THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
******
|
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 435-TTg
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 11 năm 1961
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỂ HOÀN THÀNH TỐT NGÀNH NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1961
Mười tháng qua, dưới sự lãnh đạo của Trung ương đảng và
Chính phủ, chúng ta đã có nhiều cố gắng để thực hiện nhiệm vụ mà Trung ương đã
đề ra, và đã thu được nhiều kết quả tốt về các mặt quan hệ sản xuất mới càng
ngày càng được củng cố và mở rộng. Các phong trào thi đua của quần chúng có
tính chất của chủ nghĩa xã hội rõ rệt đã chuyển biến mạnh và đang tiếp tục phát
triển cả về bề rộng lẫn bề sâu. Sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ,
của các ngành, các cấp nhất là từ sau chỉnh huấn đã có nhiều tiến bộ. Các ngành
kinh tế quốc dân đã phát triển với nhịp độ nhanh. Thành tích lớn nhất của toàn
Đảng, toàn dân đã phấn đấu đẩy mảnh sản xuất nông nghiệp phát triển, làm cho
tình hình lương thực, thực phẩm từ chỗ rất căng thăng sau vụ chiêm năm 1960 mất
mùa nặng, mấy tháng gần đây đã đi vào thế ôn định, tạo điều kiện thuật lợi cho
việc phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân và cải thiện nền kinh tế quốc dân.
Trên cơ sở sản xuất phát triển tình hình lưu thông hàng hoá
và tiền tệ, tình hình thị trường và giá cả đã có những chuyển biến tốt. Tuy
nhiên bên cạnh những thắng lợi đã thu được, chúng ta đang gặp nhiều khó khăn,
biểu hiện tập trung trên các mặt: vật tư, tiền tệ và tài chính đang ảnh hưởng
không tốt đến sản xuất và lưu thông hàng hoá, ảnh hưởng đến đời sống của nhân
dân.
Trong thời gian qua, nhiều ngành sản xuất và lưu thông không
đạt chỉ tiêu không đạt kế hoạch tài chính đã số gắng đảm bảo được thu chi thăng
bằng, và trong quý 3 đã có bội thu một ít. Công tác quản lý tài chình có tiến
bộ hơn trước.
Hiện nay do nhiều chỉ tiêu kinh tế chưa đạt kế hoạch nên dự
án thu chi tài chính cũng nhiều khó khăn. Hơn nữa trong tình hình vật tư và
tiền tệ còn khẩn trương, việc quản lý thu chi tài chính có một phần quan trọng
lớn, quản lý tốt thu chi tài chính sẽ một phần làm giảm khó khăn về vật tư và
tiền tệ.
Yêu cầu công tác đối với công tác tài chính trong thời gian
tới là phải quản lý chặt chẽ công tác thu chi. Phải ra sức đẩy mạnh công tác
thu đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, mặt khác phải đảm bảo nguồn thu cho chặt
chẽ, tập trung tiền chi cho những nhu cầu rất cần thiết, kiên quyết giảm, hoãn
những khoản chi có thể giảm, hoãn được, cố gắng đảm bảo thu chi thăng bằng, và
có bội thu một ít. Phải đặc biệt coi trọng quản lý vốn kiến thiết cơ bản, hết
sức tránh tình trạng ứ đọng vốn, ứ đọng nguyên vật liệu, lãng phí về nhân lực
và nguyên vật liệu trong các công trường. Đối với các khoản chi về hành chính
sự nghiệp cần phải hết sức chặt chẽ. Cần ngăn chặn tình trạng tranh thủ chi cho
hết vào những tháng cuối năm. Cần tăng cường công tác kiểm tra tài chính, và đề
ra những biện pháp tích cực ngăn ngừa những tình trạng nói trên. Sau đây là
những biện pháp cụ thể các ngành các cấp cần nghiên cứu chấp hành tốt:
Về thu:
Trên cơ sở động viên, giúp đỡ các xí nghiệp và tổ chức kinh
tế, tăng cường và quản lý sản xuất và kinh doanh, giải quyết các khó khăn về
cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, tìm mọi cách tăng thêm nguồn hàng lưu
thông đẩy mạnh thi đua hoàn thành mức chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về sản lượng,
về tăng thêm năng suất và hạ giá thành… lãnh đạo các xí nghiệp tính toán nhiệm
vụ thu nộp cho ngân sách theo chỉ tiêu tích cực ở cơ sở để làm mục tiêu phấn
đấu hoàn thành và vượt mức nhiệm vụ tích luỹ cho Nhà nước.
