ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1070/KH-UBND
|
Cao Bằng, ngày 28
tháng 4 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH
COVID-19 THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 42/NQ-CP NGÀY 09/4/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ QUYẾT ĐỊNH
SỐ 15/2020/QĐ-TTG NGÀY 24/4/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO
BẰNG
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày
09/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch
COVID-19; Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ
quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại
dịch COVTD-19, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng xây dựng Kế hoạch triển khai thực
hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Nghiêm túc quán triệt, tuyên truyền,
phổ biến Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg về các chính
sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp và
nhân dân trên địa bàn tỉnh; đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cơ
quan, đơn vị, địa phương trong việc hướng dẫn, vận động cộng đồng doanh nghiệp
và nhân dân triển khai, thực hiện chính sách.
- Tổ chức triển khai, thực hiện bảo đảm
công khai, minh bạch, kịp thời, chính xác, không để lợi dụng, trục lợi chính
sách, tham nhũng, tiêu cực, góp phần bảo đảm cuộc sống của nhân dân, người lao
động trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống
chính trị, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo
đảm cuộc sống cho người lao động, nhân dân trong tỉnh.
- Xác định rõ trách nhiệm của các sở,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (viết tắt là UBND cấp huyện), Ủy
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (viết tắt là UBND cấp xã) và các tổ chức,
cá nhân có liên quan trong việc triển khai thực hiện theo quy định và bảo đảm
yêu cầu an toàn về phòng, chống dich COVID-19.
- Rà soát kỹ đối tượng được hưởng
chính sách để xây dựng phương án bố trí kinh phí từ ngân sách của tỉnh và báo
cáo Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí để đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ
theo quy định.
- Việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ
phải đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không trùng đối tượng được
thụ hưởng, không để bỏ sót đối tượng, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục
lợi chính sách; đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 02 chính sách trở lên
thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất, không hỗ trợ đối tượng tự nguyện
không tham gia; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Hỗ trợ người lao
động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương
1.1. Điều kiện hỗ trợ
Người lao động được hỗ trợ khi có đủ
các điều kiện sau:
a) Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng
lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động, từ
01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 30
tháng 6 năm 2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ
việc không hưởng lương từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 01 tháng 6 năm 2020.
b) Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc
nghỉ việc không hưởng lương.
c) Làm việc tại các doanh nghiệp
không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng
các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp
pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31 tháng 3 năm 2020) do ảnh hưởng bởi
đại dịch COVID-19.
1.2. Mức, thời gian hỗ trợ và hồ sơ,
trình tự thủ tục thực hiện theo Phụ lục I đính kèm.
2. Hỗ trợ hộ kinh
doanh
2.1. Điều kiện hỗ trợ
a) Doanh thu do cơ quan thuế thực hiện
quản lý thuế đối với hộ kinh doanh năm 2020 dưới 100 triệu đồng, được xác định
tại thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2020 theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
b) Tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01
tháng 4 năm 2020 theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển
khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ.
2.2. Mức, thời gian hỗ trợ và hồ sơ,
trình tự thủ tục thực hiện theo Phụ lục II đính
kèm.
3. Hỗ trợ người
lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều
kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
3.1. Điều kiện hỗ trợ
Người lao động được hỗ trợ kinh phí
khi có đủ các điều kiện sau đây: có giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
làm việc trước thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2020 và đang tham gia bảo hiểm xã
hội bắt buộc; chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời
gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 15 tháng 6 năm 2020 nhưng không đủ
điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định; không có thu nhập hoặc có
thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg
ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
3.2. Mức, thời gian hỗ trợ và hồ sơ,
trình tự thủ tục thực hiện theo Phụ lục III đính
kèm.
4. Hỗ trợ người
lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm
4.1. Điều kiện hỗ trợ
Người lao động không có giao kết hợp
đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
a) Mất việc làm và có thu nhập thấp
hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng
11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm
2020 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
b) Cư trú hợp pháp tại địa phương.
c) Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp,
làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa
điểm cố định; thu gom rác, phê liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô
2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm
việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức
khỏe.
4.2. Mức, thời gian hỗ trợ và hồ sơ,
trình tự thủ tục thực hiện theo Phụ lục IV đính
kèm.
5. Hỗ trợ người có
công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã
hội
5.1. Người có công với cách mạng đang
hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng (bao gồm cả thân nhân người có công đang hưởng
trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hằng
tháng) trong danh sách hưởng trợ cấp tháng 4 năm 2020.
5.2. Người thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 của
địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận theo chuẩn nghèo quốc
gia quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ
tướng Chính phủ.
5.3. Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng
chính sách trợ cấp xã hội hằng tháng, trong danh sách hưởng trợ cấp xã hội
tháng 4 năm 2020.
5.4. Mức, thời gian hỗ trợ và hồ sơ,
trình tự thủ tục thực hiện theo Phụ lục V đính kèm.
6. Hỗ trợ người sử
dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động
6.1. Điều kiện vay vốn
a) Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động
trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 01 tháng liên
tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động
trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 6 năm
2020.
b) Đang gặp khó khăn về tài chính,
không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết
quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.
c) Không có nợ xấu tại các tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm
2019.
6.2. Mức, thời gian hỗ trợ và hồ sơ,
thủ tục xác nhận, phê duyệt thực hiện theo Phụ lục VI
đính kèm.
III. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Theo phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước quy định tại Khoản 4, Mục I và cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo
Khoản 3, Mục IV Nghị quyết số 42/NQ-CP , trong đó:
1. Kinh phí hỗ trợ cho Khoản 1, 2, 3,
4, 5, Mục II Kế hoạch này do ngân sách nhà nước đảm bảo (trừ đối tượng người
bán lẻ xổ số lưu động).
2. Nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã
hội cho người sử dụng lao động vay để trả lương ngừng việc cho người lao động
theo Khoản 6 Mục II Kế hoạch này là nguồn vay tái cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ người bán lẻ
xổ số lưu động được bảo đảm từ các nguồn tài chính hợp pháp của các công ty xổ
số kiến thiết và được hạch toán vào chi phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
(Kinh phí hỗ trợ theo từng đối tượng
có dự toán riêng)
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Văn phòng thực
hiện
- Phối hợp với các Sở, Ban ngành, các
địa phương hoàn thiện các văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo, thực hiện
theo quy định.
- Tham mưu giúp Lãnh đạo UBND tỉnh chỉ
đạo triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất, đảm bảo công khai, minh bạch đúng
quy định.
2. Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai Kế hoạch kịp thời, đảm bảo công khai,
đúng quy định.
- Tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình thực hiện các chính sách
hỗ trợ cho các đối tượng tại Kế hoạch này theo quy định; kịp thời hướng dẫn hoặc
đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh và cấp có thẩm quyền các giải pháp để tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp với
các ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực
hiện tại các đơn vị, địa phương, kịp thời xử lý hoặc kiên nghị xử lý những khó
khăn, vướng mắc phát sinh, các sai phạm trong quá trình thực hiện (nếu có).
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
bố trí kinh phí từ ngân sách của tỉnh và báo cáo Bộ Tài chính hỗ trợ kinh phí để
đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ theo quy định.
- Hướng dẫn lập dự toán, cấp phát,
thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch
COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên xổ số kiến thiết Cao Bằng lập dự toán hỗ trợ cho
người bán lẻ xổ số lưu động bị mất việc làm; nguồn kinh phí hỗ trợ được đảm bảo
từ các nguồn tài chính hợp pháp của Công ty và được hạch toán vào chi phí theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Tổng hợp quyết toán kinh phí thực
hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.
4. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện các chính sách theo Kế hoạch.
- Tổ chức tuyên truyền cho các doanh
nghiệp đã đăng ký kinh doanh nắm rõ chính sách hỗ trợ đối với người sử dụng lao
động và người lao động.
5. Cục Thuế tỉnh
- Chỉ đạo các Chi cục thuế cung cấp
thông tin, xác nhận doanh thu các hộ kinh doanh khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm.
- Tuyên truyền đến các hộ kinh doanh và
người lao động trong hộ kinh doanh nắm rõ chính sách hỗ trợ.
6. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Cao Bằng
- Chủ trì hướng dẫn Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động
vay vốn theo Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg và Kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã
hội các cấp đảm bảo đúng quy định.
7. Ngân hàng
chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Cao Bằng
- Chủ trì, hướng dẫn các Phòng Giao dịch
Ngân hàng chính sách xã hội cấp huyện, người sử dụng lao động vay vốn trả lương
ngừng việc cho người lao động, quản lý vốn vay, thu hồi nợ, xử lý nợ bị rủi ro
theo quy định.
- Việc giải ngân của Ngân hàng Chính
sách xã hội được thực hiện đến hết ngày 31/7/2020.
8. Ban Quản lý
Khu kinh tế tỉnh
Hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến
chính sách hỗ trợ đến các doanh nghiệp và người lao động làm việc trong Khu
kinh tế; Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch
này.
9. Liên đoàn Lao
động tỉnh
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các
chính sách hỗ trợ theo Kế hoạch này tới người sử dụng lao động và người lao động
biết và thực hiện.
- Hướng dẫn công đoàn cơ sở rà soát,
kiểm tra, xác nhận thông tin trên bảng tổng hợp danh sách tạm hoãn thực hiện hợp
đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do người sử dụng lao động lập để
đề nghị hỗ trợ cho người lao động.
10. Bảo hiểm xã
hội tỉnh
Hướng dẫn, kiểm tra, xác nhận việc tham
gia bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định tại Quyết định số
15/2020/QĐ-TTg và Kế hoạch này.
11. Sở Thông tin
và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
thông tấn, báo chí địa phương, trung ương thường trú trên địa bàn, cổng thông
tin điện tử tỉnh tổ chức phổ biến, tuyên truyền, thông tin, hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị, địa phương, người lao động, người sử dụng lao động và nhân dân
trên địa bàn tỉnh về các nội dung theo Nghị quyết số 42/NQ-CP , Quyết định số
15/2020/QĐ-TTg và Kế hoạch này để biết và thực hiện.
12. Kho bạc Nhà
nước tỉnh
Kiểm soát chi hỗ trợ đúng đối tượng
được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu chi
trả hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng.
13. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố
- Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến
các cơ quan, tổ chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn về các chính sách hỗ trợ;
tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn chính sách hỗ trợ cho các đối tượng tại
địa phương đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để trùng đối tượng
thụ hưởng, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách.
- Thành lập Tổ thẩm định cấp huyện để
tham mưu giúp UBND huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, thẩm định trình Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định phê duyệt hoặc phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ theo
quy định. Thành phần gồm: Lãnh đạo Phòng Lao động- TBXH, Lãnh đạo Phòng Kế hoạch-
Tài chính và đại diện các cơ quan: Chi cục Thuế, Bảo hiểm xã hội huyện, Liên
đoàn lao động huyện, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội và các phòng,
ban có liên quan.
- Chỉ đạo UBND cấp xã thành lập Tổ rà
soát, gồm: đại diện chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên để
tổ chức triển khai và giám sát trong quá trình thực hiện; rà soát, xác nhận, lập
danh sách các đối tượng đề nghị hỗ trợ đủ điều kiện gửi UBND cấp huyện.
- Thẩm định, tổng hợp danh sách,
trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người
lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương;
hộ kinh doanh; người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với
người lao động. Phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đối tượng: người lao động
bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng
trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất
việc làm; người có công với cách mạng và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi
hàng tháng; hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính
sách trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Chủ động sử dụng nguồn lực của địa
phương theo quy định để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Kế hoạch
này.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị UBND cấp xã tổ chức triển khai thực hiện chính
sách hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, đảm bảo nội dung, tiến độ,
yêu cầu của Kế hoạch này và quy định của pháp luật.
- Các đơn vị quản lý, sử dụng và
thanh, quyết toán kinh phí thực hiện hỗ trợ theo quy định hiện hành.
14. Các Sở, Ban
ngành
Tổ chức triển khai thực hiện chức năng,
nhiệm vụ theo Kế hoạch; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh
nghiệp và nhân dân về các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân gặp
khó khăn do dịch COVID-19 để biết và thực hiện; chủ động phối hợp với các cơ
quan liên quan xử lý những vướng mắc phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ có liên
quan đến lĩnh vực do sở, ngành, cơ quan quản lý; đồng thời chỉ đạo, kiểm tra,
đôn đốc cơ sở triển khai thực hiện Kế hoạch này.
15. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Cao Bằng và các tổ chức thành viên
- Tổ chức tuyên truyền, thông tin về
các nội dung chính sách hỗ trợ Nghị quyết số 42/NQ-CP , Quyết định số
15/2020/QĐ-TTg và Kế hoạch này để các thành viên, các tổ chức và người dân biết,
thực hiện.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh Cao Bằng chủ trì và phối hợp với các tổ chức thành viên, các cơ quan
liên quan tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ theo quy định.
16. Các doanh
nghiệp; hộ kinh doanh; người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận
nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; người sử dụng lao động, người lao động
Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các
chính sách hỗ trợ; đồng thời tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các nội
dung liên quan tại Kế hoạch này đảm bảo theo đúng quy định.
V. CHẾ ĐỘ THÔNG
TIN BÁO CÁO
1. Các Sở, Ban ngành, các tổ chức
chính trị - xã hội của tỉnh, UBND các huyện, thành phố định kỳ hàng tháng báo
cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) về tiến độ, kết quả thực
hiện, khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp (nếu có) trước ngày 16 hàng tháng.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo chung về kết quả thực hiện Kế hoạch và gửi
UBND tỉnh trước ngày 18 hàng tháng.
Căn cứ Kế hoạch này, thủ trưởng các Sở,
Ban ngành liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh, Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố khẩn trương, nghiêm túc triển khai, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Lao động - TBXH (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh;
- Ban Tuyên giáo;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy;
- HĐND,UBND các huyện/TP;
- Báo Cao Bằng;
- Đài PT-TH tỉnh;
- LĐ và CV VPUBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, VXHN (02).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Hoàng Xuân Ánh
|
PHỤ LỤC 1
HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠM HOÃN THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG HOẶC NGHỈ VIỆC KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số: 1070/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2020 của UBND tỉnh
Cao Bằng)
1. Người lao động được hỗ trợ khi
có đủ các điều kiện sau
1.1. Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp
đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động,
từ 01 tháng liên tục trở lên tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng
6 năm 2020 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc
không hưởng lương từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 01 tháng 6 năm 2020.
1.2. Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc
nghỉ việc không hưởng lương.
1.3. Làm việc tại các doanh nghiệp
không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương (sau khi đã sử dụng
các quỹ dự phòng tiền lương, nguồn lợi nhuận sau thuế và các nguồn tài chính hợp
pháp khác của doanh nghiệp, số dư đến ngày 31 tháng 3 năm 2020) do ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19.
2. Mức và thời gian hỗ trợ, phương
thức chi trả
2.1. Mức hỗ trợ: 1.800.000 đồng/người/tháng.
2.2. Thời gian hỗ trợ theo thực tế, tính
từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.
2.3. Phương thức chi trả: Hỗ trợ hằng
tháng.
3. Hồ sơ đề nghị
3.1. Danh sách người lao động tạm
hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương có xác nhận của
cơ quan bảo hiểm xã hội và có xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (nếu có)
theo Mẫu số 1.1 đính kèm.
3.2. Bản sao văn bản thỏa thuận tạm
hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương.
3.3. Bản sao Báo cáo tài chính năm
2019, quý I năm 2020 và các giấy tờ chứng minh tài chính khác của doanh nghiệp
4. Trình tự, thủ tục thực hiện
4.1. Doanh nghiệp lập Danh sách người
lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương bảo
đảm điều kiện theo quy định tại mục 1 nêu trên; đề nghị tổ chức công đoàn cơ sở
(nếu có) và cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận Danh sách này.
4.2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được Danh sách theo đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan bảo hiểm
xã hội xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động theo quy định
tại mục 1.2 nêu trên và gửi doanh nghiệp.
4.3. Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị đến
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt trụ sở (nộp Tổ thẩm định qua Phòng Lao động-
TBXH cấp huyện). Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ
hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4.4. Trong 02 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phê duyệt
danh sách và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ./.
PHỤ LỤC II
HỖ TRỢ HỘ KINH DOANH
(Kèm theo Kế hoạch số: 1070/KH- UBND ngày 28 tháng 4 năm 2020 của UBND tỉnh
Cao Bằng)
1. Điều kiện hỗ trợ
1.1. Doanh thu do cơ quan thuế thực
hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh năm 2020 dưới 100 triệu đồng, được xác
định tại thời điểm ngày 15 tháng 01 năm 2020 theo quy định của pháp luật quản
lý thuế.
1.2. Tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01
tháng 4 năm 2020 theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai
thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Mức, thời gian hỗ trợ và phương
thức chi trả
2.1. Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/hộ/tháng.
2.2. Thời gian hỗ trợ: Theo tình hình
thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.
2.3. Phương thức chi trả: Hỗ trợ hằng
tháng.
3. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi Ủy ban
nhân dân cấp xã, gồm:
3.1. Giấy đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số
II.1 đính kèm Phụ lục này.
3.2. Bản sao Thông báo nộp thuế theo Mẫu
số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 6 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4. Trình tự, thủ tục thực hiện
4.1. Trong 05 ngày làm việc, Ủy ban
nhân dân cấp xã xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh; niêm yết
công khai; tổng hợp, báo cáo gửi Chi cục thuế.
4.2. Trong 02 ngày làm việc, Chi cục
thuế cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình Ủy
ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.
4.3. Trong 03 ngày làm việc, Ủy ban
nhân dân cấp huyện rà soát, tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4.4. Trong 02 ngày làm việc, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ;
đồng thời chỉ đạo thực hiện hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do./.
Mẫu số
II.1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------
ĐỀ
NGHỊ HỖ TRỢ
(Dành
cho hộ kinh doanh có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm)
Kính gửi:
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn…………………..
I. THÔNG TIN HỘ KINH DOANH
1. Tên hộ kinh doanh:
..................................................................................................
2. Địa điểm kinh doanh:
...............................................................................................
3. Ngành, nghề kinh doanh:
.........................................................................................
4. Mã số thuế hoặc mã số đăng ký kinh doanh:
............................................................
II. THÔNG TIN VỀ ĐẠI DIỆN HỘ KINH DOANH
1. Họ và
tên:................................................... Ngày....tháng....năm
sinh: ……………….
2. Dân tộc:..............................................................
Giới tính: …………………………….
3. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu
số: ......................................
Ngày cấp: ……/…../……….Nơi cấp
..............................................................................
4. Số điện thoại:..........................................
Địa chỉ email (nếu có) ………………………..
5. Nơi ở hiện nay (1):
...................................................................................................
...................................................................................................................................
Kể từ ngày …../……/………. đến ngày ....,
hộ kinh doanh bị tạm ngừng kinh doanh theo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố …………… triển khai thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27
tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Đề nghị Ủy ban nhân dân xã/phường/thị
trấn ………. xem xét, giải quyết hỗ trợ cho tôi theo đúng quy định.
