THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VIỆC CẤP HỘ CHIẾU PHỔ THÔNG VÀ GIẤY THÔNG HÀNH Ở NƯỚC
NGOÀI THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 136/2007/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ
XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM
Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT/BCA-BNG ngày
06 tháng 10 năm 2009 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp hộ
chiếu phổ thông và giấy thông hành ở nước ngoài theo Nghị định số
136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2009, được sửa đổi, bổ
sung bởi:
Thông tư liên tịch số 08/2013/TTLT/BCA-BNG ngày
20 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư liên tịch số 08/2009/TTLT/BCA-BNG ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Bộ
Công an, Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành
cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 10 năm
2013.
Căn cứ Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17
tháng 8 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
(sau đây viết tắt là Nghị định số 136/2007/NĐ-CP);
Để tạo thuận lợi trong việc cấp, sửa đổi, bổ
sung hộ chiếu phổ thông và giấy thông hành cho công dân Việt Nam ở nước ngoài,
Bộ Công an và Bộ Ngoại giao thống nhất hướng dẫn như sau[1]:
Điều 1. Quy định chung
1. Công dân Việt Nam ở nước ngoài có nhu cầu được
cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông (sau đây viết tắt là hộ chiếu), cấp giấy
thông hành nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự hoặc cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền thực hiện chức
năng lãnh sự (sau đây viết tắt là cơ quan đại diện Việt Nam). Trường hợp đang ở
nước không có cơ quan đại diện Việt Nam thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại cơ
quan đại diện Việt Nam nơi thuận tiện.
2. Việc chưa cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu,
chưa cấp giấy thông hành cho công dân Việt Nam ở nước ngoài quy định tại khoản
2 Điều 23 của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP thực hiện theo thông báo của Cục Quản
lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
3.[2] Giấy tờ dùng
làm căn cứ để cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu, cấp giấy thông hành là một trong
những giấy tờ sau:
a) Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam (loại
có ảnh) theo quy định của pháp luật Việt Nam về quốc tịch ban hành qua các thời
kỳ;
b) Giấy xác nhận nhân sự của công dân Việt Nam
hiện ở nước ngoài do Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấp còn giá trị (mẫu X04 ban hành kèm theo Thông tư này);
c) Giấy tờ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam cấp cho công dân còn giá trị, có ghi đầy đủ yếu tố nhân thân
và ảnh. Yếu tố nhân thân của một người bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh,
nơi sinh, giới tính, quốc tịch của người đó.
Các giấy tờ trên nếu đã hết giá trị hoặc không
có ảnh thì chỉ dùng tham khảo để làm căn cứ cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu, cấp
giấy thông hành.
4. Trước khi cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu, cấp
giấy thông hành, cơ quan đại diện Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với
danh sách mất quốc tịch Việt Nam để đảm bảo người được cấp, sửa đổi, bổ sung hộ
chiếu, cấp giấy thông hành có quốc tịch Việt Nam.
5. Cơ quan đại diện Việt Nam tổ chức việc lưu giữ
và quản lý hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu, cấp giấy thông hành
trong thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu, cấp giấy
thông hành đó.
Điều 2. Việc cấp, sửa đổi, bổ
sung hộ chiếu
1.[3] Đối với trường
hợp đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu
a) Hồ sơ 01 bộ gồm:
- 01 tờ khai theo mẫu
X02 ban hành kèm theo Thông tư này;
- 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 x 6cm, phông nền màu trắng,
mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu;
- Bản sao giấy tờ làm căn cứ để cấp hộ chiếu được
quy định tại khoản 3 Điều 1 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư này. Nếu là bản
chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
- Trẻ em dưới 14 tuổi đề nghị cấp riêng hộ chiếu
thì nộp thêm 01 bản sao giấy khai sinh. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản
chính để kiểm tra, đối chiếu. Tờ khai do cha, mẹ khai và ký thay; nếu do cha, mẹ
nuôi hoặc người giám hộ khai và ký thay thì xuất trình giấy tờ chứng minh là
cha, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
- Trường hợp cha hoặc mẹ đề nghị cấp chung trẻ
em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu Việt Nam của cha hoặc mẹ thì khai chung vào tờ khai
của cha hoặc mẹ, nộp 02 ảnh cỡ 3 x 4 cm của trẻ em đó và giấy tờ kèm theo như
trường hợp trẻ em đề nghị cấp riêng hộ chiếu; không cấp chung vào hộ chiếu của
người giám hộ.
