Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

Số hiệu: 103/2006/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về việc xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của pháp luật dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các điều ước quốc tế quy định tại khoản này bao gồm:

a) Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, sửa đổi năm 1967 (sau đây gọi tắt là “Công ước Paris”);

b) Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000;

c) Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam - Thụy Sĩ năm 1999;

d) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) năm 1994, kể từ thời điểm Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;

đ) Các điều ước quốc tế khác liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên.

Điều 3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp

1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây trong quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp:

a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

b) Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp;

c) Tổ chức hệ thống cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp;

d) Hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp;

đ) Tổ chức thực hiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

e) Thực hiện quyền bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quy định tại Điều 147 của Luật Sở hữu trí tuệ;

g) Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Nhà nước và xã hội về sở hữu công nghiệp;

h) Quản lý hoạt động giám định sở hữu công nghiệp; cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp;

i) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;

k) Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu công nghiệp;

l) Tổ chức thực hiện giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp;

m) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, pháp luật về sở hữu công nghiệp;

n) Quản lý hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp; cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

o) Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và các quốc gia khác về sở hữu công nghiệp.

Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở hữu trí tuệ.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây trong quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại địa phương:

a) Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp;

b) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy định của địa phương về sở hữu công nghiệp;

c) Tổ chức hệ thống quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp tại địa phương và thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống đó;

d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách, pháp luật về sở hữu công nghiệp, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh hoạt động sở hữu công nghiệp;

đ) Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu công nghiệp;

e) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoạt động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp;

g) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp tại địa phương;

h) Quản lý chỉ dẫn địa lý thuộc địa phương;

i) Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp tại địa phương.

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp tại địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Khoa học và Công nghệ.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật về sở hữu công nghiệp và quản lý các đối tượng sở hữu công nghiệp do cơ quan mình quản lý.

Điều 4. Cách tính thời hạn

Cách tính thời hạn trong hoạt động sở hữu công nghiệp được thực hiện theo quy định về thời hạn tại Chương VIII, Phần thứ nhất của Bộ luật Dân sự.

Điều 5. Phí, lệ phí sở hữu công nghiệp

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định và hướng dẫn thi hành chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về sở hữu công nghiệp.

Chương 2:

XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 6. Căn cứ, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp

1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn đăng ký các đối tượng đó theo quy định tại Chương VII, Chương VIII và Chương IX của Luật Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế theo Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở công nhận của cơ quan quản lý nhà nước đối với đăng ký quốc tế đó.

2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

4. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở đầu tư tài chính, trí tuệ hay bất kỳ cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin và bảo mật thông tin tạo thành bí mật kinh doanh đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung các loại đơn đăng ký sở hữu công nghiệp quy định tại các Điều 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107 của Luật Sở hữu trí tuệ, hướng dẫn trình tự, thủ tục xử lý đơn, ban hành mẫu Văn bằng bảo hộ, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và quy định hình thức, nội dung Công báo Sở hữu công nghiệp.

Điều 7. Quyền đăng ký sở hữu công nghiệp theo các điều ước quốc tế

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam quy định tại Điều 2 Nghị định này có thể nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế.

Các điều ước quốc tế quy định tại khoản này bao gồm:

a) Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 (sau đây gọi tắt là “Hiệp ước PCT”);

b) Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, được sửa đổi năm 1979 (sau đây gọi tắt là “Thoả ước Madrid”) và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid năm 1989 (sau đây gọi tắt là “Nghị định thư Madrid”);

c) Các điều ước quốc tế khác về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế mà Việt Nam là thành viên, kể từ thời điểm điều ước quốc tế bắt đầu có hiệu lực đối với Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký quốc tế sở hữu công nghiệp để yêu cầu bảo hộ quyền của mình tại Việt Nam nếu điều ước quốc tế có quy định.

Điều 8. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của nước ngoài

Cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý đó tại Việt Nam.

Điều 9. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước

1. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.

2. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký nói trên.

3. Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu - phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu - phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu - phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký nói trên.

4. Tổ chức, cơ quan nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này đại diện nhà nước đứng tên chủ Văn bằng bảo hộ và thực hiện việc quản lý quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng đó, có quyền chuyển nhượng phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước cho tổ chức, cá nhân khác với điều kiện tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phần quyền đăng ký phải trả cho Nhà nước một khoản tiền hoặc các điều kiện thương mại hợp lý khác so với tiềm năng thương mại của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó.

Điều 10. Quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu

Quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu quy định tại Điều 91 của Luật Sở hữu trí tuệ được áp dụng như sau:

1. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo quy định của Công ước Paris, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước Thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên Công ước đó;

b) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước Thành viên của Công ước Paris và đơn ó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu;

c) Đơn đăng ký được nộp trong thời hạn sau đây kể từ ngày nộp đơn đầu tiên: sáu tháng đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu, mười hai tháng đối với đơn đăng ký sáng chế;

d) Trong đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên nêu tại điểm b khoản này trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên;

đ) Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

2. Trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu muốn hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế khác, yêu cầu hưởng quyền ưu tiên sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện về quyền ưu tiên quy định trong điều ước đó.

Điều 11. Đơn quốc tế về sáng chế

1. Trong Điều này, “Đơn PCT” được hiểu là Đơn đăng ký sáng chế nộp theo Hiệp ước PCT, bao gồm:

a) Đơn có yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam, được nộp tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam);

b) Đơn được nộp tại Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả Việt Nam (sau đây gọi là Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam).

2. Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp xem xét Đơn PCT có chọn hoặc có chỉ định Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người nộp đơn tiến hành các thủ tục đăng ký sáng chế tại cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp của Việt Nam (Giai đoạn quốc gia) theo quy định của Hiệp ước PCT trong thời hạn ba mươi mốt tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế hoặc kể từ ngày ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên);

b) Nộp phí, lệ phí về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam phải được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nga và phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung quy định tại Hiệp ước PCT. Người nộp đơn có thể nộp đơn cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

4. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục xử lý đơn PCT từ các quốc gia khác có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam, Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam.

Điều 12. Đơn quốc tế về nhãn hiệu

1. Trong Điều này, “Đơn Madrid” được hiểu là đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu nộp theo Thoả ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid, bao gồm:

a) Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, có nguồn gốc từ các nước Thành viên khác của Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, sau đây gọi là Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam;

b) Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại các nước Thành viên khác của Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, nộp tại Việt Nam, sau đây gọi là Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam.

2. Sau khi được Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố, Đơn Madrid có chỉ định Việt Nam được thẩm định nội dung như đối với đơn đăng ký nhãn hiệu nộp theo thể thức quốc gia.

