Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp hướng dẫn thi hành Nghị định 12/1999/NĐ-CP

Số hiệu: 825/2000/TT-BKHCNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Người ký: Hoàng Văn Huây
Ngày ban hành: 03/05/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 825/2000/TT-BKHCNMT

Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2000

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG SỐ 825/2000/TT-BKHCNMT NGÀY 03 THÁNG 05 NĂM 2000 VỀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/1999/NĐ-CP NGÀY 6/3/1999 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Thi hành Điều 23 Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 6/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (sau đây viết tắt là "Nghị định"), Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn cụ thể một số điểm để thi hành Nghị định.

I. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT; ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN

1. Đối tượng xử phạt

Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 2 và 3 Điều 2 Nghị định và phải tuân theo quy định tại Điều 5 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6.7.1995 (sau đây gọi tắt là "Pháp lệnh").

1.1. Theo các quy định đó, mọi đối tượng hội đủ các điều kiện sau đây đều bị xử phạt theo Nghị định:

- Cá nhân từ 16 tuổi trở lên hoặc tổ chức và các chủ thể khác;

- Thực hiện một trong các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến sở hữu công nghiệp quy định tại Chương 2 Nghị định (bất kể việc thực hiện đó là cố ý hay vô ý) và hành vi đó không có yếu tố cấu thành tội phạm;

- Hành vi vi phạm hành chính nói trên được thực hiện tại lãnh thổ Việt Nam;

- Hành vi vi phạm hành chính nói trên được thực hiện trong thời hiệu quy định tại Điều 4 Nghị định.

1.2. Theo các quy định trên, cá nhân từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà thực hiện hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp một cách cố ý tại địa điểm và trong thời gian nói trên cũng bị xử phạt theo Nghị định.

1.3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp tại Việt Nam cũng bị xử phạt theo Nghị định, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà cả Việt Nam và nước mà tổ chức, cá nhân đó mang quốc tịch đều tham gia có quy định khác. Trong trường hợp này, việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo Điều ước quốc tế nói trên.

2. Nguyên tắc xử phạt

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải tuân theo các quy định và nguyên tắc xử phạt tại Điều 3 Pháp lệnh và tại Điều 3 Nghị định. Khi áp dụng các nguyên tắc đó cần lưu ý những vấn đề sau đây.

2.1. Nguyên tắc đúng thẩm quyền

Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Chương 3 Nghị định mới được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp với hình thức và mức phạt trong phạm vi thẩm quyền quy định. Không được phép tách một vi phạm thành nhiều vi phạm nhỏ hoặc gộp nhiều vi phạm nhỏ thành một vi phạm lớn hơn nhằm mục đích thay đổi thẩm quyền xử phạt.

2.2. Nguyên tắc đúng đối tượng

Mọi đối tượng đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nêu tại điểm 1 Thông tư này đều bị xử phạt theo Nghị định. Những đối tượng không thuộc các trường hợp nêu tại điểm đó đều không bị xử phạt theo Nghị định.

Một đối tượng thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì người đó bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều đối tượng cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi đối tượng đều bị xử phạt.

2.3. Nguyên tắc đúng mức độ

Hình thức, mức độ xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải phù hợp với tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm. Tuy nhiên, khi xác định hình thức và mức xử phạt, cần phải xem xét thêm về nhân thân và những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để có quyết định phù hợp.

2.4. Nguyên tắc kịp thời, triệt để

Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền và nghĩa vụ phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Các phát hiện đó phải được thông báo cho những người có thẩm quyền xử phạt hành chính. Khi nhận được thông báo hoặc yêu cầu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, người có thẩm quyền phải xúc tiến ngay các thủ tục cần thiết để bảo đảm đình chỉ ngay việc vi phạm và khắc phục hậu quả.

2.5. Nguyên tắc đúng thủ tục

Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải được tiến hành theo đúng thủ tục quy định tại các Điều từ 45 đến 56 Pháp lệnh và các Điều từ 14 đến 20 Nghị định.

3. áp dụng các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp

Khi thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, người có thẩm quyền xử phạt không những phải căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh và Nghị định mà còn phải căn cứ vào các quy định về nội dung, thủ tục bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nêu tại Chương 2 Phần VI Bộ luật dân sự năm 1995, cũng như các quy định khác liên quan nêu tại Nghị định số 63/CP ngày 24.10.1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp (sau đây viết tắt là "Nghị định 63/CP"), Thông tư số 3055/TT-SHCN ngày 31.12.1996 và Thông tư này của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

II. XÁC ĐỊNH CÁC HÀNH VI VI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

4. Phạm vi hướng dẫn

Các Điều 5, 6, 7, 8 , 9 Chương 2 Nghị định quy định năm loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Các quy định đó đã đủ rõ ràng để thi hành và áp dụng. Sau đây chỉ hướng dẫn, giải thích thêm về việc xác định các loại vi phạm liên quan trực tiếp đến quyền sở hữu công nghiệp cụ thể (Điều 5, Điều 6, Điều 9).

5. Loại hành vi vi phạm liên quan đến quá trình xác lập, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp và làm thủ tục cấp phép (hoặc đăng ký) hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (Điều 5 Nghị định)

Đặc điểm chung của loại hành vi vi phạm này là người vi phạm cố ý sử dụng các biện pháp không trung thực nhằm lợi dụng chế độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để trục lợi hoặc để che giấu các hành vi vi phạm pháp luật khác. Sau đây là một số thể hiện về một số hành vi thuộc loại này.

5.1. Hành vi tiến hành thủ tục xác lập quyền, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp để lẩn tránh hoặc thực hiện các hành vi trong các lĩnh vực khác bị pháp luật cấm hoặc hạn chế (Điều 5.1.a). Những hành vi sau đây thuộc dạng vi phạm này: mượn cớ việc phải thanh toán lệ phí khi tiến hành đăng ký quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài hoặc phải thanh toán tiền mua li-xăng của nước ngoài để chuyển ngân ra nước ngoài; hoặc tạo ra các cuộc thanh toán giả dưới danh nghĩa chuyển giao, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp v.v.

5.2. Hành vi tiến hành thủ tục xác lập quyền, thực hiện quyền sở hữu công nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, khống chế thị trường một cách bất hợp pháp, thủ tiêu đối tượng sở hữu công nghiệp, hạn chế hoặc thu hẹp phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác, lợi dụng hoặc hạ thấp uy tín thương mại của cơ sở sản xuất kinh doanh khác (Điều 5.1.b). Những hành vi sau đây thuộc dạng vi phạm này:

a. Lợi dụng việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp để khiếu nại, tố cáo một cách thiếu căn cứ nhằm cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của người khác;

b. Mở rộng một cách thiếu căn cứ phạm vi bảo hộ khi tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp bằng cách cố ý không cung cấp các thông tin mà mình biết hoặc có nghĩa vụ phải biết cho cơ quan có thẩm quyền dẫn tới việc xác định không đúng về tình trạng đã biết liên quan đến đối tượng được bảo hộ, từ đó khống chế, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của người khác;

c. Mua quyền sở hữu công nghiệp (chẳng hạn mua li-xăng) nhằm mục đích thủ tiêu khả năng cạnh tranh của người khác để tiến tới độc quyền khống chế thị trường;

d. Tiến hành các thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp không phải nhằm để sử dụng mà chỉ để ngăn chặn người khác sản xuất, kinh doanh liên quan đến đối tượng được đăng ký....

6. Loại hành vi vi phạm quy định về các chỉ dẫn liên quan đến sở hữu công nghiệp (Điều 6 Nghị định)

Loại hành vi này vi phạm các quy định tại Điều 54 và Điều 66 Nghị định 63/CP và gây hậu quả ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.

6.1. Hành vi chỉ dẫn sai về chủ sở hữu công nghiệp (Điều 6.1.a)

Điều 66 Nghị định 63/CP quy định chỉ có chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp (chủ sở hữu công nghiệp) và chỉ trong thời hạn bảo hộ mới được nêu các chỉ dẫn rằng sản phẩm được bảo hộ hoặc thuộc độc quyền của mình (kể cả chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu) trên sản phẩm, khi quảng cáo hoặc khi giao dịch nhằm mục đích kinh doanh. Trường hợp không phải là chủ sở hữu công nghiệp mà ghi như vậy thì việc ghi chỉ dẫn đó thuộc dạng hành vi vi phạm này.

Để xác định hành vi có phải là hành vi vi phạm thuộc dạng này hay không, cần phải xác định chủ sở hữu công nghiệp theo hướng dẫn nêu tại điểm 7.2. Thông tư này.

6.2. Hành vi chỉ dẫn sai về việc sản phẩm, dịch vụ có yếu tố được bảo hộ (Điều 6.1.b)

Các hành vi sau đây thuộc dạng hành vi vi phạm này:

In trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hàng chữ "nhãn hiệu đã đăng ký" hoặc "nhãn hiệu đó đã được bảo hộ" hoặc "nhãn hiệu thuộc độc quyền của...", kể cả việc in ký hiệu õ (là ký hiệu được dùng rộng rãi nhằm để chỉ rằng nhãn hiệu đã được đăng ký); hoặc in trên sản phẩm các chỉ dẫn tương tự để nhằm nói rằng sản phẩm được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, kể việc in ký hiệu "P kèm theo các con số" (là ký hiệu được dùng rộng rãi để chỉ dẫn rằng sản phẩm được cấp Patent- Bằng độc quyền sáng chế)... nhưng sự thực không phải là như vậy.

Để xác định hành vi có phải là hành vi vi phạm dạng này hay không, cần phải xác định đối tượng bảo hộ theo hướng dẫn tại điểm 7.2. Thông tư này.

6.3. Hành vi chỉ dẫn sai về việc sản phẩm, dịch vụ được sản xuất, thực hiện theo li-xăng (Điều 6.1.d)

Việc ghi trên sản phẩm hàng chữ "được sản xuất theo li-xăng của..." hoặc "được cấp li-xăng của..." hoặc những chữ có nghĩa tương tự như vậy, bất kể bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, trong khi sự thực không phải như vậy thì bị coi là thực hiện hành vi vi phạm nêu trên.

6.4. Hành vi không nêu chỉ dẫn về việc sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ theo li-xăng (Điều 6.2.a))

Nếu sản phẩm được sản xuất theo li-xăng sở hữu công nghiệp (kể cả trường hợp sản phẩm được sản xuất theo giấy phép sản xuất của ngươì khác và được mang nhãn hiệu sử dụng theo li-xăng của người cho phép sản xuất), hoặc nếu dịch vụ được thực hiện theo li-xăng sở hữu công nghiệp mà trên sản phẩm, phương tiện dịch vụ tương ứng không ghi chỉ dẫn về điều đó thì sự việc không ghi chỉ dẫn như vậy bị coi là hành vi vi phạm Điều 66 Nghị định 63/CP và bị xếp vào dạng vi phạm này.

6.5. Hành vi không ghi hoặc ghi không rõ ràng, đầy đủ cụm từ "sản xuất tại Việt nam" đối với các trường hợp bắt buộc phải ghi (Điều 6.2.b)

Theo Điều 66 Nghị định 63/CP, nếu sản phẩm sản xuất tại Việt Nam theo li-xăng của nước ngoài hoặc nếu sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam mang nhãn hiệu gây nên sự hiểu sai lệch rằng đó là hàng hoá của nước ngoài hay có nguồn gốc nước ngoài thì bắt buộc phải ghi đầy đủ mà không được viết tắt cụm từ "sản xuất tại Việt Nam". Nếu không ghi chỉ dẫn như vậy thì bị coi là hành vi vi phạm thuộc dạng này.

