Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT bảo hộ giống cây trồng

Số hiệu: 03/2021/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 22/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Biểu mẫu mới về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

Ngày 22/6/2021, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Theo Thông tư 03/2021, biểu mẫu về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng bao gồm:

- Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2021.

(Phụ lục II của Thông tư 03/2021 thay thế Phụ lục 3 của Thông tư 16/2013)

- Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 03/2021.

(Phụ lục III của Thông tư 03/2021 thay thế Phụ lục 4 của Thông tư 16/2013)

Thông tư 03/2021 quy định chuyển tiếp như sau:

- Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp trước ngày 06/8/2021 thực hiện theo quy định của Thông tư 16/2013 và các văn bản pháp luật có hiệu lực liên quan;

Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký; sửa đổi, bổ sung, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng thực hiện theo quy định tại Thông tư 03/2021.

- Hồ sơ chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng; hồ sơ đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng; hồ sơ xử lý ý kiến phản đối của người thứ ba nộp trước ngày 06/8/2021 thực hiện theo quy định của Thông tư 16/2013 và các văn bản pháp luật có hiệu lực liên quan.

Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 06/8/2021.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2021/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2021

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 16/2013/TT-BNNPTNT NGÀY 28/02/2013 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ BẢO HỘ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng và Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về nông nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT- BNNPTNT ngày 28/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (sau đây viết tắt là Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT) như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định chi tiết về xác lập quyền, đại diện quyền đối với giống cây trồng; cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng; đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.”

2. Sửa đổi khoản 2 Điều 4 như sau:

 “2. Đại diện theo ủy quyền của chủ đơn tiến hành các thủ tục về bảo hộ giống cây trồng theo quy định pháp luật về ủy quyền; giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính trong Thông tư này

1. Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính: Tùy theo điều kiện tiếp nhận / trả kết quả của Cục Trồng trọt, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, email, fax):

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có đóng dấu của cơ sở đối với văn bản do cơ sở ban hành;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính. Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Thời gian trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ:

a) Trường hợp nộp trực tiếp: Cục Trồng trọt kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;

b) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;

c) Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 08 giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.

4. Cách thức nộp phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại Cục Trồng trọt hoặc qua dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Cách thức trả kết quả: Cục Trồng trọt trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.

6. Trong Thông tư này có nội dung thủ tục hành chính quy định khác với quy định nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này thì thực hiện theo quy định đó.

7. Trường hợp các tài liệu trong hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 174 Luật sở hữu trí tuệ phải dịch ra tiếng Việt, bản dịch được công chứng hoặc có xác nhận của người đăng ký.

8. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của hồ sơ đã nộp.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi và tính mới của giống cây trồng

1. Giống cây trồng được biết đến rộng rãi là giống cây trồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Giống cây trồng mà vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống đó được sử dụng một cách rộng rãi trên thị trường Việt Nam hoặc ở bất kỳ quốc gia nào tại thời điểm nộp đơn đăng ký bảo hộ;

b) Giống cây trồng được bảo hộ hoặc được công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách, tự công bố lưu hành, công nhận sản xuất thử, công nhận chính thức tại Việt Nam hoặc thuộc danh mục giống được phép sản xuất kinh doanh ở bất kỳ quốc gia nào;

c) Giống cây trồng là đối tượng trong đơn đăng ký nhằm mục đích: bảo hộ giống cây trồng; công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách; danh mục giống ở bất kỳ quốc gia nào, nếu các đơn này không bị từ chối.

2. Tính mới đối với giống cây trồng

Giống cây trồng được coi là không còn tính mới sau mười hai (12) tháng kể từ ngày được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Giống được phép sản xuất, kinh doanh gồm: giống đã được công nhận chính thức; giống có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; giống được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành đặc cách; giống tự công bố lưu hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Trồng trọt.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Biểu mẫu về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

1. Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.”

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

“Điều 8. Phí, lệ phí bảo hộ quyền đối với giống cây trồng

1. Phí, lệ phí về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Thông tư số 207/2016/TT-BTC).

2. Thời hạn nộp phí duy trì hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16/08/2010 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng (sau đây viết tắt là Nghị định số 88/2010/NĐ-CP).

3. Trường hợp Thông tư số 207/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng theo văn bản mới được ban hành.”

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Nhận đơn, chuyển nhượng quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

1. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng gồm các tài liệu:

a) Tờ khai đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tờ khai kỹ thuật khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định (khảo nghiệm DUS)

- Trường hợp giống đăng ký thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng Mẫu tờ khai kỹ thuật trong các tài liệu trên;

- Trường hợp giống đăng ký không thuộc loài cây trồng đã có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV: sử dụng theo Mẫu tờ khai kỹ thuật tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);

d) Ảnh chụp mẫu giống: Tối thiểu 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9cm x 15cm thể hiện 3 tính trạng đặc trưng của giống đăng ký;

đ) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng, tài liệu chứng minh người đăng ký là đại diện hợp pháp của chủ sở hữu giống đăng ký);

e) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

g) Chứng từ nộp phí, lệ phí.

2. Ngày nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng là ngày đơn được Cục Trồng trọt tiếp nhận đầy đủ thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thông báo chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Trước khi Cục Trồng trọt ra quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc thông báo từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký có quyền chuyển nhượng quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho người khác. Người được chuyển nhượng gửi Hợp đồng chuyển nhượng quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng về Cục Trồng trọt.”

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

“Điều 10. Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

1. Trước thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng, tổ chức, cá nhân được sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ trong các trường hợp sau:

a) Sửa đổi, bổ sung đơn nhưng không làm thay đổi bản chất đơn đăng ký bảo hộ: lỗi chính tả về tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả và tên giống cây trồng;

b) Thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng có căn cứ pháp lý;

c) Thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký theo yêu cầu của chủ sở hữu (trường hợp nộp đơn qua đại diện); thay đổi tên, địa chỉ chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng hoặc thừa kế, kế thừa.

2. Hồ sơ:

a) Tờ khai yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn theo Mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực hợp đồng chuyển nhượng (trường hợp chuyển nhượng đơn đăng ký); hoặc căn cứ pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ người đăng ký, chủ sở hữu, tác giả giống cây trồng;

c) Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa (có xác nhận của chủ sở hữu đăng ký), Tài liệu chứng minh quyền nhân thân giữa chủ sở hữu đăng ký và người nhận thừa kế; Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của chủ sở hữu đăng ký (nếu có);

d) Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp thay đổi đại diện.

3. Trình tự, thời gian giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành thông báo ch ấp nhận sửa đổi, bổ sung, trả kết quả cho người đăng ký và đăng tải thông báo trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.

4. Các yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì nộp lại đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng.”

9. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

“Điều 16. Khảo nghiệm DUS do người nộp đơn thực hiện

1. Ngoài các tài liệu theo quy định tại Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ, người đăng ký đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS đối với giống đăng ký bảo hộ nộp bổ sung các tài liệu sau đây:

a) Bản kê khai chi tiết điều kiện được tự khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, phù hợp với yêu cầu cụ thể tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với từng loài cây trồng;

b) Kế hoạch khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cục Trồng trọt xem xét hồ sơ đăng ký tự thực hiện khảo nghiệm DUS. Người đăng ký liên hệ tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khảo nghiệm DUS. Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo nghiệm, Cục Trồng trọt thành lập tổ chuyên gia kiểm tra quá trình khảo nghiệm kỹ thuật. Tổ chuyên gia gồm: thành viên Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng, chuyên gia của tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận và chuyên gia về loài cây trồng đó.

3. Đối với loài cây trồng chưa có tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV thì thực hiện theo tài liệu hướng dẫn do Cục Trồng trọt ban hành.

4. Kiểm tra tại chỗ

a) Đối với loài cây trồng chưa có tổ chức khảo nghiệm DUS được công nhận phối hợp thực hiện khảo nghiệm, tổ chuyên gia đánh giá thí nghiệm khảo nghiệm DUS ít nhất 01 lần vào thời điểm phù hợp theo tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV hoặc tài liệu hướng dẫn do Cục Trồng trọt ban hành.

b) Nội dung kiểm tra: việc đáp ứng điều kiện được tự khảo nghiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký; việc thực hiện khảo nghiệm; đánh giá tính khác biệt so với giống tương tự nhất; tính đồng nhất, tính ổn định.

c) Biên bản kiểm tra tại chỗ được lập theo Mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và lưu trong hồ sơ đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Cục Trồng trọt căn cứ biên bản kiểm tra để thẩm định báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS do người đăng ký tự thực hiện.

5. Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân tự thực hiện khảo nghiệm DUS gửi Cục Trồng trọt báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

“Điều 17. Thời hạn nộp mẫu giống, quản lý và sử dụng mẫu giống cây trồng

1. Đối với giống cây trồng thực hiện khảo nghiệm theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP: Nếu đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được chấp nhận, người đăng ký phải nộp mẫu giống phục vụ khảo nghiệm DUS và lưu mẫu cho tổ chức khảo nghiệm được công nhận trước thời vụ gieo trồng đầu tiên ít nhất 20 ngày.

2. Đối với giống cây trồng thực hiện khảo nghiệm theo các điểm b, c và d khoản 1 Điều 15 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP, giống cây trồng nhân giống vô tính: chủ sở hữu tự lưu mẫu giống.

3. Khối lượng và chất lượng mẫu giống gửi khảo nghiệm và lưu mẫu theo quy định tại tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV đối với loài cây trồng đó.

4. Chủ sở hữu giống cây trồng có trách nhiệm nộp mẫu giống được bảo hộ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu trong thời gian bằng bảo hộ giống cây trồng đó còn hiệu lực. Mẫu giống phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại khoản 3 Điều này, mức độ biểu hiện của các tính trạng phù hợp với bản mô tả giống tại thời điểm đăng ký bảo hộ.

5. Mẫu giống phải được lưu giữ trong thời hạn 25 năm đối với giống cây thân gỗ, cây nho; 20 năm đối với các giống cây trồng khác tính từ ngày cấp bằng bảo hộ giống cây trồng đó.

6. Việc sử dụng mẫu giống lưu ngoài các mục đích: Khảo nghiệm DUS, kiểm nghiệm, hậu kiểm nhằm xác định tính đúng giống hoặc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện phải được sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu giống cây trồng.”

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

“Điều 19. Cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng

a) Hồ sơ: Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS theo Mẫu tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Trình tự thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP. Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp theo Mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng

Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp sau: mất, rách, hỏng, phai mờ đến mức không đọc được, thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ.

a) Hồ sơ:

Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này;

Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ;

Bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp bằng bị mất);

Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp nộp đơn qua đại diện.

b) Trình tự thực hiện:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.

c) Trường hợp có ý kiến phản đối việc cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng của người thứ ba, việc xử lý ý kiến thực hiện theo các quy định tại Điều 184 Luật Sở hữu trí tuệ.

d) Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại được cấp sau 30 ngày kể từ ngày đăng tải quyết định cấp lại trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại phải được giữ nguyên số bằng và ghi rõ nội dung “cấp lại” tại góc trái phía dưới của bằng bảo hộ.”

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:

“Điều 20. Đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng

1. Trình tự, thủ tục đình chỉ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng do không còn đáp ứng điều kiện về tính đồng nhất và tính ổn định như tại thời điểm cấp bằng thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 88/2010/NĐ-CP. Các trường hợp đình chỉ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng khác thực hiện theo quy định tại Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng

a) Chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng được khắc phục lý do bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ yêu cầu phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng gồm: Đơn đề nghị phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng; Chứng cứ chứng minh đã khắc phục lý do bị đình chỉ; Biên lai nộp phí phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng.

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt ban hành quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Quyết định phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng được đăng tải trên Tạp chí Nông nghi ệp & Phát triển nông thôn. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký có nêu rõ lý do.

3. Hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng

Khi xác định ý kiến phản đối của người thứ 3 về một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ là đủ căn cứ pháp lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng và công bố trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.”

13. Thay thế Phụ lục 1 bằng Phụ lục I; Phụ lục 3 bằng Phụ lục II; Phụ lục 4 bằng Phụ lục III; Phụ lục 5 bằng Phụ lục IV; Phụ lục 6 bằng Phụ lục VI; Phụ lục 7 bằng Phụ lục VII; Phụ lục 11 bằng Phụ lục VIII; Phụ lục 12 bằng Phụ lục IX; Phụ lục 9 bằng Phụ lục X; Phụ lục 13 bằng Phụ lục XI; Phụ lục 14 bằng Phụ lục XII; Phụ lục 15, 16 bằng Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 2. Bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT

Bãi bỏ: Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 21, Điều 22, Điều 27, Điều 28, Điều 29 và các Phụ lục 2, 10, 17.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 06 tháng 8 năm 2021

2. Thông tư số 41/2009/TT-BNNPTNT ngày 9 tháng 7 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý và sử dụng Mẫu giống cây trồng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Quy định chuyển tiếp:

a) Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện theo quy định của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT và các văn bản pháp luật có hiệu lực liên quan; trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung Đơn đăng ký; sửa đổi, bổ sung, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

b) Hồ sơ chuyển nhượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng; hồ sơ đình chỉ, phục hồi, hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng; hồ sơ xử lý ý kiến phản đối của người thứ ba nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thực hiện theo quy định của Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT và các văn bản pháp luật có hiệu lực liên quan.

