Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 163-NG/TT thủ tục xuất nhập cảnh hướng dẫn Nghị định 24/CP

Số hiệu: 163-NG/TT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Ngoại giao Người ký: Nguyễn Duy Niên
Ngày ban hành: 25/05/1995 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 163-NG/TT

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 1995

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NGỌAI GIAO SỐ 163 NG/TT NGÀY 25 THÁNG 05 NĂM 1995 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 24/CP NGÀY 24-3-1995 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỦ TỤC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH 

 Thi hành Nghị định số 24/CP ngày 24/03/1995 của Chính phủ về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, Bộ Ngoại giao hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh thuộc nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Ngoại giao như sau:

I - QUY ĐỊNH CHUNG

1) Về nguyên tắc, mỗi công dân Việt Nam chỉ được sử dụng một hộ chiếu. Trường hợp cá biệt vì yêu cầu công tác và nếu có văn bản đề nghị của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xuất cảnh thì các cơ quan được uỷ quyền cấp hộ chiếu sẽ xem xét cấp hộ chiếu mới phù hợp với tính chất chuyến đi.

2) Cục Lãnh sự, Sở ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Ngoại giao uỷ quyền cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và các loại thị thực vào những hộ chiếu này; cấp thị thực xuất cảnh, nhập cảnh và gia hạn, bổ sung, sửa đổi các loại thị thực Việt Nam cho người nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự và điện báo cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo quy định của Điều 4 Nghị định 24/CP.

3) Phù hợp với Pháp lệnh về cơ quan đại diện nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 02/12/1993 và Pháp lệnh Lãnh sự ngày 13/12/1990, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và những cơ quan đại diện khác của Việt Nam ở nước ngoài được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự (dưới đây gọi là cơ quan đại diện) cấp các loại hộ chiếu, cấp thị thực vào các loại hộ chiếu, cấp thị thực vào các loại hộ chiếu Việt Nam và cấp thị thực cho người nước ngoài.

II. THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, HUỶ BỎ HỘ CHIẾU VÀ THỊ THỰC CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM

1) Hồ sơ xin cấp hộ chiếu gồm:

a) Văn bản của cơ quản có thẩm quyền, theo quy định tại các khoản 1, 2 hoặc 3 Điều 1 Nghị định 24/CP (sau đây goại là cơ quan chủ quản), do Thủ trưởng cơ quan đó ký, trong đó ghi rõ nước đi, thời gian, cửa khẩu và số lần xuất cảnh. Nếu là văn bản của Thủ trưởng cơ quan được phân cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 24/CP thì phải có văn bản của Thủ trưởng cấp Bộ và tỉnh gửi Bộ Ngoại giao giới thiệu chữ ký, con dấu và phạm vi uỷ quyền.

Trường hợp cơ quan chủ quản đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 6 Nghị định 48/CP) thì cần có công văn của cơ quan chủ quản trong đó nêu rõ yêu cầu và tính chất của chuyến đi.

b) Tờ khai cấp hộ chiếu, thị thực theo mẫu của Bộ Ngoại giao có dán ảnh của người xin cấp hộ chiếu, đóng dấu giáp lai và xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý. Nếu thủ trưởng cơ quan chủ quan quản lý ký xác nhận vào Tờ khai thì không cần văn bản nêu tại điểm (a). Kèm theo Tờ khai nộp 3 ảnh cỡ 4x6, mắt nhìn thẳng, đầu để trần, chụp không quá 1 năm trở lại.

c) Trường hợp đi những nước chưa có thoả thuận miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ thì cần nộp thêm bản chụp giấy mời vủa phía nước ngoài hoặc những thông tin về tên tổ chức, cá nhân ở nước ngoài mờ, nội dung công việc v.v... để thuận lợi trong việc làm công hàm xin thị thực.

