Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Văn bản hợp nhất 51/VBHN-BTC 2020 Thông tư chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô

Số hiệu: 51/VBHN-BTC Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Huỳnh Quang Hải
Ngày ban hành: 31/12/2020 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/VBHN-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

THÔNG TƯ[1]

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ

Thông tư số 18/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2018, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 84/2020/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.

Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số Điều về chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô.[2]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số Điều về chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017 (sau đây gọi tắt là Luật các tổ chức tín dụng); Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 93/2017/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Vốn của tổ chức tài chính vi mô

1. Vốn chủ sở hữu:

a) Vốn điều lệ bao gồm:

- Vốn do Nhà nước cấp (nếu có);

- Vốn góp của các tổ chức, cá nhân;

- Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân (nếu có).

b) Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước hoặc trường hợp đánh giá khác theo quy định của pháp luật;

c) Các quỹ bao gồm:

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ;

- Quỹ đầu tư phát triển;

- Quỹ dự phòng tài chính.

d) Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối; lỗ lũy kế chưa xử lý;

đ) Vốn khác thuộc sở hữu hợp pháp của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của pháp luật.

2. Vốn huy động dưới các hình thức:

a) Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

- Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô;

- Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô (trừ tiền gửi nhằm Mục đích thanh toán).

b) Vốn nhận ủy thác cho vay vốn theo các Chương trình, dự án của Chính phủ, của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước;

c) Vốn vay của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

d) Vốn vay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Vốn khác theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản

1. Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm quản lý vốn và sử dụng vốn, tài sản theo quy định tại Chương II Nghị định số 93/2017/NĐ-CP , quy định pháp luật có liên quan và một số hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này.

2. Thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của tổ chức tài chính vi mô.

3. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, tổ chức tài chính vi mô phải đảm bảo duy trì giới hạn đầu tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn Điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ ghi trên sổ sách kế toán.

4. Đối với những tài sản đi thuê, nhận cầm cố, nhận thế chấp, nhận bảo quản giữ hộ của khách hàng, tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm quản lý, bảo quản hoặc sử dụng theo thỏa thuận với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Đối với các bất động sản nắm giữ do việc xử lý nợ vay theo quy định tại Khoản 3 Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng:

a) Đối với các bất động sản tổ chức tài chính vi mô nắm giữ tạm thời để bán, chuyển nhượng nhằm thu hồi vốn trong thời hạn 03 năm, tổ chức tài chính vi mô không hạch toán tăng tài sản, không trích khấu hao.

b) Đối với các bất động sản được tổ chức tài chính vi mô mua lại để phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, tổ chức tài chính vi mô hạch toán tăng tài sản, trích khấu hao theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo giới hạn đầu tư mua sắm tài sản cố định theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP .

Điều 5. Doanh thu

Doanh thu của tổ chức tài chính vi mô bao gồm các Khoản thu quy định tại Điều 16 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP , cụ thể:

1. Thu từ lãi và các Khoản thu nhập tương tự, bao gồm:

a) Thu lãi tiền gửi;

b) Thu lãi cho vay;

c) Thu lãi từ nghiệp vụ mua bán nợ;

d) Thu khác từ hoạt động tín dụng theo quy định của pháp luật.

2. Thu từ hoạt động dịch vụ bao gồm:

a) Thu từ dịch vụ thanh toán;

b) Thu từ dịch vụ ngân quỹ;

c) Thu từ cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;

d) Thu từ dịch vụ nhận ủy thác cho vay vốn;

đ) Thu từ dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực hoạt động tài chính vi mô;

e) Thu từ đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm;

g) Thu từ hoạt động dịch vụ khác gồm:

- Thu từ cung ứng dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;

- Thu từ cung ứng sản phẩm phục vụ phát triển lợi ích cộng đồng;

- Thu từ các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

3. Thu từ chênh lệch tỷ giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật hiện hành.

4. Thu từ hoạt động khác gồm:

a) Thu từ các Khoản nợ đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro (bao gồm cả các Khoản nợ đã được xóa nay thu hồi được);

b) Thu từ nghiệp vụ mua bán nợ;

c) Thu từ chuyển nhượng, thanh lý tài sản;

d) Thu hoàn nhập dự phòng;

đ) Thu từ hoạt động khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:

- Thu từ cho thuê tài sản trừ số tiền thu từ cho thuê các bất động sản tạm thời nắm giữ do việc xử lý nợ vay theo quy định tại Khoản 3 Điều 132 Luật các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ;

- Thu từ hoạt động khác.

