Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 06/2002/TT-BTP giao dịch bảo đảm hướng dẫn Nghị định 165/1999/NĐ-CP

Số hiệu: 06/2002/TT-BTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Nguyễn Đình Lộc
Ngày ban hành: 28/02/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/2002/TT-BTP

Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TƯ PHÁP SỐ 06/2002/TT-BTP NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 165/1999/NĐ-CP NGÀY 19 THÁNG 11 NĂM 1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 4 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm,
Nhằm bảo đảm thi hành thống nhất Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp hướng dẫn một số vấn đề sau đây:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Về phạm vi áp dụng quy định tại Điều 1 của Nghị định 165

1.1 Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm (sau đây gọi tắt là Nghị định 165) được ban hành nhằm cụ thể hoá các quy định về cầm cố, thế chấp, bảo lãnh trong Bộ Luật Dân sự. Do đó, Nghị định này được áp dụng thống nhất đối với việc ký kết, thực hiện hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh.

1.2 Trong trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác với quy định của Nghị định 165 về cùng một vấn đề, thì áp dụng quy định đó của pháp luật chuyên ngành; nếu không có quy định, thì áp dụng các quy định của Nghị định 165 và Thông tư này. Sau đây là một số trường hợp cụ thể:

a) Việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch kinh tế, thương mại phải tuân theo các quy định có liên quan của văn bản quy phạm pháp luật về giao dịch kinh tế, thương mại; nếu không có quy định, thì áp dụng các quy định tương ứng của Nghị định 165 và Thông tư này.

Ví dụ: Đối với việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ cho tổ chức tín dụng, thì áp dụng các quy định tại chương V của Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn thi hành; nếu không có quy định, thì áp dụng các quy định tương ứng của Nghị định 165 và Thông tư này.

b) Việc thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất phải tuân theo các quy định có liên quan của pháp luật về đất đai; nếu không có quy định, thì áp dụng các quy định tương ứng của Nghị định 165 và Thông tư này. Việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý quyền sử dụng đất trong trường hợp thế chấp để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Nghị định 165 và điểm 8.2 khoản 8 Mục II của Thông tư này.

c) Việc cầm cố, thế chấp tàu bay dân dụng Việt Nam, tàu biển Việt Nam phải tuân theo các quy định có liên quan của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành; nếu không có quy định, thì áp dụng các quy định của Nghị định 165 và Thông tư này.

1.3 Đối với việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại có yếu tố nước ngoài, thì trước hết áp dụng các quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia; nếu không có quy định, thì căn cứ Điều 834 của Bộ Luật Dân sự, việc áp dụng pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết tại Việt Nam, thì phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức giao dịch bảo đảm;

b) Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được thực hiện tại Việt Nam, thì quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định theo pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm, nếu các bên không có thoả thuận khác;

c) Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam hoặc hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng bất động sản tại Việt Nam, thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm;

d) Đối với hợp đồng cầm cố, thế chấp tàu bay dân dụng Việt Nam, tàu biển Việt Nam, nếu ký kết ở Việt Nam, thì được giải quyết theo pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm; nếu ký kết ở nước ngoài thì được giải quyết theo pháp luật của nước nơi ký kết hợp đồng.

1.4 Nghị định 165 và Thông tư này cũng được áp dụng đối với việc giao kết, thực hiện giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp có cá nhân là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gia.

2. Về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 165

Các bên được thoả thuận về việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hiện tại hoặc nghĩa vụ trong tương lai. Trong trường hợp các bên thoả thuận về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai, thì nghĩa vụ này phải được mô tả trong văn bản về giao dịch bảo đảm. Khi nghĩa vụ trong tương lai được xác lập, các bên phải lập phụ lục mô tả cụ thể về nghĩa vụ, thời hạn thực hiện nghĩa vụ; trong trường hợp giao dịch bảo đảm đã được đăng ký, thì phải đăng ký thay đổi nghĩa vụ được bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm. Việc đăng ký thay đổi nghĩa vụ không làm thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán của bên nhận bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm, nếu việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai được các bên thoả thuận khi ký kết giao dịch bảo đảm.

