Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 107/2022/NĐ-CP thí điểm quản lý tài chính giảm phát thải khí nhà kính Bắc Trung Bộ

Số hiệu: 107/2022/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 28/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thí điểm bán tín chỉ các-bon rừng tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ

Ngày 28/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

Theo Nghị định 107/2022/NĐ-CP , ERPA là Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, được ký ngày 22/10/2020 giữa Bộ NNPTNT và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD); Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế chuyển giao lại cho Bộ NN&PTNT khoảng 95% lượng giảm phát thải ký kết và lượng bổ sung (nếu có) để sử dụng cho Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.

Chuyển nhượng kết quả giảm phát thải là việc Bộ NN&PTNT chuyển quyền sở hữu lượng giảm phát thải khí nhà kính từ rừng tự nhiên cho Quỹ Đối tác các-bon lâm nghiệp ủy thác qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế theo ERPA (gồm lượng giảm phát thải ký kết 10,3 triệu tấn CO và lượng giảm phát thải bổ sung tối đa 5 triệu tấn CO2 (nếu có).

Về định mức chi giảm phát thải khí nhà kính, Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định:

- Đối với khoán bảo vệ rừng, mức khoán tối thiểu bằng mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tối đa không lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng theo đối tượng nhận khoán trên cùng địa bàn cấp tỉnh. Mức cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định;

- Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế: Định mức hỗ trợ là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm;...

Như vậy, khi bán tín chỉ các-bon, cộng đồng dân cư ở 6 tỉnh Bắc Trung Bộ được hỗ trợ 50 triệu đồng/năm

Xem thêm tại Nghị định 107/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/12/2022.

CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/2022/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2022

NGHỊ ĐỊNH

VỀ THÍ ĐIỂM CHUYỂN NHƯỢNG KẾT QUẢ GIẢM PHÁT THẢI VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về việc thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính đối với loại hình dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại khoản 3 Điều 61 và Điều 63 Luật Lâm nghiệp.

2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, chủ rừng, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến giảm phát thải và hấp thụ khí nhà kính từ rừng tự nhiên thuộc 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. ERPA là Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ, được ký ngày 22 tháng 10 năm 2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD); Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế chuyển giao lại cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khoảng 95% lượng giảm phát thải ký kết và lượng bổ sung (nếu có) để sử dụng cho Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.

2. Kết quả giảm phát thải là lượng khí carbon dioxide (CO2) được giảm, hấp thụ hoặc được lưu giữ do các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên trong khu vực giảm phát thải khí nhà kính chênh lệch so với mức tham chiếu được xác định trong ERPA, được tính theo tấn CO2.

3. Chuyển nhượng kết quả giảm phát thải là việc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển quyền sở hữu lượng giảm phát thải khí nhà kính từ rừng tự nhiên cho Quỹ Đối tác các-bon lâm nghiệp ủy thác qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế theo ERPA (gồm lượng giảm phát thải ký kết 10,3 triệu tấn CO2 và lượng giảm phát thải bổ sung tối đa 5 triệu tấn CO2 (nếu có)).

4. Cộng đồng dân cư tham gia hoạt động quản lý rừng là cộng đồng dân cư quy định tại khoản 24 Điều 2 Luật Lâm nghiệp, ký kết thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng với chủ rừng là tổ chức, cư trú hợp pháp trong khu vực tiếp giáp với khu rừng hoặc nằm trong khu rừng tự nhiên của chủ rừng là tổ chức.

5. Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng là văn bản được ký giữa chủ rừng là tổ chức với cộng đồng dân cư và Ủy ban nhân dân cấp xã có cộng đồng dân cư tham gia hoạt động quản lý rừng, trong đó bao gồm các nội dung do các bên đề xuất, thảo luận và thống nhất để hợp tác quản lý có hiệu quả một diện tích rừng cụ thể của chủ rừng là tổ chức.

Điều 3. Nguyên tắc chuyển nhượng và quản lý tài chính ERPA

1. Nguyên tắc chuyển nhượng

a) Việc chuyển nhượng kết quả giảm phát thải được xác định theo thỏa thuận trong ERPA.

b) Kết quả giảm phát thải đã được chuyển nhượng theo ERPA thì không được chuyển nhượng cho đối tác khác.

2. Nguyên tắc quản lý tài chính

a) Nguồn thu từ ERPA là nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đối với loại hình dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh theo quy định của Luật Lâm nghiệp được chi trả theo quy định tại Nghị định này; thực hiện theo dõi, hạch toán riêng với các nguồn thu dịch vụ môi trường rừng khác.

b) Thực hiện chi trả bằng tiền Đồng Việt Nam, áp dụng tỷ giá giao dịch thực thế tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản tiếp nhận nguồn thu từ ERPA.

c) Chi phí triển khai thực hiện bảo đảm nguyên tắc hợp lý, không chồng chéo với các khoản chi khác của ngân sách nhà nước.

3. Định mức chi

a) Đối với khoán bảo vệ rừng: Mức khoán tối thiểu bằng mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng, tối đa không lớn hơn 2 lần mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho khoán bảo vệ rừng theo đối tượng nhận khoán trên cùng địa bàn cấp tỉnh. Mức cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

b) Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế: Định mức hỗ trợ là 50.000.000 đồng/cộng đồng dân cư/năm.

c) Đối với nội dung chi khác: Định mức chi được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Thuế

Nghĩa vụ thuế phát sinh từ việc chuyển nhượng kết quả giảm phát thải theo quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định pháp luật về thuế có liên quan.

Chương II

CHUYỂN NHƯỢNG KẾT QUẢ GIẢM PHÁT THẢI VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ERPA

Điều 4. Chuyển nhượng kết quả giảm phát thải

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay mặt Chính phủ Việt Nam và các chủ rừng là đại diện chủ sở hữu, quản lý và sử dụng kết quả giảm phát thải từ rừng tự nhiên tại 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ trong thời gian thực hiện ERPA.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chuyển nhượng kết quả giảm phát thải khí nhà kính cho Quỹ Đối tác các-bon lâm nghiệp ủy thác qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế theo ERPA.

3. Ngoài lượng giảm phát thải đã ký kết theo ERPA, trường hợp Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế có nhu cầu mua thêm lượng giảm phát thải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và các cơ quan có liên quan xây dựng phương án chuyển nhượng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

4. Thời gian chuyển nhượng kết quả giảm phát thải khí nhà kính được tạo ra do các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng từ năm 2018 đến năm 2024, thực hiện chuyển nhượng đến ngày 31 tháng 12 năm 2025.

Điều 5. Tiếp nhận nguồn thu và đối tượng hưởng lợi từ ERPA

1. Tiếp nhận nguồn thu

a) Nguồn thu được tiếp nhận từ việc chuyển nhượng kết quả giảm phát thải khí nhà kính theo ERPA.

b) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để tiếp nhận nguồn tiền từ ERPA và thực hiện điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

c) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh mở tài khoản tiền Đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại để tiếp nhận nguồn kinh phí do Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối và thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng lợi.

2. Đối tượng hưởng lợi

a) Chủ rừng theo quy định tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp được giao quản lý rừng tự nhiên.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật.

c) Cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã có Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng với chủ rừng là tổ chức.

d) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

đ) Các đối tượng khác có hoạt động liên quan đến giảm phát thải và hấp thụ khí nhà kính từ rừng tại địa bàn 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

Điều 6. Các nội dung được chi trả

1. Hỗ trợ các hoạt động lâm nghiệp để giảm phát thải khí nhà kính, gồm:

a) Rà soát, xây dựng, bổ sung hoàn thiện các hướng dẫn cơ chế, chính sách về giảm phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp;

b) Rà soát, theo dõi đánh giá biến động trữ lượng các-bon rừng; kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác; tổ chức triển khai các giải pháp về quản lý rừng bền vững;

c) Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

d) Nâng cao năng lực cho tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.

2. Hoạt động đóng góp trực tiếp cho giảm phát thải khí nhà kính, gồm:

a) Bảo vệ rừng tự nhiên;

b) Các biện pháp lâm sinh theo quy định hiện hành, được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

3. Hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, gồm:

a) Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm cung ứng, giống cây trồng, giống vật nuôi; quản lý lập địa và phát triển kinh tế rừng trồng; mua sắm thiết bị chế biến nông lâm sản; tham quan học tập xây dựng các mô hình trình diễn về phát triển sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng;

b) Hỗ trợ xây dựng các công trình công cộng của cộng đồng dân cư như công trình nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hóa và các công trình khác; được cộng đồng tham gia quản lý rừng thống nhất đề xuất;

c) Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, xây dựng các hương ước, quy chế, cam kết thực thi pháp luật.

4. Hoạt động quản lý, gồm:

a) Quản lý và điều phối nguồn thu;

b) Hoạt động kiểm tra, giám sát đánh giá;

c) Đo đạc, báo cáo, thẩm định kết quả giảm phát thải;

d) Truyền thông, tuyên truyền;

đ) Hoạt động giải quyết thắc mắc, khiếu nại và phản hồi.

Điều 7. Xác định số tiền chi trả

1. Loại rừng, căn cứ xác định diện tích rừng được chi trả

a) Loại rừng được chi trả là rừng tự nhiên thuộc 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.

b) Căn cứ xác định diện tích rừng: Kết quả điều tra, kiểm kê rừng theo chu kỳ; kết quả theo dõi diễn biến rừng hằng năm.

2. Tiêu chí xác định số tiền điều phối cho địa phương

a) Kết quả giảm phát thải của từng tỉnh;

b) Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh.

3. Xác định số tiền thu và chi trả từ ERPA tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 8. Chia sẻ lợi ích từ ERPA

1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

a) Được trích tối đa 0,5% tổng số tiền thu được từ ERPA, lãi tiền gửi (nếu có) để chi cho các hoạt động quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định này. Mức trích cụ thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. Nội dung chi thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 70 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

b) Được trích tối đa 3% tổng số tiền thu được từ ERPA để chi cho các hoạt động quy định tại khoản 1 và điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 4 Điều 6 Nghị định này. Mức trích cụ thể do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định. Nội dung chi thực hiện theo kế hoạch được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

c) Số tiền còn lại, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

a) Được trích tối đa 10% tổng số tiền được điều phối, lãi tiền gửi (nếu có) để chi cho các nội dung quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b, điểm d và điểm đ khoản 4 Điều 6 Nghị định này. Mức trích cụ thể trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Nội dung chi quản lý và điều phối nguồn thu theo quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 6 Nghị định này thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 70 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Các nhiệm vụ còn lại thực hiện theo kế hoạch được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Số tiền còn lại, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chi trả theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này cho chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng tự nhiên theo quy định tại Luật Lâm nghiệp.