Nếu được hỗ trợ, đề nghị thanh toán
qua hình thức:
□ Tài khoản (Tên tài khoản số tài khoản
tại ngân hàng:………….)
□ Bưu điện (Theo địa chỉ nơi ở)
□ Trực tiếp
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là
hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Gửi kèm theo Đơn là Bản sao Thông
báo nộp thuế theo Mẫu số 01/TBT-CNKD ban hành kèm theo Thông tư số
92/2015/TT-BTC .
|
………., ngày ….. tháng
…..năm 2020
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú: Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm.
PHỤ LỤC III
HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
LAO ĐỘNG, HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC NHƯNG KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
(Kèm theo Kế hoạch số: 1070/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2020 của UBND tỉnh
Cao Bằng)
1. Người lao động được hỗ trợ kinh
phí khi có đủ các điều kiện sau đây:
1.1. Có giao kết hợp đồng lao động hoặc
hợp đồng làm việc trước thời điểm ngày 01 tháng 4 năm 2020 và đang tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc.
1.2. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc
hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết
ngày 15 tháng 6 năm 2020 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
theo quy định.
1.3. Không có thu nhập hoặc có thu nhập
thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19
tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Mức, thời gian hỗ trợ và phương
thức chi trả
2.1. Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/tháng.
2.2. Thời gian hỗ trợ theo thực tế của
diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng.
2.3. Phương thức chi trả: Hỗ trợ hằng
tháng.
3. Hồ sơ đề nghị
4.1. Giấy đề nghị hỗ trợ theo Mẫu số
III.1 đính kèm Phụ lục này.
4.2. Bản sao một trong các giấy tờ sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn
hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động
hoặc hợp đồng làm việc.
- Bản sao sổ bảo hiểm xã hội hoặc xác nhận của cơ quan
bảo hiểm xã hội về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Trường hợp không có sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động nêu rõ lý do trong Giấy
đề nghị hỗ trợ.
4. Trình tự, thủ tục thực hiện
4.1. Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát và xác nhận mức
thu nhập, tổng hợp danh sách trình Ủy ban nhân dân cấp huyện (nộp Tổ thẩm định
qua Phòng Lao động - TBXH cấp huyện).
4.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong 02 ngày làm việc.
4.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh
sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ
trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do./.
Mẫu số III.1
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------
ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ
(Dành cho người
lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều
kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp)
Kính gửi: Ủy ban
nhân dân xã/phường/thị trấn………..
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Họ và
tên:............................................ Ngày, tháng, năm sinh:
………/……./…………
2. Dân tộc:...............................................................
Giới tính: ……………………………
3. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu
số: ......................................
Ngày cấp: ……../……/……………….. Nơi cấp:
..............................................................
4. Nơi ở hiện tại:
.........................................................................................................
Nơi thường trú:
...........................................................................................................
Nơi tạm trú:
.................................................................................................................
Điện thoại liên hệ:
........................................................................................................
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CHÍNH TRƯỚC
KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG/HỢP ĐÒNG LÀM VIỆC
1. Ngày ……/…../2020, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp
đồng làm việc với (tên đơn vị) tại địa chỉ:
2. Thu nhập bình quân tháng trước khi mất việc
làm:………… đồng/tháng
3. Số sổ bảo hiểm xã hội:
............................................................................................
Trường hợp không có sổ bảo hiểm xã hội thì nêu rõ
lý do: ...........................................
III. THÔNG TIN VỀ TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP
HIỆN NAY
1. Công việc chính: ......................................................................................................
2. Thu nhập hiện nay:………………. đồng/tháng
Hiện nay, tôi chưa hưởng các chính sách hỗ trợ khác
theo quy định tại Quyết định số ..../2020/QĐ-TTg ngày .... tháng 4 năm 2020 của
Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp
khó khăn do đại dịch COVID-19, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết
hỗ trợ cho tôi theo quy định.
Nếu được hỗ trợ, đề nghị thanh toán qua hình thức:
□ Tài khoản (Tên tài khoản:…………. Số tài khoản:……………
Ngân hàng:……….)
□ Bưu điện (Theo địa chỉ nơi ở)
□ Trực tiếp
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự
thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Gửi kèm theo Đơn đề nghị là …………………………………………..1
|
……….., ngày
…..tháng …..năm 2020
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
1. Bản sao một trong các giấy tờ
sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
- Quyết định thôi việc;
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;
- Bản sao sổ bảo hiểm xã hội hoặc
xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp. Trường hợp không có sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động nêu rõ lý do
trong Giấy đề nghị.
PHỤ LỤC IV
HỖ TRỢ NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CÓ GIAO KẾT HỢP
ĐỒNG LAO ĐỒNG BỊ MẤT VIỆC LÀM
(Kèm theo Kế hoạch số: 1070/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2020 của UBND tỉnh
Cao Bằng)
1. Người lao động không có giao kết
hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
1.1. Mất việc làm và có thu nhập thấp
hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, trong thời
gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
1.2. Cư trú hợp pháp tại địa phương.
1.3. Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp,
làm một trong những công việc sau:
- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ
không có địa điểm cố định;
- Thu gom rác, phế liệu;
- Bốc vác, vận chuyển hàng hóa;
- Lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe
xích lô chở khách;
- Bán lẻ xổ số lưu động;
- Tự làm hoặc làm việc tại các hộ
kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
2. Mức, thời gian hỗ trợ và phương
thức chi trả
2.1. Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/người/tháng.
2.2. Thời gian hỗ trợ theo thực tế của
diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng.
2.3. Phương thức chi trả: Hỗ trợ hằng
tháng.
3. Hồ sơ và trình tự, thủ tục thực
hiện
3.1. Hồ sơ đề nghị theo Mẫu số IV. 1
kèm theo phụ lục này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã sau ngày 15 hằng tháng. Trường
hợp người lao động có nơi thường trú và tạm trú không trong phạm vi một tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, nếu người đề nghị hưởng hỗ trợ tại nơi thường
trú thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tạm trú về việc không đề
nghị hưởng các chính sách theo Quyết định sốl5/2020/QĐ-TTg và ngược lại.
3.2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động đủ điều
kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị -
xã hội và công khai với cộng đồng dân cư; niêm yết công khai danh sách người
lao động đề nghị hỗ trợ trong thời gian 02 ngày làm việc; tổng hợp danh sách
người lao động đủ điều kiện gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (nộp Tổ thẩm định qua
Phòng Lao động- TBXH cấp huyện).