7. Hành vi vi phạm quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Điều 9 Nghị định)

Các hành vi vi phạm được quy định tại Điều 9 Nghị định là các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ. Để áp dụng quy định tại Điều này, người có thẩm quyền xử phạt phải xác định rõ tình trạng pháp lý liên quan đến đối tượng được bảo hộ, cụ thể là cần xác định rõ: ai là chủ sở hữu công nghiệp, đối tượng được bảo hộ là gì, phạm vi bảo hộ tới đâu, thời hạn bảo hộ đến khi nào và người nào là người được phép sử dụng đối tượng được bảo hộ mà không bị coi là người xâm phạm quyền được bảo hộ. Để xác định đúng các nội dung trên đây, cần phải nắm vững và tuân thủ các quy định tại Chương 4 và Chương 5 (các Điều từ Điều 33 đến Điều 54) Nghị định 63/CP. Sau đây là một số điểm giải thích, hướng dẫn thêm liên quan đến loại hành vi vi phạm này:

7.1. Nguyên tắc tổng quát để xác định một hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Để khẳng định một hành vi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, cần phải có đầy đủ các căn cứ sau đây:

- Hành vi nêu trên là việc thực hiện (tiến hành) một trong các hành vi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá) nêu tại các điểm a), b), c), d), e), g), h), i), k) khoản 1) Điều 9 Nghị định;

- Người thực hiện hành vi nêu trên không phải là chủ sở hữu công nghiệp (cách xác định chủ sở hữu công nghiệp được nêu tại điểm 7.2 Thông tư này); trường hợp đối tượng được sử dụng là sáng chế, giải pháp hữu ích hoặc kiểu dáng công nghiệp thì người thực hiện hành vi sử dụng nêu trên không những không phải là chủ sở hữu công nghiệp mà cũng không phải là người có quyền sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp (người có quyền sử dụng trước được quy định tại Điều 50 Nghị định 63/CP);

- Hành vi nêu trên được thực hiện trong thời hạn bảo hộ ghi trên Văn bằng bảo hộ cấp cho chủ sở hữu công nghiệp và được thực hiện tại Việt Nam.

7.2. Cách xác định chủ sở hữu công nghiệp

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 1 Nghị định, "chủ sở hữu công nghiệp" có thể là một trong ba chủ thể sau đây đối với quyền sở hữu công nghiệp: chủ văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá và người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp. Việc xác định chủ sở hữu công nghiệp được tiến hành theo các căn cứ sau đây:

a. "Chủ Văn bằng bảo hộ" là tổ chức, cá nhân được cấp Văn bằng bảo hộ; cụ thể là tổ chức, cá nhân được ghi tên là "Chủ bằng" trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hoặc được ghi tên là "Chủ Giấy chứng nhận" trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp (cấp theo Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989).

b. "Chủ sở hữu đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá" là tổ chức, cá nhân nước ngoài đã đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá theo Thoả ước Madrid và đăng ký đó được chấp nhận tại Việt Nam; cụ thể là tổ chức, cá nhân được ghi tên chủ đăng ký trong công bố của Văn phòng quốc tế Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) mà trong đó có chỉ định Việt Nam và có xác nhận của Cục Sở hữu công nghiệp rằng đăng ký đó được Việt nam chấp nhận.

c. "Người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp" là tổ chức, cá nhân được chuyển nhượng hợp pháp quyền sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá; cụ thể là tổ chức, cá nhân được ghi tên là "Bên nhận" trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp cấp.

d. "Người được chuyển giao hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp" cũng còn là tổ chức, cá nhân được chuyển giao hợp pháp quyền sử dụng (li-xăng) sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá; cụ thể là tổ chức, cá nhân được ghi tên là "Bên nhận" trong Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng li-xăng do Cục Sở hữu công nghiệp cấp (kể cả trường hợp li-xăng là li-xăng không tự nguyện).

Các Văn bằng bảo hộ (Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá, Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp) và các Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nói trên chỉ có giá trị làm căn cứ xác định chủ sở hữu công nghiệp cũng như xác định phạm vi, đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nhằm áp dụng Nghị định khi các Giấy tờ đó còn đang trong thời hạn hiệu lực.

7.3. Cách xác định yếu tố vi phạm

Yếu tố vi phạm (khoản 4 Điều 1 Nghị định) là thể hiện cụ thể kết quả của các hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định hành vi đó.

a. Yếu tố vi phạm đối với sáng chế/giải pháp hữu ích có thể thuộc một trong ba dạng sau đây:

- Sản phẩm hoặc bộ phận (một phần) của sản phẩm đồng nhất (trùng) với sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm đang được bảo hộ là sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;

- Quy trình đồng nhất (trùng) với quy trình đang được bảo hộ là sáng chế hoặc giải pháp hữu ích;

- Sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm được sản xuất theo quy trình đồng nhất với quy trình đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích.

Để khẳng định sự đồng nhất (trùng) giữa sản phẩm vi phạm với sản phẩm được bảo hộ, giữa quy trình vi phạm với quy trình được bảo hộ cần phải so sánh tất cả các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy trình đó với sản phẩm/quy trình được bảo hộ và chỉ trong trường hợp tất cả các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy trình vi phạm đều có mặt trong tập hợp các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy trình được bảo hộ thì mới được kết luận như trên. Khi tiến hành việc so sánh cần phải căn cứ vào Bản mô tả sáng chế, Bản mô tả giải pháp hữu ích và Yêu cầu bảo hộ sáng chế, Yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích đính kèm theo Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, trong đó đã xác định các đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm/quy trình được bảo hộ.

b. Yếu tố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp là sản phẩm mà hình dáng bên ngoài của nó hoặc hình dáng bên ngoài một bộ phận trùng với một kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ hoặc trùng với thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ.

Để khẳng định một sản phẩm có phải là yếu tố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp hay không cần phải so sánh tất cả các đặc điểm tạo dáng (đường nét, hình khối, màu sắc) của sản phẩm, bộ phận sản phẩm với các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp được xác định tại Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp được cấp theo Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989). Chỉ khi nào tất cả các đặc điểm của toàn bộ sản phẩm hoặc của một phần sản phẩm đều trùng với các đặc điểm tạo dáng nêu trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp hoặc trùng với các đặc điểm của thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp nêu trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì mới khẳng định sản phẩm đó là yếu tố vi phạm đối với kiểu dáng công nghiệp.

c. Yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá có thể thuộc một trong hai dạng:

- Dấu hiệu đóng vai trò nhãn hiệu hàng hoá, hoặc

- Chỉ dẫn gây liên tưởng đến nhãn hiệu hàng hoá hoặc nguồn gốc hàng hoá.

Yếu tố vi phạm dạng dấu hiệu là mọi dấu hiệu có thể dùng làm nhãn hiệu hàng hoá (chữ, chữ số, hình ảnh, biểu tượng, ký hiệu) được gắn lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, quảng cáo trùng với hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.

Yếu tố vi phạm dạng chỉ dẫn là mọi thông tin trình bày trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, vật quảng cáo (lời dẫn, lời chú, ký hiệu) làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn về nguồn gốc, mối liên hệ của hàng hoá/dịch vụ với hàng hoá/dịch vụ có nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.

Để khẳng định một dấu hiệu hoặc một chỉ dẫn có phải là yếu tố vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá hay không, cần phải so sánh dấu hiệu, chỉ dẫn đó đối với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ và so sánh sản phẩm, dịch vụ mang các dấu hiệu, chỉ dẫn đó với sản phẩm, dịch vụ nằm trong Danh mục sản phẩm, dịch vụ trình bày trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá tương ứng. Khi so sánh cần lưu ý các điểm sau:

- Một dấu hiệu bị coi là trùng với một nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ nếu cả hai điều kiện sau đều đáp ứng:

Điều kiện thứ nhất: Dấu hiệu đó có cấu tạo, cách trình bày, màu sắc, cách phát âm (đối với dấu hiệu là chữ), ý nghĩa hoàn toàn trùng với cấu tạo, cách trình bày, màu sắc, cách phát âm, ý nghĩa của nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ; và

Điều kiện thứ hai: hàng hoá/dịch vụ có mang dấu hiệu đó nằm trong Danh mục các sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá.

- Một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ nếu xảy ra một trong hai tình huống sau đây:

Tình huống thứ nhất (trùng dấu hiệu và tương tự sản phẩm):

Dấu hiệu đó có cấu tạo, cách trình bày, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), màu sắc, ý nghĩa hoàn toàn trùng với cấu tạo, cách trình bày, cách phát âm, màu sắc, ý nghĩa của nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ; và

Hàng hoá/dịch vụ có mang dấu hiệu đó tương tự hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng với hàng hoá, dịch vụ đã được đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá tương ứng;

Tình huống thứ hai (tương tự dấu hiệu, trùng sản phẩm):

Dấu hiệu có một số đặc điểm về cấu tạo, cách trình bày, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), màu sắc, ý nghĩa hoàn toàn trùng hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt được với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ; và

Hàng hoá/dịch vụ có mang dấu hiệu trên nằm trong Danh mục các sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá.

8. Một số lưu ý đặc biệt khi áp dụng Điều 9 Nghị định

Khi xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và khi xử phạt theo Điều 9 Nghị định, người xử phạt cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau đây:

8.1. Các trường hợp ngoại lệ không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Theo Điều 803 Bộ Luật dân sự 1995 và khoản 3 Điều 53 Nghị định 63/CP, những hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và không bị xử lý theo Nghị định:

a. Sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ không nhằm mục đích kinh doanh (cụ thể là việc sử dụng đó không phải là hoạt động thương mại, chẳng hạn, sử dụng để thí nghiệm, nhằm nghiên cứu khoa học, giảng dạy, nhằm phục vụ mục đích cộng đồng phi lợi nhuận, nhằm phục vụ nhu cầu riêng của cá nhân...);

b. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trên các phương tiện quá cảnh hoặc tạm thời nằm tại Việt Nam chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của phương tiện đó;

c. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp do người có quyền sử dụng trước đưa ra thị trường (người có quyền sử dụng trước được quy định tại Điều 50/NĐ 63/CP);

d. Sử dụng hoặc tiến hành các hoạt động có tính chất thương mại (nhập khẩu, bán, tàng trữ để bán, rao bán, quảng cáo để bán) sản phẩm, hàng hoá mà sản phẩm, hàng hoá đó đã được chủ sở hữu công nghiệp đưa ra thị trường (kể cả thị trường nước ngoài).

Trường hợp ngoại lệ thứ tư rất thường gặp trong quá trình xử lý các tranh chấp, khiếu nại, vi phạm về sở hữu công nghiệp. Sau đây là một số tình huống thuộc trường hợp này.

- Hoạt động thương mại với các sản phẩm, hàng hoá có chứa yếu tố được bảo hộ sở hữu công nghiệp do người khác cung cấp (phân phối, bán) và người cung cấp chính là chủ sở hữu công nghiệp (người có Văn bằng bảo hộ, người được cấp li-xăng) thì các hoạt động thương mại đó không bị coi là xâm phạm, bất kể việc cung cấp hàng hoá, sản phẩm được thực hiện tại Việt Nam hay ở nước ngoài.

- Nhập khẩu song song: việc nhập khẩu hàng hoá, sản phẩm chứa yếu tố được bảo hộ sở hữu công nghiệp từ nguồn không phải do chính chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp cung cấp mà do người được cấp li-xăng, người đã được phân phối hoặc do hãng con, chi nhánh... cung cấp thì đều không bị coi là xâm phạm.

Nếu người bị tố cáo vi phạm xét thấy hành vi mà mình đã thực hiện thuộc vào trường hợp ngoại lệ thì người đó có quyền và có nghĩa vụ chứng minh rằng hành vi đó thuộc các trường hợp ngoại lệ, nếu không chứng minh được điều đó thì không được hưởng quyền ngoại lệ nói trên.

