Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 42/2003/NĐ-CP bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Số hiệu: 42/2003/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 02/05/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 42/2003/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2003

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 42/2003/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 5 NĂM 2003 VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TÍCH HỢP BÁN DẪN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân của Việt Nam.

2. Nghị định này cũng áp dụng đối với những tổ chức, cá nhân của nước ngoài được hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Mạch tích hợp bán dẫn" là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử - với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn và nhằm thực hiện chức năng điện tử. "Mạch tích hợp" đồng nghĩa với "IC", "chip" và "mạch vi điện tử";

2. "Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn" là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và các mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là "Thiết kế bố trí");

3. "Tác giả thiết kế bố trí" là người hoặc những người tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình.

Những người chỉ giúp đỡ, hỗ trợ về kỹ thuật, vật chất, kinh phí nhưng không góp phần tạo ra thiết kế bố trí bằng lao động sáng tạo của mình thì không được coi là tác giả;

4. "Chủ sở hữu" là chủ thể được cấp Văn bằng bảo hộ hoặc chủ thể được chuyển giao một cách hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí;

5. "Phân phối" dùng để chỉ mọi hình thức lưu thông thương mại, gồm bán, cho thuê, chuyển nhượng, kể cả quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ nhằm các mục đích đó;

6. "Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại" là việc phân phối công khai mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đó hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí đó.

Điều 4. Đối tượng được bảo hộ

1. Đối tượng được bảo hộ theo Nghị định này là thiết kế bố trí có tính nguyên gốc.

2. Thiết kế bố trí được công nhận có tính nguyên gốc nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Thiết kế bố trí đó là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả thiết kế bố trí;

b) Tại thời điểm được tạo ra, thiết kế bố trí đó chưa được biết đến rộng rãi trong giới những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn.

Điều 5. Đối tượng không được bảo hộ

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ theo Nghị định này:

1. Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn.

2. Thông tin, phần mềm có trong mạch tích hợp bán dẫn.

Chương 2:

XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ

Điều 6. Căn cứ xác lập quyền của chủ sở hữu, quyền của tác giả thiết kế bố trí

Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí được xác lập theo Văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí (sau đây gọi là Văn bằng bảo hộ) do Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp theo quy định tại Chương này.

Điều 7. Văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ có tên là "Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn", có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bắt đầu từ ngày cấp Văn bằng và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau:

a) Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày cấp Văn bằng;

b) Ngày kết thúc 10 năm, kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền nộp đơn hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

c) Ngày kết thúc 15 năm, kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

3. Nội dung Văn bằng bảo hộ được xác định theo Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.

Điều 8. Quyền tạm thời của chủ sở hữu

Trong trường hợp thiết kế bố trí đã được người nộp đơn (hoặc người được người nộp đơn cho phép) khai thác thương mại trước ngày Văn bằng bảo hộ được cấp, nếu trong thời gian kể từ ngày khai thác thương mại đến ngày được cấp Văn bằng bảo hộ mà có người thứ ba sử dụng thiết kế bố trí đó nhằm mục đích thương mại thì người nộp đơn có quyền thông báo cho người thứ ba nói trên về việc mình đã nộp đơn.

Nếu đã được thông báo, mà người thứ ba vẫn tiếp tục sử dụng thiết kế bố trí thì sau khi được cấp Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu thiết kế bố trí có quyền yêu cầu người thứ ba này trả một khoản tiền đền bù tương đương với khoản thanh toán cho việc chuyển giao quyền sử dụng đối với thiết kế bố trí đó tương ứng với phạm vi đã sử dụng tính từ ngày nhận được thông báo đến ngày Văn bằng bảo hộ được cấp.

Điều 9. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ

1. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ là tập hợp các tài liệu, mẫu vật thể hiện yêu cầu của người nộp đơn về việc cấp Văn bằng bảo hộ.

2. Mỗi Đơn chỉ được yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đối với một thiết kế bố trí.

3. Các tài liệu trong đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và mọi giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và Cục Sở hữu công nghiệp đều phải được làm bằng tiếng Việt. Các tài liệu bằng các ngôn ngữ khác chỉ được dùng để đối chiếu, tham khảo hoặc để kiểm tra.

4. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 10. Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ

1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ:

a) Tác giả tạo ra thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí riêng của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả sáng tạo ra thiết kế bố trí dưới hình thức giao việc, thuê việc, nếu trong hợp đồng lao động, hợp đồng thuê việc không có thoả thuận khác.

2. Người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ quy định tại khoản 1 của Điều này được chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức chuyển nhượng bằng văn bản hoặc để thừa kế.

3. Nếu nhiều tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều này cùng nhau tạo ra một thiết kế bố trí thì quyền nộp đơn cùng thuộc về các tổ chức, cá nhân đó và quyền nộp đơn chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.

4. Nếu nhiều tổ chức, cá nhân thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều này độc lập với nhau tạo ra thiết kế bố trí trùng nhau thì tất cả các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và các Văn bằng bảo hộ (nếu được cấp) có hiệu lực độc lập với nhau.

Điều 11. Thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ đối với thiết kế bố trí đã được khai thác thương mại

Đối với thiết kế bố trí đã được người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ khai thác hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại, thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ là hai năm, kể từ ngày tiến hành việc khai thác thương mại nêu trên lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Điều 12. Thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ

1. Để được cấp Văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định này phải nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ cho Cục Sở hữu công nghiệp. Văn bằng bảo hộ được Cục Sở hữu công nghiệp cấp trên cơ sở kết quả xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ theo trình tự và thủ tục quy định tại Chương này.

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp tiến hành việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan như sau:

a) Cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, pháp nhân nước ngoài có đại diện hợp pháp tại Việt Nam, cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan;

b) Cá nhân, pháp nhân nước ngoài không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a của khoản này nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ và tiến hành các thủ tục liên quan thông qua việc uỷ quyền cho tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện.

4. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoạt động theo quy định tại Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001.