2) Trường hợp đã có hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị và lần xuất cảnh này cách lần trước chưa quá 12 tháng thì cần nộp:

a) Văn bản nêu tại điểm (1) (a).

b) Tờ khai cấp thị thực theo mẫu của Bộ Ngoại giao có dán ảnh nhưng không cần xác nhận của cơ quan trực tiếp quản lý. Nếu Thủ trưởng cơ quan chủ quản ký xác nhận vào Tờ khai thì không cần văn bản nêu tại điểm (1) (a).

c) Hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị.

3) Trường hợp người xuất cảnh đã có hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ còn giá trị, nhưng tính chất chuyến đi lần này khác với lần khác với lần trước và có yêu cầu xin cấp loại hộ chiếu khác với hộ chiếu đang có thì nộp hồ sơ quy định tại điểm (2) nêu trên, kèm theo 3 ảnh. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét cấp loại hộ chiếu phù hợp theo quy định của Nghị định 48/CP và giữ lại hộ chiếu cũ.

4) Trường hợp vợ (chồng), con dưới 16 tuổi của thành viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài xin đi theo thành viên đó:

a) Nếu người xin đi theo thuộc biên chế Nhà nước hồ sơ như quy định tại điểm (1) trên đây và ý kiến bằng văn bản của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Ngoại giao.

b) Nếu người xin đi theo ngoài biên chế Nhà nước, hồ sơ gồm:

- Tờ khai cấp hộ chiếu, thị thực, có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận có đủ điều kiện xuất cảnh của Công an phường, xã nơi đăng ký nhân khẩu thường trú, kèm 03 ảnh.

- Ý kiến bằng văn bản của Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Ngoại giao.

c) Nếu có trẻ em dưới 16 tuổi đi kèm thì:

- Trong văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của công an Phường xã cần nêu rõ là có trẻ em đi kèm.

- Trong Tờ khai của cha (mẹ) hay người đỡ đầu phải ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của trẻ em đó, dán ảnh có đóng dấu giáp lai của cơ quan cha (mẹ) hoặc người đỡ đầu và nộp 2 ảnh của trẻ em đó.

5) Việc gia hạn hộ chiếu quy định như sau:

- Ba mươi ngày trước khi hộ chiếu hết hạn, công dân Việt Nam đang ở nước ngoài đến cơ quan đại diện xin gia hạn hộ chiếu. Cơ quan đại diện quyết định thời hạn gia hạn hộ chiếu, nhưng không được quá 3 năm, tính từ ngày hộ chiếu hết hạn và chỉ được gia hạn 1 lần.

- Những người đang ở trong nước mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ đến Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh) gia hạn hộ chiếu khi có quyết định xuất cảnh và cũng chỉ được gia hạn một lần 3 năm.

6) ở nước ngoài, việc cấp đổi hộ chiếu quy định như sau:

a) Đối với trường hợp mất hộ chiếu, hồ sơ gồm:

- Tờ khai cấp hộ chiếu có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và xác nhận của bộ phận chuyên trách của Cơ quan đại diện trực tiếp quản lý (nếu có); kèm theo Tờ khai nộp 3 ảnh.

- Giấy xác nhận của công an nước sở tại theo quy định của khoản 1 Điều 13 Nghị định 48/CP.

Cơ quan đại diện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Nếu đủ cơ sở để khẳng định là hộ chiếu khai báo đã bị mất, cơ quan đại diện thông báo bằng văn bản cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước và cơ quan chức năng của nước sở tại về việc huỷ sổ hộ chiếu đó, đồng thời cấp hộ chiếu mới và thông báo về Cục Lãnh sự họ tên của người mang hộ chiếu, năm sinh, địa chỉ trong nước, số, loại, ngày cấp, cơ quan cấp hộ chiếu cũ và số, ngày cấp hộ chiếu mới. Trường hợp người mất hộ chiếu chỉ có nhu cầu được cấp giấy tời để về nước thì cơ quan đại diện có thể cấp giấy thông hành thay hộ chiếu.