8.2. ảnh hưởng của việc thay đổi hiệu lực Văn bằng bảo hộ

Hiệu lực của một Văn bằng bảo hộ có thể bị thay đổi: phạm vi bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp có thể bị thu hẹp hoặc bị đình chỉ hoặc bị huỷ bỏ. Sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến việc xác định hành vi vi phạm nêu tại Điều 9 Nghị định. Để việc xử lý vi phạm được công minh, thoả đáng, trong trường hợp có thông báo của cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp có thẩm quyền về khả năng hoặc quyết định thay đổi hiệu lực Văn bằng bảo hộ, người có thẩm quyền xử phạt phải nghiên cứu và có quyết định phù hợp với phạm vi hiệu lực mới.

III. ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC PHẠT, MỨC PHẠT, BIỆN PHÁP XỬ LÝ

9. Phạt cảnh cáo

Hình thức phạt cảnh cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định chỉ áp dụng đối với các trường hợp mà quy định có hình thức phạt cảnh cáo theo Điều, khoản tương ứng của Nghị định và được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm có các tình tiết sau đây:

- Vi phạm lần đầu và có quy mô nhỏ, không gây thiệt hại đáng kể cho chủ sở hữu công nghiệp và người tiêu dùng;

- Do trình độ lạc hậu, thiếu hiểu biết về quy định pháp luật sở hữu công nghiệp và không gây thiệt hại đáng kể cho chủ sở hữu công nghiệp và người tiêu dùng;

- Do vi phạm của người khác gây ra mà người vi phạm không biết và không có lý do hợp lý để biết, kể cả trường hợp bị lừa dối trong quá trình thoả thuận ký kết, thực hiện hợp đồng trong sản xuất, kinh doanh và không có quy định buộc phải biết về vấn đề sở hữu công nghiệp liên quan.

10. Phạt tiền

Khi xét thấy hành vi vi phạm không thuộc trường hợp áp dụng hình thức phạt cảnh cáo thì áp dụng hình thức phạt tiền. Mức phạt tiền được áp dụng như sau:

10.1. Trường hợp vi phạm không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì áp dụng mức phạt ở mức trung bình của khung phạt tiền;

10.2. Trường hợp có một trong các tình tiết giảm nhẹ sau đây thì áp dụng mức phạt dưới mức trung bình đến mức tối thiểu của khung phạt:

- Do trình độ lạc hậu, không hiểu biết về quy định pháp luật sở hữu công nghiệp;

- Do vi phạm của người khác gây ra mà người vi phạm không biết và không có lý do hợp lý để biết, nhưng có quy định pháp luật buộc người vi phạm phải biết về vấn đề sở hữu công nghiệp liên quan (ví dụ trường hợp có quy định buộc bên nhận gia công, đặt hàng sản xuất hàng xuất khẩu phải bảo đảm tính hợp pháp của nhãn hiệu hàng hoá được sử dụng cho sản phẩm hoặc phải yêu cầu bên thuê gia công, đặt hàng có văn bản cam kết chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm nhưng bên nhận gia công, đặt hàng đã không tuân thủ các quy định đó);

- Người vi phạm đã tự giác chấm dứt hành vi vi phạm và có biện pháp ngăn chặn, giảm bớt tác hại như ngừng sản xuất, ngừng bán hàng vi phạm khi có yêu cầu của chủ sở hữu công nghiệp hoặc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Người vi phạm đã chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu của chủ sở hữu công nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tự nguyện khắc phục hậu quả như thu hồi hàng vi phạm, thông báo cải chính, xin lỗi, tự nguyện bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu công nghiệp;

10.3. Trường hợp có một trong các tình tiết tăng nặng sau đây thì áp dụng mức phạt trên mức trung bình đến mức tối đa của khung phạt tiền:

- Vi phạm có tổ chức;

- Vi phạm nhiều lần;

- Lừa dối, lợi dụng sự thiếu hiểu biết, sự lệ thuộc về các vấn đề kinh tế xã hội của người khác để xúi giục, xui khiến, ép buộc người khác vi phạm;

- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt để vi phạm;

- Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính về hành vi tội phạm hoặc hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm.

Việc xác định mức phạt tiền trong khung phạt tiền tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định áp dụng các nguyên tắc tương tự như xác định mức phạt trong khung phạt tiền thông thường.

11. Tước quyền sử dụng giấy phép:

11.1. Hình thức tước quyền sử dụng giấy phép là hình thức phạt bổ xung không áp dụng độc lập chỉ được áp dụng kèm theo các hình thức phạt chính (cảnh cáo hoặc phạt tiền) khi người có thẩm quyền xác định có đủ căn cứ và điều kiện để áp dụng sau đây:

- Có quy định cho phép áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi vi phạm liên quan tại điều, khoản, điểm cụ thể trong các điều từ Điều 5 đến Điều 9 Nghị định; và

- Các dữ kiện thực tế của vụ vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định. Các dữ kiện đó phải được ghi đầy đủ trong biên bản vi phạm.

11.2. Điều kiện để xét áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn phải tuân theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 16 Nghị định. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép áp dụng phải tương ứng với tính chất, mức độ vi phạm của hành vi vi phạm cụ thể và nằm trong khoảng thời hạn cho phép áp dụng đối với hành vi đó theo quy định tại các điều, khoản điểm tương ứng trong các điều từ Điều 5 đến Điều 9 Nghị định.

11.3. Thẩm quyền tước từng loại giấy phép phải tuân theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định. Giấy phép kinh doanh quy định trong Nghị định có thể là Giấy phép kinh doanh, Đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư... tuỳ từng trường hợp cụ thể theo quy định pháp luật hiện hành. Giấy phép hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tuỳ theo trường hợp có thể là Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định tại Nghị định 63/CP. Đối với loại giấy phép mà người có thẩm quyền xử phạt không có thẩm quyền tước quyền sử dụng (ví dụ Giấy phép đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp) thì người có thẩm quyền xử phạt làm văn bản kiến nghị kèm theo hồ sơ vụ việc đề nghị cơ quan đã cấp giấy phép đó xử lý.

12. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm

12.1. Hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng kèm theo các hình thức phạt chính khi người có thẩm quyền xác định có đủ căn cứ và điều kiện để áp dụng, cụ thể là:

- Có quy định cho phép áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với hành vi vi phạm liên quan tại điều, khoản, điểm cụ thể trong các điều từ Điều 5 đến Điều 9 Nghị định và các dữ kiện thực tế của vụ vi phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định. Các dữ kiện đó phải được ghi đầy đủ trong biên bản vi phạm;

- Sản phẩm, hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ không thể loại bỏ yếu tố vi phạm.

12.2. Hình thức tịch thu đối với hàng hoá vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 chỉ được áp dụng khi người có thẩm quyền đã có yêu cầu và ấn định thời gian hợp lý để tổ chức, cá nhân vi phạm có biện pháp thích hợp loại bỏ hoặc khắc phục yếu tố vi phạm trên hàng hoá, phương tiện kinh doanh nhưng họ cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đáp ứng yêu cầu.

12.3. Biện pháp tịch thu đối với hàng xâm phạm không xác định được nguồn gốc theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 18 Nghị định chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chủ sở hữu công nghiệp liên quan đã cung cấp đầy đủ chứng cứ khẳng định hàng xâm phạm không phải do mình hoặc người được sự đồng ý của mình đưa ra thị trường;

- Có văn bản cam kết bồi thường thiệt hại xẩy ra cho chủ hàng của người yêu cầu áp dụng biện pháp tịch thu hàng nếu sau đó cơ quan có thẩm quyền xác định hàng bị tịch thu không phải là hàng xâm phạm hoặc không có đủ chứng cứ để kết luận hàng xâm phạm;

- Đã có yêu cầu đình chỉ vi phạm của người có thẩm quyền nhưng vẫn cố tình vi phạm hoặc tái phạm sau khi đã bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền về hành vi vi phạm cùng loại trước đó;

12.4. Trường hợp người có thẩm quyền quyết định tịch thu hàng nghi ngờ xâm phạm mà không có yêu cầu của người tố cáo cùng các điều kiện quy định tại điểm 12.3) nói trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ hàng thuộc về người đã ra quyết định tịch thu nếu sau đó hàng bị tịch thu được kết luận không phải là hàng xâm phạm hoặc không đủ chứng cứ để kết luận hàng xâm phạm.

13. Các biện pháp khác:

13.1. Các biện pháp xử lý khác đối với hành vi vi phạm được xác định trong trường hợp xét thấy cần thiết để ngăn chặn việc tiếp tục vi phạm và khắc phục hậu quả vi phạm, tuân theo các quy định tương ứng tại các điều từ Điều 5 đến Điều 9 Nghị định, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, có thể là:

a. Loại bỏ yếu tố vi phạm bằng cách gỡ bỏ phần, bộ phận sản phẩm là yếu tố vi phạm, dập, xoá các dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm trên sản phẩm, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ sao cho bảo đảm ngăn ngừa khả năng tiếp tục vi phạm;

b. Cải chính thông tin sai lệch gây ra vi phạm bằng việc đăng lời xin lỗi, cải chính trên chính phương tiện, vật phẩm đã mang thông tin vi phạm trước đó, trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc bằng văn bản xin lỗi, cải chính gửi cho chủ sở hữu công nghiệp, đối tượng liên quan đã bị ảnh hưởng do thông tin sai lệch đó sao cho hình thức, phạm vi, đối tượng đăng lời cải chính tương ứng với quy mô vi phạm;

c. Các nghĩa vụ về sở hữu công nghiệp buộc phải thực hiện có thể là buộc phải đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm liên quan, buộc lập và đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định, buộc sử dụng đúng mẫu nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp như đã được đăng ký, buộc ghi chỉ dẫn trên sản phẩm hàng hoá theo quy định;

d. Vật phẩm mang dấu hiệu vi phạm buộc phải tiêu huỷ tuỳ từng trường hợp có thể là giấy tờ giao dịch kinh doanh, catalogue, sách hướng dẫn, tờ rơi, biểu tượng, mẫu vật quảng cáo, mẫu nhãn hiệu, nhãn sản phẩm, đề can, bao bì sản phẩm;

e. Biện pháp buộc phải tiêu huỷ hàng hoá vi phạm chỉ được áp dụng trong trường hợp hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc hàng hoá không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng theo quy định có khả năng gây hại cho sức khoẻ con người hoặc trường hợp không thể xử lý bằng biện pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định;

g. Về bồi thường thiệt hại, nếu các bên tự thoả thuận được với nhau về việc không yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc về mức bồi thường thiệt hại thì người có thẩm quyền xử phạt công nhận thoả thuận đó và ghi vào Quyết định xử phạt. Trường hợp các bên không tự thoả thuận được về khoản tiền bồi thường thì nếu ở mức đến 1.000.000 đồng thì người có thẩm quyền căn cứ vào hậu quả thiệt hại thực tế để quyết định mức bồi thường cụ thể và ghi vào Quyết định xử phạt, nếu ở mức trên 1.000.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt yêu cầu các bên tiến hành khởi kiện ra Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự và ghi rõ điều này trong Quyết định xử phạt.

13.2. Trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì không xử phạt, nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp khác quy định tại các a,b,d khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh.

