|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
25/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
13/08/2014
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Nhiệm vụ tài chính - ngân sách những tháng cuối 2014
Ngày 13/8/2014 vừa qua Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 25/CT-TTg về việc điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014.Theo đó, Chỉ thị yêu cầu một số nội dung chủ yếu như sau: - Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và hoàn thành vượt mức thu ngân sách nhà nước năm 2014 khoảng 8 – 10%. - Cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực như: đất đai, tài nguyên môi trường, đầu tư, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, tín dụng. - Hoàn thiện hướng dẫn về ưu đãi, miễn, giảm thuế TNDN theo quy định của luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế TNDN. - Tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế. - Hạn chế tối đa việc ứng vốn từ ngân sách nhà nước, tổ chức các lễ hội, lễ kỷ niệm, lễ khánh thành… - Kiên quyết cắt giảm, không tổ chức các hội nghị, hội thảo không thiết thực. Chỉ thị 25/CT-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký.
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 25/CT-TTg
|
Hà Nội, ngày 13
tháng 08 năm 2014
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NHỮNG THÁNG CUỐI
NĂM 2014
Trong 7 tháng đầu năm 2014, các Bộ ngành, địa
phương đã tích cực, chủ động triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và
Chính phủ về điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2014, nhờ đó tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục
chuyển biến tích cực, đúng hướng và đạt kết quả khả quan trên hầu hết các lĩnh
vực. Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế nước ta vẫn còn nhiều khó khăn,
thách thức. Sản xuất kinh doanh phục hồi chậm; các doanh nghiệp còn nhiều khó
khăn; số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn cao, khó tiếp cận vốn, tăng
trưởng tín dụng thấp; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam thời gian qua đã vi phạm nghiêm trọng luật
pháp quốc tế, trái với Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và thỏa
thuận cấp cao giữa hai nước và ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta, trong đó
có thu, chi ngân sách nhà nước. Ngoài ra, việc khắc phục những tồn tại trong điều
hành ngân sách nhà nước (phân bố, bố trí vốn ngân sách phân tán, lãng phí, kém
hiệu quả...) tuy đã đạt một số kết quả bước đầu, nhưng tiến độ còn chậm.
Để giải quyết các khó khăn, thách thức, góp phần
hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014,
chủ động đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết phát sinh về quốc phòng, an
ninh và bảo vệ chủ quyền biển Đông trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ yêu
cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan khác ở Trung ương (sau đây gọi chung là các Bộ, cơ quan), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục bám sát các nội dung
Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ, chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo
điều hành, thực hiện đầy đủ, có kết quả các giải pháp đã nêu, trong đó tập
trung vào các nội dung chủ yếu sau:
1. Điều hành đồng bộ, hiệu quả
chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, kiểm soát lạm phát,
ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, chủ động nắm tình
hình, dự báo những khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội và thu, chi ngân sách nhà nước trong thời gian tới, chuẩn bị tốt các
giải pháp ứng phó với các tình huống phát sinh. Trên cơ sở đó, phấn đấu đạt mục
tiêu về tăng trưởng kinh tế và phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân
sách nhà nước năm 2014 khoảng 8-10%.
a) Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm
vụ được giao:
- Thực hiện các giải pháp giải quyết những khó
khăn, vướng mắc và kiến nghị của các doanh nghiệp; tập trung hỗ trợ các doanh
nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh; giảm dần số lượng
doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể.
- Khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định của
Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, trong đó tổ chức thực hiện
kịp thời, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ và khuyến khích hoạt động đánh bắt
thủy sản xa bờ (tín dụng, bảo hiểm, hỗ trợ đào tạo...) nhằm thúc đẩy ngành thủy
sản phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất
là trên các lĩnh vực gia nhập thị trường, xuất nhập khẩu, tiếp cận nguồn vốn,
tín dụng, thuế và hải quan, đất đai, bất động sản, đầu tư, xây dựng, tài nguyên
môi trường, lao động... tạo điều kiện thuận lợi ở mức cao nhất cho doanh nghiệp
hoạt động.
b) Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ,
cơ quan Trung ương và địa phương triển khai các giải pháp điều hành tín dụng
phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế, đẩy mạnh xử lý nợ xấu; chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tiếp
cận doanh nghiệp để tư vấn cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có
hiệu quả; khuyến khích áp dụng các hình thức đánh giá tín nhiệm để tăng cường
khả năng cho vay tín chấp, cơ cấu lại các khoản vay vốn lãi suất cao trước đây.
c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ
quan Trung ương và địa phương:
- Khẩn trương hoàn thiện việc hướng dẫn về ưu đãi,
miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; xây dựng giải pháp hỗ trợ thuế hoặc
cơ chế thanh toán bù trừ đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang gặp
khó khăn về vốn do nguyên nhân tồn kho, chưa được thanh quyết toán, giảm mức phạt
chậm nộp thuế.
- Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ
tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho người
nộp thuế trong thực hiện quyền và trách nhiệm đối với nhà nước.
- Tổ chức
theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường giá cả, kịp thời đề xuất biện pháp phù hợp,
đúng quy định của pháp luật để can thiệp thị trường nhằm bình ổn giá cả, kiểm
soát lạm phát trên địa bàn từng địa phương và trong phạm vi cả nước, đặc biệt
là trong các dịp lễ, tết. Tiếp tục điều hành giá các mặt hàng thiết yếu (xăng,
dầu, điện, than, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, giá dịch vụ sự nghiệp...) theo cơ
chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển
giá, buôn lậu, làm hàng giả và gian lận thương mại.
2. Tăng cường quản lý thu, chống
thất thu và xử lý nợ đọng thuế:
Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương:
a) Rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách
trên địa bàn; kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân để thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí
và thu khác vào ngân sách nhà nước.
b) Đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời số thuế và thu ngân
sách được gia hạn trong năm 2013 đến hạn phải nộp vào ngân sách. Tổ chức thực
hiện đầy đủ, thu kịp thời các khoản phải thu theo kết quả Kiểm toán, Thanh tra
và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm
đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh
các hành vi vi phạm.
c) Duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, thanh
tra thuế và phối hợp giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức
năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế. Đẩy mạnh
công tác phòng, chống gian lận thương mại, chuyển giá, gian lận giá nhập khẩu
và buôn lậu qua biên giới.
3. Tăng cường công tác quản lý chi
ngân sách nhà nước, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả:
a) Các Bộ, cơ quan và địa phương theo chức năng,
nhiệm vụ được giao:
- Thực hiện thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách
trung ương và ngân sách địa phương đối với số vốn đầu tư thuộc kế hoạch năm
2014 đã giao trong dự toán đầu năm của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương
nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2014 chưa phân bổ cho các dự án, hoặc đã phân bổ
nhưng chưa triển khai thực hiện các công việc của dự án theo quy định của pháp
luật về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản; kinh phí thường xuyên đã giao dự
toán cho các đơn vị nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2014 vẫn chưa phân bổ hết
(trừ một số khoản được phép để lại phân bổ sau theo quy định).
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân
vốn đầu tư phát triển, nhất là đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước,
vốn trái phiếu Chính phủ, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn ODA; đẩy
mạnh việc xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản theo các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
số 27/CT-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục
tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương và số 14/CT-TTg ngày 26
tháng 8 năm 2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ. Trong đó chú ý:
- Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu
tư thuộc kế hoạch năm 2014, các khoản ứng trước ngân sách nhà nước và trái phiếu
Chính phủ, các khoản bổ sung kế hoạch sang năm 2015 (trừ một số trường hợp được cấp thẩm quyền cho phép kéo
dài).
- Hạn chế tối đa việc ứng vốn từ ngân sách nhà nước
cho các công trình, dự án, trừ trường hợp
thực sự cần thiết, cấp bách bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển
đảo và phải cân đối bố trí được nguồn để hoàn trả vốn ứng trước.
b) Rà soát, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện
các chính sách, chế độ đã ban hành về an sinh xã hội, dân tộc và miền núi. Bảo
đảm nguồn chi trả và thanh toán kịp thời, đúng tiêu chuẩn, định mức chi tiêu
theo quy định.
c) Nghiêm túc thực hiện chủ
trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý chi thường xuyên; chủ
động rà soát, sắp xếp để cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi
chưa thực sự cần thiết, cấp bách. Trong đó:
- Chủ động cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện đối
với các khoản chi mua sắm để thay thế trang thiết bị, xe ô tô... tuy đã đến thời
hạn thanh lý, thải loại nhưng vẫn có thể sử dụng được. Sau ngày 31 tháng 10 năm
2014, sẽ ngừng thực hiện và hủy bỏ kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự
toán của các đơn vị nhưng đến thời điểm
đó vẫn chưa phê duyệt dự toán, chưa tổ chức đấu thầu.