Ví dụ: Ngày 1 tháng 1 năm 2001, A đồng ý cho B vay 100 triệu đồng để xây dựng nhà máy, đồng thời họ thoả thuận nếu B cần bổ sung vốn để hoàn thiện nhà máy trong Quý IV năm 2001, thì A sẽ cho B vay tiếp. Để bảo đảm cho việc trả nợ khoản vay 100 triệu đồng nêu trên, B lập hợp đồng thế chấp ngôi nhà trị giá 300 triệu đồng cho A, đồng thời, các bên thoả thuận ngoài việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hiện tại ( là nghĩa vụ trả nợ khoản vay 100 triệu đồng), ngôi nhà này cũng được dùng để bảo đảm việc trả nợ khoản vay tiếp theo của B trong Quý IV năm 2001. Ngày 15 tháng 10 năm 2001, B tiếp tục vay A 150 triệu đồng. Trong trường hợp này nghĩa vụ trả nợ 150 triệu đồng của B là nghĩa vụ trong tương lai và cũng được bảo đảm bằng hợp đồng thế chấp nhà trị giá 300 triệu đồng của B.

3. Về việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản hình thành trong tương lai theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 165

Các bên được thoả thuận về việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản hình thành trong tương lai và có thể lựa chọn tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

3.1 Tại thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản đó chưa tồn tại; chỉ sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản mới được hình thành và thuộc sở hữu của bên bảo đảm (ví dụ: cầm cố bằng tài sản là tàu biển được đóng sau khi Ngân hàng cho vay vốn);

3.2 Tại thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản có thể là hàng hoá đang được sản xuất, công trình đang được xây dựng; chỉ sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản mới được hình thành đồng bộ và thuộc sở hữu của bên bảo đảm (ví dụ: cầm cố dây chuyền sản xuất đang được lắp ráp, thế chấp nhà ở đang được xây dựng);

3.3 Tại thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản đang tồn tại, nhưng chưa hoàn tất thủ tục xác nhận quyền sở hữu của bên bảo đảm; chỉ sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, tài sản mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm bằng việc hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu như mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, thừa kế;

3.4 Nguồn thu nhập hợp pháp theo các căn cứ được quy định tại Điều 176 của Bộ Luật Dân sự mà bên cầm cố, thế chấp, bảo lãnh có được sau thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm.

4. Về việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định 165

Doanh nghiệp nhà nước được dùng tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý, sử dụng để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Trong trường hợp pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan quy định việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, thì doanh nghiệp nhà nước chỉ được cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản đó, nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Về việc tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh phải là tài sản được phép giao dịch và không có tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định 165

5.1 Tài sản được phép giao dịch là tài sản không bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm.

5.2 Tài sản không có tranh chấp là tài sản mà tại thời điểm ký kết giao dịch bảo đảm, chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng tài sản đó không bị người thứ ba khiếu nại, khởi kiện tại Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ TRONG VIỆC KÝ KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG CẦM CỐ, THẾ CHẤP, BẢO LÃNH BẰNG TÀI SẢN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN BẢO ĐẢM

1. Hình thức của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 165

1.1 Hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi chung trong hợp đồng chính. Các bên có quyền thoả thuận về việc yêu cầu Phòng Công chứng tiến hành công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) chứng thực hợp đồng. Trong trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phải được công chứng hoặc chứng thực, thì các bên phải tuân theo.

1.2 Việc công chứng hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản không thay thế cho việc đăng ký các hợp đồng này. Vì vậy, các bên muốn hưởng thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm, thì phải đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

2. Về việc bán tài sản bảo đảm là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Nghị định 165

2.1. Theo yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh, bên bảo đảm được bán tài sản là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh và phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Thông báo bằng văn bản cho bên nhận bảo đảm về việc bán tài sản bảo đảm trước khi bán. Các bên được thoả thuận về thời hạn thông báo khi ký kết giao dịch bảo đảm. Bên bảo đảm có thể thông báo về việc bán một tài sản cụ thể hoặc một lô hàng hoá;

b) Thực hiện hạch toán riêng số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm theo đúng chế độ hạch toán, kế toán của Bộ Tài chính.

2.2 Sau khi bán tài sản bảo đảm là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, thì quyền yêu cầu thanh toán, số tiền thu được hoặc tài sản có được từ việc sử dụng số tiền thu được là tài sản bảo đảm thay thế cho số hàng hoá luân chuyển đã bán theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Nghị định 165. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác, thì việc thay thế tài sản bảo đảm đã bán được thực hiện như sau:

a) Trong trường hợp quyền yêu cầu thanh toán trở thành tài sản bảo đảm thay thế cho số hàng hoá luân chuyển đã bán, thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên có nghĩa vụ thanh toán biết. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thoả thuận, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán phải thanh toán số tiền đó theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 165;

b) Trong trường hợp số tiền thu được trở thành tài sản bảo đảm thay thế cho số hàng hoá luân chuyển đã bán, thì bên bảo đảm phải gửi số tiền đó vào tài khoản riêng. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, nơi mở tài khoản, phong toả tài khoản và thanh toán nghĩa vụ từ số tiền trong tài khoản riêng đó, nếu đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không thực hiện hoặc thực hiện không đúng thoả thuận;

c) Bên bảo đảm có quyền sử dụng số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo thoả thuận của các bên và các tài sản hình thành trong quá trình này đương nhiên trở thành tài sản bảo đảm thay thế cho số tài sản đã bán.