5. Thu nhập khác:

a) Thu các Khoản nợ phải trả nay đã mất chủ hoặc không xác định được chủ nợ được ghi tăng thu nhập;

b) Thu tiền phạt khách hàng, tiền khách hàng bồi thường do vi phạm hợp đồng được hạch toán vào thu nhập;

c) Thu tiền do bảo hiểm bồi thường được hạch toán vào thu nhập sau khi đã bù đắp Khoản tổn thất đã mua bảo hiểm;

d) Thu từ nhận tài trợ không hoàn lại cho tổ chức tài chính vi mô để thực hiện các Chương trình phát triển, các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô;

đ) Thu các Khoản thuế đã nộp nay được giảm, được hoàn lại (nếu có);

e) Các Khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

1. Việc xác định doanh thu khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

2. Đối với thu nhập lãi và các Khoản thu nhập tương tự:

a) Thu lãi từ hoạt động cấp tín dụng: Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm đánh giá khả năng thu hồi nợ và thực hiện phân loại nợ theo đúng quy định của pháp luật về ngân hàng để làm căn cứ hạch toán lãi phải thu và thực hiện hạch toán như sau:

- Tổ chức tài chính vi mô hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các Khoản nợ được phân loại là nợ đủ tiêu chuẩn không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

- Số lãi phải thu của các Khoản nợ được giữ nguyên nhóm nợ đủ tiêu chuẩn do thực hiện chính sách của Nhà nước và số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các Khoản nợ còn lại thì không phải hạch toán thu nhập, tổ chức tài chính vi mô theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.

b) Thu lãi tiền gửi: là số lãi phải thu từ tiền gửi trong kỳ.

3. Thu từ nhận tài trợ không hoàn lại cho tổ chức tài chính vi mô để thực hiện các Chương trình phát triển, các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô: là số tiền thực tế thu được tại thời điểm nhận tài trợ.

4. Đối với các Khoản thu về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ và vàng, tổ chức tài chính vi mô thực hiện ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật có liên quan.

5. Đối với doanh thu từ các hoạt động còn lại: doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.

6. Đối với các Khoản doanh thu phải thu đã hạch toán vào thu nhập nhưng được đánh giá không thu được hoặc đến kỳ hạn thu không thu được thì tổ chức tài chính vi mô hạch toán giảm doanh thu nếu cùng kỳ kế toán hoặc hạch toán vào chi phí nếu khác kỳ kế toán và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu nhập.

Điều 7. Chi phí

Chi phí của tổ chức tài chính vi mô bao gồm các Khoản chi quy định tại Điều 17 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP , cụ thể như sau:

1. Chi phí trả lãi và các Khoản chi phí tương tự:

a) Chi trả lãi tiền gửi; tiền gửi tiết kiệm bắt buộc; chi trả lãi tiền gửi khác;

b) Chi trả lãi tiền vay;

c) Chi khác cho hoạt động tín dụng.

2. Chi phí hoạt động dịch vụ:

a) Chi cho dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô;

b) Chi dịch vụ viễn thông;

c) Chi trả phí ủy thác cho vay vốn;

d) Chi cho dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực hoạt động tài chính vi mô;

đ) Chi hoa hồng cho đại lý, môi giới, ủy thác đối với các hoạt động đại lý môi giới, ủy thác được phép. Trong đó, đối với chi hoa hồng môi giới thực hiện theo quy định sau:

- Tổ chức tài chính vi mô được chi hoa hồng môi giới đối với hoạt động môi giới được pháp luật cho phép;

- Hoa hồng môi giới để chi cho bên thứ ba (làm trung gian), không được áp dụng cho các đối tượng là đại lý của tổ chức tài chính vi mô; các chức danh quản lý, nhân viên của tổ chức tài chính vi mô và người có liên quan của tổ chức tài chính vi mô theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

- Việc chi hoa hồng môi giới phải căn cứ vào hợp đồng hoặc giấy xác nhận giữa tổ chức tài chính vi mô và bên nhận hoa hồng môi giới, trong đó phải có các nội dung cơ bản: tên của bên nhận hoa hồng; nội dung chi; mức chi; phương thức thanh toán; thời gian thực hiện và kết thúc; trách nhiệm của các bên;

- Đối với Khoản chi môi giới để cho thuê tài sản (bao gồm cả tài sản xiết nợ, gán nợ): mức chi môi giới để cho thuê mỗi tài sản của tổ chức tài chính vi mô tối đa không quá 5% tổng số tiền thu được từ hoạt động cho thuê tài sản đó do môi giới mang lại trong năm;

- Đối với Khoản chi môi giới bán tài sản thế chấp, cầm cố: mức chi hoa hồng môi giới bán mỗi tài sản thế chấp, cầm cố của tổ chức tài chính vi mô không vượt quá 1% giá trị thực tế thu được từ tiền bán tài sản đó qua môi giới;

- Tổ chức tài chính vi mô xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới áp dụng thống nhất và công khai trong đơn vị. Hội đồng thành viên hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) phê duyệt quy chế chi hoa hồng môi giới.

e) Chi cho hoạt động làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm.