Trường hợp không đủ cơ sở để xác định về hộ chiếu (được khai báo là mất), cơ quan đại diện có trách nhiệm thông báo họ tên, số và ngày cấp cho cơ quan đã cấp hộ chiếu và chỉ sau khi cơ quan này xác nhận là có cấp hộ chiếu đó mới xem xét quyết định việc cấp hộ chiếu khác.

b) Trường hợp hộ chiếu rách nát, hư hỏng, hết trang hay hết thời hạn sử dụng (hộ chiếu đã được gia hạn một lần):

Ngoài Tờ khai như nêu tại điểm (6) (a) trên, người xin cấp hộ chiếu cần nộp lại hộ chiếu cũ. Cơ quan đại diện có trách nhiệm xác minh nếu đúng là hộ chiếu hợp lệ thì cấp hộ chiếu mới và thông báo cho Cục Lãnh sự biết. Trường hợp cơ quan đại diện không đủ cơ sở để xác minh thì cần xin ý kiến của Bộ Ngoại giao và chỉ cấp hộ chiếu mới khi được Bộ Ngoại giao đồng ý.

c) Trường hợp có sự thay đổi tính chất chuyến đi hoặc nhiệm vụ công tác thì cơ quan đại diện xem xét hộ chiếu mới theo quy định của Nghị định 48/CP, thu hồi và báo huỷ hộ chiếu cũ.

7) Việc cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ ở trong nước quy định như sau:

a) Công dân Việt Nam đang công tác ở nước ngoài về nước có thời hạn, nếu mất hộ chiếu, phải nộp cho cơ quan được uỷ quyền cấp hộ chiếu, thị thực những giấy tờ sau:

- Tờ khai cấp hộ chiếu, có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và văn bản của cơ quan chủ quản đề nghị cấp hộ chiếu mới; kèm theo 3 ảnh.

- Bản khai báo mất hộ chiếu có xác nhận của đồn công an nơi mất hộ chiếu.

b) Nếu người mất hộ chiếu chưa có nhu cầu xuất cảnh thì vẫn phải khai báo cho đồn công an nơi xảy ra sự việc và cho Bộ Ngoại giao.

Khi có nhu cầu xuất cảnh, người mất hộ chiếu phải làm thủ tục quy định tại điểm (1).

c) Trường hợp đổi hộ chiếu bị rách nát, hư hỏng, các cơ quan được uỷ quyền cấp hộ chiếu có trách nhiệm kiểm tra hộ chiếu đó trước khi cấp hộ chiếu mới và nếu phát hiện có hành vi quy định tại Điều 14 Nghị định 48/CP thì quyết định huỷ bỏ, thu hồi, giữ lại hộ chiếu hoặc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý. Trường hợp chuyển hộ chiếu cho cơ quan có thẩm quyền xử lý thì chỉ xem xét cấp hộ chiếu mới sau khi có kết luận của cơ quan đó người mang hộ chiếu không có các hành vi quy định tại Điều 14.

8) Việc cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi và huỷ bỏ thị thực cho công dân Việt Nam quy định như sau:

a) Việc cấp thị thực:

- Những người xuất cảnh có thời hạn được cấp thị thực xuất cảnh;

- Những người đang công tác có thời hạn ở nước ngoài về nước ngắn hạn được cấp thị thực nhập - xuất cảnh có giá trị một lần. Hồ sơ gồm: Tờ khai có dán ảnh, có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý hoặc bộ phận trực tiếp quản lý (nếu có) và hộ chiếu hợp lệ. Trường hợp về nước không có thị thực nhập - xuất cảnh thì khi đi phải làm thủ tục cấp thị thực xuất cảnh. Hồ sơ theo quy định của điểm (2) nêu trên.

- Cơ quan được uỷ quyền cấp hộ chiếu, thị thực xem xét cấp thị thực xuất nhập cảnh hoặc nhập xuất cảnh nhiều lần theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chủ quản.

b) Việc gia hạn thị thực:

Căn cứ vào hồ sơ gồm hộ chiếu còn giá trị và công và công văn đề nghị của cơ quan chủ quản, cơ quản được uỷ quyền cấp hộ chiếu, thị thực sẽ ra hạn thị thực theo quy định dưới đây:

- Thị thực xuất cảnh có thể được ra hạn một hoạc nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn tối đa không quá 3 tháng.