b) Việc giải quyết của cơ quan đại diện Việt
Nam:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam quyết định cấp hộ chiếu và trả kết
quả cho người đề nghị.
- Trường hợp hồ sơ chưa đủ căn cứ để cấp hộ chiếu
thì cơ quan đại diện Việt Nam yêu cầu người đó khai báo cụ thể các yếu tố nhân
sự và các thông tin liên quan hỗ trợ cho việc xác định: địa chỉ trường trú hoặc
tạm trú ở trong nước trước khi xuất cảnh, chi tiết giấy tờ xuất nhập cảnh (loại
giấy, số ngày và cơ quan cấp), thân nhân ở Việt Nam; nộp giấy tờ chứng minh
thông tin liên quan nêu trên (nếu có) và gửi hồ sơ về Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao
để đề nghị Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Bộ Tư pháp và Cục Quản lý xuất nhập
cảnh Bộ Công an xác minh.
- Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận được đề
nghị, cơ quan được đề nghị có trách nhiệm trả lời kết quả xác minh bằng văn bản
cho Cục Lãnh sự.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được kết quả xác minh, Cục Lãnh sự có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giải quyết.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được trả lời của Cục Lãnh sự, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài xem xét việc
cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị.
Sau 45 ngày làm việc kể từ ngày gửi đề nghị xác
minh nhưng không nhận được trả lời của Cục Lãnh sự, người đứng đầu cơ quan đại
diện Việt Nam xem xét, quyết định việc cấp hộ chiếu và trả kết quả cho người đề
nghị.
2.[4] Cấp lại hộ
chiếu (do bị mất, bị hư hỏng, còn thời hạn cần cấp lại), tách trẻ em trong hộ
chiếu của cha hoặc mẹ để cấp riêng hộ chiếu.
a) Hồ sơ 01 bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
2 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư này và các giấy tờ sau:
- Trường hợp hộ chiếu bị mất thì nộp đơn trình
báo mất hộ chiếu (có xác nhận của chính quyền nước sở tại);
- Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng hoặc hộ chiếu
còn thời hạn thì nộp hộ chiếu đó;
- Trường hợp đề nghị tách trẻ em trong hộ chiếu
của cha hoặc mẹ để cấp riêng hộ chiếu thì nộp hộ chiếu, tờ khai do cha hoặc mẹ
khai, ký thay. Nếu cha hoặc mẹ đề nghị cấp lại hộ chiếu thì nộp thêm 01 tờ khai
(mẫu X02) và 02 ảnh cỡ 4 x 6cm của cha hoặc mẹ.
b) Việc giải quyết của cơ quan đại diện Việt
Nam:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam quyết định cấp lại hộ chiếu và trả kết
quả cho người đề nghị.
- Trường hợp tách trẻ em trong hộ chiếu của cha
hoặc mẹ thì sau khi cấp hộ chiếu cho trẻ em, cơ quan đại diện Việt Nam bị chú bằng
hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) vào một trong các trang 6, 7 hoặc 8 của
hộ chiếu của cha hoặc mẹ với nội dung: “Xóa tên trẻ em... tại trang 4 hộ chiếu này”.