5. Người nộp đơn phải bảo đảm tính trung thực của các thông tin về quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, về người nộp đơn và về tác giả khai trong đơn. Khi Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực vì lý do các thông tin nói trên không trung thực thì chủ Văn bằng bảo hộ phải chịu trách nhiệm do hậu quả của việc thiếu trung thực của mình gây ra.

Điều 13. Xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ

1. Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được xét nghiệm về mặt hình thức (xem xét sự tuân thủ các yêu cầu về số lượng, hình thức trình bày các tài liệu trong đơn) để kiểm tra đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không.

Đối tượng nêu trong đơn không được kiểm tra về khả năng được bảo hộ theo tiêu chuẩn bảo hộ quy định tại Điều 4 của Nghị định này.

2. Thủ tục, thời hạn xét nghiệm hình thức đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Điều 14. Cấp, từ chối cấp và đăng bạ Văn bằng bảo hộ

1. Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều này. Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ phải nêu rõ tên, địa chỉ của người được cấp Văn bằng bảo hộ; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, ngày nộp đơn; tên tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; họ tên tác giả thiết kế bố trí (hoặc các đồng tác giả); tên gọi và phân loại mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ, ngày khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên (nếu khai trong đơn); ngày tạo ra thiết kế bố trí; tên và số Văn bằng bảo hộ; thời hạn bảo hộ.

2. Trong các trường hợp sau đây, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra thông báo từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, trong đó phải nêu rõ lý do và gửi thông báo cho người nộp đơn:

a) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ không đáp ứng các yêu cầu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 9 của Nghị định này;

b) Đơn do người không có quyền nộp đơn nộp;

c) Quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc nhiều tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này, nhưng một hoặc nhiều người trong số đó không đồng ý thực hiện việc nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ;

d) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được nộp sau khi đã hết thời hiệu quy định tại Điều 11 của Nghị định này;

đ) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ được nộp trái với quy định về việc thực hiện quyền nộp đơn quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 12 của Nghị định này;

e) Người nộp đơn không nộp lệ phí theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;

3. Văn bằng bảo hộ được ghi vào đăng bạ quốc gia về thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

4. Văn bằng bảo hộ được trao cho người nộp đơn.

Nếu người nộp đơn là tập thể thì chỉ thành viên đầu tiên trong danh sách các thành viên của tập thể đó được trao Văn bằng bảo hộ và tên thành viên đó được ghi chú trong đăng bạ quốc gia. Các thành viên khác có quyền yêu cầu Cục Sở hữu công nghiệp cấp phó bản Văn bằng bảo hộ theo thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định và phải nộp lệ phí cấp phó bản Văn bằng bảo hộ.

Điều 15. Cấp lại Văn bằng bảo hộ, cấp bản sao tài liệu

Theo yêu cầu của chủ sở hữu (hoặc các chủ sở hữu chung), Cục Sở hữu công nghiệp cấp lại Văn bằng bảo hộ (kể cả phó bản Văn bằng bảo hộ) nếu xét thấy có lý do chính đáng.

Theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân, Cục Sở hữu công nghiệp cấp bản trích lục đăng bạ quốc gia và bản sao tài liệu đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, trừ những tài liệu được coi là tài liệu mật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Riêng tài liệu xác định thiết kế bố trí, bản sao chỉ được cấp cho cơ quan có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân liên quan đến thủ tục hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền.

Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp lại Văn bằng bảo hộ, cấp bản sao tài liệu phải nộp phí và lệ phí theo quy định.

Điều 16. Đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

a) Chủ sở hữu tuyên bố từ bỏ toàn bộ quyền được hưởng theo Văn bằng bảo hộ;

b) Chủ sở hữu không còn tồn tại mà không có người kế thừa hợp pháp.

2. Trường hợp đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 1 của Điều này thì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ từ ngày bị tuyên bố từ bỏ.

Trường hợp đình chỉ hiệu lực của Văn bằng bảo hộ theo quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này thì hiệu lực của Văn bằng bảo hộ bị đình chỉ từ ngày chủ sở hữu chấm dứt tồn tại.

3. Chủ sở hữu có quyền nộp đơn cho Cục Sở hữu công nghiệp yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ với lý do nêu tại điểm a khoản 1 của Điều này.

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn cho Cục Sở hữu công nghiệp yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ với lý do nêu tại điểm b khoản 1 của Điều này. Người yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí theo quy định.

Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra quyết định đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.

4. Thủ tục, trình tự xử lý đơn yêu cầu đình chỉ hiệu lực Văn bằng bảo hộ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Điều 17. Hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

1. Hiệu lực Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ trong các trường hợp sau đây:

a) Đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;

b) Thiết kế bố trí được bảo hộ không đáp ứng điều kiện bảo hộ quy định tại Điều 4 hoặc thuộc đối tượng không được bảo hộ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này.

2. Hiệu lực Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần trong trường hợp phần đó không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ.

3. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn yêu cầu Cục Sở hữu công nghiệp hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này. Người yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí theo quy định.

Căn cứ kết quả xem xét đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ và ý kiến của các bên liên quan, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp ra Quyết định hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.

4. Thủ tục, trình tự xử lý đơn yêu cầu hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.

Điều 18. Khiếu nại các quyết định liên quan đến việc cấp, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ

1. Quyền khiếu nại các quyết định, thông báo của Cục Sở hữu công nghiệp liên quan đến việc cấp, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ được quy định như sau:

a) Khiếu nại lần đầu:

Người nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, đơn yêu cầu đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ có quyền khiếu nại với Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp về thông báo từ chối cấp Văn bằng bảo hộ, thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.

Mọi tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến việc cấp, đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ đều có quyền khiếu nại Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ, Quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ.

b) Khiếu nại lần thứ hai, khởi kiện:

Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại khoản 4 của Điều này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp, người đã thực hiện quyền khiếu nại lần đầu theo quy định tại điểm a của khoản này có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng hành chính.