13.3. Trường hợp có thể cho miễn áp dụng, miễn thi hành các biện pháp xử lý khác:

a. Trường hợp chủ sở hữu công nghiệp đồng ý hoặc có yêu cầu không áp dụng hoặc miễn nghĩa vụ thi hành biện pháp buộc cải chính, xin lỗi thì người có thẩm quyền có thể cho phép miễn áp dụng, thi hành biện pháp đó nếu xét thấy hành vi đó chủ yếu chỉ gây thiệt hại cho chủ sở hữu công nghiệp;

b. Trường hợp người vi phạm thoả thuận được với chủ sở hữu công nghiệp về việc cấp li-xăng cho phép việc tiếp tục sản xuất kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ bị kết luận là sử dụng trái phép đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan thì người có thẩm quyền xử phạt có thể cho phép miễn áp dụng, thi hành các biện pháp: buộc loại bỏ yếu tố vi phạm, tịch thu hàng hoá, phương tiện kinh doanh, dịch vụ vi phạm, buộc tiêu huỷ vật phẩm, hàng hoá vi phạm, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh theo li-xăng đó đáp ứng các điều kiện theo các quy định pháp luật liên quan và không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng, trật tự quản lý kinh tế.

14. Kê biên, niêm phong; tạm giữ hàng hoá, phương tiện vi phạm về sở hữu công nghiệp

14.1. Những người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định là: Trưởng công an cấp huyện, Trưởng phòng cảnh sát kinh tế; Trưởng Hải quan cửa khẩu; Đội trưởng Đội quản lý thị trường.

Thanh tra viên, Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành về sở hữu công nghiệp không có quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, nhưng trong trường hợp cần thiết, có quyền niêm phong, kê biên tang vật, phương tiện vi phạm và giao chủ tang vật, phương tiện bảo quản, trường hợp cần thiết có thể yêu cầu người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ (theo Điều 9 và Điều 24 Pháp lệnh Thanh tra), việc niêm phong, kê biên đó phải được ghi trong Biên bản vi phạm và Quyết định niêm phong, kê biên.

14.2. Người có thẩm quyền chỉ được ra quyết định tạm giữ khi có các tình tiết thực tế thuộc các tình huống quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định và phải ghi rõ các tình tiết đó trong Biên bản vi phạm và Quyết định tạm giữ.

14.3. Đối với hàng nghi ngờ xâm phạm không xác định được nguồn gốc, người có thẩm quyền chỉ được ra quyết định tạm giữ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a. Chủ sở hữu công nghiệp liên quan có yêu cầu tạm giữ và cung cấp chứng cứ, lập luận hợp lý về hàng nghi ngờ xâm phạm không phải do chủ sở hữu công nghiệp đó hoặc người được phép của chủ sở hữu công nghiệp đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;

b. Có văn bản cam kết bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu công nghiệp nếu sau đó cơ quan có thẩm quyền xác định hàng bị tạm giữ không phải là hàng xâm phạm hoặc không có đủ chứng cứ để xác định hàng xâm phạm;

Trường hợp người có thẩm quyền quyết định tạm giữ hàng nghi ngờ xâm phạm mà không có yêu cầu của người tố cáo cùng các điều kiện quy định tại điểm 14.3 nói trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ hàng thuộc về người đã ra quyết định tạm giữ nếu sau đó hàng bị tạm giữ được kết luận không phải là hàng xâm phạm hoặc không đủ chứng cứ để kết luận hàng xâm phạm.

14.4. Thời hạn tạm giữ là 15 ngày, trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không được vượt quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm giữ.

IV. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT, THỦ TỤC XỬ PHẠT

15. Phạm vi hướng dẫn về thẩm quyền và thủ tục xử phạt

Thẩm quyền và thủ tục xử phạt được quy định tại Chương 3 (từ Điều 10 đến Điều 20) Nghị định. Sau đây là một số hướng dẫn và lưu ý thêm về vấn đề này.

16. Phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền xử phạt

16.1. Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp

Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp; Thanh tra viên chuyên ngành sở hữu công nghiệp; Chánh Thanh tra chuyên ngành về sở hữu công nghiệp thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Chánh Thanh tra chuyên ngành sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định tại Điều 11 Nghị định, tương ứng là Thanh tra Bộ Khoa học; Công nghệ và Môi trường; Thanh tra Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Thanh tra viên Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Chánh Thanh tra Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Chánh Thanh tra Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

16.2. Trong trường hợp một hành vi vi phạm của một tổ chức, cá nhân xảy ra trên nhiều địa phương khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền đầu tiên phát hiện vi phạm thực hiện việc lập biên bản, đình chỉ vi phạm và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền ở nơi đóng trụ sở chính của tổ chức vi phạm (đối với cá nhân là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân) thụ lý hồ sơ xử lý và cơ quan này phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ở các địa phương liên quan biết để cùng phối hợp xử lý vi phạm bảo đảm nguyên tắc: mọi hành vi vi phạm đều bị xử phạt và mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần.

16.3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia thực hiện một hành vi vi phạm trong đó có sự liên quan chặt chẽ với nhau, hành vi vi phạm đó xẩy ra trên nhiều địa phương khác nhau thì cơ quan có thẩm quyền đầu tiên phát hiện vi phạm, thực hiện việc xử lý vi phạm hành chính tại địa phương mình, đồng thời thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ở các địa phương liên quan biết để cùng phối hợp xử lý vi phạm bảo đảm nguyên tắc: mọi hành vi vi phạm đều bị xử phạt và mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần.

Đối với vi phạm có tổ chức, quy mô lớn nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan Trung ương có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các địa phương xử lý.

16.4. Trường hợp xét thấy hành vi vi phạm cần áp dụng mức phạt và các biện pháp thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý ngành hoặc cơ quan quản lý đơn vị hành chính (lãnh thổ) cấp trên thì phải lập báo cáo kèm theo hồ sơ vụ việc chuyển lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp xét thấy vụ việc cần áp dụng mức phạt và các biện pháp xử lý ngoài phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan quản lý ngành có thể lập báo cáo và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan quản lý đơn vị hành chính địa phương có thẩm quyền giải quyết.

16.5. Trường hợp vụ việc vi phạm quy định tại khoản 1, 3, 4, 5 thuộc Điều 9 của Nghị định có những tình tiết phức tạp liên quan đến chuyên môn sở hữu công nghiệp thì cơ quan thụ lý vụ việc chuyển hồ sơ cho Thanh tra chuyên ngành giải quyết nếu hành vi đó thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của tổ chức thanh tra này, hoặc phải có văn bản trưng cầu giám định chuyên môn về sở hữu công nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định và Mục V Thông tư này để làm một trong những căn cứ khi ra quyết định xử phạt vi phạm.

17. Phân biệt giữa thủ tục xử lý hành chính và thủ tụng tố tụng tại toà án.

17.1. Đối với các hành vi vi phạm quy định về bảo hộ, nghĩa vụ, chỉ dẫn về quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có tính chất nghiêm trọng như vi phạm với quy mô lớn (về quy mô sản xuất, số lượng và giá trị hàng xâm phạm), vi phạm gây hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế, xã hội (về sức khoẻ, môi trường, lợi ích người tiêu dùng, uy tín quốc gia...), tái phạm nhiều lần, thì người có thẩm quyền thụ lý hồ sơ vụ việc phải trao đổi ý kiến với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về hướng xử lý trước khi quyết định xử phạt. Trường hợp xét thấy vi phạm có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự (về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả, tội lừa dối khách hàng, tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) thì phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền đề nghị truy tố hành vi tội phạm đó theo thủ tục tố tụng hình sự.

17.2. Đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đã được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính không tiến hành thụ lý để giải quyết theo quy định về xử phạt hành chính. Trường hợp một hành vi xâm phạm quyền đồng thời bị kiện trước toà theo thủ tục tố tụng dân sự và bị tố cáo theo thủ tục xử lý hành chính thì hành vi đó được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự tại toà án có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính đã thụ lý vụ việc chuyển hồ sơ vụ việc cho toà án có thẩm quyền nếu toà án yêu cầu, đồng thời phải có văn bản thông báo cho người tố cáo về việc đó trong thời hạn giải quyết tố cáo theo quy định.

17.3. Trường hợp vụ việc vi phạm quy định về bảo hộ quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (xâm phạm quyền) quy định tại Điều 9 Nghị định có tranh chấp về khoản bồi thường thiệt hại trên mức 1.000.000 đồng như quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định, thì cơ quan thụ lý vụ việc hướng dẫn chủ sở hữu công nghiệp tiến hành khởi kiện hành vi xâm phạm quyền theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu chủ sở hữu công nghiệp tiến hành khởi kiện hành vi xâm phạm quyền tại toà án thì cơ quan thụ lý vụ việc chuyển hồ sơ cho toà án có thẩm quyền giải quyết. Nếu chủ sở hữu công nghiệp chỉ tiến hành khởi kiện tại toà án về khoản tiền bồi thường thiệt hại mà không khởi kiện về hành vi xâm phạm quyền, thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền theo thủ tục quy định tại Điều 14 Nghị định, nhưng phải ghi rõ trong quyết định xử phạt về việc tiền bồi thường thiệt hại sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

V. YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

18. Người yêu cầu giám định

18.1. Những người sau đây có quyền yêu cầu giám định về sở hữu công nghiệp:

a. Người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý vụ việc vi phạm;

b. Chủ sở hữu công nghiệp và các đương sự khác có liên quan đến vụ việc vi phạm.

c. Người có quyền yêu cầu giám định có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện yêu cầu giám định. Việc uỷ quyền tuân theo quy định tại điểm 4 Thông tư 3055/TT/SHCN ngày 31 tháng 12 năm 1996 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

19. Văn bản yêu cầu giám định

19.1. Yêu cầu giám định phải được làm bằng văn bản, nêu cụ thể nội dung yêu cầu giám định và kèm theo các chứng cứ (tài liệu, ảnh, mẫu vật phẩm vi phạm....) mà người yêu cầu giám định có được.

19.2. Yêu cầu giám định gồm các nội dung sau:

a. Tình trạng pháp lý của đối tượng sở hữu công nghiệp có liên quan;

b. Kết luận về đối tượng nghi ngờ chứa yếu tố vi phạm.

20. Thẩm quyền và trách nhiệm giám định

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và trách nhiệm giám định về sở hữu công nghiệp là Cục Sở hữu công nghiệp và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Việc giám định được phân cấp như sau:

20.1. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường nơi đang có đối tượng nghi ngờ chứa yếu tố vi phạm hoặc nơi có trụ sở của tổ chức vi phạm, nơi cư trú của cá nhân vi phạm có thẩm quyền và trách nhiệm nhận và trả lời yêu cầu giám định của các đối tượng sau:

a. Người có thẩm quyền thụ lý vụ việc của cơ quan Nhà nước ở địa phương trên cùng địa bàn;

b. Chủ sở hữu công nghiệp, đương sự liên quan đến vụ việc vi phạm.

20.2. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường địa phương xét thấy mình không có đủ khả năng, điều kiện để đưa ra kết luận giám định thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu giám định phải gửi yêu cầu đó kèm theo công văn đề nghị Cục Sở hữu công nghiệp giám định.

20.3. Cục Sở hữu công nghiệp có thẩm quyền và trách nhiệm nhận và trả lời yêu cầu giám định của các đối tượng sau:

a. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc cơ quan Nhà nước ở Trung ương.

b. Chủ sở hữu công nghiệp, đương sự liên quan đến vụ việc vi phạm.

c. Sở Khoa học, Công nghệ & môi trường các tỉnh, thành phố.

21. Văn bản kết luận giám định

21.1. Nội dung văn bản kết luận giám định

- Văn bản kết luận giám định phải ghi rõ ý kiến về từng nội dung yêu cầu giám định căn cứ vào quy định pháp luật sở hữu công nghiệp hiện hành;

- Đối với nội dung đã có đủ chứng cứ, căn cứ để kết luận thì phải ghi rõ kết luận giám định và căn cứ đưa ra kết luận đó;

- Đối với nội dung chưa có đủ chứng cứ, căn cứ để kết luận thì văn bản kết luận giám định phải nêu một số giả thiết về những tình huống có khả năng xảy ra dựa trên chứng cứ, căn cứ hiện có. Những nội dung chưa đủ căn cứ để kết luận cũng phải ghi rõ trong văn bản giám định.

