious forest products, which may not be used for commercial purpose, and other property not permitted for circulation.

The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and agencies in, promulgating a list of specialized management agencies defined in this Clause;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Payment into the state budget, for Vietnamese and foreign currencies;

d/ Destruction, with regard to property no longer useable or property banned by law from production, trading and circulation, which include debauched cultural products, narcotics, fake goods of no use value, objects harmful to human health, animals, plants and other property subject to destruction. In special cases where other handling forms are required to ensure thrift and efficiency, the units in charge of property management and handling shall report them to the superior agencies (if any) for further reporting to the Minister of Finance for consideration and decision;

dd/ Sale under law, with regard to property other than those defined at Points a, b, c and d of this Clause.

3. Competence to approve property-handling plans:

a/ The Prime Minister shall approve handling plans, for objects of historical and cultural value, antiques and national treasures at the proposal of the Minister of Finance, the Minister of Culture, Sports and Tourism or related provincial-level People’s Committee chairpersons, unless otherwise prescribed by law;

b / The Minister of Finance shall approve plans for delivery of property defined at Points a and b, Clause 2 of this Article to centrally run agencies, organizations or units, or for delivery among provinces and centrally run cities;

c/ Provincial-level People’s Committee chairpersons shall approve or decentralize the competence to approve property-handling plans, for cases other than those defined at Points a and b of this Clause.

Article 24. Organization of the handling of confiscated exhibits and convicts’ property

1. For property to be delivered to specialized management agencies defined at Point a, Clause 2 of this Article for management and handling, the units in charge of property management and handling defined in Clauses 2 and 3, Article 5 of this Decree shall organize the delivery.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

After receiving the property, the specialized management agencies shall manage and handle the property in accordance with relevant laws.

2. For property to be delivered to the agencies, organizations or units defined at Point b, Clause 2, Article 23 of this Decree for management and use, the units in charge of property management and handling defined in Clauses 2 and 3, Article 5 of this Decree organize the delivery.

The property delivery and receipt shall be recorded in writing according to the form set by the Ministry of Finance.

The property recipients shall account the property as asset, and manage and use the property in accordance with the law on management and use of state property.

3. For property being Vietnamese currency, the State Treasury shall account and pay it into the state budget in accordance with the law on state budget. For property being foreign currencies, the units in charge of property management and handling shall deposit them into the foreign-currency accounts of the State Treasury at banks; the State Bank shall buy these foreign currency amounts for conversion in Vietnam dong and payment into the state budget as prescribed.

4. For property defined at Point d, Clause 2, Article 23 of this Decree, the units in charge of property management and handling defined in Clauses 2 and 3, Article 5 of this Decree shall coordinate with the finance agencies of the same level and functional agencies in the destruction thereof or handling in other forms prescribed in Clause 5, Article 20 of this Decree.

5. For property defined at Point e, Clause 2, Article 23 of this Decree, the units in charge of property management and handling defined in Clauses 2 and 3, Article 5 of this Decree shall coordinate with functional agencies in selling the property under Article 25 of this Decree.

Article 25. Sale of confiscated exhibits and convicts’ property

1. The sale of confiscated exhibits and convicts’ property shall be carried out through public auction in accordance with law, except the cases prescribed in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ The property is valued at under VND 50 million per property unit;

b/ The property being perishable commodities or objects (fresh food, fire or explosion- prone commodities, processed food to expire within under 30 days, dead wild animals which are not subject to destruction under law on forest protection and development...); property being bulky and heavy commodities carried by waterway or sea, of which the loading and unloading are costly;

c/ The property being supplies or commodities banned from import and subject to re-export while there is only one economic organization functioning to re-export such supplies and commodities;

d/ The time limit for property auction registration expires while only one organization or individual registers to buy the property and offers a price not lower than the reserve price.

3. For property to be auctioned, the auction shall be organized as follows:

a/ The unit in charge of property management and handling defined in Clause 2 or 3, Article 5 of this Decree shall sign an auction contract with the professional auctioning organization or set up an auction council (in case of being unable to hire the professional auctioning organization) to conduct the auction;

b/ The reserve price of auctioned property shall be determined under the Ministry of Finance’s guidance;

c/ The order and procedures for property auction must comply with the law on property auction.

4. For property subject to designated sale, the determination of sale prices and the sale must comply with the law on management and use of state property. The designated sale of property shall be recorded in a minutes under the Ministry of Finance’s guidance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 26. Preservation of derelict property, dropped or mislaid property, heirless estates and in-stock commodities

1. The units in charge of property management and handling defined in Clauses 4 and 6, Article 5 of this Decree shall preserve the property pending the handling.