2. Nội dung khiếu nại phải được thể hiện thành văn bản, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung quyết định hoặc thông báo bị khiếu nại; số đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ liên quan; tên đối tượng cần bảo hộ nêu trong đơn; nội dung, lý lẽ, dẫn chứng minh hoạ cho lý lẽ khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ quyết định hoặc kết luận liên quan.

3. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 90 ngày tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo nêu tại điểm a khoản 1 của Điều này.

Thời hiệu khiếu nại lần thứ hai là 30 ngày tính từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại khoản 4 của Điều này mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

Trường hợp do trở ngại khách quan, bất khả kháng mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không được tính vào thời hiệu khiếu nại.

4. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 30 ngày, lần thứ hai là 45 ngày tính từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Đối với các vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu có thể kéo dài đến 45 ngày, lần thứ hai đến 60 ngày tính từ ngày thụ lý đơn khiếu nại. Thời gian sửa đổi, bổ sung Hồ sơ khiếu nại không được tính vào thời hạn nói trên.

5. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Người khiếu nại phải nộp phí cung cấp dịch vụ để giải quyết khiếu nại về sở hữu công nghiệp theo quy định.

Điều 19. Công bố

1. Mọi đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ đã được công nhận hợp lệ đều được công bố dưới hình thức cho phép tra cứu trực tiếp (không sao, chép) tại Cục Sở hữu công nghiệp. Đối với các thông tin mật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, chỉ có các cơ quan có thẩm quyền và các Bên liên quan trong thủ tục hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ hoặc thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền mới được phép tra cứu.

2. Mọi Quyết định về việc xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí đều được Cục Sở hữu công nghiệp công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày tính từ ngày ra quyết định.

Điều 20. Phí và lệ phí

1. Tổ chức, cá nhân tiến hành thủ tục xác lập, sửa đổi, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí, thủ tục khiếu nại hoặc các thủ tục liên quan khác trước Cục Sở hữu công nghiệp hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác đều có nghĩa vụ nộp cho cơ quan thực hiện các thủ tục đó các khoản phí và lệ phí theo quy định.

2. Cục Sở hữu công nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền khác quy định tại khoản 1 của Điều này có nghĩa vụ thu đủ, thu đúng thời hạn, thu đúng thủ tục các khoản phí và lệ phí liên quan và phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các cơ quan thu phí và lệ phí được phép sử dụng một phần lệ phí thu được phù hợp với quy định của pháp luật về phí và lệ phí nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, động viên những người trực tiếp thực hiện các công việc tạo ra nguồn thu.

3. Những khoản phí, lệ phí đã được nộp nhưng phần việc tương ứng không được tiến hành vì không xảy ra tình huống phải thực hiện hoặc do lỗi của cơ quan có nghĩa vụ thực hiện phần việc đó phải được hoàn trả cho người nộp phí, lệ phí và việc hoàn trả phải được người nộp phí, lệ phí xác nhận hoặc phải có chứng từ hoàn trả.

Chương 3:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU, QUYỀN CỦA TÁC GIẢ THIẾT KẾ BỐ TRÍ

Điều 21. Quyền của chủ sở hữu

Chủ sở hữu có các quyền sau đây:

1. Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí;

2. Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí;

3. Quyền tạm thời quy định tại Điều 8 của Nghị định này;

4. Chuyển giao hoặc từ bỏ toàn bộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí;

5. Yêu cầu xử lý, khởi kiện về việc xâm phạm các quyền trên của mình.

Điều 22. Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí

Độc quyền sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu quy định tại Điều 21 của Nghị định này là quyền thực hiện hoặc ngăn cấm người khác thực hiện bất kỳ hành vi nào sau đây đối với thiết kế bố trí được bảo hộ nhằm mục đích kinh doanh:

1. Sao chép thiết kế bố trí được bảo hộ; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

2. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

Điều 23. Chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí

1. Quyền chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu quy định tại Điều 21 của Nghị định này là quyền cho phép người khác thực hiện bất kỳ hành vi nào thuộc độc quyền sử dụng thiết kế bố trí quy định tại Điều 22 của Nghị định này.

2. Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí thuộc sở hữu chung, việc một hoặc một số chủ sở hữu chung chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí cho người khác phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung còn lại.

3. Việc chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải được thể hiện bằng văn bản hợp đồng. Nội dung Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải tuân theo các quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

4. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí phải đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí có hiệu lực từ ngày đăng ký. Bên được chuyển giao (Bên nhận) có quyền sử dụng thiết kế bố trí trong phạm vi và với điều kiện ghi trong Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đã được đăng ký.

5. Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí mặc nhiên bị đình chỉ hiệu lực hoặc vô hiệu khi quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của Bên giao bị đình chỉ hoặc bị hủy bỏ.

Điều 24. Chuyển giao, từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí

1. Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được thực hiện dưới hình thức chuyển nhượng theo thoả thuận, để thừa kế, chuyển dịch trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia tách... pháp nhân.

2. Trường hợp quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí thuộc sở hữu chung, việc chuyển giao phải được sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung.

3. Thoả thuận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí phải được thể hiện bằng văn bản Hợp đồng chuyển nhượng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Mọi hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí đều phải được đăng ký với Cục Sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

5. Kể từ ngày việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được đăng ký tại Cục Sở hữu công nghiệp, Bên được chuyển giao trở thành chủ sở hữu và tiếp nhận mọi quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển giao phát sinh từ Văn bằng bảo hộ và các quyền và nghĩa vụ của Bên chuyển giao phát sinh trên cơ sở các giao dịch với bên thứ ba, với điều kiện điều đó phải được ghi trong Hợp đồng chuyển nhượng hoặc văn bản chuyển giao.

6. Chủ sở hữu không được từ bỏ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí khi không được sự đồng ý của Bên được chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí nếu Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đang còn trong thời hạn hiệu lực. Quy định này không áp dụng cho trường hợp một hoặc một số chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền của mình nhưng vẫn còn một hoặc một số chủ sở hữu chung khác tiếp tục sở hữu thiết kế bố trí đó.

