ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1236/HD-UBND
|
Kiên Giang, ngày
12 tháng 11 năm 2014
|
HƯỚNG DẪN
XÉT
CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN
THƯỞNG
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 và Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thi đua, Khen thưởng năm 2013;
Để có cơ sở xét công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi
đua các cấp, UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện việc xét công nhận và mức độ ảnh hưởng
của sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu trong công tác và quản lý, cụ thể như sau:
I. NỘI DUNG, ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC CÔNG
NHẬN SÁNG KIẾN HOẶC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRONG CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
1. Sáng kiến
Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý,
giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để tăng
năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài
nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng.
1.1. Giải pháp kỹ thuật
Giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện
kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm:
a) Sản phẩm, dưới các dạng: Sản phẩm công nghệ (dụng
cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện …); chất liệu hóa học (vật liệu, chất liệu, thực
phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm...); vật liệu sinh học (chủng vi sinh, chế phẩm sinh học,
gen, thực vật, động vật biến đổi gen; giống cây trồng, giống vật nuôi…); sản phẩm
phi vật thể (các công trình, đề tài, dự án nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học
xã hội - nhân văn).
b) Quy trình thực hiện (công nghệ, chẩn đoán, dự
báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chữa bệnh cho người, động
vật và thực vật..; ứng dụng vào công tác xây dựng định hướng, quy hoạch, quản
lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội...).
1.2. Giải pháp quản lý
Giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành
công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:
a) Phương pháp tổ chức công việc (bố trí nhân lực,
máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu...).
b) Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công
việc.
1.3. Giải pháp tác nghiệp
Bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ
thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động:
a) Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (tiếp
nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu...)
b) Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh
giá...
c) Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn
luyện...
d) Phương pháp huấn luyện động vật...
1.4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp,
cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật vào thực tiễn.
2. Các điều kiện để công nhận sáng kiến, đề tài
nghiên cứu
2.1. Điều kiện để công nhận sáng kiến
a) Không trùng với các sáng kiến đã được công nhận.
b) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó hoặc trong phạm
vi cấp tỉnh.
c) Đã được áp dụng tại cơ sở hoặc cấp tỉnh làm tăng
năng suất lao động, hiệu quả công tác.
2.2. Điều kiện công nhận đề tài nghiên cứu làm
cơ sở xét công nhận danh hiệu thi đua
a) Đã được Hội đồng khoa học cấp cơ sở, Hội đồng
Khoa học, công nghệ cấp tỉnh nghiệm thu, đánh giá mức độ ảnh hưởng.
b) Đề tài đã được áp dụng trong thực tế đem lại hiệu
quả (có số liệu so sánh trước và sau khi áp dụng).
II. THANG ĐIỂM, PHÂN LOẠI SÁNG KIẾN
VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC XÉT ĐẶC CÁCH, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN, ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Thang điểm
Tổng số điểm tối đa của thang điểm là 10 điểm:
Tiêu chuẩn
|
Điểm
|
1. Có yếu tố mới
và sáng tạo
|
5
|
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
|
5
|
- Có nhiều cải tiến so với giải pháp trước đây
|
4
|
- Có một số (từ 3 trở lên) cải tiến so với giải
pháp trước đây
|
3
|
- Có một vài (từ 01 đến 02) cải tiến so với giải
pháp trước đây
|
2
|
2. Hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng
|
5
|
- Từ tỉnh trở lên
|
5
|
- Trong cơ quan, đơn vị và có thể nhân rộng ra ở
một số đơn vị trong tỉnh
|
4
|
- Trong cơ quan, đơn vị
|
3
|
- Ở một vài bộ phận trong đơn vị
|
2
|
2. Phân loại sáng kiến
Căn cứ vào kết quả chấm điểm của Hội đồng sáng kiến
tỉnh và Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở, sáng kiến được phân thành 02 loại: Đạt và
không đạt theo thang điểm sau:
- Sáng kiến có tổng số điểm từ 6,0 điểm trở lên thì
đạt.
- Sáng kiến có tổng số điểm dưới 6,0 điểm thì không
đạt.