3.3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc,
Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ; đồng thời chỉ đạo thực hiện chi
trả hỗ trợ trong 03 ngày làm việc. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do./.
Mẫu số
IV.l
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------
ĐỀ
NGHỊ HỖ TRỢ
(Dành
cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm)
Kính gửi:
Ủy ban nhân dân (xã/phường/thị trấn)……………
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Họ và
tên:....................................................... Ngày, tháng, năm
sinh: …../…./………
2. Dân tộc:....................................................................
Giới tính: ………………………..
3. Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước
công dân/Hộ chiếu số: ......................................
Ngày cấp: ……/……/……………………. Nơi cấp: ..........................................................
4. Nơi ở hiện tại:
.........................................................................................................
Nơi thường trú:
...........................................................................................................
Nơi tạm trú:
.................................................................................................................
Điện thoại liên hệ:
........................................................................................................
5. Số sổ bảo hiểm xã hội (nếu
có):…………….. Số thẻ bảo hiểm y tế: ...........................
II. THÔNG TIN VỀ VIỆC LÀM VÀ THU
NHẬP CHÍNH TRƯỚC KHI MẤT VIỆC LÀM
1. Công việc chính 1:
□ Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ
không có địa điểm cố đinh
□ Thu gom rác, phế liệu
□ Bốc vác, vận chuyển hàng hóa
□ Lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe
xích lô chở khách
□ Bán lẻ vé số lưu động
□ Tự làm hoặc làm việc tại hộ kinh
doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe
2. Nơi làm việc 2:
.........................................................................................................
3. Thu nhập bình quân tháng trước khi
mất việc làm:.................................... đồng/tháng
III. THÔNG TIN VỀ TÌNH TRẠNG VIỆC
LÀM VÀ THU NHẬP HIỆN NAY
1. Công việc chính:
......................................................................................................
2. Thu nhập hiện
nay:……………………………………….. đồng/tháng.
Hiện nay, tôi chưa hưởng các chính sách
hỗ trợ khác theo quy định tại Quyết định số ..../2020/QĐ-TTg ngày .... tháng 4
năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, tôi đề nghị Ủy ban nhân dân xem
xét, giải quyết hỗ trợ theo quy định.
Nếu được hỗ trợ, đề nghị thanh toán
qua hình thức:
□ Tài khoản (Tên tài khoản:………………. Số
tài khoản:…………….. Ngân hàng:…………..)
□ Bưu điện (Theo địa chỉ nơi ở)
□ Trực tiếp
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là
hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
|
....ngày…..tháng....năm
2020
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
1. Công việc đem lại thu nhập chính
cho người lao động
2. Trường hợp làm việc cho hộ kinh
doanh thì ghi tên, địa chỉ hộ kinh doanh
PHỤ LỤC V
HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG; NGƯỜI
THUỘC HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
(Kèm theo Kế hoạch số: 1070/KH- UBND ngày 28 tháng 4 năm 2020 của UBND tỉnh
Cao Bằng)
I. HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
VÀ THÂN NHÂN ĐANG HƯỞNG TRỢ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG
1. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
1.1. Đối tượng hỗ trợ: Người có công
với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng (bao gồm cả thân nhân người
có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất
sức lao động hằng tháng)
1.2. Điều kiện hỗ trợ: Trong danh
sách hưởng trợ cấp tháng 4 năm 2020.
2. Mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ,
phương thức chi trả
2.1. Mức hỗ trợ: 500.000 đồng/người/tháng.
2.2. Thời gian hỗ trợ: 03 tháng, kể từ
tháng 4 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020.
2.3. Phương thức chi trả: Thực hiện
chi trả một lần.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện
3.1. Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát lập
danh sách Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng (bao
gồm cả thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thương
binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hằng tháng) theo mẫu số V.l đính kèm Phụ
lục này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.2. Trong 03 ngày làm việc, Ủy ban
nhân dân cấp huyện thẩm định trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ
trợ và kinh phí hỗ trợ theo mẫu số V.2 đính kèm Phụ lục này.
3.3. Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt
danh sách hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ, đồng thời chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ
trong 02 ngày làm việc.
II. HỖ TRỢ NGƯỜI THUỘC HỘ NGHÈO, HỘ
CẬN NGHÈO
1. Đối tượng hỗ trợ
Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo
trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 của địa
phương được UBND cấp xã quyết định theo chuẩn nghèo quốc gia quy định tại Quyết
định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Mức hỗ trợ, thời gian, phương
thức chi trả
2.1. Mức hỗ trợ: 250.000 đồng/người/tháng.
2.2. Thời gian hỗ trợ là ba (03)
tháng, từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020.
2.3. Phương thức chi trả: Thực hiện
chi trả một lần.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện
3.1. Căn cứ danh sách hộ nghèo, hộ cận
nghèo đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban
nhân dân cấp xã rà soát, lập danh sách người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hưởng
chính sách hỗ trợ và có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định
theo mẫu số V.3, V.4 và biểu tổng hợp mẫu số V.5 đính kèm Phụ lục.
Trường hợp không đúng đối tượng, Ủy
ban nhân dân cấp huyện trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3.2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị (kèm theo danh sách người thuộc hộ nghèo,
hộ cận nghèo hưởng chính sách hỗ trợ) của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân
dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt danh
sách người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hưởng chính sách hỗ trợ.
Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3.3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc
kể từ ngày phê duyệt danh sách, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã
thực hiện chi trả hỗ trợ.
III. HỖ TRỢ ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
ĐANG HƯỞNG CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG
1. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ
1.1. Đối tượng hỗ trợ: Đối tượng bảo
trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng.
1.2. Điều kiện hỗ trợ: trong danh
sách hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại thời điểm tháng 4 năm 2020.
2. Mức hỗ trợ, thời gian, phương
thức chi trả
2.1. Mức hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng.
2.2. Thời gian hỗ trợ là ba (03)
tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.
2.3. Phương thức chi trả: thực hiện
chi trả một lần.
3. Trình tự thủ tục thực hiện
a) Ủy ban nhân dân cấp xã rà soát lập
danh sách đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng gửi Ủy ban nhân dân cấp
huyện theo Mẫu số V.6 đính kèm Phụ lục này.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được danh sách của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện
thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được đủ hồ sơ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt danh sách hỗ trợ.
Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể
từ ngày phê duyệt danh sách, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã thực
hiện chi trả hỗ trợ.
Mẫu số
V.1
UBND HUYỆN, XÃ…………
DANH
SÁCH RÀ SOÁT ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI CÓ CÔNG, THÂN NHÂN NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯỢC HỖ TRỢ DO ĐẠI
DỊCH COVID-19
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Số CMND/Thẻ căn
cước công dân
|
Địa chỉ, nơi cư
trú
|
NCC, thân nhân
NCC đang hưởng trợ cấp hàng tháng
|
Trùng đối tượng
NCC hoăc đối tượng khác trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (ghi rõ đối
tượng trùng)
|
Ghi chú
|
Nam
|
Nữ
|
NCC, thân nhân
NCC đang hưởng TCUĐ hàng tháng (ghi rõ đối tượng)
|
Thương binh hưởng
trợ cấp mất sức lao động hàng tháng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN CẤP HUYỆN/XÃ ……
CHỦ TỊCH
(Ký, họ và tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
1. Ghi số thứ tự từ 1 đến hết
2. Ghi rõ, đầy đủ họ và tên người thuộc
đối tượng nhận hỗ trợ; ghi lần lượt theo từng đối tượng để tiện theo dõi, tổng
hợp, kiểm tra
3-4. Ghi rõ ngày tháng năm sinh của đối
tượng
5. Ghi số CMND, Thẻ căn cước công dân
6. Ghi chi tiết địa chỉ của đối tượng
7-8. Ghi loại đối tượng theo chính
sách hiện đang hưởng như: Thương binh, bệnh binh, tuất liệt sĩ, tuất TBB...
9. Ghi rõ trùng đối tượng NCC với các
đối tượng hỗ trợ khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Mẫu số
V.2
UBND TỈNH...
DANH
SÁCH HỖ TRỢ NGƯỜI CÓ CÔNG, THÂN NHÂN NGƯỜI CÓ CÔNG GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH
COVID-19
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Số CMND/Thẻ căn
cước công dân
|
Địa chỉ, nơi cư
trú
|
NCC, thần nhân
NCC đang hưởng trợ cấp hàng tháng
|
Trùng đối tượng
NCC hoặc đối tượng khác (ghi rõ đối tượng trùng)
|
Số tiền
|
Ký nhận và ghi
rõ họ tên
|
Ghi chú
|
Nam
|
Nữ
|
NCC, thân nhân
NCC đang hưởng TCUĐ hàng tháng (ghi rõ đối tượng)
|
Thương binh hưởng
trợ cấp mất sức LĐ hàng tháng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: Số người hỗ trợ:……………………..; số tiền:………………………………. đồng; Bằng chữ:…………………………………
|
……….,
ngày……tháng……năm 2020
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH....
CHỦ TỊCH
(Ký tên và đóng dấu)
|
Ghi chú:
1. Ghi số thứ tự từ 1 đến hết
2. Ghi rõ, đầy đủ họ và tên người thuộc
đối tượng nhận hỗ trợ; ghi lần lượt theo từng đổi tượng để tiện theo dối, tổng
hợp, kiểm tra
3-4. Ghi rõ ngày tháng năm sinh của đối
tượng
5. Ghi số CMND, Thẻ căn cước công dân
6. Ghi chi tiết địa chỉ của đối tượng
7-8. Ghi loại đối tượng theo chính
sách hiện đang hưởng như: Thương binh, bệnh, tuất liệt sĩ, tuất TBB...
9. Ghi rõ trùng đối tượng NCC với các
đối tượng khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
10. Ghi tổng số tiền nhận theo quy định
11. Ký ghi rõ họ tên; trong trường hợp
người nhà nhận thay thì ghi rõ họ và tên người nhận, quan hệ với người được nhận
hỗ trợ
12. Ghi rõ trong trường hợp đối tượng
tự nguyện không nhận hỗ trợ
Mẫu số
V.3
Tỉnh……………....
Huyện…………….
Xã ………………..
DANH
SÁCH NGƯỜI THUỘC HỘ NGHÈO HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
TT
|
Hộ
|
Tổng nhân khẩu
trong hộ nghèo
|
Số nhân khẩu được
hỗ trợ theo hô nghèo
|
Mức hỗ trợ:
250.000 đồng/khẩu/tháng x 3 tháng=750.000 đồng
|
Tổng kinh phí hỗ
trợ (đồng)
|
Ghi chú
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4 = 2x3
|
5
|
1
|
- Chủ hộ: Nguyễn Văn A
- Thành viên khác trong hộ:
(Xác định rõ họ và tên các thành viên trong hộ được
nhận hỗ trợ theo hộ nghèo)
|
|
|
|
|
|
2
|
…..
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Biểu tổng hợp này dùng cho cấp xã/huyện/tỉnh và phải xác định rõ họ và
tên của chủ hộ, các thành viên trong hộ được nhận hỗ trợ theo hộ nghèo.
NGƯƠI LẬP BIỂU
|
…….ngày….tháng….năm…….
UBND XÃ/HUYỆN/TỈNH...
(Ký tên và đóng dấu)
|
Mẫu số
V.4
Tỉnh………………..
Huyện……………..
Xã ………………….
DANH
SÁCH NGƯỜI THUỘC HỘ CẬN NGHÈO HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
TT
|
Hộ
|
Tổng nhân khẩu
trong hộ cận nghèo
|
Số nhân khẩu được
hỗ trợ theo hộ cận nghèo
|
Mức hỗ trợ:
250.000 đồng/khẩu/tháng x 3 tháng = 750.000 đồng
|
Tổng kinh phí hỗ
trợ (đồng)
|
Ghi chú
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4 = 2 x 3
|
5
|
1
|
- Chủ hộ: Nguyễn Thị C
- Thành viên khác trong hộ:
(Xác định rõ họ và tên các thành viên trong hộ được
nhận hỗ trợ theo hộ cận nghèo)
|
|
|
|
|
|
2
|
....
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Biểu tổng hợp này dùng cho cấp xã/huyện/tỉnh và phải xác định rõ họ và
tên của chù hộ, các thành viên trong hộ được nhận hỗ trợ theo hộ cận nghèo.
NGƯỜI LẬP BIỂU
|
…….ngày….tháng….năm…….
UBND XÃ/HUYỆN/TỈNH...
(Ký tên và đóng dấu)
|
Mẫu số
V.5
Tỉnh........................
Huyện……………..
Xã ………………….