Điều 25. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí

1. Nếu tác giả thiết kế bố trí không phải là chủ sở hữu thì chủ sở hữu có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí về việc đã tạo ra thiết kế bố trí theo thoả thuận giữa tác giả thiết kế bố trí và chủ sở hữu, hoặc theo quy định tại khoản 2 của Điều này, nếu không có thoả thuận khác.

2. Nếu giữa tác giả thiết kế bố trí và chủ sở hữu không có thoả thuận nào khác thì mức và thời hạn thù lao phải tuân theo quy định sau đây:

a) Mức thù lao tối thiểu cho tác giả thiết kế bố trí bằng 5% số tiền làm lợi thu được trong mỗi năm sử dụng thiết kế bố trí hoặc 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí;

b) Việc thanh toán tiền thù lao cho tác giả thiết kế bố trí phải được thực hiện không muộn hơn 60 ngày tính từ ngày cuối cùng của tháng thứ 12 của mỗi năm sử dụng hoặc không muộn hơn 30 ngày tính từ ngày chủ sở hữu nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí.

Điều 26. Quyền của tác giả thiết kế bố trí

1. Tác giả thiết kế bố trí có các quyền sau đây:

a) Được ghi họ tên với danh nghĩa là tác giả trong Văn bằng bảo hộ, trong Đăng bạ quốc gia cũng như trong các tài liệu công bố về thiết kế bố trí;

b) Được nhận thù lao của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này;

c) Được yêu cầu xử lý, khởi kiện về việc xâm phạm các quyền nêu trên của mình.

2. Quyền nhận thù lao của tác giả thiết kế bố trí nêu tại điểm b khoản 1 của Điều này có thể được chuyển giao cho người khác, kể cả dưới hình thức để thừa kế theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ

Điều 27. Hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu

1. Trong thời hạn bảo hộ thiết kế bố trí, mọi hành vi sử dụng thiết kế bố trí được quy định tại Điều 22 Nghị định này mà không được phép của chủ sở hữu và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 28 của Nghị định này đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu.

2. Việc sử dụng thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 8 và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 28 của Nghị định này bị coi là hành vi xâm phạm quyền tạm thời của chủ sở hữu.

Điều 28. Hành vi không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu

Việc sử dụng thiết kế bố trí trong các trường hợp sau đây không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu:

1. Sử dụng thiết kế bố trí được bảo hộ không nhằm mục đích thương mại, như sử dụng cá nhân, đánh giá, phân tích, nghiên cứu hoặc giảng dạy;

2. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ khi không biết hoặc không có cơ sở để biết rằng thiết kế bố trí đang được bảo hộ;

3. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ đã được tiếp nhận hoặc đặt hàng khi không biết hoặc không có cơ sở để biết rằng thiết kế bố trí đang được bảo hộ, nếu hành vi phân phối hoặc nhập khẩu được thực hiện sau khi đã biết về điều đó và người sử dụng trả cho chủ sở hữu một khoản tiền tương đương với khoản thanh toán cho việc chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí đó;

4. Phân phối, nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí được bảo hộ, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ do chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng hoặc người sử dụng hợp pháp theo quy định tại khoản 3 của Điều này đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài;

5. Sử dụng thiết kế bố trí có tính nguyên gốc được tạo ra trên cơ sở phân tích, đánh giá thiết kế bố trí được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, hoặc thiết kế bố trí do người khác độc lập tạo ra trùng với thiết kế bố trí được bảo hộ.

Điều 29. Hành vi xâm phạm quyền của tác giả thiết kế bố trí

Việc chủ sở hữu không thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả thiết kế bố trí theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này và không bảo đảm quyền của tác giả thiết kế bố trí theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26 của Nghị định này bị coi là xâm phạm quyền của tác giả thiết kế bố trí.

Điều 30. Bảo đảm thực thi quyền của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí

1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí được Nhà nước bảo hộ. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí.

Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu và tác giả thiết kế bố trí có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm thuộc các trường hợp quy định tại Điều 27 và Điều 29 của Nghị định này phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

3. Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí của chủ sở hữu và quyền của tác giả thiết kế bố trí được tiến hành theo quy định của pháp luật hiện hành về trình tự và thủ tục xử lý hành vi xâm phạm các quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác.

Chương 5:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI THIẾT KẾ BỐ TRÍ

Điều 31. Nội dung quản lý Nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích xã hội

Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến thiết kế bố trí thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp.

Các quy định về nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về sở hữu công nghiệp, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích xã hội tại Nghị định số 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính phủ cũng được áp dụng cho các hoạt động về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí.

Điều 32. Trách nhiệm của các Bộ hữu quan

1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm quy định về nội dung, hình thức, thủ tục nộp, tiếp nhận, xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ; thủ tục đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ; thủ tục khiếu nại các quyết định liên quan đến việc xác lập, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí; thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng và việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí và các thủ tục liên quan khác.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại phí, lệ phí đối với các thủ tục liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí.

3. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định và tổ chức thực hiện việc giám định kỹ thuật phục vụ thủ tục hủy bỏ Văn bằng bảo hộ và thủ tục bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các thiết kế bố trí đã được khai thác nhằm mục đích thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian từ 18 tháng đến hai năm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì thời hiệu thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ là 06 tháng kể từ ngày Nghị định này bắt đầu có hiệu lực.

2. Quy định về quyền ngăn cấm sử dụng thiết kế bố trí của chủ sở hữu tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này không áp dụng đối với các mạch tích hợp bán dẫn đã tồn tại từ trước ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Quy định về quyền tạm thời của chủ sở hữu tại Điều 8 của Nghị định này không áp dụng đối với các hành vi sử dụng thiết kế bố trí được thực hiện trước ngày Nghị định này bắt đầu có hiệu lực.