- Thị thực nhập -xuất cảnh có giá trị một lần có thể được gia hạn một hoạc nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn tối đa không quá 6 tháng.

- Trường hợp thị thực xuất cảnh đã quá thời hạn 6 tháng hoạc thị thực nhập - xuất cảnh có giá trị một lần đã quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp, thị thực nhập - xuất cảnh, thị thực xuất - nhập cảnh có giá trị nhiều lần có thời hạn phù hợp với nhiệm kỳ công tác hết hạn thì không gia hạn mà cấp thị thực mới.

c) Việc bổ sung, sửa đổi thị thực:

- Việc bổ sung, sửa đổi thị thực được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan chủ quản.

- Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh được uỷ quyền bổ sung, sửa đổi các loại thị thực cấp vào hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được uỷ quyền bổ sung, sửa đổi các loại thị thực, trừ việc sửa đổi số lần được phép xuất cảnh, nhập cảnh ghi trong thị thực do các cơ quan được uỷ quyền cấp hộ chiếu, thị thực ở trong nước cấp.

d) Việc huỷ bỏ thị thực:

Cơ quan được uỷ quyền cấp hộ chiếu, thị thực xem xét quyết định, huỷ bỏ thị thực đã cấp trong những trường hợp dưới đây:

- Nếu cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông báo người đã được cấp thị thực thuộc diện không được xuất cảnh hoặc chưa được phép xuất cảnh theo quy định của pháp luật;

- Khi không còn lý do để xuất cảnh, nhập cảnh;

- Khi có những hành vi quy định tại Điều 14 Nghị định 48/CP;

- Khi có những lỗi kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến giá trị của thị thực. Trường hợp này, cơ quan được uỷ quyền cấp hộ chiếu, thị thực huỷ bỏ thị thực cũ và cấp thị thực mới.

9) Thời hạn giải quyết hộ chiếu và thị thực:

a) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp hộ chiếu và thị thực trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trừ các trường hợp nêu tại điểm (b) dưới đây.

b) Trong các trường hợp nêu tại điểm (6a, b) và (7a, b) cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ khi có đủ cơ sở để xác minh về hộ chiếu. Đối với trường hợp phải xác minh hộ chiếu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến xác minh của cơ quan hữu quan.

Cơ quan hữu quan cần trả lời việc xác minh hộ chiếu nêu tại điểm (6a,b) trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

- Trường hợp nêu tại điểm (7c) cơ quan tiếp nhận hồ sơ giải quyết trong thời hạn 5 ngày làm việc. Nếu chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời kết quả trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

III. THỦ TỤC CẤP, GIA HẠN, BỔ SUNG, SỬA ĐỔI THỊ THỰC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

1/ Đối với khách vào theo quyết định của Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực theo quy định dưới đây:

a) Khách đi lẻ: cấp theo nội dung điện của Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh).

b) Khách thuộc các đoàn chính thức: sau khi nhận được danh sách thành viên trong đoàn (bao gồm cả tuỳ tùng) do Bộ Ngoại giao hoặc một cơ quan có thẩm quyền khác của nước sở tại cung cấp, cơ quan đại diện có trách nhiệm chuyển ngay cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và cấp thị thực khi có điện của Cục Lãnh sự.

2/ Đối với khách là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, thành viên gia đình và người phục vụ riêng cùng đi với họ, cũng như những người được Chính phủ nước mình hoặc tổ chức quốc tế cử hoặc giới thiệu qua đường ngoại giao vào làm việc hoặc thăm thân nhân là thành viên các cơ quan nói trên tại Việt Nam:

Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/CP ngày 18/01/1993 và công hàm của Bộ Ngoại giao nước sở tại, của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế đóng ở nước sở tại, cơ quan đại diện có trách nhiệm điện về Cục Lãnh sự các yếu tố sau:

- Họ và tên.

