ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
189/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYỂN ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC THÀNH PHỐ
HÀ NỘI SANG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2022-2025
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày
25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ
chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự
nghiệp công lập, Kế hoạch số 72-KH/TU ngày 27/1/2018 của Thành ủy Hà Nội thực
hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập và Kế hoạch số 09/KH-BCĐ ngày
15/12/2021 của Ban Chỉ đạo quản lý bộ máy biên chế Thành phố về kế hoạch công
tác năm 2022; trong đó: Hoàn thành xây dựng kế hoạch chuyển các đơn vị sự
nghiệp công lập sang tự chủ giai đoạn 2021 - 2025.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban
hành Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành
phố Hà Nội sang tự chủ tài chính năm 2021 và giai đoạn 2022-2025 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục tiêu, yêu cầu tổng quát
- Đến năm 2025: Phấn đấu có tối thiểu
20% đơn vị tự chủ tài chính; Tiếp tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân
sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2016 - 2020[1].
- Các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ
tài chính sẽ tự chủ về một số nội dung như: được quyết định số lượng người làm
việc; được chủ động quyết định việc sử dụng nguồn tài chính, tổ chức xây dựng
và thực hiện kế hoạch hoạt động của đơn vị để nâng cao thu nhập cho viên chức,
người lao động.
- Đổi mới hệ thống các đơn vị sự nghiệp
công lập, bảo đảm tinh gọn, có năng lực tự chủ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng
dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao. Giảm mạnh
đầu mối, khắc phục tình trạng manh mún, dàn trải và trùng lắp. Giảm mạnh tỷ trọng,
nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu
lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ,
viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Mục tiêu cụ thể
Năm 2022: các đơn vị sự nghiệp công lập
năm 2021 tự bảo đảm từ 80% trở lên phấn đấu năm 2022 đạt 100% tự đảm bảo chi
thường xuyên.
Năm 2023: các đơn vị sự nghiệp công lập
năm 2021 tự bảo đảm từ 50% trở lên phấn đấu năm 2023 đạt 100% tự đảm bảo chi
thường xuyên.
Năm 2024: các đơn vị sự nghiệp công lập
năm 2021 tự bảo đảm từ 30% trở lên phấn đấu năm 2024 đạt 100% tự đảm bảo chi
thường xuyên.
Đến Năm 2025: các đơn vị sự nghiệp
công lập năm 2021 tự bảo đảm từ 10% trở lên phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% tự đảm
bảo chi thường xuyên.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
Để hoàn thành chỉ tiêu giao tại Nghị
quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục
đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các đơn vị sự nghiệp công lập về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
thành phố Hà Nội quản lý sang tự chủ tài chính thực hiện năm 2021 và giai đoạn
2022-2025: phấn đấu đạt 520 đơn vị tự chủ tài chính (Phụ lục ban hành kèm
theo Kế hoạch này); Các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn
vị sự nghiệp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp trọng tâm như sau:
1. Nhóm giải pháp
trọng tâm cần tập trung triển khai
- Xây dựng và tuyên truyền, quán triệt
tổ chức thực hiện Kế hoạch tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập chi tiết
từng năm, giải pháp cụ thể và phân công trách nhiệm đối với từng bộ phận chuyên
môn đảm bảo thực hiện nâng mức tự chủ tài chính của đơn vị theo đúng hoặc vượt
chỉ tiêu được giao tại Phụ lục ban hành Kế hoạch này.
- Tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành mới định mức kinh tế kỹ thuật đối với từng loại hình dịch vụ sự nghiệp
công làm cơ sở ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đảm
bảo lộ trình tính giá quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP
ngày 21/6/2021 của Chính phủ[2].
- Tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành
mới các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định
chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công
lập thuộc phạm vi quản lý.
- Tập trung triển khai thực hiện cung
ứng dịch vụ công sử dụng NSNN theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày
10/4/2019 của Chính phủ và Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của
UBND Thành phố ban hành quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp
sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường
xuyên của thành phố Hà Nội.
