ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 225/KH-STP-TTR
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 01 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2021 TẠI SỞ TƯ PHÁP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thực hiện Luật Phòng, chống tham
nhũng năm 2018, Kế hoạch số 3502/KH-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban
nhân dân thành phố về thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng
nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết hồ sơ, Sở
Tư pháp ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm
của cán bộ, công chức các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể và Nhân dân đối với
công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng. Tăng cường sự lãnh đạo người đứng
đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống tham nhũng, phát hiện, xử
lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân,
doanh nghiệp trong việc giải quyết công việc của Sở Tư pháp.
Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt
cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp tạo sự chuyển biến
về nhận thức và hành động trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Từ
đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Cấp ủy và trách nhiệm của các đơn vị
trong công tác này, góp phần xây dựng tổ chức Đảng, các cơ quan Nhà nước thực sự
trong sạch, vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển của Thành phố.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp
phòng, chống tham nhũng gắn liền với việc thực hiện Kế hoạch số 3502/KH-UBND
ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Chỉ thị số
10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý,
ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp trong việc giải quyết hồ sơ; kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn có hiệu
quả tình trạng tham nhũng. Kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý
nghiêm minh hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong
việc giải quyết công việc.
II. NỘI DUNG
1. Công tác lãnh
đạo, chỉ đạo về phòng chống tham nhũng
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động
chỉ đạo, điều hành; tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt thực hiện các mục
tiêu ưu tiên, tăng cường các biện pháp công khai, minh bạch trong công tác quản
lý Ngành, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành sớm một số nhiệm vụ công tác trọng
tâm, trọng điểm. Trong đó, chú trọng các nội dung về công tác phòng, chống tham
nhũng: thực hiện đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc nêu gương,
gương mẫu và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính
theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số
764/KH-STP-TTR của Sở Tư pháp ngày 18 tháng 12 năm 2020 về thực hiện Chỉ thị số
10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý,
ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh
nghiệp trong việc giải quyết hồ sơ.
Đơn vị thực hiện: Ban Giám đốc Sở,
Trưởng các phòng chuyên môn, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng
a) Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đó có nội
dung về phòng chống tham nhũng phù hợp với thực tiễn của Thành phố và theo chỉ
đạo của Bộ Tư pháp; duy trì, vận hành, cập nhật thông tin pháp luật về phòng,
chống tham nhũng trên Cổng thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thành phố
và mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp; thực
hiện phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua hoạt động trợ giúp pháp
lý đảm bảo này ngày càng đi vào chiều sâu, bám sát nhu cầu xã hội và yêu cầu
nhiệm vụ của Thành phố.
Đơn vị thực hiện: Phòng Phổ biến giáo
dục pháp luật, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Tăng cường thực hiện, kiểm tra,
giám sát Kế hoạch số 764/KH-STP- TTR ngày 18 tháng 12 năm 2020 về thực hiện Chỉ
thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người
dân, doanh nghiệp trong việc giải quyết hồ sơ; tiếp tục phổ biến Luật Phòng chống
tham nhũng năm 2018 và các quy định khác có liên quan.
Đơn vị thực hiện: Thanh tra Sở, đơn vị
trực thuộc.
Đơn vị phối hợp: Các Phòng chuyên
môn.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên
c) Phổ biến quy định về phòng, chống
tham nhũng cho công chức, viên chức và người lao động Sở Tư pháp; quy chế về tổ
chức và hoạt động của Cơ quan, quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ
quan, đơn vị nhằm đảm bảo tính dân chủ, tăng cường sự giám sát của Nhân dân đối
với hoạt động của Sở Tư pháp; quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đạo
đức công vụ công chức, viên chức; chuyển đổi vị trí công tác công chức; minh bạch
tài sản, thu nhập; tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng.
Đơn vị thực hiện: Thanh tra Sở, Phòng
Tổ chức, đơn vị trực thuộc.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Công khai,
minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị
a) Phổ biến, triển khai thực hiện Nghị
định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ về kiểm soát tài
sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tài sản,
thu nhập nhằm phát hiện, xử lý tham nhũng theo quy định. Yêu cầu người có nghĩa
vụ kê khai cung cấp, bổ sung thông tin có liên quan, giải trình khi có biến động
tăng về tài sản, thu nhập theo quy định. Cung cấp bản kê khai, thông tin, dữ liệu
về kiểm soát tài sản, thu nhập khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Đơn vị thực hiện: Phòng Tổ chức.
Đơn vị phối hợp: Các Phòng chuyên
môn, đơn vị trực thuộc.
Thời gian thực hiện: Quý I năm 2021.
b) Xây dựng, ban hành Kế hoạch chuyển
đổi vị trí công tác đổi năm 2021 nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Đơn vị thực hiện: Phòng Tổ chức, đơn
vị trực thuộc.
Đơn vị phối hợp: Các Phòng chuyên
môn.
Thời gian thực hiện: Quý I năm 2021.
c) Rà soát, sửa đổi bổ sung Quy chế tổ
chức và hoạt động của Sở Tư pháp; Quy chế làm việc của Sở Tư pháp.
Đơn vị thực hiện: Phòng Tổ chức.
Đơn vị phối hợp: Các Phòng chuyên
môn.
