ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 307/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày 21
tháng 7 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH
BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
Phần I
SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ HOẠCH
I. Căn cứ
pháp lý để xây dựng kế hoạch
Luật Phòng, chống nhiễm vi rút
gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ngày 26/6/2006;
Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày
25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Quyết định số 2188/QĐ-TTg ngày
15/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc thanh toán thuốc kháng HIV
được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa bệnh
BHYT và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng HIV;
Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày
14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch
AIDS vài năm 2030;
Thông tư 15/2015/TT-BYT ngày 26/6/2015
của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm
HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS;
Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND
ngày 17/7/2017 của HĐND tỉnh Lào Cai quy định một số mức chi công tác phí, chi
hội nghị đối với các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh
Lào Cai;
Nghị quyết số 23/2019/NQ-HĐND
ngày 06/12/2019 của HĐND tỉnh Lào Cai quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm Y tế trong cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày
14/3/2013 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên
địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Văn bản 3784/BYT-AIDS ngày
15/7/2020 của Bộ Y tế về việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho các hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm
2030 và kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2021.
Văn bản số 2166/BYT-AIDS ngày
28/3/2021 của Bộ Y tế về việc mua thuốc Methadone cho bệnh nhân từ tháng
01/2022;
UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế
hoạch đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS
vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai cụ thể như sau:
II. Phân
tích sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và đánh giá tình hình đảm bảo tài
chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
của Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 phê duyệt Đề án đảm bảo tài
chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020 là tiền cho
việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho các năm tiếp theo;
Việc ban hành của Luật đầu tư
công không hình thành các chương trình mục tiêu, NSTW về cơ bản chỉ hỗ trợ
thuốc và một số vật dụng can thiệp giảm tác hại và các hoạt động quản lý, điều
hành chương trình tại Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các viện TW không có ngân
sách từ Trung ương cấp cho các địa phương để triển khai các hoạt động Phòng,
chống HIV/AIDS;
Từng bước chuyển giao toàn bộ bệnh
nhân điều trị HIV/AIDS sang nguồn Quỹ BHYT và có sự thay đổi về nguồn và
cách thức hỗ trợ của các nguồn tài trợ quốc tế; các nguồn viện trợ bị cắt
giảm;
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 1246/QĐ-TTG ngày 14/8/2020 đã phê duyệt Chiến lược quốc gia chấm
dứt dịch AIDS vào năm 2030;
1. Phân tích, đánh giá tình
hình dịch HIV/AIDS ở địa phương giai đoạn 2014-2020
Bảng 1. Mức độ lây nhiễm
HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh
(
Số hiện nhiễm, số đã chết, tỷ lệ hiện nhiễm)
Nội dung
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
Số hiện nhiễm
|
2.014
|
1.724
|
1.640
|
1.518
|
1.528
|
1.590
|
1.635
|
Số đã chết
|
854
|
1.068
|
1.246
|
1.462
|
1.488
|
1.509
|
1.552
|
Tỷ lệ hiện nhiễm/100.000 dân
|
0,3
|
0,26
|
0,24
|
0,22
|
0,22
|
0,20
|
0.22
|
Bảng
2. Số người nhiễm HIV còn sống theo huyện, thị xã, TP
Huyện/TP
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
Năm 2018
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
TP Lào Cai
|
518
|
486
|
501
|
483
|
469
|
441
|
484
|
Văn Bàn
|
524
|
523
|
502
|
440
|
440
|
456
|
457
|
Bảo Thắng
|
311
|
265
|
238
|
203
|
207
|
245
|
238
|
Bát Xát
|
111
|
115
|
118
|
121
|
119
|
149
|
137
|
Bảo Yên
|
146
|
143
|
142
|
149
|
152
|
154
|
157
|
Thị xã Sa Pa
|
80
|
66
|
62
|
56
|
52
|
53
|
54
|
Bắc Hà
|
29
|
25
|
25
|
25
|
30
|
30
|
38
|
Mường Khương
|
37
|
42
|
39
|
43
|
47
|
50
|
56
|
Si Ma Cai
|
11
|
12
|
12
|
12
|
12
|
12
|
14
|
Tổng
|
1.767
|
1.677
|
1.639
|
1.532
|
1.528
|
1.590
|
1.635
|
Đến 31/12/2020, HIV/AIDS đã có
tại 9/9 huyện, thành phố, thị xã với 126/152 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ hiện
nhiễm tại tỉnh Lào Cai là 0,22/100.000 dân. Huyện Văn Bàn có tỷ lệ hiện nhiễm
cao nhất là 0,51 tiếp đến là thành phố Lào Cai: 0,38 và thứ ba là huyện Bảo Thắng
0,18. Các huyện còn lại có tỷ lệ hiện mắc từ 0,04 tới 0,17. Số người nhiễm
HIV/AIDS chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động (20 - 39), chiếm gần 78%; tỷ lệ người
nhiễm HIV chủ yếu vẫn ở nam giới chiếm 77,69%. Đường lây truyền chủ yếu là đường
máu (62,25%).