4. Cục trưởng Cục Trồng trọt, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ NN và PTNT: Bộ trưởng; các Thứ trưởng; Tổng cục; Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng - Bộ NN & PTNT;
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

PHỤ LỤC I

GIẤY ỦY QUYỀN
(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

GIẤY ỦY QUYỀN

1. Bên ủy quyền (chủ sở hữu giống cây trồng)

Tên (tổ chức, cá nhân):

Địa chỉ:

Điện thoại:                                Fax:                              E-mail:

Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Ngày cấp:                                                         Nơi cấp:

2. Bên được ủy quyền (đại diện của chủ sở hữu)

Tên (tổ chức, cá nhân):

Địa chỉ:

Điện thoại:                                            Fax:                              E-mail:

Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Ngày cấp:                                             Nơi cấp:

3. Nội dung ủy quyền (Phạm vi, khối lượng công việc được ủy quyền)

4. Thời hạn ủy quyền

Chúng tôi cam đoan mọi thông tin trong giấy ủy quyền là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Đại diện bên ủy quyền
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu, nếu có)

Đại diện bên được ủy quyền
 (Họ tên, chữ ký và đóng dấu, nếu có)

PHỤ LỤC II

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TỜ KHAI
ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DẤU NHẬN ĐƠN
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

NGƯỜI ĐĂNG KÝ

1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng:

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Điện thoại:                                        Fax:                                 E-mail:

2. Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng:

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Điện thoại:                                            Fax:                                      E-mail:

BÊN NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Điện thoại:                                       Fax:                                    E-mail:

ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG

Tên giống cây trồng:                                                 Số đơn/số bằng bảo hộ:

CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN


 Tờ khai, gồm …….trang x …….bản

 Hợp đồng chuyển nhượng

 Văn bản đồng ý của các đồng sở hữu

 Bằng bảo hộ

 Tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định đối với giống tạo ra bằng ngân sách nhà nước

 Giấy ủy quyền

 Tài liệu khác, cụ thể

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ

Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại:……….ngày…… tháng……năm……
Chữ ký, họ tên người đăng ký
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

PHỤ LỤC III

TỜ KHAI YÊU CẦU BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số   /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

…., ngày  tháng  năm

TỜ KHAI

YÊU CẦU BẮT BUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DẤU NHẬN ĐƠN
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

NGƯỜI ĐĂNG KÝ

1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng:

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Điện thoại:                                 Fax:                                    E-mail:

2. Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng:

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Điện thoại:                                  Fax:                                        E-mail:

CHỦ SỞ HỮU BẰNG BẢO HỘ HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC CHUYỂN GIAO ĐỘC QUYỀN

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Điện thoại:                                            Fax:                                        E-mail:

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NHẬN CHUYỂN GIAO

- Đối tượng: Tên giống cây trồng được bảo hộ:

Số bằng:                                                           Ngày cấp:

- Phạm vi chuyển giao:

- Thời gian nhận chuyển giao:

CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN


 Tờ khai, gồm.......trang

 Báo cáo năng lực tài chính

 Tài liệu chứng minh cơ sở đề nghị chuyển giao bắt buộc, gồm......trang

 Giấy ủy quyền

 Tài liệu khác, cụ thể:

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU
(Dành cho cán bộ nhận đơn)


CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ

Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại:……….ngày…… tháng……năm…
Chữ ký, họ tên người đăng ký
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

PHỤ LỤC IV

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
 (Ban hành kèm theo Thông tư số    /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi:

Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng
Cục Trồng trọt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số 2, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

DẤU NHẬN ĐƠN VÀ SỐ ĐƠN
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

1. Tên loài cây trồng (Viết bằng tiếng Việt và tên La tinh): ...........................................

2. Tên giống cây trồng:...................................................................................................

3. Người đăng ký:

3.1 Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng :

Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):

.....................................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..................................

Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................

Quốc tịch: ....................................................................................................................

Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................

Fax: ...........................................

3.2 Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký:

Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):

.....................................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..................................

Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................

Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................

Fax: ...........................................

4. Tác giả giống đăng ký bảo hộ:

a. Tác giả chính:................................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Quốc tịch: ....................................................................................................................

Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................

Fax: ...........................................

b. Đồng tác giả (Lập danh sách: họ và tên, địa chỉ, quốc tịch, điện thoại, fax, email)

6. Địa điểm chọn tạo hoặc phát hiện, phát triển giống đăng ký bảo hộ (ghi rõ tên cơ quan, địa chỉ hoặc địa điểm): ...............................................................................................................

..........................................................................................................................................

7. Trường hợp giống đăng ký bảo hộ được chuyển nhượng cho chủ sở hữu, đề nghị lựa chọn hình thức chuyển nhượng sau:

[  ] Hợp đồng chuyển nhượng

[  ] Thừa kế, kế thừa

[  ] Hình thức khác (ghi rõ thông tin):...................................................................

8. Các đơn đã nộp liên quan đến quyền đối với giống đăng ký bảo hộ (trường hợp đơn đăng ký đã được nộp ở các quốc gia khác)

Hình thức bảo hộ

Nơi nộp đơn (quốc gia/vùng lãnh thổ)

Số đơn

Tình trạng đơn

Tên giống ghi trong đơn

- Bảo hộ theo UPOV

- Sáng chế (Patent)

- Khác

9. Giống đăng ký bảo hộ có tên trong danh mục giống được phép sản xuất, kinh doanh hay không

Không [  ]

Có [  ]

(Tại Quyết định số….. ngày…. tháng …. năm ….. với tên giống là.........................;

Hoặc hồ sơ tự công bố lưu hành được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt ngày….. tháng …. năm …… với tên giống là .............................................. )

10. Trường hợp đơn đăng ký có đề nghị hưởng quyền ưu tiên

Quốc gia nộp đơn trước đó: ........................................................................................

Ngày nộp: .................................... với tên giống là: .....................................................

11. Tính mới về thương mại

a) Giống đã được kinh doanh trên thị trường Việt Nam

Chưa bán [  ];

Bán lần đầu tiên [ ] vào ngày….. tháng …. năm ….. với tên giống là ......................

b) Giống đã được kinh doanh ở nước ngoài

Chưa bán [  ];

Bán lần đầu tiên [  ] vào ngày….. tháng …. năm ….. với tên giống là ......................

11. Khảo nghiệm kỹ thuật (khảo nghiệm DUS)

a. Đã thực hiện:.............................................................................................................. ..

- Tổ chức, cá nhân thực hiện:

- Thời gian thực hiện: vụ/năm:..........................................................................................

- Địa điểm thực hiện:........................................................................................................

- Báo cáo kết quả khảo nghiệm DUS:...............................................................................

- Đề nghị:...........................................................................................................................

b. Đang thực hiện:.......................................................................................................... ..

- Tổ chức, cá nhân thực hiện:............................................................................................

- Thời gian thực hiện:........................................................................................................

- Địa điểm thực hiện:.........................................................................................................

- Đề nghị: ..........................................................................................................................

c. Chưa thực hiện:.............................................................................................................

- Đề nghị hình thức khảo nghiệm DUS:

12. Vật liệu nhân của giống đăng ký bảo hộ

a. Chúng tôi cam đoan các vật liệu nhân giống được cung cấp cùng với đơn này là đại diện cho giống và phù hợp với nội dung của đơn.

b. Chúng tôi đồng ý để Văn phòng bảo hộ giống cây trồng sử dụng các thông tin cần thiết và vật liệu nhân giống trao đổi với các cơ quan liên quan có thẩm quyền của các nước thành viên UPOV, với điều kiện là quyền của chúng tôi được bảo đảm.