2.3 Trong các trường hợp quy định tại điểm 2.2 khoản này, các bên phải lập phụ lục hợp đồng hoặc sửa đổi, bổ sung hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh đã ký để mô tả tài sản bảo đảm thay thế tài sản đã bán. Việc thay thế tài sản bảo đảm nêu trên phải được đăng ký tại cơ quan đã đăng ký giao dịch bảo đảm đó.

Kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu theo quy định tại Điều 432 của Bộ Luật Dân sự, thì người mua tài sản bảo đảm là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh trở thành chủ sở hữu tài sản đó và tài sản đó không còn là tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm đối với bên nhận bảo đảm.

2.4 Trong trường hợp quyền yêu cầu thanh toán, số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm hoặc tài sản có được từ việc sử dụng số tiền đó không đủ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thì bên bảo đảm phải bổ sung tài sản bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Các bên thoả thuận về loại tài sản bổ sung; nếu không thoả thuận được, thì bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn tài sản của bên bảo đảm để bổ sung vào tài sản bảo đảm.

3. Về việc xử lý giao dịch bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp được tổ chức lại theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 165

3.1 Trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, thì giao dịch bảo đảm chấm dứt, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm và các doanh nghiệp mới được tổ chức lại có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3.2 Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác, thì tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi được thực hiện như sau:

a) Đối với doanh nghiệp chia, tách: nếu tài sản bảo đảm có thể phân chia được, thì phân chia theo tỷ lệ tương ứng với nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp khi chia, tách; nếu tài sản bảo đảm không thể phân chia được tương ứng với nghĩa vụ trả nợ và các doanh nghiệp chia, tách không có thoả thuận khác về biện pháp bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trước khi chia, tách;

b) Đối với doanh nghiệp hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi: tài sản bảo đảm cho các khoản nợ của doanh nghiệp trước khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi được tiếp tục dùng làm tài sản bảo đảm cho các khoản nợ đó của các doanh nghiệp mới sau khi hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi.

3.3 Trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được các biện pháp quy định tại điểm 3.2 khoản này, thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ trước khi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi.

3.4 Trong mọi trường hợp chuyển giao nghĩa vụ bảo đảm bằng tài sản quy định tại điểm 3.2 khoản này, các bên phải thoả thuận ký kết lại giao dịch bảo đảm.

4. Về việc thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật sau khi đăng ký văn bản thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 27 của Nghị định 165

Sau khi đăng ký Văn bản thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm có quyền thực hiện các biện pháp sau đây để bảo vệ tài sản bảo đảm:

4.1 Kiểm kê tài sản bảo đảm;

4.2 Giám sát việc sử dụng, khai thác tài sản bảo đảm;

4.3 Yêu cầu bên bảo đảm không được sử dụng, khai thác tài sản bảo đảm, nếu việc sử dụng, khai thác làm giảm sút hoặc mất giá trị tài sản đó;

4.4 Yêu cầu bên bảo đảm chuyển giao tài sản bảo đảm để trực tiếp giữ hoặc uỷ quyền cho bên thứ ba giữ tài sản đó;

4.5 Truy tìm, đòi lại tài sản bảo đảm, nếu tài sản đó bị bên bảo đảm bán hoặc tẩu tán dưới mọi hình thức;

4.6 Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm thời đình chỉ việc làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng tài sản bảo đảm cho người khác, nếu bên bảo đảm bán hoặc chuyển nhượng tài sản bảo đảm trái với thoả thuận;

4.7 Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 165; áp dụng biện pháp cần thiết để buộc bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định 165.

5. Về phương thức xử lý quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 165

Việc xử lý quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh được thực hiện như sau:

5.1 Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân nông dân thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, thì việc xử lý được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận hoặc không thực hiện được theo thoả thuận, thì bên nhận thế chấp, bên nhận bảo lãnh có quyền lựa chọn một trong các phương thức xử lý sau đây:

a) Yêu cầu Trung tâm bán đấu giá tài sản nơi có đất đó tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất;

b) Khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

5.2 Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là hộ gia đình, cá nhân nông dân thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, thì việc xử lý quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận hoặc không thực hiện được theo thoả thuận, thì bên nhận thế chấp, bên nhận bảo lãnh có quyền lựa chọn một trong các phương thức xử lý quy định tại điểm 5.1.a và điểm 5.1.b khoản này hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh cho người khác để thanh toán nghĩa vụ.