- Ngân sách nhà nước chuyển từ hỗ trợ
cho các đơn vị sự nghiệp công sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng chính sách
khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơ
chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch
vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự
nghiệp công. Việc bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện các dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phân cấp hiện hành của pháp luật
về ngân sách nhà nước, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước và lộ
trình điều chỉnh tính đủ các chi phí hình thành giá dịch vụ theo quy định của
cơ quan có thẩm quyền.
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án quản lý sử dụng tài sản công vào mục đích
liên doanh, liên kết phải bảo đảm các quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Quản
lý, sử dụng tài sản công và thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 58
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Rà soát, xây dựng giá dịch vụ sự
nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 5 Nghị định số
60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ theo từng lĩnh vực chuyên ngành quản
lý. Thời gian hoàn thành trong tháng 7/2022.
- Khẩn trương rà soát và xây dựng Đề
án quản lý, sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh,
liên kết trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện, tăng nguồn
thu sự nghiệp của đơn vị theo Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND ngày 5/7/2018 của
HĐND Thành phố quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi
quản lý của thành phố Hà Nội và Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 8/12/2021 của
HĐND Thành phố quyết nghị về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số
01/2018/NQ-HĐND ngày 5/7/2018 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định về
phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.
2. Nhóm giải pháp
thường xuyên nghiên cứu tổ chức thực hiện
2.1. Công tác tuyên truyền
- Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc
và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TW, tạo chuyển biến rõ
rệt về nhận thức, hành động của người đứng đầu đơn vị và tập thể viên chức, người
lao động trong đơn vị góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các
đơn vị sự nghiệp công lập.
- Phổ biến, tuyên truyền và tập trung
triển khai thực hiện các chế độ, chính sách mới về cung ứng dịch vụ công sử dụng
ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP
ngày 10/4/2019 của Chính phủ và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của
Chính phủ.
2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách
- Nghiên cứu tham mưu cấp có thẩm quyền
về việc phân cấp, ủy quyền phê duyệt Đề án quản lý, sử dụng tài sản công vào mục
đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết nhằm tăng cường trách nhiệm,
tăng tính chủ động và cải cách thủ tục hành chính để nâng cao vai trò của thủ
trưởng, người đứng đầu và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý tài sản
công, tăng nguồn thu cho đơn vị sự nghiệp và nâng tự chủ tài chính.
- Phối hợp tham mưu với Bộ Tài chính
để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 74/2015/TT-BTC ngày 15/5/2015 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí tổ
chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay của các Trung tâm phát triển quỹ đất
đang có nguồn thu nhưng chưa có cơ chế để tự chủ nguồn thu nên khả năng tự chủ
tài chính không cao.
- Phân định rõ hoạt động thực hiện
nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao với hoạt động kinh doanh dịch vụ của các
đơn vị sự nghiệp công lập. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các danh
mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước là dịch vụ sự nghiệp công
cơ bản, thiết yếu và dịch vụ sự nghiệp công mang tính đặc thù của một số ngành,
lĩnh vực thuộc danh mục do cấp có thẩm quyền ban hành, được Nhà nước bảo đảm
kinh phí hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện.
2.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước và năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập
- Tập trung chỉ đạo các bộ phận tham
mưu rà soát và khai thác các nguồn thu sự nghiệp, giảm và tiết kiệm chi thường
xuyên để xây dựng phương án nâng mức tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
lập tăng dần qua các năm và đảm bảo hoàn thành trước hoặc theo lộ trình.
- Nâng cao chất lượng quản trị tài
chính, tài sản công của đơn vị; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản
lý tài chính, tài sản công, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận,
cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; hoàn thiện công tác kế toán,
thực hiện chế độ kiểm toán, giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động
tài chính của đơn vị.
- Nghiên cứu, xây dựng đầy đủ cơ sở dữ
liệu quản lý ngành, lĩnh vực về dịch vụ sự nghiệp công trong các đơn vị sự nghiệp
công lập, tiến tới chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn
hóa xã hội như: áp dụng công nghệ trong giảng dạy (lớp học thông minh, sử dụng
công nghệ để vận hành, quản lý trường lớp...) nhằm giảm chi phí vận hành, tăng
nguồn thu và nâng hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh
hội nhập khu vực và thế giới về công nghệ và chuyển đổi số.