Điều 34. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 42/2003/ND-CP

Hanoi, May 2, 2003

 

DECREE

ON THE PROTECTION OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS OVER SEMICONDUCTOR INTEGRATED CIRCUIT LAYOUT DESIGNS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Civil Code of October 28, 1995;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

1. This Decree applies to all Vietnamese organizations and individuals.

2. This Decree also applies to foreign organizations and individuals enjoying the protection of industrial property rights over semiconductor integrated circuit layout designs according to the provisions of the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

In cases where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Decree, the provisions of such international treaty shall apply.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Decree, the following terms shall be construed as follows:

1. "Semiconductor integrated circuit" means a product in its final form or intermediate form, in which the elements - at least one of which is an active element, and some or all of interconnections are integrally formed in or on a piece of semiconductor material and which is intended to perform an electronic function. "Integrated circuit" is synonymous to "IC", "chip" and "microelectronic circuit";

2. "Semiconductor integrated circuit layout design" means a three-dimensional disposition of circuit elements and their interconnections in semiconductor integrated circuits (hereinafter referred to as "layout designs");

3. "Layout design author" means person or persons who create a layout design with their own creative labor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. "Owner" means subjects those who are granted protection titles or lawfully transferred the industrial property right over layout designs;

5. "Distribution" means all forms of commercial circulation, including sale, lease, transfer, including advertisement, offering or storing for the said purposes;

6. "Exploitation of layout designs for commercial purposes" means the public distribution of semiconductor integrated circuits manufactured according to such layout designs or commodities imbued with semiconductor integrated circuits manufactured according to such layout designs.

Article 4.- Objects to be protected

1. Objects to be protected under this Decree are layout designs of the original nature.

2. Layout designs shall be recognized as of the original nature if they fully meet the following conditions:

a/ Such layout designs are the result of their authors’ own creative labor;

b/ At the time of their creation, such layout designs are not commonplace among layout design creators and integrated circuit manufacturers.

Article 5.- Objects not to be protected

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Principles, processes, systems and methods performed by semiconductor integrated circuits.

2. Information and software incorporated in semiconductor integrated circuits.

Chapter II

ESTABLISHMENT OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS OVER LAYOUT DESIGNS

Article 6.- Bases for establishing the rights of owners and the rights of layout design authors

The industrial property rights of owners over layout designs and the rights of layout design authors shall be established under layout design protection titles (hereinafter referred to as protection titles) granted by the National Office of Industrial Property under the Ministry of Science and Technology according to the provisions in this Chapter.

Article 7.- Protection titles

1. Protection titles are named "certificate of registration of semiconductor integrated circuit layout designs" and valid throughout the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

2. The valid duration of a protection title commences on the date of title issuance and ends on the earliest of the following dates:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The date ending 10 years, as from the date the competent person files the application for a layout design or permits the commercial exploitation thereof for the first time anywhere in the world;

c/ The date ending 15 years, as from the date of layout design creation.

3. Contents of protection titles are determined under decisions on granting of protection titles prescribed in Clause 1, Article 14 of this Decree.

Article 8.- Temporary right of owners

In cases where layout designs have been commercially exploited by their applicants (or persons authored by the applicants) before the date the protection titles are issued, and such layout designs had been used by the third parties for commercial purposes during the period from the date of commercial exploitation to the date of issuance of the protection titles, the applicants may notify the above-said third parties of their already filed applications.

If the third parties, after being notified, still continue using the layout designs, the layout design owners, after being granted the protection titles, may request the third parties to pay a compensation equal to the amount paid for the transfer of the right to use such layout designs corresponding to the scope within which they have been used during the period from the date of notice receipt to the date of issuance of the protection titles.

Article 9.- Applications for granting of protection titles

1. An application for a protection title is a collection of documents and samples expressing the applicant’s request for the protection title.

2. Each application shall request the granting of protection title for only one layout design.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Applications for protection titles must satisfy the requirements on forms and contents according to the regulations of the Minister of Science and Technology.

Article 10.- The right to file protection title applications

1. The following organizations and individuals have the right to file protection title applications:

a/ Authors who create layout designs with their own labor and expenses;

b/ Organizations and/or individuals that provide funding and material facilities for authors to create layout designs in form of work assignment or job performance hiring, unless otherwise agreed upon in labor contracts or job performance hiring contracts.

2. Persons having the right to file protection title applications, defined in Clause 1 of this Article, shall be entitled to transfer such right as well as the already filed applications to other organizations or individuals in form of written transfers or inheritance.

3. If many organizations and/or individuals that fall under the cases prescribed in Clause 1 of this Article jointly create one layout design, the right to file applications shall go to all such organizations and/or individuals and such right shall be exercised only when all such organizations and/or individuals so agree.

4. If many organizations and/or individuals that fall under the cases prescribed in Clause 1 of this Article independently create identical layout designs, all such organizations and/or individuals shall have the right to file applications for protection titles and all protection titles (if granted) shall be independently valid.

Article 11.- The statute of limitations for exercising the right to file applications for protection titles for already commercially exploited layout designs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.- Exercise of the right to file protection title applications

1. To be granted protection titles, organizations and individuals having the right to file applications defined in Clause 1, Article 10 of this Decree shall have to file protection title applications with the National Office of Industrial Property. Protection titles shall be granted by the National Office of Industrial Property on the basis of the results of examination of protection title applications according to the order and procedures prescribed in this Chapter.

2. Vietnamese organizations and individuals may directly file or authorize industrial property representation service organizations to file protection title applications and proceed with relevant procedures.

3. Foreign organizations and individuals shall exercise the right to file protection title applications and proceed with the relevant procedures as follows:

a/ Foreign individuals permanently residing in Vietnam, foreign legal persons having their lawful representatives in Vietnam, foreign individuals or legal persons having their production and business establishments in Vietnam shall directly file or authorize industrial property representation service organizations to file protection title applications and proceed with relevant procedures;

b/ Foreign individuals and legal persons not falling under the cases prescribed at Point a of this Clause shall file protection title applications and proceed with the relevant procedures by authorizing industrial property representation service organizations to carry out them.

4. Organizations providing industrial property representation service mentioned in Clauses 2 and 3 of this Article are those operating under the Government’s Decree No. 63/CP of October 24, 1996 specifying the industrial property, which was amended and supplemented under Decree No. 06/2001/ND-CP of February 1, 2001.