- Ngày tháng năm sinh, nơi sinh.

- Quốc tịch (gốc và hiện nay).

- Nghề nghiệp và nơi thường trú.

- Mục đích, thời gian và cửa khẩu vào Việt Nam.

- Loại và sổ hộ chiếu.

- Lần vào Việt Nam gần nhất (nếu có).

Sau khi tham khảo ý kiến các cơ quan có liên quan và thông báo nhân sự cho Bộ Nội vụ, Cục Lãnh sự sẽ điện trả lời cho cơ quan đại diện về việc cấp thị thực.

3/ Đối với khách thuộc các trường hợp khẩn cấp do yêu cầu đối ngoại và nhân đạo:

a) Khi nhận được yêu cầu, cơ quan đại diện điện báo về Cục Lãnh sự các yếu tố nhân sự và kiến nghị hướng xử lý. Cục Lãnh sự có trách nhiệm trao đổi với các cơ quan hữu quan và thông báo nhân sự cho Bộ Nội vụ; (trường hợp phức tạp cần báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), sau đó điện trả lời cho cơ quan đại diện về việc cấp thị thực.

b) Trường hợp khẩn cấp do yêu cầu đối ngoại và nhân đạo là những trường hợp phải bảo đảm yêu cầu về thời gian, nếu để chậm có thể ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của Nhà nước ta hoặc vì các lý do nhân đạo như vào cấp cứu người bệnh nặng, thăm thân nhân đang mắc bệnh nghiêm trọng hoặc đưa thi hài người thân bị chết, tai nạn ở Việt Nam; giúp đỡ khắc phụ thiên tai, dịch bệnh.v.v...

4/ Trường hợp Bộ Nội vụ có công văn thông báo là khách thuộc đối tượng nêu tại điểm (2) và (3) nêu trên không được nhập cảnh Việt Nam thì Cục Lãnh sự có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan trong và ngoài Bộ Ngoại giao để xử lý.

5/ Đối với khách thuộc diện phải xét cấp thị thực theo thời hanh quy định trong Thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài:

- Nếu khách có giấy mời của cơ quan, tổ chức Việt Nam:

Sau khi nhận hồ sơ xin cấp thị thực, cơ quan đại diện điện báo ngay về Bộ Nội vụ các yếu tố nhân sự, mục đích nhập cảnh, dự kiến chương trình hoạt động và tên cơ quan mời đón khách. Sau thời hạn quy định trong Thoả thuận giữa Chính phủ hai nước kể từ ngày điện báo, nếu không có điện của Bộ Nội vụ thông báo không cho đương sự nhập cảnh thì cơ quan đại diện cấp thị thực cho khách, đồng thời điện báo họ tên, số hộ chiếu, số và ngày cấp thị thực, thời gian nhập cảnh cho Bộ Nội vụ và cơ quan mời khách.

- Nếu khách không có giấy mời của cơ quan, tổ chức Việt Nam:

Sau khi nhận hồ sơ xin cấp thị thực, cơ quan đại diện điện báo ngay về Bộ Nội vụ và cơ quan tổ chức Việt Nam khách có yêu cầu làm việc hoặc các cơ quan quy định tại điểm (a) khoản 3 Điều 7 Nghị định 24/CP các yếu tố nhân sự, mục đích nhập cảnh, dự kiến chương trình hoạt động của khách. Cơ quan đại diện cấp thị thực cho khách, nếu có cơ quan trong nước đồng ý đón khách và có điện báo của Bộ Nội vụ.

- Cơ quan đại diện thu lệ phí thị thực, cước phí điện báo hai chiều và phí dịch vụ (trong trường hợp các cơ quan nêu tại điểm (a) khoản 3, Điều 7 Nghị định 24/CP đón khách) theo quy định của Liên Bộ Tài chính - Ngoại giao. Nếu thoả thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước liên quan quy định việc miễn thu lệ phí thị thực thì cơ quan đại diện không thu lệ phí thị thực, mà chỉ thu cước phí điện báo và phí dịch vụ (nếu có).