1. Trong tình hình trước mắt, khâu chính để đảm bảo nhiệm vụ
thu của ngân sách điều chính là phải thúc đẩy lưu thông và phân phối, thúc đẩy
lưu thông hàng hoá nông thôn và thành thị, tăng cường quản lý thị trường trên
cơ sở đó phấn đấu đảm bảo số thu cho nội thương, ngoại thương, của thuế công
thương nghiệp là nguồn thu gắn liền với khâu lưu thông và phân phối.
2. Các địa phương phải tăng cường quản lý thu thuế:
phát huy tác dụng của công tác thuế trong việc giám đốc các xí nghiệp quốc
doanh trung ương và đại phương nhằm thúc đẩy thi hành hạch toán kinh tế
phát huy tác dụng của công tác thuế trong việc quản lý thị trường, đồng
thời tăng cường thu cho ngân sách.
3. Trong việc thu nộp cho ngân sách, các Bộ các ngành các xí
nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành chế độ, kỷ luật của Nhà nước, nộp đủ và đúng
thời hạn các khoản nộp.
Các cơ quan tài chính địa phương, dưới sự lãnh đạo của Ủy
ban hành chính có trách nhiệm đôn đốc các cơn quan, xí nghiệp kể cả cơ quan xí
nghiệp trung ương, thực hiện kế hoạch thu nộp cho ngân sách.
4. Để tăng cường công tác quản lý và giám đốc các xí nghiệp
quốc doanh trung ương:
- Các cơ quan Thuế vụ từ trung ương đến địa phưong, ngoài
nhiệm vụ thu thuế của các quốc doanh, phải thu tiền lợi nhuận, tiền khấu hao cơ
bản các khoản phải nộp khác của xí nghiệp trung ương cũng như địa phương.
- Các cơ quan tài chính địa phương ngoài nhiệm vụ quản lý và
giám đốc các xí nghiệp trung ương cũng như địa phương .
- Các cơ quan tài chính địa phương ngoài nhiệm vụ quản lý và
giám đốc các xí nghiệp địa phương phải tham gia giám đốc tài chính đối với các
xí nghiệp trung ương ở địa phương mình.
Về chi:
1. Để đảm bảo phân phối vật tư trong xã hội được hợp lý, vừa
thoả mãn nhu cầu của khu vực Nhà nước vừa giải đáp nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng của khu vực tập thể, của nhân dân, và dành vật tư cho xuất khẩu để đảm bảo
nhập hàng cần thiết cho sản xuất và nhu cầu cấp thiết của nhân dân, cơ quan, xí
nghiệp, công trường của nhà nước cần ra sức tiết kiệm chi: Phải coi dự toàn chi
của Nhà Nước là mức tối đa không được vượt; mỗi khi chi tiêu phải tính toán đến
khả năng vật tư và tài chính, kiên quyết hoãn giảm những khoản có thể hoãn
được, giảm được để tập chung vốn vào các công việc trọng điểm, trên tinh thần
các cơ quan, xí nghiệp, công trường, v.v… ra sức hoàn thành mọi chỉ tiêu kế
hoạch của nhà nước, mọi nhiệm vụ công tác với số tiền, số vật tư ít nhất để cố
gắng dành dụm nhường vốn và vật tư cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của hợp
tác xã của nhân dân. Phải tích cực khai thác các vật tư sẵn có, các kho vật tư
ứ đọng, động viên ra sử dụng để bớt mua sắm mới.
2. Theo phương hướng nêu ra ở điểm trên, về kiến thiết cơ
bản:
- Phải quán triệt phương châm: Tập chung vốn vào công trình
trọng điểm tập trung vào các hạng mục công trình chính nhằm đưa sớm công trình
vào phục vụ cho sản xuất và đời sống, phát huy hiệu lực của tiền vốn. Phải nhìn
khả năng kiến thiết cơ bản một cách toàn diện, thấy hết khả năng thiết kế,
thiết bị, nhất là tình hình vật tư; không chỉ căn cứ vào số nhân lực thừa hiện
nay trong khu vực kiến thiết cơ bản mà bố trí vốn; không chỉ chú trọng nhu cầu
kiến thiết cơ bản của Nhà nước mà còn phải quan tâm đầy đủ tới nhu cầu của hợp
tác xã và nhân dân.
Các Bộ, các cơ quan và Uỷ ban kế hoạch phải:
a) Trên cơ sở khối lượng kiến thiết cơ bản của Uỷ ban
kế hoạch Nhà nước, tiếp tục đánh giá đúng khối lượng không có khả năng hoàn
thành từ nay đến cuối năm để rút bớt,dành vốn cho công việc khác;
b) Xuất phát từ tính chất cần thiết, cấp bách đối với
sản xuất và đời sống mà soát lại kỹ kế hoạch khối lượng, kiên quyết giảm, hoãn,
bỏ: hoặc có thể đơn giản về thiết kế, tính toán để tiết kiệm vốn.