BẢNG
TỔNG HỢP DANH SÁCH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HƯỞNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
TT
|
Đơn vị
|
HỘ NGHÈO
|
HỘ CẬN NGHÈO
|
Tổng số nhân khẩu
trong hộ nghèo, hô cận nghèo được hỗ trợ
|
Mức hỗ trợ: 250.000
đồng/khẩu/tháng x 3 tháng = 750.000 đồng
|
Tổng kinh phí hỗ
trợ (đồng)
|
Ghi chú
|
Số hộ nghèo
|
Số nhân khẩu
trong hộ nghèo
|
Số nhân khẩu
trong hộ nghèo được hỗ trợ
|
Số hộ cận nghèo
|
Số nhân khẩu
trong hộ cận nghèo
|
Số nhân khẩu trong
hộ cận nghèo đươc hỗ trợ
|
|
B
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7 = 3 + 6
|
8
|
9 = 7x8
|
0
|
|
Xã/huyện/tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xã/huyện/tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Biểu tổng hợp này dùng cho cấp xã/huyện/tỉnh.
NGƯỜI LẬP BIỂU
|
…….ngày…..tháng…..năm…….
UBND XÃ/HUYỆN/TỈNH…………
(Ký tên và đóng dấu)
|
Mẫu số V.6
CƠ QUAN/ĐƠN VỊ…………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
……., ngày ….
tháng … năm 2020
|
DANH SÁCH
ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ
XÃ HỘI ĐANG HƯỞNG TRỢ CẤP XÂ HỘI HÀNG THÁNG ĐƯỢC HỖ TRỢ DO ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH
COVID-19
TT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Số CMND/Thẻ căn
cước công dân
|
Địa chỉ, nơi cư
trú
|
Đối tượng bảo
trợ xã hội
|
Kinh phí (nghìn
đồng)
|
Nam
|
Nữ
|
Trợ cấp Xã hội
hàng tháng
|
Hỗ trợ bị ảnh
hưởng bởi COVID- 19
|
|
Tổng số
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI LẬP BIỂU
|
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN/ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC VI
HỖ TRỢ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VAY VỐN ĐỂ TRẢ
LƯƠNG NGỪNG VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
(Kèm theo Kế hoạch số: 1070/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2020 của UBND tỉnh
Cao Bằng)
1. Điều kiện vay vốn
1.1. Có từ 20% hoặc từ 30 người lao động
trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên phải ngừng việc từ 01
tháng liên tục trở lên; đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho
người lao động trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến hết ngày
30 tháng 6 năm 2020.
1.2. Đang gặp khó khăn về tài chính,
không cân đối đủ nguồn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đã sử dụng hết
quỹ dự phòng tiền lương để trả lương cho người lao động ngừng việc.
1.3. Không có nợ xấu tại các tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm
2019.
2. Mức, thời hạn, lãi suất vay, bảo
đảm tiền vay
2.1. Mức cho vay: vay tối đa 50% mức
lương tối thiểu vùng/người/tháng theo thời gian trả lương thực tế nhưng không
quá 03 tháng (Mức tiền lương tối thiểu vùng thành phố Cao Bằng áp dụng vùng
III: 3.430.000 đồng; các huyện còn lại áp dụng vùng IV: 3.070.000 đông (theo
quy định tại Nghị định số 90/2019/ND-CP ngày 15/11/2019 của Chính phủ).
2.2. Thời hạn cho vay: Tối đa 12
tháng.
2.3. Lãi suất: Lãi suất vay vốn:
0%/năm.
2.4. Khách hàng vay vốn không phải thực
hiện bảo đảm tiền vay.
3. Hồ sơ, thủ tục xác nhân, phê
duyệt người sử dụng lao động đủ điều kiện được vay vốn
3.1. Hồ sơ đề nghị:
a) Giấy đề nghị xác nhận theo Mẫu số
VI.1 đính kèm phụ lục này.
b) Bản sao một trong các giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh
doanh; Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Giấy
phép kinh doanh/Giấy phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề
kinh doanh có điều kiện hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng
nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đâu tư nước ngoài).
c) Danh sách người lao động phải ngừng
việc do người sử dụng lao động lập có xác nhận của tổ chức công đoàn cơ sở (nếu
có) và xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo
hiểm xã hội cho người lao động theo Mẫu số VI.2 đính kèm Phụ lục này.
d) Bản sao Báo cáo tài chính năm
2019, quý I năm 2020 (đối với doanh nghiệp và tổ chức).
3.2. Chậm nhất ngày 05 hằng tháng,
người sử dụng lao động có nhu cầu gửi hồ sơ đề nghị đến Ủy ban nhân dân cấp huyện
nơi có trụ sở hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hoặc nơi
cư trú (đối với hộ kinh doanh, cá nhân).
3.3. Trong 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, tổng hợp danh
sách theo mẫu số VI.3, VI.4 đính kèm Phụ lục này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh.
3.4. Trong 02 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
quyết định phê duyệt danh sách theo mẫu số VI.3, VI.4 đính kèm Phụ lục này, gửi
Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội và người sử dụng lao động trong danh
sách. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phê duyệt cho vay và tổ chức giải
ngân
4.1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ vay vốn theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách
xã hội và Quyết định phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ngân hàng
Chính sách xã hội phê duyệt cho vay. Trường hợp không cho vay thì thông báo bằng
văn bản nêu rõ lý do đến người sử dụng lao động.
4.2. Việc giải ngân của Ngân hàng
Chính sách xã hội được thực hiện đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2020.
5. Nguồn vốn
cho vay, chi phí quản lý; chuyển nợ quá hạn và xử lý rủi ro vốn vay tại Ngân
hàng Chính sách xã hội; xử lý rủi ro khoản nợ tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam thực hiện theo Điều 16, 17, 18 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày
24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Mẫu số
VI.1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------------
ĐỀ
NGHỊ XÁC NHẬN ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG CHÍNH SÁCH VAY VỐN ĐỂ TRẢ LƯƠNG NGỪNG VIỆC
Kính gửi:
Ủy ban nhân dân huyện /thành phố………….
I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG
1. Tên doanh nghiệp/tổ chức/hợp tác
xã/hộkinh doanh/cá nhân1: ...................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:
.................................................................................................
3. Điện thoại:
...............................................................................................................
4. Mã số thuế:
.............................................................................................................
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp
tác xã/hộ kinh doanh số:.......................
Do....................................................................
Cấp ngày………………………………….