21.2. Giá trị pháp lý của văn bản kết luận giám định

Văn bản kết luận giám định phải do thủ trưởng cơ quan hoặc người được uỷ quyền hợp pháp ký và đóng dấu xác nhận.

Nội dung các kết luận giám định là một trong các căn cứ pháp lý để người có thẩm quyền đưa ra các quyết định xử phạt hành chính cũng như các quyết định xử lý phù hợp đối với tang vật vi phạm và hành vi vi phạm.

Người ký văn bản giám định phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của kết luận giám định và hậu quả pháp lý của các kết luận giám định đó.

22. Thời hạn giám định

Cơ quan được yêu cầu giám định dựa trên hồ sơ, chứng cứ vụ việc được cung cấp và căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành đưa ra ý kiến kết luận bằng văn bản về những nội dung được yêu cầu trong thời hạn giám định là 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ vụ việc.

Thời gian dành cho người yêu cầu giám định cung cấp chứng cứ, giải trình không tính vào thời hạn giám định quy định trên.

23. Giám định lại

Trường hợp không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ kết quả giám định của Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường hoặc trường hợp ý kiến khác nhau của các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường về cùng một vụ việc, trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được văn bản kết luận giám định, người yêu cầu giám định có thể thực hiện việc yêu cầu giám định lại tại Cục Sở hữu công nghiệp. Cục Sở hữu công nghiệp thực hiện giám định lại về toàn bộ các nội dung yêu cầu giám định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu và đầy đủ hồ sơ vụ việc.

Trường hợp có chứng cứ mới liên quan đến nội dung đã yêu cầu giám định, người yêu cầu giám định có thể yêu cầu cơ quan đã giám định về nội dung đó thực hiện việc giám định mới dựa trên chứng cứ bổ sung theo thủ tục như đối với yêu cầu giám định lần đầu chứ không theo thủ tục giám định lại.

Nếu không đồng ý với kết quả giám định của Cục sở hữu công nghiệp, các bên liên quan có quyền đề nghị Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành lập Hội đồng giám định theo quy định về giám định.

24. Yêu cầu cung cấp chứng cứ, giải trình

Trong quá trình giám định, cơ quan có thẩm quyền giám định có thể yêu cầu người yêu cầu giám định cung cấp chứng cứ hoặc giải trình cần thiết cho việc giám định trong thời hạn xác định. Người yêu cầu giám định phải thực hiện việc cung cấp chứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn được ấn định. Kết thúc thời hạn đó, cơ quan giám định có quyền đưa ra kết luận dựa trên những chứng cứ hiện có.

Người cung cấp chứng cứ phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của chứng cứ cung cấp cho cơ quan giám định theo quy định pháp luật hiện hành.

25. Lệ phí giám định

Người yêu cầu giám định phải nộp lệ phí giám định theo quy định.

Trường hợp có tổ chức, cá nhân bị kết luận là vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp thì tổ chức, cá nhân vi phạm đó phải chịu lệ phí giám định, nếu người yêu cầu giám định không phải là tổ chức, cá nhân vi phạm thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải hoàn lại cho người yêu cầu giám định khoản lệ phí đã nộp.

VI. TỐ CÁO VI PHẠM PHÁP LUẬT SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

26. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật sở hữu công nghiệp

26.1. Mọi tổ chức, cá nhân, kể cả người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và các cơ quan Nhà nước, đoàn thể xã hội đều có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật sở hữu công nghiệp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp. Người tố cáo có nghĩa vụ cung cấp các chứng cứ, thông tin cụ thể về hành vi vi phạm cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo đó. Cơ quan có thẩm quyền nhận được tố cáo có trách nhiệm giải quyết tố cáo tuân theo quy định tại Chương IV Luật Khiếu nại Tố cáo.

Đối với cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt nam, pháp nhân nước ngoài không có đại diện hợp pháp và không có cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh thực thụ tại Việt nam phải thực hiện việc tố cáo thông qua Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp Việt nam.

26.2. Người tố cáo có nghĩa vụ:

a. Cung cấp tài liệu, văn bằng (bản sao có xác nhận của Cục Sở hữu công nghiệp hoặc của cơ quan công chứng Nhà nước - trường hợp là chủ sở hữu)

khẳng định chủ thể, đối tượng, phạm vi, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ liên quan đến vụ việc vi phạm;

b. Cung cấp chứng cứ khẳng định hành vi xâm phạm quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ và các hành vi vi phạm pháp luật sở hữu công nghiệp khác.

26.3. Người tố cáo phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo và các chứng cứ cung cấp cho người có thẩm quyền xử lý vi phạm. Trường hợp nội dung tố cáo, hoặc chứng cứ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kết luận không đúng sự thực thì người tố cáo phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho người bị tố cáo và những người có liên quan, trường hợp cố ý còn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm.

27. Thông báo cho chủ sở hữu công nghiệp, yêu cầu cung cấp chứng cứ.

27.1. Đối với những vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, người có thẩm quyền xử phạt cần thông báo cho chủ sở hữu công nghiệp liên quan biết và yêu cầu họ cung cấp văn bằng bảo hộ, tài liệu xác nhận chủ thể quyền, tình trạng, phạm vi bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp liên quan cũng như các thông tin cần thiết khác để xác định hành vi vi phạm và các biện pháp xử lý thích hợp đối với hành vi vi phạm, tang vật vi phạm.

27.2. Chủ sở hữu công nghiệp có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu, chứng cứ, thông tin cần thiết cho việc xử lý vi phạm theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm và có quyền đưa ra các giải trình, đề nghị về các biện pháp xử lý thích hợp bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

28. Trường hợp không thụ lý đơn tố cáo và không áp dụng quy định xử phạt.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm sẽ không thụ lý đơn tố cáo vi phạm trong các trường hợp sau đây:

28.1. Hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện tại thời điểm nằm ngoài thời hiệu xử phạt;

28.2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là đối tượng của hành vi xâm phạm nằm ngoài thời hạn, phạm vi bảo hộ ghi trong Văn bằng bảo hộ, Giấy chứng nhận hợp đồng li-xăng liên quan.

28.3. Những vụ việc mà người tố cáo đồng thời khởi kiện tại Toà án, việc tố cáo đã được Toà án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án quyết định của Toà án.

VII. HIỆU LỰC THI HÀNH

29. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các vụ việc chưa được xử lý đến ngày Thông tư này có hiệu lực được giải quyết theo quy định tại Thông tư này. Trong khi chờ Bộ Tài chính ban hành quy định về mức lệ phí giám định về sở hữu công nghiệp, Cục Sở hữu công nghiệp và các Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tạm thu lệ phí giám định theo mức thu áp dụng đối với đơn khiếu nại về xâm phạm quyền quy định tại Thông tư 23/TC-TCT ngày 9.5.1997 về chế độ thu, nộp và sử dụng phí và lệ phí sở hữu công nghiệp.

 

 

Hoàng Văn Huây

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF SCIENCE, TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 825/2000/TT-BKHCNMT

Hanoi, May 03, 2000

 

CIRCULAR

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECREE No. 12/1999/ND-CP OF MARCH 6, 1999 ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF INDUSTRIAL PROPERTY

In furtherance of Article 23 of Decree No.12/1999/ND-CP of March 6, 1999 on sanctioning administrative violations in the domain of industrial property (the Decree for short), the Ministry of Science, Technology and Environment hereby guides a number of concrete points for the implementation of the Decree.

I. OBJECTS AND PRINCIPLES OF SANCTIONS, APPLICATION OF RELATED REGULATIONS

1. Objects of sanctions

Objects of sanctions for administrative violations in the domain of industrial property are stipulated in Clauses 2 and 3, Article 2 of the Decree and are subject to the stipulations in Article 5 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations promulgated on July 6, 1995 (hereafter called the Ordinance for short).

1.1. Under these stipulations, all subjects gathering all the following conditions shall be sanctioned under the Decree:

- Individuals aged full 16 years and older or organizations and other entities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The said act of administrative violation is committed on the Vietnamese territory;

- The said act of administrative violation is committed in the statute of limitations provided for in Article 4 of the Decree.

1.2. Under the above stipulations, individuals aged from 14 to under 16 years who intentionally commit an act of administrative violation in industrial property in the above said locality and within the above said time limit shall also be sanctioned under the Decree.

1.3. Foreign individuals and organizations that commit acts of administrative violation related to industrial property in Vietnam shall also be sanctioned under the Decree, except otherwise provided for by the international agreement to which both Vietnam and the country of which this organization or individual bears the nationality have acceded to. In this case, the handling of the administrative violation shall comply with the above-said international agreement.

2. Principle of sanctioning

The sanctioning of administrative violations in the domain of industrial property must comply with the stipulations and principles on sanctioning in Article 3 of the Ordinance and Article 3 of the Decree. When applying these principles, attention must be paid to the following issues:

2.1. Principle of right competence

Only persons with competence stipulated in Chapter 3 of the Decree can issue a decision to sanction an administrative violation in the domain of industrial property with the form and level of sanction within their prescribed competence. It is not allowed to split a violation into several small violations or to group several small violations into a major violation with the aim of changing the sanctioning competence.

2.2. Principle of right object

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



One object that commits several acts of violation shall be sanctioned for each act. Many objects that commit together an act of violation shall each be sanctioned.

2.3. Principle of right extent

The form and level of sanction against an administrative violation in the domain of industrial property must be compatible with the nature, seriousness and consequence of such act of violation. Nevertheless, when determining the form and level of sanction, the personal record of the violator and the aggravating or extenuating circumstances must also be considered in order to take an appropriate decision.

2.4. Principle of timeliness and thoroughness

All organizations and individuals have the right and obligation to detect in time acts of administrative violation in the domain of industrial property. These findings must be notified to the persons competent to impose administrative sanctions. When receiving the notice or when requested to handle an administrative violation in the domain of industrial property, the competent person must immediately proceed with necessary procedures to ensure that such a violation be stopped immediately and its consequences be overcome.

2.5. Principle of conformity with procedures

The sanctioning of administrative violations in the domain of industrial property must be effected according to the procedures stipulated in Articles from 45 to 56 of the Ordinance and Articles from 14 to 20 of the Decree.

3. Application of prescriptions of the legislation on industrial property

When imposing a sanction against administrative violations in the domain of industrial property, the person with sanctioning competence shall not only have to base himself/herself on the provisions of the Ordinance and the Decree, but also on the stipulations on the contents and procedures of protecting the industrial property rights stipulated in Chapter 2, Part VI of the 1995 Civil Code as well as related provisions mentioned in Decree No. 63/CP of October 24, 1996 of the Government providing in detail for the industrial property (hereafter called Decree No. 63/CP for short), Circular No. 3055/TT-SHCN of December 31, 1996 and this Circular of the Ministry of Science, Technology and Environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Scope of guidance

Articles 5, 6, 7, 8 and 9 of Chapter 2 of the Decree provide for five types of acts of administrative violation in the domain of industrial property. These stipulations are clear enough for the implementation and application. The following are only further guidance and explanation for determining different types of violation directly related to the specific industrial property right (Articles 5, 6 and 9).

