Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu

Số hiệu: 119/2010/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 30/12/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 119/2010/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 105/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa đổi, bổ sung ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như sau:

1. Sửa đổi Điều 1 như sau:

“Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ về việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, giám định sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.”

2. Sửa đổi Khoản 1 Điều 14 như sau:

Điều 14. Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng

1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với giống cây trồng có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

a) Sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ để thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 186 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không được phép của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng;

b) Sử dụng vật liệu nhân giống của các giống cây trồng quy định tại Điều 187 của Luật Sở hữu trí tuệ;

c) Sử dụng tên của một giống cây trồng cùng loài hoặc loài gần với loài của giống được bảo hộ mà tên này trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên của giống cây trồng được bảo hộ;

d) Quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này cũng áp dụng đối với vật liệu thu hoạch nếu chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng chưa có Điều kiện hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống của cùng giống đó.”

3. Sửa đổi Khoản 1 Điều 23 như sau:

“Điều 23. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

1. Người yêu cầu xử lý xâm phạm phải gửi kèm theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm các tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh yêu cầu của mình:

a) Chứng cứ chứng minh là chủ thể quyền nếu người yêu cầu là chủ sở hữu hoặc người được chuyển giao, được thừa kế, kế thừa quyền sở hữu trí tuệ;

b) Chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm đã xảy ra; chứng cứ nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;

c) Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh yêu cầu của mình.”

4. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 24 như sau:

Điều 24. Chứng cứ chứng minh chủ thể quyền

1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, quyền tác giả, quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng đã được đăng ký, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là một trong các loại tài sản sau đây:

a) Bản sao Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, Bằng bảo hộ giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định;

b) Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; Bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền đăng ký các đối tượng đó cấp.

2. Đối với nhãn hiệu được đăng ký quốc tế, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền là bản sao giấy Chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp nộp kèm theo bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định.

5. Sửa đổi tên Chương IV như sau:

“Chương IV. Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”

6. Sửa đổi Khoản 1 và Khoản 2 Điều 28 như sau:

“Điều 28. Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm

1. Hàng hóa xâm phạm được quy định như sau:

a) Hàng hóa xâm phạm là bộ phận, chi tiết (sau đây gọi là phần) của sản phẩm có chứa yếu tố xâm phạm và có thể lưu hành như một sản phẩm độc lập;

b) Trường hợp không thể tách rời yếu tố xâm phạm thành một phần của sản phẩm có thể lưu hành độc lập theo quy định tại Điểm a Khoản này thì hàng hóa xâm phạm là toàn bộ sản phẩm chứa yếu tố xâm phạm.

2. Giá trị hàng hóa xâm phạm do cơ quan xử lý xâm phạm xác định tại thời Điểm xảy ra hành vi xâm phạm và dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm;

b) Giá thực bán của hàng hóa xâm phạm;

c) Giá thành của hàng hóa xâm phạm, nếu chưa được lưu thông;

d) Giá nhập của hàng hóa xâm phạm.

7. Bãi bỏ Điều 33.

8. Sửa đổi Khoản 1 Điều 36 như sau:

“Điều 36. Thủ tục xử lý đơn

1. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc trong thời hạn hai mươi tư giờ làm việc, kể từ thời Điểm nhận được đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm xem xét, ra thông báo chấp nhận đơn, nếu người nộp đơn đã thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại các Điểm a, b, c Khoản 1 và Khoản 2 Điều 217 của Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp từ chối, cơ quan hải quan phải trả lời bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu và nêu rõ lý do.

9. Sửa đổi Khoản 1, bổ sung Khoản 3 Điều 39 như sau:

“Điều 39. Nội dung và lĩnh vực giám định sở hữu trí tuệ

1. Giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm các nội dung sau đây:

a) Xác định phạm vi bảo hộ của đối tượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này;

b) Xác định đối tượng được xem xét có đáp ứng các Điều kiện để bị coi là yếu tố xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 và các Điều từ Điều 7 đến Điều 14 của Nghị định này;

c) Xác định có hay không sự trùng, tương đương, tương tự, gây nhầm lẫn, khó phân biệt hoặc sao chép giữa đối tượng được xem xét với đối tượng được bảo hộ;

d) Xác định giá trị quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị thiệt hại.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể về hoạt động giám định sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực quy định tại Khoản 2 Điều này thuộc phạm vi quản lý của mình.”