If they have no warehouses or storing yards for property preservation, they may authorize or hire agencies or organizations which fully satisfy the conditions on physical bases and warehouses for preservation. The property preservation authorization or hiring shall be made in contracts in accordance with law.

2. If derelict property, dropped or mislaid property, heirless estates or in-stock commodities are of different types defined in Clause 2, Article 17 of this Decree, the preservation must comply with Clauses 2 and 3, Article 17 of this Decree.

Article 27. Formulation and approval of plans for handling derelict property, dropped or mislaid property, heirless estates or in-stock commodities

1. Within 10 days after the receipt of decisions on establishment of state ownership over property, the units in charge of property management and handling defined in Clause 4, Article 5 of this Decree shall prepare property-handling plans and submit them to the competent authorities defined in Clause 3 of this Article for approval. The property- handling plan must cover the following principal contents: type, quality and current condition of the property and the handling form applicable to each kind of property.

2. The property-handling form is prescribed in Clause 2, Article 23 of this Decree.

3. Competence to approve property-handling plans is prescribed as follows:

a/ The Prime Minister shall approve plans for handling of historical and cultural relics, antiques and national treasures at the proposal of provincial-level People’s Committee chairpersons in localities where the property is located, and at the proposal of the Minister of Finance or the Minister of Culture, Sports and Tourism, unless otherwise prescribed by law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Provincial-level People’s Committee chairpersons shall approve or decentralize the competence to approve handling plans for cases other than those prescribed at Points a, b and d of this Clause;

d/ Provincial-level Customs Department directors shall approve plans for handling in-stock commodities.

Article 28. Organization of the handling of derelict property, dropped and mislaid property, heirless estates and in-stock commodities

The handling of derelict property, dropped or mislaid property, heirless estates and in-stock commodities over which state establishment is established in accordance with law must comply with Articles 24 and 26 of this Decree.

Article 29. Rewards for organizations and individuals that discover and turn in dropped or mislaid property

1. Organizations or individuals that discover and turn in the dropped or mislaid historical and cultural relics, national treasures, or property in the national defense or security field, shall be rewarded under Clause 2 of this Article.

2. The reward levels for organizations and individuals defined in Clause 1 of this Article shall be calculated by method of partial regression, specifically as follows:

a 1 For property valued at up to VND 10 million, the reward ratio is 30%;

b/ For property valued at between over VND 10 million and VND 100 million, the reward ratio is 15%;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ For property valued at over VND 1 billion and VND 10 billion, the reward ratio is 1%;

dd/ For property valued at over VND 10 billion, the reward ratio is 0.5%.

The property value used for reward deduction shall be determined after deducting the expenses prescribed in Article 36 of this Decree.

3. Specific reward levels shall be decided by the Minister of Culture, Sports and Tourism (for found historical and cultural relics, national treasures and antiques) or by provincial-level People’s Committee chairpersons (for other property), which, however, must not exceed VND 200 million per reward package.

4. If many organizations or individuals are eligible for reward and the dropped or mislaid property is of special value, the competent authorities defined in Clause 3 of this Article shall report the case to the Prime Minister for consideration and decision on the reward level.

5. The Ministry of Finance shall guide the establishment of valuation councils and valuation of dropped and mislaid property to serve as grounds for reward payment under this Article.

If the value of dropped or mislaid property cannot be determined, competent state agencies defined in Clause 3 of this Article shall decide on specific reward levels, which, however, must not exceed VND 200 million. Special cases shall be decided by the Prime Minister.

Article 30. Payment of part of property value to organizations and individuals that have discovered and turned in the dropped or mislaid property

1. Organizations and individuals that have discovered and turned in dropped or mislaid property other than historical and cultural relics, national treasures, antiques, or property in the national defense or security field, which have a value greater than ten months’ state-prescribed minimum wage applicable at the time of turning in the property, are entitled to a value equal to ten months’ minimum wage and half of the value exceeding ten months’ minimum wage after deducting the preservation expenses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Organizations and individuals enjoying the rewards defined in Article 29 of this Decree are not entitled to part of property value as prescribed in this Article; organizations and individuals enjoying part of property value under this Article are not entitled to the rewards defined in Article 29 of this Decree.