5. Acts of violation related to the process of establishing and exercising the industrial property rights and filling in the procedures for granting permits (or registration) for industrial property representation service activities (Article 5 of the Decree)

The common characteristic of this type of violation is that the violator deliberately uses dishonest measures aimed at misusing the regime of protection of industrial property rights for personal benefits or to conceal other acts of violation of law. Following are some examples:

5.1. Act of carrying out the procedures to establish and exercise industrial property rights to evade or conduct acts in other domains prohibited or restricted by law (Article 5.1a). The following acts fall into this type of violation: on the pretext of the payment of fees when registering industrial property rights in foreign countries or the payment for foreign licenses to transfer money abroad, or create false payments under the cover of transfer or assignment of industrial property rights, etc.

5.2. Act of carrying out the procedures for establishing or exercising industrial property rights in order to conduct unfair competition, monopoly, unlawful market manipulation, destroying the industrial property objects, restricting or narrowing the scope of protection of industrial property rights of others, misusing or lowering the commercial prestige of other production and business establishments (Article 5.1.b.). The following acts belong to this type of violation:

a/ Misusing the registration of industrial property rights to complain or denounce groundlessly aimed at impeding production and business activities of others;

b/ Expanding groundlessly the scope of protection when filling in procedures for establishing industrial property rights by intentionally not supplying the information of ones knowledge or the information that one has the obligation to know to the competent agency, leading to incorrect determination of the known situation related to the object of protection, thereby to control and impede production and business activities of others;

c/ Buying industrial property rights (e.g. license) aimed at nullifying the competitiveness of others and eventually seizing monopoly in controlling the market;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Acts of violating the stipulations on indications related to industrial property (Article 6 of the Decree).

These acts violate the stipulations in Article 54 and Article 66 of Decree No. 63/CP and cause consequences that damage the interests of consumers.

6.1. False indications on the industrial property owner (Article 6.1.a).

Article 66 of Decree No. 63/CP provides that only the industrial property object owner (industrial property owner) can use indications and only within the time-limit of protection can indications be used to indicate that the product is protected or under his/her/its exclusive right (including symbolized indications) on the products while making advertisement or during transactions for business purpose. If such indications are used when one is not an industrial property owner, it is a violation of this type.

To determine whether an act is a violation of this type or not, it is necessary to identify the industrial property owner as guided in Point 7.2 of this Circular.

6.2. False indication on products or services bearing elements under protection (Article 6.1.b).

The following acts belong to this type of violation:

Printing on goods or goods packages the words "Registered trademark" or "This is a protected trademark" or "the exclusive trademark of..." including the symbol (which is widely used to indicate that the trademark has been registered); or other similar indications to claim that such goods are protected as inventions, utility solutions or industrial designs including the printing of the word "P accompanied with numerals" (P being the symbol used widely to indicate that the product has been granted an invention patent) which in fact is not the case.

To determine whether an act is a violation of this type or not, it is necessary to identify the object of protection according to the guidance at Point 7.2 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The printing on the products the words "manufactured under license of..." or "provided under license of" or terms with similar meaning whether in Vietnamese or in foreign languages, while in fact it is not the case, shall be regarded as a violation of this type.

6.4. Failing to indicate that the product is manufactured or the service is provided under license (Article 6.2.a)

If a product is manufactured under industrial property license (also if it is manufactured under the production license of another person and carries the use trademark under the license of the person who authorizes the manufacture), or if the service is provided under an industrial property license but on the corresponding product or the corresponding service there is no indication of this, this failure shall be regarded as a violation of Article 66 of Decree No. 63/CP and shall be classified as a violation of this type.

6.5. Failing to indicate or unclearly and/or inadequately indicate on the product that it is "Made in Vietnam" for those products that must bear such indication (Article 6.2b).

Under Article 66 of Decree No. 63/CP, if the product is manufactured in Vietnam under a foreign license or if the product is manufactured in Vietnam and bears a trademark that may cause the misunderstanding that the product comes from a foreign country or of foreign origin, the inscription "Made in Vietnam" must be written in full, not in abbreviation. Failing to make such an inscription shall be considered as a violation of this type.

7. Acts of violating the regulations on protection of industrial property rights (Article 9 of the Decree)

Violations described in Article 9 of the Decree are acts of violating the rights regarding inventions, utility solutions, industrial designs, trademarks, appellations of origin of goods under protection. In application of the stipulations at this Article, the person with sanctioning competence must clearly determine the legal status related to the protected object, more concretely: who is the owner of the industrial property, the object of protection, the scope of protection, the time-limit of protection and who is permitted to use the protected object without being considered infringing upon the protected rights. To properly determine the above contents, it is necessary to grasp firmly and abide by the stipulations in Chapter 4 and Chapter 5 (Articles from 33 to 54) of Decree No. 63/CP. Following are some additional explanations and guidance related to this type of violation:

7.1. General principle to determine that an act has infringed upon industrial property rights:

To affirm that an act has infringed upon industrial property rights, there must be all the following factors:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The performer of such act is not the industrial property owner (the method of determining the industrial property owner is mentioned in Point 7.2 of this Circular); in case the used object is an invention or a utility solution or an industrial design, the performer of the above act of using is neither the industrial property owner nor the prior-user of such invention, utility solution or industrial design (prior-user is stipulated in Article 50 of Decree No. 63/CP).

- The above act is performed in the protection time-limit inscribed on the title of protection issued to the industrial property owner and is performed in Vietnam.

7.2. Method of determining the industrial property owner

Under Clause 2 and Clause 3, Article 1 of the Decree, the "industrial property owner" may be one of the three following entities with regard to industrial property rights: owner of the title of protection, owner of the international registration of the trademark and the lawful transferee of industrial property rights. The determination of the industrial property owner shall be made on the following bases:

a/ "Owner of the title of protection" is an organization or individual that is granted a title of protection, more concretely: this individual or organization is recorded as "title owner" in the patent of invention, patent of utility solution, patent of industrial design or is recorded as "certificate owner" in the certificate of registered trademark, certificate of the right to use the appellation of origin of goods, certificate of industrial design (granted under the 1989 Ordinance on Protection of Industrial Property Rights).

b/ "International trademark registration owner" is a foreign organization or individual that has internationally registered the trademark under the Madrid Agreement and such registration has been accepted in Vietnam; more concretely, the organization or individual has been registered as owner of registration in the announcement of the International Office of the World Intellectual Property Organization (WIPO) in which Vietnam is indicated and, with certification by the Industrial Property Office that such registration has been accepted by Vietnam.

c/ "Legal transferee of industrial property rights" is an organization or individual that has been legally assigned the property right over the invention, utility solution, industrial design, trademark. More concretely, such organization or individual has been recorded as "Receiving party" in the certificate of registration of the contract on transfer of ownership right over the industrial property object granted by the National Office of Industrial Property.

d/ The "legal transferee of industrial property right" may also be the organization or individual that has been legally transferred the use right (license) of the invention, utility solution, industrial design, trademark. More concretely, this organization or individual has been listed as "Receiving party" in the certificate of the license contract registration granted by the National Office of Industrial Property (including non-voluntary license).

The titles of protection (patent of invention, patent of utility solution, patent of industrial design, certificate of trademark registration, certificate of the right to use the appellation of origin of goods, certificate of industrial design) and certificates of registration of contract on transfer of industrial property rights are only valid as grounds to determine the industrial property owner as well as the scope and object of industrial property rights in application of the Decree so long as these papers are still within the effective time limit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Violation element (Clause 4, Article 1 of the Decree) is the concrete manifestation of the result of the acts of infringing upon the right over an invention, utility solution, industrial design, trademark, appellation of origin of goods, and is the most important ground to determine such an act.

a/ Violation elements against inventions or utility solutions may come under one of the following three forms:

- Product or part of product is identical to a product or part of product being protected as an invention or utility solution;

- Product-manufacturing process is identical to product- manufacturing process which is being protected as an invention or utility solution;

- Product or part of product is being manufactured according to a process identical to the process being protected as an invention or utility solution.

To determine the identity between the infringing product and the protected product, between the infringing process and the protected process, it is necessary to compare all the technical specifications of the product/process with the specifications of those being protected and only if all these technical specifications of the infringing product/process are present in the grouping of, technical specifications of the protected product/process, can such a conclusion as above be made.

The comparison must be based on the description of the invention and the description of utility solution and the request for protection of the invention and the utility solution attached to the invention patent and the utility solution patent which have determined the technical specifications of the product or process under protection.

b/ The violation elements against an industrial design is a product, the outer appearance of which or of a part of which is identical to an industrial design being protected, or identical to the basic shaping components of the industrial design being protected.

To determine if a product is a violation element against the industrial design or not, a comparison must be made between all shaping features (figure, mass, colors) of the product or part of the product and the shaping features of the industrial design in the industrial design patent (or the certificate of registration of industrial design granted under the 1989 Ordinance on Protection of Industrial Property Rights). Only when all the features of the whole product or part of the product are identical to the shaping features mentioned in the industrial design patent or to the features of the substantial shaping component of the industrial design mentioned in the industrial design patent can it be affirmed that this product is a violation element against the industrial design.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The sign that stands as a trademark of goods, or

- Indication that causes to think of the trademark or origin of goods.

The violation elements being signs are all signs that may be used as trademark (letters, numerals, images, symbols and marks) printed or pasted on the goods, goods packing, service facilities and transaction papers, signboards and advertisements identical or mistakenly similar to a trademark or appellation of origin of goods being protected.

The violation elements being indications are all information presented on the goods, packing, service facilities, transaction papers, signboards and advertisements (presentation, legend, symbol) leading consumers to confusion about the origin, and relationships between the goods or services and the goods or services having a trademark or appellation of origin of goods being protected.

To determine whether a sign or indication is a violating element against the trademark, the appellation of origin of goods or not, a comparison must be made between this sign or indication and the trademark and appellation of origin of goods being protected as well as between the product or service bearing these signs or indications and that on the list of products and services presented in the trademark registration certificate or the certificate of the right to use appellation of origin of the corresponding goods. The following points must be given attention when a comparison is made:

- A sign shall be considered identical to a trademark or an appellation of goods origin under protection when both these conditions are met:

First condition: The sign has a structure, presentation, color, pronunciation (for a letter sign), and implication fully identical to the structure, presentation, color, pronunciation and implication of the trademark or appellation of origin of goods being protected; and

Second condition: The goods or service bearing this sign lies on the list of products and services having been registered in the certificate of trademark registration, or the certificate of the right to use the appellation of goods origin.

- A sign shall be considered mistakenly identical to the trademark or appellation of goods origin being protected if one of these two circumstances happens:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



That sign has a structure, presentation or pronunciation (for a letter sign), and color and implication completely identical to the structure, presentation, pronunciation, color and implication of the trademark and appellation of origin of goods being protected; and

The goods or service bearing that sign is similar or related in function and use to the goods or service registered in the certificate of registration of trademark, or the certificate of the right to use the corresponding appellation of goods orgin;

Second circumstance (similar in sign and identical in product):

The sign has a number of characteristics in structure, presentation, pronunciation (for a letter sign), color and implication completely identical or mistakenly similar to the trademark or appellation of origin of goods being protected; and

The goods or service bearing that sign lies on the list of products or services registered in the certificate of registration of trademark, or the certificate of the right to use the appellation of origin of goods.

8. Some points that must be given special attention when applying Article 9 of the Decree

When determining the act of infringing upon industrial property rights and when sanctioning under Article 9 of the Decree, the sanctioning person shall have to pay special attention to the following questions:

8.1. Exceptional cases which are not considered an infringement of industrial property rights:

Under Article 803 of the 1995 Civil Code and Clause 3, Article 53 of Decree No. 63/CP, the following acts shall not be considered as infringement of the industrial property rights and shall not be handled according to the Decree:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Using the object of industrial property on means transiting or temporarily staying in Vietnam only to maintain the operation of this means;

c/ Using the object of industrial property put into circulation by the prior-user (as stipulated in Article 50 of Decree No. 63/CP);

d/ Using or conducting activities of a commercial character (importing, selling, storing for sale, offer for sale, sale promotion) of products or goods already put into circulation by the industrial property owner on the market (including foreign market).