Nguy cơ lây nhiễm HIV trong
cộng đồng nói chung và các nhóm có hành vi nguy cơ:
Nguy cơ lây nhiễm HIV chủ yếu
vẫn qua đường máu, tuy nhiên nguy cơ lây truyền qua đường tình dục đang có
xu hướng gia tăng trong những năm gần đây (năm 2015 tỷ lệ 23,69%, năm 2019 tỷ
lệ tăng lên 27,8%). Có thể ảnh hưởng do lây truyền HIV từ nhóm nghiện chích
sang bạn tình của họ, bên cạnh đó Lào Cai là nơi có nhiều khách du lịch đến hằng
năm và là cửa khẩu giao lưu thương mại lớn của khu vực Miền Bắc vì vậy cần
quan tâm nhiều hơn nữa nguy cơ lây truyền qua đường tình dục của nhóm phụ
nữ bán dâm trên địa bàn tỉnh.
Nhóm tình dục đồng giới: tại
tỉnh Lào Cai chưa có nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng lây nhiễm HIV
trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.
Các yếu tố nguy cơ/ảnh hưởng
(làm gia tăng) dịch HIV tại địa phương:
Lào Cai là địa phương có nhiều
khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước; hệ thống giao thông đa dạng, có tuyến
đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu buôn bán
và phát triển các loại hình dịch vụ với các tỉnh nội địa và tỉnh Tây Nam
(Trung Quốc), số lượng du khách đến Lào Cai ngày càng gia tăng qua các năm.
Bên cạnh đó Lào Cai còn có nhiều tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, công nghiệp
khoáng sản, thuỷ điện... phát triển mạnh. Những lợi thế trên tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên kèm theo là
không ít những ảnh hưởng, tác động đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội và các bệnh
truyền nhiễm đặc biệt là HIV/AIDS trên địa bàn.
2. Phân tích các đáp ứng với
dịch HIV/AIDS ở địa phương giai đoạn 2014-2020
Để đáp ứng yêu cầu công tác
phòng, chống HIV/AIDS, ngày 14/3/2013, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số
40/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS trên địa
bàn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 20/3/2015 về thực
hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2015-2020, Kế hoạch 66/KH-UBND ngày 26/3/2015 về triển khai
điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone trên địa
bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020. Theo đó, chương trình phòng, chống
HIV/AIDS tỉnh được triển khai có hệ thống và khá toàn diện. Hệ thống cung cấp dịch
vụ HIV/AIDS tại Lào Cai đã được gắn kết vào hệ thống y tế sẵn có, theo những
chuyên ngành phù hợp nên đã huy động được nguồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật
chất, trang thiết bị cần thiết. Bên cạnh đó, với cơ chế phối hợp đa ngành và
huy động sự tham gia của cộng đồng, của những nhóm bị ảnh hưởng chính đã tập
trung được nhiều nguồn lực phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt trong lĩnh vực dự
phòng. Việc điều phối một đầu mối cho các dự án, chương trình phòng, chống
HIV/AIDS tại Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) đã đảm bảo không triển khai
chồng chéo các hoạt động, các địa bàn và ưu tiên nguồn lực thích hợp.
Công tác phòng, chống HIV/AIDS
tại tỉnh Lào Cai đã thu được những kết quả nhất định. Số người nhiễm HIV mới
phát hiện hàng năm có xu hướng giảm. Tuy nhiên, mức độ bao phủ của các dịch vụ
còn thấp. Hiện tại có 06 cơ sở điều trị HIV/AIDS tại 6/9 huyện, thị xã, thành
phố (chiếm tỷ lệ 66,6%) có cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS, do vậy người
nhiễm HIV/AIDS còn gặp khó khăn khi tiếp cận dịch vụ. 09/09 huyện, thị xã,
thành phố có triển khai cung cấp dịch vụ lây truyền HIV từ mẹ sang con, tuy
nhiên mới chỉ có 06/09 cơ sở cung cấp dịch vụ lây truyền HIV từ mẹ sang con
toàn diện, nên ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cũng như khó khăn cho cán bộ
y tế tại địa phương không có sẵn dịch vụ điều trị HIV/AIDS. Các dịch vụ chăm
sóc và điều trị cho người nhiễm HIV đảm bảo chất lượng nhưng số lượng bệnh nhân
tiếp cận dịch vụ chưa nhiều do tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử còn khá
nặng nề; trong khi đó các can thiệp phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử
liên quan đến HIV/AIDS chỉ đơn thuần là các hoạt động thông tin, giáo dục,
truyền thông. Đến nay địa phương vẫn chưa có những quy định về sự liên kết
giữa các dịch vụ tư nhân và nhà nước trong cung cấp các dịch vụ liên quan đến
HIV/AIDS. Các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, xã hội và tư vấn cho người nhiễm
HIV/AIDS còn hạn chế, trong đó việc hỗ trợ tư vấn pháp lý về HIV/AIDS chưa được
quan tâm đúng mức.
