|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
17/1999/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
30/06/1999
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
17/1999/CT-TTg
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 6 năm 1999
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ DỰ
TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2000
Trong 6 tháng đầu năm 1999, mặt
dù có nhiều khó khăn, tình hình kinh tế, xã hội vẫn tiếp tục ổn định, sản xuất
nông nghiệp đạt kết quả khá trong điều kiện thời tiết không thuận, xuất khẩu có
chiều hướng tăng dần, tỷ giá và giá cả ổn định, an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội được giữ vững. Tuy nhiên, tình hình kinh tế, xã hội cũng có những
diẽn biến không thuận, nổi lên là: tốc độ tăng GDP tiếp tục giảm, sản xuất công
nghiệp và dịch vụ tăng chậm, thị trường và sức mua bị thu hẹp, nhiều sản phẩm
phải sản xuất cầm chừng, xây dựng cơ bản triển khai chậm, thu ngân sách đạt thấp,
tình trạng thiếu việc làm và một số tệ nạn xã hội tiếp diễn gay gắt...
Nhiệm vụ còn lại 6 tháng cuối
năm hết sức nặng nề. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phơng tập
trung sức thực hiện tốt Nghị quyết kỳ họp đầu tháng 7-1999 của Chính phủ về các
giải pháp điều hành thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch năm 1999; đồng thời
khẩn trương triển khai xây dựng kế hoạch năm 2000 theo các nội dung và tiến độ
sau đây:
I- NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI NĂM 2000
Năm 2000 là năm cuối cùng thực
hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000, hoàn thành các mục tiêu của chiến lược ổn định
và phát triển kinh tế, xã hội 1991-2000 do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
đề ra, đồng thời chuẩn bị triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010.
Tình hình kinh tế khu vực và thế
giới tuy còn chứa đựng nhiều yếu tố không ổn định nhưng nhiều nước đã vượt qua
khủng hoảng và suy thoái, đang có những dấu hiệu hồi phục; việc đàm phán tham
gia tổ chức thương mại thế giới, ký kết hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ
đang tiến triển. Đất nước ta có thêm cơ hội mở rộng thương mại và đầu tư quốc tế,
đồng thời cùng chịu sức ép cạnh tranh nặng nề và quyết liệt hơn. Trong khí đó,
sản xuất nông nghiệp của nước ta đang đòi hỏi phải mở rộng xuất khẩu nông sản để
có bước phát triển mới; nhiều sản phẩm công nghiệp và dịch vụ phải đối mặt với
sự cạnh tranh gay gắt của hàng nước ngoài cả trên thị trường trong nước cũng
như thị trường khu vực và quốc tế.
Trong tình hình đó, nối tiếp
chương trình hành động năm 1999, kế hoạch kinh tế, xã hội năm 2000 cần hướng
vào phấn đấu thực hiện mục tiêu tổng quát là: chấm dứt sự giảm sút nhịp độ tăng
trưởng kinh tế, từng bước tạo đà phát triển cao hơn một cách bền vững; tạo bước
chuyển biến mạnh mẽ về nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế,
nâng cao hiệu quả đầu tư' giữ vững các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô,
lành mạnh hoá lĩnh vực tài chính - tiền tệ; giải quyết các vấn đề xã hội bức
xúc, thúc đẩy tiến trình xã hội hoá các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể
thao, từng bước đổi mới chế độ tiền lương; kết hợp tốt phát triển kinh tế, xã hội
với củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự, an toàn xã hội.
Để thực hiện mục tiêu đó, phải
thấu suốt đường lối đổi mới của Đảng và các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, thứ
6 (lần 1. của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) để tiếp tục hoàn thiện
cơ chế, chính sách vĩ mô, đồng bộ hoá khung pháp lý nhằm cải thiện và làm sống
động môi trường đầu tư, kinh doanh, giải phóng và phát huy cao độ mọi tiềm năng
của các thành phần kinh tế trong nước, kết hợp với khai thác lợi thế để mở rộng
và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới;
đồng thời nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý nhà nước, trước hết là trong việc
chỉ đạo, kiểm tra bảo đảm thực hiện pháp luật, thể chế.
Xuất phát từ tư tưởng chỉ đạo
nêu trên, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2000 cần trú trọng giải quyết
một số vấn đề then chốt trên các lĩnh vực sau đây:
1. Tiếp tục tập trung sức phát
triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Ưu tiên đầu tư cho các công trình thuỷ
lợi, phòng chống thiên tai; áp dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nông nghiệp, trước hết là sử dụng các loại giống cây, con mới có năng
suất, chất lượng cao. Chủ động đối phó với diễn biến xấu của thời tiết để hạn
chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra. Giải quyết có hiệu quả các
vướng mắc về chính sách, thể chế đang kìm hãm sức sản xuất và tiêu thụ nông sản;
thực hiện sự thống nhất chức năng quản lý và hỗ trợ của Nhà nước đối với toàn bộ
quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thu, xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, lâm sản,
khắc phục tình trạng cách bức giữa tổ chức sản xuất và thị trường.