6. Về việc xử lý tài sản bảo lãnh theo quy định tại Điều 35 của Nghị định 165

6.1 Tài sản bảo lãnh được xử lý trong các trường hợp sau đây:

a. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ;

b. Người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp các bên thoả thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

6.2 Việc xử lý tài sản bảo lãnh được thực hiện theo các quy định về xử lý tài sản bảo đảm tại Chương III của Nghị định 165 và Thông tư này.

6.3 Trong trường hợp các bên thoả thuận về việc bảo lãnh bằng tài sản, nhưng không xác định cụ thể loại tài sản, thì các bên phải thoả thuận cụ thể về loại tài sản đưa ra xử lý; nếu các bên không thoả thuận được, thì bên nhận bảo lãnh có quyền lựa chọn tài sản của bên bảo lãnh để xử lý.

7. Về việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 36 của Nghị định 165

Trong trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ, nhưng chưa xử lý được, thì việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:

7.1 Bên nhận bảo đảm có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người thứ ba khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm khai thác, sử dụng tài sản đó.

7.2 Hoa lợi, lợi tức thu được từ việc khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm phải được hạch toán riêng và được dùng để thanh toán nghĩa vụ, sau khi trừ các chi phí cần thiết, hợp lý sau đây cho việc khai thác, sử dụng tài sản của bên nhận bảo đảm hoặc của bên thứ ba:

a) Quản lý tài sản bảo đảm;

b) Tu bổ, sửa chữa tài sản bảo đảm;

c) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (thuế, lệ phí) liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài sản;

d) Các khoản chi phí cần thiết, hợp lý khác cho việc khai thác và sử dụng tài sản bảo đảm.

Trong trường hợp bên bảo đảm khai thác, sử dụng tài sản bảo đảm, thì hoa lợi, lợi tức thu được được dùng để thanh toán nghĩa vụ mà không trừ đi các khoản chi phí do bên bảo đảm bỏ ra, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

7.3 Việc thanh toán nghĩa vụ từ số hoa lợi, lợi tức thu được được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Mục này.

8. Về việc thanh toán tiền bán tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 37 của Nghị định 165

Số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm được dùng để thanh toán như sau:

8.1 Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ, thì sau khi trừ các chi phí sau đây, số tiền bán tài sản bảo đảm còn lại được dùng để thanh toán nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm:

a) Chi phí bảo quản, bán tài sản;

b) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (thuế, lệ phí) liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm;

c) Các chi phí cần thiết, hợp lý khác có liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm.

Trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là khoản vay, thì thanh toán cho bên nhận bảo đảm theo thứ tự nợ gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có); trong trường hợp số tiền bán tài sản còn thừa, thì phải trả lại cho bên bảo đảm; nếu còn thiếu, thì bên bảo đảm phải trả tiếp số tiền còn thiếu đó.

8.2 Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì sau khi thanh toán các chi phí quy định tại các điểm 8.1.a, 8.1.b và 8.1.c khoản này, số tiền bán tài sản còn lại được dùng để thanh toán nghĩa vụ cho các bên cùng nhận bảo đảm bằng tài sản đó theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà các giao dịch bảo đảm liên quan đến tài sản đó đều được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, thì thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên nhận bảo đảm được xác định theo thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm. Giao dịch bảo đảm nào đăng ký trước, thì bên nhận bảo đảm trong giao dịch đó được ưu tiên thanh toán trước và lần lượt các bên tiếp theo; nếu trong các giao dịch bảo đảm đã được đăng ký có giao dịch bị vô hiệu, thì bên nhận bảo đảm trong giao dịch này không được hưởng thứ tự ưu tiên thanh toán.

Các giao dịch bảo đảm được đăng ký vào cùng một thời điểm (cùng giờ, phút, ngày, tháng, năm), thì các bên nhận bảo đảm có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán. Trong trường hợp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm không đủ thanh toán cho các bên nhận bảo đảm có cùng thứ tự ưu tiên thanh toán, thì số tiền đó được chia cho các bên theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với khoản nợ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác;

b) Trong trường hợp các giao dịch bảo đảm bằng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ mà có giao dịch bảo đảm không được đăng ký, thì bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm đã đăng ký được ưu tiên thanh toán trước; số tiền còn lại được dùng để thanh toán cho bên nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm không đăng ký;

c) Sau khi đã thanh toán cho các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản theo thứ tự ưu tiên quy định tại điểm 8.2.a và 8.2.b nêu trên, nếu số tiền bán tài sản còn thừa, thì phải trả lại cho bên bảo đảm; nếu còn thiếu, thì bên bảo đảm phải trả tiếp số tiền còn thiếu đó.