6/ Đối với khách vào thuộc các đối tượng khác, cơ quan đại diện xem xét cấp thị thực theo quy định tại Điều 7 Nghị định 24/CP.

7/ Đối với khách nhập cảnh Việt Nam từ lần thứ hai trở đi quy định tại Điều 8 Nghị định 24/CP, hồ sơ gồm:

a) Tờ khai xin thị thực, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và thị thực rời (nếu có) trong đó có đóng dấu của cơ quan công an cửa khẩu Việt Nam chưa quá 12 tháng kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam lần trước;

b) Điện mời hoặc giấy mời (bản chính hoặc bản fax) do Thủ trưởng các cơ quan của Đảng, Nhà nước từ cấp tỉnh trở lên và của các đoàn thể nhân dân cấp Trung ương ky. Nếu không có điện mời hoặc giấy mời thì cơ quan đại diện chỉ cấp thị thực khi có điện báo của cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi cấp thị thực, cơ quan đại diện điện báo họ tên, số hộ chiếu, số và ngày cấp thị thực, thời gian nhập cảnh về Bộ Nội vụ và cơ quan mời khách.

c) Nếu khách vào lần thứ hai nhưng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 24/CP thì áp dụng thủ tục quy định tại điểm (1) trên.

8/ Cơ quan đại diện cấp thị thực với thời hạn ghi trong điện báo cấp thị thực. Trường hợp trong điện báo không ghi thời hạn cụ thể, cơ quan đại diện có quyền quyết định theo yêu cầu của khách, nhưng không được qua 90 ngày.

Nếu khách yêu cầu cấp thị thực có thời hạn dài hơn 90 ngày, cơ quan đại diện thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong nước và cấp thị thực sau khi nhận được điện của Bộ Ngoại giao hoặc Bộ Nội vụ. Điều này cũng áp dụng nếu khách yêu cầu cấp thị thực có giá trị nhiều lần.

9/ Đối với khách vào thực hiện dự án đầu tư thì cơ quan đại diện quyết định thời hạn và số lần giá trị của thị thực trên cơ sở Điều 94 Nghị định số 18/CP ngày 16/4/1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

10/ Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh cấp thị thực xuất cảnh, xuất - nhập cảnh; gia hạn, bổ sung, sửa đổi các loại thị thực đối với người nước ngoài thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo yêu cầu bằng công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, công văn của các cơ quan Việt Nam đón khách hoặc theo yêu cầu của Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao.

Kèm theo công hàm hoặc công văn yêu cầu phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu.

11/ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định việc huỷ bỏ các loại thị thực đã cấp cho những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự nếu đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 6 và Điều 14 Pháp lện nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, đi lại của người nước ngoài tại Việt Nam theo đề nghị của Cục trưởng Cục Lãnh sự (sau khi đã tham khảo ý kiến của các vụ liên quan của Bộ Ngoại giao).

IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1/ Việc thu lệ phí cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi hộ chiếu, thị thực ở nước ngoài thực hiện tho quy định của Thông tư liên Bộ Tài chính - Ngoại giao.

Lệ phí cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi hộ chiếu, thị thực thực hiện ở Việt Nam được thu theo quy định của Thông tư Liên Bộ Tài chính - Ngoại giao - Nội vụ.

2/ Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 1584/ NG -TT ngày 28/8/1993 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi hành Nghị định số 48/CP ngày 08/07/1993 của Chính phủ về hộ chiếu và thị thực.

3/ Cục trưởng Cục Lãnh sự, Giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh, người đứng đầu các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và các cơ quan khác của Việt Nam được uỷ quyền thực hiện chức năng lãnh sự ở nước ngoài có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

 

Nguyễn Duy Niên

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 163-NG/TT-1995 hướng dẫn Nghị định 24/CP-1995 về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh do Bộ Ngoại giao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.569

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.182.45
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!