2. Kịp thời tháo gỡ những khó
khăn, ách tắc trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ; khuyến khích đầu tư chiều
sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, đổi mới và chấn chỉnh quản lý nhằm giảm chi
phí, cải tiến chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất,
tăng khả năng tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm. Cơ quan quản lý nhà nước phải
cùng với hiệp hội doanh nghiệp và các tổng công ty lớn đề xuất chính sách, biện
pháp cụ thể đối với từng ngành, từng loại sản phẩm, nhất là các ngành sản xuất
và dịch vụ đang có nhiều khó khăn như than, xi măng, thép, cơ khí, mía đường,
hàng không, khách sạn... Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp
nhà nước; triển khai thực hiện chủ trương bán, khoán, cho thuế và giao cho tập
thể lao động một số doanh nghiệp nhà nước loại nhỏ. Xúc tiến việc chuyển các
doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn, đồng thời đổi
mới cơ chế quản lý để nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong việc phát
huy hiệu quả và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
3. Phát triển thị trường nội địa,
chú trọng thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nâng cao khả năng tiêu thụ
hàng hoá của nông dân. Thực hiện các giải pháp kích cầu cả trong sản xuất, xây
dựng và tiêu dụng để tăng sức tiêu thụ sản phẩm trong nước; hạ giá bán để tiêu
thụ các sản phẩm còn tồn đọng.
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban
hành các cơ chế, chính sách mới để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu; đưa hoạt động của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu
vào nền nếp, phát huy được tác dụng tích cực. Thực hiện chế độ bảo hộ hợp lý đi
đôi với chính sách và biện pháp thực sự thúc đẩy sản xuất trong nước vươn lên
nâng cao sức cạnh tranh theo kịp tiến trình tham gia vào khu vực mậu dịch tự do
ASEAN, tổ chức thương mại thế giới và các cam kết quốc tế khác. Tăng cường công
tác xúc tiến thương mại, tìm và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt
là các mặt hàng có nhiều khả năng phát triển sản xuất như lương thực, cao su,
chè, cà phê, rau quả, thịt, thuỷ sản, hàng dệt may, hàng giày dép, hàng thủ
công, mỹ nghệ, sản phẩm điện tử, cơ khí nhỏ...
4. Kích thích đầu tư phát tiển của
toàn xã hội, đi đôi với nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là đầu tư bằng nguồn
vốn nhà nước.
Xây dựng và ban hành đồng hộ các
văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng, hoàn chỉnh việc soạn
thảo Luật doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) nhằm bảo đảm khung pháp lý ổn định
cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp và dân cư. Công việc này
phải căn bản hoàn thành trong năm 1999 và hoàn thiện thêm trong năm 2000.
Đầu tư của ngân sách nhà nước tiếp
tục tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, hỗ trợ vùng
khó khăn, khắc phục có hiệu quả tình trạng đầu tư phân tán, kéo dài và thất
thoát vốn nhà nước. Thực hiện quy chế mới ban hành về quản lý đầu tư và xây dựng
trong nền kinh tế, về tín dụng đầu tư nhà nước, trong đó chú trọng mở rộng các
hình thức bảo lãnh tín dụng và ưu đãi sau đầu tư, đi đôi với dổi mới cơ chế tín
dụng và mở rộng hoạt động của các ngân hàng thương mại, xây dựng từng bước thị
trường chứng khoán để thực sự thúc đẩy sự vận động của thị trường vốn, tạo thuận
lợi cho mọi nỗ lực đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong xã hội, nhất là
các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tăng cường trách nhiệm của các
cơ quan nhà nước trong việc tháo gỡ những vướng mắc nhằm tăng nhanh tiến độ giải
ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tài trợ chính thức của nước ngoài;
tiếp tục cải thiện môi trường thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, hỗ trợ
các dự án đã được cấp giấy phép triển khai thực hiện đúng tiến độ và các doanh
nghiệp đã hoạt động nâng cao được hiệu quả, thực hiện đúng luật pháp Việt Nam.