13. Các tài liệu có trong đơn

Phần xác nhận của người đăng ký

Kiểm tra danh mục tài liệu
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

a

Tờ khai đăng ký BHGCT gồm:   trang x   bản

b

Tờ khai kỹ thuật gồm trang x bản

c

Ảnh mô tả giống gồm: ảnh

d

Tài liệu chứng minh quyền đăng ký

đ

Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên

e

Giấy ủy quyền

f

Chứng từ nộp phí nộp đơn

g

Chứng từ nộp phí xin hưởng quyền ưu tiên

h

Tài liệu khác (nếu có) gồm: trang x bản

14. Cam kết của tổ chức/cá nhân đăng ký: Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Khai tại:……….ngày…… tháng……năm……
Chữ ký, họ tên tổ chức/cá nhân đăng ký
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

PHỤ LỤC V

TỜ KHAI KỸ THUẬT
(Dành cho các loài chưa có tài liệu hướng dẫn)
 (Ban hành kèm theo Thông tư số   /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Tên loài cây trồng (Viết bằng tiếng Việt và tên La tinh): ...........................................

2. Tên giống cây trồng:...................................................................................................

3. Người đăng ký

3.1 Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng:

Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):

.....................................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..................................

Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp ..............................................................

Quốc tịch: ....................................................................................................................

Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................

Fax: ...........................................

3.2 Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký:

Tên (tổ chức/cá nhân): ................................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Địa chỉ (liên hệ khi cần, nơi nhận các thông báo từ cơ quan có thẩm quyền):

.....................................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..................................

Ngày cấp: ........................................ Nơi cấp ..............................................................

Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................

Fax: ...........................................

4. Thông tin về quá trình chọn tạo và nhân giống của giống đăng ký

4.1. Quá trình chọn tạo

4.1.1. Lai

a. Lai có chủ đích (đề nghị nêu rõ tên bố mẹ)                     [ ]

Tên dòng mẹ (………………………..) x Tên dòng bố (……………………………………..)

b. Lai có một phần đã biết (đề nghị nêu rõ phần đã biết) [ ]

Tên dòng mẹ (…………………….……..) x Tên dòng bố (……………………..………..)

c. Lai không biết trước                                               [ ]

4.1.2. Đột biến (chỉ rõ giống gốc)                           [ ]

4.1.3. Phát hiện và phát triển (chỉ rõ nơi và thời gian đã phát hiện và cách phát triển)

........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

4.1.4. Khác (đề nghị cung cấp thông tin chi tiết)

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

4.2. Phương pháp nhân giống

4.2.1. Giống nhân bằng hạt

a. Tự thụ                                                           [ ]

b. Giống sinh sản vô tính                                   [ ]

c. Giao phấn                                                     [ ]

- Quần thể                                                         [ ]

- Do người thụ phấn                                          [ ]

d. Ưu thế lai

- Lai đơn                                                           [ ]

- Lai ba                                                             [ ]

- Lai kép                                                           [ ]

- Giống lai bất dục đực                                      [ ]

- Giống lai hữu dục đực                                     [ ]

đ. Dòng thuần                                                   [ ]

- Dòng bất dục đực                                           [ ]

- Dòng hữu dục đực                                          [ ]

e. Khác (đề nghị cung cấp chi tiết)                     [ ]

4.2.2. Nhân giống vô tính

a. Củ                                        [ ]

b. Cành cắt                               [ ]

c. Nhân Invitro                           [ ]

d. Nhân chồi hoặc ghép             [ ]

đ. Tách                                     [ ]

e. Rễ                                        [ ]

g. Khác (chỉ rõ phương pháp)    [ ]

4.2.3. Khác (đề nghị cung cấp chi tiết)

Trường hợp đối với sơ đồ lai tạo các giống ưu thế lai được cung cấp trong một trang riêng biệt. Trang đó cần phải cung cấp chi tiết tất cả các dòng bố mẹ cần cho quá trình nhân giống lai này, chẳng hạn:

- Lai đơn: Tên dòng mẹ (………………..) x Tên dòng bố (………………..)

- Lai ba:

Tên dòng mẹ (………………..) x Tên dòng bố (………………..)

Lai đơn được sử dụng như dòng mẹ (…..) x Tên dòng bố (……..)

Và phải xác định cụ thể:

a. Dòng bất dục đực nào

b. Hệ thống duy trì dòng bất dục đực

5. Tính trạng đặc trưng (khai chi tiết theo bảng)

Tên tính trạng

Giống điển hình
(nếu có)

Mức độ biểu hiện

Mã số

1. ….

2. …..

….

6. Giống tương tự và sự khác biệt của giống tương tự và giống đăng ký

Tên giống tương tự nhất với giống đăng ký (nếu có)

Những tính trạng khác biệt giữa giống đăng ký và giống tương tự

Biểu hiện tính trạng của giống tương tự

Biểu hiện tính trạng của giống đăng ký

Ý kiến:

7. Thông tin bổ sung có thể giúp thẩm định giống

7.1. Ngoài thông tin đã cung cấp ở mục 5 và 6, có thông tin nào có thể bổ sung để đánh giá tính khác biệt của giống đăng ký

Có [ ]                                        Không [ ]

(Nếu có đề nghị cung cấp chi tiết)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

7.2. Những điều kiện đặc biệt để lưu giữ giống hoặc để tiến hành thẩm định giống đăng ký

Có [ ]                                        Không [ ]

(Nếu có đề nghị cung cấp chi tiết)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

7.3. Thông tin khác

8. Giấy phép sản xuất

a. Giống có cần phải cấp giấy phép liên quan đến bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động vật trước khi đưa ra sản xuất không?

Có [ ]                                        Không [ ]

b. Đã có giấy phép nào được cấp chưa?

Có [ ]                                        Không [ ]

(Nếu có, đề nghị gửi kèm giấy phép)

9. Thông tin về vật liệu được thẩm định hoặc nộp để thẩm định

Tính trạng của giống đăng ký có thể bị ảnh hưởng của các yếu tố như: sâu bệnh, hóa chất (chất kích thích sinh trưởng, thuốc BVTV), nuôi cấy mô, chồi sinh trưởng được lấy từ các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây…..

Không xử lý giống, làm ảnh hưởng tới sự biểu hiện các tính trạng của giống nếu không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc yêu cầu xử lý. Nếu giống đã được xử lý, đề nghị cung cấp thông tin chi tiết về quá trình đó và chỉ rõ phương pháp theo sự hiểu biết:

a. Vi sinh vật (virus, nấm, chất kích thích sinh trưởng)     Có [ ]    Không [ ]

b. Hóa chất xử lý (chất kìm hãm sinh trưởng, thuốc BVTV           Có [ ]    Không [ ]

c. Nuôi cấy mô              Có [ ]    Không [ ]

d. Phương pháp khác   Có [ ]    Không [ ]

Đề nghị cung cấp thông tin chi tiết đối với trường hợp “có”

Vật liệu giống cây trồng để thẩm định đã được kiểm tra nấm bệnh hoặc virus chưa?