- Chủ động sắp xếp, kiện toàn, tổ chức
lại đảm bảo bộ máy tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn, chuẩn mực
quản trị quốc tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, tăng nguồn
thu sự nghiệp của đơn vị và tiết kiệm chi, nâng mức tự chủ tài chính đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Chủ động rà soát phương án tự chủ
tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, trường hợp đơn vị không có
danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách và không đảm bảo nguồn thu để
đáp ứng chi thường xuyên, thực hiện rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền sắp xếp
tổ chức lại, giải thể các đơn vị hoặc chuyển đổi các đơn vị sang đơn vị ngoài
công lập, doanh nghiệp hoặc thực hiện cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công theo
Nghị định số 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020 của Chính phủ và Quyết định số
26/2021/QĐ-TTg ngày 12/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các sở,
ngành, đơn vị thuộc Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã
1.1. Căn cứ Kế hoạch của UBND Thành phố
về triển khai thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội
sang tự chủ tài chính năm 2021 và giai đoạn 2022-2025, các sở, ngành, đơn vị
thuộc Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng và ban hành Kế hoạch
chi tiết, cụ thể từng năm trong giai đoạn 2022-2025 để triển khai thực hiện.
Trong đó nêu cụ thể:
+ Tên đơn vị sự nghiệp công lập
+ Lộ trình nâng mức tự chủ tài chính:
đảm bảo mục tiêu cụ thể nêu tại mục 2 Phần I Kế hoạch này.
+ Số kinh phí NSNN tiết kiệm được khi
chuyển sang tự chủ tài chính.
+ Các giải pháp cụ thể, phân công rõ
phòng, ban, đơn vị thực hiện và chịu trách nhiệm, thời gian hoàn thành.
Thời gian hoàn thành Kế hoạch chi tiết
và gửi Sở Tài chính tổng hợp trước ngày 15/7/2022.
1.2. Phương án tự chủ tài chính: thực
hiện xây dựng, giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị theo quy định tại Nghị
định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ và báo cáo kết quả về Sở Tài
chính trước ngày 28/2 hàng năm để tổng hợp.
Riêng năm 2022, báo cáo kết quả về Sở
Tài chính trước 30/7/2022. Trong đó:
+ UBND Thành phố phê duyệt phương án
tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND Thành phố
sau khi có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài chính.
+ UBND các quận, huyện, thị xã phê
duyệt phương án tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
UBND quận, huyện, thị xã sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan Tài chính
cùng cấp.
+ Các sở, ngành phê duyệt phương án tự
chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý sau khi
có ý kiến bằng văn bản của Sở Tài chính.
1.3. Chịu trách nhiệm thực hiện và
hoàn thành nhóm giải pháp trọng tâm cần tập trung triển khai tại mục 1 Phần II
Kế hoạch. Cụ thể:
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền
ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách
nhà nước làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
(lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa thể thao, lao động thương binh và xã hội...).
Thời gian hoàn thành trong tháng 7/2022.
- Chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập
trực thuộc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án quản lý tài sản
công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết của đơn vị sự nghiệp
công lập. Thời gian hoàn thành trong năm 2022.
- Thực hiện cơ chế đặt hàng đối với
các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước khi đảm bảo đầy
đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Thời gian hoàn thành trong năm
2022.
Thường xuyên nghiên cứu, rà soát, cập
nhật các chế độ chính sách mới ban hành theo ngành, lĩnh vực và chủ động thực
hiện nhóm giải pháp nêu tại mục 2 Kế hoạch đảm bảo đồng bộ, hiệu quả tạo điều
kiện để các đơn vị sự nghiệp công lập nâng mức tự chủ tài chính đảm bảo đạt được
các mục tiêu, yêu cầu của Kế hoạch này.
1.4. Chịu trách nhiệm toàn diện với
UBND Thành phố về việc hoàn thành chỉ tiêu theo Kế hoạch, có phương án nhân sự
người đứng đầu đơn vị sự nghiệp tự chủ phù hợp để đảm bảo triển khai công tác tự
chủ đạt hiệu quả, đúng tiến độ; xem xét trách nhiệm khi không hoàn thành Kế hoạch.