- Hạn chế tối đa việc tổ chức các lễ hội, lễ kỷ niệm,
lễ khởi công, lễ khánh thành; kiên quyết cắt giảm, không tổ chức các hội nghị,
hội thảo có nội dung không thiết thực. Thực hiện lồng ghép các nội dung, vấn đề,
công việc cần xử lý và kết hợp hợp lý các loại cuộc họp, tăng cường sử dụng
hình thức họp trực tuyến trong chỉ đạo điều hành và xử lý các công việc liên
quan... qua đó tiết giảm chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu,
tiếp khách, đi công tác trong nước; dừng các đoàn đi công tác nước ngoài bằng
kinh phí ngân sách không thực sự cần thiết.
Không bổ sung các đề án, chương trình, ban hành các
chính sách mới, hoặc nâng định mức làm tăng chi ngân sách nhà nước mà chưa xác
định được nguồn đảm bảo.
d) Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi chuyển
nguồn, chỉ thực hiện chuyển nguồn đối với một số khoản chi thật sự cần thiết
theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết không thực hiện việc chuyển nguồn
đối với các nhiệm vụ do chủ quan các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện
chậm.
4. Điều hành ngân sách chủ động,
tích cực, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp:
Bộ Tài chính và Ủy
ban nhân dân các các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ
đạo:
a) Quản lý chặt chẽ việc phân bổ, sử dụng nguồn dự
phòng ngân sách đã bố trí dự toán ở các cấp ngân sách.
Dự phòng ngân sách trung ương đã tập trung đáp ứng
các nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Các địa
phương cần chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để ứng phó với thiên
tai, bão lũ và các nhu cầu đột xuất, cấp thiết phát sinh. Ngân sách trung ương
chỉ xem xét, hỗ trợ địa phương trong trường hợp
các nhu cầu chi phát sinh nêu trên vượt quá khả năng của địa phương.
b) Căn cứ khả năng thu ngân sách, chủ động sắp xếp,
điều hành các nhiệm vụ chi và áp dụng giải pháp phù
hợp để bảo đảm cân đối ngân sách các cấp.
Trường hợp
thu cân đối ngân sách địa phương giảm so với dự toán, cần rà soát, sắp xếp các
nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các
nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, trong đó phải bảo đảm nguồn thanh toán các
khoản chi về tiền lương và có tính chất lương, các khoản chi thường xuyên để bảo
đảm hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, các khoản chi an sinh xã hội,
chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình quan trọng; đồng thời, chủ động sử dụng
các nguồn lực tài chính của địa phương để bù đắp số hụt thu cân đối ngân sách địa
phương còn lại. Các địa phương không được vay thương mại để chi ngân sách địa
phương (kể cả chi đầu tư xây dựng cơ bản); việc huy động vốn để đầu tư cơ sở hạ
tầng quan trọng, cấp thiết trên địa bàn thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách nhà nước và phải bảo đảm được nguồn
trả nợ trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm.
c) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh
tra các khoản chi ngân sách trong phạm vi quản lý và theo chức năng, nhiệm vụ
được giao; bảo đảm vốn ngân sách được sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, tiết
kiệm, hiệu quả.
d) Đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí tại cơ quan, đơn vị và địa phương. Khẩn trương ban hành và triển khai các
văn bản quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí để Luật sớm đi vào cuộc sống.
5. Tổ chức thực hiện:
a) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và những quy định của Chỉ thị này, khẩn
trương tổ chức triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra việc thực hiện ở cấp dưới,
các đơn vị trực thuộc để bảo đảm hoàn
thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2014. Đồng thời, kiểm điểm trách
nhiệm, xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định của pháp luật liên quan đối với các
trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm.
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và các Bộ, cơ quan, địa phương tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
tình hình và kết quả triển khai Chỉ thị; tổng hợp, báo cáo tình hình ngân sách
nhà nước tại phiên họp thường kỳ Chính phủ hàng tháng./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc
hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
Chỉ thị 25/CT-TTg điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối năm 2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER
--------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 25/CT-TTg
|
Hanoi, August 13, 2014
|
INSTRUCTION ON
FINANCIAL TASKS AND STATE BUDGET MANAGEMENT OVER THE LAST MONTHS OF 2014 In the first 07 months of 2014,
the Ministries, branches and all local authorities have actively implemented
the Resolutions of the Communist Party, National Assembly and the Government on
carrying out the plan for socio-economic development and state budget estimates
for year 2014. Thanks to that, the socio-economic situation is developing
positively as planned and satisfactory results are obtained in most of areas.
