ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3810/KH-UBND
|
Quảng Nam, ngày
16 tháng 6 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC, KIỂM SOÁT XUNG ĐỘT LỢI ÍCH
NHẰM GÓP PHẦN PHÒNG NGỪA THAM NHŨNG, TIÊU CỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM NĂM
2023
Thực hiện Luật Phòng, chống
tham nhũng năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; UBND tỉnh Quảng Nam xây
dựng Kế hoạch kiểm soát quyền lực, kiểm soát xung đột lợi ích nhằm góp phần
phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023 với những
nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Tiếp tục thể chế hóa nội
dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Kết luận số
21-KL/TW, những vấn đề về kiểm soát quyền lực, kiểm soát xung đột lợi ích nhằm
góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (sau đây viết tắt là PCTN, TC), từ
đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp,
góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
2. Thực hiện nghiêm túc các Nghị
quyết, Chỉ thị của Đảng về PCTN, TC, các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng
Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN, TC và Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
về PCTN, TC; Luật PCTN; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ
án tham nhũng; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 22/4/2019
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng
nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công
việc…
3. Nâng cao nhận thức, vai trò,
trách nhiệm các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh và cán bộ, công chức, viên chức,
nhân dân trong công tác kiểm soát quyền lực, kiểm soát xung đột lợi ích. Xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, công chính, liêm
minh, có năng lực, chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ được giao; đồng thời đổi mới,
nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng về PCTN.
II. NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP
Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập; Giám đốc
các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là các cơ quan, đơn vị, địa
phương) tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
1. Về kiểm
soát quyền lực
a) Tiếp tục rà soát, phát hiện
những hạn chế bất cập trong những quy định của pháp luật trên tất cả các lĩnh vực
để có những bước điều chỉnh kịp thời
Trên cơ sở những quy định của pháp
luật ở tất cả các lĩnh vực, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương thường
xuyên rà soát, phát hiện những hạn chế bất cập trong hệ thống các thiết chế;
tham mưu UBND tỉnh ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm thể chế hóa kịp thời,
đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, sự đồng bộ giữa văn bản của Đảng và pháp
luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; góp phần hạn chế, loại
bỏ, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật của một số cán bộ, công chức nhằm
đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các hành vi tiêu cực khác; phát
huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước và xã hội,
qua đó bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân, lợi ích của Nhà nước, xã
hội; nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.
b) Phát huy vai trò của người đứng
đầu gắn với kiểm soát quyền lực
Người đứng đầu các cơ quan, đơn
vị, địa phương cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, năng
lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng
tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có
uy tín cao và thực sự tiên phong gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết; phải chịu
trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc mọi hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
tham mưu có chất lượng và đúng thời hạn được giao.
Cần thường xuyên rà soát sửa đổi,
bổ sung quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, địa phương mình cho phù hợp với
tình hình và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Trong đó chú ý phân định rõ ràng, cụ
thể thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của tập thể, cá nhân, nhất là
thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, tổ chức đảng để
kiểm soát chặt chẽ việc thực thi quyền lực của người đứng đầu, nhất là trong
công tác cán bộ, quyết định phân bổ nguồn lực, phê duyệt các dự án đầu tư,...Đồng
thời, trong mỗi cơ quan, tổ chức, cần tăng cường công tác giáo dục chính trị,
tư tưởng, nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cán bộ,
công chức, viên chức gắn với tăng cường vai trò giám sát của nhân dân và các tổ
chức trong hệ thống chính trị - xã hội trong phát huy vai trò và kiểm soát quyền
lực của người đứng đầu.
c) Phát huy vai trò, nâng cao
chất lượng, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội và vai trò của các cơ quan báo chí, truyền thông
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội cần phát huy vai trò của mình trong việc nâng
cao chất lượng công tác phản biện xã hội đối với quy trình lập pháp và giám sát
việc thực hiện pháp luật; chú trọng bản lĩnh, ý thức chính trị, không bị chi phối,
tác động bởi các hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào trong
quá trình giám sát, phản biện xã hội; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội cần được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tránh tổ
chức tràn lan, dàn trải. Tăng cường giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trọng tâm là giám sát hoạt động
quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân
dân; tích cực tham gia xây dựng, phản biện dự thảo chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm giám sát của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại các
văn bản, nghị quyết của Đảng.