3. Chủ rừng là tổ chức

a) Chủ rừng là tổ chức được trích 10% số tiền nhận được từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh để chi cho công tác quản lý rừng. Nội dung chi quy định tại điểm d khoản 3 Điều 70 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;

b) Số tiền còn lại sau khi trích kinh phí quản lý, chủ rừng ưu tiên chi trả cho các hoạt động trong Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng, trong đó tối đa 2% chi cho Ủy ban nhân dân cấp xã có cộng đồng dân cư tham gia quản lý rừng theo Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng, phần còn lại được chi trả cho các hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định này. Nội dung tham gia hoạt động quản lý rừng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

4. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được sử dụng toàn bộ số tiền được chi trả giảm phát thải khí nhà kính để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định tại Luật Lâm nghiệp sử dụng tiền được chi trả theo nội dung chi theo quy định tại khoản 4 Điều 70 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

6. Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này sử dụng tiền được chi trả theo nội dung chi theo quy định tại điểm b, điểm d, điểm g khoản 4 Điều 70 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

7. Cộng đồng dân cư tham gia hoạt động quản lý rừng được chi trả theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này để quản lý bảo vệ, phát triển rừng và nâng cao đời sống.

Điều 9. Lập kế hoạch chia sẻ lợi ích

1. Kế hoạch chia sẻ lợi ích gồm kế hoạch tài chính tổng thể và kế hoạch tài chính hằng năm.

2. Kế hoạch tài chính tổng thể

Căn cứ vào số tiền nhận được từ ERPA, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam lập kế hoạch tài chính tổng thể theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

3. Kế hoạch tài chính hằng năm

a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

Căn cứ kế hoạch tài chính tổng thể đã được phê duyệt và xác định số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam lập kế hoạch tài chính năm theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ thông qua, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Căn cứ kế hoạch tài chính năm được phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam thông báo số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

b) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

Căn cứ số tiền thông báo điều phối từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh lập kế hoạch tài chính năm theo Mẫu số 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

Đối với Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Sau khi có ý kiến đồng ý của Hội đồng quản lý Quỹ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Đối với Quỹ trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sau khi có ý kiến đồng ý của Hội đồng quản lý quỹ, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Căn cứ kế hoạch tài chính năm được phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thông báo số tiền chi trả cho chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng.

c) Chủ rừng là tổ chức

Căn cứ thông báo số tiền chi trả của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, Chủ rừng là tổ chức xây dựng kế hoạch tài chính năm theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch tài chính hằng năm cho chủ rừng là tổ chức kinh tế không do nhà nước thành lập.

Căn cứ kế hoạch tài chính năm được phê duyệt, Chủ rừng là tổ chức thông báo số tiền hỗ trợ cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cộng đồng dân cư quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

d) Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng.

Căn cứ thông báo số tiền chi trả của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng lập kế hoạch tài chính năm theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

đ) Ủy ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

Căn cứ thông báo số tiền hỗ trợ của chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập kế hoạch tài chính năm theo Mẫu số 05 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

Điều 10. Giải ngân, thanh toán

1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

Căn cứ vào kế hoạch tài chính hằng năm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

a) Căn cứ kế hoạch tài chính hằng năm được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chi trả cho chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định số lần tạm ứng, tỷ lệ tạm ứng và thời gian thanh toán.

b) Hình thức chi trả

Đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng, chuyển tiền qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc theo các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác theo quy định của pháp luật.

Đối với chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng.

3. Chủ rừng là tổ chức

a) Căn cứ kế hoạch tài chính hằng năm được phê duyệt, chủ rừng là tổ chức thực hiện chi trả cho cộng đồng dân cư tham gia Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng theo kết quả nghiệm thu và dự toán được phê duyệt; chi trả cho Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng theo dự toán và chứng từ chi thực tế theo quy định của pháp luật.

b) Hình thức chi trả

Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng.

Đối với cộng đồng dân cư thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng, chuyển tiền qua doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc theo các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Chế độ báo cáo

1. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện ERPA trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.

2. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với Quỹ trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam về tình hình thực hiện ERPA tại địa phương 06 tháng (trước ngày 15 tháng 6), hằng năm (trước ngày 15 tháng 10).

3. Chủ rừng là tổ chức báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng, chủ rừng là tổ chức kinh tế không do nhà nước thành lập báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời các chủ rừng gửi báo cáo tới Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh về tình hình thực hiện ERPA định kỳ 06 tháng (trước ngày 01 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 01 tháng 10).

4. Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh về tình hình thực hiện ERPA định kỳ 06 tháng (trước ngày 01 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 01 tháng 10).

Điều 12. Quyết toán

1. Quyết toán hằng năm

a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam khóa sổ kế toán vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, lập báo cáo quyết toán theo Mẫu số 01 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán đến ngày 30 tháng 6 năm sau, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định và phê duyệt trước ngày 15 tháng 7 năm sau.

b) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh khóa sổ kế toán vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, lập báo cáo quyết toán theo Mẫu số 02 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán đến ngày 30 tháng 6 năm sau.

Đối với Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: Quỹ gửi Sở Tài chính để tổ chức thẩm định và phê duyệt trước ngày 15 tháng 7 năm sau.

Đối với Quỹ trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quỹ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổ chức thẩm định và phê duyệt trước ngày 15 tháng 7 năm sau.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Báo cáo quyết toán được phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh gửi 01 bản kết quả về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam để tổng hợp.

c) Chủ rừng là tổ chức khóa sổ kế toán vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, lập báo cáo quyết toán theo Mẫu số 03 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; thời gian lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán đến ngày 30 tháng 6 năm sau, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng trước ngày 15 tháng 7 năm sau. Sau khi được thẩm định, phê duyệt, nộp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh 01 bản kết quả thẩm định, phê duyệt để tổng hợp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, phê duyệt quyết toán hằng năm đối với kinh phí chi trả cho chủ rừng là tổ chức kinh tế không do nhà nước thành lập.

d) Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng khóa sổ kế toán vào ngày 31 tháng 12 hằng năm, lập báo cáo quyết toán theo Mẫu số 04 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, lập và điều chỉnh báo cáo quyết toán đến ngày 30 tháng 6 năm sau, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt trước ngày 15 tháng 7 năm sau. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Báo cáo quyết toán được phê duyệt, gửi Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh 01 bản kết quả để tổng hợp.

đ) Thời gian phê duyệt quyết toán kinh phí ERPA thực hiện theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với từng loại hình tổ chức.

2. Quyết toán kết thúc ERPA

a) Trước ngày 30 tháng 6 năm sau năm kết thúc ERPA, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam lập báo cáo quyết toán kết thúc ERPA theo Mẫu số 05 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, phê duyệt.

b) Trước ngày 30 tháng 5 năm sau năm kết thúc ERPA, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh lập báo cáo quyết toán kết thúc ERPA theo Mẫu số 06 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này gửi Sở Tài chính (đối với Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh); Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với Quỹ trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức thẩm định, phê duyệt.

c) Trước ngày 30 tháng 4 năm sau năm kết thúc ERPA, Chủ rừng là tổ chức lập báo cáo quyết toán kết thúc ERPA theo Mẫu số 07 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định pháp luật về tài chính phù hợp với loại hình tổ chức của chủ rừng. Sau khi được thẩm định, phê duyệt, nộp Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh 01 bản kết quả thẩm định, phê duyệt để tổng hợp. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định, phê duyệt quyết toán kết thúc ERPA đối với chủ rừng là tổ chức kinh tế không do nhà nước thành lập.

 d) Trước ngày 30 tháng 4 năm sau năm kết thúc ERPA, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng lập báo cáo quyết toán kết thúc theo Mẫu số 08 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, phê duyệt.

3. Kinh phí chưa sử dụng trong năm được chuyển tiếp sang năm sau sử dụng. Kết thúc ERPA, đối với kinh phí chưa được sử dụng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam rà soát, tổng hợp và đề xuất phương án, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Điều 13. Kiểm toán

1. Nguyên tắc kiểm toán: Kiểm toán toàn bộ hoạt động chi từ nguồn thu từ ERPA tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các cấp; các đối tượng hưởng lợi từ ERPA quy định tại Nghị định này.

2. Thời gian kiểm toán: Thực hiện kiểm toán hằng năm và kiểm toán kết thúc ERPA.

3. Cơ quan kiểm toán: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam tổ chức lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập theo quy định pháp luật hiện hành và quy định của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế.

Điều 14. Kiểm tra, giám sát, công khai tài chính

1. Kiểm tra, giám sát

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện ERPA tại trung ương và địa phương.

b) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền từ nguồn thu ERPA; thực hiện, duy trì khối lượng giảm phát thải; đầu mối giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hoạt động kiểm tra giám sát tại các địa phương.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra việc thực hiện ERPA tại địa phương.

d) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh kiểm tra việc quản lý, sử dụng, thực hiện các hoạt động của các đối tượng hưởng lợi từ ERPA.

đ) Các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân tham gia giám sát đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhà nước, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan đến quản lý, sử dụng nguồn thu từ ERPA.

e) Ngân hàng Tái Thiết và Phát triển quốc tế kiểm tra, giám sát về việc duy trì kết quả giảm phát thải và quản lý, sử dụng tiền từ ERPA, bao gồm cả việc tiếp cận các hồ sơ có liên quan đến ERPA đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các cấp và các đối tượng hưởng lợi.

2. Công khai tài chính

a) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và các đối tượng hưởng lợi thực hiện công khai tài chính theo quy định của pháp luật có liên quan.

b) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và chủ rừng là tổ chức công khai danh sách đối tượng hưởng lợi tại cơ sở bằng các hình thức: niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, website của đơn vị.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ tổ chức và hướng dẫn thực hiện ERPA; ban hành kế hoạch chia sẻ lợi ích từ ERPA; đôn đốc, kiểm tra, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện theo thẩm quyền và quy định của pháp luật, bảo đảm không gây thất thoát, sử dụng trái mục đích; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nội dung vượt thẩm quyền.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện ERPA trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.

c) Xây dựng báo cáo kết quả giảm phát thải gửi Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế.

d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện ERPA báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 10 năm 2025.

2. Các bộ, ngành có liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các bộ, ngành chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Nghị định, đồng thời chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành trong việc thực hiện Nghị định này.

Điều 16. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

1. Tổ chức thực hiện ERPA tại địa phương: Ban hành kế hoạch triển khai ERPA; tổ chức chỉ đạo, triển khai các hoạt động của ERPA tại địa phương; lồng ghép thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn; huy động các nguồn lực để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương.

2. Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai ERPA.

3. Không thực hiện chuyển nhượng kết quả giảm phát thải đã ký ERPA trong thời gian thực hiện ERPA cho đối tượng khác.

4. Đôn đốc, kiểm tra, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện ERPA theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

5. Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện ERPA tại địa phương trước ngày 30 tháng 10 hằng năm.

6. Thực hiện tổng kết, đánh giá việc thực hiện ERPA tại địa phương, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 30 tháng 7 năm 2025.

Điều 17. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành, thực hiện thí điểm đến ngày 31 tháng 12 năm 2026.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân 06 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, NN (2b). KH

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

PHỤ LỤC I

THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG
(Kèm theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

I. NỘI DUNG HỖ TRỢ

1. Khoán bảo vệ rừng

a) Nguyên tắc

Chủ rừng là tổ chức thỏa thuận với cộng đồng dân cư theo nguyên tắc sau:

- Thời hạn khoán: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

- Hạn mức khoán cho cộng đồng dân cư: theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.

- Đơn giá khoán: theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định này.

b) Hồ sơ khoán theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.

2. Hỗ trợ phát triển sinh kế

a) Nội dung hỗ trợ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

b) Mức hỗ trợ: 50.000.000 đồng/cộng đồng/năm.

c) Hình thức hỗ trợ: trực tiếp bằng tiền.

d) Điều kiện được hỗ trợ

- Thuộc danh sách được Chủ rừng là tổ chức và Ủy ban nhân dân xã thống nhất, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

- Có đăng ký tham gia hoạt động quản lý rừng; thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng;

- Có kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển sinh kế được duyệt;

- Không trùng lặp nội dung với dự án được đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Lập kế hoạch, dự toán và phê duyệt kinh phí hỗ trợ

- Hằng năm, người đại diện cộng đồng dân cư (Trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, điểm dân cư tương tự) tổ chức họp thống nhất đề xuất nội dung, kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ (không phải lập dự án đầu tư) gửi chủ rừng là tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp xã; kết quả hội nghị cộng đồng được thể hiện trong Biên bản họp cộng đồng theo hướng dẫn tại Mẫu số 02 Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

- Chủ rừng là tổ chức chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã họp với từng cộng đồng dân cư trước khi đồng phê duyệt kế hoạch, dự toán theo hướng dẫn tại Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

- Kế hoạch, dự toán kinh phí đề nghị hỗ trợ phải gắn với nội dung thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng.

Trong năm cộng đồng nào không thực hiện đúng thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng thì chủ rừng là tổ chức phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thu hồi số kinh phí chưa sử dụng để đưa vào kế hoạch năm sau. Kết quả thực hiện thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng trong năm là căn cứ để chủ rừng là tổ chức xem xét hỗ trợ phát triển cộng đồng của các năm tiếp theo.

II. THỰC HIỆN HỖ TRỢ

1. Đối với kinh phí khoán bảo vệ rừng

Việc khoán bảo vệ rừng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.

Căn cứ biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng khoán, Chủ rừng là tổ chức thanh toán số tiền chi cho từng cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng.

2. Đối với kinh phí hỗ trợ phát triển sinh kế

a) Cộng đồng dân cư có trách nhiệm thực hiện theo đúng kế hoạch, dự toán được duyệt. Trường hợp có nhu cầu điều chỉnh nội dung hỗ trợ, cộng đồng dân cư đề nghị Chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét điều chỉnh.

b) Cộng đồng dân cư tự tổ chức thực hiện các nội dung được hỗ trợ. Đối với các nội dung cộng đồng dân cư không tự tổ chức thực hiện được, cộng đồng dân cư đề nghị Ủy ban nhân dân xã hoặc Chủ rừng là tổ chức hỗ trợ thực hiện.

III. NGHIỆM THU, GIÁM SÁT THỰC HIỆN

1. Đối với khoán bảo vệ rừng: thực hiện theo quy định về nghiệm thu khoán bảo vệ rừng.

2. Đối với hỗ trợ phát triển sinh kế

a) Cộng đồng dân cư tổ chức giám sát thực hiện kinh phí hỗ trợ phát triển sinh kế theo quy định về chế độ dân chủ cơ sở.

b) Sau khi hoàn thành các nội dung được hỗ trợ hoặc kết thúc năm, Chủ rừng là tổ chức phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được thể hiện trong biên bản nghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu gồm đại diện Chủ rừng là tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã và đại diện cộng đồng dân cư.

c) Nội dung nghiệm thu:

- Đối với các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm: nghiệm thu theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ;

- Đối với hỗ trợ giống cây trồng, giống vật nuôi, thiết bị chế biến nông lâm sản: nghiệm thu sản phẩm theo kế hoạch, dự toán hỗ trợ và theo hóa đơn hoặc biên nhận (trong trường hợp không có hóa đơn) và danh sách ký nhận của các hộ gia đình, cá nhân hay tổ hợp tác (nếu có);

- Đối với hỗ trợ vật liệu xây dựng các công trình công cộng cộng đồng dân cư: nghiệm thu số lượng, khối lượng vật tư hỗ trợ theo kế hoạch, dự toán. Riêng đối với các công trình đồng tài trợ, Ban quản lý dự án công trình ký nhận vật liệu;

- Đối với các hoạt động tuyên truyền là báo cáo của cộng đồng; hoạt động tập huấn kỹ thuật, xây dựng các hương ước, quy chế, cam kết thực thi pháp luật là danh sách các hộ gia đình, cá nhân tham gia cùng kinh phí được đại diện cộng đồng xác nhận.

IV. QUẢN LÝ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

1. Đối với khoán bảo vệ rừng: các bên lưu giữ hồ sơ khoán theo quy định.

2. Đối với hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế:

Chủ rừng là tổ chức lưu trữ các chứng từ sau: bản kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển sinh kế kèm theo Biên bản họp thôn; bản kế hoạch, dự toán kinh phí được Chủ rừng là tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp xã đồng phê duyệt; Biên bản nghiệm thu; các chứng từ kế toán về tạm ứng, thanh toán kinh phí hỗ trợ cộng đồng.

Cộng đồng dân cư tự bảo quản, lưu trữ các chứng từ mua, giao nhận, thực hiện hỗ trợ tại cộng đồng và chịu trách nhiệm về nội dung công việc thực hiện tại cộng đồng.

V. BIỂU MẪU THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG

Mẫu số 01

Mẫu đăng ký tham gia hoạt động quản lý rừng của cộng đồng dân cư

Mẫu số 02

Mẫu biên bản hội nghị cộng đồng dân cư

Mẫu số 03

Mẫu kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển sinh kế

Mẫu số 04

Mẫu thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐỀ NGHỊ THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG

Kính gửi:..............................................

1. Tên cộng đồng dân cư:......................................................................................

2. Địa chỉ...............................................................................................................

3. Số hộ:................................................................................................................

4. Thông tin người đại diện cộng đồng dân cư:

- Họ và tên (viết chữ in hoa).................................................................................

- Ngày sinh...... tháng...... năm..............; Chức vụ................................................

- CMND/CCCD:...................... Ngày cấp......................... Nơi cấp......................

5. Sau khi được nghiên cứu Nghị định số......../2022/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ; các hoạt động quản lý rừng; các quy định có liên quan, cộng đồng dân cư đã họp trao đổi thống nhất (có biên bản cuộc họp của cộng đồng dân cư kèm theo) cộng đồng dân cư được tham gia các hoạt động như sau:

a) Đối với hoạt động khoán bảo vệ rừng:

- Địa điểm đề nghị được nhận khoán:...................................................................

- Diện tích đề nghị nhận khoán (ha):....................................................................

b) Đối với hoạt động hỗ trợ cải thiện sinh kế

- Loại hoạt động được hỗ trợ:...............................................................................

- Địa điểm đề nghị được hỗ trợ:............................................................................

- Hình thức nhận hỗ trợ:........................................................................................

6. Cam kết thực hiện đúng các quy định về khoán; về hỗ trợ cải thiện sinh kế.

....., ngày.... tháng... năm......
NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN HỘI NGHỊ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

(Địa điểm), ngày...... tháng..... năm.......

1. Ngày tổ chức hội nghị:......................................................................................

2. Chủ trì hội nghị: (Người đại diện cộng đồng)

3. Số lượng thành viên tham dự: (thành viên là chủ hộ hoặc được chủ hộ ủy quyền).

4. Thời gian bắt đầu:.............................................................................................

5. Nội dung hội nghị:

a) Người đại diện cộng đồng tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký;

b) Người đại diện cộng đồng trình bày dự kiến kế hoạch, dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển sinh kế cộng đồng dân cư thực hiện trong năm và dự toán đề nghị Chủ rừng là tổ chức (Tên chủ rừng) hỗ trợ (theo biểu mẫu số 02 - Kế hoạch dự toán kinh phí hỗ trợ, ban hành kèm theo).

c) Những người tham gia cuộc họp thảo luận: (ghi ý kiến thảo luận của từng người)

d) Người đại diện cộng đồng tổng hợp chung các ý kiến của những người tham gia cuộc họp; đề xuất phương án biểu quyết.

đ) Người đại diện cộng đồng thống nhất hình thức biểu quyết (hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).

e) Kết quả biểu quyết: biểu quyết theo từng nội dung, xác định số người đồng ý/tổng số người tham dự hội nghị.

- Nội dung 1: số người đồng ý/tổng số người tham dự hội nghị.

- Nội dung 2: số người đồng ý/tổng số người tham dự hội nghị.

- ...

Người đại diện cộng đồng công bố những nội dung đề nghị Chủ rừng là tổ chức hỗ trợ (những nội dung được trên 50% tổng số cử tri hoặc đại diện hộ gia đình trong cộng đồng biểu quyết đồng ý).

Thời gian kết thúc:

Biên bản này đã được đọc to cho mọi người tham dự hội nghị nghe, được lập thành 03 bản: 01 bản gửi chủ rừng là tổ chức; 01 bản gửi Ủy ban nhân dân xã; 01 bản lưu tại thôn.

THƯ KÝ HỘI NGHỊ
(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)


Mẫu số 03

Thôn/bản:............................................

Xã:..................... Huyện......................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

KẾ HOẠCH, DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SINH KẾ

Năm 202...