5. Thực hiện chính sách tài
chính quốc gia phù hợp với chủ trương kích cầu trong xây dựng, sản xuất và tiêu
dùng. Tiếp tục xoá bỏ các hình thức bao cấp qua ngân sách nhà nước đối với các
lĩnh vực sản xuất và dịch vụ kinh doanh; giải quyết một bước chế độ tiền lương;
thúc đẩy việc xã hội hoá các dịch vụ công; bổ sung quy chế và đẩy mạnh hơn nữa
việc thực hành tiết kiệm đi đôi với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản nhà
nước.
Tích cực giải quyết tình trạng nợ
tồn động, tạo chuyển biến căn bản trong việc lành mạnh hoá tài chính của hệ thống
ngân hàng và quỹ tín dụng đi đôi với các biện pháp đổi mới và chấn chỉnh khu vực
doanh nghiệp nhà nước.
6. Đẩy mạnh các hoạt động khoa học
công nghệ theo hướng gắn kết giữa nghiên cứu và ứng dụng nhằm áp dụng nhanh
chóng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đổi mới công nghệ, kể cả công nghệ
quản lý, trong các ngành và cơ sở sản xuất, dịch vụ; khắc phục tình trạng hành
chính, bao cấp trong cơ chế hoạt động và quản lý đối với tổ chức nghiên cứu
khoa học, công nghệ, gắn việc bảo đảm kinh phí hoạt động với kết quả nghiên cứu
khoa học và công nghệ. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường.
7. Giải quyết có hiệu quả các vấn
đề xã hội bức xúc. Xúc tiến tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chương
trình quốc gia và các chương trình mục tiêu đến năm 2000 để có kế hoạch nâng
cao hiệu quả thực hiện trong các năm sau. Có cơ chế, chính sách đồng bộ để thúc
đẩy việc xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao nhằm phát
triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các lĩnh vực này, đồng thời trợ giúp
tốt hơn cho người nghèo được hưởng các dịch vụ công.
8. Củng cố quốc phòng và an
ninh, tăng cường trật tự, an toàn xã hội. Chấn chỉnh một bước bộ máy hành chính
theo tinh thần nghị quyết trung ương 7, nâng cao hiệu lực chấp hành phát luật,
giữ gìn kỷ luật, kỷ cương trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội.
II. NHỮNG YÊU
CẦU LỚN VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2000
1. Dự toán thu
ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản
thu theo quy định của các luật thuế và chế độ thu hiện hành, trong đó có việc xử
lý những vướng mắc khi thực hiện các luật thuế mới.
Dự toán thu ngân sách vừa phải
tích cực khắc phục tình trạng giảm sút tỷ lệ huy động tổng sản phẩm trong nước
vào ngân sách nhà nước diễn ra liên tục trong mấy năm qua, đồng thời phải có
tính khả thi, phù hợp với khả năng tăng trưởng và sinh lời trong từng lĩnh vực,
thực sự khuyến khích sản xuất, kinh doanh phát triển, đi đôi với việc thực hiện
các biện pháp chống thất thu, chống gian lận thương mại, kinh doanh trốn thuế.
Dự toán thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải tính đến các yếu tố tiếp tục thực
hiện tiến trình tham gia AFTA, tham gia các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế
và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực.
2. Chi ngân
sách nhà nước năm 2000, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên với
tinh thần tiết kiệm chặt chẽ hơn nữa, phải xử lý thoả đáng mối quan hệ giữa chi
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với yêu cầu bước đầu giải quyết tiền lương. Tinh
thần chung là tập trung ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm của Nhà nước
và vốn đối ứng để tiếp tục thu hút vốn ngoài nước theo tiến độ đã ký kết, trước
hết là công trình đang xây dựng dở dang và các công trình hoàn thành sẽ đưa vào
sử dụng trong năm; hạn chế tối đa việc bố trí vốn ngân sách để khởi công các
công trình mới. Trên cơ sở đó, dành một phần ngân sách để giải quyết một bước
chế độ tiền lương theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7. Bảo đảm tỷ trọng chi
ngân sách cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ theo Nghị quyết
Trung ương 2; đồng thời xác định cụ thể mục tiêu nhiệm vụ xã hội hoá ở từng
lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao nhằm huy động thêm nguồn lực xã hội
và từng bước thay đổi cơ chế chi ngân sách nhà nước. Bảo đảm kinh phí thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3. Dự toán chi thường xuyên được
xây dựng ở mức cần thiết, hợp lý, tiết kiệm. Thực hiện khoán chi hành chính sự
nghiệp đối với một số cơ quan, đơn vị có điều kiện ở Trung ương và ở các địa
phương. Việc lựa chọn những cơ quan, đơn vị này phải được quyết định trong năm
1999 để có căn cứ lập, phân bổ và điều hành dự toán ngân sách của các cơ quan,
đơn vị này một cách chủ động từ đầu năm 2000. Xoá bao cấp của ngân sách nhà nước
đối với các doanh nghiệp, không bố trí kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước
cho các hoạt động sự nghiệp khoa học, y tế, đào tạo của các Tổng công ty (trừ
trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Bố trí dự phòng
ngân sách, chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo đúng Nghị định số 87/CP ngày
19 tháng 12 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc phân cấp quản lý, lập,
chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước và Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày
28 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
87/CP ngày 19 tháng 12 năm 1996.