Chú ý các công trình phụ, các công trình dưới hạn ngạch hiện
nay còn rất lỏng lẻo.
c) Trong thi công, phải có biện pháp sử dụng vốn kiến
thiết cơ bản hết sức chặt chẽ ra sức tiết kiện tăng năng suất, hạ giá thành,
khai thác dựa vào những vật tư ứ đọng, tận dụng kết dư năm trước để có thể giảm
bớt cấp phát của ngân sách, hoàn thành tốt khối lượng kiến thức cơ bản của Nhà
nước giao mà chi tiền ít hơn dự toán.
- Về quản lý vốn kiến thiết cơ bản việc cấp bách hiện nay
của ngân hàng kiến thiết còn rất lỏng lẻo:
Cấp phát để dự trữ vật tư quá nhiều, tạo điều kiện cho công
trường dự trữ quá định mức, sinh ra ứ đọng vật tư.
Cấp phát tạm ứng quá nhiều làm cho công trường các đơn vị
kiến thiết (A) và công ty bao thầu (B) không quan tâm đến việc lên khối lượng
công trình hoàn thành để kết toán kịp thời nhưng vẫn có tiền để chi … không lên
được khối lượng, không thúc đẩy được việc thanh toán, làm cho việc nộp tích luỹ
cho Nhà nước bị chậm trễ,v.v…
Vốn kiến thiết cơ bản chiếm một tỷ trọng rất lớn trong ngân
sách Nhà nước (trên 52%), riêng phần vốn trong nước năm nay 1961 so với số thu
trong nước chiếm đến 42%; nhưng tình hình quản lý cấp phát hiện nay còn lỏng
lẻo, do đó đã để phân tán vốn ngân sách, gây tình hình vật tư căng thẳng, lãng
phí không tập trung vào được các công trình trọng điểm; tích luỹ của Nhà nước
không thực hiện được tất cả đều trở ngại lớn cho việc hạch toán kinh tế .
Vì vậy nên cần ra sức:
a) Cải tiến công tác cấp phát vốn đảm bảo cấp phát sát khối
lượng công trình, triệt để tránh cấp phát thừa; những hạng mục không ghi trong
kế hoạch khối lượng thì tuyệt đối không được cấp phát.
b) Trong quá trình cấp phát, phải phát hiện với bộ Bộ chủ
quan và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước để hoãn, giảm bỏ bớt những khối lượng không
cần thiết; trường hợp không nhất trí thì trình Thủ Tướng Chính phủ quyết định.
3. Về quản lý vốn lưu động và quản lý vật tư, cần phải tính
toán chặt chẽ cho khớp với nhu cầu xí nghiệp nhằm thu hồi số vốn thừa, chuyển
cho Ngân hàng Nhà nước tăng thêm số vốn tín dụng ngắn hạn, tìm biện pháp và đặt
kế hoạch kịp thời thanh toán nợ giữa các cơ quan xí nghiệp.
4. Mở rộng và tăng cường quản lý cho vay vốn dài hạn:
Đảm bảo tiền và hàng cân đối, mở rộng cho vay bằng chuyển
khoản, giảm bớt cho vay tiền mặt, đảm bảo thu hồi vốn đúng hạn, tích cực động
viên vốn nhàn rỗi của nhân dân để tăng cường cho vay ngắn hạn.
Hướng dẫn hợp tác xã lập và sử dụng quỹ tích luỹ để mở rộng
tái sản xuất.
5. Về quản lý kinh phí sự nghiệp và quản lý kinh phí hành
chính phải kiên quyết hoãn những khoản chi chưa cấp thiết, giảm bớt những khoản
có thể giảm; chú trọng chất lượng hơn nữa. Chấn chỉnh quản lý biên chế và tiền
lương; tích cực giải quyết nhân lực thừa; mọi việc tuyển dụng thêm người và
điều chỉnh lương phải theo đúng quy định của Nhà nước .
Cần chỉ định mua sắm thêm:
- Những máy móc, đồ đạc dụng cụ mới nhất là đồ gỗ (trừ
trường hợp tối cần thiết).
- Những vật liệu, phương tiện trang trí trong các cuộc họp
hội nghị, các buổi liên hoan… Hạn chế đến mức tối thiểu cần thiết việc mua sắm
giấy bút và các vật liệu văn phòng khác; tận dụng các giấy cũ, không dùng giấy
tập, giấy trắng để viết nháp, hạn chế dùng vở học sinh trong các cơ quan Nhà
nước hạn chế việc in thiếp thư chúc tết và giấy có tiêu đề. Giảm bớt (tối thiểu
là 1/3) giấy tờ trong các cơ quan xí nghiệp Nhà nước.