Phần I. KẾ HOẠCH

STT

Hoạt động

Thời gian dự kiến

Tổng kinh phí dự kiến (Đồng)

Trong đó (1.000 đồng)

Hình thức tổ chức thực hiện

(dự kiến)

Ghi chú

Chủ rừng hỗ trợ

Đóng góp của cộng đồng

Nguồn khác

A

B

C

1=2+3+4

2

3

4

5

6

I

Hỗ trợ các hoạt động khuyến lâm, khuyến nông...

1

Giống cây trồng

2

...

II

Hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng

1

...

2

...

III

Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền

1

.....

2

...

Tổng cộng

xxx

xxx

xxx

Phần II. DỰ TOÁN CHI TIẾT

STT

Hoạt động

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (Đồng)

Thành tiền (Đồng)

Ghi chú

A

B

C

1

2

3=1 x 2

4

I

Hỗ trợ các hoạt động khuyến lâm, khuyến nông...

1

Giống cây trồng

2

...

II

Hỗ trợ vật liệu xây dựng cho các công trình công cộng

1

...

2

...

III

Hỗ trợ các hoạt động tuyên truyền...

1

...

2

...

TỔNG CỘNG

xxx

xxx

xxx

xxx

......, ngày...... tháng..... năm.......

ĐỒNG PHÊ DUYỆT

ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN UBND CẤP XÃ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN CHỦ RỪNG LÀ TỔ CHỨC
(Ký, họ tên, đóng dấu)


HƯỚNG DẪN LẬP BIỂU

Phần I. KẾ HOẠCH

Kế hoạch, dự toán do cộng đồng lập vào đầu hằng năm (Quý I) trên cơ sở (i) Thông báo của Chủ rừng là tổ chức và (ii) kết quả hội nghị cộng đồng được thể hiện trong Biên bản hội nghị cộng đồng dân cư.

1. Cột B - Nội dung: là các hoạt động được hỗ trợ phát triển sinh kế theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này, cho cộng đồng dân cư đáp ứng các tiêu chí sau:

- Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã/phường/thị trấn;

- Phù hợp với quy hoạch;

- Được trên 50% tổng số thành viên tán thành trong biên bản hội nghị cộng đồng.

Các nội dung được ghi theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống theo 03 nội dung và không quá 03 hoạt động trong 01 năm.

2. Cột C - Thời gian thực hiện: dự kiến thời gian thực hiện nội dung công việc theo quý trong năm.

3. Cột 1 - Tổng kinh phí dự kiến: được xác định bằng tổng các cột 2, cột 3 và cột 4.

- Cột 2 - Ghi số kinh phí đề nghị Chủ rừng là tổ chức hỗ trợ. Tổng kinh phí không vượt quá 50.000.000 đồng/năm.

- Cột 3 - Ghi dự kiến đóng góp của cộng đồng dân cư bằng giá trị tiền. Trường hợp đóng góp bằng ngày công lao động hay vật tư thì phải quy đổi thành tiền theo đơn giá tại địa phương.

- Cột 4 - Nguồn kinh phí khác: ghi số kinh phí dự kiến được huy động từ các nguồn khác như hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân... cho cộng đồng dân cư.

4. Cột 5 - Dự kiến hình thức tổ chức thực hiện, ghi:

- Cộng đồng tự thực hiện; thực hiện theo hợp đồng (thôn, bản ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân); hay đồng tài trợ cho công trình khác.

- Đối với các nội dung cộng đồng không tự tổ chức thực hiện được: cộng đồng đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Chủ rừng là tổ chức hỗ trợ thực hiện.

5. Cột 6 - Ghi chú: giải thích thêm những gì chưa rõ.

Phần 2. DỰ TOÁN KINH PHÍ HỖ TRỢ

Phần này ghi những nội dung cụ thể thôn, bản đề nghị Chủ rừng là tổ chức hỗ trợ.

1. Cột B - Nội dung: là các nội dung được ghi tại phần I.

2. Cột C - Đơn vị tính: ghi đơn vị tính, ví dụ:

- Mua giống cây là cây;

- Mua giống con là con;

- Vật liệu xây dựng công trình: sắt, thép là kg; cát là m3; xi măng là kg; gạch là viên....

3. Cột 1 - Số lượng:

- Mua giống cây là số cây;

- Mua giống con là số con;

- Vật liệu xây dựng công trình: là khối lượng vật liệu như sắt, thép; cát; xi măng; gạch....

4. Cột 2 - Đơn giá: là đơn giá dự kiến tại địa phương được tính theo đơn vị đồng.

5. Cột 3 - Thành tiền bằng số liệu cột 1 (số lượng) nhân với (x) cột 2 (đơn giá). Tổng cộng cột này bằng tổng cộng cột 2 phần I.

6. Cột 4 - Ghi chú: giải thích thêm những gì chưa rõ.

 


Mẫu số 04

Chủ rừng...

Số..../TT-...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày..... tháng...... năm......

THỎA THUẬN THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số   /2022/NĐ-CP ngày    tháng    năm 2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

Căn cứ Thông báo kinh phí của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh.

Căn cứ văn bản đăng ký tham gia hoạt động quản lý rừng của Cộng đồng dân cư..........................., xã................................, huyện.....................................................

Hôm nay, ngày......tháng......năm..........., tại.........................................................

...............................................................................................................................

Chúng tôi gồm có:

1. Đại diện Chủ rừng..........................................................................................

Do ông (bà)................................; Chức vụ...................................... làm đại diện

Địa chỉ:......................................................; Số điện thoại:...................................

Tài khoản số:..................................; Mã số thuế:..................................................

2. Đại diện UBND xã...........................................................................................

Do ông (bà)................................; Chức vụ...................................... làm đại diện

Địa chỉ:......................................................; Số điện thoại:...................................

3. Đại diện cộng đồng dân cư.............................................................................

Do ông (bà)................................; Chức vụ...................................... làm đại diện

Địa chỉ:......................................................; Số điện thoại:...................................

CMND/CCCD:.....................................................................................................

Ngày cấp................................ Nơi cấp..................................................................

Tài khoản ngân hàng của Cộng đồng dân cư số:........................; Tên ngân hàng............

Cùng thống nhất ký bản Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng với các nội dung sau:

Điều 1. Đối với Cộng đồng dân cư

1. Được Chủ rừng hỗ trợ và thực hiện các nội dung được hỗ trợ theo đúng quy định về tham gia hoạt động quản lý rừng quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số...../2022/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

2. Cam kết cùng với Chủ rừng bảo vệ nghiêm ngặt, không có các hoạt động tác động xấu đến diện tích rừng thuộc quản lý của chủ rừng để đảm bảo kết quả giảm phát thải khí nhà kính Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuyển nhượng cho Quỹ Đối tác các-bon Lâm nghiệp.

Điều 2. Đối với Ủy ban nhân dân xã

1. Cam kết cùng với Chủ rừng giám sát các hoạt động của Cộng đồng dân cư đảm bảo diện tích rừng được bảo vệ nghiêm ngặt.

2. Phối hợp với Chủ rừng giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của Cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện.

3. Được Chủ rừng hỗ trợ số tiền...... đồng để chi cho các nội dung quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định số....../2022/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

Điều 3. Đối với Chủ rừng

1. Thực hiện các nội dung được hỗ trợ theo đúng quy định về tham gia hoạt động quản lý rừng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số....../2022/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2022 của Chính phủ về chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ và các nội dung trong Thỏa thuận này.

2. Phối hợp Ủy ban nhân dân xã giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện.

Điều 4. Hiệu lực Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng

Thỏa thuận này có hiệu lực từ ngày ký đến ngày... tháng... năm...

Điều 5. Điều khoản chung

1. Các bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản ghi trong Thỏa thuận tham gia hoạt động quản lý rừng.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh thì các bên thống nhất và giải quyết trên tinh thần hợp tác. Trường hợp không tự giải quyết được sẽ thống nhất báo cáo Cơ quan quản lý cấp trên, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh giải quyết.

ĐẠI DIỆN CHỦ RỪNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN UBND XÃ
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC I

XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN THU VÀ CHI TRẢ TỪ ERPA
(Kèm theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

1. Xác định số tiền thu được từ ERPA

a) Tổng số tiền thu được từ ERPA được xác định bằng tích số của tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính chuyển nhượng (tấn CO2) nhân với đơn giá/tấn CO2 giảm phát thải khí nhà kính, trừ đi các khoản thuế có liên quan (nếu có).

b) Tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính chuyển nhượng được xác định theo thông báo chuyển nhượng giảm phát thải khí nhà kính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tới Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế, được Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế thẩm định.

c) Đơn giá/tấn CO2 giảm phát thải khí nhà kính được xác định theo ERPA.

2. Số tiền chi trả tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

Hằng năm, căn cứ diện tích rừng tự nhiên của năm trước liền kề, kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong kỳ của từng địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo, kế hoạch tài chính tổng thể được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam xác định số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh theo công thức sau:

 Ti = (T - C) x                                                 (1)

Trong đó:

Ti là số tiền điều phối trong năm cho tỉnh i (đồng), (i là một trong 06 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ).

T là số tiền thu được từ Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính được phân bổ theo kế hoạch hằng năm (đồng).

C là kinh phí trích tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam (đồng).

Si là diện tích rừng tự nhiên của tỉnh i (ha).

S là tổng diện tích rừng tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ (ha).

Gi là kết quả giảm phát thải khí nhà kính của tỉnh i theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

G là tổng kết quả giảm phát thải khí nhà kính của vùng Bắc Trung Bộ chuyển nhượng cho Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tấn CO2).

3. Số tiền chi trả tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

a) Số tiền chi trả cho chủ rừng được xác định trên cơ sở diện tích rừng tự nhiên của chủ rừng được giao quản lý.

b) Hằng năm, căn cứ vào số tiền được điều phối từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam và diện tích rừng tự nhiên theo kết quả diễn biến rừng của năm trước liền kề năm nhận tiền, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh xác định số tiền chi trả cho chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo công thức:

Ticr = (Ti = Ci) x                                                (2)

Trong đó:

Ticr là số tiền của một chủ rừng; Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thuộc tỉnh i nhận được (đồng), (icr là một trong các chủ rừng của tỉnh i).

Ci là kinh phí trích tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (đồng).

Sicr là diện tích rừng tự nhiên của một chủ rừng; Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng thuộc tỉnh i (ha).

c) Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp diện tích rừng và đối tượng được hưởng lợi, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định (đối với Quỹ trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền và quy định của pháp luật (đối với Quỹ trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

PHỤ LỤC III

MẪU KẾ HOẠCH
(Kèm theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Mẫu Kế hoạch tài chính tổng thể

Mẫu số 02

Mẫu Kế hoạch tài chính năm của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

Mẫu số 03

Mẫu Kế hoạch tài chính năm của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

Mẫu số 04

Mẫu Kế hoạch tài chính năm của chủ rừng là tổ chức

Mẫu số 05

Mẫu Kế hoạch tài chính năm của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng


Mẫu số 01

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...., ngày.... tháng.... năm.....