3. Chi chênh lệch tỷ giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật hiện hành.

4. Chi hoạt động khác

a) Chi về nghiệp vụ mua bán nợ;

b) Chi hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

5. Chi nộp các Khoản thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

6. Chi cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật, bao gồm các Khoản:

a) Chi tiền lương, tiền công và các Khoản có tính chất lương, bao gồm:

- Chi phí tiền lương cho thành viên chuyên trách của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc; chi phụ cấp cho thành viên bán chuyên trách Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát;

- Chi phí tiền lương và các Khoản phụ cấp trả cho cán bộ nhân viên của tổ chức tài chính vi mô căn cứ theo hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

b) Chi các Khoản đóng góp theo lương: Chi nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn;

c) Chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

d) Chi mua bảo hiểm tai nạn con người;

đ) Chi bảo hộ lao động đối với những đối tượng cần trang bị bảo hộ lao động trong khi làm việc;

e) Chi trang phục giao dịch cho cán bộ nhân viên làm việc trong tổ chức tài chính vi mô theo chế độ quy định;

g) Chi ăn ca: Đối với tổ chức vi mô do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lộ thực hiện chi ăn ca theo quy định đối với doanh nghiệp nhà nước;

h) Chi y tế bao gồm các Khoản chi khám bệnh định kỳ cho người lao động, chi mua thuốc dự phòng và các Khoản chi y tế khác thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành;

i) Các Khoản chi khác cho người lao động theo quy định của pháp luật:

- Chi theo chế độ quy định đối với lao động nữ;

- Chi tiền nghỉ phép hàng năm theo quy định của pháp luật;

- Các Khoản chi khác.

7. Chi cho hoạt động quản lý, công vụ:

a) Chi vật liệu, giấy tờ in;

b) Chi công tác phí;

c) Chi huấn luyện, đào tạo tăng cường năng lực cho cán bộ, nhân viên bao gồm cả chi đào tạo cộng tác viên và khách hàng thuộc phạm vi hoạt động tài chính vi mô;

d) Chi nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ gồm:

- Chi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ thực hiện theo quy định hiện hành;

- Chi cho Phần còn thiếu trong trường hợp số dư quỹ phát triển khoa học và công nghệ không đủ để chi cho nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong năm.

đ) Chi thưởng sáng kiến cải tiến, tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí: theo nguyên tắc phù hợp với hiệu quả thực tế đem lại; tổ chức tài chính vi mô phải xây dựng và công bố công khai các quy chế chi thưởng sáng kiến và thành lập Hội đồng để nghiệm thu sáng kiến;

e) Chi bưu phí và điện thoại;

g) Chi xuất bản tài liệu, công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại;

h) Chi mua tài liệu, sách báo;

i) Chi trả tiền điện, tiền nước, vệ sinh văn phòng;

k) Chi hội nghị, lễ tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại;

l) Chi thuê tư vấn, chi thuê chuyên gia trong và ngoài nước;

m) Chi kiểm toán;

n) Chi phòng cháy chữa cháy;

o) Chi cho công tác bảo vệ môi trường. Nếu số chi trong năm lớn và có tác dụng trong nhiều năm thì được phân bổ cho các năm sau.

p) Chi khác:

- Chi bảo vệ cơ quan; chi an ninh, quốc phòng;

- Chi khác theo quy định của pháp luật.

8. Chi cho tài sản:

a) Chi khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động kinh doanh thực hiện theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp;

b) Chi thuê tài sản cố định: Chi phí thuê tài sản cố định được thực hiện theo hợp đồng thuê. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh theo số năm sử dụng tài sản;

c) Chi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định;

d) Chi mua sắm, sửa chữa công cụ dụng cụ;

đ) Chi bảo hiểm tài sản;

c) Chi khác về tài sản theo quy định của pháp luật.

9. Chi trích lập dự phòng:

a) Chi trích lập dự phòng bao gồm:

- Chi trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động theo quy định tại Điều 131 Luật các tổ chức tín dụng;

- Chi trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam phát hành theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 34/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ; hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các văn bản pháp luật sửa đổi, bổ sung (nếu có);

- Chi trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các Khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi và các Khoản dự phòng khác (nếu có) theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp.

b) Phần chi phí trích lập dự phòng rủi ro được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

10. Chi phí tham gia tổ chức bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.

11. Chi khác:

a) Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề mà tổ chức tài chính vi mô tham gia theo mức phí do các hiệp hội này quy định;

b) Chi cho công tác đảng, đoàn thể tại tổ chức tài chính vi mô (Phần chi ngoài kinh phí của tổ chức đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định);

c) Chi nhượng bán, thanh lý tài sản (nếu có) bao gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định được thanh lý, nhượng bán;

d) Chi cho việc thu hồi các Khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu là các Khoản chi cho việc thu hồi nợ bao gồm cả chi trả phí dịch vụ thu hồi nợ cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu hồi nợ theo quy định của pháp luật, chi phí để thực hiện mua bán nợ;

đ) Chi xử lý Khoản tổn thất tài sản còn lại: tổ chức tài chính vi mô hạch toán vào chi phí giá trị tổn thất còn lại sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, tổ chức bảo hiểm; sử dụng dự phòng được trích lập trong chi phí; sử dụng quỹ dự phòng tài chính của tổ chức tài chính vi mô;

e) Chi các Khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được;

g) Chi công tác xã hội theo quy định của pháp luật về thuế;

h) Chi nộp phạt vi phạm hành chính trừ các Khoản nộp phạt mà cá nhân phải nộp theo quy định của pháp luật;

i) Chi khác:

- Chi các Khoản nợ phải trả, đã xác định mất chủ và hạch toán vào thu nhập nhưng sau đó lại xác định được chủ nợ;

- Chi trả tiền phạt, bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế thuộc trách nhiệm của tổ chức tài chính vi mô;

- Chi án phí, lệ phí thi hành án thuộc trách nhiệm của tổ chức tài chính vi mô;

- Chi phát triển cộng đồng theo quy định của pháp luật;

- Chi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Nguyên tắc ghi nhận chi phí

1. Chi phí của tổ chức tài chính vi mô là các Khoản chi phí phải chi thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô.

