ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 506/KH-UBND
|
Bến Tre, ngày 25
tháng 01 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2024
Thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch
triển khai thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các hoạt
động theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong việc thực hiện quản lý nhà nước về
công tác bồi thường nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác bồi
thường, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại và
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thi hành công vụ.
- Bảo đảm sự phân công nhiệm vụ rõ ràng và sự phối
hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quá trình triển khai nhiệm vụ, giúp Ủy
ban nhân dân tỉnh kịp thời theo dõi tình hình quản lý nhà nước về công tác bồi
thường trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến hiệu quả Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành
đến đội ngũ cán bộ, công chức tại cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao tinh thần trách
nhiệm trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn công tác bồi
thường nhà nước do Cục Bồi thường nhà nước - Bộ Tư pháp tổ chức.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan cử cán bộ, công
chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác bồi thường nhà nước tham dự.
- Thời gian thực hiện: Khi Bộ Tư pháp tổ chức tập
huấn.
3. Chủ động, kịp thời hướng dẫn nghiệp vụ công tác
bồi thường nhà nước tại địa phương khi phát sinh yêu cầu.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Khi có phát sinh yêu cầu.
4. Kịp thời hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện
thủ tục yêu cầu bồi thường trong phạm vi quản lý khi có yêu cầu của người bị
thiệt hại.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Khi có phát sinh yêu cầu.
5. Tham gia việc giải quyết bồi thường đối với các
vụ việc giải quyết bồi thường của cơ quan thuộc phạm vi quản lý của địa phương
theo quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước; thực hiện đầy đủ và kịp thời
việc theo dõi, đôn đốc công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật
khi có vụ việc phát sinh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Khi có phát sinh vụ việc yêu
cầu bồi thường.
6. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tại
địa phương thực hiện công tác bồi thường nhà nước thông qua hình thức họp liên
ngành hoặc trao đổi bằng văn bản khi có phát sinh nội dung cần phối hợp theo
quy định của pháp luật; cử đại diện tham gia xác minh thiệt hại (khi có yêu cầu),
cử đại diện tham gia thương lượng đúng quy định pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Khi có phát sinh vụ việc yêu
cầu bồi thường.
7. Thực hiện việc kiểm tra định kỳ, đột xuất công
tác bồi thường nhà nước thuộc phạm vi quản lý (lồng ghép trong hoạt động kiểm
tra công tác tư pháp).
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Trong quý II/2024.
8. Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê công tác bồi
thường nhà nước.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo định kỳ và đột xuất
theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế tại cơ quan, đơn vị,
địa phương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác bồi thường nhà nước;
định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh, Bộ Tư pháp. Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được
phân công trong Kế hoạch.
2. Sở Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định của pháp luật;
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp báo cáo định kỳ theo nội dung Kế hoạch
này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tư pháp
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động bồi thường nhà nước trong phạm vi địa
phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc
đề nghị phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để cùng trao đổi, giải
quyết./.
Nơi nhận:
- Như Mục III (thực hiện);
- Cục Bồi thường nhà nước- BTP (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp (thực hiện);
- Phòng NC;
- Cổng TTĐT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KĐ.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Tam
|