Article 31. Exploration, excavation, lifting, receipt, preservation and handling of buried or sunk property and payment of rewards and part of property value to organizations and individuals that have accidentally found such property

The exploration, excavation, lifting, receipt, preservation and handling of buried or sunk property and the payment of rewards and part of property value to organizations and individuals that have found them by chance must comply with the Government’s Decree No. 96/2009/ND-CP of October 30, 2009, on the handling of buried or sunk property, which are discovered or found in the mainland, on islands and in sea areas of Vietnam (below referred to as Decree No. 96/2009/ND-CP) and Decree No. 128/2013/ND-CP of October 15,2013, on the handling of property sunk on the inland waterways, seaport water areas and sea areas of Vietnam (below referred to as Decree No. 128/2013/ND-CP).

Section 4. MANAGEMENT AND HANDLING OF PROPERTY VOLUNTARILY TRANSFERRED TO THE STATE BY ORGANIZATIONS OR INDIVIDUALS

Article 32. Receipt and preservation of property

1. The units in charge of property management and handling defined in Clauses 7 and 8, Article 5 of this Decree shall receive and preserve the property pending the handling.

If the units in charge of property management and handling have no storehouses and storing yards for property preservation, they may authorize or hire agencies or organizations that fully satisfy the conditions on physical bases and warehouses for preservation. The authorization or hiring of property preservation shall be made in contracts in accordance with law.

2. For property delivered by foreign parties for which tax obligations toward the State have not yet been fulfilled, the units in charge of property management and handling shall carry out procedures for transfer and tax payment in accordance with law before reporting them to competent authorities for establishment of state ownership over the property and approval of property-handling plans.

If the units in charge of property management and handling cannot arrange funds for tax payment, they shall report it to the state agencies competent to approve property-handling plans for decision on tax payment after the sale or liquidation of the property or assignment of property recipients to carry out the tax payment procedures in accordance with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Making of property-handling plans:

Based on the state property management and use criteria, norms and regimes, the property-receiving agencies, organizations or units shall draw up property-handling plans together with dossiers proposing the establishment of state ownership over property, and report them to their superior agencies (if any) for submission to the competent authorities defined in Clause 2 of this Article for consideration and decision in the following forms:

a/ If the transferred property is suitable to the recipient and meets the receipt conditions and law-prescribed criteria, norms and regimes, it shall be delivered to receiving agencies, organizations or units for management and use;

b/ If the transferred property is not suitable to the recipient and fails to meet the receipt conditions and law-prescribed criteria, norms and regimes, the representative of the agency, organization or unit shall reject it; in case of non-rejection, the property shall be sold under Clause 4 of this Article.

2. Competence to decide on handling plans: Authorities competent to decide on the establishment of state ownership over property defined in Clause 4, Article 8 of this Decree have the competence to approve property-handling plans.

3. For property delivered to agencies, organizations or units for management and use, the property recipients shall account the property as asset, and manage and use the property in accordance with the law on management and use of state property.

4. For property to be sold: To comply with Article 25 of this Decree.

Article 34. Handling of property for which property-managing and -using agencies, organizations or units are not specified upon transfer

1. The units in charge of property management and handling defined in Clause 8, Article 5 of this Decree shall prepare property-handling plans together with dossiers proposing the establishment of state ownership over property and report them to their superior agencies (if any) for submission to the competent authorities defined in Clause 2 of this Article for consideration and decision in the following forms:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Liquidation, for property with expired lifetime as prescribed while it is no longer useable; property damaged beyond use or repair;

c/ Sale, for property other than those defined at Points a and b of this Article.

2. Authorities competent to decide on the establishment of state ownership over property defined in Clause 4, Article 8 of this Decree have the competence to approve property-handling plans.

Particularly for property given as gift to Party, State, Government or National Assembly leaders, the approval of handing plans shall be effected after the Party, State, Government or National Assembly leaders give their opinion.

3. For property delivered to agencies, organizations or units for management and use, the units in charge of property management and handling defined in Clause 8, Article 5 of this Decree shall organize the delivery. The property delivery and receipt shall be recorded in a minutes according to the form set by the Ministry of Finance.

The property recipients shall account the property as asset, and manage and use the property in accordance with the law on management and use of state property.

4. For property to be liquidated: To comply with Clause 7, Article 20 of this Decree.

5. For property to be sold: To comply with Article 25 of this Decree.

Article 35. Handling of property transferred by foreign-invested enterprises to the Vietnamese State as committed

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The authorities competent to decide on the establishment of state ownership over property defined in Clause 5, Article 8 of this Decree have the competence to approve property-handling plans.