5. Applicants must ensure the truthfulness of information on the right to file protection title applications, applicants and authors named in the applications. When protection titles are invalidated because the said information is untruthful, the protection title holders shall be held responsible for consequences caused by their dishonesty.

Article 13.- Examination of protection title applications

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Objects stated in applications shall not be examined in terms of their protectability according to the protection criteria prescribed in Article 4 of this Decree,

2. Procedures and duration for examining the formality of applications for protection titles shall be prescribed by the Minister of Science and Technology.

Article 14.- Granting, refusal to grant and registration of protection titles

1. The director of the National Office of Industrial Property shall issue decisions on granting of protection titles, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article. The decisions on granting of protection titles must clearly state the names and addresses of protection titles grantees; the serial numbers of protection title applications and the dates of filing applications; the names of industrial property representation service organizations; the full names of layout design authors (or co-authors); the appellations and classification of semiconductor integrated circuits manufactured according to the protected layout designs and the dates of exploitation of layout designs for commercial purposes for the first time (if declared in applications); the dates of layout design creation; the titles and serial numbers of protection titles; protection duration.

2. In the following cases, the director of the National Office of Industrial Property shall issue notices on the refusal to grant protection titles, clearly stating the reasons therefor to the applicants:

a/ Protection title applications fail to meet the requirements prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 9 of this Decree;

b/ Applications are filed by persons having no right to do so;

c/ The right to file protection title applications belongs to many organizations and individuals according to the provisions in Clause 3, Article 10 of this Decree, but one or several of them do not agree to file protection title applications;

d/ Protection title applications are filed after the statute of limitations prescribed in Article 11 of this Decree expires;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Applicants fail to pay the fee as prescribed in Article 20 of this Decree;

3. Protection titles shall be recorded in the national register on semiconductor integrated circuit layout designs.

4. Protection titles are handed over to applicants.

If applicants are collectives, only the first member on the list of such collectives’ members shall be handed the protection titles and names of such members shall be noted in the national register. Other members have the right to request the National Office of Industrial Property to issue copies of protection titles according to the procedures prescribed by the Minister of Science and Technology and shall have to pay a fee for the issuance of protection title copies.

Article 15.- Re-granting of protection titles, issuance of document copies

At requests of owners (or co-owners), the National Office of Industrial Property shall re-grant protection titles (including protection title copies) when it deems the reasons therefor are plausible.

At the requests of organizations and individuals, the National Office of Industrial Property shall issue excerpts of the national register and copies of documents included in protection title applications, except for documents classified secret according to the regulations of the Minister of Science and Technology. Particularly for documents identifying layout designs, copies thereof shall only be issued to the competent agencies and organizations and individuals related to the procedures for invalidating protection titles or the procedures for handling acts of infringing upon the rights.

Organizations and individuals that request the re-granting of protection titles or issuance of document copies shall have to pay charge and fee therefor according to the regulations.

Article 16.- Suspension of validity of protection titles

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Owners announce to waive all the rights they are entitled to under protection titles;

b/ Owners cease to exist with no lawful heir.

2. In case of suspension of validity of protection titles according to the provisions at Point a, Clause 1 of this Article, the validity of protection titles shall be suspended as from the date their owners announce to waive them.

In case of suspension of validity of protection titles according to the provisions at Point b, Clause 1 of this Article, the validity of protection titles shall be suspended as from the date their owners cease to exist.

3. Owners shall have the right to file applications with the National Office of Industrial Property to request the suspension of validity of protection titles for the reason mentioned at Point a, Clause 1 of this Article.

All organizations and individuals shall have the right to file applications with the National Office of Industrial Property to request the suspension of validity of protection titles for the reason mentioned at Point b, Clause 1 of this Article. Requesters of protection title validity suspension shall have to pay the prescribed fee.

Basing himself/herself on the result of examination of requests for protection title validity suspension and opinions of concerned parties, the director of the National Office of Industrial Property shall issue decisions on suspension of validity of protection titles or notices on rejection of such requests.

4. Procedures and order for handling requests for protection title validity suspension shall be prescribed by the Minister of Science and Technology.

Article 17.- Cancellation of validity of protection titles

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Protection title applications fall into the cases prescribed at Points b, c and d, Clause 2, Article 14 of this Decree;

b/ Protected layout designs fail to meet the protection conditions prescribed in Article 4 or fall within the subjects uneligible for protection according to the provisions in Article 5 of this Decree.

2. Validity of protection titles shall be partially canceled in the cases where certain parts fail to meet the protection criteria.

3. All organizations and individuals shall have the right to file applications to request the National Office of Industrial Property to cancel the protection title validity in the cases prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article. Requesters of protection title validity cancellation shall have to pay the prescribed fee.

Basing himself/herself on the result of examination of requests for protection title validity cancellation and opinions of concerned parties, the director of the National Office of Industrial Property shall issue decisions to cancel part or whole of the validity of protection titles or notices on rejection of such requests.

4. Procedures and order for handling requests for protection title validity cancellation shall be prescribed by the Minister of Science and Technology.

Article 18.- Complaints about decisions related to the granting, suspension or cancellation of validity of protection titles

1. The right to lodge complaints about decisions and notices of the National Office of Industrial Property related to the granting, suspension or cancellation of validity of protection titles is provided for as follows:

a/ First-time complaints:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All organizations and individuals having rights and interests directly related to the granting of protection titles, suspension or cancellation of protection title validity shall have the right to complain about decisions on granting of protection titles, decisions on suspension or cancellation of protection title validity.

b/ Second-time complaints, initiation of lawsuits:

If, upon the expiry of the time limit for settling first-time complaints prescribed in Clause 4 of this Article, the complaints remain unsettled, or if disagreeing with the complaint settlement decisions of the director of the National Office of Industrial Property, the persons who have exercised the right to lodge first-time complaints according to the provisions at Point a of this Clause may lodge complaints with the Minister of Science and Technology (second-time complaints) or initiate lawsuits according to the administrative procedures.