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 42 như sau:

“Điều 42. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ

1. Các tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ được hoạt động giám định bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp;

b) Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo pháp luật về hợp tác xã;

c) Đơn vị sự nghiệp;

d) Các tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo pháp luật về luật sư, trừ chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn một trăm phần trăm vốn nước ngoài, công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh giữa tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.

2. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ phải đáp ứng các Điều kiện sau đây:

a) Có ít nhất một giám định viên sở hữu trí tuệ;

b) Có trụ sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc;

c) Có nguồn cơ sở dữ liệu thông tin cần thiết để thực hiện hoạt động giám định.

3. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện hoạt động giám định trong lĩnh vực đã đăng ký hoạt động.”

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 43 như sau:

“Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức giám định sở hữu trí tuệ

1. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ có các quyền sau đây:

a) Thuê giám định viên sở hữu trí tuệ thực hiện giám định theo các vụ việc;

b) Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức giám định sở hữu trí tuệ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Hoạt động theo đúng lĩnh vực giám định ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;

b) Bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ liên quan đến vụ việc giám định;

c) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

12. Sửa đổi, bổ sung Điều 44 như sau:

“Điều 44. Giám định viên sở hữu trí tuệ

1. Giám định viên sở hữu trí tuệ là người có đủ trình độ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến nội dung cần giám định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.

2. Người đáp ứng đủ các Điều kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cấp Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ.

3. Giám định viên sở hữu trí tuệ có các quyền sau đây:

a) Có thể hoạt động trong 01 tổ chức giám định sở hữu trí tuệ dưới danh nghĩa của tổ chức đó hoặc hoạt động độc lập;

b) Từ chối giám định trong trường hợp tài liệu liên quan không đủ hoặc không có giá trị để đưa ra kết luận giám định;

c) Sử dụng kết quả thẩm định hoặc kết luận chuyên môn, ý kiến chuyên gia phục vụ việc giám định;

d) Giám định viên sở hữu trí tuệ hoạt động độc lập có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định để thực hiện việc giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

4. Giám định viên sở hữu trí tuệ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Lập hồ sơ giám định, có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định; giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu;

b) Bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;

c) Độc lập đưa ra kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình; nếu cố ý đưa ra kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức có liên quan thì phải bồi thường thiệt hại;

d) Từ chối giám định trong trường hợp giám định viên có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng giám định, vụ việc cần giám định hoặc có lý do khác ảnh hưởng đến tính khách quan của kết luận giám định;

đ) Giữ bí mật các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu hoặc trưng cầu giám định và phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

e) Tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục giám định;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

13. Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 50 như sau:

Điều 50. Giám định bổ sung, giám định lại

3. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định hoặc giữa kết luận giám định với ý kiến chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ về cùng một vấn đề cần giám định thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có thể tiếp tục trưng cầu, yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan trưng cầu giám định có thể thành lập Hội đồng tư vấn để lấy ý kiến chuyên môn về vấn đề cần giám định, gồm các chuyên gia, đại diện của các cơ quan, tổ chức có liên quan.”

14. Sửa đổi Khoản 1 Điều 51 như sau:

“Điều 51. Văn bản kết luận giám định

1. Văn bản kết luận giám định là một trong các nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Văn bản kết luận giám định không đưa ra kết luận về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc kết luận về vụ tranh chấp.

15. Bổ sung Điểm e vào Khoản 1 Điều 55 như sau:

Điều 55. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ

e) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thiết lập mạng thông tin quốc gia về quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.”

16. Thay cụm từ: “Bộ Văn hóa – Thông tin” bằng cụm từ: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” tại Khoản 1 Điều 55, Điều 56, Điều 58, Khoản 1 Điều 60 và Khoản 1 Điều 63 của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2011.