4. Cân đối ngân
sách nhà nước.
Thu thuế và phí phải đáp ứng được
nhu cầu chi thường xuyên ở mức hợp lý, tiết kiệm và bảo đảm trả nợ các khoản đến
hạn, điều chỉnh một bước chế độ tiền lương và tiếp tục dành tỷ lệ tích luỹ
thích đáng cho đầu tư phát triển.
Bội chi ngân sách nhà nước phải
tương ứng với khả năng vay chắc chắn trong nước và vay ưu đãi nước ngoài, ở mức
dưới 5% GDP. Không vay thương mại nước ngoài, không phát hành và vay ngắn hạn
trong nước với lãi suất cao để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước.
5. Dự toán ngân
sách địa phương
- Lập dự toán ngân sách địa
phương phải đảm bảo nguyên tắc: Tổng số chi không được vượt quá tổng số thu
ngân sách địa phương được hưởng; ưu tiên các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển,
chi giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, môi trường; bố trí phòng ngân sách
địa phương theo đúng mức quy định tại Nghị định số 87/CP và Nghị định số
51/1998/NĐ-CP (nêu trên) của Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện cơ chế bố
trí chi cho một số mục tiêu tương ứng với toàn bộ hoặc một phần khoản thu thuế
sử dụng đất nông nghiệp, tiền cho thuê đất, tiền sử dụng đất..., như cơ chế bố
trí ngân sách năm 1999.
- Căn cứ dự toán ngân sách nhà
nước năm 2000 được Chính phủ giao, thực hiện ổn định các nguồn thu và tỷ lệ
phân chia các nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương. Để khuyến khích các địa phương tăng cường chỉ đạo và quản
lý thu, đối với các khoản thu được phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân
sách các cấp chính quyền địa phương, hàng năm tỉnh, thành phố nào nộp ngân sách
trung ương cao hơn năm trước thì thặng số đó sẽ được ngân sách trung ướng cấp lại
một nửa cho ngân sách địa phương. Đối với số vượt dự toán thu thuế xuất nhập khẩu,
thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng nội địa và hàng nhập khẩu (không kể thuế
giá trị gia tăng hàng nhập khẩu), áp dụng chính sách thưởng cụ thể hàng năm cho
ngân sách địa phương theo Luật ngân sách nhà nước. Các khoản thưởng vượt thu
này được sử dụng cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương.
III. TIẾN ĐỘ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Về tiến độ
a) Trong tháng 7 năm 1999, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn khung kế hoạch và hướng phân bổ ngân
sách năm 2000 cho các Bộ, ngành, địa phương để làm căn cứ xây dựng kế hoạch.
b) Trước ngày 30 tháng 8 năm
1999, các Bộ, ngành, Tổng công ty 91, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân
sách nhà nước năm 2000 cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp
trình Chính phủ.
c) Cũng trong thời gian này
(tháng 8 năm 1999, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổ chức làm việc với các
Bộ, ngành, địa phương để kịp tổng hợp kế hoạch trình các cơ quan lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, đồng thời dự kiến phương án phân bổ các chỉ tiêu kế hoạch và ngân
sách để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
d) Sau khi Chính phủ có ý kiến
chỉ đạo để hoàn chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2000 trình Quốc hội; Bộ
Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan chủ quản chương trình mục tiêu phối
hợp với các Bộ có liên quan dự kiến phương án phân bổ dự toán ngân sách cho từng
Bộ, cơ quan Trung ương và mức bổ sung từ ngân sách Trung ương cho từng tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, dự toán kinh phí thực hiện các chương trình mục
tiêu cho từng Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương để sau khi Quốc hội quyết định
ngân sách nhà nước năm 2000, kịp thời hoàn chỉnh theo yêu cầu của Chính phủ trước
khi trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định sự phân bổ cụ thể.