Thời gian thực hiện: Sau khi kiện
toàn tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của
Chính Phủ.
d) Thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về biên chế, kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP và Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đạt hiệu quả. Tăng cường công tác
kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của các cơ quan đảm bảo sử dụng kinh phí
theo quy định, đúng mục đích, hiệu quả, phù hợp với chủ trương thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí.
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Sở, Phòng
Tổ chức, Thanh tra Sở.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
4. Công tác cải
cách hành chính
a) Thực hiện công tác tiếp nhận và trả
kết quả hồ sơ hành chính trong lĩnh vực thuộc cơ quan Sở; triển khai thực hiện
có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO
9001:2015; tổ chức khảo sát về sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng
phục vụ tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả; tổng kết đánh giá kết quả khảo
sát để kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém; nâng cao
chỉ số hài lòng của người dân; triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức
độ 3, mức độ 4 đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở
Tư pháp.
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Sở, đơn vị
trực thuộc.
Đơn vị phối hợp: Các Phòng chuyên
môn.
Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch
công tác cải cách thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính năm 2021.
b) Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công việc theo tinh thần, nội dung
quy định tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử; tiếp tục
vận hành có hiệu quả Phần mềm một cửa điện tử kết hợp đánh giá sự hài lòng của
người dân và ISO điện tử; nâng cấp Phần mềm quản lý các tổ chức bổ trợ tư pháp
và Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; phối hợp Sở Thông tin và Truyền
thông hoàn thành dự án Số hóa sổ bộ hộ tịch tại Sở Tư pháp.
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Sở, đơn vị
trực thuộc.
Đơn vị phối hợp: Các Phòng chuyên
môn.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Công tác giám
sát, kiểm tra nội bộ
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra nội bộ, quản lý chặt chẽ việc chấp hành kỷ luật hành chính trong cơ quan Sở,
các đơn vị thuộc Sở quản lý; xử lý kịp thời đối với cá nhân, đơn vị có sai phạm;
kiểm tra, giám sát vị trí việc làm có nguy cơ tham nhũng, nhũng nhiễu người dân
và doanh nghiệp trong việc giải quyết công việc; kiên quyết xử lý nhũng hành vi
gây phiền hà, nhũng nhiễu, thái độ cửa quyền.
Đơn vị thực hiện: Phòng Tổ chức.
Đơn vị phối hợp: Các Phòng chuyên
môn, đơn vị trực thuộc,
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Tăng cường kiểm tra công vụ theo
Quyết định số 67/2017/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Quy
định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm
việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh; Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 24/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân Thành phố về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính các
cấp tại Thành phố; Kế hoạch kiểm tra của Sở Tư pháp.
Đơn vị thực hiện: Phòng Tổ chức.
Đơn vị phối hợp: Các Phòng chuyên
môn, đơn vị trực thuộc.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát hoạt động tài chính của các cơ quan đảm bảo sử dụng kinh phí theo quy định,
đúng mục đích, hiệu quả, phù hợp với chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí.
Đơn vị thực hiện: Văn phòng Sở.
Đơn vị phối hợp: Các phòng chuyên
môn.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6. Nâng cao hiệu quả
phát hiện tham nhũng thông qua công tác thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn, giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
a) Thanh tra trách nhiệm của Trưởng
Phòng công chứng số 7 trong việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân,
xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí.
Đơn vị thực hiện: Thanh tra Sở.
Đơn vị phối hợp: Phòng Tổ chức, Văn
phòng Sở.
Thời gian thực hiện: Quý I năm 2021.
b) Phổ biến, triển khai quy định của
Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 ngày 10 năm 2020 của Chính phủ về quy định
chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại. Nâng cao trách nhiệm tiếp công dân định
kỳ của Giám đốc Sở, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc gắn với công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của người dân theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện xử lý, giải quyết đơn,
thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp đúng quy định; kiểm tra,
xác minh đơn thư phản ánh, kiến nghị đối với công chức, viên chức của Sở và thuộc
thẩm quyền quản lý ngành, lĩnh vực của Sở Tư pháp. Hướng dẫn đơn vị trực thuộc
thi hành pháp luật về tiếp công dân; xử lý đơn, thư và giải quyết khiếu nại, tố
cáo.
Đơn vị thực hiện: Thanh tra Sở, Tổ tiếp
công dân Sở Tư pháp, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.
Đơn vị phối hợp: Các Phòng chuyên
môn.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Thanh tra Sở Tư pháp có trách nhiệm
giúp Giám đốc Sở theo dõi, đôn đốc, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển
khai thực hiện Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 tại Sở Tư
pháp thành phố Hồ Chí Minh; thường xuyên báo cáo Giám đốc Sở giải quyết khó
khăn, vướng mắc để đảm bảo hoàn thành Kế hoạch đúng tiến độ và chất lượng.
Căn cứ vào Kế hoạch này, Trưởng các
Phòng chuyên môn, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc phổ biến, triển khai và phân
công công chức, viên chức thực hiện các công việc được giao./.
Nơi nhận:
- Ủy ban nhân dân Thành
phố;
- Thanh tra Thành phố;
- Ban Giám đốc Sở;
- Các Phòng chuyên môn;
- Đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, (TTr/nn).
|
GIÁM
ĐỐC
Huỳnh Văn Hạnh
|