III. Đánh
giá tình hình đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn
2014-2020
1. Đánh giá tình hình huy động
kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
Trong giai đoạn 2014-2020, tổng
kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS tỉnh huy động được là 107.884
triệu đồng, trong đó:
Ngân sách nhà nước (NSNN) được
cấp từ Trung ương thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS (CTMTQG) là 20.760 triệu đồng. (Bao gồm kinh phí cấp hàng năm để triển
khai các hoạt động tại địa phương; kinh phí hỗ trợ mua trang thiết bị cho hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS và hỗ trợ bằng thuốc, vật dụng giảm hại...).
Nguồn kinh phí này đang bị cắt giảm qua từng năm. Đây là nguồn kinh phí được
sử dụng chủ yếu cho chương trình thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi
hành vi; giám sát dịch HIV/AIDS và theo dõi, đánh giá chương trình và các hoạt
động chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.
Ngân sách nhà nước được địa
phương cấp (NSĐP) là 29.629 triệu đồng chi cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
(Chiếm 27,5 %); Trong đó chi cho Đề án đảm bảo tài chính cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2015-2020 là 5.278 triệu đồng và chi cho
Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
Methadone là 20.484 triệu đồng.
Nguồn viện trợ quốc tế thông
qua các dự án là 42.098 triệu đồng (chiếm 39%, chưa tính nguồn thuốc ARV hỗ
trợ trực tiếp cho các cơ sở điều trị từ năm 2014 -2019). Đây là nguồn kinh
phí chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu chi cho các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự
phòng lây nhiễm HIV và hoạt động chăm sóc điều trị toàn diện cho người nhiễm
HIV (dự án “Cung cấp và duy trì bền vững dịch vụ dự phòng và điều trị HIV tỉnh
Lào Cai” do Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ hỗ trợ kinh phí và Tổ chức sức
khỏe gia đình Quốc tế FHI360 hỗ trợ kỹ thuật; Dự án “Nâng cao năng lực
phòng, chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng; Dự án Quỹ toàn cầu
phòng, chống HIV/AIDS; Dự án “Chẩn đoán, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS” do
Quỹ chăm sóc sức khỏe AIDS Hoa Kỳ (AHF) tài trợ).
Từ tháng 10/2015, Lào Cai tiến
hành thu phí các bệnh nhân điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc Methadone với tổng số tiền thu được là 14.781 triệu đồng (chiếm 13,7%).
Trong giai đoạn 2014-2020,
nguồn bảo hiểm y tế (BHYT) thiếu số liệu báo cáo do hầu hết các dịch vụ chăm
sóc, điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV đều được các dự án viện trợ chi trả;
người nhiễm HIV chỉ sử dụng BHYT khi điều trị nội trú song do sợ bị kỳ thị và
phân biệt đối xử nên nhiều người nhiễm HIV không đến các cơ sở y tế nơi đang
ký khám BHYT. Ngoài ra, thiếu các hướng dẫn về các nội dung và mức thu phí
các dịch vụ HIV/AIDS nên địa phương không thể triển khai thu phí những dịch
vụ liên quan đến công tác phòng, chống HIV/AIDS.
2. Mức độ đáp ứng nhu cầu
kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020
Phân tích kết quả đáp ứng nhu
cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014-2020 bao gồm:
Tổng kinh phí thực tế đã huy động
được là: 107.884 triệu đồng (Chưa tính nguồn thuốc ARV do các dự án hỗ trợ
trực tiếp tại các cơ sở điều trị). Trong đó: ngân sách địa phương: 29.629 triệu
đồng (27,5%), ngân sách trung ương: 20.760 triệu đồng (19,2%), các nguồn viện
trợ: 42,98 triệu đồng (39%), nguồn xã hội hóa:
14.781 triệu đồng (13,7%).
Trong các nguồn trên, chưa tính nguồn thuốc ARV do các dự án hỗ trợ trực tiếp
tại các cơ sở điều trị từ năm 2014 -2019. Mức độ đáp ứng giữa kinh phí huy động
và nhu cầu kinh phí: 100%
(Chi tiết tình hình huy động
kinh phí cho các hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh Lào Cai giai đoạn
2014-2020 - Phụ biểu 1 đính kèm)
3. Đánh giá hiệu quả về đầu
tư kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn 2014-2020
Do được sự quan tâm đầu tư kinh
phí nên các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai kịp thời và có hiệu
quả. Vì vậy chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh đã đạt được những kết
quả đáng ghi nhận:
Hoàn thành được mục tiêu khống
chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% (Tính đến ngày
31/12/2020, tại tỉnh Lào Cai tỷ lệ hiện nhiễm HIV/100.000 dân là 0,22).