8.3 Trong trường hợp bên bảo đảm là doanh nghiệp bị phá sản, thì Thẩm phán giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản ra quyết định bảo toàn tài sản bảo đảm, tổ chức việc xác định giá trị của tài sản đó. Nếu giá trị tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán số nợ của bên nhận bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm đó được tham gia vào việc phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp như các chủ nợ không có bảo đảm khác. Nếu giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ, thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị cá nhân, tổ chức phản ánh về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, giải quyết.

 

Nguyễn Đình Lộc

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF JUSTICE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 06/2002/TT-BTP

Hanoi, February 28, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING A NUMBER OF PROVISIONS OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 165/1999/ND-CP NOVEMBER 19, 1999 ON SECURITY TRANSACTIONS

Pursuant to the Government’s Decree No. 38/CP of June 4, 1993 on the functions, tasks, powers and organization of the Ministry of Justice;
Pursuant to the Government’s Decree No. 165/1999/ND-CP of November 19, 1999 on security transactions;
In order to ensure the uniform implementation of the Government’s Decree No. 165/1999/ND-CP of November 19, 1999 on security transactions, the Ministry of Justice hereby guides a number of the following matters:

I. GENERAL PROVISIONS

1. On the scope of application of the provisions in Article 1 of Decree 165:

1.1. The Government’s Decree No. 165/1999/ND-CP of November 19, 1999 on security transactions (hereinafter called Decree 165 for short) was promulgated to specify the Civil Code’s provisions on pledge, mortgage and guaranty. Therefore, this Decree applies uniformly to the conclusion and performance of the contracts on pledge, mortgage of, and guaranty with, assets to secure the performance of civil obligations and to the disposal of the pledged, mortgaged and guaranty assets.

1.2. In cases where a specialized legislation contains provisions different from those of Decree 165 on the same matter, the provisions of the specialized legislation shall apply; if such provisions are not available, the provisions of Decree 165 and this Circular shall apply. Following are a number of specific cases:

a/ The pledge, mortgage of, and guaranty with, assets to secure the performance of obligations in economic and commercial transactions must comply with the relevant provisions of legal documents on economic and commercial transactions; if such provisions are not available, the corresponding provisions of Decree 165 and this Circular shall apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ The mortgage of, or guaranty with, the land use right must comply with the relevant provisions of the land legislation; if such provisions are not available, the corresponding provisions of Decree No. 165 and this Circular shall apply. The determination of the payment priority order in the disposal of the land use right which is mortgaged as security for the performance of many obligations shall comply with the provisions in Clause 3, Article 14 of Decree No. 165 and at Point 8.2, Clause 8, Section II of this Circular.

c/ The pledge or mortgage of Vietnam’s civil aircraft or sea-going ships must comply with the relevant provisions of Vietnam’s Law on Civil Aviation, Maritime Code and documents guiding the implementation thereof; if relevant provisions are not available, the provisions of Decree No. 165 and this Circular shall apply.

1.3. For the pledge, mortgage of, and guaranty with, assets to secure the performance of obligations in civil, economic and commercial transactions involving foreign elements, the provisions of international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to shall apply first; if such relevant provisions are not available, pursuant to Article 834 of the Civil Code, the application of the Vietnamese laws on security transactions shall be as follows:

a/ Where security transactions are entered into in Vietnam, the Vietnamese law provisions on the forms of security transaction must be complied with;

b/ Where security transactions are executed in Vietnam, the rights and obligations of the involved parties shall be determined in accordance with the Vietnamese laws on security transactions, unless otherwise agreed upon by the involved parties;

c/ Where security transactions are entered into and executed fully in Vietnam, or the contracts on the mortgage of or guaranty with immovable assets in Vietnam, the Vietnamese law provisions on security transaction must be complied with;

d/ For contracts on the mortgage or pledge of Vietnam’s civil aircraft or sea-going ships, if they are concluded in Vietnam, they shall be handled in accordance with the Vietnamese laws on security transactions; if they are concluded in foreign countries, they shall be handled in accordance with the laws of those countries.

1.4. Decree No. 165 and this Circular shall also apply to the entry into and execution of security transactions as well as the disposal of security assets in the cases where foreign individuals and legal persons are involved.