6. Quyết định thành lập số2:
.........................................................................................
7. Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu
tư3 số:..........................................................
Do…………………………………… Cấp
ngày..................................................................
8. Giấy phép kinh doanh/Giấy phép hoạt
động/Chứng chỉ hành nghề4 số:.......................
thời hạn còn hiệu lực (tháng, năm)
...............................................................................
9. Họ và tên người đại diện:…………………………………
Chức vụ: ................................
- Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Thẻ
căn cước công dân số: .......................................
- Ngày cấp:…………………………………….. Nơi cấp:
....................................................
10. Giấy ủy quyền số………………….. ngày
…../…../……….. của ..................................
...................................................................................................................................
11. Vốn tự có/vốn điều lệ/vốn góp:
..............................................................................
12. Các hồ sơ kèm theo:
a) Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã/hộ kinh doanh; Quyết định
thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); Giấy phép kinh doanh/Giấy
phép hoạt động/Chứng chỉ hành nghề (đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
hoặc pháp luật có quy định); Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư (đối với
doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài).
b) Danh sách người lao động phải ngừng việc do người
sử dụng lao động lập theo Mẫu số VI.2 đính kèm Phụ lục này.
c) Bản sao báo cáo tài chính năm 2019, quý I năm
2020 (đối với doanh nghiệp và tổ chức).
II. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG
1. Kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2019 và 3
tháng đầu năm 2020
- Năm 2019:
+ Tổng doanh
thu:...............................................................................................
đồng
+ Tổng chi phí:....................................................................................................
đồng
+ Thuế:...............................................................................................................
đồng
+ Lợi nhuận:........................................................................................................
đồng
- 3 tháng đầu năm 2020:
+ Tổng doanh
thu:...............................................................................................
đồng
+ Tổng chi
phí:....................................................................................................
đồng
+ Thuế:...............................................................................................................
đồng
+ Lợi nhuận:........................................................................................................
đồng
- Thời điểm 31/12/2019, không có nợ xấu tại các tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tình hình sử dụng lao động, tiền lương
- Tổng số lao động:…………………………………….. người. Trong
đó, số lao động đóng bảo hiểm xã hội thường xuyên đến 31/3/2020
là:………………………………… lao động.
- Số lao động ngừng việc tháng ………./2020:....lao động,
chiếm %/tổng số lao động.
- Tiền lương ngừng việc phải trả tháng.. ./2020
là:…………………… đồng, trong đó:
+ Tiền lương đã trả:…………………………………….. đồng.
+ Tiền lương chưa trả:……………………………………. đồng.
Chúng tôi gặp khó khăn về tài chính, đã cân đối và
sử dụng hết nguồn lực tài chính nhưng không đủ chi trả tiền lương ngừng việc
cho người lao động. Chúng tôi có nhu cầu vay vốn để trả lương cho người lao động
ngừng việc trong tháng /2020.
III. ĐỀ NGHỊ
Căn cứ Quyết định số ..../2020/QĐ-TTg ngày
....tháng……năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc
……………………………………………………………………………………………….,
Đề nghị Ủy ban nhân dân………………………….. xác nhận
cho…………………….. là đối tượng được hưởng chính sách vay vốn để trả lương ngừng việc
tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Chúng tôi cam kết:
+ Chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực của
các thông tin đã cung cấp trên.
+ Thực hiện đầy đủ các cam kết với Ngân hàng Chính
sách xã hội, sử dụng tiền vay đúng mục đích, thực hiện nghiêm túc kế hoạch trả
nợ đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn và cam kết sẽ dùng các tài sản thuộc sở hữu
hợp pháp của mình để trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu NSDLĐ.
|
……,
ngày……tháng.... năm. ...
NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu số VI.2
TÊN ĐƠN VỊ…………….
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
DANH
SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ NGỪNG VIỆC DO ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19
Tháng
.../2020
Tên đơn vị:
Mã
số doanh nghiệp:
Mã số thuế:
Ngành nghề kinh doanh chính:
Vùng
doanh nghiệp:
Mức lương tối thiểu vùng
Địa chỉ:
Tổng
số lao động thường xuyên tại doanh nghiệp:
Tổng
số lao động bị ngừng việc:
TT
|
Họ và tên
|
Ngày, tháng, năm sinh
|
Số CMND/CCCD
|
Phòng/ban/ phân xưởng làm việc
|
Loại hợp đồng lao động
|
Mã sổ bảo hiểm xã hội
|
Thời gian ngừng việc
|
Tổng số tiền lương phải trả (ngàn đồng)
|
Số tiền lương đã trả (ngàn đồng)
|
Số tiền đề nghị vay để trả luơng ngừng việc (ngàn đồng)
|
Sổ tài khoản nhận lương (nếu có)
|
Chữ ký
|
Nam
|
Nữ
|
Từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm
|
Thời gian (tháng)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ
quan bảo hiểm xã hội
(Ký tên và đóng dấu)
|
Xác nhận của tổ
chức công đoàn
(Ký tên và đóng dấu)
|
Ngày....tháng....năm....
ĐẠI DIỆN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Ký tên và đóng dấu)
|
Nơi nhận:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Lưu: ....
|
|
Mẫu số VI.3
ỦY BAN NHÂN DÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
DANH
SÁCH
NGƯỜI
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐƯỢC VAY VỐN ĐỂ TRẢ LƯƠNG NGỪNG VIỆC THÁNG .. /2020
TT
|
Tên đơn vị
|
Địa chỉ
|
Mã số thuế
|
Tổng số lao động
đóng BHXH
|
Số lao động ngừng
việc
|
Số tiền lương
đã trả người lao đông ngừng việc (triệu đồng)
|
Số tiền cần vay
để trả lương ngừng việc (triệu đồng)
|
Số lao động
|
Tỷ lệ %
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
Mẫu số VI.4
ỦY BAN NHÂN DÂN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
DANH
SÁCH
NGƯỜI
LAO ĐỘNG NGỪNG VIỆC CỦA ĐƠN VỊ ……………………………..
Tháng .../2020
TT
|
Họ và tên
|
Địa chỉ
|
Số sổ bảo hiểm
xã hội
|
Thời gian ngừng
việc
|
Tiền lương ngừng
việc
|
Tài khoản nhận
lương
|
Từ ngày tháng
năm đến ngày tháng năm
|
Thời gian
|
Phần do đơn vị
trả
|
Phần vay NHCSXH
|
Số tài khoản
|
Ngân hàng
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|