3. Các trường hợp được xét đặc cách công nhận đạt
sáng kiến, đề tài nghiên cứu phù hợp với nhiệm vụ được giao của đối tượng đề
nghị công nhận
- Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong hội thi sáng tạo
khoa học - kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, thể thao từ cấp tỉnh trở lên.
- Bằng lao động sáng tạo do Tổng Liên đoàn Lao động
cấp.
- Bằng tuổi trẻ sáng tạo do Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp.
- Có đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, bộ, ban, ngành
Trung ương trở lên đã được cấp có thẩm quyền nghiệm thu đạt từ loại khá trở lên
và được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.
* Ghi chú: Các trường hợp được xét đặc
cách công nhận phải có hồ sơ chứng minh kèm theo và chỉ mới đạt một tiêu chuẩn
xét. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) vẫn phải bỏ phiếu kín để xác định có
đủ các tiêu chuẩn để đề nghị tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua hay không theo hướng
dẫn tại Mục III của Hướng dẫn này.
III. PHƯƠNG PHÁP CHẤM ĐIỂM VÀ
CÔNG NHẬN
- Cá nhân đề nghị công nhận danh hiệu chiến sĩ thi
đua phải làm báo cáo kết quả thực hiện sáng kiến, đề tài nghiên cứu theo đề
cương kèm hướng dẫn này (tùy theo nội dung mà ghi tiêu đề báo cáo cho phù hợp. Ví
dụ: Báo cáo giải pháp kỹ thuật trong công tác hoặc trong quản lý...; báo cáo đề
tài nghiên cứu khoa học). Cá nhân người đề nghị có thể tự chấm điểm báo cáo
kết quả sáng kiến của mình theo thang điểm nêu trên và ghi rõ trong báo cáo.
- Đối với cấp tỉnh: Ban TĐKT tỉnh thẩm định, đề xuất
điểm chấm, phạm vi ảnh hưởng đối với sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học
(hiệu quả áp dụng thực tiễn), sau đó tổng hợp
trình ra Hội đồng Sáng kiến tỉnh để chấm điểm đồng thời bỏ phiếu kín; nếu đạt
điểm chấm theo phân loại (đối với sáng kiến) và tỷ lệ phiếu công nhận từ 90%
thành viên Hội đồng Sáng kiến tỉnh trở lên thì sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu
đó được công nhận. Sau đó, Ban TĐKT tỉnh tổng hợp
tham mưu trình ra Hội đồng TĐKT tỉnh bỏ phiếu kín cho các tiêu chuẩn, nếu đạt tỷ
lệ phiếu đồng ý từ 90% trở lên so với số thành viên Hội đồng TĐKT tỉnh thì cá
nhân đó đủ tiêu chuẩn. Ban TĐKT tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định tặng
danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, trình Chủ tịch UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ
thi đua toàn quốc”.
- Đối với cấp cơ sở: Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở
thực hiện chấm điểm đồng thời bỏ phiếu kín đối với sáng kiến hoặc đề tài nghiên
cứu cấp cơ sở (đã được Hội đồng Khoa học cấp cơ sở nghiệm thu đạt từ khá trở
lên được áp dụng thực tiễn có hiệu quả); nếu đạt điểm chấm theo phân loại (đối
với sáng kiến) và tỷ lệ phiếu công nhận từ 70% thành viên Hội đồng Sáng kiến cấp
cơ sở trở lên thì sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu đó được công nhận (Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị chứng nhận). Sau đó tổng hợp
trình ra Hội đồng TĐKT cùng cấp bỏ phiếu kín cho các tiêu chuẩn, nếu đạt tỷ lệ
phiếu đồng ý từ 70% trở lên so với số thành viên Hội đồng TĐKT thì cá nhân đó đạt
tiêu chuẩn “Chiến sĩ thi đua cơ sở”. Hội đồng TĐKT trình Thủ trưởng cơ quan,
đơn vị ra quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân đó. Đối
với cá nhân có đề nghị tặng “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Chiến sĩ thi đua toàn
quốc” lập hồ sơ thủ tục trình Chủ tịch UBND tỉnh qua Ban TĐKT theo quy định.