Điều 3. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b)

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 119/2010/ND-CP

Hanoi, December 30, 2010

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 105/ 2006/ND-CP OF SEPTEMBER 22, 2006, DETAILING AND GUIDING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON INTELLECTUAL PROPERTY REGARDING PROTECTION OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS AND STATE MANAGEMENT OF INTELLECTUAL PROPERTY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Intellectual Property, amended and supplemented on June, 19,2009;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,

DECREES:

Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No. 105/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Intellectual Property on protection of industrial property rights and on state management of intellectual property, as follows:

1. To amend Article 1 as follows:

"Article 1. Scope of regulation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To amend Clause 1, Article 14 as follows:

"Article 14. Infringing elements of plant varieties

1. An infringing element of a plant variety may take one of the following forms:

a/ Use of a propagative material of a protected plant variety to commit the acts specified in Clause 1, Article 186 of the Law on Intellectual Properly without permission of the protection title holder;

b/ Use of a propagative material or any plant variety specified in Article 187 of the Law on Intellectual Property;

c/ Use of the name of a plant variety of the same species or a species close to the species of a protected plant variety that is identical or confusingly similar to the name of the protected plant variety;

d/ Points a and b of this Clause also apply to harvested materials if the protection title holder has no reasonable conditions for exercising his/ her rights to the propagative material of the same plant variety."

3. To amend Clause 1, Article 23 as follows:

"Article 23. Documents and evidence accompanying petitions for handling of infringements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Evidence proving that the requester is the right holder, if the requester is the right holder or an assignee, heir or successor of the intellectual property rights;

b/ Evidence proving the actual occurrence of the act of infringement; proving the suspicion of infringing imports or exports, for petitions for suspension of customs clearance for imports or exports suspected of infringement;

c/ Other documents and evidence to prove the request."

4. To amend and supplement Clauses 1 and 2, Article 24 as follows:

"Article 24. Evidence to prove the right holder status

1. For inventions, industrial designs, lay-out designs, marks, geographical indications, plant varieties, copyright, rights of performers, rights of producers of phonograms or video recordings or rights of broadcasting organizations already registered, evidence to prove the right holder status may be any of the following documents:

a/ A copy of the invention, utility solution or industrial design patent; the layout design, mark or geographical indication registration certificate; the plant variety protection title; the copyright or related right registration certificate; enclosed with the original for comparison, unless the copy has been duly authenticated;

b/ An excerpt from the national register of industrial property; an excerpt from the national register of copyright and related rights; an excerpt from the national register of rights to protected plant varieties, issued by a competent agency that has registered those subject matters.

2. For an internationally registered mark, the evidence to prove the right holder status is a copy of the certificate of protection in Vietnam of such internationally registered mark issued by the state management agency in charge of industrial property, enclosed with the original for comparison, unless the copy has been duly authenticated."

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

"Chapter IV. Handling of infringements of intellectual property rights"

6. To amend Clauses 1 and 2, Article 28 as follows:

"Article 28. Determination of the value of infringing goods

1. Infringing goods are defined as follows:

a/ Infringing goods are parts or details (below referred to as components) of products which contain infringing elements and can be circulated as independent products;

b/ If it is impossible to detach the infringing element as an independent component of a product which can be independently circulated under Point a of this Clause, then the infringing goods shall be the whole product that contains the infringing element.

2. The value of infringing goods shall be determined by the infringement-handling agency at the time of occurrence of the infringement and based on the grounds which are arranged in the following priority order:

a/ The quoted price of the infringing goods;

b/ The actual selling price of the infringing goods;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ The import price of the infringing goods."

7. To annul Article 33.

8. To amend Clause 1, Article 36 as follows:

"Article 36. Procedures for processing petitions

1. Within 20 days after receiving a petition for inspection or supervision of imports or exports, or within 24 working hours after receiving a petition for suspension of customs clearance, the customs office shall consider and issue a notice of acceptance of the petition, if the petitioner has performed the obligations provided at Points a, b and c, Clause 1 and 2. Article 217 of the Law on Intellectual Property. In case of rejection, the customs office shall reply in writing to the petitioner, clearly stating the reason."

9. To amend Clause 1 of, and add Clause 3 to Article 39 as follows:

"Article 39. Contents and areas of intellectual property assessment

1. Intellectual property assessment covers the following contents:

a/ Determining the scope of protection of the intellectual property right subject matter under Article 6 of this Decree;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Determining whether or not there exists an identicalness, equivalence, similarity, confusability, indistinctness or duplicability between an object in question and a protected object;

d/ Determining the value of the intellectual property rights and the value of damage.

3. The Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Science and Technology and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall specifically guide the intellectual property assessment in the areas specified in Clause 2 of this Article which fall under their respective management."