Số người mới được phát hiện HIV
hàng năm giảm đáng kể qua các năm. Năm 2020 giảm 67,8% so với năm 2014.
Số người nhiễm chuyển sang giai
đoạn AIDS và tử vong do AIDS được phát hiện kịp thời, được điều trị nhiễm
trùng cơ hội và điều trị ARV kịp thời qua đó đã làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV
trong cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong do AIDS hàng năm. Năm 2014 có 119 người
tử vong do AIDS thì đến năm 2020 con số này đã giảm xuống còn 43 người (Giảm
64%) và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm HIV/AIDS.
Số người nhiễm HIV được chăm
sóc điều trị HIV/AIDS tăng dần qua các năm từ 624 người được điều trị trong năm
2014 đến tháng 12/2020 là 1.007 người. Trong số bệnh nhân điều trị ARV, năm
2020 có 71% bệnh nhân có kết quả tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.
Số người nghiện các chất dạng
thuốc phiện được điều trị thay thế: tính đến tháng 12 năm 2020, tổng số người
đang được điều trị là 1.454. Số lũy tích là 3.572.
Điều trị Methadone mang lại rất
nhiều lợi ích cho người bệnh cũng xã hội. Giúp sức khỏe thể chất và tinh thần của
người bệnh được cải thiện, giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giúp bệnh nhân
tiết kiệm được chi phí.
Phần II
ƯỚC TÍNH NHU CẦU THIẾU HỤT KINH PHÍ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG
PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2030
I. Ước
tính nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh giai đoạn
2021-2030
1. Cơ sở để xác định nhu cầu
Mục tiêu, nội dung, giải pháp,
các hoạt động chính, các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết
định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ
Chỉ tiêu, mục tiêu can thiệp
trên các nhóm đối tượng can thiệp nhằm chấm dứt bệnh AIDS tại dịa phương đến
năm 2030.
Nội dung chi, mức chi cho từng
hoạt động theo các quy định hiện hành (Các văn bản hướng dẫn nội dung chi, mức
chi đối với nguồn NSNN), khung giá dịch vụ KCB BHYT theo quy định hiện hành.
2. Tính toán để xác định nhu
cầu
Phương pháp ước tính/xác định
nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2020-2030 thực
hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại hướng dẫn ban hành kèm theo công văn số
Công văn số 3784/BYT-AIDS về việc xây dựng kế hoạch đảm bảo tài chính cho các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thực hiện mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào
năm 2030 và kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS năm 2021. Nhu cầu kinh phí được tính
toán dựa trên công cụ ước tính nhu cầu kính phí do Bộ Y tế xây dựng và hỗ trợ
kỹ thuật thực hiện thống nhất đối với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.
Căn cứ vào các phân tích trên
đây và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn có liên quan của Trung ương, tổng ước
tính nhu cầu kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong
giai đoạn 2021-2030
II. Ước
tính khả năng huy động kinh phí giai đoạn 2021-2030
1. Dự kiến những nguồn kinh
phí có thể huy động:
Ngân sách trung ương hỗ trợ
thuốc ARV cho các nhóm đối tượng được cấp phát miễn phí và một số vật phẩm can
thiệp giảm tác hại;
Ngân sách địa phương cấp có
mục tiêu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
Ngân sách viện trợ từ các dự án
Quốc tế (Theo cam kết tại các văn kiện dự án đã được ký kết);
BHYT chi trả toàn bộ cho các
chi phí điều trị HIV/AIDS (Chi phí Quỹ BHYT chi trả đối với toàn bộ người nhiễm
HIV có thẻ BHYT);
Nguồn xã hội hóa từ người sử
dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tự chi trả một số dịch vụ; Các nguồn thu
hợp pháp khác…
2. Ước tính tổng nhu cầu
kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030 là: 221.504
triệu đồng Trong đó:
- Dự phòng lây nhiễm HIV:
117.177 triệu đồng
- Điều trị HIV/AIDS: 88.673 triệu
đồng
- Giám sát, theo dõi đánh
giá và xét nghiệm (M&E): 13.241 triệu đồng
- Tăng cường năng lực hệ thống
(HSS): 2.413 triệu đồng
(Phụ
biểu 2 chi tiết đính kèm )
3. Ước tính nguồn hỗ trợ
kinh phí có thể huy động được giai đoạn 2021-2030: 221.858 triệu đồng. Trong
đó:
- Ngân sách Trung ương: 11.296
triệu đồng (Chiếm 5,1%)
- Các nguồn viện trợ : 11.034
triệu đồng (Chiếm 5%)
- Nguồn Quỹ BHYT: 63.209 triệu