* Lưu ý: Nếu thành viên Hội đồng vắng
mặt thì gửi phiếu để thành viên đó cho ý kiến. Kết
quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Sáng kiến cấp cơ sở và Hội đồng TĐKT cùng
cấp đề nghị tặng “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải
đạt tỷ lệ từ 90%.
IV. HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ THỜI GIAN
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “CHIẾN SĨ THI ĐUA TOÀN QUỐC”, “CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP
TỈNH”, “CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ”
1. Hồ sơ thủ tục đề nghị công nhận sáng kiến hoặc
đề tài để làm cơ sở xét Chiến sĩ thi đua
- Thực hiện theo quy định tại Điều 84 Luật Thi đua,
khen thưởng đã được sửa đổi, bổ sung năm
2013, kèm theo file điện tử của hồ sơ.
* Lưu ý: Báo cáo sáng kiến hoặc đề tài
nghiên cứu được đóng thành cuốn cùng với Báo cáo thành tích đề nghị công nhận
danh hiệu thi đua theo mẫu quy định.
Số lượng bộ hồ sơ như sau:
+ “Chiến sĩ thi đua cơ sở”: 01 bộ chính
+ “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”; 01 bộ chính
+ “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”: 06 bộ chính
2. Thời gian trình
2.1. “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
Thời gian xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ
sở” sau khi kết thúc năm công tác, thời gian cụ thể do thủ trưởng cơ quan có thẩm
quyền xét tặng Chiến sĩ thi đua cơ sở quy định.
2.2. “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” và “Chiến sĩ
thi đua toàn quốc”
Thời gian đề nghị chậm nhất đến hết tháng 02 hàng
năm, ngành Giáo dục và Đào tạo hết tháng 7 hàng năm.
Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 689/HD-UBND
ngày 15/6/2012 của UBND tỉnh Kiên Giang về
hướng dẫn xét, công nhận sáng kiến, kinh nghiệm, các giải pháp trong công tác
và quản lý.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc
đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về
UBND tỉnh (qua Ban TĐKT tỉnh) để giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ban TĐKTTW-Cơ quan Đại diện
phía Nam;
- Chủ tịch và các Phó CT, UBND tỉnh;
- Thành viên HĐTĐKT tỉnh; HĐSK tỉnh;
- GĐ các sở, Thủ trưởng CQ, ban, ngành cấp tỉnh (Đảng, CQ, đoàn thể);
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- GĐ (Tổng GĐ) các doanh nghiệp;
- Sở Nội vụ (Ban TĐKT) (03b);
- LĐVP; P. VHXH;
- Lưu: VT,ndmai.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Tuyết Em
|
PHỤ LỤC
CÁC MẪU BÁO CÁO, MẪU CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN
(Ban hành kèm theo Hướng dẫn số 1236/HD-UBND
ngày 12 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Kiên Giang)
Mẫu 1: Mẫu báo cáo đề tài nghiên cứu
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
............. ,
ngày …. tháng ….. năm …
|
BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Họ và
tên:....................................................................................................................
- Chức
danh:..................................................................................................................
- Đơn vị công tác (hoặc địa chỉ cư
trú):.........................................................................
.......................................................................................................................................
1. Tên đề tài nghiên cứu
Nêu tên đề tài nghiên cứu.
2. Cơ sở khoa học hoặc cơ sở lý luận
Nêu cụ thể, ngắn gọn căn cứ vào quy định nào của pháp luật hoặc quy định nào của Đảng, đoàn thể hoặc cơ sở khoa
học, cơ sở lý luận nào để tác giả đưa ra đề tài nghiên cứu hoặc sáng kiến.
Không phân tích.
3. Thực trạng yêu cầu
Nêu cụ thể, ngắn gọn, trực tiếp (gạch đầu dòng) những
ưu điểm tiến bộ (nếu có) và tồn tại hạn chế của vấn đề trước khi có đề tài
nghiên cứu hoặc sáng kiến.
4. Các nội dung chính của đề tài nghiên cứu và
việc triển khai thực hiện.
4.1. Nêu cụ thể, ngắn gọn, nổi bật nội dung chính của
đề tài nghiên cứu gồm những công việc gì và tổ chức triển khai thực hiện từng
phần việc đó như thế nào.