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TỔNG THỂ NGUỒN THU TỪ THỎA THUẬN CHI TRẢ

GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

(Kèm theo văn bản số..../VNFF-BĐH ngày... tháng... năm... của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam)

I. CĂN CỨ LẬP

- Số tiền chi trả của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế;

- Quy định về xác định số tiền chi trả và chia sẻ lợi ích từ ERPA theo quy định tại Nghị định......./2022/NĐ-CP ngày.... tháng.... năm 2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ.

- .....

II. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

STT

Nội dung

Năm 202....

Năm 202....

Năm 202....

Tổng

USD

Đồng

USD

Đồng

USD

Đồng

USD

Đồng

A

B

1

2

3

4

5

6

7=1+3+5

8=2+4+6

I

Kinh phí trích tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

1

Kinh phí chi cho các hoạt động Quản lý và điều phối

2

Kinh phí chi cho các hoạt động ERPA

II

Kinh phí điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

Tổng cộng

Ghi chú: Tỷ giá quy đổi tạm tính tại thời điểm lập kế hoạch, 1USD = ..... Đồng

III. THUYẾT MINH

...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, chức vụ, đóng dấu)

Mẫu số 02

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày    tháng    năm 202...

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM 202....

NGUỒN THU TỪ THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

(Kèm theo văn bản số..../VNFF-BĐH ngày... tháng... năm...... của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam)

I. CĂN CỨ LẬP

- Căn cứ Quyết định phê duyệt Kế hoạch tài chính tổng thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Căn cứ Quyết định công bố diễn biến rừng năm trước liền kề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Căn cứ Thông báo kết quả giảm phát thải khí nhà kính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

STT

Nội dung

Số tiền

Ghi chú

USD

Đồng

A

B

1

2

3

I

Kinh phí trích tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

1

Chi hoạt động quản lý, điều phối

2

Chi hoạt động ERPA

II

Kinh phí điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

1

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa

2

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An

3

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh

4

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Bình

5

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Trị

6

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế

III. CHI TIẾT KẾ HOẠCH CHI KINH PHÍ TRÍCH TẠI QUỸ

TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

A

B

C

1

2

3=1*2

4

1

Chi hoạt động quản lý, điều phối

...

...

2

Chi hoạt động ERPA

...

...

Tổng cộng

IV. THUYẾT MINH

...

Ghi chú:

- Tỷ giá quy đổi tạm tính tại thời điểm lập kế hoạch, 1USD = ..... Đồng

- Số tiền thực tế điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh tính theo tỷ giá của Ngân hàng phục vụ tại thời điểm chuyển tiền.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, chức vụ, đóng dấu)

Mẫu số 03

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...., ngày.... tháng.... năm.....

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM 202.....

NGUỒN THU TỪ THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

(Kèm theo văn bản số........ ngày... tháng... năm... của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh.....)

I. CĂN CỨ LẬP

- Thông báo số tiền điều phối của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam;

- Căn cứ Quyết định phê duyệt danh sách đối tượng hưởng lợi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Căn cứ Quyết định công bố diễn biến rừng năm trước liền kề của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

STT

Nội dung

Số tiền (đồng)

Ghi chú

A

B

1

2

I

Kinh phí trích tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh

1

Chi hoạt động quản lý, điều phối

2

Chi hoạt động ERPA

II

Kinh phí chi trả cho các đối tượng hưởng lợi

III. CHI TIẾT KẾ HOẠCH CHI CHO ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI

STT

Đối tượng hưởng lợi

Số lượng

Diện tích được chi trả (ha)

Số tiền được chi trả (đồng)

Ghi chú

A

B

C

1

2

3

I

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng

1

Huyện...........................................................................

1.1

Xã................................................................................

...

II

Chủ rừng là tổ chức (Thống kê chi tiết từng chủ rừng)

1

...................................................................................

...

III

Ủy ban nhân dân xã (Thống kê chi tiết từng Ủy ban nhân dân xã)

1

Huyện...........................................................................

1.1

Ủy ban nhân dân xã......................................................

IV

Tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng (Thống kê chi tiết từng tổ chức)

...................................................................................................

Tổng cộng

xxx

xxx

Ghi chú: Cột C dùng để thống kế số lượng đối với đối tượng hưởng lợi là hộ gia đình, cá nhân.

IV. CHI TIẾT KẾ HOẠCH CHI KINH PHÍ TRÍCH TẠI QUỸ

STT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

A

B

1

2

3

4=2*3

5

1

Chi hoạt động quản lý, điều phối

...

...

2

Chi hoạt động ERPA

...

...

TỔNG CỘNG

V. THUYẾT MINH

...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, chức vụ, đóng dấu)

 

Mẫu số 04

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CHỦ RỪNG LÀ TỔ CHỨC...
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...., ngày... tháng... năm 202...

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM 202.....

NGUỒN THU TỪ THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

(Kèm theo văn bản số........ ngày... tháng... năm... của.....)

I. CĂN CỨ LẬP

- Thông báo số tiền chi trả của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh;

- Căn cứ danh sách các đối tượng hưởng lợi;

.................................................................................................................................

II. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

STT

Nội dung

Số tiền (đồng)

Ghi chú

A

B

1

2

I

Kinh phí quản lý

II

Kinh phí hỗ trợ cho cộng đồng tham gia quản lý rừng

1

Kinh phí cho khoán bảo vệ rừng

2

Kinh phí hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng

III

Kinh phí hỗ trợ Ủy ban nhân dân xã có cộng đồng tham gia quản lý rừng

IV

Kinh phí cho các biện pháp lâm sinh

III. CHI TIẾT KẾ HOẠCH CHI QUẢN LÝ

TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

A

B

C

1

2

3=1*2

4

Các nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định này

...

...

Tổng cộng

IV. CHI TIẾT KẾ HOẠCH CHI CHO CỘNG ĐỒNG NHẬN KHOÁN BẢO VỆ RỪNG

STT

Đối tượng hỗ trợ

Diện tích nhận khoán (ha)

Số tiền hỗ trợ (đồng)

Ghi chú

A

B

1

2

3

A

Huyện

I

I.1

Thôn/bản/...

1

Cộng đồng.................................................................................

........

...................................................................................................

V. CHI TIẾT KẾ HOẠCH CHI HỖ TRỢ SINH KẾ CHO CỘNG ĐỒNG THAM GIA QUẢN LÝ RỪNG

STT

Đối tượng hỗ trợ

Nội dung hỗ trợ

Số tiền hỗ trợ (đồng)

Ghi chú

A

B

C

1

2

A

Huyện

I

I.1

Thôn/bản/...

1

Cộng đồng................................................................................

........

...................................................................................................

VI. THUYẾT MINH

...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, chức vụ, đóng dấu)

Mẫu số 05

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
.................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày... tháng... năm 202...

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM 202..........

NGUỒN THU TỪ THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

(Kèm theo văn bản số........ ngày... tháng... năm... của..........)

TT

Nội dung chi

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

Ghi chú

A

B

1

2

3

4=2*3

5

Các nội dung quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 8 của Nghị định này

...

...

Tổng cộng

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, chức vụ, đóng dấu)


PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO
(Kèm theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ)

Mẫu số 01

Mẫu Báo cáo quyết toán năm của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

Mẫu số 02

Mẫu Báo cáo quyết toán năm của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

Mẫu số 03

Mẫu Báo cáo quyết toán năm của chủ rừng là tổ chức

Mẫu số 04

Mẫu Báo cáo quyết toán năm của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng

Mẫu số 05

Mẫu Báo cáo tổng hợp quyết toán kết thúc ERPA của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

Mẫu số 06

Mẫu Báo cáo tổng hợp quyết toán kết thúc ERPA của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

Mẫu số 07

Mẫu Báo cáo tổng hợp quyết toán kết thúc ERPA của chủ rừng là tổ chức

Mẫu số 08

Mẫu Báo cáo tổng hợp quyết toán kết thúc ERPA của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng

Mẫu số 09

Mẫu báo cáo kết quả chi trả tiền ERPA của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh


Mẫu số 01

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày    tháng    năm 202...

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

KINH PHÍ THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Năm 202........

I. SỐ LIỆU TỔNG HỢP

Đơn vị: Đồng

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Năm nay

Lũy kế từ khi bắt đầu thực hiện

A

B

C

1

2

I

Số dư kinh phí năm trước chuyển sang

01

1

Kinh phí trích tại Quỹ

02

-

Kinh phí chi cho các hoạt động quản lý, điều phối

03

-

Kinh phí chi cho các hoạt động ERPA

04

2

Kinh phí điều phối cho địa phương

05

II

Kinh phí thực nhận trong năm

06

1

Kinh phí trích tại Quỹ

07

-

Kinh phí chi cho các hoạt động quản lý, điều phối

08

-

Kinh phí chi cho các hoạt động ERPA

09

2

Kinh phí điều phối cho địa phương

10

III

Kinh phí được sử dụng trong năm

09

1

Kinh phí trích tại Quỹ

10

-

Kinh phí chi cho các hoạt động quản lý, điều phối

11

-

Kinh phí chi cho các hoạt động ERPA

12

2

Kinh phí điều phối cho địa phương

13

IV

Kinh phí đề nghị quyết toán

14

1

Kinh phí trích tại Quỹ

15

-

Kinh phí chi cho các hoạt động quản lý, điều phối

16

-

Kinh phí chi cho các hoạt động ERPA

17

2

Kinh phí điều phối cho địa phương

18

V

Số dư kinh phí được phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán (19=09-14)

19

1

Kinh phí trích tại Quỹ

20

-

Kinh phí chi cho các hoạt động quản lý, điều phối

21

-

Kinh phí chi cho các hoạt động ERPA

22

2

Kinh phí điều phối cho địa phương

23

II. CHI TIẾT CHI KINH PHÍ TRÍCH TẠI QUỸ

STT

Nội dung chi

Số tiền (đồng)

1

2

3

...

TỔNG CỘNG

III. CHI TIẾT ĐIỀU PHỐI CHO QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CẤP TỈNH

STT

Quỹ tỉnh

Số tiền (đồng)

1

2

3

...

...

Tổng cộng

IV. THUYẾT MINH

...

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 02

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
TỈNH...
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......, ngày... tháng... năm 202...

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

KINH PHÍ THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Năm 202....