đồng (Chiếm 28,5%)
- Nguồn xã hội hóa/ dịch vụ:
91.384 triệu đồng (Chiếm 41,2%)
- Ngân sách đề nghị địa phương
hỗ trợ: 44.581 triệu đồng (Chiếm 20,2%)
(Phụ
biểu 3 chi tiết đính kèm )
4. Ước tính kinh phí đề nghị
địa phương hỗ trợ
Từ các phân tích trên, cho thấy,
để đáp ứng được nhu cầu phòng, chống HIV/AIDS nhằm đạt được mục tiếu chấm dứt
dịch bênh AIDS tại tỉnh Lào Cai vào năm 2030; Ngân sách địa phương giai đoạn
2021-2030 cụ thể như sau:
- Chỉ tiêu hoạt động giai đoạn
2021 - 2030 (Phụ biểu 4 đính kèm )
- Dự toán chi tiết hoạt động
Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021- 2030
(Phụ biểu 5 đính kèm )
5. Nguyên nhân của sự thiếu
hụt tài chính cần sự hỗ trợ của địa phương cho các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030
Một là: Ngân sách nhà nước
Trung ương chỉ hỗ trợ cho các mạng mục thiết yếu theo như hướng dẫn của Bộ Y
tế;
Hai là: Viện trợ quốc tế đã có
lộ trình cắt giảm và chuyển sang hình thức hỗ trợ kỹ thuật thay vì cung cấp dịch
vụ trực tiếp. Nguồn kinh phí này chỉ mang tính hỗ trợ;
Ba là: Nhu cầu mở rộng độ bao
phủ các can thiệp hiệu quả, tăng cường áp dụng các mô hình can thiệp mới; Số
lượng bệnh nhân AIDS, bệnh nhân điều trị thay thế nghiện thuốc phiện ngày càng
tăng...
Bốn là: Kinh tế phát triển, quản
lý nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm dân di biến động tại các khu công nghiệp
ngày càng trở nên cần thiết, nhu cầu truyền thông và chi phí tư vấn, xét nghiệm
giám sát tăng, các giải pháp dự phòng sớm cần mở rộng.
Năm là: Chưa huy động được các
nguồn kinh phí từ các tổ chức xã hội và từ người dân đóng góp do sự phân biệt
kỳ thị đối xử, cơ chế tài chính cho việc tham gia đầu tư và cung cấp dịch vụ
của các tổ chức xã hội…chưa rõ ràng, chưa khuyến khích được các nguồn xã hội
hóa…
Phần III
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÀI
CHÍNH CHẤM DỨT BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TẠI LÀO CAI
I. Quan điểm
1. Phòng, chống HIV/AIDS là một
nhiệm vụ quan trọng, lâu dài cần có sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp
của các sở, ban ngành chính quyền các cấp và là trách nhiệm của mỗi người dân,
mỗi gia đình và mỗi cộng đồng.
2. Ngân sách địa phương là
nguồn tài chính chủ yếu đảm bảo cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa
phương.
3. Ngân sách trung ương bổ
sung có mục tiêu theo Luật ngân sách nhà nước và luật đầu tư công.
4. Tiếp tục vận động và huy động
nguồn viện trợ quốc tế để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt về kinh tế cho các
hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Các dự án viện trợ đang triển khai phải có lộ
trình chuyển giao cụ thể và bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc.
5. Tận dụng tối đa và phát
huy các nguồn tài chính trong nước bao gồm: (i) Quỹ BHYT chi trả toàn bộ
các dịch vụ trong phạm vi chi trả theo quy định ; (ii) Tận dụng và huy động sự
tham gia cung cấp dịch vụ và đầu tư của các tổ chức xã hội, các quỹ, các
doanh nghiệp cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; (iii) Phí dịch vụ phòng, chống
HIV/AIDS với người nhiễm HIV và các nhóm nguy cơ cao có khả năng tự chi trả.
6. Sử dụng hiệu quả và tiết
kiệm các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) sẵn có cho các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS. Tăng cường quản lý, tổ chức, vận hành bộ máy tinh giản
và tiết kiệm. Thiết kế, xây dựng, triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ và
lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng chi phí - hiệu quả….
II. Mục
tiêu
1. Mục tiêu chung
Đảm bảo nguồn tài chính bền
vững cho các hoạt động chấm dứt bệnh AIDS trên địa bàn tỉnh Lào Cai vào năm
2030.
2. Mục tiêu cụ thể
Bố trí, huy động được nguồn
tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công được các mục tiêu của chiến
lược Quốc gia chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 tại Lào Cai, trong đó hàng năm:
- Ngân sách địa phương đảm bảo
20% - 25% kinh phí cho hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS;
- Ngân sách trung ương hỗ trợ
cho các hoạt động thiết yếu (thuốc ARV, MMT), Quỹ Bảo hiểm y tế và huy động từ
các nguồn viện trợ, xã hội hóa, đồng chi trả từ 75% - 80% kinh phí hoạt động
Phòng, chống HIV/AIDS.