Từ nay đến cuối năm giảm bớt các cuộc hội nghị, các đoàn đi
tham quan,v.v… Trong các cuộc hội nghị, cố gắng không chi về văn công, chiếu
bóng; không chi các khoản về liên hoan.
Những đồ cũ, phế liệu không cần dùng nữa, phải được giao cho
các cơ quan mậu dịch để sửa chữa chế biến thành những nguyên liệu, hàng hoá mới
cần thiết cho nhu cầu xã hội .
6. Về việc quản lý ngân sách địa phương:
Cần vận dụng những biện pháp kể trên áp dụng vào hoàn cảnh
địa phương, tranh thủ thăng bằng thu chi ngân sách địa phương trên cơ sở ra sức
tăng thu những khoản có thể tăng được và hạn chế các yếu tố giảm thu, đi đôi
với triệt để tiết kiệm chi.
7. Cần ngăn chặn tình trạng tranh thủ chi cho hết trong
những tháng cuối năm. Trước tình hình vật tư đương khẩn trương nếu ngành nào
cũng tranh thủ chi hết dự toán thì sẽ gây căng thẳng thêm mà còn dẫn tới lãng
phí nghiêm trọng nữa.
8. Các ngành, các địa phương và các cơ quan tài chính cần
tăng cường công tác kiểm tra tài chính, đưa công tác quản lý tài chính vào các
nguyên tắc, chế độ và kỷ luật tài chính chặt chẽ, nghiêm khắc thi hành tiết
kiệm, ngăn ngừa lãng phí tham ô.
9. Để khắc phục tình trạng quản lý tài chính lỏng lẻo cần
phải ra sức tăng cường quản lý tài chính trong các cơ quan, các ngành các địa
phương, các xí nghiệp,các công trường và các hợp tác xã. Các cán bộ phụ trách ở
mỗi nơi cần thực hiện đi sâu vào nắm lấy công tác tài chính, tài vụ xây dựng nó
thành công cụ có hiệu lực để kiểm tra và lãnh đạo mọi mặt công tác trong ngành,
trong địa phương, trong xí nghiệp, công trường hay hợp tác xã của mình. Mỗi
ngành, mỗi địa phương, mỗi xí nghiệp v.v… cần chính thức chỉ định một người
trong cấp lãnh đạo trực tiếp phụ trách công tác tài chính , tài vụ đúng như chỉ
thị số 192- CP của Hội đồng Chính phủ .
Trong khi chờ đợi việc chấn chỉnh lại tổ chức và biên chế
các cơ quan tài chính cho phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, trước
mắt phải giữ vững tổ chức và biên chế hiện tại để đảm bảo công tác quản lý tài
chính Nhà nước và giúp đỡ hợp tác xã.
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, những khó
khăn về mất cân đối trong nền kinh tế quốc dân từ đầu năm đến nay đã được bước
đầu khắc phục và tình hình đang ở trên đà chuyển biến thuận lợi. Những khó khăn
còn nhiều, muốn duy trì hướng phát triển thuận lợi chúng ta cần nỗ lực trên
nhiều mặt: Trên cơ sở sản xuất phát triển phải ra sức giải quyết tốt khâu lưu
thông và phân phối. Mỗi ngành, mỗi cấp cần cố gắng thực hiện các biện pháp cụ
thể về mặt quản lý thu chi tài chính tăng cường chống lãng phí, tham ô, tích
cực tăng thu hết sức tiết kiệm chi, nắm vững các nguồn vốn của nhà nước, điều
động nơi thừa sang nơi thiếu thì nhất định có thể phát huy được cao độ hiệu
suất sử dụng vốn để đảm bảo thực hiện tốt ngân sách Nhà Nước năm 1961, thúc đẩy
hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước, đồng thời phục vụ được các yêu cầu
thăng bằng tài chính vật tư và tiền tệ trong những tháng cuối năm.
Những khó khăn trong tình hình tài chính hiện nay, tuy đang
dần dần dần được giải quyết thuận lợi, nhưng sang năm 1962 không phải đã được
giải quyết hoàn toàn. Cho nên Thủ tướng Chính phủ nhắc nhở các Bộ, các ngành và
các cấp sang đầu năm 1962 càng phải căn cứ vào tinh thần chỉ thị này mà tiếp
tục nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý tài chính chống lãng phí tham ô, tạo
nhưng cơ sở tốt ngay từ đầu năm để hoàn thành tốt kế hoạch nhà nước và ngân
sách năm 1962.
Tiếp được chỉ thị này các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ
quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ , các Uỷ ban hành chính các địa phương, các
cơ quan tài chính, các cấp phải nghiên cứu kỹ và đề ra những biện pháp tích cực
cho những đơn vị cơ sở thi hành nghiêm chỉnh.
|
K.T THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Hùng
|