2. Các chi phí được ghi nhận vào chi phí kinh doanh của tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tổ chức tài chính vi mô không được hạch toán vào chi phí các Khoản chi do nguồn kinh phí khác đài thọ. Việc xác định và hạch toán chi phí được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Việc xác định chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn.

4. Đối với tổ chức tài chính vi mô do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ chỉ được hạch toán vào chi phí kinh doanh các Khoản chi phí được trừ theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp. Riêng đối với Phần chi trích lập dự phòng rủi ro vượt mức quy định được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp do có sự khác biệt giữa quy định về chi trích lập dự phòng rủi ro của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nếu có) và Khoản chi nộp phạt vi phạm hành chính (trừ các Khoản tiền phạt vi phạm hành chính mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật) tổ chức tài chính vi mô do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ được sử dụng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bù đắp.

Điều 9. Phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận của tổ chức tài chính vi mô sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, Phần lợi nhuận còn lại được phân phối theo thứ tự như sau:

1. Bù đắp Khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

2. Lợi nhuận còn lại sau khi trừ Khoản quy định tại Khoản 1 Điều này được phân phối như sau:

a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn Điều lệ, mức tối đa của quỹ này không vượt quá mức vốn Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô;

b) Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính.

3. Lợi nhuận còn lại sau khi trừ các Khoản quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này thực hiện phân phối như sau:

a) Đối với tổ chức tài chính vi mô do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ:

- Trích tối đa 25% vào quỹ đầu tư phát triển;

- Cơ quan đại diện chủ sở hữu của tổ chức tài chính vi mô căn cứ quy định về đánh giá xếp loại đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ để thực hiện việc rà soát kế hoạch tài chính, giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại và thực hiện đánh giá xếp loại cho tổ chức tài chính vi mô tương tự như với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ. Căn cứ kết quả đánh giá xếp loại, tổ chức tài chính vi mô thực hiện phân phối lợi nhuận còn lại theo quy định đối với tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ.

b) Đối với tổ chức tài chính vi mô khác: tổ chức tài chính vi mô tự quyết định việc phân chia phần lợi nhuận còn lại theo Điều lệ của tổ chức tài chính vi mô và quy định pháp luật liên quan.

Điều 10. Chế độ báo cáo

1. Cuối kỳ kế toán, tổ chức tài chính vi mô phải lập và gửi các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

2. Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tài chính vi mô chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo này.

3. Thời hạn gửi báo cáo:

a) Báo cáo tài chính giữa niên độ: chậm nhất là ngày 30 tháng đầu của quý tiếp theo;

b) Báo cáo tài chính năm chưa kiểm toán: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;

c) Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm: Tổ chức tài chính vi mô gửi Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán kèm theo kết luận của tổ chức kiểm toán độc lập ngay sau khi kết thúc kiểm toán.

4. Nơi nhận báo cáo:

a) Tổ chức tài chính vi mô Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), đồng gửi Bộ Tài chính để phối hợp;

b) Các tổ chức tài chính vi mô còn lại gửi báo cáo tài chính đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức tài chính vi mô đặt trụ sở chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan quản lý và tổ chức tài chính vi mô

1. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 37, Điều 38 Nghị định số 93/2017/NĐ-CP các nội dung về tổ chức tài chính vi mô.

2.[3] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì giám sát việc thực hiện chế độ tài chính của tổ chức tài chính vi mô.

a) Định kỳ 06 tháng và hàng năm gửi báo cáo thông báo cho Bộ Tài chính tình hình tài chính của tổ chức tài chính vi mô và các vi phạm về chế độ tài chính của tổ chức tài chính vi mô được phát hiện trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giám sát (nếu có). Đối với báo cáo 06 tháng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 8; đối với báo cáo năm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 4 năm sau.

b) Thời gian chốt số liệu:

- Đối với báo cáo 06 tháng: Tính từ ngày 01 tháng 01 kỳ báo cáo đến hết ngày 30 tháng 6 kỳ báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).

- Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 01 tháng 01 năm báo cáo đến hết ngày 31 tháng 12 năm báo cáo (trừ số liệu phản ánh tại thời điểm nhất định).

c) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:

- Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;

- Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;

- Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;

- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức tài chính vi mô:

a) Thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Nghị định số 93/2017/NĐ-CP ; các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan;

b) Thực hiện chế độ báo cáo và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác của số liệu báo cáo theo quy định tại Nghị định số 93/2017/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[4]

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 29 tháng 3 năm 2018.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 06/2013/TT-BTC ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Quang Hải



[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:

- Thông tư số 18/2018/TT-BTC ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều về chế độ tài chính đối với tổ chức tài chính vi mô, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2018.

- Thông tư số 84/2020/TT-BTC ngày 01 tháng 10 năm 2020 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020 (Sau đây gọi là Thông tư số 84/2020/TT-BTC).