Đối với nhãn hiệu được chấp nhận bảo hộ, cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ra Quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Trong trường hợp có yêu cầu của chủ sở hữu thì cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể thực hiện quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid hoặc theo Nghị định thư Madrid theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn theo Thoả ước Madrid nếu yêu cầu bảo hộ tại nước thành viên của Thỏa ước Madrid, với điều kiện đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam;

b) Nộp đơn theo Nghị định thư Madrid nếu yêu cầu bảo hộ tại nước thành viên của Nghị định thư Madrid mà không phải là thành viên của Thỏa ước Madrid, với điều kiện đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

4. Đối với Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp là cơ quan nhận đơn.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục xử lý Đơn Madrid.

Điều 13. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở các điều ước quốc tế về việc thừa nhận bảo hộ lẫn nhau

1. Trong trường hợp điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên có quy định về thừa nhận, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên thì quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân của các thành viên khác được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam.

Quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trong phạm vi, thời hạn phù hợp với quy định của điều ước quốc tế và không phải thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ công bố mọi thông tin cần thiết liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được thừa nhận, bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế.

Điều 14. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu công nghiệp

1. Người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp ban hành có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan. Thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 5 Điều này.

2. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại của cấp trực tiếp ra quyết định hoặc thông báo liên quan đến sở hữu công nghiệp (khiếu nại lần thứ nhất) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan này thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khiếu nại với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (khiếu nại lần thứ hai) hoặc khởi kiện tại toà án. Nếu hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần thứ hai nêu tại khoản 5 Điều này hoặc nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định đó có quyền khởi kiện tại toà án.

3. Nội dung khiếu nại phải được thể hiện bằng đơn khiếu nại, trong đó phải nêu rõ họ và tên, địa chỉ của người khiếu nại; số, ngày ký, nội dung thông báo hoặc quyết định bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lập luận, dẫn chứng chứng minh cho khiếu nại; đề nghị cụ thể về việc sửa chữa hoặc hủy bỏ thông báo hoặc quyết định liên quan.

4. Quyền khiếu nại chỉ được thực hiện trong thời hiệu sau đây, không kể thời gian có trở ngại khách quan khiến người khiếu nại không thể thực hiện được quyền khiếu nại:

a) Thời hiệu khiếu nại lần đầu là chín mươi ngày, kể từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định hoặc thông báo về việc xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;

b) Thời hiệu khiếu nại lần thứ hai là ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu quy định tại khoản 5 Điều này mà khiếu nại đó không được giải quyết hoặc tính từ ngày người có quyền khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.

5. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận đơn khiếu nại liên quan đến việc cấp, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ, gia hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải ra thông báo thụ lý hoặc từ chối thụ lý đơn khiếu nại, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Thời gian sửa đổi, bổ sung hồ sơ khiếu nại không tính vào thời hạn giải quyết khiếu nại.

6. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Chương 3:

CHỦ THỂ, NỘI DUNG, GIỚI HẠN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 15. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp

1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm tổ chức, cá nhân sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí quy định tại Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 86, khoản 5 Điều 87 và khoản 2 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.

Điều 16. Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp

1. Phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác định theo phạm vi bảo hộ được ghi nhận trong Văn bằng bảo hộ.

2. Phạm vi quyền đối với tên thương mại được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên thương mại được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp. Việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.

3. Phạm vi quyền đối với bí mật kinh doanh được xác định theo phạm vi bảo hộ bí mật kinh doanh, gồm tập hợp các thông tin tạo thành bí mật kinh doanh, được sắp xếp theo một trật tự chính xác và đầy đủ đến mức có thể khai thác được.

4. Các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ theo phạm vi bảo hộ với các điều kiện quy định tại các Điều 132, 133, 134, 135, 136, 137 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 17. Tôn trọng quyền được xác lập trước

1. Quyền sở hữu công nghiệp có thể bị huỷ bỏ hiệu lực hoặc bị cấm sử dụng nếu xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác được xác lập trước.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn việc đặt tên doanh nghiệp trong thủ tục đăng ký kinh doanh để bảo đảm không xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước.

Điều 18. Quyền của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

1. Quyền nhân thân của tác giả quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn.

2. Quyền nhận thù lao của tác giả quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ trong suốt thời hạn bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

3. Nếu giữa chủ sở hữu và tác giả không có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền thù lao phải được thực hiện không muộn hơn ba mươi ngày, kể từ ngày chủ sở hữu nhận được tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng hoặc kể từ ngày chủ sở hữu thu được lợi sau mỗi đợt sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; nếu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được sử dụng liên tục thì mỗi đợt thanh toán không được quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc đợt thanh toán trước.

4. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn cách xác định tiền làm lợi do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.

Điều 19. Thực hiện quyền sở hữu của Nhà nước đối với chỉ dẫn địa lý

1. Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc một địa phương;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đại diện theo uỷ quyền của các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp chỉ dẫn địa lý thuộc nhiều địa phương;

c) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức đó đại diện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý được phép thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 2 Điều 123, Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định các loại đặc sản, các đặc tính của sản phẩm, quy trình sản xuất của các đặc sản mang chỉ dẫn địa lý thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành đăng ký và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý dùng cho các đặc sản của địa phương.

Điều 20. Bảo mật dữ liệu thử nghiệm

Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành việc bảo mật dữ liệu thử nghiệm trong thủ tục đăng ký lưu hành các sản phẩm quy định tại Điều 128 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 21. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

1. Hành vi lưu thông sản phẩm quy định tại điểm d khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 5 và điểm b khoản 7 Điều 124 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm cả hành vi bán, trưng bày để bán, vận chuyển sản phẩm.

2. Sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu là sản phẩm do chính chủ sở hữu, người được chuyển giao quyền sử dụng, kể cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài.

Điều 22. Sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước

1. Việc sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước nhằm phục vụ lợi ích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 133 của Luật Sở hữu trí tuệ do các Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện hoặc chỉ định tổ chức, cá nhân khác thực hiện trên cơ sở ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 145 và đoạn hai khoản 1 Điều 147 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Thủ tục ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong trường hợp sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước thực hiện theo quy định của các bộ quản lý ngành.