Có        [ ]         (Đề nghị cung cấp chi tiết cơ quan thẩm quyền đã kiểm tra)

Không [ ]

10. Tôi xin cam đoan thông tin cung cấp trong Tờ khai này là chính xác và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.

ngày   tháng   năm
NGƯỜI ĐĂNG KÝ
 (ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC VI

THÔNG BÁO CHẤP NHẬN ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
 (Ban hành kèm theo Thông tư số    /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /TB-TT-VPBH

Hà Nội, ngày   tháng   năm

THÔNG BÁO

Về việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng

Kính gửi: ................................................................................

Căn cứ Quyết định số .......... của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;

Căn cứ Điều ......... Luật Sở hữu trí tuệ;Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ;

Căn cứ kết quả thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng;

Theo đề nghị của Chánh văn phòng Bảo hộ giống cây trồng.

Cục Trồng trọt thông báo:

1. Chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng sau:

Tên giống:

Tên loài:

Số đơn:

Ngày nộp:

Chủ sở hữu giống cây trồng, địa chỉ:

Tác giả chính giống cây trồng, địa chỉ:

Đại diện của chủ sở hữu (trường hợp nộp đơn qua đại diện), địa chỉ:

2. Đơn nói trên được chấp nhận là đơn hợp lệ từ ngày:

3. Ghi nhận tạm thời với tên giống đăng ký bảo hộ là:

4. Được hưởng quyền ưu tiên theo đơn đầu tiên số: .......... Nộp tại: .......... Ngày .......

5. Hình thức khảo nghiệm kỹ thuật

6. Thông báo này được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và website của Cục Trồng trọt./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổ chức, cá nhân khảo nghiệm DUS được công nhận;
- Lưu: VT, VPBH.

CỤC TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC VII

TỜ KHAI YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
 (Ban hành kèm theo Thông tư số    /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TỜ KHAI
YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
ĐƠN ĐĂNG KÝ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DẤU NHẬN ĐƠN
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Tổ chức, cá nhân yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ)

1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng:

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Mã số thuế hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Điện thoại:                                            Fax:                            E-mail:

2. Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng:

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Mã số thuế hoặc Số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Điện thoại:                                        Fax:                                E-mail:

ĐƠN YÊU CẦU SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

Tên giống cây trồng đăng ký bảo hộ:

Số đơn:

Nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung

 Tên tổ chức,cá nhân đăng ký/tác giả giống

 Địa chỉ của tổ chức,cá nhân đăng ký/tác giả giống

 Tên giống

 Nội dung khác:

Đề nghị sửa lại thành:

 Tên tổ chức,cá nhân đăng ký/tác giả giống

 Địa chỉ của tổ chức,cá nhân đăng ký/tác giả giống

 Tên giống

 Nội dung khác:

Lý do yêu cầu sửa đổi, bổ sung:

CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN


 Tờ khai, gồm…….trang

 Hợp đồng chuyển nhượng

 Giấy ủy quyền

 Tài liệu chứng minh quyền thừa kế, kế thừa, cụ thể:

 Tài liệu khác, cụ thể:

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN

Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại:……….ngày…… tháng……năm……
Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

PHỤ LỤC VIII

BẢN KÊ KHAI CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TỰ KHẢO NGHIỆM DUS
(Ban hành kèm theo Thông tư số    /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

……., ngày    tháng    năm

BẢN KÊ KHAI CHI TIẾT ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC TỰ KHẢO NGHIỆM DUS

1. Tổ chức, cá nhân lập kế hoạch: ..............................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..............................................................................................

Ngày cấp: ..........................................Nơi cấp............................................................

Điện thoại: ......................................... Email : ............................................................

Fax: ...........................................

2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm:

3. Tên loài:

4. Điều kiện thực hiện khảo nghiệm:

4.1. Đất đai

- Địa điểm.

- Diện tích (m2)

- Tình trạng pháp lý của đất (được cấp, thuê..)

- Địa hình (dốc đồi núi, đồng bằng, ven biển... )

- Loại đất, thành phần cơ giới (đất ruộng, đất bãi, đất đồi.. )

- Nhà lưới, nhà kính (diện tích, trang thiết bị ...):

- Tưới tiêu (tự chảy, phun mưa, nhỏ giọt... )

4.2.Trang thiết bị phân tích các chỉ tiêu theo yêu cầu khảo nghiệm:

a) Trường hợp tự phân tích:

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Tình trạng hoạt động

Chỉ tiêu phân tích

b) Trường hợp hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác (Hợp đồng số ngày tháng năm )

4.3. Nhân viên kỹ thuật

TT

Họ và tên

Thời gian công tác

Chuyên môn

Chứng chỉ đào tạo

4.4. Các giống tương tự với giống đăng ký khảo nghiệm:

TT

Tên giống

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu

Các tính trạng khác biệt với giống đăng ký bảo hộ

Ghi chú

4.5. Các tài liệu khác (nếu có)

5. Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

Đại diện Tổ chức/cá nhân đăng ký
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC IX

KẾ HOẠCH KHẢO NGHIỆM DUS
 (Ban hành kèm theo Thông tư số   /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

……., ngày  tháng  năm

KẾ HOẠCH KHẢO NGHIỆM DUS

1. Tổ chức, cá nhân lập kế hoạch: ..............................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..............................................................................................

Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................

Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................

Fax: ...........................................

2. Tên giống cây trồng đăng ký khảo nghiệm:

3. Tên loài:

4. Kế hoạch khảo nghiệm:

4.1 Địa điểm:

4.2 Giống đối chứng:

- Số giống:

- Tên từng giống:

4.3 Thời gian thực hiện: Nêu chi tiết thời điểm trồng, giai đoạn từ trồng đến thu hoạch...

4.4 Kế hoạch theo dõi, đánh giá các tính trạng:

4.5 Bố trí thí nghiệm: Diện tích ô thí nghiệm, sơ đồ bố trí thí nghiệm

5. Tài liệu hướng dẫn, quy phạm khảo nghiệm, QCVN, TCVN về khảo nghiệm DUS của Việt Nam/UPOV:

6. Kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc:

7. Cán bộ khảo nghiệm (họ và tên):

8. Thông tin khác (nếu có):

Tổ chức/cá nhân đăng ký
 (Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC X

BIÊN BẢN KIỂM TRA
 (Ban hành kèm theo Thông tư số    /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

……., ngày  tháng  năm

BIÊN BẢN KIỂM TRA

1. Tổ chức, cá nhân đăng ký: ......................................................................................

Địa chỉ: ........................................................................................................................

Mã số doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD/số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân): ..............................................................................................

Ngày cấp: ...........................................Nơi cấp............................................................

Điện thoại: .......................................... Email : ............................................................

Fax: ...........................................

2. Tên giống cây trồng đăng ký:

3. Tên loài:

4. Họ và tên các cán bộ thẩm định/kiểm tra:

5. Nội dung kiểm tra

5.1 Việc đáp ứng điều kiện được tự khảo nghiệm;

5.2 Việc thực hiện khảo nghiệm DUS;

5.3 Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định.