2. Về phân
công thực hiện:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì phối hợp với Bộ Tài
chính xây dựng các phương án, các cân đối lớn để làm cơ sở hướng dẫn cho các Bộ,
ngành, các địa phương, các Tổng công ty 91 xây dựng kế hoạch năm 2000 theo định
hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
- Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2000 và làm việc với các Bộ, ngành, địa
phương về kế hoạch này; chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính dự kiến kế hoạch đầu
tư phát triển và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2000.
b) Bộ Tài chính:
- Hướng dẫn
các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương đánh giá tình hình thực hiện dự
toán ngân sách nhà nước năm 1999; xây dựng dự toán ngân sách và thông báo số
kiểm tra về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2000 cho các Bộ, cơ quan
trung ương, các địa phương; xác định tỷ lệ phân chia các nguồn thu và số bổ
sung cho ngân sách các tỉnh, thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, các cơ quan có liên quan xây dựng và tổng hợp dự toán ngân sách nhà
nước năm 2000; chủ trì làm việc về dự toán ngân sách với các Bộ, cơ quan Trung
ương và các địa phương.
- Tiến hành đánh giá việc thực
hiện tỷ lệ điều tiết ngân sách cho các tỉnh, thành phố trong 3 năm qua, trình
Thủ tướng Chính phủ những kiến nghị cần thiết.
c) Các Bộ, ngành khác phối hợp với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
và dự toán ngân sách thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Các Bộ, cơ quan chủ quản
các chương trình quốc gia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính làm
việc với các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương liên quan về nhiệm vụ và dự
toán kinh phí năm 2000 để thực hiện các chương trình thuộc lĩnh vực phụ trách.
Các Bộ, cơ quan Nhà nước theo chức
năng của mình trên cơ sở tính toán các nguồn lực có thể khai thác được, xây dựng
các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các giải pháp, các cơ chế chính sách, chế độ mới
hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách hiện hành làm căn cứ
tính toán kế hoạch và dự toán ngân sách thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính, các Bộ, các cơ quan có liên quan trước thời điểm lập dự toán ngân
sách.
d) Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, tổ chức và chỉ đạo các Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá phối hợp chặc chẽ với Sở, Ban, ngành khác xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước trình Hội
đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Chỉ
thị này.
Directive No. 17/1999/CT-TTg of June 30, 1999, on the building of the plan for socio-economic development and the draft state budget for the year 2000
THE PRIME MINISTER
------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
|
No: 17/1999/CT-TTg
|
Hanoi, June 30, 1999
|
DIRECTIVE ON THE BUILDING OF
THE PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT AND THE DRAFT STATE BUDGET FOR THE YEAR
2000 In the first six months of 1999, in spite of
many difficulties, the socio-economic situation continues to stabilize,
agricultural production records good results in the conditions of unfavorable
weather, exports tend to rise gradually, the exchange rates and prices remain
stable, political security and public order and safety continue to be firmly
maintained. However, there have also been unfavorable developments in the socio-economic
situation, most conspicuous of which are: the GDP growth rate continues to
drop, industrial production and services grow slowly, the market and purchasing
power are narrowed, the production of many products have had to go at half
steps, capital construction is slow to deploy, budget revenue is low, under-
employment and a number of social vices continue acutely. The remaining tasks for the last six months of
the year are extremely heavy. The Prime Minister requests that the ministries,
branches and localities concentrate their efforts on carrying out well the
Resolution of the Government session in early July 1999 on measures to
administer the successful fulfillment of the tasks of the 1999 plan and at the
same time to urgently build the plan for the year 2000 according to the
following contents and tempo: I. MAIN TASKS OF THE PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC
DEVELOPMENT IN THE YEAR 2000 2000 is the last year of the five-year plan
1996-2000, the year to achieve the targets of the strategy of socio-economic
stabilization and development in the period 1991-2000 laid down by the 7th
National Party Congress and at the same time to prepare for the implementation
of the five- year plan 2001-2005 and the socio-economic development strategy in
the ten years from 2001 to 2010. Though the economic situation in the region and
in the world still harbors many factors of instability, many countries have
overcome crisis and depression, and are showing signs of recovery. The
negotiations for the participation in the World Trade Organization and for the
signing of the Vietnam-United States Trade Agreement are progressing. Our
country has had new opportunities to expand international trade and investment
but at the same time comes under heavier and more acute pressures of competition.
