UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
20/2012/QĐ-UBND
|
Quảng
Nam, ngày 03 tháng 7 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ XÁC LẬP QUYỀN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TIÊN TIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003; Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/6/2000;
Căn cứ Nghị
định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị
của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 340/TTr-SKHCN ngày
07/5/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này "Quy định về hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công
nghiệp và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam"
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định
số 01/2009/QĐ-UBND ngày 05/01/2009 của UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Thủ trưởng
các Sở, Ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và cá nhân, tổ
chức có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Minh Cả
|
QUY ĐỊNH
VỀ HỖ TRỢ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
VÀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TIÊN TIẾN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 03/7/2012 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này
quy định về đối tượng, nội dung, hình thức, thủ tục xét duyệt và cơ chế tài
chính hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước trong hoạt động
xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng
tiên tiến.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quy định này
được áp dụng cho cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh có đăng ký xác lập quyền sở
hữu công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến vào quá
trình hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh và có trụ sở chính đóng trên địa
bàn tỉnh Quảng Nam (gọi tắt là cá nhân, tổ chức);
2. Quy định này
không áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 3. Giải thích thuật ngữ
Trong quy định
này các thuật ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Quyền sở hữu
trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền
tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền
đối với giống cây trồng.
2. Quyền sở hữu
công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa
lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh
không lành mạnh.
3. Sáng chế là
giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề
xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
4. Giải pháp hữu
ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, được áp dụng
trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội .
5. Kiểu dáng
công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối,
đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
6. Nhãn hiệu là
dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau
(bao gồm: nhãn hiệu, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu chứng
nhận và nhãn hiệu tập thể).
7. Nhãn hiệu tập
thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ
chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
không phải là thành viên của tổ chức đó.
8. Nhãn hiệu
liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau
dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với
nhau.
9. Nhãn hiệu nổi
tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt
Nam.
10. Nhãn hiệu
chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác
sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc
tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức
cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của
hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
11. Văn bằng bảo
hộ là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm
xác lập quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công
nghiệp và nhãn hiệu).
12. Giấy chứng
nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến là văn bản của các tổ chức
có thẩm quyền trong nước hoặc nước ngoài đánh giá và cấp giấy chứng nhận áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008, ISO 14000, HACCP,
GMP, SA8000, TQM hoặc các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác được chứng
nhận.
Điều 4. Nội dung hỗ trợ
1. Xác lập quyền
đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp ở trong nước bao gồm: sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu.
2. Xây dựng và
áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO 9001: 2008, ISO14000,
HACCP, GMP, SA8000,TQM hoặc các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến khác được
chứng nhận.
Chương II
ĐIỀU KIỆN, HỒ
SƠ, THỜI GIAN ĐĂNG KÝ
Điều 5. Điều kiện hỗ trợ kinh phí
Các đối tượng
quy định tại Điều 2 Quy định này được xét hỗ trợ kinh phí, phải có đủ các điều
kiện sau đây:
1. Đã thực hiện
hoàn chỉnh một trong các nội dung quy định tại Điều 4 của Quy định này.
2. Đang hoạt động
đúng ngành nghề đã đăng ký sản xuất, kinh doanh.
Điều 6. Hồ sơ, thời gian đăng ký hỗ trợ
1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ (có mẫu đơn kèm theo ở phần phụ lục)
a) Đối với xác
lập quyền sở hữu công nghiệp
- Đơn đề nghị hỗ
trợ (trong đó xác định rõ đối tượng sở hữu công nghiệp đề nghị hỗ trợ);
- Bản sao Quyết
định chấp nhận đơn hợp lệ do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bản sao văn bằng bảo
hộ đối tượng sở hữu công nghiệp; riêng đối với sáng chế là bản sao văn bằng bảo
hộ.
b) Đối với áp dụng
các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến:
- Đơn đề nghị hỗ
trợ (có mẫu đơn kèm theo ở phần phụ lục);
- Bản sao giấy
chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của các tổ chức có thẩm
quyền trong nước hoặc nước ngoài đánh giá và cấp giấy chứng nhận.
2. Thời gian đăng ký hồ sơ đề nghị hỗ trợ và thời gian hỗ trợ:
Các đối tượng
nêu tại Điều 2 Quy định này, khi có nhu cầu đề nghị hỗ trợ kinh phí phải gửi 01
bộ hồ sơ như quy định tại khoản 1 Điều 6 gửi về Sở Khoa học và Công nghệ trước
ngày 15/11 hàng năm để tổng hợp.
Kinh phí hỗ trợ
được giải quyết cho cá nhân, doanh nghiệp được thực hiện bắt đầu từ ngày 01/02
của năm kế tiếp.