2. Các đơn vị sự
nghiệp công lập
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
quán triệt và phổ biến Kế hoạch này tới toàn thể viên chức, người lao động
trong đơn vị để nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và trách nhiệm để thực hiện tốt
các nhiệm vụ được giao.
- Chịu trách nhiệm thực hiện các nội
dung Kế hoạch nêu tại điểm 1, 2 mục II và điểm 1 mục III của Kế hoạch theo chức
năng, nhiệm vụ và thẩm quyền.
- Chủ động, thường xuyên cập nhật các
văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn về tự chủ ngành, lĩnh vực để
thực hiện đúng hoặc sớm hơn lộ trình được phê duyệt tại Kế hoạch.
3. Sở Giáo dục và
Đào tạo
- Khẩn trương hoàn thành, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt giá, đơn giá dịch vụ giáo dục phổ thông để thực hiện
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP
ngày 10/4/2019 của Chính phủ và Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của
Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học
tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Thời gian hoàn thành
trong tháng 7/2022.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các quận,
huyện, thị xã rà soát, đề xuất các trường đảm bảo đạt các tiêu chí trường chất
lượng cao để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.
- Thực hiện các nội dung tại điểm 1 mục
III nêu trên.
4. Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội
- Khẩn trương hoàn thành, trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để
thực hiện đặt hàng cung ứng dịch vụ bảo trợ xã hội theo Nghị định số
32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ. Thời gian hoàn thành trong tháng
7/2022.
- Chủ trì hướng dẫn các Trường cao đẳng
công lập thuộc Thành phố quản lý xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành định
mức kinh tế - kỹ thuật, giá dịch vụ đào tạo theo quy định tại Nghị định số
81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.
- Thực hiện các nội dung tại điểm 1 mục
III nêu trên.
5. Sở Văn hóa và
Thể thao
- Khẩn trương hoàn thành, trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để
thực hiện đặt hàng cung ứng dịch vụ văn hóa, thể thao theo Nghị định số
32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc
đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn
kinh phí chi thường xuyên. Thời gian hoàn thành trong tháng 7/2022.
- Thực hiện các nội dung tại điểm 1 mục
III nêu trên.
6. Sở Nội vụ
- Tham mưu, báo cáo UBND Thành phố chỉ
đạo các sở, ngành và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND Thành phố thực
hiện các giải pháp tại Mục 3 Phần III Nghị Quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của
Ban chấp hành Trung ương về sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập đến
năm 2025.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
và UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, đề xuất sắp xếp, giảm đầu mối những
đơn vị sự nghiệp hoạt động không hiệu quả, trùng chức năng, nhiệm vụ với các
đơn vị sự nghiệp khác.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
và UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất UBND Thành phố khen thưởng các đơn vị
chuyển sang tự chủ tài chính trước hoặc đúng lộ trình Kế hoạch; nghiên cứu, báo
cáo cấp có thẩm quyền bổ sung tiêu chí đánh giá, chấm điểm, xác định chỉ số cải
cách hành chính của các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã.
- Hàng năm hoặc đột xuất, phối hợp với
Sở Tài chính tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện
chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội sang tự chủ tài chính
năm 2021 và giai đoạn 2022-2025, trong đó: lưu ý đến việc sắp xếp, kiện toàn,
tinh gọn các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả, trùng lắp về
chức năng, nhiệm vụ cung ứng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
7. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ tổng hợp
Kế hoạch chi tiết chuyển sang đơn vị tự chủ tài chính của các sở, ngành và UBND
các quận, huyện, thị xã làm cơ sở theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện để báo
cáo UBND Thành phố. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/7/2022.
- Tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch
hàng năm, rà soát, tham mưu điều chỉnh, bổ sung (nếu có) Kế hoạch của UBND
Thành phố về việc triển khai nâng mức tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ,
các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố
kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm và đột xuất theo yêu cầu.
- Phối hợp với các sở quản lý chuyên
ngành về việc thẩm định, trình cấp có thẩm quyền ban hành giá dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định và tham gia về các nội dung liên
quan đến định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) theo đề xuất của
các sở quản lý chuyên ngành.