Văn bản hợp nhất này không thay thế 02 Thông tư nêu trên.

[2] Thông tư số 84/2020/TT-BTC có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.”

[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 84/2020/TT-BTC , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.

[4] Điều 18 Thông tư số 84/2020/TT-BTC quy định như sau:

Điều 18. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2020.

2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.”

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No.: 51/VBHN-BTC

Hanoi, December 31, 2020

 

CIRCULAR[1]

PROVIDING GUIDANCE ON FINANCIAL POLICIES FOR MICROFINANCE INSTITUTIONS

The Circular No. 18/2018/TT-BTC dated February 12, 2018 of the Ministry of Finance providing guidance on financial policies for microfinance institutions, which comes into force from March 29, 2018, is amended by:

The Circular No. 84/2020/TT-BTC dated October 01, 2020 of the Ministry of Finance providing amendments to regulations on periodic reporting under the authority of the Minister of Finance in the fields of finance and banking, coming into force from November 15, 2020.

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on amendments to the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;

Pursuant to the Government’s Decree No. 93/2017/ND-CP dated August 07, 2017 on the financial regime applicable to credit institutions, branches of foreign banks and financial supervision, assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions;

Pursuant to the Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Finance promulgates a Circular to provide guidance on financial policies for microfinance institutions.[2]

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides guidance on financial policies for microfinance institutions that operate in Vietnam in accordance with the Law on credit institutions dated June 16, 2010 and the Law dated November 20, 2017 on amendments to the Law on credit institutions (hereinafter referred to as "the Law on credit institutions"), and the Government’s Decree No. 93/2017/ND-CP dated August 07, 2017 on the financial regime for credit institutions, branches of foreign banks and financial supervision, assessment of effectiveness of state capital investment in wholly state-owned credit institutions and partially state-owned credit institutions (hereinafter referred to as “Decree No. 93/2017/ND-CP”).

Article 2. Regulated entities

1. Microfinance institutions that are duly established and organized, and operate in Vietnam in accordance with regulations of the Law on credit institutions and its amending and superseding documents (if any).

2. Relevant authorities and entities.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Capital of a microfinance institution

1. Equity:

a) Charter capital, including:

- Funding allocated by the Government (if any);

- Capital contributed by entities;

- Finances granted by sponsors (if any).

b) The difference upon asset revaluation is the difference between the book value of assets and the value of assets recorded upon the revaluation which is carried out according to the Government’s decision or in other revaluation cases as prescribed by law;

c) Funds, including:

- Additional reserve fund of charter capital;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Financial reserve fund.

d) Undistributed profits; accumulated unrealized losses;

dd) Other capital lawfully owned by the microfinance institution in accordance with regulations of law.

2. Capital raised in the following forms:

a) Deposits in VND in the following forms:

- Compulsory savings of the microfinance institution;

- Deposits of entities, including deposits voluntarily made by microfinance clients (excluding deposits for payment purposes).

b) Entrusted loans granted under the Government's programs and projects, and those given by domestic and foreign entities;

c) Loans granted by credit institutions, financial institutions and other domestic and foreign entities in accordance with regulations of law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Other funding as prescribed by law.

Article 4. Management and use of capital and assets

1. Every microfinance institution shall assume responsibility to manage and use its capital and assets in accordance with regulations in Chapter II of the Decree No. 93/2017/ND-CP, relevant laws and specific guidelines herein.

2. Every microfinance institution must do bookkeeping in accordance with regulations on accounting in force; fully, exactly and promptly reflect the use or changes in capital and assets during its business; clearly assign responsibilities to and announce sanctions for each department or individual for each case of damage or loss of assets or capital.

3. During its operation, every microfinance institution must comply with the prescribed limits on investment in and purchase of fixed assets in direct service to its business in the following principle: the residual value of fixed assets shall not exceed 50% of the sum of its charter capital and additional reserve fund of charter capital as recorded on its accounting book.

4. Microfinance institutions shall assume responsibility to manage, maintain or use assets leased, pledged, mortgaged or kept on behalf of clients as agreed upon with their clients in accordance with regulations of law.

5. With regard to real estate temporarily held from settlement of loans in accordance with regulations in Clause 3 Article 132 of the Law on credit institutions:

a) With regard to real estate temporarily held by a microfinance institution for sale or transfer for debt recovery within a period of 03 years, it shall not record such assets as an increase in assets and depreciate assets as prescribed.

b) With regard to real estate purchased by a microfinance institution to serve its business, it shall record such real estate acquired as an increase in assets and depreciate assets as regulated by law, and maintain the limits on investment in and purchase of fixed assets prescribed in Clause 3 Article 6 of the Decree No. 93/2017/ND-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Revenues of a microfinance institution include the amounts receivable prescribed in Article 16 of the Decree No. 93/2017/ND-CP. To be specific:

1. Interest income and similar incomes, including:

a) Deposit interest;

b) Loan interest;

c) Interests from debt trading;

d) Other incomes from credit activities as prescribed by law.