Điều 23. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế

1. Khi có các nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội mà người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ tại Việt Nam để đáp ứng các nhu cầu đó theo quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật Sở hữu trí tuệ thì Bộ Khoa học và Công nghệ có thể cho phép các tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế trên cơ sở ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 145 và đoạn thứ nhất khoản 1 Điều 147 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Trong trường hợp các nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội được đáp ứng bởi sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm do bên nhận chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng sản xuất thì người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không phải thực hiện nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 4:

CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 24. Giá đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc

1. Giá đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 146 của Luật Sở hữu trí tuệ được xác định theo giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao, trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:

a) Giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng;

b) Kinh phí đầu tư để tạo ra sáng chế, trong đó phải xem xét đến phần kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có);

c) Lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế;

d) Thời gian hiệu lực còn lại của văn bằng bảo hộ;

đ) Mức độ cần thiết của việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế;

e) Các yếu tố khác trực tiếp quyết định giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao.

2. Giá đền bù không vượt quá 5% giá bán tịnh của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế, với điều kiện bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có thể thành lập hội đồng định giá hoặc trưng cầu giám định để xác định giá đền bù quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 25. Hồ sơ và thủ tục chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc

1. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung hồ sơ yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật Sở hữu trí tuệ, trừ quy định tại khoản 2 Điều này; quy định và tổ chức thực hiện thủ tục tiếp nhận và xử lý yêu cầu được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

2. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành, tổ chức thực hiện thủ tục bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước nhằm đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho nhân dân.

Điều 26. Hồ sơ và thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết về hình thức, nội dung các loại hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 149 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ quy định thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Chương 5:

ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 27. Chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp quy định cụ thể về Chương trình đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ.

2. Cá nhân được coi là đã tốt nghiệp khoá đào tạo pháp luật về sở hữu công nghiệp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ trong các trường hợp sau đây:

a) Tác giả luận văn tốt nghiệp đại học, sau đại học về đề tài sở hữu công nghiệp;

b) Tốt nghiệp khoá đào tạo về sở hữu công nghiệp được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận.

Điều 28. Kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp

1. Việc kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp được tiến hành nhằm đánh giá khả năng vận dụng pháp luật sở hữu công nghiệp để giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến xác lập quyền và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

2. Nội dung kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp bao gồm kỹ năng vận dụng pháp luật sở hữu công nghiệp để xử lý các tình huống liên quan đến việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn và tổ chức kiểm tra nghiệp vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

Điều 29. Cấp và thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp

1. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của cá nhân đó sau khi đã nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

2. Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp;

b) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ;

c) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định tại khoản 3 Điều 152 và Điều 153 của Luật Sở hữu trí tuệ;

d) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong khi hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội.

đ) Người được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp lợi dụng danh nghĩa đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật Sở hữu trí tuệ.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

4. Tổ chức có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 154 của Luật Sở hữu trí tuệ được ghi nhận là tổ chức kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của tổ chức đó và sau khi nộp phí, lệ phí theo quy định.

5. Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bị xoá tên trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp về việc bị xoá tên trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp từ bỏ kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

b) Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không còn đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 154 của Luật Sở hữu trí tuệ;

c) Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng các quy định tại khoản 3 Điều 152 và Điều 153 của Luật Sở hữu trí tuệ;

d) Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có sai phạm nghiêm trọng trong khi tiến hành dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội;

đ) Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp lợi dụng danh nghĩa đại diện sở hữu công nghiệp để thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật Sở hữu trí tuệ.

6. Việc xem xét yêu cầu cấp lại Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc ghi nhận lại tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp trong trường hợp đã bị thu hồi hoặc xoá tên theo quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 hoặc điểm c, điểm d và điểm đ khoản 5 Điều này chỉ được tiến hành sau thời hạn ba năm, kể từ ngày bị thu hồi hoặc xoá tên.

Chương 6:

CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 30. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho hoạt động sở hữu công nghiệp

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp quy định chi tiết về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về sở hữu công nghiệp.

2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng kiến thức sở hữu công nghiệp cho các chức danh tư pháp.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức việc bồi dưỡng về sở hữu công nghiệp cho những người làm công tác quản lý nhà nước, thẩm định, giám định, xử lý vi phạm, xâm phạm về sở hữu công nghiệp.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng chương trình và tổ chức việc đào tạo về sở hữu công nghiệp trong các cơ sở đào tạo.

Điều 31. Bảo đảm thông tin sở hữu công nghiệp

1. Hệ thống thông tin sở hữu công nghiệp bao gồm tập hợp các thông tin liên quan đến tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam, các thông tin chọn lọc theo mục đích hoặc theo chủ đề về các đối tượng sở hữu công nghiệp của nước ngoài, được phân loại, sắp xếp phù hợp và thuận tiện cho việc tìm kiếm (tra cứu), phân phối và sử dụng.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý các kho thông tin sở hữu công nghiệp, xây dựng các công cụ phân loại, tra cứu, hướng dẫn cách tra cứu và sử dụng thông tin sở hữu công nghiệp trong và ngoài nước; tổ chức việc cung ứng thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác, bảo đảm khả năng tiếp cận các kho thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng tin phục vụ các hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, nghiên cứu, phát triển và kinh doanh.

3. Các đề tài, dự án nghiên cứu triển khai không được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước nếu việc tra cứu thông tin sáng chế không được thực hiện ngay từ khi xây dựng đề cương đề tài, dự án hoặc nếu các đề tài, dự án trùng lặp với các thông tin sáng chế đã có, trừ các đề tài, dự án nhằm áp dụng thử hoặc nhằm tìm ra các bí quyết kỹ thuật để khai thác các sáng chế đã có.

Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức việc cung cấp dịch vụ tra cứu sáng chế theo yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân xây dựng, phê duyệt, nghiệm thu các đề tài, dự án nghiên cứu triển khai có sử dụng kinh phí của Nhà nước, với điều kiện người yêu cầu tra cứu nộp phí tra cứu theo quy định của Bộ Tài chính.

Điều 32. Hạch toán các chi phí và giá liên quan đến sở hữu công nghiệp

1. Các chi phí nhằm các mục đích sau đây được coi là chi phí hợp lý của doanh nghiệp:

a) Chi cho việc tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; chi cho việc thiết kế mẫu nhãn hiệu, mẫu biểu tượng (logo) doanh nghiệp;

b) Chi cho việc thực hiện các thủ tục đăng ký, duy trì, gia hạn quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bao gồm cả việc thực hiện các thủ tục đó ở nước ngoài;

c) Chi cho việc thực hiện các biện pháp bảo mật bí mật kinh doanh, bảo vệ quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý;

d) Chi cho việc trả thù lao cho tác giả;

đ) Chi cho việc mua quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh.

2. Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh và các quyền sở hữu công nghiệp liên quan đang có hiệu lực do doanh nghiệp tạo ra, hoặc được chuyển nhượng, chuyển giao là các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp, được tính vào tổng số tài sản của doanh nghiệp.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn cách hạch toán chi phí liên quan đến sở hữu công nghiệp và cách định giá tài sản trí tuệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 33. Mở rộng phạm vi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước

1. Đối với những sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí do Nhà nước sở hữu và trong trường hợp khả năng sử dụng của chủ Văn bằng bảo hộ không đáp ứng được nhu cầu của xã hội thì các tổ chức khác của Nhà nước có quyền yêu cầu chủ Văn bằng bảo hộ chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó với các điều kiện sau đây:

a) Quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền và không được chuyển giao quyền đó cho người khác;

b) Phạm vi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của bên nhận chuyển giao không ảnh hưởng đến việc sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí cho đến hết khả năng của chủ Văn bằng bảo hộ;

c) Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí sử dụng không nhằm mục đích thương mại, giá chuyển giao quyền sử dụng mà bên nhận quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí phải trả cho chủ Văn bằng bảo hộ bằng 50% mức mà bên nhận không phải là tổ chức nhà nước phải trả để nhận quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí đó với điều kiện khác tương đương.

2. Việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí của Nhà nước cho các tổ chức nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này không ảnh hưởng đến quyền của chủ Văn bằng bảo hộ trong việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng đó cho các tổ chức khác không phải của Nhà nước.

Điều 34. Khuyến khích tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động sở hữu công nghiệp

Các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được tạo điều kiện để thực hiện chức năng tư vấn, phản biện xã hội về sở hữu trí tuệ và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ xã hội ngoài công lập nhằm phát huy đầy đủ vai trò bổ trợ cho hoạt động của các cơ quan nhà nước và hỗ trợ cho các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp.

Điều 35. Các biện pháp khác khuyến khích hoạt động sáng tạo

Nhà nước khuyến khích và bảo trợ các hoạt động sáng tạo công nghệ bằng các biện pháp sau đây:

1. Bảo trợ các cuộc thi sáng tạo kỹ thuật.

2. Khen thưởng, phổ biến kinh nghiệm, phương pháp sáng tạo, điển hình tiên tiến về lao động sáng tạo.

3. Hỗ trợ hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các thành quả sáng tạo.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 được tiếp tục xử lý theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 1995.

2. Các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 cũng được xử lý theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 1995, trong đó:

a) Đơn đăng ký sáng chế có thể yêu cầu cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và trong trường hợp đó được xử lý như đơn đăng ký giải pháp hữu ích;

b) Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được xử lý như đơn đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hoá.

3. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 đến ngày 30 tháng 6 năm 2006, quyền và nghĩa vụ theo Văn bằng bảo hộ đã được cấp theo Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực theo Bộ luật Dân sự 2005 và quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 1995 không trái với quy định của Bộ luật Dân sự 2005.

4. Trong thời hạn một năm, kể từ ngày Nghị định này bắt đầu có hiệu lực, tổ chức và cá nhân hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hợp pháp theo quy định Bộ luật Dân sự 1995 và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự 1995 được tiếp tục hoạt động như các tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện kinh doanh và điều kiện hành nghề quy định tại Điều 154 và Điều 155 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Điều 37. Hiệu lực của Nghị định

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

Điều 38. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG (5b),

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 103/2006/ND-CP

Hanoi, September 22, 2006

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON INTELLECTUAL PROPERTY REGARDING INDUSTRIAL PROPERTY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Intellectual Property;
At the proposal of the Science and Technology Minister;

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

1. Individuals, legal entities and other subjects of the civil law (hereinafter collectively referred to as organizations and individuals).

2. Foreign organizations and individuals that satisfy all the conditions to enjoy the industrial property rights protection in Vietnam under treaties to which Vietnam is a contracting party.

Treaties mentioned in this Clause include:

a/ The 1883 Paris Convention for the Protection of Industrial Property, which was revised in 1967 (hereinafter referred to as the Paris Convention);

b/ The 2000 Vietnam-US Bilateral Trade Agreement;

c/ The 1999 Agreement on Protection of Intellectual Property Rights and Cooperation in the Field of Industrial Property between Vietnam and Switzerland.

d/ The 1994 Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights (the TRIP Agreement), to be applied from the time Vietnam becomes a member of the World Trade Organization (WTO).

e/ Other treaties concerning the protection of industrial property rights to which Vietnam is a contracting party.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Science and Technology Ministry has the following responsibilities for state management of industrial property:

a/ To formulate and organize the implementation of strategies and policies on protection of industrial property rights;

b/ To promulgate or submit to competent authorities for promulgation, and organize the implementation of, legal documents on industrial property;

c/ To organize the system of agencies performing the function of state management of industrial property;

d/ To provide professional guidance, and organize professional training and fostering in industrial property;

e/ To organize the establishment of industrial property rights, the registration of contracts on assignment of industrial property rights, and carry out other procedures concerning industrial property right protection titles;

f/ To exercise the right to compel the licensing of inventions according to the provisions of Article 147 of the Law on Intellectual Property;

g/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with other agencies in, applying various measures to protect legitimate rights and interests of organizations, individuals, the State and society in industrial property;

h/ To manage the industrial property assessment activities; and to grant industrial property assessor’s cards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



j/ To organize activities of industrial property information and statistics;

k/ To organize the education, dissemination and popularization of knowledge, policies and law on industrial property;

l/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Education and Training Ministry and the Justice Ministry in, elaborating training programs and organizing the training and fostering of industrial property knowledge and law;

m/ To manage activities of industrial property representation; to grant practice certificates for provision of industrial property representation services;

n/ To enter into international cooperation on industrial property; to propose the settlement of industrial property disputes between Vietnam and other countries.

The National Office of Intellectual Property is an agency attached to the Science and Technology Ministry, having the responsibility to assist the Science and Technology Minister in performing the function of state management of industrial property. The Science and Technology Minister shall specify functions, tasks and powers of the National Office of Intellectual Property.

2. People’s Committees of provinces or centrally run cities have the following responsibilities for state management of industrial property in their respective localities:

a/ To organize the implementation of policies and law on industrial property;

b/ To elaborate, promulgate and organize the implementation of local regulations on industrial property;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To organize the dissemination and popularization of knowledge, policies and law on industrial property, and take measures to promote industrial property activities;

e/ To guide and assist organizations and individuals in carrying out industrial property-related procedures;

f/ To coordinate with concerned agencies in activities of protecting industrial property rights and handling violations of industrial property law;

g/ To inspect and examine the observance of industrial property law, and settle complaints and denunciations about industrial property in their localities;

h/ To manage geographical indications belonging to their localities;

i/ To enter into international cooperation on industrial property in their localities.