- Trường hợp hộ chiếu bị hư hỏng, còn thời hạn cần
cấp lại, tách trẻ em mà cấp lại hộ chiếu cho cha hoặc mẹ thì sau khi cấp hộ chiếu
mới, cơ quan đại diện Việt Nam chụp trang thân nhân hộ chiếu cũ để lưu hồ sơ và
thực hiện việc đục lỗ (về bên phải, phía dưới, từ trang 1 đến trang 24 của hộ
chiếu, trừ trang có thị thực hoặc giấy phép cư trú còn giá trị của nước ngoài cấp)
và trả lại cho người đề nghị.
- Trường hợp hồ sơ không đủ căn cứ cấp lại hộ
chiếu, cơ quan đại diện Việt Nam yêu cầu người đó khai báo rõ ràng các yếu tố nhân
sự và đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan đại diện Việt Nam đã cấp
hộ chiếu đó xác minh. Thời hạn trả lời của cơ quan cấp hộ chiếu đó và thời hạn
cơ quan đại diện Việt Nam trả kết quả cho người đề nghị thực hiện theo quy định
tại điểm b khoản 1 Điều 2 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư này.
3. Đối với trường hợp đề nghị sửa đổi hộ chiếu (điều
chỉnh họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, số giấy chứng minh nhân
dân trong hộ chiếu), hoặc bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu Việt Nam của
cha hoặc mẹ:
a)[5] Hồ sơ 01 bộ
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư
này và các giấy tờ sau:
- Trường hợp đề nghị điều chỉnh họ và tên, ngày
tháng năm sinh, nơi sinh, giới tính, số giấy chứng minh nhân dân thì nộp bản
sao giấy tờ chứng minh sự điều chỉnh đó. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản
chính để kiểm tra, đối chiếu.
- Trường hợp đề nghị bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi
vào hộ chiếu Việt Nam của cha hoặc mẹ thì nộp hồ sơ như đối với trường hợp đề
nghị cấp chung trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ quy định tại điểm a khoản 3 Điều
2 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư này. Đối với trẻ em là con của công dân
Việt Nam với người nước ngoài thì cơ quan đại diện Việt Nam chỉ bổ sung vào hộ
chiếu Việt Nam của cha hoặc mẹ nếu trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.
b) Việc giải quyết của cơ quan đại diện Việt
Nam:
- Trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam quyết định việc sửa đổi, bổ
sung hộ chiếu và trả kết quả cho người đề nghị.
- Trường hợp bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ
chiếu Việt Nam của cha hoặc mẹ thì cơ quan đại diện Việt Nam bị chú bằng hai thứ
tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) vào một trong các trang 6, 7 hoặc 8 hộ chiếu đó
các nội dung sau: “Bổ sung trẻ em… tại trang 4 và điều chỉnh giá trị của hộ chiếu
này đến ngày… tháng… năm…” theo thời hạn điều chỉnh hộ chiếu quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
- Trường hợp điều chỉnh họ tên, ngày sinh, nơi
sinh, giới tính, số giấy chứng minh nhân dân thì bị chú: “Sửa đổi… tại trang 4
hộ chiếu này thành…”.
- Trường hợp thấy hồ sơ không đủ căn cứ để sửa đổi,
bổ sung hộ chiếu thì cơ quan đại diện Việt Nam yêu cầu người đó khai báo rõ
ràng các yếu tố nhân sự và đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an xác
minh. Việc yêu cầu xác minh của cơ quan đại diện Việt Nam, thời hạn trả lời của
Cục Quản lý xuất nhập cảnh và thời hạn cơ quan đại diện Việt Nam trả lời kết quả
cho người đề nghị thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Trường hợp người đề nghị cấp, sửa đổi, bổ
sung hộ chiếu xuất trình giấy xác nhận nhân sự do Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ
Công an cấp (theo mẫu) thì trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, cơ quan đại
diện Việt Nam giải quyết việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu và trả kết quả cho
người đề nghị.