2. On the security for the performance of future obligations under the provisions in Clause 1, Article 4 of Decree No. 165

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For example: On January 1, 2001, A agreed to lend VND 100 million to B to build a plant; they also agreed that if B needed more capital to complete the plant building in the fourth quarter of 2001, A would lend more capital to B. In order to secure the repayment of the above-said VND 100 million loan, B made a contract on the mortgage of a house valued at VND 300 million to A; at the same time they agreed that apart from being a security for the performance of the current obligation (the obligation to repay the VND 100 million loan), this house was also used as security for the repayment of B’s another loan in the fourth quarter of 2001. On October 15, 2001, B additionally borrowed VND 150 million from A. In this case, B’s obligation to repay the VND 150 million loan is a future obligation and also secured under B’s contract on the mortgage of the VND 300 million house.

3. The pledge, mortgage of, and guaranty with, assets to be formed in future under the provisions in Clause 3, Article 4 of Decree 165.

The parties may agree on the pledge, mortgage of, and guaranty with, assets to be formed in future and may select assets in one of the following cases:

3.1. At the time of conclusion of security transactions, such assets do not exist; only after the time of conclusion of security transactions, shall such assets be formed and come under the ownership of the securers (for example, the pledge of an asset being a sea-going ship to be built after the capital is lent by the bank);

3.2. At the time of conclusion of security transactions, assets may be goods being produced or projects being constructed; only after the time of conclusion of security transactions, shall such assets be formed completely and come under the ownership of the securers (for example, the pledge of a production chain being assembled, the mortgage of a house being built).

3.3. At the time of conclusion of security transactions, assets do exist but the procedures for certifying the securers’ ownership have not yet been completed; only after the time of conclusion of security transactions, shall such assets come under the ownership of the securers through the completion of the procedures for transferring the ownership, such as sale and purchase, exchange, donation, lending and inheritance;

3.4. Lawful income sources specified in Article 176 of the Civil Code, which the pledgors, mortgagors or guarantors acquire after the time of conclusion of security transactions.

4. On the pledge, mortgage of, and guaranty with, assets which are assigned by the State to State enterprises for management and use under the provisions in Clause 1, Article 5 of Decree 165

State enterprises may pledge, mortgage and guaranty assets assigned by the State to them for management and use. Where the legislation on State enterprises and other related legal documents prescribe that the pledge, mortgage of, and guaranty with, such assets must be permitted by competent State authorities, State enterprises may only pledge, mortgage or guarantee them after obtaining the permission from competent State authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5.1. Assets permitted for transaction are those not banned from circulation under the law provisions effective at the time of conclusion of security transactions.

5.2. Undisputed assets are those the owners or users of which at the time of conclusion of security transactions are not complained against or sued at court or at competent State authorities by the third parties about the right to own or use such assets.

II. A NUMBER OF SPECIFIC MATTERS IN THE CONCLUSION AND PERFORMANCE OF CONTRACTS ON THE PLEDGE, MORTGAGE OF, OR GUARANTY WITH, ASSETS AND IN THE DISPOSAL OF SECURITY ASSETS

1. Forms of contracts on the pledge, mortgage of, or guaranty with, assets under the provisions of Article 10 of Decree 165

1.1. Contracts on the pledge, mortgage of, or guaranty with, assets must be made in writing, either in separate documents or in principal contracts. The involved parties may agree upon requesting the Notary Office to notarize or the People’s Committees of rural or urban districts, provincial townships or cities (hereinafter called district-level People’s Committees) to authenticate the contracts. Where it is prescribed by law that contracts must be notarized or authenticated, the involved parties must comply therewith.

1.2. The notarization of contracts on the pledge, mortgage of, or guaranty with, assets shall not substitute the registration thereof. Therefore, if the involved parties wish to enjoy the payment priority order, they must register their contracts according to the law provisions on the registration of security transactions.

2. On the sale of security assets being goods circulated in the production and business processes under the provisions at Point b, Clause 1, Article 17 of Decree 165

2.1 Under the requirements of production and business activities, the securers may sell assets being goods circulated in the production and business processes and shall have to perform the following obligations:

a/ To notify in writing the securees of the sale of the security assets before it takes place. The involved parties may agree upon the notification time limit when concluding security transactions. The securers may issue notices on the sale of a particular asset or a goods lot;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. After selling the security assets being goods circulated in the production and business processes, the right to demand payment, the sale proceeds, assets procured from the use of such proceeds shall be security assets substituting the circulated goods volume already sold in accordance with the provisions at Point b, Clause 1, Article 17 of Decree 165. Where it is not otherwise agreed upon by the involved parties, the substitution of the sold security assets shall be as follows:

a/ Where the right to demand payment becomes a security asset substituting the circulated goods volume already sold, the securers must notify such to the parties having the payment obligations. If the obligation performance deadline has come but the securers fail to perform their obligations or perform them at variance with their agreement, the securees shall be entitled to request the parties having the payment obligations to pay the requested amount according to the provisions of Article 31 of Decree 165.

b/ Where the sale proceeds become a security asset substituting the circulated goods volume already sold, the securers must deposit them into a separate account. The securees shall be entitled to request the credit institution where such account is opened to block the account and perform the obligations with the money therein if the obligation performance deadline has come but the securers fail to perform their obligations or perform them at variance with their agreement.

c/ The securers shall be entitled to use the proceeds from the sale of security assets for investment in production and business activities as agreed upon by the involved parties and those assets formed in this process shall naturally become security assets substituting the sold assets.