5.4 Thông tin khác (nếu có)

6. Kết quả thẩm định/kiểm tra:

7. Các lỗi yêu cầu khắc phục:

8. Các hoạt động phải thực hiện để khắc phục:

9. Kết luận (nêu rõ thời gian phải gửi báo cáo khắc phục nếu có):

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)

ĐOÀN THẨM ĐỊNH/KIỂM TRA
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC XI

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DUS
 (Ban hành kèm theo Thông tư số    /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

(Tổ chức, cá nhân
khảo nghiệm)

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

, ngày    tháng    năm

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM DUS

1. Tên loài:

2. Tên giống đăng ký bảo hộ:

3. Số đơn:

4. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

5. Thời gian khảo nghiệm:

Ghi chi tiết thời điểm trồng, thu hoạch

6. Tổ chức/cá nhân thực hiện khảo nghiệm:

Ghi thông tin: Địa chỉ, điện thoại, fax, email.

7. Tài liệu kèm theo:

- Danh sách giống đối chứng:

- Bảng mô tả giống: Giống đăng ký, giống tương tự.

- Ảnh về các tính trạng khác biệt:

- Các tài liệu khác:

8. Quy trình khảo nghiệm:

a) Điều kiện thí nghiệm (đồng ruộng/nhà lưới)

b) Kích thước ô và số cây thí nghiệm

- Kích thước ô thí nghiệm:

- Số cây/ô:

c) Phân bón:

- Lượng bón (kg/ha):

- Cách bón: (Bón lót, bón thúc…)

d) Phòng trừ sâu bệnh:

- Số lần dùng thuốc BVTV:

- Loại thuốc đã sử dụng:

9. Nhận xét về điều kiện thời tiết trong quá trình làm thí nghiệm

10. Phương pháp theo dõi, đánh giá các tính trạng thực hiện theo tài liệu hướng dẫn/quy phạm khảo nghiệm/QCVN/TCVN về khảo nghiệm DUS sau:

11. Giống tương tự:

12. Kết quả đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định:

a) Tính khác biệt:

- Giống đăng ký khác biệt rõ ràng và chắc chắn với các giống được biết đến rộng rãi. Sự khác biệt với giống tương tự nhất thể hiện như sau:

So với với giống tương tự (tên giống)……

Tính trạng

Vụ/năm

Giống đăng ký

Giống tương tự

Khoảng cách tối thiểu/LSD0.05

b) Tính đồng nhất:

c) Tính ổn định:

Cán bộ khảo nghiệm
(Họ tên, chữ ký)

Người kiểm tra
(Họ tên, chữ ký)


Nơi nhận:
- Văn phòng BHGCT;
- Tổ chức, cá nhân có giống khảo nghiệm;
- Lưu:

Tổ chức, cá nhân thực hiện khảo nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Xác nhận của Tổ chức khảo nghiệm được công nhận
(Trường hợp tổ chức/cá nhân tự thực hiện khảo nghiệm DUS phối hợp với tổ chức khảo nghiệm được công nhận)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC XII

BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
 (Ban hành kèm theo Thông tư số   /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

PHỤ LỤC XIII

TỜ KHAI YÊU CẦU CẤP LẠI BẰNG BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG
 (Ban hành kèm theo Thông tư số   /2021/TT-BNNPTNT ngày   tháng   năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TỜ KHAI
YÊU CẦU CẤP LẠI BẰNG BẢO HỘ
GIỐNG CÂY TRỒNG

Kính gửi: Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DẤU NHẬN ĐƠN
(Dành cho cán bộ nhận đơn)

NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Tổ chức, cá nhân yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ)

1. Trường hợp người đăng ký là chủ sở hữu giống cây trồng:

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Điện thoại:                                            Fax:                                    E-mail:

2. Trường hợp người đăng ký là đại diện của chủ sở hữu giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng:

Tên tổ chức/cá nhân:

Địa chỉ:

Mã số doanh nghiệp hoặc Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân (trường hợp người đăng ký là cá nhân)

Điện thoại:                                       Fax:                                   E-mail:

BẰNG BẢO HỘ ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

Tên giống:                                                              Số bằng:

LÝ DO CẤP LẠI

THÔNG TIN CẦN THAY ĐỔI (NẾU CÓ)

CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN


 Tờ khai, gồm…….trang x …….bản

 Hợp đồng chuyển nhượng

 Tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ của chủ bằng bảo hộ

 Giấy ủy quyền

 Bản chính bằng bảo hộ giống đăng ký

KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU
(Dành cho cán bộ nhận đơn)


CAM KẾT CỦA NGƯỜI ĐĂNG KÝ

Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Khai tại: … ngày … tháng … năm …
Chữ ký, họ tên tơ chức/cá nhân đăng ký
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 03/2021/TT-BNNPTNT

Hanoi, June 22, 2021

 

CIRCULAR

AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF CIRCULAR NO. 16/2013/TT-BNNPTNT DATED FEBRUARY 28, 2013 OF THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT ON PROTECTION OF PLANT VARIETY RIGHTS

Pursuant to the Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Law on Intellectual Property dated November 29, 2005; Law on Amendments to the Law on Intellectual Property dated June 19, 2009;

Pursuant to the Law on Crop Production dated November 19, 2018;

Pursuant to the Government’s Decree No. 88/2010/ND-CP dated August 16, 2010 on elaboration of some Articles of the Law on Intellectual Property and Law on Amendments to some Articles of the Law on Intellectual Property regarding plant variety rights and the Government’s Decree No. 98/2011/ND-CP dated October 26, 2011 on amendments to some Articles of Decrees on agriculture;

Pursuant to the Government’s Decree No. 105/2006/ND-CP dated September 22, 2006 on elaboration of some Articles of the Law on Intellectual Property on protection of intellectual property rights and state management of intellectual property and Government’s Decree No. 119/2010/ND-CP dated December 30, 2010 on amendments to some Articles of the Decree No. 105/2006/ND-CP;

Pursuant to the Government’s Decree No. 94/2019/ND-CP dated December 13, 2019 on guidelines for some Articles of the Law on Crop Production regarding plant varieties and crop cultivation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates a Circular on amendments to some Articles of the Circular No. 16/TT-BNNPTNT dated February 28, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development on protection of plant variety rights.

Article 1. Amendments to some Articles of the Circular No. 16/TT-BNNPTNT dated February 28, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development on protection of plant variety rights (hereinafter referred to as “the Circular No. 16/2013/TT-BNNPTNT”):

1. Article 1 is amended as follows:

“Article 1. Scope

This Circular elaborates on the establishment of plant variety rights and representation for plant variety rights; issuance and re-issuance of plant variety protection certificates; suspension, reinstatement and invalidation of plant variety protection certificates.”

2. Clause 2 of Article 4 is amended as follows:

 “2. The legal representative of the applicant shall follow the procedures for protection of plant varieties as prescribed by laws on authorization; the letter of authorization is made according to the form in Annex 1 to this Circular.”