Chương III
MỨC KINH PHÍ
HỖ TRỢ
Điều 7. Mức kinh phí hỗ trợ
1. Xác lập quyền
sở hữu công nghiệp:
a) Đối với sáng
chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế: Mức hỗ trợ cho 01
sáng chế là 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng y).
b) Đối với sáng
chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: Mức hỗ trợ
cho 01 giải pháp hữu ích là 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng y).
c) Đối với kiểu
dáng công nghiệp: Mỗi cá nhân hoặc tổ chức được hỗ trợ kinh phí xác lập quyền sở
hữu kiểu dáng công nghiệp cho tối đa không quá 05 kiểu dáng công nghiệp của sản
phẩm. Mức hỗ trợ cho 01 kiểu dáng công nghiệp là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng
y).
d) Đối với nhãn
hiệu (nhãn hiệu, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng): Mỗi cá nhân hoặc tổ
chức được hỗ trợ kinh phí xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu cho tối đa không quá
05 nhãn hiệu dùng cho sản phẩm, dịch vụ. Mức hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu là
2.500.000 đồng (hai triệu năm trăm ngàn đồng y).
đ) Đối với nhãn
hiệu được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận: Mức
hỗ trợ cho 01 nhãn hiệu là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng y).
2. Xây dựng và
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến:
Mức hỗ trợ xây
dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến đối với lần chứng nhận đầu
tiên là 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng).
Điều 8. Nguồn kinh phí và hình thức chuyển tiền hỗ trợ
1. Kinh phí hỗ
trợ cho các đối tượng được quy định tại Điều 2 hàng năm được bố trí từ nguồn
ngân sách chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh.
2. Kinh phí hỗ
trợ cho các đối tượng được quy định tại Điều 2 sẽ được chuyển khoản 01 lần vào
tài khoản của cá nhân, tổ chức sau khi có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm
quyền.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan quản lý
1. Sở Khoa học
và Công nghệ:
- Xây dựng kế
hoạch hỗ trợ cho các đối tượng được quy định tại Điều 2 thực hiện xác lập quyền
sở hữu công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến cho từng
giai đoạn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương,
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Chịu trách
nhiệm quản lý, hướng dẫn các đối tượng được quy định tại Điều 2 xác lập quyền sở
hữu công nghiệp và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo kế hoạch
hàng năm;
- Có trách nhiệm
thẩm định hồ sơ đăng ký của các đối tượng được quy định tại Điều 2; tổng hợp
vào kế hoạch ngân sách hằng năm và phối hợp với Sở Tài chính trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt theo quy định.
- Căn cứ dự
toán ngân sách phân bổ, thực hiện và chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ các các
đối tượng được quy định tại Điều 2 đã đảm bảo hồ sơ và điều kiện quy định tại
Điều 5 và Điều 6 của Quy định này và lập báo cáo quyết toán theo đúng quy định
của pháp luật.
2. Sở Tài
chính:
Phối hợp với Sở
Khoa học và Công nghệ trong việc thẩm định phân bổ dự toán, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt; phê duyệt quyết toán theo đúng quy định.
3. Kho bạc Nhà nước:
Phối hợp thực
hiện kiểm soát chi theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Điều 10. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Các cá nhân,
tổ chức có thành tích trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp và áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng
hoá, thực hiện tốt công tác hỗ trợ theo quy định này sẽ được khen thưởng theo
quy định hiện hành.
2. Xử lý vi phạm:
Cán bộ, công chức
lợi dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái nội dung quy định này, gây thiệt hại
cho ngân sách Nhà nước thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ xem xét, xử lý theo quy định
của pháp luật hiện hành.
Trong quá trình
triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, các ngành, địa phương và các doanh nghiệp
phản ảnh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem
xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------
ĐƠN XIN HỖ TRỢ
Hỗ trợ kinh phí đăng ký xác lập quyền
sở hữu công nghiệp
Kính
gửi:
|
Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh
Quảng Nam
(54 Hùng Vương, Tam Kỳ, Quảng Nam. Điện thoại: 3811408)
|
1. Thông tin
chung:
Tên tổ chức/cá
nhân:………..……………………………………………..……….........
Địa chỉ:………………………..………………………………………………...….........
Điện thoại:…………………………Fax
(nếu có)……………………………………….
Email:
……………………………………………………
Số tài khoản:
………………………… tại: ……………………………………………
2. Đề nghị hỗ
trợ đăng ký
- Nhãn hiêu;
Nhãn hiệu liên kết; Nhãn hiệu nổi tiếng;
- Nhãn hiệu tập
thể;
- Nhãn hiệu chứng
nhận ;
- Kiểu dáng
công nghiệp;
- Giải pháp hữu
ích;
- Sáng chế.
- Hệ thống quản
lý chất lượng
3. Hồ sơ kèm
theo:
- Đơn xin hỗ trợ
kinh phí (theo mẫu);
- Quyết định chấp
nhận đơn hợp lệ/Văn bằng bảo hộ (bản công chứng)..
- Bản photo Giấy
phép kinh doanh/Giấy phép thành lập doanh nghiệp/.
|
..................,
ngày tháng năm 2012
Chữ
ký, họ tên của tổ chức/cá nhân đề nghị
|