2. Complaints must be made in writing, clearly stating the full names and addresses of complainants; the serial numbers, signing dates and contents of complained decisions or notices; the serial numbers of related protection title applications; the names of to be protected objects stated in applications; contents, arguments and evidences to support complaining arguments; specific requests for amendment to or cancellation of related decisions or conclusions.

3. The statute of limitations for lodging first-time complaints is 90 days as from the date the persons with the complaining right receive or are notified of decisions or notices specified at Point a, Clause 1 of this Article.

The statute of limitations for lodging second-time complaints is 30 days as from the date of expiry of the time limit for settling first-time complaints prescribed in Clause 4 of this Article but such complaints remain unsettled or from the date the persons with the complaining right receive or are notified of decisions on first-time complaint settlement.

In cases where, due to objective obstacles or force majeure circumstances, complainants cannot exercise the complaining right within the statute of limitations, the period when such obstacles or circumstances exist shall not be calculated into the statute of limitations for lodging complaints.

4. The time limit for settling first-time complaints is 30 days, for second-time complaints is 45 days after the date of complaint acceptance. For complicated cases, the time limit for settling first-time complaints may be prolonged to 45 days and for settling second-time complaints to 60 days after the date of complaint acceptance. The duration for modifying or supplementing complaint dossiers shall not be calculated into the above-said time limits.

5. The competence, order and procedures for settling complaints shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations. Complainants shall have to pay charges for services on settling industrial property complaints as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. All applications for protection titles, which have been recognized valid, shall be publicized in the form accessible for direct reference (no photocopying nor duplication) at the National Office of Industrial Property. For secret information classified under the regulations of the Minister of Science and Technology, only the competent agencies and concerned parties involved in the procedures for canceling validity of protection titles or procedures for handling acts of infringing upon rights may refer to them.

2. All decisions on the establishment, amendment, suspension, cancellation or transfer of industrial property right over layout designs shall be published by the National Office of Industrial Property in the Industrial Property Official Gazette within 60 days after such decisions are issued.

Article 20.- Charges and fees

1. Organizations and individuals carrying out the procedures for establishing, amending, suspending or canceling the validity of protection titles, for transferring industrial property right over layout designs, the procedures for lodging complaints or other relevant procedures at the National Office of Industrial Property or other competent agencies shall be obliged to pay to the agencies carrying out such procedures the prescribed charges and fees.

2. The National Office of Industrial Property and other competent agencies defined in Clause 1 of this Article are obliged to collect fully, according to schedule and the procedures the relevant charges and fees and shall have to remit them into the State budget according to the provisions of current legislation.

The charge and fee-collecting agencies shall be allowed to use part of the collected fee amount in compliance with the provisions of the legislation on charges and fees in order to raise the professional capability and encourage persons directly performing jobs generating revenue sources.

3. Charge and/or fee amounts already paid for works which have not been performed due to the non-occurrence of anticipated circumstances or faults of the agencies obliged to perform such works must be refunded to the charge and/or fee payers, and the reimbursement must be certified by the charge and/or fee payers or evidenced with reimbursement vouchers.

Chapter III

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF OWNERS, RIGHTS OF AUTHORS OF LAYOUT DESIGNS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Owners have the following rights:

1. To exclusively use their layout designs;

2. To transfer the right to use layout designs;

3. To have the temporary right defined in Article 8 of this Decree;

4. To transfer or waive all industrial property rights over layout designs;

5. To request the handling of, or initiate lawsuits against, infringements of their above-said rights.

Article 22.- Exclusive right to use layout designs

Owners’ exclusive right to use layout designs, as defined in Article 21 of this Decree, is the right to perform or forbid other persons from performing any acts specified below toward the protected layout designs for business purposes:

1. Reproducing protected layout designs; manufacturing semiconductor integrated circuits after the protected layout designs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Transfer of the right to use layout designs

1. The right to transfer the right to use layout designs of owners defined in Article 21 of this Decree is the right to allow other persons to perform any acts within the exclusive right to use layout designs defined in Article 22 of this Decree.

2. In cases where the industrial property rights over a layout design are under joint-ownership, the transfer of the right to use such layout design by one or several co-owners to other persons must be consented by all other co-owners.

3. The transfer of the right to use layout designs must be expressed in written contracts. Contents of contracts on transfer of the right to use layout designs must comply with the regulations of the Minister of Science and Technology and other relevant provisions of law.

4. Contracts on transfer of the right to use layout designs must be registered at the National Office of Industrial Property according to the regulations of the Minister of Science and Technology. Contracts on transfer of the right to use layout designs shall be valid as from the date of registration. The transferees (receiving parties) may use layout designs within the scope and under the conditions inscribed in the already registered contracts on transfer of the right to use layout designs.

5. Contracts on transfer of the right to use layout designs shall be automatically suspended from validity or invalid when the transferors’ industrial property right over the layout designs is suspended or invalidated.

Article 24.- Transfer or waiver of industrial property rights over layout designs

1. The transfer of industrial property rights over layout designs shall be effected in form of agreement, bequeathal or removal in case of merger, consolidation, division or separation of legal persons.

2. Where the industrial property rights over layout designs are under joint ownership, the transfer thereof must be consented by all co-owners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. All forms of transferring the industrial property rights over layout designs must be registered at the National Office of Industrial Property according to the regulations of the Minister of Science and Technology.

5. After the date the transfer of the industrial property rights over layout designs is registered at the National Office of Industrial Property, the transferees shall become owners and receive all the rights and obligations of the transferors which arise from protection titles as well as the rights and obligations of the transferors which arise from transactions with the third parties, provided that this must be inscribed in the transfer contracts or hand-over documents.

6. Owners must not waive the industrial property rights over layout designs when they fail to obtain consents of the transferees of the right to use layout designs and the contracts on transfer of the right to use layout designs are still valid. This provision shall not apply to cases where one or several co-owners waive their right portion, while another or other co-owners continue to own such layout designs.