3. Article 5 is amended as follows:

“Article 5. General provisions on completion of administrative procedures specified in this Decree

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) If documents are submitted in person or by post, the documents must be originals or certified true copies or copies presented together with their originals for comparison; if documents are promulgated by organizations, their copies must bear the seals of such organizations;

b) If documents are submitted online, the documents must be scanned or photocopied from the originals. The documents must be declared and append digital signatures to the given electronic forms as specified in Clauses 1 and 2 Article 9 of the Government’s Decree No. 45/2020/ND-CP dated April 08, 2020 on administrative procedures by electronic means.

2. Number of documents: 01 set.

3. Time limit for notifying the adequacy of documents:

a) If documents are submitted in person, the Department of Crop Production shall inspect the documents and immediately notify their adequacy to the organization or individual;

b) If documents are submitted by post, within 03 working days from the receipt of the documents, the Department of Crop Production shall consider their adequacy. If the documents are inadequate as prescribed, it shall notify the organization/individual in writing;

c) If documents are submitted online, within 08 working hours from the receipt of the documents, the Department of Crop Production shall consider their adequacy. If the documents are inadequate as prescribed, it shall notify the organization/individual;

4. Methods for paying fees and charges for completing administrative procedures: organizations and individuals shall pay fees and charges in accordance with applicable regulations to the Department of Crop Production, whether in person or by another appropriate mean.

5. Methods for informing results: the Department of Crop Production shall inform results directly at the document receipt area or by post or online.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. If the documents are those specified in Clause 2 Article 174 of the Law on Intellectual Property, they must be translated into Vietnamese language and notarized or verified by the registrant.

8. Organizations and individuals shall take legal responsibility for their submitted documents.”

4. Article 6 is amended as follows:

“Article 6. Well-known plant varieties and novelty of plant varieties

1. A plant variety is considered well-known in one of the following cases:

a) The plant variety of which the propagating material or harvested material is widely used on the Vietnam’s market or in any other country when the application for protection is submitted;

b) The plant variety is protected or recognized for circulation or recognized for privileged circulation, experimentally produced, officially recognized in Vietnam or included in the List of plant varieties permitted for production and trading in any other country;

c) The plant variety is the object in the applications for: protection of plant variety; recognition of circulation or recognition of privileged circulation; inclusion in the list of varieties in any other country, if these applications are not rejected.

2. Novelty of plant varieties

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Article 7 is amended as follows:

“Article 7. Templates for documents about protection of plant variety rights

1. Registration of the contract for transfer of plant variety rights, which is made according to the template in Annex II to this Circular.

2. Request for mandatory transfer of the right to use plant varieties, which is made according to the template in Annex III to this Circular.”

6. Article 8 is amended as follows:

“Article 8. Fees and charges for the protection of plant variety rights

1. Fees and charges for protection of plant variety rights shall comply with the regulations set out in the Circular No. 207/2016/TT-BTC dated November 09, 2016 of the Minister of Finance (hereinafter referred to as “the Circular No. 207/2016/TT-BTC”).

2. The time limit for paying the fee for validity extension shall comply with Clause 2 Article 24 of the Government’s Decree No. 88/2010/ND-CP dated August 16, 2010 (hereinafter referred to as “the Circular No. 88/2010/ND-CP”).

3. If the Circular No. 207/2016/TT-BTC is amended by or replaced with another legislative document, the new one shall prevail.”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

“Article 9. Receipt of applications and transfer of the right to submit applications for plant variety protection

1. An application for protection of plant variety rights is composed of:

a) An application form for plant variety protection, which is made according to the template in Annex IV to this Circular;

b) A declaration of the distinctness, uniformity and stability testing techniques (DUS testing)

- If the plant variety to be protected is of a type of plant for which the DUS testing guidelines, National technical regulation (QCVN) or National Standard (TCVN) on DUS testing of Vietnam/UPOV is available: the declaration mentioned in these documents shall be used;

- If the plant variety to be registered is not of a type of plant for which the DUS testing guidelines, QCVN or TCVN on DUS testing of Vietnam/UPOV is available: the declaration mentioned in Annex V to this Circular shall be used;

c) A letter of authorization, which is made using the template in Annex I to this Circular (if the application is submitted by a representative);

d) Photos of the sample variety: at least 03 9cm x 15cm color photos which show 3 distinct characteristics of the variety to be protected;

dd) Documents proving the right to register (contract for transfer of the right to use the plant variety, document proving that the applicant is a legal representative of the owner of the variety to be protected);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Documents evidencing payment of fees and charges.

2. The date of receiving an application for plant variety protection is the date on which an application containing all documents specified in Clause 1 of this Article is received by the Department of Crop Production.

3. The notice of acceptance of application for plant variety protection shall be issued using the template in Annex VI to this Circular.

4. Before the Department of Crop Production issues a decision to issue the plant variety protection certificate or notice of refusal to issue the plant variety protection certificate, the applicant is entitled to transfer the right to submit the application for plant variety protection to another person. The transferee shall submit a contract for transfer of the right to submit the application for plant variety protection to the Department of Crop Production.”

8. Article 10 is amended as follows:

“Article 10. Amendments to applications for plant variety protection

1. Before issuing the plant variety protection certificate, the applicant is entitled to amend the application for protection in any of the following cases:

a) The amendment does not change the nature of the application: a spelling error in the name or address of the applicant, owner or author of the plant variety or name of the plant variety;

b) There is a legal basis for change of the name or address of the applicant, owner or author of the plant variety;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. An application for amendment includes:

a) An application form for amendment to the application, which is made according to the template in Annex VII to this Circular;

b) A certified true copy of the transfer contract (in the case of transfer of the application for protection); or legal basis for change of the name or address of the applicant, owner or author of the plant variety;

c) A document proving the inheritance (certified by the variety owner), document proving the moral rights between the variety owner and the inheritor; death certificate or extract of death certificate of the variety owner (if any);

d) A letter of authorization, which is made using the template in Annex I to this Circular in the case of change of the representative.

3. Procedures and time for processing the application:

Within 15 working days from the receipt of a sufficient application, the Department of Crop Production shall appraise it. If the application is valid, the Department of Crop Production shall send a notice of acceptance of the application, return the result to the applicant and publish it on its web portal. If the application is invalid, the Department of Crop Production shall provide a written explanation to the applicant.

4. If any request for amendment to the application for plant variety protection is made in a case other than the case specified in Clause 1 of this Article, another application for plant variety protection shall be submitted.

9. Article 16 is amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. In addition to the documents specified in Article 174 of the Law on Intellectual Property, the applicant that applies for DUS self-testing on their variety to be protected shall submit the following documents:

a) A detailed list of conditions for self-testing, which is made according the template in Annex VIII to this Circular and in conformity with the specific requirements laid down in the DUS testing guidelines, QCVN or TCVN on DUS testing of Vietnam/UPOV applicable to each type of plant;

b) A DUS testing plan, which is formulated according to the template in Annex IX to this Circular.

2. The Department of Crop Production shall consider the application for DUS self-testing. The applicant shall contact the DUS testing organization recognized for cooperation in DUS testing inspection and assessment. For the plant for which a DUS testing organization recognized for cooperation in testing is not available, the Department of Crop Production shall establish an expert team in charge of inspection during the testing. The expert team is composed of members of the Plant Variety Protection Office, experts of the recognized DUS testing organization and experts in such plant.