2. Income from service provision, including:

a) Income from payment services;

b) Income from treasury services;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Income from receipt of trust funds for lending;

dd) Income from financial consulting services concerning microfinance operations;

e) Income from insurance agents;

g) Income from provision of other services, including:

- Income from asset management services and leasing of safes;

- Income from provision of products for public interests;

- Income from other services as prescribed by law.

3. Income from exchange rate differences as prescribed in accounting standards and laws in force.

4. Income from other activities, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Income from debt trading;

c) Income from transfer or liquidation of assets;

d) Income from reversal of provisions;

dd) Income from other activities as prescribed by law, including:

- Income from leasing of assets, excluding income from leasing of real estate temporarily held by settlement of loans in accordance with Clause 3 Article 132 of the Law on credit institutions for the purpose of debt recovery;

- Income from other activities.

5. Other incomes, including:

a) Income from debts to creditors that cease to exist or are not identified, which are recorded as an increase in income;

b) Income from breach of contract fines and compensations paid by clients, which are recorded as income;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Income from grants received by a microfinance institution for implementing its development programs and operations;

dd) Income from tax refunds (if any);

e) Other incomes as prescribed by law.

Article 6. Revenue recognition principle

1. Determination of revenue for the purpose of calculation of corporate income tax shall be done in accordance with the Law on corporate income tax and its guiding documents.

2. With regard to interest income and similar income:

a) Interest income from credit extension:  Every microfinance institution shall evaluate the debt recoverability and classify debts as prescribed by the Law on banking as the basis for accounting for interests receivable as follows:

- The microfinance institution shall record the interest receivable in the period as income associated with the debts classified as standard debts for which loss reserves are not required as prescribed by SBV;

- The interest receivable of debts remaining classified in the standard debt category as a result of implementation of the State policies and the interest receivable in the period of remaining debts shall not be recorded as income. In such cases, the microfinance institution shall monitor them in off-balance sheet so as to expedite the collection. They shall be recorded as income, when collected.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Income from grants received by a microfinance institution for implementing its development programs and operations shall be actual amounts of grants received.

4. The microfinance institution shall recognize income from exchange rate differences as a result of revaluation of foreign currency and gold according with accounting standards and relevant laws.

5. Revenue from other activities is total proceeds from goods sale and service provision in the period, for which clients accept to make payments regardless of whether they are realized or unrealized.

6. With regard to accounts receivable which have been recorded as income but are considered unrecoverable or not collected on due dates, the microfinance institution shall record them as a decrease in revenue in the same period or as expenses in another period, and monitor them in off-balance sheet to expedite the collection. They shall be recorded as income, when collected.

Article 7. Expenses

Expenses of a microfinance institution include the amounts payable prescribed in Article 17 of the Decree No. 93/2017/ND-CP. To be specific:

1. Interest expense and similar expenses, including:

a) Interests on deposits; compulsory saving deposits; interests on other deposits;

b) Interest on loans;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Expenses on service provision:

a) Costs of collection, payment and transfer of money on behalf of microfinance clients;

b) Costs of telecommunication services;

c) Costs of entrustment services;

d) Costs of provision of financial consulting services concerning microfinance operations;

dd) Costs of commissions for agents and brokers that are entrusted or authorized to perform relevant activities. In which commissions for brokers shall be paid as follows:

- The microfinance institution may pay commissions to brokers that provide brokerage services as permitted by the law;

- Brokerage commissions are paid to third parties (that are brokers) and not paid to agents of the microfinance institution, its managerial officers, employees and related parties as prescribed in the Law on credit institutions and its amending and superseding documents (if any).

- Brokerage commissions shall be paid under written agreements or certifications made by and between the microfinance institution and relevant brokers. Such written agreement or certification shall include the broker’s name, payment contents, amounts and methods, period for performance and completion of brokerage service, and responsibilities of the parties;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- With regard to commissions paid to brokers for sale of mortgaged and pledged assets, the commission paid to a broker for each sale of mortgaged or pledged assets of the microfinance institution shall not exceed 1% of actual proceeds from the sale of such mortgaged or pledged assets through that broker;

- Every microfinance institution shall promulgate regulations on payment of brokerage commissions which must be applied consistently and transparently. The Board of Members or General Director (or Director) of the microfinance institution shall consider giving approval for its regulations on payment of brokerage commissions.

e) Costs of provision of insurance agent services.

3. Expenses from exchange rate differences as prescribed in accounting standards and laws in force.

4. Expenses for other activities, including:

a) Costs for debt trading;

b) Costs for other business activities as prescribed by law.

5. Expenses on taxes, fees and charges to be paid as prescribed by law.

6. Expenses on employees as prescribed by law, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Salaries paid to full-time members of the Board of Members, the Board of Controllers, or the Board of General Directors; allowances paid to part-time members of the Board of Members and the Board of Controllers;

- Salaries and allowances paid to employees of the microfinance institution according to the signed employment contracts or the collective bargaining agreement.

b) Compulsory salary-based payments:  Compulsory contributions of social insurance, health insurance and unemployment insurance, and trade union contribution;

c) Redundancy payments made to employees as prescribed by the Labor Code;

d) Payments for purchase of accident insurance;

dd) Costs of personal protective equipment provided for employees as prescribed;

e) Costs of workplace uniforms for employees working at the microfinance institution as prescribed;

g) Expenses on shift meals: The wholly state-owned microfinance institution shall pay shift meals in accordance with regulations applicable to state-owned enterprises;

h) Medical expenses, including expenses for periodic health examinations for employees, purchase of occupational medicines and other medical expenses incurred by the enterprise as regulated by applicable laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Compulsory payments for female employees;

- Payment for unused annual leave as prescribed by law;

- Other expenses.