5.[6] Người đề nghị
cấp lại hộ chiếu hoặc bổ sung trẻ em vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ có nhu cầu nhận
kết quả qua bưu điện hoặc ủy quyền cho người khác nhận thay thì thực hiện như
sau:
- Trường hợp nhận kết quả qua bưu điện thì ghi
rõ trong tờ khai (mẫu X02) và nộp cước phí theo
quy định của bưu điện nước sở tại;
- Trường hợp ủy quyền cho người khác nhận thay
thì người được ủy quyền khi đến nhận hộ chiếu phải xuất trình giấy tờ tùy thân,
nộp giấy biên nhận hồ sơ và giấy ủy quyền.
Điều 3. Về thời hạn của hộ
chiếu[7]
1. Hộ chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở
lên có thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
2. Hộ chiếu cấp riêng cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc
cấp chung trẻ em dưới 9 tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ có thời hạn 05 năm
tính từ ngày cấp và không được gia hạn.
3. Hộ chiếu của cha hoặc mẹ còn giá trị trên 05
năm mà bổ sung trẻ em dưới 9 tuổi thì điều chỉnh thời hạn là 05 năm tính từ
ngày bổ sung trẻ em đó.
Điều 4. Về việc khai báo mất
hộ chiếu và việc xử lý của cơ quan đại diện Việt Nam
1. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ khi phát hiện mất
hộ chiếu Việt Nam, người có hộ chiếu bị mất phải có đơn trình báo với cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất và cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại.
2. Sau khi nhận được đơn trình báo, cơ quan đại
diện Việt Nam thông báo kịp thời các yếu tố nhân sự của người được cấp hộ chiếu,
số, ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an để hủy
giá trị sử dụng của hộ chiếu đó, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền
và Ngoại giao đoàn sở tại biết.
3. Hộ chiếu báo bị mất đã hủy giá trị sử dụng,
khi tìm thấy không được khôi phục giá trị sử dụng.
Điều 5. Về việc cấp giấy
thông hành
1. Giấy thông hành cấp cho công dân Việt Nam
trong những trường hợp sau đây:
a) Ra nước ngoài có thời hạn để công tác, học tập,
du lịch hoặc giải quyết việc riêng khác mà hộ chiếu bị mất hoặc hết hạn sử dụng,
có nguyện vọng về nước.
b) Không được nước ngoài cho cư trú, bị buộc xuất
cảnh hoặc tự nguyện xin về nước mà không có hộ chiếu còn giá trị.
c) Có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài mà không có hộ chiếu còn giá trị.
d) Phải về nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam mà không có hộ chiếu còn giá trị.
2. Hồ sơ, thủ tục và việc giải quyết của cơ quan
đại diện Việt Nam:
a)[8] Đối với các trường
hợp ra nước ngoài có thời hạn để công tác, học tập, du lịch hoặc giải quyết việc
riêng khác mà hộ chiếu bị mất hoặc hết hạn; không được nước ngoài cho cư trú, bị
buộc xuất cảnh hoặc tự nguyện xin về nước nhưng không có hộ chiếu còn giá trị:
- Hồ sơ 01 bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
2 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư này và các giấy tờ sau:
+ Bản sao giấy tờ dùng làm căn cứ để cấp giấy
thông hành quy định tại khoản 3 Điều 1 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư
này. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
+ Hộ chiếu đã hết hạn sử dụng hoặc đơn trình báo
mất hộ chiếu. Trường hợp tự nguyện về nước thì đơn trình báo mất hộ chiếu phải
có xác nhận của chính quyền nước sở tại;
+ Nếu tự nguyện xin về nước thì ghi rõ nguyện vọng
trong tờ khai.
- Việc giải quyết của cơ quan đại diện Việt Nam:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam quyết định cấp giấy thông hành và trả
kết quả cho người đề nghị.