3. If the plant for which the DUS testing guidelines, QCVN or TCVN on DUS testing of Vietnam/UPOV is not available, the DUS testing guidelines promulgated by the Department of Crop Production shall apply.

4. On-the-spot inspection:

a) For the plant for which a DUS testing organization recognized for cooperation in testing is not available, the expert team shall assess DUS tests at least once at an appropriate time according to the DUS testing guidelines, QCVN or TCVN on DUS testing of Vietnam/UPOV or DUS testing guidelines promulgated by the Department of Crop Production shall.

b) Contents of the inspection: satisfaction of conditions for self-testing; conduct of tests; examination of the variety for distinctness against its most similar variety; uniformity and stability.

c) An on-the-spot inspection record, which is made using the template in the Annex X to this Circular and included in the application for plant variety protection. The Department of Crop Production shall rely on the inspection record to appraise the report on DUS testing conducted by the applicant.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Article 17 is amended as follows:

“Article 17. Deadline for submitting plant variety samples, management and use of plant variety samples

1. For a plant variety that is tested as prescribed in Point a Clause 1 Article 15 of the Decree No. 88/2010/ND-CP: If the application for plant variety protection is accepted, the applicant shall submit the variety sample for DUS testing and retained for submission to the recognized testing organization at least 20 days before the growing season.

2. For plant varieties that are tested as prescribed in Points a, b and d Clause 1 Article 15 of the Decree No. 88/2010/ND-CP and vegetatively propagated plant varieties: their owners shall retain samples themselves.

3. Quantity and quality of plant variety samples submitted for testing and sample retention shall comply with the DUS testing guidelines, QCVN and TCVN on DUS testing of Vietnam/UPOV applicable to such plants.

4. Owners of plant varieties shall submit samples of protected varieties at the competent authority’s request during the effective period of the certificate of protection of such plant variety. Variety samples shall ensure quality as prescribed in Clause 3 of this Article and the level of variation in the expression of characteristics shall be consistent with that in the variety description at the time of applying for protection.

5. Variety samples shall be retained for 25 years for varieties of woody plants and vines; 20 years for other plant varieties from the date of issue of the plant variety protection certificate.

6. If a retention sample is used for a purpose other than the purpose of DUS testing, testing or post-testing in order to determine the distinctness of the variety or resolve a dispute or file a lawsuit, it is required to obtain a written consent from the plant variety owner.”

11. Article 19 is amended as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Issuance of a plant variety protection certificate

a) Composition of the application: A DUS testing report which is prepared using the template in Annex XI to this Circular.

b) The issuance procedures are specified in Article 20 of the Decree No. 88/2010/ND-CP. The plant variety protection certificate is issued using the template in Annex XII to this Circular.

2. Re-issuance of the plant variety protection certificate

The owner reserves the right to apply for re-issuance of the plant variety protection certificate in the following cases: the certificate is lost, torn, damaged or so faded that it cannot be used, the owner is changed or there is any error in the name and address of the certificate holder.

a) Composition of the application:

An application form for re-issuance of the plant variety protection certificate, which is made using the template in Annex XIII to this Circular;

A legal document proving the change of name or address of the certificate holder in the case of change of the owner or any error in the name and address of the certificate holder;

An original of the plant variety protection certificate (except where the certificate is lost);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Procedures:

Within 15 working days from the receipt of a sufficient application, the Department of Crop Production shall appraise it. If the application is valid, the Department of Crop Production shall re-issue the plant variety protection certificate to the applicant. If the application is invalid, the Department of Crop Production shall provide a written explanation to the applicant.

c) If a third person raises an objection to the issuance of the plant variety protection certificate, the regulations laid down in Article 184 of the Law on Intellectual Property shall be complied with.

d) The plant variety protection certificate shall be re-issued 30 days after the date of publishing the re-issuance on the Journal of Agriculture and Rural Development. Number of the re-issued plant variety protection certificate must remain unchanged and the phrase "cấp lại” (“re-issued”) must be written in the bottom left hand corner of the certificate.”

12. Article 20 is amended as follows:

“Article 20. Suspension, reinstatement and invalidation of plant variety protection certificates

1. Procedures for suspending a plant variety protection certificate that no longer satisfies the conditions concerning distinctness and stability as it did at the time of issuing the certificate are specified in Article 21 of the Decree No. 88/2010/ND-CP. The regulations set out in Article 170 of the Law on Intellectual Property shall apply to other cases in which the plant variety protection certificate is suspended.

2. Reinstatement of the plant variety protection certificate

a) The certificate holder is entitled to eliminate the cause for suspension as prescribed in Clause 5 Article 170 of the Law on Intellectual Property.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Within 15 working days from the receipt of a sufficient application, the Department of Crop Production shall appraise it. If the application is valid, the Department of Crop Production shall issue a decision on reinstatement of the plant variety protection certificate and return the result to the applicant. The decision on reinstatement of the plant variety protection certificate shall be published on the Journal of Agriculture and Rural Development. If the application is invalid, the Department of Crop Production shall provide a written explanation to the applicant.

3. Invalidation of the plant variety protection certificate

When it is determined that there are sufficient legal bases for objection raised by the third party to one of the cases specified in Clause 1 of the Law on Intellectual Property, the competent authority shall issue a decision on invalidation of the plant variety protection certificate and published it on the Journal of Agriculture and Rural Development.”

13. Annex 1; Annex 3; Annex 4; Annex 5; Annex 6; Annex 7; Annex 11; Annex 12; Annex 9; Annex 13; Annex 14; Annexes 15 and 16 are replaced with Annex I; Annex II; Annex III; Annex IV; Annex VI; Annex VII; Annex VIII; Annex IX; Annex X; Annex XI; Annex XII; Annex III respectively.

Article 2. Annulment of some regulations of the Circular No. 16/2013/TT-BNNPTNT

Articles 11, 12, 13, 14, 15, 21, 22, 27, 28 and 29 and Annexes 2, 10 and 17 are annulled.

Article 3. Effect

1. This Circular comes into force from August 06, 2021.

2. The Circular No. 41/2009/TT-BNNPTNT dated July 9, 2009 of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall cease to have effect from the effective date of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Applications for plant variety protection submitted prior to the effective date of this Circular shall be processed in accordance with the Circular No. 16/2013/TT-BNNPTNT and relevant effective legal documents; procedures for amendment to applications; amendment and re-issuance of plant variety protection certificates shall comply with this Circular.

b) Applications for transfer of applications for plant variety protection; applications for suspension, reinstatement and invalidation of plant variety protection certificates; documentation serving handling of third persons’ objections submitted prior to the effective date of this Circular shall be processed in accordance with the Circular No. 16/2013/TT-BNNPTNT and relevant effective legal documents.

4. The Director General of the Department of Crop Production, Chief of the Ministry Office, heads of units affiliated to the Ministry, organizations and individuals concerned are responsible for the implementation of this Circular.

5. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and resolution./.

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Le Quoc Doanh

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 22/06/2021 sửa đổi Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.965

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.98.29
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!