- Chủ trì hướng dẫn, tham mưu trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho
thuê, liên danh, liên kết theo quy định trên cơ sở đề xuất của các cơ quan, đơn
vị thuộc Thành phố quản lý.
IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Y tế;
Văn hóa và Thể thao; Thông tin và Truyền thông; Lao động, Thương binh và Xã hội;
Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải;
Công thương; Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; Nội vụ; Tài chính; UBND quận, huyện,
thị xã và các Sở, ngành có liên quan và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập
chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trên đảm bảo hoàn thành
nhiệm vụ theo đúng lộ trình, chất lượng, hiệu quả.
Định kỳ hàng năm (trước ngày 15/02)
có báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch chi tiết; kịp thời phản ánh
những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp (nếu có) gửi Sở Tài chính chủ
trì, phối hợp Sở Nội vụ tổng hợp chung, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo.
2. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp
công lập
Định kỳ hàng năm (trước ngày 05/02) gửi
báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch về cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp
báo cáo gửi Sở Tài chính. Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thành phố
thời gian gửi báo cáo theo quy định tại mục 1.
3. Sở Tài chính chủ trì, tổng hợp
chung và đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm báo cáo UBND
Thành phố theo quy định.
UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành
và UBND các quận, huyện, thị xã tập trung hoàn thành Kế hoạch thực hiện chuyển
đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội sang tự chủ tài chính năm 2021
và giai đoạn 2022-2025 đảm bảo đúng thời hạn, chất lượng. Trường hợp phát sinh
vướng mắc làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai hoàn thành nhiệm vụ, các đơn vị
chủ động phối hợp để giải quyết hoặc báo cáo UBND Thành phố những vấn đề vượt
thẩm quyền./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, KTTH.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Minh Hải
|
Phụ lục số 01
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP NÂNG MỨC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH THUỘC THÀNH PHỐ THỰC HIỆN NĂM 2021 VÀ GIAI
ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 06/7/2022 của UBND thành phố Hà Nội)
STT
|
Tên
đơn vị
|
Tổng
cộng
|
Giai
đoạn 2021-2025
|
Thực
hiện năm 2021
|
Giai
đoạn 2022 - 2025
|
|
TỔNG
CỘNG
|
215
|
13
|
202
|
A
|
NÂNG MỨC TỰ CHỦ CHI ĐẦU TƯ VÀ
CHI THƯỜNG XUYÊN
|
4
|
0
|
4
|
1
|
Sở Y tế
|
|
|
2
|
2
|
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
|
|
|
1
|
3
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
|
|
1
|
B
|
NÂNG MỨC TỰ CHỦ CHI THƯỜNG XUYÊN
|
211
|
13
|
198
|
1
|
Lĩnh vực giáo dục đào tạo
|
132
|
5
|
127
|
2
|
Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
|
8
|
8
|
0
|
3
|
Lĩnh vực y tế
|
37
|
0
|
37
|
4
|
Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
|
13
|
0
|
13
|
5
|
Lĩnh vực khoa học và công nghệ
|
1
|
0
|
1
|
6
|
Lĩnh vực thông tin truyền thông
|
0
|
0
|
0
|
7
|
Lĩnh vực kinh tế, khác
|
20
|
0
|
20
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
1
|
Lĩnh vực giáo dục đào tạo
|
132
|
5
|
127
|
-
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
121
|
0
|
121
|
-
|
Khối trường Đại học, Cao đẳng
|
11
|
5
|
6
|
2
|
Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
|
8
|
8
|
0
|
-
|
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
|
8
|
8
|
0
|
3
|
Lĩnh vực y tế
|
37
|
0
|
37
|
-