III. Nội
dung hoạt động
1. Mục tiêu 1: 20% - 25%
kinh phí cho hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS do ngân sách địa phương đảm bảo
- Sở Y tế chủ trì xây dựng dự thảo
Kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh
AIDS vào năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai; UBND tỉnh phê duyệt và triển khai
thực hiện trong toàn tỉnh.
- Kế hoạch đảm bảo tài chính
sau được khi được UBND tỉnh phê duyệt được triển khai đến 100% các sở, ban,
ngành, cơ quan là thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh; đến tất cả Ban chỉ đạo các huyện/
thị xã/ thành phố. Dự kiến hoàn thành năm 2021.
- Hàng năm, Sở Y tế xây dựng kế
hoạch phòng, chống HIV/AIDS chung trên cơ sở tổng hợp các nguồn kinh phí và
nhu cầu can thiệp của tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt (các hoạt động truyền
thông, đào tạo tập huấn chỉ thực hiện sau có phê duyệt của UNBD tỉnh).
- Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính cân đối nguồn lực cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS
trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Thực hiện kiểm tra giám sát
hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS các cấp định kỳ hàng năm do Ban Chỉ
đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện, trong đó có nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động
quản lý, sử dụng tài chính; Đồng thời mời các cơ quan tài chính liên quan
tham gia giám sát nội dung này.
- Đảm bảo chương trình
phòng, chống HIV/AIDS hoạt động hiệu quả và tiết kiệm; Tiếp tục triển khai các
mô hình cung cấp nhiều dịch vụ tại một điểm cung cấp, trong đó triển khai tư vấn
xét nghiệm HIV tại các cơ sở điều trị methadone, cơ sở chăm sóc điều trị
HIV/AIDS.
- Xây dựng và ban hành cơ chế
và quy trình phối hợp cung cấp dịch vụ, chuyển tuyến, chuyển tiếp trong hệ thống
cung cấp dịch vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu 2: 75% - 80%
Kinh phí hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS do ngân sách trung ương hỗ trợ cho
các hoạt động thiết yếu (thuốc ARV, MMT), Quỹ Bảo hiểm y tế huy động từ các
nguồn viện trợ, xã hội hóa, đồng chi trả
- Tiếp tục huy động và sử
dụng có hiệu quả nguồn kinh phí do các chương trình, dự án, các tổ chức Quốc
tế tài trợ, chuyển giao phù hợp, đảm bảo tính bền vững và khả thi của chương
trình.
- Xây dựng kế hoạch nhu cầu thuốc
kháng virut HIV (ARV) và thuốc methadone hàng năm gửi Cục Phòng chống
HIV/AIDS. Hàng tháng, hàng quý báo cáo tình hình sử dụng, tồn kho và dự trù
thuốc theo quy định đảm bảo đủ nguồn thuốc để điều trị cho bệnh nhân.
- Xây dựng và ban hành Kế hoạch
xã hội hóa một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS sau khi có hướng dẫn của cơ
quan trung ương về thu phí, lệ phí các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
- Tổ chức rà soát và vận động
người nhiễm HIV cùng với các cơ quan liên quan thực hiện mua BHYT cho người
nhiễm HIV, xây dựng chính sách hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm Y tế, hỗ trợ cùng chi
trả chi phí sử dụng thuốc kháng virut HIV đối với người nhiễm HIV điều trị tại
các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, phấn đấu 100% người nhiễm
HIV tham gia BHYT.
III. Định
hướng các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch
1. Nhóm giải pháp huy động
các nguồn tài chính
1.1. Đối với nguồn ngân sách
Trung ương
Hỗ trợ thuốc ARV cho bệnh nhân
không có thẻ BHYT (BN không có giấy tờ, BN tại các trường trại) và bệnh nhân
sử dụng thuốc thuộc các phác đồ BHYT không chi trả, điều trị dự phòng trước
phơi nhiễm cho các đối tượng có nguy cơ lây nhiễm HIV (Ước tính 7% số bệnh
nhân điều trị hàng năm)
1.2. Đối với nguồn Quỹ BHYT
Chi trả cho bệnh nhân có thẻ
BHYT bao gồm tiền công, thuốc, các thủ thuật và các xét nghiệm phục vụ chẩn
đoán và theo dõi điều trị. Ước tính 90% số bệnh nhân điều trị hàng năm (Hiện
nay HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành nghị quyết số 33/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020
về việc Quy định mức hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT, hỗ trợ cùng chi trả chi
phí sử dụng thuốc kháng virut HIV đối với người nhiễm HIV điều trị tại các
cơ sở Y tế công lập trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nhờ chính sách này số bệnh nhân
có thẻ bảo hiểm y tế đạt trên 95%)
1.3. Đối với nguồn viện trợ
Huy động tối đa các nguồn viện
trợ từ các dự án Quốc tế tài trợ. Trong giai đoạn từ 2021 - 2023, Dự án Quỹ
toàn cầu Phòng, chống HIV/AIDS tiếp tục hỗ trợ cho các hoạt động Phòng, chống
HIV/AIDS Lào Cai và đã được BYT phê duyệt tại Quyết định số 5302/QĐ - BYT ngày
21/12/2020 về việc Phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quỹ toàn cầu
phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023” do Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS,
Lao và Sốt rét tài trợ.