10. To amend and supplement Article 42 as follows:

"Article 42. Intellectual property assessment organizations

1. The organizations defined in Clause 2, Article 201 of the Law on Intellectual Property, which are allowed to conduct intellectual property assessment, include:

a/ Enterprises established and operating under the law on enterprises;

b/ Cooperatives and unions of cooperatives established and operating under the law on cooperatives;

c/ Non-business units;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. An intellectual property assessment organization must satisfy the following conditions:

a/ Having at least one intellectual property assessor;

b/ Having a working office, equipment and facilities;

c/ Having a necessary database for assessment.

3. An intellectual property assessment organization may conduct assessment only in operation areas it has registered."

11. To amend and supplement Article 43 as follows:

"Article 43. Rights and obligations of intellectual property assessment organizations

1. Intellectual property assessment organizations have the following rights:

a/ To hire intellectual property assessors to conduct assessment on a case-by-case basis;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Other rights provided by law.

2. Intellectual property assessment organizations have the following obligations:

a/ To operate only in areas indicated in their business registration certificates or operation registration certificates;

b/ To preserve and archive documents and dossiers related to cases of assessment;

c/ To keep confidential information and documents at the request of agencies, organizations and individuals that request or solicit the assessment, and to pay compensations for any damage caused to concerned agencies, organizations and individuals;

d/ Other obligations specified by law."

12. To amend and supplement Article 44 as follows:

"Article 44. Intellectual property assessors

1. Intellectual property assessors are those with adequate professional knowledge and skills to assess and conclude on issues related to the contents of assessment, and being recognized and granted intellectual property assessor cards by a competent state agency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Intellectual property assessors have the following rights:

a/ To operate either independently or as a member of an intellectual property assessment organization;

b/ To refuse to conduct assessment when related documents are insufficient or invalid for making an assessment conclusion;

c/ To use examination results or professional conclusions or expert opinions in assessment activities;

d/ Independent intellectual property assessors may request agencies, organizations and individuals to provide information and documents related to assessed objects for assessment purposes, unless otherwise provided by law;

e/ Other rights provided by law.

4. Intellectual property assessors have the following obligations:

a/ To compile assessment dossiers, to present themselves when summoned by assessment-soliciting agencies; to explain assessment conclusions when requested;

b/ To preserve exhibits and documents related to cases of assessment;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ To refuse to conduct assessment in case they have rights and interests related to assessed objects or cases of assessment or for other reasons which may affect the objectiveness of assessment conclusions;

e/ To keep confidential information and documents at the request of agencies, organizations and individuals that request or solicit assessment, and to compensate for any damage caused to concerned agencies, organizations and individuals;

f/ To comply with regulations on assessment order and procedures;

g/ Other obligations specified by law."

13. To amend and supplement Clause 3, Article 50 as follows:

"Article 50. Additional assessment, re­assessment

3. In case there is a divergence among assessment conclusions or between assessment conclusions and expert opinions of the state management agency in charge of intellectual property on the same matter subject to assessment, the assessment inviter or requester may solicit further assessment or request another assessment organization or assessor to conduct a re-assessment.

When necessary, the assessment-soliciting agency may set up an advisory council which is composed of experts and representatives of concerned agencies and organizations, to collect expert opinions about an issue subject to assessment."

14. To amend Clause 1, Article 51 as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Written assessment conclusions serve as a source of evidence for competent agencies to handle cases. Written assessment conclusions do not conclude on intellectual property rights infringements or cases of dispute."

15. To add Point f to Clause 1, Article 55 as follows:

"Article 55. Responsibilities of the Ministry of Science and Technology

f/ To develop a database system and establish a national information network on the state management of intellectual property and the protection of intellectual property rights."

16. To replace the phrase "Ministry of Culture and Information" with the phrase "Ministry of Culture, Sports and Tourism" in Clause 1, Article 55; Article 56; Article 58; Clause 1, Article 60; and Clause 1, Article 63 of the Government's Decree No. 105/2006/ND-CP of September 22, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Intellectual Property on the protection of intellectual property rights and the state management of intellectual property.

Article 2. Effect

This Decree takes effect on February 20, 2011.

Article 3. Implementation guiding responsibility

1. The Minister of Science and Technology, the Minister of Culture, Sports and Tourism and the Minister of Agriculture and Rural Development shall guide the implementation of this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


50.649

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.206.166
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!