Meanwhile, agricultural production of our country requires that we broaden the
export of farm produce in order to achieve a new step of development; many
products of our industry and services are facing very strong competition from
foreign goods in both the domestic market and the regional and world market. In that context, continuing the program of
action for 1999, the socio-economic plan for the year 2000 must be directed
toward striving to achieve the overall goal of: checking the decline of the
economic growth rate, step by step creating the momentum for higher development
in a sustainable way; creating a strong upswing in raising the competitiveness
and the effective competition of the economy, raising the efficiency of
investment; firmly maintaining the major balances and the macro economic
stability, rendering the financial and monetary domain sound; settling urgent
social problems, promoting the socialization of education, healthcare, culture
and sport, step by step renovating the wage system; combining well
socio-economic development with consolidation of national defense and security,
firmly maintaining public order and safety. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Proceeding from these guidelines, the
socio-economic plan of the year 2000 must attach importance to solving a number
of key questions in the following domains: 1. To continue focussing effort on developing
agriculture and rural economy. To give priority of investment to water
conservancy works and works to prevent and combat natural disasters; to broadly
apply scientific and technical advances to agricultural production, first of
all by using new strains of plants and breeds of animals with high productivity
and quality. To take the initiative in coping with unfavorable developments of
the weather in order to reduce to the minimum damages from natural disasters.
To effectively remove the hindrances in policies and mechanisms that are
stalling productivity and the consumption of farm produce; to achieve the
unification of the managerial function and support functions of the State
toward the whole process of production, processing, consumption and exportation
of farm produce, aquatic and forestry products, to overcome the divide between
production organization and the market. 2. To remove in time the difficulties and
hindrances in industrial production and services; to encourage in-depth
investment and renewal of equipment and technology, renewal and reorganization
of management aimed at reducing expenditures, improving the quality of products,
raising the competitiveness and effectiveness of production, increasing the
capacity of consumption and exportation of products. The State management
agencies must together with the association of enterprises and the major
general corporations work out policies and concrete measures for each branch
and each kind of product, especially for those branches of production and
services which are meeting with great difficulties, such as coal, cement,
steel, engineering, sugar cane, airlines and hotels... To promote the speed of
equitisation of part of the State enterprises; to enforce the policy of
selling, allocation, hire and assignment of a number of small State enterprises
to laboring collectives. To speed up the transformation of the 100% State enterprises
into companies with limited liabilities, at the same time to renovate the
managerial mechanism in order to heighten the initiative of the enterprises in
developing the efficiency and guiding role of the State economy. 3. To develop the inland market with importance
paid to the rural market, the deep-lying and remote regions. To raise the
capacity of goods consumption of the farmers. To carry out measures of
stimulation in production, construction and consumption in order to increase
the power of consumption in the country, lower the selling price in order to
consume the products in stock. To continue to amend and supplement mechanisms
and policies and issue new ones in order to encourage the economic sectors to
take part in export and broaden the export market; to bring the operations of
the Export Support Fund into regularity and develop their active effect. To
carry out the regime of rational protection along with the policies and
measures to really promote production in the country to raise it to the level
of competitiveness in the advance to participation in AFTA (ASEAN Free Trade
Area), the World Trade Organization and other international commitments. To
step up trade promotion, to find and broaden the export market especially for
the goods with large capabilities of development of production such as food,
rubber, tea, coffee, fruits and vegetables, meat, aquatic products, textiles
and garments, footwear, handicrafts and fine arts articles, electronic goods
and small engineering products... 4. To stimulate development investment of the
entire society along with raising the efficiency of investments, especially
investments with State capital. To work out and synchronously issue regulatory
documents guiding the implementation of the Law on Enterprises, the Commercial
Law, the Law on the State Bank of Vietnam and the Law on Credit Institutions,
to complete the drafting of the Law on State Enterprises (amended) aimed at
ensuring a stable legal framework for investment and business activities of the
enterprises and of the population. This work must be basically completed within
1999 and further improved in the year 2000. State budget investments will continue to focus
on building the economic and social infrastructure, aiding the difficult
regions, effectively overcoming the state of scattered and prolonged investment
and loss of State capital. To carry out the newly issued regulation on
management of investment and construction in the economy, on State credit
investment with importance paid to broadening the various forms of credit
guaranty and post-investment preferential treatment along with renewing the
credit mechanism and broadening the operations of the commercial banks,
building step by step the stock market in order to really boost the movement of
the capital market and create favorable conditions for all efforts of
investment to develop production and business in society, especially among the
small and medium enterprises. To enhance the responsibility of the State
agencies in removing hindrances in order to speed up the tempo of disbursement
and raise the effectiveness of the use of the Official Development Assistance
of foreign countries; to continue improving the environment to draw direct
foreign investment, to support the projects already licensed so that they may
carry out their plans as scheduled and support the enterprises in operation so
that they may raise their efficiency and strictly observe Vietnamese law. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. To actively settle the state of unpaid debts,
create a fundamental turn-around in making the finance of the system of banks
and credit funds sound along with measures to renovate and streamline the
sector of State enterprises. 6. To promote scientific and technological
activities by linking research with application aimed at quickly applying the
results of research to production and technological renewal, including
managerial technology, in various branches and production and service
establishments; to overcome the administrative-type and subsidies-type method
in the mechanism of operation and management of scientific research and
technological research organizations, combining the assurance of the budget for
activities with the results of scientific and technological research. To
increase the protection of the environment. 7. To effectively settle urgent social problems.