+ Trường hợp thấy hồ sơ không đủ căn cứ để cấp
giấy thông hành thì yêu cầu người đó khai báo rõ ràng các yếu tố nhân sự và đề
nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xác minh. Việc yêu cầu xác minh của
cơ quan đại diện Việt Nam, thời hạn trả lời của Cục Quản lý xuất nhập cảnh và
thời hạn cơ quan đại diện Việt Nam trả lời kết quả cho người đề nghị thực hiện
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 đã được sửa đổi, bổ sung của Thông tư
này.
b)[9] Đối với trường
hợp có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài nhưng không có hộ chiếu còn giá trị:
- Hồ sơ 01 bộ gồm:
+ 02 ảnh mới chụp của công dân Việt Nam bị trục
xuất cỡ 4 x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính
màu. Không cần tờ khai của đương sự;
+ Quyết định trục xuất có hiệu lực của cơ quan
có thẩm quyền nước sở tại.
- Việc giải quyết của cơ quan đại diện Việt Nam:
+ Cơ quan đại diện Việt Nam gửi yêu cầu xác minh
về yếu tố nhân sự và thông tin về quyết định trục xuất của nước sở tại của người
bị trục xuất về Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an để xác minh. Trong thời hạn
45 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu xác minh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ
Công an trả lời bằng văn bản cho cơ quan đại diện Việt Nam.
+ Cơ quan đại diện Việt Nam chỉ cấp giấy thông
hành khi có ý kiến chấp thuận của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an.
c) Đối với trường hợp phải về nước theo yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở trong nước mà không có hộ chiếu còn
giá trị (nêu tại điểm d khoản 1 Điều này), cơ quan đại diện Việt Nam cấp giấy
thông hành theo thông báo của Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
3. Sau khi cấp giấy thông hành cho các trường hợp
có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
hoặc trường hợp phải về nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam mà không có hộ chiếu còn giá trị, cơ quan đại diện Việt Nam thông báo cho Cục
Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an về số, ngày cấp giấy thông hành, thời gian,
phương tiện và cửa khẩu nhập cảnh của người được cấp giấy thông hành.
4. Trường hợp công dân Việt Nam bị nước ngoài buộc
xuất cảnh hoặc có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của
nước sở tại thuộc diện quy định trong các điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước
sở tại về việc nhận trở lại công dân Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều
ước quốc tế đó.
Điều 5a. Cấp giấy xác nhận
nhân sự[10]
a) Hồ sơ 01 bộ gồm:
- 01 tờ khai đề nghị cấp giấy xác nhận nhân sự
theo mẫu X03 ban hành kèm theo Thông tư này;
- 02 ảnh mới chụp của công dân Việt Nam ở nước
ngoài cỡ 4 x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính
màu;
- Bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người
đề nghị và thân nhân ở nước ngoài. Nếu là bản chụp thì xuất trình bản chính để
kiểm tra, đối chiếu.
b) Đối tượng đề nghị và nơi nộp hồ sơ:
- Công dân Việt Nam ở trong nước (là ông, bà,
cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác) đề nghị xác nhận nhân
sự cho thân nhân ruột thịt là công dân Việt Nam ở nước ngoài để làm thủ tục cấp
hộ chiếu hoặc giấy thông hành.
- Người đề nghị cấp giấy xác nhận nhân sự có thể
nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công
an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Công an cấp tỉnh).
c) Việc giải quyết của cơ quan quản lý xuất nhập
cảnh:
- Trường hợp nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập
cảnh Công an cấp tỉnh nơi cư trú:
+ Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh có trách nhiệm
xác minh, gửi hồ sơ về Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
hồ sơ của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh, Cục Quản lý xuất nhập cảnh
xem xét cấp giấy xác nhận nhân sự, gửi kết quả về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh
Công an cấp tỉnh để trả cho người đề nghị, đồng thời thông báo cho cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài theo yêu cầu của người đề nghị.
- Trường hợp nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập
cảnh:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý xuất nhập cảnh chỉ đạo xác minh và xem xét cấp giấy
xác nhận nhân sự, trả kết quả cho người đề nghị và thông báo cho cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài theo yêu cầu của người đề nghị.
d) Giấy xác nhận nhân sự có thời hạn 12 tháng kể
từ ngày cấp và không được gia hạn.