Provincial/municipal Science and Technology Services are agencies attached to People’s Committees of provinces or centrally run cities and responsible for assisting the People’s Committees in performing the function of state management of industrial property in their localities. People’s Committees of provinces or centrally run cities specify the functions, tasks and powers of provincial/municipal Science and Technology Services.

3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies are responsible for organizing and directing the enforcement of industrial property law and managing industrial property subject matters under their management.

Article 4.- Method of calculation of term

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- Industrial property fees and charges

The Finance Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Science and Technology Ministry in, prescribing and guiding the collection, payment, management and use of industrial property fees and charges.

Chapter II

ESTABLISHMENT OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS

Article 6.- Bases and procedures for the establishment of industrial property rights

1. Industrial property rights to inventions, layout designs, industrial designs, marks and geographical indications are established on the basis of decisions of the state management agency in charge of industrial property which grants protection titles to applicants for registration of those objects according to the provisions of Chapters VII, VIII and IX of the Law on Intellectual Property. Industrial property rights to marks internationally registered under the Madrid Agreement and the Madrid Protocol are established on the basis of recognition of such international registration by the state management agency.

2. Industrial property rights to well-known marks are established on the basis of widespread use of those marks according to the provisions of Article 75 of the Law on Intellectual Property, not requiring the completion of registration procedures.

3. Industrial property rights to trade names are established on the basis of lawful use of those names according to geographical areas (territories) and business domains, not requiring the completion of registration procedures.

4. Industrial property rights to business secrets are established on the basis of financial and intellectual investments or any other lawful methods to find, create or acquire information and keep the confidentiality of information which constitutes those business secrets, not requiring the completion of registration procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Right to registration of industrial property under treaties

1. Foreign organizations and individuals that satisfy the conditions for protection of industrial property rights in Vietnam specified in Article 2 of this Decree may file  applications for industrial property registration in Vietnam under treaties on or concerning international filing procedures.

Treaties mentioned in this Clause include:

a/ The 1970 Patent Cooperation Treaty, which was revised in 1984 (hereinafter referred to as the PCT for short);

b/ The 1891 Madrid Agreement on International Registration of Marks, which was revised in 1979 (hereinafter referred to as the Madrid Agreement) and the 1989 Protocol Relating to the Madrid Agreement (hereinafter referred to as the Madrid Protocol);

c/ Other treaties on or concerning international filing procedures to which Vietnam is a contracting party, as from the date such treaties become binding on Vietnam.

2. Vietnamese organizations and individuals may file applications for international industrial property registration to request the protection of their rights in Vietnam if it is so provided for by such treaties.

Article 8.- Right to registration of foreign geographical indications

Foreign individuals and organizations that are holders of rights to geographical indications under laws of countries of origin are entitled to register such geographical indications in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When an invention, an industrial design or a layout design is created on the basis of full financial, material and technical investments by the State, the right to registration of such invention, industrial design or layout design belongs to the State. The organization or state agency assigned by the State to act as the investor shall represent the State in exercising that right to registration.

2. When an invention, an industrial design or a layout design is created on the basis of capital contribution by the State (either in funds or material-technical facilities), part of the right to registration of such invention, industrial design or layout design belongs to the State in proportion to its capital contribution. The organization or state agency acting as the owner of the state investment capital shall represent the State in exercising that part of the right to registration.

3. When an invention, an industrial design or a layout design is created on the basis of research and development cooperation between a state agency or organization and another organization or individual, unless it is otherwise provided for in the research and development cooperation agreement, part of the right to registration of such invention, industrial design or layout design belongs to the State in proportion to such state agency’s or organization’s contribution to the cooperation. The state agency or organization which takes part in the research and development cooperation shall represent the State in exercising that right to registration.

4. The state agency or organization exercising the right to registration of an invention, an industrial design or a layout design specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article represents the State in being named as the protection title holder, manages industrial property rights to such object, and is entitled to assign the State’s part of the right to registration of invention, industrial design or layout design to another organization or individual if the assignee pays to the State a specified sum of money or satisfies reasonable commercial conditions compared with the commercial potential of such invention, industrial design or layout design.

Article 10.- Priority right of applications for registration of inventions, industrial designs or marks

The priority right of applications for registration of inventions, industrial designs or marks provided for in Article 91 of the Law on Intellectual Property applies as follows:

1. When the applicant for registration of an invention, an industrial design or a mark wishes to enjoy the priority right under the Paris Convention, his/her claim for such priority right is accepted if the following conditions are satisfied:

a/ He/she is a citizen of Vietnam or of a member country of the Paris Convention or resides or has a production or production establishment in Vietnam or in that member country;

b/ His/her first application has been filed in Vietnam or in a member country of the Paris Convention and contains a section relevant to the claim for priority right in the application for registration of invention, industrial design or mark;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ In the application for registration of an invention, industrial design or mark, the applicant clearly states his/her claim for the priority right and submits a copy of the first application specified at Point b of this Clause with certification by the agency which receives the first application in case of overseas filing;

e/ The fee for claim for priority right is fully paid.

2. If the applicant for registration of an invention, industrial design or a mark wants to enjoy the priority right under another treaty, his/her claim for such priority right is accepted if all the conditions for the priority right set out in that treaty are satisfied.

Article 11.- Invention international applications

1. In this Article, “PCT applications” are referred to the applications for invention registration which are filed under the PCT, including:

a/ Applications containing a claim for the protection in Vietnam and filed in any member countries of the PCT, including Vietnam (hereinafter referred to as PCT applications designating or selecting Vietnam);

b/ Applications filed in Vietnam and containing a claim for the protection in any member countries of the PCT, including Vietnam (hereinafter referred to as PCT applications originating from Vietnam).

2. The state management agency in charge of industrial property examines a PCT application selecting or designating Vietnam when the following conditions are fully satisfied:

a/ The applicant carries out procedures for registration of an invention at Vietnam’s state management agency in charge of industrial property (the national phase) under the PCT’s provisions within 31 months from the international filing date or from the priority date (if the priority right is claimed in the application);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A PCT application originating from Vietnam must be made in English or Russian and satisfy the PCT’s requirements on the form and contents. Applicants may file their applications with the state management agency in charge of industrial property or with the International Office of the World Intellectual Property Organization (WIPO).

4. The Science and Technology Ministry specifies the form and contents of, order and procedures for processing PCT applications from other countries designating or selecting Vietnam, and PCT applications originating from Vietnam.