1.4. Đối với nguồn xã hội hóa
Do bệnh nhân tự chi trả các khoản
đồng chi trả trong quá trình điều chị bao gồm tiền công, thuốc (Trừ ARV),
các thủ thuật và các xét nghiệm phục vụ chẩn đoán và theo dõi điều trị theo
quy định.....
Bệnh nhân tham gia điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone chi trả các phí dịch vụ
theo quy định của UBND tỉnh tại Quyết định số 52/2015/QĐ-UBND ngày 21/10/2015.
Triển khai hoạt động đánh giá
chất lượng phòng xét nghiệm từ bên ngoài (EQAS) theo quy định do các đơn vị có
phòng xét nghiệm HIV tự chi trả
Triển khai, mở rộng việc thu
phí dịch vụ đối với một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS (như điều trị
methadone, tư vấn xét nghiệm HIV, cung ứng BCS, BKT… theo hướng khách hàng cùng
chi trả).
2. Nhóm giải pháp tổ chức,
quản lý, điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí:
2.1. Tập trung quản lý các
nguồn kinh phí chương trình phòng, chống HIV/AIDS thống nhất một đầu mối tại Sở
Y tế (Trung tâm kiểm soát bệnh tật của tỉnh) để đảm bảo phân bổ sử dụng hiệu
quả, tránh chồng chéo.
2.2. Ưu tiên phân bổ kinh phí
phòng, chống HIV/AIDS hàng năm cho các Huyện/ Thành phố/ Thị xã trọng điểm về
tình hình dịch, có nguy cơ lây nhiễm cao. Đảm bảo cơ chế tài chính khuyến khích
việc phát hiện các đối tượng có nguy cơ cao và các dịch vụ đưa người nhiễm
HIV vào điều trị sớm.
2.3. Củng cố và nâng cao năng lực
các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS tại các tuyến trong công tác lập
kế hoạch; trong quản lý và sử dụng kinh phí, nhằm đảm bảo điều phối và phân bổ
kinh phí hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương
và các đơn vị (về địa bàn, lĩnh vực, hoạt động và đối tượng). Đồng thời, thực
hành tiết kiệm chi tiêu trong phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến.
2.4. Xây dựng và mở rộng các mô
hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS cho các tổ chức xã hội, các nhóm cộng
đồng. Đề xuất các cơ chế tài chính nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân
tham gia cung cấp dịch vụ và đầu tư cho các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
2.5. Tăng cường năng lực cho
các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ
phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt đối với các dịch vụ như tìm ca, tiếp cận các
nhóm đối tượng nguy cơ cao.
2.6. Thực hiện việc kiểm tra,
giám sát tài chính trong nội dung kiểm tra giám sát hoạt động chương trình
phòng, chống HIV/AIDS định kỳ hàng năm do Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện…
3. Nhóm giải pháp quản lý
chương trình nhằm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực:
3.1. Gắn kết dịch vụ dự phòng
và điều trị HIV/AIDS vào hệ thống y tế địa phương. Tiếp tục duy trì và mở rộng
các mô hình dự phòng, chăm sóc và điều điều trị HIV/AIDS sử dụng các nguồn lực
hiện có.
3.2. Lồng ghép dịch vụ và củng
cố hệ thống cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
3.3. Triển khai và mở rộng các
mô hình cung cấp dịch vụ nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ sớm với người sử
dụng dịch vụ
3.4. Lồng ghép các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội,
các phong trào, các cuộc vận động quần chúng ở các địa phương, đơn vị, doanh
nghiệp.
4. Theo dõi, giám sát/kiểm
tra việc thực hiện Kế hoạch
Thực hiện giám sát tài chính
trong nội dung kiểm tra giám sát hoạt động chương trình phòng, chống HIV/AIDS
các cấp định kỳ hàng năm do Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Tăng cường vai trò kiểm tra,
giám sát công tác quản lý tài chính của các cơ quan kế hoạch đầu tư, tài chính
đối với các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng kinh phí chương trình phòng,
chống HIV/AIDS.