I. SỐ LIỆU TỔNG HỢP

Đơn vị: Đồng

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Năm nay

Lũy kế từ khi bắt đầu thực hiện

A

B

C

1

2

I

Số dư kinh phí năm trước chuyển sang

01

Kinh phí trích tại Quỹ

02

Kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng lợi

03

II

Kinh phí thực nhận trong năm

04

Kinh phí trích tại Quỹ

05

Kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng lợi

06

III

Kinh phí được sử dụng trong năm

07

Kinh phí trích tại Quỹ

08

Kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng lợi

09

IV

Kinh phí đề nghị quyết toán

10

Kinh phí trích tại Quỹ

11

Kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng lợi

12

V

Số dự kinh phí được phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán (13=07-10)

13

Kinh phí trích tại Quỹ

14

Kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng lợi

15

II. CHI TIẾT CHI KINH PHÍ TRÍCH TẠI QUỸ

STT

Nội dung chi

Số tiền (đồng)

1

2

3

...

...

Tổng cộng

III. CHI TIẾT CHI TRẢ CHO ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI

STT

Đối tượng hưởng lợi

Số tiền được chi trả (đồng)

1

2

3

I

Chủ rừng nhóm I

II

Chủ rừng là tổ chức

III

Ủy ban nhân dân xã

IV

Tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng

Tổng cộng

IV. THUYẾT MINH

...

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 03

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CHỦ RỪNG........
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......, ngày... tháng... năm 202...

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

KINH PHÍ THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Năm 202.....

I. SỐ LIỆU TỔNG HỢP

Đơn vị: Đồng

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Năm nay

Lũy kế từ khi bắt đầu thực hiện

A

B

C

1

2

I

Số dư kinh phí năm trước chuyển sang

01

Kinh phí quản lý

02

Kinh phí tham gia hoạt động quản lý rừng

Kinh phí các biện pháp lâm sinh

03

II

Kinh phí thực nhận trong năm

04

Kinh phí quản lý

05

Kinh phí tham gia hoạt động quản lý rừng

06

Kinh phí các biện pháp lâm sinh

III

Kinh phí được sử dụng trong năm

07

Kinh phí quản lý

08

Kinh phí tham gia hoạt động quản lý rừng

09

Kinh phí các biện pháp lâm sinh

IV

Kinh phí đề nghị quyết toán

10

Kinh phí quản lý

11

Kinh phí tham gia hoạt động quản lý rừng

12

Kinh phí các biện pháp lâm sinh

V

Số dự kinh phí được phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán (13=07-10)

13

Kinh phí quản lý

14

Kinh phí tham gia hoạt động quản lý rừng

15

Kinh phí các biện pháp lâm sinh

II. CHI TIẾT CHI KINH PHÍ QUẢN LÝ

STT

Nội dung chi

Số tiền (đồng)

1

2

3

...

...

TỔNG CỘNG

III. CHI TIẾT CHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỪNG

STT

ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ

SỐ TIỀN (đồng)

1

2

3

I

Ủy ban nhân dân xã

II

Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng

III

Phát triển sinh kế cho cộng đồng

Tổng cộng

IV. CHI TIẾT CHI CÁC BIỆN PHÁP LÂM SINH

STT

NỘI DUNG CHI

SỐ TIỀN (đồng)

1

2

3

Tổng cộng

IV. THUYẾT MINH

...

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 04

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
....................................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......, ngày... tháng... năm 202...

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

KINH PHÍ THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Năm 202....

I. SỐ LIỆU TỔNG HỢP

     Đơn vị: Đồng

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Năm nay

Lũy kế từ khi thực hiện

A

B

C

1

2

I

Số dư kinh phí năm trước chuyển sang

01

II

Kinh phí thực nhận trong năm

02

III

Kinh phí được sử dụng trong năm

03

IV

Kinh phí đề nghị quyết toán

04

V

Số dự kinh phí được phép chuyển sang năm sau sử dụng và quyết toán (05=02-03)

05

II. CHI TIẾT KINH PHÍ ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

STT

Nội dung chi

Số tiền (đồng)

1

2

3

...

...

TỔNG CỘNG

III. THUYẾT MINH

...

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 05

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày    tháng    năm 202...

BÁO CÁO TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN KẾT THÚC

THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Năm 202...

I. NGUỒN KINH PHÍ

STT

Nguồn kinh phí

Số tiền (đồng)

1

2

3

1

Tiếp nhận từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế

...

...

Tổng cộng

II. CHI TIẾT KINH PHÍ CHI ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

Đơn vị: Đồng

STT

Nội dung chi

Giá trị được phê duyệt

Giá trị đề nghị quyết toán

Giá trị tăng giảm so với được duyệt

A

B

1

2

3=2-1

I

Kinh phí trích tại Quỹ

1

Kinh phí chi cho các hoạt động quản lý, điều phối

2

Kinh phí chi cho các hoạt động ERPA

II

Kinh phí điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh

1

Tỉnh.....

2

Tỉnh.....

Tổng cộng

III. THUYẾT MINH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

1. Tình hình thực hiện

...

2. Đề xuất, kiến nghị

...

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 06

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
TỈNH...
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày... tháng... năm 202...

BÁO CÁO

TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN KẾT THÚC THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI

KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Năm 202....

I. NGUỒN KINH PHÍ

STT

Nguồn kinh phí

Số tiền (đồng)

1

2

3

1

Tiếp nhận từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam

...

...

...

...

Tổng cộng

II. CHI TIẾT KINH PHÍ CHI ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

 Đơn vị: Đồng

STT

Nội dung chi

Giá trị được phê duyệt

Giá trị đề nghị quyết toán

Giá trị tăng giảm so với được duyệt

A

B

1

2

3=2-1

I

Kinh phí trích tại Quỹ

II

Kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng lợi

Tổng cộng

III. THUYẾT MINH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

1. Tình hình thực hiện

...

2. Đề xuất, kiến nghị

...


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 07

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
CHỦ RỪNG.............
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày... tháng... năm 202...

BÁO CÁO

TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN KẾT THÚC GIAI ĐOẠN

THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Năm 202...

I. NGUỒN KINH PHÍ

STT

Nguồn kinh phí

Số tiền (đồng)

1

2

3

1

Tiếp nhận từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh

...

Tổng cộng

II. CHI TIẾT KINH PHÍ CHI ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

Đơn vị: Đồng

STT

Nội dung chi

Giá trị được phê duyệt

Giá trị đề nghị quyết toán

Giá trị tăng giảm so với được duyệt

A

B

1

2

3=2-1

I

Kinh phí quản lý

II

Kinh phí hỗ trợ

1

Ủy ban nhân dân xã

2

Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng

3

Phát triển sinh kế cho cộng đồng

III

Kinh phí các hoạt động liên quan đến biện pháp lâm sinh

Tổng cộng

III. THUYẾT MINH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

1. Tình hình thực hiện

...

2. Đề xuất, kiến nghị

...



NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 08

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN
......................................
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày... tháng... năm 202...

BÁO CÁO

TỔNG HỢP QUYẾT TOÁN KẾT THÚC

THỎA THUẬN CHI TRẢ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Năm 202....

I. NGUỒN KINH PHÍ

 Đơn vị: Đồng

STT

Nguồn kinh phí

Số tiền

1

2

3

1

Tiếp nhận từ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh

...

Tổng cộng

II. CHI TIẾT KINH PHÍ CHI ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN

STT

Nội dung chi

Giá trị được phê duyệt

Giá trị đề nghị quyết toán

Giá trị tăng giảm so với được duyệt

A

B

1

2

3=2-1

I

Chi hợp đồng bảo vệ rừng

II

Chi các hoạt động khác

Tổng cộng

III. THUYẾT MINH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN

1. Tình hình thực hiện

...

2. Đề xuất, kiến nghị

...



NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 09

CƠ QUAN CHỦ QUẢN
QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
TỈNH...
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....., ngày... tháng... năm 202...

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHI TRẢ TIỀN ERPA

Năm.....

I. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH RỪNG ĐƯỢC CHI TRẢ

STT

Bên cung ứng dịch vụ

Số lượng

Diện tích được chi trả (ha)

Diện tích khoán bảo vệ (ha)

A

B

1

2

3

1

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân

Chủ rừng là cộng đồng

2

Chủ rừng là tổ chức

Ban quản lý rừng phòng hộ

Ban quản lý rừng đặc dụng

Công ty Lâm nghiệp

.....................

3

Ủy ban nhân dân cấp xã

4

Tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng

Tổng cộng

II. KẾT QUẢ CHI

1. Phân bổ tiền ERPA

STT

Nội dung phân bổ

Số tiền phân bổ theo Kế hoạch được phê duyệt (đồng)

Số tiền thực phân bổ

A

B

1

2

1

Chi tại Quỹ

2

Chi trả cho đối tượng hưởng lợi

Tổng cộng

2. Kết quả chi trả cho bên cung ứng dịch vụ

STT

Bên cung ứng dịch vụ

Số tiền dự kiến chi theo kế hoạch (đồng)

Số tiền phải chi (đồng)

Số tiền đã chi (đồng)

Số tiền còn phải chi (đồng)

Ghi chú

A

B

1

2

3

4=2-3

5

1

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân

Chủ rừng là cộng đồng

2

Chủ rừng là tổ chức

Ban quản lý rừng phòng hộ

Ban quản lý rừng đặc dụng

Công ty Lâm nghiệp

.........................

3

Ủy ban nhân dân cấp xã

4

Tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng

Tổng cộng

III. THUYẾT MINH

...

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

...

Nơi nhận:
- UBND tỉnh....;
- Sở NN&PTNT;
- Sở Tài chính;
- Quỹ BV&PTR Việt Nam;
- Lưu...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, họ tên, chức vụ, đóng dấu)


GOVERNMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 107/2022/ND-CP

Hanoi, December 28, 2022

 

DECREE

 EXPERIMENTAL TRANSFER OF EMISSIONS REDUCTIONS AND FINANCIAL MANAGEMENT UNDER EMISSIONS REDUCTION PAYMENT AGREEMENT IN NORTH CENTRAL REGION

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Forestry dated November 15, 2017;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government promulgates Decree on experimental transfer of emissions reductions (ERs) and financial management under emissions reduction payment agreement in North Central Region.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Scope

This Decree provides for experimental ER transfer and financial management under ERPA in respect to forest environmental services according to regulations in Clause 3 Article 61 and Article 63 of the Law on Forestry.

2. Regulated entities

This Decree applies to regulatory agencies, forest owners, organizations, households, individuals, and residential community whose activities involve emissions reduction and absorption of greenhouse gas (GHG) emissions from natural forests in 06 provinces of the North Central Region, including Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien Hue.