2.3. For the cases prescribed at Point 2.2 of this Clause, the involved parties must make a contract annex or amendment and/or supplement to the registered mortgage, pledge or guaranty contracts, describing the security assets that substitute the sold ones. Such substitution of security assets must be registered with the agencies where the concerned security transactions have been registered.

As from the time of transfer of the ownership under the provisions of Article 432 of the Civil Code, the buyers of security assets being goods circulated in the production and business processes shall become owners of such assets which are no longer used as security for the performance of the obligations by the securers towards the securees.

2.4. Where the right to demand payment and/or the proceeds from the sale of security assets or the assets acquired from the use of such proceeds are not enough to secure the performance of the obligations, the securers must add security assets, except otherwise agreed upon by the involved parties. The involved parties shall agree upon the types of added assets; if they fail to reach agreement thereon, the securees shall be entitled to select the securers’ assets to add to the security assets.

3. On the disposal of security transactions in cases where the securers are reorganized enterprises under the provisions in Article 21 of Decree 165

3.1. Where the securers are enterprises which are separated, split, consolidated, merged, or transformed, security transactions shall terminate, except for cases where it is otherwise agreed upon by the securees and the newly-reorganized enterprises or otherwise prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For split or separated enterprises: If security assets are divisible, they shall be divided proportionately to the debt repayment obligations of the separated or split enterprises; if security assets cannot be divided proportionately to the debt repayment obligations and it is not otherwise agreed upon by the separated or split enterprises on security measures, the securees shall be entitled to request the enterprises to perform their obligations before being separated or split;

b/ For consolidated, merged and transformed enterprises: Security assets for the debts of the enterprises before they are consolidated, merged or transformed shall continue to be used as such for these debts of the new enterprises after the consolidation, merger or transformation.

3.3. In cases where the enterprises fail to apply the measures specified at Point 3.2 of this Clause, the securees shall be entitled to dispose of security assets for the performance of the obligations before the separation, splitting, consolidation, merger or transformation takes place.

3.4. In all cases of transfer of the obligations of securing with assets as prescribed at Point 3.2 of this Clause, the involved parties must agree and re-conclude security transactions.

4. On the execution of necessary measures as prescribed by law after the written notices requesting the disposal of security assets are registered under the provisions of Article 27 of Decree 165

After registering the written notices requesting the disposal of security assets at the security transaction-registering agencies, the securees shall be entitled to execute the following measures in order to protect the security assets:

4.1. Inventorying security assets;

4.2. Supervising the use and exploitation of security assets;

4.3. Requesting the securers not to use and exploit security assets if the use or exploitation would reduce or nullify the value of such assets;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.5. Seeking and re-claiming security assets if they are sold or dispersed in any form by the securers;

4.6. Requesting competent State authorities to temporarily suspend the carrying out of the procedures for transferring the right to own or use security assets to other persons, if the securers sell or transfer security assets in contravention of their agreement;

4.7. Requesting competent State authorities to support the disposal of security assets under the provisions in Clause 3, Article 23 of Decree 165; taking necessary measures to force the securers or the third party that keeps the security assets to hand over them according to the provisions in Clause 3, Article 29 of Decree 165.

5. On the mode of disposal of the mortgaged or guaranty land use right under the provisions in Article 32 of Decree 165

The disposal of the mortgaged or guaranty land use right shall be as follows:

5.1. Where farming households or individuals mortgage or guarantee with the value of their land use right, the disposal thereof shall be as agreed upon by the involved parties; if they has no agreement thereon or cannot comply with their agreement, the mortgagees or guarantees shall be entitled to select one of the following disposal modes:

a/ Requesting the asset auction center in the place where the land is located to organize an auction of the land use right;

b/ Initiating a lawsuit at court according to law provisions.

5.2. Where organizations and individuals other than farming households or individuals mortgage or guarantee with their land use right, the disposal of the mortgaged or guaranty land use right shall be as agreed upon by the involved parties; if they have no agreement or cannot comply with their agreement, the mortgagees or the guarantees shall be entitled to select one of the disposal measures prescribed at Point 5.1.a and Point 5.1.b of this Clause or transfer the mortgaged or guaranty land use right to other persons for payment of the obligations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6.1. Guaranty assets shall be disposed of in the following cases:

a/ When the obligation performance deadline has come but the guaranteed fail to perform or perform improperly their obligations;

b/ The guaranteed are unable to perform their obligations in cases where the involved parties have agreed that the guarantors shall have to perform their obligations only when the guaranteed are unable to perform their obligations.