|
Sở Y tế
|
37
|
0
|
37
|
4
|
Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du
lịch
|
13
|
0
|
13
|
-
|
Sở Văn hóa và Thể thao
|
11
|
0
|
11
|
-
|
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long
Hà Nội
|
2
|
0
|
2
|
5
|
Lĩnh vực khoa học và công nghệ
|
1
|
0
|
1
|
-
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
1
|
0
|
1
|
6
|
Lĩnh vực thông tin truyền thông
|
0
|
0
|
0
|
7
|
Lĩnh vực kinh tế, khác
|
20
|
0
|
20
|
-
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
1
|
0
|
1
|
-
|
Thành đoàn Hà Nội
|
1
|
0
|
1
|
-
|
Hội Nông dân thành phố Hà Nội
|
1
|
0
|
1
|
-
|
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
|
10
|
0
|
10
|
-
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
2
|
0
|
2
|
-
|
Ban Quản lý các Khu công nghiệp và
Chế xuất
|
1
|
0
|
1
|
-
|
Sở Tư pháp
|
1
|
0
|
1
|
-
|
Sở Công thương
|
1
|
0
|
1
|
-
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
2
|
0
|
2
|
Phụ lục số 02
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
CÔNG LẬP NÂNG MỨC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN 2022-2025 CẤP
QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ
(Kèm theo Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 06/7/2022 của UBND thành phố Hà Nội)
STT
|
Quận,
huyện, thị xã
|
Tổng
cộng
|
Giai
đoạn 2021-2025
|
Thực
hiện năm 2021
|
Giai
đoạn 2022-2025
|
1
|
2
|
3=4+5+6
|
4
|
5
|
|
Tổng
cộng
|
147
|
2
|
145
|
1
|
Hoàn Kiếm
|
6
|
0
|
6
|
2
|
Ba Đình
|
7
|
0
|
7
|
3
|
Đống Đa
|
6
|
0
|
6
|
4
|
Hai Bà Trưng
|
5
|
0
|
5
|
5
|
Thanh Xuân
|
10
|
0
|
10
|
6
|
Tây Hồ
|
6
|
0
|
6
|
7
|
Cầu Giấy
|
8
|
1
|
7
|
8
|
Hoàng Mai
|
5
|
0
|
5
|
9
|
Long Biên
|
7
|
0
|
7
|
10
|
Hà Đông
|
7
|
0
|
7
|
11
|
Bắc Từ Liêm
|
5
|
0
|
5
|
12
|
Nam Từ Liêm
|
5
|
0
|
5
|
13
|
Sơn Tây
|
4
|
0
|
4
|
14
|
Thanh Trì
|
6
|
0
|
6
|
15
|
Gia Lâm
|
4
|
0
|
4
|
16
|
Sóc Sơn
|
9
|
1
|
8
|
17
|
Đông Anh
|
5
|
0
|
5
|
18
|
Mê Linh
|
4
|
0
|
4
|
19
|
Quốc Oai
|
2
|
0
|
2
|
20
|
Chương Mỹ
|
4
|
0
|
4
|
21
|
Thanh Oai
|
3
|
0
|
3
|
22
|
Ứng Hòa
|
3
|
0
|
3
|
23
|
Mỹ Đức
|
2
|
0
|
2
|
24
|
Thường Tín
|
3
|
0
|
3
|
25
|
Phú Xuyên
|
3
|
0
|
3
|
26
|
Ba Vì
|
3
|
0
|
3
|
27
|
Phúc Thọ
|
4
|
0
|
4
|
28
|
Thạch Thất
|
2
|
0
|
2
|
29
|
Đan Phượng
|
5
|
0
|
5
|
30
|
Hoài Đức
|
4
|
0
|
4
|
1 Nghị
quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nêu: “Mục tiêu cụ thể:
...Đến năm 2025: (1) Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. (2) Tiếp
tục giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp
công lập so với giai đoạn 2016 - 2020.”
Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
Thành phố quản lý năm 2021 là: 2.599 đơn vị. Phấn đấu đến năm 2025 có tối thiểu
20% đơn vị tự chủ tài chính, tương đương 520 đơn vị tự chủ tài chính.
[2]
a) Đến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch
vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản
lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về
giá). Trường hợp do khó khăn khách quan cần xây dựng lộ trình khác, các bộ, cơ
quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.
Riêng đối với giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; giá dịch vụ giáo dục đào tạo
và giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp công lập:
Trường hợp không thực hiện được lộ trình quy định tại điểm a khoản này, Bộ Y tế,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, báo cáo Thủ
tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, sau khi có ý kiến
thẩm định của Bộ Tài chính.
b) Đối với dịch vụ sự nghiệp công
đang được Nhà nước đặt hàng theo giá tính đủ chi phí thì tiếp tục thực hiện
theo giá tính đủ chi phí.