Article 12.- Mark international applications

1. In this Article, “Madrid applications” are referred to the applications for international registration of marks filed under the Madrid Agreement or the Madrid Protocol, including:

a/ Applications originating from other member countries of the Madrid Agreement or the Madrid Protocol for protection of marks in Vietnam (hereinafter referred to as Madrid applications designating Vietnam);

b/ Applications filed in Vietnam for protection of marks in other member countries of the Madrid Agreement or the Madrid Protocol (hereinafter referred to as Madrid applications originating from Vietnam).

2. After being announced by the International Office of the World Intellectual Property Organization (WIPO), a Madrid application designating Vietnam shall go through the content examination like an application for mark registration filed according to national formalities.

For a mark accepted for protection, the state management agency in charge of industrial property shall issue and publish a decision on acceptance for protection of an internationally registered mark in the Industrial Property Official Gazette. At the request of an internationally registered mark owner, the state management agency in charge of industrial property issues a certificate of protection in Vietnam of internationally registered mark.

3. Vietnamese organizations or individuals may exercise the right to international registration of marks under the Madrid Agreement or the Madrid Protocol according to the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To file applications under the Madrid Protocol, if the protection is claimed in a country which is a member of the Madrid Protocol but not a member of the Madrid Agreement, provided that they have filed applications for mark registration in Vietnam.

4. The state management agency in charge of industrial property receives Madrid applications originating from Vietnam.

5. The Science and Technology Ministry specifies the form and contents of, the order and procedures for processing of Madrid applications.

Article 13.- Establishment of industrial property rights on the basis of treaties on mutual protection recognition

1. When a treaty concerning industrial property to which Vietnam is a contracting party provides for the recognition and protection of industrial property rights of organizations and individuals of treaty members, industrial property rights of organizations and individuals of other members are recognized and protected in Vietnam.

Industrial property rights are protected within the scope and term of protection compliant with the provisions of treaties without having to complete the registration procedures specified in the Law on Intellectual Property.

2. The Science and Technology Ministry publishes all necessary information relevant to the industrial property rights recognized and protected in Vietnam under treaties.

Article 14.- Complaints about the registration of industrial property rights and settlement thereof

1. Applicants and all organizations and individuals with rights and interests directly related to decisions or notices concerning the processing of industrial property registration applications, which are issued by the state management agency in charge of industrial property, may lodge complaints with state management agency in charge of industrial property or initiate lawsuits at court according to the provisions of the Law on Intellectual Property and relevant laws. The time limit for settlement of complaints is specified in Clause 5 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Contents of complaint must be presented in writing, clearly stating the full name and address of the complainant; serial number, signing date and contents of the complained notice or decision; contents of complaint, arguments and evidence on which the complaint is based; specific requests for the modification or annulment of the relevant notice or decision.

4. The right to complaint may only be exercised within the following time limit which does not include the period of time when the complainant cannot exercise his/her right to complaint due to any objective obstacle:

a/ The time limit for lodging a first-time complaint shall be 90 days from the date the person having the right to complaint receives or knows about the decision or notice on the processing of his/her industrial property registration application;

b/ The time limit for lodging a second-time complaint shall be 30 days from the date of expiration of the time limit for settlement of the first-time complaint specified in Clause 5 of this Article if by that date the first-time complaint is not settled, or from the date the person having the right to complaint receives or knows about the decision on settlement of the first-time complaint.

5. Within 10 days from the date of receipt of a complaint about the grant, amendment, invalidation, annulment or prolongation of validity of a protection title, the person competent to settle that complaint shall issue a notice of acceptance or rejection of such complaint, clearly stating the reason(s) for rejection.

The time limit for settlement of complaints complies with the provisions of law on complaints.

The period of time for amending or supplementing complaint dossiers shall not be included in the time limit for settlement of complaints.

6. The complaint-settling order and procedures comply with the provisions of law on complaints.

Chapter III

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Industrial property rights holders

1. Industrial property rights holders include organizations and individuals being owners of industrial property objects specified in Article 121 of the Law on Intellectual Property or organizations and individuals being assigned the industrial property rights by owners, or authors of inventions, industrial designs or layout designs specified in Article 122 of the Law on Intellectual Property.

2. When a protection title for an invention, an industrial design, a layout design or a mark is commonly granted to more than one organizations or individuals according to the provisions of Clause 3, Article 86; Clause 5, Article 87; and Clause 2, Article 90 of the Law on Intellectual Property, the industrial property rights shall be under joint ownership of those organizations or individuals. Co-owners shall exercise the joint ownership according to the provisions of the civil law.

Article 16.- Scope of industrial property rights

1. Scope of industrial property rights to an invention, an industrial design, a layout design, a mark or a geographical indication is determined according to the scope of protection stated in the relevant protection title.

2. Scope of rights to a trade name is determined according to the scope of protection of the trade name, including the trade name, business domain and territory of business in which the trade name is lawfully used by the entity bearing such trade name. The registration of an appellation of a business organization or individual involved in business procedures shall not be considered the use of that appellation but merely constitute a condition for the use of that appellation to be considered lawful.  

3. Scope of rights to a business secret is determined according to the scope of protection of that business secret, covering a combination of information constituting the business secret, arranged in an accurate order and sufficient enough for utilization.

4. Industrial property rights holders are entitled to enjoy the rights and discharge the obligations within the scope of protection and under the conditions specified in Articles 132, 133, 134, 135, 136 and 137 of the Law on Intellectual Property.

Article 17.- Respect for previously established rights

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Planning and Investment Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Science and Technology Ministry in, guiding the naming of enterprises in business registration procedures to prevent the infringement of rights to marks, trade names or geographical indications already under protection.

Article 18.- Rights of authors of inventions, industrial designs or layout designs

1. The moral rights of authors provided for in Clause 2, Article 122 of the Law on Intellectual Property are protected for an infinite term.

2. The right of authors to receive remunerations provided for in Clause 3, Article 122 of the Law on Intellectual Property is protected throughout the term of protection of their inventions, industrial designs or layout designs.

3. Unless otherwise agreed between the owner and the author, the payment of remuneration must be made within 30 days as from the date of receipt by the owner of the licensing fee or the proceeds from each period of use of his/her invention, industrial design or layout design. If the invention, industrial design or layout design is used continuously, each payment installment must be made within six months after the completion of the preceding installment.

4. The Finance Ministry coordinates with the Science and Technology Ministry in detailing and guiding the method for determination of proceeds from the use of inventions, industrial designs or layout designs.