Apart from the achievements, our economy is still facing many difficulties and
challenges. i.e. the recovery of manufacture and business is slow; many
enterprises are facing difficulties; the number of enterprises which are
dissolved or shut down is high, access to capital sources is difficult, credit
growth is slow; the developments of disasters, diseases and climate change is
complicated. The illegal deployment of HD-981 oil platform of China in
Vietnam’s exclusive economic zones and continental shelves, which commits
serious violations against the international Law, the Declaration on Conduct of
the Parties in the South China Sea (DOC) and the high-level agreements between
the two nations, has caused socio-economic impacts on Vietnam including impacts
on receipts and expenditures of the State budget. Besides, even though there
are some initial achievements in overcoming the shortcomings of the State
budget management (the distribution is dispersive, wasteful and inefficient),
the overcoming progress is still slow. In order to deal with the
difficulties, fulfill the tasks of socio-economic development and manage the
State budget in 2014 as well as fulfill the rising demands for National
defense, security and protect Vietnam’s sovereignty over East Sea, the Prime
Minister requests the Ministers, Heads of ministerial-level agencies,
Governmental agencies and other central agencies (hereinafter referred to as
the Ministries and agencies) and the Presidents of the People’s Committees of
central-affiliated cities and provinces to keep implementing the Resolutions of
the National Assembly and the Government, Instructions of the Prime Minister,
intensify the management, implement fully and efficiently the approved
measures, especially the following major contents: 1. Manage concurrently and
efficiently the fiscal policy and monetary policy in order to facilitate the
manufacture, control inflation, stabilize the macroeconomics and ensure social
security. Collect information proactively, anticipate the potential risks to
the plan for socio-economic development and revenue & expenditure of the
State budget in the future, develop practical measures for possible
circumstances. Based on such actions, strive to achieve the economic growth
targets and an excess of about 8-10% of estimated state budget revenue of 2014. a) The Ministries, agencies and
local authorities, within their area of competence, must: - Take measures for dealing
with difficulties and enterprises’ proposals; support enterprises in recovering
from damages quickly; step by step decrease the number of enterprises which are
dissolved or shut down. - Promptly implement the
Decrees of the Government on policies for aquaculture and fishery development,
including the incentive policies for offshore fishing (on credit, insurance,
training, etc.) in order to give a great boost to the aquaculture and fishery
according to the practical demands. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 b) The State bank shall take
charge and cooperate with the Ministries, agencies and local authorities in
managing credit according to the development of macroeconomics, inflation
control and economic growth targets, measures for bad debts; instruct credit
institutions to take the initiative in approaching enterprises to advise on
taking loans for investment and efficient business plan; encourage the application
of credit rating in order to increase unsecured loans and restructure the high
interest loans granted in the past. c) the Ministry of Finance
shall take charge and cooperate with the Ministries, agencies and local
authorities in: - Hurriedly providing guidance
on the incentives, exemption and reduction of corporate income tax according to
the Law on amendments to the Law on corporate income tax; developing tax relief
policies or offsetting mechanism applied to the enterprises that are facing
capital difficulties due to unsold goods, deferred payments; reducing penalties
for late tax payment. - Continuing to simplify and
modernize administrative taxation and customs procedures to assist taxpayers in
exercising their rights and fulfilling the obligations to the state. - Monitoring closely the
developments of market prices, proposing timely appropriate measures according
to the regulations of the Law in order to make valorizations, control inflation
locally and nationwide, especially on the occasion of holidays; Continuing to
control the prices of the essential commodities (petrol, oil, power, coal, milk
for children under 6, public services, etc.) according to market mechanism with
regulation by the state. Intensify the prevention and fight against transfer
pricing, smuggling, counterfeits and commercial frauds. 2. Enhance the management of
tax collection, prevent revenue loss, and settle tax arrears: the Ministry of Finance,
Ministries, agencies and local authorities must: a) Check and identify the revenue
sources for the State budget in the administrative division; verify the tax
declarations of enterprises, organizations and individuals in order to collect
correctly, sufficiently and in a timely manner taxes, fees, charges and other
receivables for the State budget. b) Expedite the collection of
the due taxes and other receivables that were deferred in 2013. Collect
sufficiently and in a timely manner the receivables according to the results of
audit, inspection and Law enforcement agencies. Manage properly the tax refunds
in order to ensure serving right objects, implementing properly the policies,
detecting and handling strictly the violations in a timely manner. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Enhance the management of
the State budget expenditure in order to ensure the thriftiness, stringency and
efficiency of the expenditure. a) The Ministries, agencies and
local authorities within their area of competence must: - Take back the provided
capital in the plan for 2014 which is in the estimate for the beginning of the
year of the Ministries, central agencies and local authorities but has not been
distributed to investment projects or already distributed but the projects has
not yet started up to June 30, 2014 according to the regulations of the Law on
managing capital invested in infrastructural development and use it to increase
central and local budget reserves; the funding for regular purposes which is
handed over to units as estimated but has not been fully distributed by the end
of June 30, 2014 (except a number of items are permissible for later
distribution according to the regulations). - Speed up the progress of
construction and disbursement of the development investment capital, especially
the investment capital from the State budget, Government bonds, National
Objective Programs, ODA; enhance the settlement of outstanding debts of
infrastructural development according to the Instructions of the Prime Minister
no. 27/CT-TTg dated October 10, 2012 on the primary measures for local arrears
of infrastructural development and no. 14/CT-TTg dated August 26, 2013 on
enhancing the management and settlement of outstanding debts from
infrastructural development funded by the State budget and Government bonds.