3. The Ministry of Finance shall guide in detail the property handling prescribed in this Article.

Chapter IV

FINANCIAL MANAGEMENT IN THE MANAGEMENT AND USE OF PROPERTY OVER WHICH STATE OWNERSHIP IS ESTABLISHED

Article 36. Expenses

1. Expenses for the establishment of state ownership over property and the management and use of property over which state ownership is established include:

a/ Transport and preservation expense; expenses for testing, survey and valuation of temporarily seized property; expense for compensation for damage due to objective causes (if any) up to the time competent state agencies issue decisions approving the handling plans. Property-receiving and -preserving agencies which are furnished by the State with storehouses, storing yards, means of transport and regular funds, shall not be paid with expenses for the transport and preservation of such property;

b/ Property delivery, receipt, loading and unloading, transport and preservation expenses from the time competent agencies approve the handling plans to the time the handling completes;

c/ Expenses arising in the course of property handling: expense for determination of reserve prices, survey expense, expense for repairing property for sale if the property can only be sold after it is repaired; expense for redress of property loss due to objective causes; auction charges paid to professional auctioning organizations, expenses for auctions carried out by the auctioning councils (for auctions conducted by the property auctioning councils);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ Charges and fees (if any);

e/ Expenses for care for and treatment of wild animals before handling under decisions of competent state agencies;

g/ Property destruction expenses;

h/ Other relevant expenses.

Expenses related to the exploration, excavation, lifting and handling of buried or sunk property must comply with Decree No. 96/2009/ND-CP and Decree No. 128/2013/ND-CP.

2. For expenses with criteria, norms and regimes set by competent state agencies, such regulations shall be complied with. For expenses without criteria, norms and regimes set-by competent state agencies, the heads of units in charge of property management and handling shall decide on these expenses based on reality and the limit of property-handling funds, and take responsibility for such decisions.

3. The payment of the expenses specified in this Article must be based on actually paid expenses or package funds under the Ministry of Finance’s guidance.

4. The Ministry of Finance shall guide in detail this Article.

Article 37. Funding sources

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For property disposed of in other forms (delivery and destruction), the funding sources for paying the expenses prescribed in Article 36 of this Decree shall be arranged as follows:

a/ State budget funds included in the annual regular expenditure estimates of units in charge of property management and use to ensure funds for the handling of property;

b/ For property delivered to -specialized management agencies for management and handling or to agencies, organizations or units for management and use, the expenses incurred before the issuance of decisions approving the handling plans must comply with Point a of this Clause; expenses arising after the issuance of decisions approving the handling plans to the completion of the delivery shall be paid by property recipients.

3. The funding sources for rewards and payment of part of property value to organizations and individuals that have discovered and turned in dropped or mislaid property as prescribed in Articles 29 and 30 of this Decree must comply with Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 38. Management of proceeds from property handling

The total amount of money collected from property handling, after deducting the expenses prescribed in Article 36 of this Decree shall be paid into the state budget in accordance with the law on state budget.

Money collected from property handling by centrally run agencies and units shall be paid into the central budget; money collected from property handling by local agencies and units shall be paid into the local budget.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Decree takes effect on June 1, 2014.

2. After this Decree takes effect, the following provisions cease to be valid:

a/ Articles 20, 21 and 22 of the Government’s Decree No. 14/1998/ND-CP of March 6, 1998, on the management of state property;

b/ The Government’s Decree No. 137/2006/ND-CP of November 14, 2006, providing the decentralization of state management of state property at administrative agencies, public non-business units, and property over which state ownership is established;

c/ Clause 2, Article 13 of the Prime Minister’s Decision No. 64/2007/QD-TTg of May 10, 2007, promulgating the Regulation on presentation of gifts and receipt and turning in of gifts of state agencies and cadres, civil servants, public employees;

d/ Article 19, Paragraph 2 of Clause 1, Article 25 of the Government’s Decree No. 17/2010/ND-CP of March 4, 2010, on property auction.

Article 40. Implementation guidance

1. The Ministry of Finance shall:

a/ Guide the implementation of articles and clauses of this Decree as assigned to the Ministry of Finance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and heads of related agencies shall implement this Decree.-

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

(*) Công Báo Nos 459-460 (25/4/2014)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 29/2014/NĐ-CP ngày 10/04/2014 về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


82.353

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.120.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!