Phần IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
Chịu trách nhiệm tham mưu và phối
hợp triển khai thực hiện Kế hoạch này; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát việc
thực hiện; tham mưu cho UBND và Ban Chỉ đạo tỉnh trong việc sơ kết, tổng kết và
báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của Kế hoạch; Căn cứ vào Kế hoạch được
UBND tỉnh phê duyệt xây dựng Kế hoạch chi tiết năm tiếp theo vào tháng 12 hàng
năm;
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính; Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan
vận động các nguồn kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS;
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban
hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế
hoạch;
Chỉ đạo theo ngành dọc các đơn
vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động liên quan đến y tế tại
Kế hoạch này; chú trọng đảm bảo chất lượng và hiệu quả các dịch vụ dự phòng và
chăm sóc, điều trị HIV/AIDS;
Phối hợp với các Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội; chính quyền địa phương và các ban, ngành,
đoàn thể tuyên truyền, vận động cho người nhiễm HIV/AIDS mua thẻ BHYT và hỗ trợ
cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng nghèo, cận nghèo nhiễm HIV/AIDS;
Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương, đơn vị tạo điều kiện để nhiều
người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận được với chính
sách xã hội hiện dành cho người dễ bị tổn thương.
2. Sở Tài chính
Hàng năm căn cứ khả năng ngân
sách và kế hoạch triển khai nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền thẩm định trình
UBND tỉnh giao dự toán kinh phí phòng, chống HIV/AIDS theo quy định;
Phối hợp kiểm tra, giám sát việc
phân bổ, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo
sử dụng có hiệu quả và tuân thủ các quy định tài chính, kế toán hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Làm việc với các cơ quan trung
ương, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài Chính và các cơ quan liên quan vận động các
nguồn kinh phí cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS;
Chủ trì, phối hợp với các Sở Y
tế, Sở Tài chính thực hiện phân bổ, điều phối các nguồn đầu tư cho hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định;
Phối hợp với Sở Công thương,
Liên đoàn lao động tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai các hoạt động vận
động doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS tại doanh nghiệp.
4. Bảo hiểm xã hội
Chủ trì, phối hợp với các Sở Y
tế, Sở Tài chính và các cơ sở khám chữa bệnh BHYT thực hiện thanh toán chi
phí khám chữa bệnh BHYT cho người bệnh HIV/AIDS theo các quy định hiện hành.
5. Sở Lao động-Thương binh
và Xã hội
Nghiên cứu đề xuất triển khai
các hoạt động hỗ trợ vay vốn, tạo việc làm cho người sau cai tái hòa nhập cộng
đồng, bệnh nhân điều trị Methadone, người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS, qua đó, tạo điều kiện tạo thu nhập và tự chi trả một phần chi phí khi
tham gia dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.
Phối hợp với Sở Y tế tạo điều
kiện để nhiều người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận
được với chính sách xã hội hiện dành cho người dễ bị tổn thương.
6. Sở Thông tin và Truyền
thông, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Lào Cai, các cơ quan thông tin
đại chúng trên địa bàn tỉnh: phối hợp với Sở Y tế tăng cường công tác
thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức thiết thực về công tác phòng, chống
HIV/AIDS đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương;
7. Các Sở, ngành, cơ quan
khác
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị theo ngành dọc trong việc chủ động bố trí kinh phí từ nguồn kinh
phí thường xuyên cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm và triển khai
công tác phòng, chống HIV/AIDS như là một hoạt động thường xuyên tại các cơ
quan, đơn vị;
Chủ động huy động nguồn kinh
phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để bổ sung kinh phí cho hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS tại các sở, ngành, cơ quan, đơn vị;
Quản lý, sử dụng kinh phí
phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định hiện hành.
8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội…
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ
trì, phối hợp với các Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan,
tổ chức liên quan triển khai rộng khắp phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống
HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào
các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở;
Chủ động tham gia triển khai thực
hiện đề án này theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của mình;
Phối hợp với Sở Y tế và các cơ
quan liên quan tăng cường huy động nguồn lực và sự tham gia của các tổ chức xã
hội, tổ chức dựa vào cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS; đặc biệt
vận động các tổ chức tôn giáo tham gia hỗ trợ thực hiện chăm sóc người nhiễm
HIV ở cộng đồng, nhất là trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;
Quản lý, sử dụng kinh phí
phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả và theo quy định hiện hành.
9. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
Chịu trách nhiệm triển khai thực
hiện nội dung của Kế hoạch; chỉ đạo, kiểm tra, hỗ trợ UBND các xã, phường triển
khai thực hiện kế hoạch. Bên cạnh nguồn ngân sách được cấp thông qua Sở Y tế,
chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cũng như huy động sự đóng
góp của xã hội, các tổ chức nhân đạo, doanh nghiệp để triển khai thành công Kế
hoạch.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Trung tâm KSBT;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH3, VX2.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Giàng Thị Dung
|