To speed up the review and evaluation of the results in the implementation of
the national programs and the target programs up to the year 2000 in order to
work out the plan for raising the efficiency of implementation in the following
years. To adopt a synchronous mechanism and policies to step up the
socialization of the activities in education, healthcare, culture and sport
aimed at further developing and raising the quality of the activities in these
domains, at the same time to better support the poor in benefiting the public
services. 8. To consolidate national defense and security,
to strengthen public order and security. To take a further step in perfecting
the administrative apparatus in the spirit of the Resolution of the 7th Plenum
of the Party Central Committee, to heighten the efficiency of law enforcement,
to preserve discipline and order in all economic and social activities. II. MAJOR REQUIREMENTS IN STATE BUDGET
DRAFTING IN THE YEAR 2000 1. Budget revenue estimates of the State must be
built on the basis of correct and adequate calculations of the revenues as
prescribed in the current laws on taxation and the regime of collection
including the handling of hindrances in the implementation of new tax laws. The budget revenue estimates must at the same
time overcome the decrease in the rate of mobilization of the total produce in
the country into the State budget which has continuously happened in the past few
years, while remaining feasible and compatible with the capacity of growth and
profitability in each domain and really encouraging production and business
development along with the realization of measures against shortfalls in
revenues as well as against trade fraud and tax evasion in business. The
estimate of export and import taxes must take into account the continued
realization of the process of participation in AFTA and in the international
economic and financial organizations as well as the impact of the financial and
monetary crisis in the region. 2. With regard to State budget expenditures in
the year 2000, besides meeting the need of regular expenditures in the spirit
of stricter economization, there must be appropriate handling of the relations
between expenditures in building the infrastructure and the need of initial
steps in solving the wage question. The general guideline is to focus
priorities in capital for the key projects of the State and the reciprocal
capital in order to continue drawing foreign capital at the tempo already
signed, first of all for on-going constructions and those projects which have
been completed and will be put into use in the year; to limit to the minimum
the allocation of budget fund to start new constructions. On this basis, to set
aside a part of the budget to settle one step the wage system in the spirit of
the Resolution of the 7th Party Central Committee Plenum. To assure the rate of
budget expenditures for education and training, science and technology according
to the resolution of the 2nd Party Central Committee Plenum. At the same time
to determine clearly the target and task of socialization in the domain of
education, health care, culture and sport aimed at mobilizing more social
resources and step by step changing the mechanism of State budget expenditures.
To assure expenditures for the realization of the national defense and security
tasks. 3. The regular expenditures draft shall be built
at the necessary, rational and thrifty level. To carry out expenditure package
allocation for the administrative and non-business sector in a number of
affordable agencies and units at the center and in the localities. The choice
of these agencies and units must be decided in 1999 in order to have a basis to
work out, assign and administer the draft budgets of the agencies and units
right in early the year 2000. To abolish State budget subsidies for the
enterprises as well as support expenditures from State budget for the
professional activities in science and healthcare and training of the general
corporations (except in special cases specified by the Prime Minister). To
allocate budget reserve and supplementary expenditures for the Financial
Reserve Fund according to Decree No. 87/CP of December 19, 1996 of the Government
detailing the assignment of responsibilities in management, drawing up,
executing and making final account settlement of the State budget and Decree
No. 51/1998 ND-CP of July 28, 1998 of the Government amending and supplementing
a number of Articles of Decree No. 87/CP of December 19, 1996. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The collection of taxes and charges must meet
the need of regular expenditures at a rational and thrifty level and ensure the
repayment of due debts, readjustment by one step of the wage system and
continue to set an appropriate rate of accumulation for development investment. State budget deficit must correspond with the
capacity of sure borrowings in the country and preferential loans from foreign
countries at the rate of less than 5% of GDP. We must refrain from making
commercial borrowings from foreign countries, issuing banknotes or making
short-term high-interest borrowings in the country to make up for State budget
deficit. 5. Local draft budgets - In establishing the local draft budgets, the
following principles must be ensured: The total expenditures must not exceed
the total revenues that the local budget is entitled to; to give priority to
the tasks of spending for development investment, for education, training,
science, technology and the environment; to allocate the draft budget reserve
for the localities according to the level stipulated in Decree No. 87/CP and
Decree No. 51/1998/ND-CP (mentioned above) of the Government. - To continue carrying out the mechanism of
allocating expenditures for a number of targets corresponding with the whole or
part of the tax revenues in the agricultural land use tax, the land rent and
the land use levy, as in the mechanism of allocation of the budget in 1999. - On the basis of the draft State budget in the
year 2000 assigned by the Government, to stabilize the source of revenue and
the rate of allocation of the sources of revenues between the central budget