Điều 6. Tổ chức thực hiện[11]
1. Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an có
trách nhiệm:
a) Đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an ban hành mẫu hộ
chiếu, mẫu giấy thông hành sau khi trao đổi thống nhất ý kiến với Cục Lãnh sự,
Bộ Ngoại giao.
b)[12] (được
bãi bỏ)
c) Tổ chức quản lý ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy
thông hành; in và cung ứng ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành theo dự trù
và đề nghị của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
d) Chủ trì, phối hợp với Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại
giao thực hiện việc nối mạng máy tính để truyền dữ liệu cấp hộ chiếu, cấp giấy
thông hành cho công dân từ các cơ quan đại diện Việt Nam và Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại
giao về Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an bảo đảm thống nhất, đồng bộ về
chương trình.
đ) Phối hợp với Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao hướng
dẫn, giải đáp cho các cơ quan đại diện Việt Nam về những vướng mắc trong quá
trình thực hiện Thông tư này; tổ chức kiểm tra, nắm tình hình việc thực hiện
Thông tư tại các cơ quan đại diện Việt Nam khi có yêu cầu.
2. Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, giải đáp cho các cơ quan đại diện
Việt Nam về những vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này sau
khi trao đổi thống nhất ý kiến với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
b) Chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xuất nhập cảnh,
Bộ Công an tổ chức kiểm tra, nắm tình hình việc thực hiện Thông tư tại các cơ
quan đại diện Việt Nam.
c) Tổ chức, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt
Nam thực hiện việc nối mạng máy tính để truyền dữ liệu cấp, sửa đổi hộ chiếu, cấp
giấy thông hành về Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ
Công an.
d) Dự trù và đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh,
Bộ Công an in ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành; tiếp nhận ấn phẩm trắng
và thanh toán chi phí in ấn phẩm trắng hộ chiếu, giấy thông hành với Cục Quản
lý xuất nhập cảnh; cung ứng ấn phẩm trắng hộ chiếu và giấy thông hành cho các
cơ quan đại diện Việt Nam.
3. Thông tư liên tịch này có hiệu lực sau 45
ngày, kể từ ngày ký và thay thế Thông tư liên tịch số 03/2002/TTLT-CA-NG ngày
29 tháng 01 năm 2002 của Bộ Công an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp hộ chiếu
phổ thông và giấy thông hành ở nước ngoài theo Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày
03 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam./.
Mẫu X02
1. Họ và tên (chữ in hoa) ……………………………… 2.
Nam Nữ
3. Sinh ngày ….. tháng ….. năm ………….. 4. Nơi
sinh (tỉnh, thành phố) ....................
5. Giấy CMND số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(2) Ngày cấp …/…/… Nơi cấp (tỉnh,
TP) ......
|
6. Địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi theo giấy
phép cư trú của nước sở tại)...............
……………………………………………….7. Số điện thoại, địa chỉ
email ..................
8. Địa chỉ cư trú ở trong nước trước khi xuất cảnh
(ghi theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú):......
....................................................................................................................................
9. Địa chỉ nơi làm việc ở trong nước
.........................................................................
...................................................................................................................................
10. Cha đẻ: họ và tên ……………………………………. sinh ngày
……./...…/..........
Mẹ đẻ: họ và tên ………………………………..………. sinh ngày
….…/...…/............
Vợ/chồng: họ và tên ………….…………………………. sinh ngày
...…./..…/............
Địa chỉ, số điện thoại người thân để liên hệ khi
cần ................................................
11. Hộ chiếu được cấp lần gần nhất số ….. cấp
ngày …../…../…..Cơ quan cấp.....
12. Nội dung đề nghị (3)
..............................................................................................
13. Con dưới 9 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu (nếu
có):
Họ và tên (chữ in hoa)...........................................................