7. Management and administration expenses:

a) Costs for printing materials and papers;

b) Work-trip allowances;

c) Costs of training activities, including training for collaborators and clients within the scope of operation of the microfinance institution;

d) Expenses on scientific and technological research, including:

- Contributions paid to the science and technology development fund as prescribed by law. This fund shall be used in accordance with applicable laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) Expenses on rewards for initiatives in improving and increasing labor productivity, rewards for practice of costs saving paid according to the principle in conformity with the actual effectiveness; the microfinance institution must establish and announce regulations on rewards for initiatives, and establish a Council in charge of appraising initiatives;

e) Telephone and postage charges;

g) Costs for publishing of materials, dissemination, advertisement, marketing and sales promotion;

h) Costs for purchase of materials and journals;

i) Costs for electricity, water and workplace cleaning;

k) Costs for conventions, reception activities and external relations;

l) Costs of hiring of consultants, Vietnamese and foreign experts/ specialists;

m) Auditing expenses;

n) Costs for fire prevention and fighting;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

p) Other expenses:

- Costs for workplace security; national defense and security costs;

- Other costs as regulated by law.

8. Asset expenses:

a) Costs of depreciation of fixed assets used to serve business operations shall comply with regulations on management, use and depreciation of fixed assets of enterprises;

b) Costs for leasing of fixed assets: Costs for leasing of fixed assets shall be determined according lease agreements. In case of lump-sum payment for leased assets for many years, the rental shall be apportioned and recorded as business expenses by the number of years of use of leased assets;

c) Costs for repair and maintenance of fixed assets;

d) Costs for purchase and repair of tools and devices;

dd) Costs for purchase of asset insurance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Expenses for setting aside provisions:

a) Expenses for setting aside provisions include:

- Costs for risk provision as prescribed in Article 131 of the Law on credit institutions;

- Costs for risk provision for special bonds issued by the Vietnam Asset Management Company as prescribed in Point a Clause 2 Article 21 of the Government’s Decree No. 53/2013/ND-CP dated May 18, 2013 on establishment, organizational structure and operation of the Vietnam Asset Management Company and Clause 12 Article 1 of the Government’s Decree No. 34/2015/ND-CP dated March 31, 2015 providing amendments to the Decree No. 53/2013/ND-CP, SBV’s guidelines and other amending documents (if any);

- Costs for provision against devaluation of goods in stock, provision for loss of financial investments, provision for bad debts and other provisions (if any) according to the general regulations applicable to enterprises.

b) Costs for risk provision which are deducted when determining the corporate income tax shall comply with regulations of the Law on corporate income tax.

10.  Expenses for deposit preservation and insurance as prescribed by law.

11. Other expenses:

a) Membership fees paid to trade associations of which the microfinance institution is a member;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Costs for sale and liquidation of assets (if any), including the residual value of fixed assets sold or liquidated;

d) Costs for recovery of debts written off and collection of bad debts are debt recovery costs, including payments made to debt recovery service providers, that are licensed to provide debt recovery services as prescribed by law, and debt trading costs;

dd) Costs for settlement of remaining loss on assets:  The microfinance institution shall record the remaining loss on assets as expense after it has been made up for by compensations paid by relevant individuals, groups or insurer, its provisions available and financial reserve fund.

e) Expenses on amounts accounted for as revenues but actually unearned;

g) Expenses on social activities as prescribed by the Law on taxation;

h) Expenses on fines for administrative violations, excluding those to be paid by individuals as prescribed by law;

i) Other expenses:

- Expenses on debts recorded as income and creditors of which are lost at first but are identified thereafter;

- Expenses on fines/compensations due to breach of economic contracts under liability of the microfinance institution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Expenses on community development contributions as prescribed by law;

- Other expenses as prescribed by law.

Article 8. Expense recognition principle

1. Expenses of a microfinance institution are those actually incurred in the period related to business activities of the microfinance institution.

2. Expenses of recorded as business expenses of the microfinance institution shall conform to the matching principle between revenue and expenses and adequate lawful invoices and documents as prescribed by law. The microfinance institution shall not record expenses covered by other sources of funding as its expenses.  Expenses shall be determined and recorded in accordance with Vietnam’s accounting standards and relevant laws.

3. When calculating corporate income tax, expenses shall be determined in accordance with the Law on corporate income tax and its guiding documents.

4. A wholly state-owned microfinance institution shall only record expenses which are deductible as prescribed in the Law on corporate income tax as its business expenses. The wholly state-owned microfinance institution may use its after-tax profits to make up the costs for risk provisions in excess of the statutory amount which is deductible upon calculation of the corporate income tax due to difference in risk provision between the Law on corporate income tax and SBV’s regulations (if any) and the fines for administrative violations (excluding the fines payable by individuals as prescribed by law).