Article 19.- Exercise of the state ownership right to geographical indications

1. Agencies and organizations which are entitled to manage geographical indications defined in Clause 4, Article 121 of the Law on Intellectual Property include:

a/ The People’s Committee of the province or centrally run city where exists the geographical area subject to the geographical indication, if the geographical indication concerns one locality;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Agencies or organizations empowered by People’s Committees of provinces or centrally run cities to manage geographical indications, if those agencies or organizations represent interests of all organizations and individuals granted the right to use such geographical indications according to the provisions of Clause 4, Article 121 of the Law on Intellectual Property.

2. Organizations managing geographical indications are entitled to exercise the rights of owners to geographical indications provided for in Clause 2, Article 123 and Artile 198 of the Law on Intellectual Property.

3. The Agriculture and Rural Development Ministry, the Fisheries Ministry and the Industry Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the People’s Committees of provinces or centrally run cities in, identifying specialties, features of products, processes of production of specialties bearing geographical indications managed by ministries, branches or localities.

4. People’s Committees of provinces or centrally run cities carry out the registration and organize the management of geographical indications used for local specialties.

Article 20.- Keeping of confidentiality of test data

The Health Ministry and the Agriculture and Rural Development Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Science and Technology Ministry in, guiding the keeping of confidentiality of test data in the procedures of registration for circulation of products specified in Article 128 of the Law on Intellectual Property.

Article 21.- Use of industrial property objects

1. Acts of circulating products specified at Point d, Clause 1; Point b, Clause 2; Point b, Clause 5; and Point b, Clause 7, Article 124 of the Law on Intellectual Property include acts of selling, displaying for sale or transporting products.

2. Products lawfully put on the market, including overseas markets, specified at Point b, Clause 2, Article 125 of the Law on Intellectual Property mean products already put on the domestic or overseas market by owners, licensees, including licensees under compulsory licensing decisions, or persons with the right to prior use of industrial property objects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The use of inventions on behalf of the State for public and non-commercial purposes or in service of national defense, security, disease prevention and treatment, nutrition for the people, or to meet other urgent social needs specified in Clause 1, Article 133 of the Law on Intellectual Property is effected by ministries and ministerial-level agencies or by other organizations and individuals designated by them under their decisions on compulsory licensing of the inventions specified at Point a, Clause 1, Article 145 and the second paragraph, Clause 1, Article 147 of the Law on Intellectual Property.

2. Procedures for issuing decisions on compulsory licensing of inventions in case of use of inventions on behalf of the State comply with the regulations of the branch-managing ministries.

Article 23.- Obligation to use inventions

1. When there arise needs of national defense, security, disease prevention and treatment and nutrition for the people or other urgent social needs but holders of the exclusive right to use inventions fail to perform the obligation to manufacture protected products or apply protected processes to satisfy those needs according to the provisions of Clause 1, Article 136 and Clause 5, Article 142 of the Law on Intellectual Property, the Science and Technology Ministry may license such inventions to other organizations or individuals by issuing decisions on compulsory licensing of inventions according to the provisions of Point b, Clause 1, Article 145 and the first paragraph, Clause 1, Article 147 of the Law on Intellectual Property.

2. When needs of national defense, security, disease prevention and treatment and nutrition for the people or other urgent social needs are satisfied by imported products or products manufactured by licensees of inventions under licensing contracts, holders of the exclusive right to use inventions shall not perform the obligation to manufacture protected products or apply protected processes mentioned in Clause 1 of this Article.

Chapter IV

ASSIGNMENT OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS

Article 24.- Compensation levels for the right to use inventions licensed under compulsory decisions

1. Compensation level for the right to use an invention licensed under a compulsory decision specified at Point d, Clause 1, Article 146 of the Law on Intellectual Property is determined according to the economic value of the licensed use right and based on the following elements:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Funds invested in the creation of the invention, with the support fund from the state budget (if any) taken into account;

c/ Profits earned from the use of the invention;

d/ Remaining valid term of the protection title;

e/ Necessity of the invention licensing;

f/ Other elements directly decisive to the economic value of the licensed use right.

2. Compensation level does not exceed 5% of the net selling price of products manufactured under the invention, if the principle specified in Clause 1 of this Article is complied with.

3. Agencies competent to issue decisions on compulsory licensing of inventions may set up valuation councils or solicit expertise opinions to determine compensation levels specified in Clause 1 of this Article.

Article 25.- Dossier and procedure for licensing of inventions under compulsory decisions

1. Except for the case specified in Clause 2 of this Article, the Science and Technology Ministry specifies the form and contents of the dossier of request for licensing of inventions specified in Clause 1, Article 147 of the Law on Intellectual Property, and stipulates and organizes the implementation of procedures for receiving and handling requests for licensing of inventions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 26.- Dossier and procedure for registration of contracts for assignment of industrial property rights      

1. The Science and Technology Ministry specifies the forms and contents of various dossiers for registration of contracts for assignment of industrial property rights specified in Article 149 of the Law on Intellectual Property.

2. The Science and Technology Ministry specifies the procedures for receiving and handling dossiers for registration of contracts for assignment of industrial property rights.

Chapter V

INDUSTRIAL PROPERTY REPRESENTATION

Article 27.- Programs on industrial property law training

1. The Science and Technology Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Education and Training Ministry and the Justice Ministry in, specifying programs on industrial property law training mentioned in Clause 3, Article 155 of the Law on Intellectual Property.

2. Individuals are considered having graduated from a training course on industrial property law specified at Point d, Clause 2, Article 155 of the Law on Intellectual Property Law in the following cases:

a/ They are authors of university graduation theses or postgraduate theses on industrial property;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 28.- Examination of industrial property representation profession

1. The examination of industrial property representation profession shall be conducted to assess the capability to apply industrial property law to solving specific matters related to the establishment and protection of industrial property rights.

2. Contents of examination of industrial property representation profession include the skills of application of industrial property law to handling circumstances related to the protection of industrial property objects.

3. The Science and Technology Ministry guides and organizes the examination of industrial property representation profession.

Article 29.- Grant and withdrawal of industrial property representation service practice certificates

1. Industrial property representation service practice certificates are granted to individuals who satisfy the conditions specified in Clause 2, Article 155 of the Law on Intellectual Property at their requests after they pay fees and charges set by law.

2. An industrial property representation service practice certificate is withdrawn in the following cases:

a/ The grantee of the industrial property representation service practice certificate has quitted the job of industrial property representation;

b/ The grantee of the industrial property representation service practice certificate no longer satisfies the conditions specified in Clause 2, Article 155 of the Law on Intellectual Property;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The grantee of the industrial property representation service practice certificate makes a serious professional mistake or commits a serious violation while practicing industrial property representation, causing damage to interests of the State and society;

e/ The grantee of the industrial property representation service practice certificate takes advantage of his/her capacity as an industrial property representative to conduct activities beyond the scope of industrial property representation service specified in Clause 1, Article 151 of the Law on Intellectual Property.