Nam Nữ …………
Sinh ngày ………/……../……….. Nơi sinh (tỉnh, thành
phố, quốc gia) .....................
14. Giấy tờ (bản sao/chụp) nộp kèm theo:
...............................................................
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là
đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ảnh trẻ em
(đề nghị cấp chung) mới chụp, mặt nhìn thẳng, đầu đề trần, phông nền trắng cỡ
3x4 cm (4)
|
Làm tại
................., ngày ..... tháng ..... năm .....
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
1) Dán 01 ảnh vào khung,
01 ảnh vào mặt sau tờ khai.
2) Nếu CMND có 9 số thì điền
vào 9 ô đầu, gạch chéo 3 ô sau; nếu CMND có 12 số thì điền vào 12 ô.
3) Ghi cụ thể: Đề nghị cấp
hộ chiếu lần đầu; cấp lại hộ chiếu; đề nghị điều chỉnh họ và tên, ngày tháng
năm sinh, số giấy CMND trong hộ chiếu; đề nghị bổ sung con dưới 9 tuổi vào hộ
chiếu của mẹ/cha; sửa đổi nơi sinh trong hộ chiếu; đề nghị nhận kết quả qua đường
bưu điện hoặc ủy quyền; đề nghị khác nếu có (ghi rõ lý do).
4) Dán 01 ảnh trẻ em dưới
9 tuổi đề nghị cấp chung (nếu có) vào khung 01 vào mặt sau.
Mẫu X03
1. Thông tin của người đứng khai:
Họ và tên (chữ in hoa)
……………..……………………………………. Nam Nữ
Sinh ngày ….. tháng ….. năm ……….. 4. Nơi sinh (tỉnh,
TP) ....................................
Giấy CMND số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày cấp …/…/….. Nơi cấp (tỉnh, TP) ……
|
Địa chỉ cư trú (ghi theo sổ hộ khẩu thường hoặc
sổ tạm trú) .....................................
.........................................................................
7. Số điện thoại ................................
2. Thông tin về thân nhân hiện ở nước ngoài (người
đề nghị được cấp hộ chiếu/thông hành)
Họ và tên (chữ in hoa) ……………..…………………………………….
Nam Nữ
Giấy CMND số
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày cấp …/…/….. Nơi cấp (tỉnh, TP) …...
|
Địa chỉ cư trú ở trong nước trước khi xuất cảnh (ghi
theo nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú): …….
Địa chỉ cư trú ở nước ngoài
........................................................................................
.....................................................................................................................................
Rời Việt Nam ngày …/……/……. bằng hộ chiếu số
……….. Cấp ngày ..../…../.........
Cơ quan cấp ………………….…. qua cửa khẩu ………....… Mục
đích ......................
Vợ/chồng: họ và tên ……………………………………......... sinh
ngày ….../…../.........
3. Quan hệ giữa người đứng khai và thân nhân ở
nước ngoài: ..........................
Giấy tờ chứng minh mối quan hệ, gồm:
.....................................................................
4. Nội dung đề nghị: Đề
nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an xác nhận ảnh và thông tin nêu tại điểm
2 trên đây để thân nhân tôi đến cơ quan đại diện Việt Nam tại …………………… nộp hồ
sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông hoặc giấy thông hành. (2)
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là
đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Xác nhận của
Trưởng Công an xã, phường, thị trấn
nơi người đứng khai cư trú
(về các điểm 1, 2, 3 trên đây)
(Ký, đóng dấu,
ghi rõ họ tên, chức vụ)
|
Làm tại
..........., ngày ..... tháng ..... năm .....
Người đề nghị
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Chú thích:
1) Dán 01 ảnh vào khung,
có đóng dấu giáp lai của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn, kèm theo 2 ảnh để
rời.
2) Tờ khai này có thể nộp
tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh
Công an tỉnh, thành phố nơi người đứng khai thường trú.
Mẫu X04