6.2. The disposal of guaranty assets shall comply with the provisions on the disposal of security assets in Chapter III of Decree 165 and this Circular.

6.3. Where the involved parties have agreed upon the guaranty with assets but have not yet specified which types of asset, they must reach concrete agreement on the types of asset to be disposed of; if they cannot reach agreement thereon, the guarantees shall be entitled to select the guarantors’ assets for disposal.

7. On the exploitation and use of security assets under the provisions of Article 36 of Decree 165

Where security assets must be disposed of to pay for the obligations but they cannot be disposed of yet, they shall be exploited and used as follows:

7.1. The securees may directly exploit and/or use, or authorize a third party to exploit and/or use security assets or permit the securers to exploit and/or use such assets.

7.2. Yields and profits gathered from the exploitation and use of security assets must be separately accounted and used to pay for the obligations, after subtracting the following necessary and reasonable expenses for the exploitation and use of the assets by the securees or third party:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Maintenance and repair of security assets;

c/ Financial obligations towards the State (taxes and fees) related to the exploitation and use of the assets;

d/ Other necessary and reasonable expenses for the exploitation and use of security assets.

Where the securers exploit and use security assets, yields and profits earned shall be used to pay for their obligations without subtracting expenses incurred by the securers, except otherwise agreed upon by the involved parties.

7.3. The payment of the obligations with the earned yields and profits shall comply with the provisions in Clause 8 of this Section.

8. On the payment of the proceeds from the sale of security assets under the provisions of Article 37 of Decree 165

The proceeds from the sale of security assets shall be used for payment as follows:

8.1. Where an asset is used to secure the performance of a single obligation, after subtracting the following expenses, the remaining proceeds from the sale of the assets shall be used to pay for the obligations towards the securees:

a/ Expenses for the preservation and sale of the assets;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Other necessary, reasonable expenses related to the disposal of security assets.

Where the secured obligation is a loan, payment shall be made to the securees in the order of principal, interest, fines, damage compensation (if any); where the proceeds from the sale of assets are more than enough, the remainder shall be returned to the securers; if they are not enough, the securers must pay for the deficit.

8.2. Where an asset is used to secure the performance of many obligations, after paying the expenses specified at Point 8.1.a, 8.1.b and 8.1.c of this Clause, the remaining proceeds from the sale of the asset shall be used to pay for the obligations towards the joint securees of such asset in the following priority order:

a/ Where an asset is used to secure the performance of many obligations and the security transactions related to such asset have been all registered at the security transaction-registering agencies, the payment priority order applicable to the securees shall be determined on the basis of the time of security transaction registration. The securee in the security transaction which is registered first shall get paid first, then followed in turn by the next parties; if one of the registered security transactions is invalidated, the securee in this transaction shall not enjoy the payment priority order.

For security transactions registered simultaneously (on the same minute, hour, day, month and year), the securees shall have the same payment priority. Where the proceeds earned from the disposal of security assets are not enough for payment to the securees having the same payment priority, they shall be distributed to them in a percentage proportionate to their debts, except otherwise agreed upon by the involved parties.

b/ Where security transactions sharing a single asset to secure many obligations but one of such transactions has not been registered, the securees in the registered security transactions shall get paid first. The remaining proceeds shall be used to pay to the securee in the unregistered security transaction;

c/ After payment has been made to the joint securees of a single asset in the priority order stipulated at Point 8.2.a and 8.2.b above, if the proceeds from the sale of the asset are more than enough, the remainder must be returned to the securers; if they are not enough, the securers must pay for the deficit.

8.3. Where the securers are bankrupt enterprises, the jurors who handle the bankruptcy declaration requests shall issue decisions to keep intact security assets and organize the valuation thereof. If the value of security assets is not enough to pay the debts to the securees, the securees may participate in the distribution of the value of remaining assets of the enterprises like other unsecured creditors. If the value of security assets is larger than the debts, the difference shall be included in the value of the remaining assets of the bankrupt enterprises.

III. IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Any problems arising in the course of implementation should be reported by individuals and organizations to the Ministry of Justice for study and settlement.

 

 

MINISTER OF JUSTICE




Nguyen Dinh Loc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 06/2002/TT-BTP ngày 28/02/2002 hướng dẫn Nghị định 165/1999/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm do Bộ Tư pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.717

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.155.142
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!