4.2. Kết quả nghiệm thu đề tài và tình hình áp dụng
vào thực tiễn:
- Kết quả nghiệm thu đề tài (xếp loại); nêu quyết định
(hoặc văn bản nghiệm thu) số, ngày, tháng, năm; cơ quan nghiệm thu;
- Áp dụng thực tiễn: nơi áp dụng, đối tượng áp dụng,
thời gian thực hiện.
Lưu ý: cần đặt tên cho từng phần việc để dễ
nhận biết nội dung chính của từng vấn đề và nêu rõ tính mới, tính sáng tạo của
đề tài nghiên cứu.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng, nhân rộng.
- Nêu cụ thể kết quả đã áp dụng đề tài nghiên cứu,
có so sánh với thực trạng trước khi có đề tài nghiên cứu.
- Nêu rõ đề tài nghiên cứu đã áp dụng ở phạm vi
nào, có thể nhân rộng ở phạm vi nào: Trong bộ phận của đơn vị, trong đơn vị,
nhân rộng ra đơn vị khác, trong cấp huyện, cấp tỉnh, khu vực, toàn quốc.
6. Kết luận
- Nêu ngắn gọn khả năng phát triển của đề tài nghiên
cứu.
- Nêu cụ thể, ngắn gọn đề xuất, kiến nghị (nếu có).
|
Người báo cáo
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
|
* Ghi chú: Độ dài của Báo cáo không
quá 04 trang giấy A4, cỡ chữ 13 hoặc 14.
Mẫu 2: Mẫu báo cáo sáng kiến (giải
pháp)
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
............. ,
ngày …. tháng ….. năm …
|
BÁO CÁO
GIẢI PHÁP…………
(nêu rõ một trong
các giải pháp: Giải pháp kỹ thuật; giải pháp quản lý; giải pháp tác nghiệp; giải
pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật)
- Họ và
tên:...................................................................................................................
- Chức
danh:................................................................................................................
- Đơn vị công
tác:.........................................................................................................
… 1. Tên giải pháp
Nêu tên giải pháp là gì.
2. Căn cứ
Nêu cụ thể căn cứ vào quy
định nào của pháp luật hoặc quy định
nào của Đảng, đoàn thể để hình thành giải pháp. Không phân tích.
3. Thực trạng tình hình
Nêu cụ thể, ngắn gọn, trực tiếp (gạch đầu dòng) những
ưu điểm hạn chế của vấn đề trước khi có giải pháp.
4. Các nội dung chính của giải pháp
Nêu cụ thể, ngắn gọn, nổi bật nội dung chính của giải
pháp gồm những việc gì và cách thức tổ chức triển khai thực hiện từng phần việc
đó như thế nào. Cần khái quát thành tên của những giải pháp đó để dễ nhận biết.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng
- Nêu cụ thể kết quả thực hiện giải pháp, có số liệu
so sánh với thực trạng yêu cầu trước khi có giải pháp đó.
- Nêu rõ giải pháp đã áp dụng ở phạm vi nào, đã (hoặc
có thể) nhân rộng ở phạm vi nào.
6. Kiến nghị
Nêu cụ thể đề xuất, kiến nghị (nếu có).
|
Người báo cáo
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú: Độ dài của Báo cáo không quá
03 trang giấy A4, cỡ chữ 13 hoặc 14.
Mẫu 3: Chứng nhận sáng kiến
ĐƠN VỊ CẤP TRÊN
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ…. (1)
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ... /GCN-....
|
............. ,
ngày …. tháng … năm 20…
|
GIẤY CHỨNG NHẬN
(1)……………………………………………CHỨNG
NHẬN
Ông/Bà:.........................................................................................................................
Đơn vị công
tác:............................................................................................................
Nghề nghiệp:.................................................................................................................
Chức vụ/ nhiệm vụ được
giao:......................................................................................
Đã có sáng kiến/đề tài: (tên sáng kiến/đề
tài):...............................................................
Tóm tắt hiệu quả:...........................................................................................................
.....................................................................................................................................
Phạm vi áp dụng:..........................................................................................................
|
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN/ĐƠN VỊ
(ký, ghi họ tên, đóng dấu)
|