Article 9. Profit distribution

Remaining profits of the microfinance after deduction of business losses in previous year as prescribed in the Law on corporate income and payment of the corporate income tax shall be distributed as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Remaining profits after deduction of the amounts prescribed in Clause 1 of this Article shall be distributed according to the following order:

a) Contribute 5% of the remaining profits to the additional reserve fund of charter capital. The balance of this fund shall not exceed the charter capital of the microfinance institution;

b) Contribute 10% of the remaining profits to the financial reserve fund.

3. Remaining profits after deduction of the amounts prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall be distributed as follows:

a) The wholly state-owned microfinance institution shall:

- contribute not more than 25% of the remaining profits to the development investment fund;

- The agency representing the state capital owner in the microfinance institution, pursuant to regulations on evaluation and rating of wholly state-owned credit institutions, shall review the financial plan and assigned evaluation and rating criteria, and perform the evaluation and rating of the microfinance institution in the same manner as a wholly state-owned credit institution. Based on the evaluation and rating results, the microfinance institution shall distribute the remaining profits in accordance with regulations on profit distribution applicable to wholly state-owned credit institutions.

b) Other microfinance institutions: They shall themselves decide the distribution of remaining profits in conformity with their Charters and relevant laws.

Article 10. Reporting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Chairperson of the Board of Members or General Director (or Director) of the microfinance institution shall be responsible for the accuracy and faithfulness of its financial statements.

3. Deadlines for submission of financial statements:

a) Interim financial statements must be submitted by the 30th of the first month of the subsequent quarter;

b) Unaudited annual financial statements must be submitted within 90 days from the end of the fiscal year;

c) Reports on audit of annual financial statements: The microfinance institution shall submit the audited annual financial statements and written opinions given by an independent audit organization upon the completion of audit process.

4. Report recipients:

a) The wholly state-owned microfinance institution shall send its financial statements to SBV’s branch in province or central-affiliated city where it is headquartered, SBV (via Banking Supervision Authority), and the Ministry of Finance;

b) Other microfinance institutions shall send their financial statements to SBV’s branches in provinces or central-affiliated cities where the microfinance institution is headquartered, and to SBV (via Banking Supervision Authority).

Article 11. Responsibility of regulatory bodies and microfinance institutions

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.[3] SBV shall take charge of supervising the compliance with financial policies by microfinance institutions.

a) SBV shall send biannual and annual reports on financial status of microfinance institutions and their violations against financial policies detected during inspections (if any) to the Ministry of Finance. SBV shall send biannual and annual reports to the Ministry of Finance by August 15 and April 15 of the following year respectively.

b) Data closing duration:

- A biannual report shall include data from January 01 to June 30 inclusively of the reporting period (except data reflected at a given time).

- An annual report shall include data from January 01 to December 31 inclusively of the reporting year (except data reflected at a given time).

c) Financial statements shall be submitted in one of the following methods:

- Directly in the form of paper financial statements;

- By post in the form of paper financial statements;

- By email or through specialized reporting software system;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Microfinance institutions shall:

a) comply with financial policies prescribed in the Law on credit institutions, the Decree No. 93/2017/ND-CP, guidelines herein and relevant legislative documents on financial management;

b) submit reports as prescribed and assume responsibility before the law for the adequacy, timeliness and accuracy of reporting figures in accordance with regulations in the Decree No. 93/2017/ND-CP and guidelines herein.

Chapter III

IMPLEMENTATION[4]

Article 12. Effect

1. This Circular comes into force from March 29, 2018.

2. This Circular supersedes the Circular No. 06/2013/TT-BTC dated January 09, 2013 by the Ministry of Finance providing guidelines for financial policies for microfinance institutions.

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

CERTIFIED BY

PP. THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Huynh Quang Hai

 

 

[1] This document is consolidated from the following 02 Circulars:

-  The Circular No. 18/2018/TT-BTC dated February 12, 2018 of the Ministry of Finance providing guidance on financial policies for microfinance institutions, which comes into force from March 29, 2018.

-  The Circular No. 84/2020/TT-BTC dated October 01, 2020 of the Ministry of Finance providing amendments to regulations on periodic reporting under the authority of the Minister of Finance in the fields of finance and banking, coming into force from November 15, 2020 (hereinafter referred to as “Circular No. 84/2020/TT-BTC”).

This document supersedes none of 02 Circulars mentioned above.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“The Government’s Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

The Government’s Decree No. 09/2019/ND-CP dated January 24, 2019 prescribing reporting regime for state administrative agencies;

 And at the request of the Director of the Department of Banking and Financial Institutions;”

[3] This Clause is amended according to Article 5 of the Circular No. 84/2020/TT-BTC, coming into force from November 15, 2020.

[4] Article 18 of the Circular No. 84/2020/TT-BTC stipulates as follows:  

“Article 18. Implementation

1. This Circular comes into force from November 15, 2020.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration./.”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Integrated document No. 51/VBHN-BTC dated December 31, 2020 Circular on providing guidance on financial policies for microfinance institutions

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


469

DMCA.com Protection Status
IP: 3.238.202.29
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!