The fourth exception is very often seen in the process of settling disputes and complaints regarding violations of industrial property. Below are some instances of this case:

- Commercial activities with products and goods containing elements under industrial property protection supplied by other persons (distribution, sale) and the supplier is actually the industrial property owner (protection title holder, license grantee). These activities shall not be considered a violation, whether the supply of the goods or products is conducted in Vietnam or abroad.

- Parallel import: The import of goods or products containing elements under industrial property protection originally supplied not by the industrial property owner but by the license grantee or a distribution recipient or an affiliate or a branch... shall not be considered a violation.

If the person who is denounced as an offender deems that his/her act falls into an exceptional case, he/she has the right and obligation to prove that such act belongs to the exceptional cases. Failing to do this, he/she shall not be eligible for the right of exception mentioned above.

8.2. Impact of the change of effectiveness of title of protection:

The effectiveness of a title of protection may be changed: the scope of protection of the industrial property object may be restricted or suspended or annulled. This change shall affect the determination of the act of violation mentioned in Article 9 of the Decree. In order to assure justice and fairness in the handling of violations, upon notice of the competent industrial property agency on the possibility or decision on a change to the effectiveness of the title of protection, the person with sanctioning competence shall have to study and issue a decision compatible with a new effective scope.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. Warning

Sanctioning form of warning as stipulated in Clause 1, Article 3 of the Decree applies only to cases where sanctioning by warning is stipulated in corresponding articles and clauses of the Decree and shall apply to violations with the following characteristics:

- First violation, small scale, not causing substantial damage to the industrial property owners and consumers;

- Due to backward educational level, lack of knowledge of the legislation on industrial property and causing no substantial damage to the industrial property owners and consumers;

- Caused by the violation of another of which the violating person is unaware or does not have plausible reasons to know, including deception in the process of signing an agreement or the performance of a contract for production and business where it is not obligatory to know about the related industrial property issue.

10. Fines

Sanctioning by fines shall be applied when the violation is deemed not liable to sanctioning by warning. The levels of fine are stipulated as follows:

10.1. When the violation does not involve aggravating or extenuating circumstances, the level of fine shall be the average level in the fine bracket;

10.2. Where one of the following extenuating circum-stances is involved, the fining level shall be lower than the average down to the minimum level in the fine bracket;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The violation is caused by the violation of others of which the violating person is unaware or does not have any plausible reason to know but is bound by law to know about the related industrial property issue (e.g. about legislation compelling the processor of export goods to assure the lawfulness of the trademark used for the product or to ask the processee to write a pledge that he/she bears responsibility for the use of trademark for the products but the processor has not complied with these regulations);

- The offender has voluntarily suspended the act of violation and taken measures to prevent or reduce the damage, such as stopping producing or selling the violating goods when requested by the industrial property owner or the competent State agency;

- The offender has seriously complied with the requests of the industrial property owner or the competent State agency, voluntarily overcome the consequences such as recouping the violating goods, announcing corrections and apologies, and voluntarily paying compensations for damage to the industrial property owner.

10.3. Where the violation involves one of the following aggravating circumstances, the fine level shall be above the average to the maximum level in the fine bracket:

- Organized violation;

- Oft-repeated violation;

- Deceiving, misusing the lack of knowledge of others or their dependence on economic and social questions to incite or urge or compel them to commit the violation;

- Taking advantage of war-time conditions, natural disasters or exceptional economic and social conditions to commit the violation;

- Committing the violation while in the period of carrying out the verdict of a criminal sentence or a decision to handle an administrative violation for a criminal act or an act of violation in the domain of industrial property;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The determination of the fining level in the fine bracket with aggravating circumstances stipulated in Clause 2, Article 9 of the Decree shall apply the principles similar to those applied to the determination of a fine level in the ordinary fine bracket.

11. Stripping of the right to use licenses:

11.1. Stripping of the right to use licenses is an additional form of sanction. It cannot be used independently but only in conjunction with the main sanction (warning or fine) when the competent person deems there are enough grounds and conditions for application, as follows:

- There are provisions allowing the application of the form of stripping of the right to use the license for the related act of violation at a concrete article, clause or point in Articles from 5 to 9 of the Decree; and

- The realistic factors of the violation belong to one of the cases prescribed at Clause 1, Article 16 of the Decree. These factors must be fully recorded in the violation record.

11.2. The conditions for considering application of the form of stripping of the right to use licenses definitely or indefinitely shall comply with stipulations at Clauses 2 and 3, Article 16 of the Decree. The time-limit for stripping of the right to use license must correspond with the violation character and extent of the specific act and lie within the time limit allowed for such acts as provided for in the corresponding articles, clauses and points of Articles from 5 to 9 of the Decree.

11.3. The competence in stripping each type of license shall comply with Articles 10 and Article 11 of the Decree. The business licenses stipulated in the Decree may be business licenses, business registrations, investment license depending on specific instances as stipulated in the current law. The industrial property representation service license, depending on each specific case, may be the certificate of an industrial property representation service organization or card of industrial property attorney stipulated in Decree No. 63/CP. Where the person with sanctioning competence does not have the competence to strip the right to use licenses (such as the investment license issued by the Ministry of Planning and Investment), the person with sanctioning competence shall make a written proposal attached to the dossier on the case asking the agency that issues the license to handle it.

12. Confiscation of material evidences and means of violation

12.1. The confiscation of material evidences and means of violation can only be applied in conjunction with the main forms of sanction when the competent person deems that there are enough grounds and conditions for application. More concretely:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



-Violation elements cannot be removed from the products, goods, business means, service means.

12.2. Confiscation of violating goods as stipulated in Point c, Clause 2, Article 18 can be applied only when the competent person has made a request and fixed a reasonable time for the violating organization or individual to take appropriate measures to eliminate or mend the violation element on the goods and business means but he/she/it deliberately does not comply or comply below the requirement.

12.3. The confiscation of violating goods of which the origin cannot be identified as stipulated in Point d, Clause 2, Article 18 of the Decree can be applied only when all the following conditions are gathered:

- The relevant industrial property owner has supplied all necessary papers to prove that the violating goods are not put on sale by himself/herself with his/her consent;

- There is a written pledge of the person who asks the confiscation to pay damages to the goods owner if later the competent agency determines that the confiscated goods are not violating goods or there are not enough grounds to conclude that these are violating goods;

- There has been a request of a competent person to stop the violation but the offender still deliberately continues or repeats the violation after he/she/it has been served with a warning or a fine for a violation of the same type earlier.

12.4. In case the competent person decides to confiscate the goods suspected of violation without request of the denouncer as well as the conditions stipulated in Point 12.3 mentioned above, the responsibility for compensation for damage to the goods owner rests with the person who decides the confiscation if later the confiscated goods are found not violating goods or there are not enough grounds to conclude that these are violating goods.

13. Other measures:

13.1. Other measures of handling acts of violation shall be taken when it is deemed necessary to prevent further violation and overcome the consequences of violation, in conformity with corresponding stipulations in Articles from 5 to 9 of the Decree, depending on specific cases and only when applied in conjunction with the main form of sanction. More concretely:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Public rectification of wrong information which causes the violation by publishing apologies and rectification on the same facilities or products which carry the violating information earlier; on mass media or in apologies and rectification documents sent to the industrial property owner, and related subjects which are affected by such wrong information so that the forms, scope and the means carrying the rectification correspond with the scope of violation.

c/ Compulsory industrial property obligations that must be done may be forcible registration of the trademark for the relevant products, forcible making and registration of the industrial property right transfer contract as prescribed, forcible proper use of the trademark and appellation of origin of goods and industrial design as registered, and forcible inscription of the indication on the products as prescribed;

d/ Products bearing signs of violation must be destroyed. Depending on concrete situations, this may be a business transaction paper, a catalogue, an operation manual, leaflet, logo, advertisement sample, trademark sample, label, decal, package;

e/ Forcible destruction of the violating goods can be applied only in cases where the goods have no use value or fail to meet the quality criteria as prescribed and may be harmful to human health or cannot be handled by measures stipulated in Clause 2, Article 19 of the Decree.

f/ With regard to compensation for damage, if the parties can agree on non-compensation or on the level of compensation, the person with sanctioning competence shall recognize this agreement and record it in the sanctioning decision. In case the parties cannot agree on the amount of compensation: if it is up to 1,000,000 VND, the competent person shall base himself/herself on the actual consequence of the damage to decide the compensation level and record it in the sanctioning decision; if it is more than 1,000,000 VND, he/she shall request the parties to initiate a lawsuit at Court according to the civil procedures and clearly record this in the sanctioning decision.

13.2. Past the statute of limitations for sanctioning administrative violations, no sanction shall be imposed but other measures may be applied as stipulated in Points a, b, d, Clause 3 of Article 11 of the Ordinance.

13.3. Cases where application or carrying out of other measures of handling may be exempted:

a/ If the industrial property owner agrees or requests non- application or non-performance or exemption of the application of compulsory rectification or apology, the competent person may allow exemption of the application or carrying out of this measure if he/she deems that such act can cause damage chiefly to the industrial property owner;

b/ If the offender reaches agreement with the industrial property owner on the granting of license allowing the continued production and trading of the goods or the provision of services which have been concluded to have illegally used the relevant object of industrial property, the person with sanctioning competence may allow exemption of the application or use of these measures: compulsory removal of violating elements, confiscation of the violating goods and business means and services, destruction of violating products and goods, if the production and business activities conducted under that license meet the conditions stipulated in relevant legislation and do not affect the consumers and economic management order.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14.1. The persons with competence of temporarily seizing material evidences and means of violation as stipulated in Clause 1, Article 17 of the Decree are: head of the district level police, head of the economic police bureau, head of the border-gate customs and head of the market management group.

The inspector and head of the inspection team specialized in industrial property are not entitled to effect temporary seizure of the material evidences and violating means but may, when necessary, seal and make an inventory of these evidences and means and assign them to the charge of the owner, and when necessary, may request the competent person to issue the decision on temporary seizure (Article 9 and Article 24 of the Inspection Ordinance). The sealing and inventory must be written in the violation record and the decision on sealing and inventory.

14.2. The competent person can issue the decision on temporary seizure only when there are realistic details in the circumstances stated in Clause 2, Article 17 of the Decree and must record these details in the violation record and the temporary seizure decision.

14.3. With regard to the goods suspected of violation of which the origin cannot be identified, the competent person can decide their temporary seizure only when there are all the following conditions:

a/ The related industrial property owner asks for their temporary seizure and supplies evidences and reasonable arguments that these goods are not put into circulation by the industrial property owner or the person authorized by him to bring to the market, including foreign markets;

b/ There is a written pledge of compensation for damage of the industrial property owner, if later the competent agency determines that the seized goods are not violating goods or that there are not enough evidences to conclude that these are violating goods.

In case the competent person decides the temporary seizure of the goods suspected of violation without request of the denouncer nor the conditions stipulated at Point 14.3 above, the responsibility for paying compensation for damage to the goods owner shall rest with the person who has decided the temporary seizure if later the goods are determined not to be violating goods or there are not enough evidences to conclude that these are violating goods.

14.4. The time limit of a temporary seizure is 15 days. This may be longer if the case involves complicated details but must not exceed 30 days after the seizure decision is issued.

IV. SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The sanctioning competence and procedures are stipulated in Chapter 3 (from Articles 10 to 20) of the Decree. Following are some further guidances and special points on this question.