Các cơ quan báo chí, truyền
thông cần truyền tải thông tin một cách chân thực, khách quan, kịp thời những
thông tin liên quan đến hoạt động thực hiện quản lý nhà nước của các cơ quan,
đơn vị, địa phương; tiến hành theo dõi, phát hiện, phản ánh trung thực và cảnh
báo những sai lầm trong các quyết sách, hành vi vượt quá giới hạn của các cơ
quan công quyền, các công chức, viên chức cơ quan hành chính nhà nước, từ đó
góp phần điều chỉnh và hoàn thiện dần hoạt động của hệ thống chính trị nhằm hạn
chế, kiểm soát việc lạm dụng quyền lực.
d) Tăng cường công khai, minh bạch
trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương qua đó góp phần
ngăn ngừa tha hóa quyền lực, lạm quyền, lộng quyền và tạo mọi điều kiện để người
dân dễ dàng, thuận lợi trong tiếp cận thông tin về hoạt động của nhà nước, đặc
biệt là những thông tin về những quyết định liên quan đến quyền và lợi ích của
người dân. Việc công khai, minh bạch buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân được
giao quyền phải thực hiện đúng đắn, nghiêm túc, công bằng các quyền hạn được
giao, phải giải trình đầy đủ những vấn đề liên quan đến việc thực thi quyền hạn
khi có yêu cầu.
2. Về kiểm
soát xung đột lợi ích
a) Cần chú trọng rà soát, hoàn
thiện các quy định về cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở các quy định của
pháp luật theo hướng làm rõ và xác định dấu hiệu nhận diện tình huống xung đột
lợi ích; làm rõ đầu mối theo dõi, giám sát, hướng dẫn thực hiện pháp luật về
xung đột lợi ích tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, làm rõ trách nhiệm trong việc
để làm phát sinh các tình huống xung đột lợi ích (nhất là của người đứng đầu).
b) Cần tích cực tuyên truyền
các quy định về tặng quà và nhận quà, kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường tập
huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm
soát tài sản, thu nhập tại cơ quan, đơn vị, địa phương để kiểm soát tài sản,
thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, phát hiện kịp thời các giao dịch, biến
động tài sản có dấu hiệu xung đột lợi ích.
c) Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát xung đột lợi ích, nhất là trong đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước, cũng như đông đảo nhân dân.
d) Tăng cường kiểm tra, giám
sát, thanh tra hoạt động công vụ theo hướng ngăn chặn, phát hiện các tình huống
xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ và các vụ việc giải quyết tình huống
xung đột lợi ích không đúng quy định pháp luật.
đ) Chỉ đạo việc áp dụng các biện
pháp khi có căn cứ cho rằng cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi nhiệm vụ,
công vụ không đảm bảo tính khách quan, đúng đắn, trung thực trong việc thực hiện
nhiệm vụ, công vụ thì phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp nhằm kiểm soát
xung đột lợi ích theo khoản 3 Điều 23 Luật PCTN năm 2018 như: Giám sát việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; tạm đình chỉ việc
thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích; tạm thời
chuyển người có xung đột lợi ích sang vị trí công tác khác; đình chỉ việc thực
hiện nhiệm vụ, công vụ được giao của người có xung đột lợi ích hoặc áp dụng
pháp luật khác về kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định.
e) Xử lý kiên quyết, mạnh mẽ và
dứt điểm các vụ việc có vi phạm trong việc xử lý các tình huống xung đột lợi
ích, trách nhiệm trong việc để làm phát sinh các tình huống xung đột lợi ích
trong hoạt động công vụ.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp
công lập; Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh nghiêm túc thực hiện Kế
hoạch này và chỉ đạo của Trung ương, UBND tỉnh; đồng thời, xây dựng kế hoạch
chi tiết để triển khai thực hiện trước ngày 30/6/2023; tập trung chỉ đạo,
tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện
theo các kỳ thống kê quý, 06 tháng, 09 tháng và năm theo quy định chế độ báo
cáo định kỳ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng tại Thông tư số 02/2021/TT-TTCP ngày 22/3/2021 của Thanh tra Chính phủ
qua Thanh tra tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình tổ chức thực
hiện, nếu có vướng mắc, chủ động báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo, xử lý kịp thời.
2. Giao Sở Thông tin và Truyền
thông chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan báo, đài, truyền thông của
tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, quy
định của pháp luật, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về kiểm soát quyền
lực, kiểm soát xung đột lợi ích và các nội dung có liên quan đến phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực.
3. Giao Sở Nội vụ thực hiện các
nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ về công tác cải cách hành chính; tăng cường
thanh tra, kiểm tra công vụ trong việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính,
quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của các đơn vị, của cán bộ, công chức, viên
chức nhằm góp phần kiểm soát quyền lực, kiểm soát xung đột lợi ích.
4. Giao Thanh tra tỉnh chủ trì,
phối hợp các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị,
địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch này; thường xuyên báo cáo và kiến nghị
UBND tỉnh các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả kế
hoạch này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Thanh tra Chính phủ (báo cáo);
- Cục II, Thanh tra Chính phủ (báo cáo);
- TT TU, HĐND, UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Các Sở, ban, ngành (th/hiện);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố (th/hiện);
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập; Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước
thuộc tỉnh (th/hiện);
- Lưu: VT, TH, KTTH, KGVX, HCTC, NCKS.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Trí Thanh
|