3. The Science and Technology Ministry grants and withdraws industrial property representation service practice certificates.

4. Organizations which fully satisfy the conditions specified in Article 154 of the Law on Intellectual Property are recorded as industrial property representation service organizations in the national register of industrial property representatives and published in the Industrial Property Official Gazette at their request and after they pay the set fees and charges.

5. An industrial property representation service organization has its name deleted from the national register of industrial property representatives and such deletion is published in the Industrial Property Official Gazette in the following cases:

a/ It no longer provides industrial property representation services;

b/ It no longer fully satisfies the conditions specified in Article 154 of the Law on Intellectual Property Law;

c/ It seriously violates the provisions of Clause 3, Article 152 and Article 153 of the Law on Intellectual Property;

d/ It makes a serious professional mistake or commits a serious violation while providing industrial property representation services, causing damage to interests of the State and society;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. In the cases of certificate withdrawal or name deletion specified at Points c, d and e, Clause 2 or Points c, d and e, Clause 5 of this Article, requests for re-grant of industrial property representation service practice certificates or renewal of recordings of industrial property representation service organizations in the national register of industrial property representatives are considered three years after the withdrawal of certificates or deletion of names.

Chapter VI

MEASURES TO PROMOTE INDUSTRIAL PROPERTY ACTIVITIES

Article 30.- Training and fostering of human resources for industrial property activities

1. The Science and Technology Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Education and Training Ministry and the Justice Ministry in, providing for in detail industrial property training and fostering contents and programs.

2. The Justice Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Science and Technology Ministry in, organizing the elaboration of contents and programs of fostering of industrial property knowledge for judicial titles.

3. The Science and Technology Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with concerned ministries and branches in, organizing the fostering of industrial property  for persons engaged in state management, examination, assessment and handling of violations and infringements in industrial property.

4. The Education and Training Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Science and Technology Ministry in, formulating programs and organizing the industrial property training in training establishments.

Article 31.- Assurance of industrial property information

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Science and Technology Ministry shall organize the setting up and management of industrial property information storages, develop classification and search tools, guide methods for search and use of domestic and foreign industrial property information; organize the supply of information in an adequate, timely and accurate manner, assuring the accessibility to information storages for entities with demands for information in service of the establishment and protection of industrial property rights, the research, development and business.

3. Research and development subjects or projects are not funded by the state budget if references to invention information are not made right at the stage of drafting such subjects or projects or if such subjects or projects are identical to existing invention information, except for those aimed at experimental application or development of technical know-how to utilize existing inventions.

The Science and Technology Ministry shall organize the provision of services of searching for invention information at the request of agencies, organizations or individuals engaged in the formulation, approval or appraisal for acceptance of research and development subjects or projects funded by the State, if the requesters pay the searching service fee set by the Finance Ministry.

Article 32.- Accounting of expenses and prices related to industrial property

1. Expenses for the following purposes are regarded as reasonable expenses of enterprises:

a/ Expenses for the creation of inventions, industrial designs or layout designs; expenses for the designing of marks or logos of the enterprises;

b/ Expenses for the completion of procedures for registration, maintenance and renewal of the rights to inventions, industrial designs, layout designs, marks or geographical indications, including the completion of those procedures in foreign countries;

c/ Expenses for the application of measures to protect the confidentiality of business secrets or to protect the rights to inventions, industrial designs, layout designs, marks or geographical indications;

d/ Expenses for the payment of remunerations to authors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Inventions, industrial designs, layout designs, marks, trade names or business secrets and effective relevant industrial property rights created by, transferred or assigned to, enterprises constitute intellectual assets of such enterprises and are accounted into their total assets.

3. The Finance Ministry assumes the prime responsibility for, and coordinates with the Science and Technology Ministry in, guiding the method of accounting industrial property-related expenses and the method of valuating intellectual assets specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 33.- Extension of the scope of use of state-owned inventions, industrial designs or layout designs

1. When protection title holders’ capability to utilize state-owned inventions, industrial designs or layout designs fails to satisfy social needs, other state organizations may request protection title holders to license such inventions, industrial designs or layout designs to them on the following conditions:

a/ The licensed right to use such inventions, industrial designs or layout designs is non-exclusive and shall not be sub-licensed to others;

b/ The scope of use of inventions, industrial designs or layout designs by licensees does not affect the utilization of such inventions, industrial designs or layout designs to the full capability of protection title holders.

c/ When inventions, industrial designs or layout designs are used for non-commercial purposes, the licensing fee to be paid by invention, industrial design or layout design licensees to protection title holders is equal to 50% of the amount payable by licensees which are not state organizations in order to receive the right to use such inventions, industrial designs or layout designs on other similar conditions.

2. The licensing of state-owned inventions, industrial designs or layout designs to state organizations specified in Clause 1 of this Article shall not affect the right of  protection title holders to license such objects to other non-state organizations.

Article 34.- Encouragement of industrial property activities of social organizations and socio-professional organizations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 35.- Other measures to encourage creative activities

The State encourages and sponsors activities of creating technologies by:

1. Sponsoring technical innovation contests.

2. Commending, rewarding and popularizing experience, creative methods, advanced models of creative labor.

3. Supporting activities of establishing and protecting industrial property rights to creative labor’s achievements.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36.- Transitional provisions

1. Industrial property registration applications filed with the National Office of Intellectual Property before January 1, 2006, continue to be processed in accordance with the provisions of the 1995 Civil Code and its guiding documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ An invention registration application may be used to request the grant of a utility solution patent, and in this case that application is processed like a utility solution registration application;

b/ Geographical indication registration applications are processed like applications for registration of appellations of origin of goods.

3. From January 1, 2006, to June 30, 2006, the rights and obligations provided for in protection titles granted under the 1995 Civil Code and the 2005 Civil Code are effective under the 2005 Civil Code and the provisions of the documents guiding the implementation of the 1995 Civil Code which are not contrary to those of the 2005 Civil Code.

4. Within one year after this Decree takes effect, organizations and individuals lawfully providing industrial property representation services under the 1995 Civil Code and its guiding documents may continue operating like those satisfying the business conditions and practice conditions specified in Articles 154 and 155 of the Law on Intellectual Property.

Article 37.- Effect of the Decree

This Decree takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”

All previous provisions which are contrary to this Decree are hereby annulled.

Article 38.- Responsibilities to guide the implementation

1. The Science and Technology Minister shall guide the implementation of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


125.771

DMCA.com Protection Status
IP: 3.146.221.205
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!