Article 25.- The obligation to pay remuneration to layout design authors

1. If authors of layout designs are not their owners, the owners are obliged to pay remuneration to the authors of layout designs for the creation thereof according to the agreement between them, or under the provisions in Clause 2 of this Article, if they do not otherwise agree.

2. If there exists no other agreement between layout design authors and owners, the remuneration levels and payment time limits shall have to comply with the following provisions:

a/ The minimum remuneration level for layout design authors shall be equal to 5% of yields earned in each year of using the layout designs or 15% of the total proceeds received by their owners for each time of transfer of the right to use layout designs;

b/ The payment of remuneration to layout design authors must be made within 60 days as from the last day of the 12th month of each using year or within 30 days counting from the date the owners receive the payment for the transfer of the right to use layout designs.

Article 26.- Rights of layout design authors

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To have their full names in the authors’ capacity inscribed in protection titles, the National Register as well as in documents publicizing layout designs;

b/ To receive remuneration from owners according to the provisions of Article 25 of this Decree;

c/ To request the handling of, or initiate lawsuits against, the infringement of their above-said rights.

2. The layout design authors’ right to receive remuneration provided for at Point b, Clause 1 of this Article may be transferred to other persons, including in the form of bequeathal according to the provisions of law.

Chapter IV

PROTECTION OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS OVER LAYOUT DESIGNS

Article 27.- Acts of infringing upon the owner’s rights

1. Within the time limit for layout design protection, all acts of using layout designs prescribed in Article 22 of this Decree without permission of owners and not falling under the cases prescribed in Article 28 of this Decree shall be regarded as acts of infringing upon the owner’s industrial property rights over layout designs.

2. The use of layout designs without paying compensations according to the provisions in Article 8 and not falling under the cases prescribed in Article 28 of this Decree shall be regarded as acts of infringing upon the owner’s temporary right.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The use of layout designs in the following cases shall not be regarded as acts of infringing upon the owner’s rights:

1. Using protected layout designs for non-commercial purposes, such as personal use, assessment, analysis, research or teaching;

2. Distributing or importing copies of protected layout designs, semi-conductor integrated circuits manufactured after the protected layout designs or goods containing semi-conductor integrated circuits manufactured after the protected layout designs without knowing or having no ground to know that the layout designs are currently protected;

3. Distributing or importing copies of protected layout designs, semi-conductor integrated circuits manufactured after the protected layout designs or goods containing semi-conductor integrated circuits manufactured after the protected layout designs, which have already been received or ordered without knowing or having no ground to know that such layout designs are currently protected, provided that the distributing or importing acts are performed after such layout design protection is known and the users pay to the owners an amount equal to that payable for the transfer of the right to use such layout designs.

4. Distributing or importing copies of protected layout designs, semi-conductor integrated circuits manufactured after the protected layout designs or goods containing semi-conductor integrated circuits manufactured after the protected layout designs, which have been marketed, even overseas, by the owners, use right transferees or lawful users according to the provisions in Clause 3 of this Article;

5. Using layout designs of the original nature, which are created on the basis of analyzing or evaluating protected layout designs according to the provisions in Clause 1 of this Article, or layout designs independently created by other persons but identical to the protected layout designs.

Article 29.- Acts of infringing upon rights of layout design authors

The owners’ failure to perform the obligation to pay remuneration to layout design authors according to the provisions in Article 25 of this Decree and failure to secure rights of layout design authors according to the provisions at Point a, Clause 1, Article 26 of this Decree shall be regarded as the infringement upon the rights of layout design authors.

Article 30.- Security for the enforcement of the rights of layout design owners and authors

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Depending on the nature, seriousness and consequences of acts of infringing upon industrial property rights over layout designs of owners and rights of layout design authors, organizations and individuals that commit acts of violation shall be administratively handled or examined for penal liability. If damage is caused, they shall have to pay compensations therefor according to the provisions of law.

2. Layout design owners and authors may request competent State agencies to compel persons committing acts of violation in the cases prescribed in Articles 27 and 29 of this Decree to stop their acts of violation and pay compensations for damage.

3. The handling of acts of infringing upon industrial property rights over layout designs of owners and rights of layout design authors shall be effected according to the current law provisions on order and procedures for handling acts of infringing upon rights over other industrial property objects.

Chapter V

STATE MANAGEMENT OVER PROTECTION OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS OVER LAYOUT DESIGNS

Article 31.- Contents of State management, responsibility of State agencies competent to manage and protect the national interests and social interests

Activities of protecting industrial property rights related to layout designs fall under the scope of State management over industrial property.

The provisions on contents of State management over industrial property activities, responsibilities of the State agencies competent to manage industrial property, protect national interests and social interests in the Government’s Decree No. 63/CP of October 24, 1996 specifying the industrial property, which was amended and supplemented under the Government’s Decree No. 06/2001/ND-CP of February 1, 2001, shall also apply to activities of protecting industrial property rights over layout designs.

Article 32.- Responsibilities of the concerned ministries

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science and Technology in prescribing the regime of collection, remittance, management and use of assorted charges and fees for the procedures related to the protection of industrial property rights over layout designs.

3. The Ministry of Industry shall coordinate with the Ministry of Science and Technology in prescribing and organizing the technical expertise in service of the procedures for canceling protection titles and the procedures for securing the enforcement of industrial property rights over layout designs.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 33.- Transitional clause

1. For layout designs already exploited for commercial purposes anywhere in the world at any time in the period of between 18 months and two years before the effective date of this Decree, the statute of limitations for exercising the right to file applications for protection thereof shall be 6 months as from the effective date of this Decree.

2. Provisions on the owners’ right to prevent the use of layout designs in Clause 2, Article 22 of this Decree shall not apply to semi-conductor integrated circuits already available before the effective date of this Decree.

3. Provisions on the owners’ temporary rights in Article 8 of this Decree shall not apply to acts of using layout designs performed before the effective date of this Decree.

Article 34.- Effect and implementation responsibilities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the director of the National Office of Industrial Property shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 42/2003/NĐ-CP ngày 02/05/2003 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.683

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.27.148
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!