16. Cooperation among agencies with sanctioning competence

16.1. Specialized industrial property inspectorate:

The specialized industrial property inspectorate: the specialized industrial property inspector; the specialized industrial property chief inspector from the Science, Technology and Environment Service; the specialized industrial property chief inspector from the Ministry of Science, Technology and Environment stipulated in Article 11 of the Decree are correspondingly the inspector of the Ministry of Science, Technology and Environment, the inspector of the Science, Technology and Environment Service, the science, technology and environment inspector, the chief inspector of the Science, Technology and Environment Service and the chief inspector of the Ministry of Science, Technology and Environment.

16.2. In case an act of violation of an organization or individual occurs in many different localities, the competent agency that first detects it shall have to make a written record, suspend the violation and inform the competent agency where the main office of the violating organization is located (for individuals this is his/her permanent residence) and ask it to receive and handle the case and this agency must notify the competent relevant agencies in the locality thereof so that they may cooperate in handling the violation on the principle: all acts of violation shall be sanctioned and each act can be sanctioned only once.

16.3. In case many organizations and individuals take part in one act of violation involving close relationships and such act occurs in many different localities, the competent agency that first detects the violation shall handle such administrative violation in its locality and at the same time shall have to notify the competent agencies in related localities thereof in order to coordinate in handling the violation and ensure the principle that all acts of violation shall be sanctioned and each act of violation can be sanctioned only once.

For organized and large scale violations which, however, are not serious enough to be examined for penal liability, the central competent agency shall assume the prime responsibility over and cooperate with the localities in handling.

16.4. When an act of violation is deemed subject to a level of sanctioning and measures under the competence of the branch managing agency or the higher managing agency of the administrative unit (territory), a report must be made and sent to the higher competent agency together with the dossier of the case for settlement. When the case is deemed subject to a level of sanctioning and measures of handling beyond its competence, the branch managing agency shall draw up a report and transfer the dossier of the case to the competent agency managing the local administrative unit for settlement.

16.5. In case the violation described at Clauses 1, 3, 4 and 5 of Article 9 of the Decree involves complicated circumstances related to industrial property specialty, the agency handling the case shall transfer the dossier to the specialized inspectorate for settlement if such act comes under the sanctioning competence of this inspectorate or make a written document to propose industrial property expertise evaluation as stipulated at Clause 3, Article 14 of the Decree, and Section V of this Circular as a basis for issuing the sanctioning decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



17.1. For the acts of violation concerning protection, obligation and indications on industrial property rights, authors right over invention, utility solution, industrial design of serious character such as large-scale violation (in terms of production scale, quantity and value of violating goods), causing serious social, economic consequences (health, environment, interests of consumers, national prestige), repeated recidivism, the competent person handling the case shall have to consult the peoples procuracy of the same level on how to handle before deciding the sanction. In case the violation has signs constituting a criminal offense as stipulated by the Penal Code (on counterfeit, trading of counterfeit goods, deception of customers, infringing upon the industrial property rights), the dossier must be sent to the competent peoples procuracy to propose prosecution of this crime according to the criminal procedures.

17.2. For acts of infringement upon industrial property rights that have been settled according to the civil procedures, the agency competent to administratively sanction shall not handle them according to stipulations on administrative sanctioning. If an act of rights infringement is concurrently sued before the court according to the civil procedures and denounced according to the administrative procedures, such act shall be settled according to the civil procedures at a competent court. The agency competent in administrative sanctioning that has handled the case shall send the dossier of the case to the competent court if so requested, at the same time shall have to notify in writing the denouncer thereof within the time limit of handling denunciations as prescribed.

17.3. In case the violation concerning the protection of the right to use industrial property object (infringement upon rights) stipulated in Article 9 of the Decree involves dispute over the compensation for damage valued at more than 1,000,000 VND as stipulated at Clause 3, Article 3 of the Decree, the agency handling the case shall guide the industrial property owner to initiate a lawsuit against the act of infringing upon rights according to the civil procedures. If the industrial property owner initiates a lawsuit against the act of rights infringement at the court, the agency handling the case shall send the dossier to the competent court. If he/she only takes the suit to the court over the compensation for damage but not over the act of rights infringement, the competent person shall also issue the decision on administrative sanctioning for the act of rights infringement according to the procedures stipulated in Article 14 of the Decree, but must write in the sanctioning decision that the compensation for damage shall be settled according to the civil procedures.

V. REQUEST FOR EVALUATION IN INDUSTRIAL PROPERTY

18. The evaluation requester

18.1. The following persons are entitled to request an evaluation in industrial property:

a/ The person with sanctioning competence who is handling the violation;

b/ The industrial property owner and others related to the violation;

c/ The persons with right to request evaluation may directly or authorize another to make a request for evaluation. The authorization shall comply with Point 4, Circular No. 3055/TT/SHCN of December 31, 1996 of the Ministry of Science, Technology and Environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



19.1. The request for evaluation must be made in writing specifying the contents to be subject to the evaluation and attached to evidences (documents, photos, samples of violating products) available to the requester.

19.2. The request for evaluation shall include the following:

a/ Legal status of the related industrial property object;

b/ Conclusion on the object suspected of containing violation elements.

20. Competence and responsibility in evaluation:

The State agencies competent and responsible for evaluation in industrial property are the Industrial Property Office and the Science, Technology and Environment Services. The evaluation is assigned to the following echelons:

20.1. The Science, Technology and Environment Service of the locality where the object suspected of containing violation elements exists or where the violation organization is located or the violating individual is residing- has the competence and responsibility of receiving and answering the request for evaluation of the following objects:

a/ The person with competence to handle affairs of local State agencies in the same locality;

b/ The industrial property owner and the persons related to the violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



20.3. The National Office of Industrial Property has the competence and responsibility to receive and answer the request for evaluation of the following objects:

a/ The person with sanctioning competence at a central State agency.

b/ The industrial property owner, and persons related to the violation.

c/ The Science, Technology and Environment Services in the provinces and cities.

21. Written record on evaluation conclusion.

21.1. Contents of evaluation conclusion record:

- The evaluation conclusion record must fully record the opinions on each content of the request based on the provisions of the current legislation on industrial property;

- For the contents having enough evidences and grounds for conclusion, these evaluation conclusions and grounds must be fully recorded;

- For the contents which have not enough evidences and grounds for conclusion, the evaluation conclusion record must put out some hypotheses about possible eventualities based on the existing evidences and grounds. Those contents which do not have enough evidences or grounds for conclusion must also be written in the evaluation record.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The evaluation conclusion record must be signed and sealed by the head of the agency or the legal mandatory.

The contents of the evaluation conclusions shall constitute one of the legal grounds for the competent person to issue decision on administrative sanctioning as well as other appropriate handling decisions for the material evidences and acts of violation.

The signatory must take responsibility for the legality of the evaluation conclusions and the legal consequences of these conclusions.

22. Time-limit for evaluation

The agency entitled to request evaluation shall base itself on the dossier and evidences of the case supplied to it and on the current provisions of law to make a written suggestion for conclusion on the contents stated in the request within a time limit of 10 days after reception of the complete dossier of the case.

The time for the evaluation requester to supply evidences and explanations shall not be included in the said time limit for evaluation.

23. Revaluation

In case he/she disagrees with a part or the entire conclusions of the evaluation by the Science, Technology and Environment Service or in case of divergence of opinions among the Science, Technology and Environment Services about the same case, within 3 days after receiving the written evaluation conclusion record, the requester may ask for revaluation at the National Office of Industrial Property. The National Office of Industrial Property shall revaluate the whole of the contents in the request within 10 days after receiving the written request and the full dossier of the case.

In case there exist new evidences related to the contents of the request for evaluation, the requester may ask the agency that has evaluated these contents to conduct another evaluation based on the supplementary evidence (evidences) according to the same procedures as for the first request of evaluation, not the procedures for revaluation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



24. Request for supply of evidences and explanations

In the process of evaluation the agency with evaluation competence may request the evaluation requester to supply necessary evidences or explanations for the evaluation within a specific time limit. The evaluation requester must supply the evidences or explanations within the prescribed time limit. Upon expiry of that time limit, the evaluation agency may make its own conclusion based on the existing evidences.

The supplier of evidences must take responsibility for the truthfulness of the evidences supplied to the evaluation agency as prescribed by current law provisions.

25. Evaluation fees

The evaluation requester shall pay an evaluation fee as prescribed.

In case it is concluded that an organization or individual violates the legislation on industrial property, such violating organization or individual shall have to pay the fee. If the requester is not the violating organization or individual, the violating organization or individual shall have to repay the fee to the evaluation requester who has paid it.

VI. DENUNCIATIONS AGAINST VIOLATIONS OF INDUSTRIAL PROPERTY LEGISLATION

26. Denunciation against acts of violation of industrial property legislation

26.1. All organizations and individuals, including producers, businessmen, consumers and State agencies and social organizations have the right to denounce acts of violation of industrial property legislation to the competent agencies with a view to handling these violations. The denouncer has the obligation to supply evidences and concrete information on the acts of violation to the competent State agencies and shall have to take responsibility for this denunciation. Upon receiving the denunciation, the competent agency has the responsibility to settle the denunciation according to the provisions at Chapter IV of the Law on Complaints and Denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



26.2. The denouncer has the obligation:

a/ To supply documents and titles (copies certified by the National Office of Industrial Property or the State Notary Public, if he/she is the property owner), affirming the entity, object, scope and content of the industrial property right under protection related to the violation;

b/ To supply evidences against the act of infringing upon the rights of the industrial property object being protected and other acts of violation of the legislation on industrial property.

26.3. The denouncer must take full responsibility for the contents of the denunciation and the evidences that have been supplied to the person with competence to handle the violation. If the content of the denunciation or the evidences are concluded by the competent State agency to be untruthful, the denouncer shall have to pay compensation for the damage caused to the denounced and related persons. If the act is intentional, he/she may be subject to administrative or criminal handling depending on the seriousness of the violation.

27. Notifying the industrial property owner, requesting him/her to supply evidences.

27.1. For acts of infringing upon industrial property rights, the person with sanctioning competence should inform the related industrial property owner and request him/her to supply the title of protection, documents certifying the owner of the right, the status and scope of protection of the related industrial property object as well as other necessary information in order to determine the act of violation and appropriate measures of handling the violation and material evidences of violation.

27.2. The industrial property owner has the obligation to supply documents and necessary documents, evidences and information for the handling of the violation at the request of the persons with competence to handle the violation and may give explanations and proposals on appropriate measures of handling to ensure his/her legitimate rights and interests.

28. Cases of non-handling of denunciation letter and non-application of sanctioning prescriptions

The agency with competence to handle violations shall not handle the letter denouncing a violation in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



28.2. The industrial property right over the object of industrial property is an object of the act of violation outside the time limit and scope of protection written in the title of protection and the related certificate of license contract.

28.3. The acts and affairs denounced have also been sued at the Court and the denunciation is being handled by the Court or about which the court has issued a judgment or decision.

VII. IMPLEMENTATION EFFECT

29. This Circular takes effect 15 days after its signing. The unsettled cases left pending up to the effective date of this Circular shall be settled as prescribed in this Circular. In awaiting for the Ministry of Finance to issue a regulation on industrial property evaluation fee, the National Office of Industrial Property and the Science, Technology and Environment Services shall provisionally collect evaluation fees at the rate applied to the complaints about infringement on rights stipulated in Circular No. 23/TC-TCT of May 9, 1997 on the collection, remittance and use of industrial property charges and fees.

 

 

FOR THE MINISTER OF SCIENCE,
TECHNOLOGY AND ENVIRONMENT
VICE MINISTER




Hoang Van Huay

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT ngày 03/05/2000 hướng dẫn thi hành Nghị định 12/1999/NĐ-CP về xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ khoa học công nghệ và môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.629

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.224.165
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!