Article 2. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1. ERPA means the Emissions Reduction Payment Agreement in the North Central Region of Vietnam which is signed on October 22, 2020 by the Ministry of Agriculture and Rural Development and International Bank for Reconstruction and Development (IBRD), according to which IDRB agrees to transfer 95% of Contract ERs and Additional ERs (if any) under the agreement to the Ministry of Agriculture and Rural Development in order to serve Nationally Determined Contribution of Vietnam.

2. Emissions reduction, expressed as tonnes of CO2, means the difference between the amount of CO2 reduced, absorbed, or stored from management and protection of natural forests in GHG emission reduction areas and the reference level specified in ERPA.

3. Emission reduction (ER) transfer means an act that the Ministry of Agriculture and Rural Development transfers the ownership of reductions of GHG emissions from natural forests to Forest Carbon Partnership Facility (FCPF) through IBRD under ERPA (including Contract ERs (10,3 million tonnes of CO2) and Additional ERs (no more than 5 million tonnes of CO2, if any)).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Agreement on participation in forest management means a document signed by the forest owner that is an organization, the residential community and the People’s Committee of commune where the residential community participating in forest management is located. The agreement includes contents proposed, discussed and unified by parties in order to make cooperation in effective management of a specific forest area of the forest owner.

Article 3. Principles of ER transfer and financial management under ERPA

1. Transfer principles

a) The ER transfer shall follow ERPA.

b) ERs that have been transferred under ERPA shall not be transferred to other partners.

2. Principles of financial management

a) Revenue from ERPA is revenue from forest environmental services in respect to forest carbon absorption and storage services, reduction of GHG emissions by limitation to forest loss and degradation; sustainable forest management and green growth according to regulations of the Law on Forestry, paid under regulations in this Decree. Other forest environmental service revenues shall be monitored and separately recorded.

b) Payments are in Vietnamese Dong, and the actual exchange rate at the time when the commercial bank where the account for receipt of revenue from ERPA is opened conducts business operation shall be applied.

c) Implementation costs shall be reasonable and not be overlapped with those of state budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Regarding fixed funding for forest protection: the fixed funding shall be at least equal to support funding from state budget for forest protection, and shall not exceed 2 times the support funding from state budget for forest protection on a case-by-case basis in the same province. The specific fixed funding shall be decided by the Provincial People’s Committee.

b) Regarding livelihood development support: 50.000.000 VND/residential community/year.

c) Other expenditure norms shall comply with applicable laws and receive approval from competent authorities.

4. Tax

Tax obligations arising from ER transfer specified in this Decree shall comply with regulations in relevant law on tax.

Chapter II

ER TRANSFER AND FINANCIAL MANAGEMENT UNDER ERPA

Article 4. ER transfer

1. On behalf of the Government of Vietnam and forest owners who are owner representatives, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall manage and use ERs from natural forests in 06 provinces of the North Central Region during the duration for implementation of ERPA.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. In addition to ERs under ERPA, if IBRD wishes to purchase additional ERs, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Finance, People's Committees of 06 provinces in the North Central Region and relevant agencies in formulating transfer plans and reporting to competent authorities for consideration and decision.

4. Reductions of GHG emissions from forest management and protection from 2018 to 2024 will be transferred until December 31, 2025.

Article 5. Revenue receipt and beneficiaries of ERPA

1. Revenue receipt

a) Revenue is derived from the transfer of GHG ERs under ERPA.

b) The Vietnam Forest Protection and Development Fund shall open a foreign currency account at a commercial bank to receive revenue from ERPA and make allocation to the Provincial Forest Protection and Development Fund.

c) The Provincial Forest Protection and Development Fund shall open a VND account at a commercial bank to receive funding allocated by the Vietnam Forest Protection and Development Fund and make payments to beneficiaries.

2. Beneficiaries

a) Forest owners that are assigned to manage natural forests according to Article 8 of the Law on Forestry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Residential community and commune-level People's Committees that conclude agreements on participation in forest management with forest owners that are organizations.

d) Vietnam Forest Protection and Development Fund and Forest Protection and Development Funds of 06 provinces in the North Central Region.

dd) Other beneficiaries that involve emissions reduction and absorption of GHG emissions from forests in 06 provinces of the North Central Region.

Article 6. Specific payments to be made

1. Forestry support for reduction of GHG emissions:

a) Review, development, supplementation and completion of guidance on mechanisms and policies on reduction of GHG emissions in forestry;

b) Review, monitoring and assessment of changes in forest carbon reserve; inspection of natural forest repurposing; organization and implementation of measures for sustainable forest management;

c) Enhancement of enforcement of the law on forest protection and development;

d) Increase in capacity of organizations and individuals directly participating in forest management and protection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Natural forest protection;

b) Silviculture measures according to applicable regulations that are approved by competent authorities under regulations of the law.

3. Livelihood development support

a) Support for agriculture extension, forestry extension, supply of plant varieties and livestock breeds; land management and development of cultivated forests; purchase of equipment for processing agroforestry products; visits for exchange of experience and development of demonstration models of livelihood development in association with forest protection and development;

b) Support for construction of public works of residential community, including clean water works, lighting, communications, village roads, cultural houses and other works proposed by the community participating in forest management;

c) Support for dissemination, technical training, and formulation of conventions, statutes and commitments to enforce the law.

4. Management:

a) Revenue management and allocation;

b) Assessment supervision and inspection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Communications and dissemination;

dd) Actions against complaints and queries and provision of feedback.

Article 7. Payment determination

1. Type of forests and bases for determination of forest area eligible for payment

a) Forests eligible for payment are natural forests in 06 provinces of the North Central Region.

b) Bases for determination of forest area include cyclic forest inventorying and investigation results; annual forest transition monitoring results.

2. Criteria for determination of amounts allocated to provinces

a) ERs of each province;

b) Natural forest area of each province.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 8. Sharing benefits from ERPA

1. Vietnam Forest Protection and Development Fund

a) Up to 0.5% of total revenue from ERPA plus deposit interests (if any) may be spent on activities specified in Point a Clause 4 Article 6 of this Decree. The specific spending shall be decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Expenditure shall comply with regulations in Point a, Point b Clause 1 Article 70 of Government’s Decree No.156/2018/ND-CP dated November 16, 2018 on enforcement of some Articles of the Law on Forestry.

b) Up to 3% of total revenue from ERPA may be spent on activities specified in Clause 1, Points b, c, d, dd Clause 4 Article 6 of this Decree. The specific spending shall be decided by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Expenditure shall follow the plan approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

c) The remaining amount shall be allocated to Forest Protection and Development Funds of 06 provinces in the North Central Region according to regulations in Clause 3 Article 7 of this Decree.

2. Provincial Forest Protection and Development Fund

a) Up to 10% of total amount allocated plus deposit interests (if any) may be spent on activities specified in Clause 1, Points a, b, d and dd Clause 4 Article 6 of this Decree. The specific spending shall be included in the annual expenditure and revenue plan of the Fund. The plan shall be submitted to the Provincial People’s Committee for decision.

Expenditure on management and allocation of revenue specified in Point a, Clause 4 Article 6 of this Decree shall comply with regulations in Point a, Point b Clause 2 Article 70 of Decree No.156/2018/ND-CP. The remaining tasks shall be performed under the plan approved by the Provincial People’s Committee.

b) The remaining amount shall be paid to forest owners, People’s Committees of communes and other organizations assigned by the State to manage natural forests according to regulations in the Law on Forestry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The forest owner may spend up to 10% of the amount provided by the Provincial Forest Protection and Development Fund to forest management. Expenditure is specified in Point d Clause 3 Article 70 of Decree No. 156/2018/ND-CP;

b) After deducting the amount used for management purpose, the forest owner shall prioritize payment for activities in the agreement on participation in forest management, 2% of which shall be paid to the People’s Committee of commune where the residential community participating in forest management is located under the agreement. The remaining amount shall be paid for activities according to regulations in Point b, Clause 2 Article 6 of this Decree. The participation in forest management shall comply with Appendix I to this Decree.”

4. The forest owner that is a household, individual or residential community may use all amount paid for reduction of GHG emissions to manage, protect and develop forests and improve living standards.

5. People’s Committees of communes and other organizations assigned by the State to manage natural forests according to regulations in the Law on Forestry may use the amount paid according to expenditures specified in Clause 4 Article 70 of Decree No. 156/2018/ND-CP.

6. People’s Committees of communes specified in Point c Clause 2 Article 5 of this Decree may use the amount paid according to expenditures specified in Points b, d, and g Clause 4 Article 70 of Decree No. 156/2018/ND-CP.

7. The residential community participating in forest management shall be paid according to regulations in Appendix I issued together with this Decree in order to manage, protect and develop forests and improve living standards.

Article 9. Formulation of plan to share benefits

1. Benefit-sharing plan includes overall financial plan and annual financial plans.

2. Overall financial plan

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Annual financial plans

a) Vietnam Forest Protection and Development Fund

According to the approved overall financial plan and the amount determined and allocated to the Provincial Forest Protection and Development Fund according to regulations in Article 7 of this Decree, Vietnam Forest Protection and Development Fund shall formulate annual financial plans using Form No. 02 Appendix III issued together with this Decree and report such plans to Fund Management Council to make ratification and submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval within its jurisdiction in accordance with regulations of the law.

According to annual financial plans that have been approved, Vietnam Forest Protection and Development Fund shall notify the amount allocated to the Provincial Forest Protection and Development Fund.

b) Provincial Forest Protection and Development Fund

Depending on the amount allocated by the Vietnam Forest Protection and Development Fund, the Provincial Forest Protection and Development Fund shall formulate annual financial plans using Form No. 03 Appendix III issued together with this Decree.

After obtaining approval from the Fund Management Council, the Fund affiliated to the People’s Committee of province shall submit these plans to the People’s Committee of province for consideration and decision.

After obtaining approval from the Fund Management Council, the Fund affiliated to the Department of Agriculture and Rural Development shall report these plans to the Department of Agriculture and Rural Development for submission to the People’s Committee of province for consideration and decision.

According to annual financial plans that have been approved, the Provincial Forest Protection and Development Fund shall notify the amount payable to forest owner that is an organization, the People’s Committee of commune and another organization assigned by the State to manage forests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



According to the notification of the amount payable from the Provincial Forest Protection and Development Fund, the forest owner shall formulate annual financial plans using Form No. 04 Appendix III issued together with this Decree and submit such plans to the competent authority for approval in accordance with the law on finance in conformity with the organization type of the owner. After that, such plans shall be sent to the Provincial Forest Protection and Development Fund The Department of Agriculture and Rural Development shall approve annual financial plans made by the forest owner that is an economic organization not established by the State.