Especially: - Do not postpone provision of
the investment in the plan for 2014, the advances from the State budget and
Government bonds, and additional investments to the plan to 2015 (except some
cases in which postponement is permitted by the competent authorities). - Minimize paying advances from
the State budget for the projects, except the necessary cases that it is
required for ensuring National defense and security, protection of Vietnam’s
maritime sovereignty and ensure sources of repayment for the advances. b) Check the implementation of
introduced policies on social security, ethnics and mountainous regions. Ensure
the sources of repayment and make payment stringently and in a timely manner
according to the regulations. c) Strictly implement the
policies on thrift practice and wastefulness prevention for the management of
regular expenditure; check and arrange to cut or defer expenditures which are
not really necessary. i.e: - Cut or defer the expenditures
on replacing equipment, cars, etc. which are in the end of useful life but
still usable. The expenditures on purchases and repairs which are in the
estimate of units but have not been approved or no tenders are held by October
31, 2014 shall be cancelled after such date. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Do not develop new schemes,
programs, policies or increase limits that increase expenditure of the State
budget without guaranteed sources. d) Check and manage stringently
Brought forward expenditures. Expenditure is permitted to bring forward only if
it is essential according to the regulations of the Law. Do not bring forward
the expenditures on the duties of agencies funded by the State budget which are
late at the agencies’ fault. 4. Managing the State budget in
order to balance the budgets The Ministry of Finance and the
People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall take
charge of: a) Managing the distribution
and use of the budget reserves which is estimated for budgets. The reserve of central budget
shall focus on fulfilling the demands for the National defense, security and
protection of Vietnam’s maritime sovereignty. Every local authority must
proactively use the local budget reserve to deal with the disasters and
irregular arising demands. The central budget shall be considered to be used
for supporting the local budget only in the cases that the arising demands are
beyond the capability of the local authority. b) Arranging and managing the
expenditures and take measures for ensuring balance the budgets depending on the
receipt capability. Checking and arranging the
expenditures in order of priority, cut or defer the unnecessary expenditure in
case the revenue collected for balancing the local budget is less than the
estimate. Ensuring the financial sources for the expenditures on salaries and
those classified as salaries, regular expenditures which support the normal
operation of units, expenditures on social security and investment in
infrastructural development for important works; Using the local financial
sources in order to compensate the shortfall in revenue collected for balancing
the local budget. The local authorities are not permitted to get commercial
loan in order to cover the expenditures of the local budgets (including
investment in infrastructural development). The mobilization of capital
invested in essential infrastructures in the administrative divisions shall
comply with Clause 3 Article 8 of the Law on the State budget and ensure the
sources of repayment which are included in the annual estimates of local
budget. c) Enhancing the supervision
and inspection of the state budget expenditures within the area of competence;
ensuring the state budgets are used stringently and efficiently. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 5. Implementation a)The Ministries and agencies,
the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and
provinces must promptly implement this Instruction and supervise the
implementation of their inferiors and affiliated units in order to implement
the state budget revenue and expenditure in 2014. They must also review the
implementation, take strict measures at a timely manner for their inferior
entities who commit violations according to according to the regulations of the
relevant Laws. b) The Ministry of Finance
shall take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment,
the Ministries, agencies and local authorities in monitoring, expediting and
inspecting the implementation of the Instruction; Analyze and present the
report on the State budget in the monthly meeting of the Government. THE PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Chỉ thị 25/CT-TTg điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước những tháng cuối ngày 13/08/2014 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
29.547
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|