and the budgets of the provinces and centrally-run cities. In order to
encourage the localities to increase their guidance and management over the
collection of revenues, for the revenues already assigned to the central budget
and the budget for the different levels of local administration, if in a year
the provinces and cities that remit to the central budget a revenue higher than
in the previous year, half of this excess shall be reallocated by the central
budget to the local budget. With regard to the excess in the collection of
export and import taxes, the special consumption tax imposed on domestic goods
and import goods (excluding the Value Added Tax on import goods), the policy of
concrete annual reward to the local budget according to the State Budget Law
shall apply. These rewards for excess collection shall be used in the
investment in the building of the local infrastructure. III. TEMPO OF BUILDING PLAN AND ASSIGNMENT OF
WORK IN IMPLEMENTATION 1. On tempo a/ In July 1999, the Ministry of Planning and
Investment and the Ministry of Finance shall provide guidance on the plan
framework and the direction for budget allocation in the year 2000 as basis for
the ministries, branches and localities to build their plans. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ Also in this period (August 1999), the
Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall work with
the ministries, branches and localities so that the plans can be integrated and
submitted in time to the leading agencies of the Party and the State, and at
the same time make the draft project of allocating the plan and budget targets
and submit it to the Standing Committee of the National Assembly for decision. d/ After the Government has made known its
guiding remarks to complete the draft State budget for the year 2000 to be
submitted to the National Assembly, the Ministry of Finance, the Ministry of
Planning and Investment, the agencies in charge of the target programs shall
coordinate with the related ministries to draft the projects of allocation of
the budget to each ministry and central agency and the level of supplement from
the Central Budget to each province and centrally-run city, the estimated
expenditures for the realization of the target programs of each ministry, central
agency and locality so that after the National Assembly has decided on the
State budget for the year 2000, they can be completed in time at the request of
the Government before submitting them to the Standing Committee of the National
Assembly for decision on concrete allocations. 2. Assignment of tasks in implementation a/ The Ministry of Planning and Investment: - To assume the prime responsibility and
coordinate with the Ministry of Finance in building the projects and major
balances as basis to guide the ministries, branches, localities and
Corporations 91 in building their plans for the year 2000 along the common
socio-economic development orientation of the country. - To guide the building and integrating of the
socio-economic development plans for the year 2000 and to work with the
ministries, branches and localities on this plan; to assume the prime
responsibility and coordinate with the Ministry of Finance in drafting the plan
of investment and development and in allocating capital for capital construction
in the year 2000. b/ The Ministry of Finance: - To guide the ministries, central agencies and
localities in assessing the implementation of the draft State budget for 1999;
to build the draft budget and announce the control figures on projected revenues
and expenditures of the State budget in the year 2000 to the ministries,
central agencies and localities; to determine the rate of allocation of the
revenue sources and the supplements for the budgets of the provinces and
centrally-run cities and submit them to the competent level for decision. - To assume the prime responsibility and
coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the related
agencies in building and integrating the draft State budget for the year 2000;
to assume the prime responsibility and work with the ministries, central
agencies and localities in drafting the budget. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. c/ The other ministries and branches shall
coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of
Finance in laying down the tasks of socio-economic development and the draft
budget in the domains under their charge. The ministries and agencies in charge
of the national programs shall coordinate with the Ministry of Planning and
Investment, and the Ministry of Finance shall work with the related ministries,
central agencies and localities on the tasks and draft expenditures for the
year 2000 for the execution of the programs in the domains under their charge. The ministries and State agencies shall,
depending on their functions and on the basis of the calculations of the
exploitable resources, work out the socio-economic targets, solutions,
policies, mechanisms and new regimes or make suggestions for amendment and
supplementation to the regimes and policies in force as basis to calculate the
plan and draft the budget and inform the Ministry of Planning and Investment,
the Ministry of Finance, the related ministries and agencies before the time
for drafting the budget. d/ The People’s Committees of the provinces and
centrally-run cities shall guide, organize and direct the Planning and
Investment Services, the Finance and Pricing Services to coordinate closely
with the other Services, Commissions and branches in working out the plans for
socio-economic development and drafting the State budget and submit them to the
People’s Councils of the provinces and centrally-run cities for decision. The Prime Minister urges the ministers, the
heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to
the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and
centrally-run cities to organize the implementation of this Directive. THE PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Directive No. 17/1999/CT-TTg of June 30, 1999, on the building of the plan for socio-economic development and the draft state budget for the year 2000
1.160
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|