According to annual financial plans that have been approved, the forest owner shall notify the amount payable to the People’s Committee of commune and the residential community specified in Point c Clause 2 Article 5 of this Decree.

d) Commune-level People's Committee and another organization assigned by the State to manage forests.

According to the notification of the amount payable from the Provincial Forest Protection and Development Fund, the People’s Committee of commune and another organization assigned by the State to manage forests shall formulate annual financial plans using Form No. 05 Appendix III issued together with this Decree and submit them to the People’s Committee of district for approval. After that, these plans shall be sent to the Provincial Forest Protection and Development Fund.

dd) People’s Committee of commune specified in Point c Clause 2 Article 5 of this Decree.

According to the notification of the amount payable from the forest owner that is an organization, the People’s Committee of commune shall formulate annual financial plans using Form No. 05 Appendix III issued together with this Decree and submit them to the People’s Committee of district for approval.

Article 10. Disbursement and payment

1. Vietnam Forest Protection and Development Fund

According to annual financial plans approved by the Agriculture and Rural Development, Vietnam Forest Protection and Development Fund shall allocate amounts to the Provincial Forest Protection and Development Funds.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) According to annual financial plans that have been approved, the Provincial Forest Protection and Development Fund shall pay for the forest owner, the People’s Committee of commune and another organization assigned by the State to manage forests. The Provincial People’s Committee shall issue regulations on times of advance payment, rate of advance and payment time.

b) Payment methods

If the forest owner is a household, individual or residential community, their amount shall be paid via their bank account or transferred via a public postal service provider or by other non-cash payment methods in accordance with regulations of the law.

If the forest owner is an organization, the Commune-level People's Committee and another organization assigned by the State to manage forests shall make payment via their bank account.

3. Regarding forest owners that are organizations

a) On the basis of annual financial plans that have been approved, the forest owner shall pay the amount to the residential community participating in the agreement on participation in forest management according to the acceptance result and the approved estimate; pay the amount to the Commune-level People's Committee participating in the agreement on participation in forest management according to the estimate and the voucher showing actual costs in accordance with regulations in the law.

b) Payment methods

With regard to Commune-level People's Committees, their amounts shall be paid via their bank accounts.

With regard to residential community, their amount shall be paid via their bank account or transferred via a public postal service provider or by other non-cash payment methods in accordance with regulations of the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Vietnam Forest Protection and Development Fund shall report on implementation of ERPA to the Ministry of Agriculture and Rural Development before November 30 every year.

2. Each Provincial Forest Protection and Development Fund shall report on implementation of ERPA in their province to the Provincial People’s Committee (for the Fund affiliated to the Provincial People’s Committee), the Department of Agriculture and Rural Development (for the Fund affiliated to the Department of Agriculture and Rural Development) and Vietnam Forest Protection and Development Fund every 06 months (before June 15), every year (before October 15).

3. The forest owner that is an organization shall make and send a report on implementation of ERPA to the superior authority that has competence in approval according to regulations of the law on finance in conformity with the organization type of the forest owner. The forest owner that is an economic organization not established by the State shall make and send reports on implementation of ERPA to the Department of Agriculture and Rural Development, the Provincial Forest Protection and Development Fund every 06 months (before June 01), every year (before October 01).

4. The People’s Committee of commune and another organization assigned by the State to manage forest shall report on implementation of ERPA to the superior authority, and the Provincial Forest Protection and Development Fund every 06 months (before June 01), every year (before October 01).

Article 12. Settlement

1. Annual settlement

a) Vietnam Forest Protection and Development Fund shall close accounting book on December 31 every year, and make settlement report using Form No. 01 Appendix IV issued together with this Decree. The settlement report shall be made and adjusted until June 30 in the following year. After that, the report shall be sent to the Ministry of Agriculture and Rural Development for appraisal and approval before July 15 of the following year.

b) The Provincial Forest Protection and Development Fund shall close accounting book on December 31 every year, and make settlement report using Form No. 02 Appendix IV issued together with this Decree. The settlement report shall be made and adjusted until June 30 of the following year.

The Fund affiliated to the Provincial People’s Committee shall send the report to the Department of Finance for appraisal and approval before July 15 of the following year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 15 days from the date on which the settlement report is approved, the Provincial Forest Protection and Development Fund shall send 01 written result to the Vietnam Forest Protection and Development Fund.

c) The forest owner that is an organization shall close accounting book on December 31 every year, and make settlement report using Form No. 03 Appendix IV issued together with this Decree. The settlement report shall be made and adjusted until June 30 in the following year. After that, the report shall be sent to the competent authority for appraisal and approval in accordance with the law on finance in conformity with the organization type of the forest owner before July 15 of the following year. After the report is appraised and approved, 01 written result of appraisal and approval shall be submitted to the Provincial Forest Protection and Development Fund. The Department of Agriculture and Rural Development shall appraisal and approve annual settlement of the funding paid to the forest owner that is an economic organization not established by the State.

d) The People’s Committee of commune and another organization assigned by the State to manage forest shall close accounting book on December 31 every year, and make settlement report using Form No. 04 Appendix IV issued together with this Decree. The settlement report shall be made and adjusted until June 30 of the following year. After that, the report shall be submitted to the People’s Committee of district for appraisal and approval before July 15 of the following year. Within 15 days from the date on which the settlement report is approved, 01 written result shall be sent to the Provincial Forest Protection and Development Fund.

dd) The duration for approval for settlement of the EPRA funding shall comply with applicable regulations on financial regime for each organization type.

2. ERPA completion settlement

a) Before June 30 of the year succeeding the year of completion of the ERPA, Vietnam Forest Protection and Development Fund shall make an ERPA completion settlement report using Form No. 05 Appendix IV issued together with this Decree and then submit the report to the Ministry of Agriculture and Rural Development for appraisal and approval.

b) Before May 30 of the year succeeding the year of completion of the ERPA, the Provincial Forest Protection and Development Fund shall make an ERPA completion settlement report using Form No. 06 Appendix IV issued together with this Decree and then submit the report to the Department of Finance (for the Fund affiliated to the People’s Committee of province); the Department of Agriculture and Rural Development (for the Fund affiliated to the Department of Agriculture and Rural Development) for appraisal and approval.

c) Before April 30 of the year succeeding the year of completion of the ERPA, the forest owner that is an organization shall make an ERPA completion settlement report using Form No. 07 Appendix IV issued together with this Decree and then submit the report to the competent authority for appraisal and approval according to regulations of the law on finance in conformity with the organization type of the forest owner. After the report is appraised and approved, 01 written result of appraisal and approval shall be submitted to the Provincial Forest Protection and Development Fund. The Department of Agriculture and Rural Development shall appraisal and approve ERPA completion settlement for the forest owner that is an economic organization not established by the State.

 d) Before April 30 of the year succeeding the year of completion of the ERPA, the People’s Committee of commune and another organization assigned by the State to manage forest shall make a completion settlement report using Form No. 08 Appendix IV issued together with this Decree and send the report to the People’s Committee of district for appraisal and approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Audit principle: Auditing all expenditures from revenues from ERPA at Forest Protection and Development Funds at all levels; beneficiaries of ERPA specified in this Decree.

2. Audit duration: Making annual audit and ERPA completion audit.

3. Auditing unit: Vietnam Forest Protection and Development Fund shall organize selection for an independent auditing unit according to applicable regulations of the law and IBRD.

1. Inspection and supervision

a) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with relevant ministries and regulatory bodies in organizing inspection of the implementation of ERPA at central and local levels.

b) Vietnam Forest Protection and Development Fund shall inspect management and use revenue from ERPA; maintain ERs; and act as the focal point to assist the Ministry of Agriculture and Rural Development in conducting inspection and supervision at local authorities.

c) People’s Committees of provinces shall inspect the implementation of ERPA in their provinces.

d) Provincial Forest Protection and Development Funds shall inspect management, use and implementation of activities by beneficiaries of ERPA.

dd) Agencies, organizations and all people shall participate in supervision of state agencies, state organizations, households, individuals and residential community that involve management and use of revenue from ERPA.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Financial disclosure

a) Forest Protection and Development Funds at all levels and beneficiaries shall disclose finance according to regulations of relevant laws.

b) The Provincial Forest Protection and Development Fund and the forest owner that is an organization shall publish the list of beneficiaries at agencies. They shall publicly post the list at headquarters of People’s Committees of communes and to their website.

1. Ministry of Agriculture and Rural Development

a) Take charge and cooperate with relevant ministries, regulatory bodies, and People's Committees of 06 provinces in the North Central Region in organizing and providing guidance on the implementation of ERPA; promulgate a plan to share benefits from ERPA; urge, inspect and promptly handle problems arising during the process of implementation within their jurisdiction in accordance with regulations of the law, thereby avoiding loss and misuse; report on contents beyond their jurisdiction to competent authorities.

b) Take charge and cooperate with relevant ministries, central and local authorities in reporting the implementation of ERPA to the Prime Minister before December 15 every year.

c) Make ER reports and send such reports to IBRD.

d) Take charge and cooperate with relevant ministries, central and local authorities in reviewing and assessing result of the implementation of ERPA, and then reporting to the Prime Minister before October 30, 2025.

2. Relevant Ministries and regulatory bodies

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Organize ERPA implementation in their provinces: Issue ERPA implementation plans; organize, direct and implement activities under ERPA in their provinces; integrate the implementation of local programs and projects; mobilize resources to carry out local forest management, protection and development.

2. Direct Provincial Forest Protection and Development Funds to take charge and cooperate with relevant agencies and units in formulating plans and organizing the implementation of ERPA.

3. Fail to transfer ERs under ERPA during the ERPA implementation period to other entities.

4. Urge, inspect and promptly handle problems arising during the process of implementation of ERPA within their jurisdiction in accordance with regulations of the law.

5. Report on implementation of ERPA to the Ministry of Agriculture and Rural Development in their provinces before October 30 every year.

6. Review and assess the implementation of ERPA in their provinces, and then report it to the Ministry of Agriculture and Rural Development before July 30, 2025.

1. This Decree comes into force from the date on which it is signed and the experimentation is conducted until December 31, 2026.

2. If the legislative documents referred to in this Circular are approved for amendments or superseded by other legislative documents, the new documents will prevail./.

3. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of 06 provinces, including Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien Hue, and relevant authorities, organizations, and individuals shall be responsible for the implementation of this Decree./.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 ON BEHALF OF GOVERNMENT
PP. PRIME MISNISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vu Duc Dam

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.226

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.107.181
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!