Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 05-TT/BNV(13) hướng dẫn Điều lệ đăng ký quản lý hộ tịch

Số hiệu: 05-TT/BNV(13) Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Phạm Tâm Long
Ngày ban hành: 04/06/1988 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05-TT/BNV(13)

Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 1988

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NỘI VỤ SỐ 5-TT/BNV NGÀY 4/6/1988 CỦA BỘ NỘI VỤ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ KHẨU

Ngày 7 tháng 1 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 4-HĐBT ban hành Điều lệ mới về đăng ký và quản lý hộ khẩu.
Căn cứ vào nội dung của bản Điều lệ nói trên, Bộ Nội vụ ra Thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:

I. VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Việc đăng ký hộ khẩu thường trú

Điều 2 của Điều lệ quy định: "Mỗi công dân được quyền và có trách nhiệm đăng ký hộ khẩu thường trú tại nơi ở thường xuyên của mình". Nơi ở thường xuyên là nơi gắn với công tác, saản xuất, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người ấy.

Những người do công tác, học tập có thời hạn dưới 6 tháng thì đăng ký tạm trú; từ 6 tháng trở lên thì đăng ký hộ khẩu thường trú theo thời hạn công tác, học tập.

2. Việc đăng ký hộ gia đình

Những người có quan hệ về gia đình (quy định tại điều 3 của Điều lệ) là: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột hoặc quan hệ thân thuộc, gắn bó với nhau trong cuộc sống hàng ngày ở cùng một nhà hoặc một phòng ở, thì đăng ký là một hộ gia đình. Những người có quan hệ với nhau về gia đình như trên cùng ở trong nhà tập thể cũng tách ra đăng ký hộ gia đình. Người chỉ có một mình cũng đăng ký coi như một hộ (hộ độc thân).

Trường hợp trong hộ có người đã tách gia đình riêng hoặc đã có quyết định của Toà án cho ly hôn thì được tách hộ. Trường hợp nhiều hộ tự nguyện xin hợp lại thành một hộ, có lý do chính đáng thì được hợp hộ.

Mỗi gia đình cử một người từ 18 tuổi trở lên là nhân khẩu thường trú trong hộ làm chủ hộ để thực hiện các quy định về đăng ký, quản lý hộ khẩu ở trong hộ của mình. Trường hợp không có người 18 tuổi trở lên thì cử người nhiều tuổi nhất ở trong hộ làm chủ hộ.

3. Việc đăng ký hộ khẩu ở nhà tập thể

Nhân khẩu ở nhà tập thể quy định tại điều 4 của Điều lệ là những cán bộ, công nhân, viên chức (kể cả công nhân, nhân viên quốc phòng và công nhân công an) học sinh, xã viên, hội viên của các cơ quan và tổ chức không đăng ký ở hộ gia đình, mà ở chung với nhau tại nhà ở tập thể của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội (gọi tắt là cơ quan và tổ chức) thì đăng ký là nhân khẩu tập thể do công an quận, huyện, thị xã , thành phố thuộc tỉnh trực tiếp đăng ký với từng người.

Những người do cơ quan và tổ chức cử phụ trách nhà ở tập thể phải là người trong ban quản lý nhà tập thể và phải là nhân khẩu thường trú ở trong nhà tập thể đó, có điều kiện để thường xuyên đôn đốc những người ở trong nhà tập thể của mình chấp hành những quy định về đăng ký quản lý hộ khẩu. Khi cần thay người phụ trách ở nhà tập thể, cơ quan và tổ chức báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký và quản lý hộ khẩu biết.

4. Việc đăng ký hộ khẩu thường trú đối với quân đội nhân dân và công an nhân dân

a. Những người là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công nhân, nhân viên quốc phòng của quân đội nhân dân và của công an, nhân dân được đăng ký hộ khẩu thường trú với gia đình hoặc đăng ký hộ khẩu riêng theo quy định ở điều 5 của Điều lệ là những người thuộc diện dưới đây:

- Người ấy đang làm việc ổn định, hàng ngày ngoài giờ làm việc được về ở với gia đình, và gia đình cùng trong một thành phố, thị xã, hoặc một huyện. Riêng ở các thành phố trực thuộc trung ương thì trong phạm vi nội thành.

- Người ấy đang công tác ổn định ở địa bàn giáp ranh cũng có hoàn cảnh như trên.

- Trường hợp cả vợ và chồng đều là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, nhân viên quốc phòng của quân đội nhân dân và của công an nhân dân đang công tác ổn định cùng một cơ quan, đơn vị hoặc khác cơ quan, đơn vị nhưng cùng một thành phố, thị xã, hoặc một huyện (thành phố trực thuộc Trung ương thì trong phạm vi nội thành) thường xuyên hàng ngày về ở với nhau cũng được đăng ký hộ riêng.

b. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ quản các cấp sau đây được cấp giấy giới thiệu đăng ký hộ khẩu cho người của đơn vị mình:

- Các tổng cục, vụ, cục, viện, trường hoặc cấp tương đương nếu là người của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc Bộ nội vụ.

- Các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, học viện quân sự, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố, đặc khu, Giám đốc công an tỉnh, thành phố, đặc khu.

- Ban chỉ huy quân sự hoặc trưởng công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Người cấp giấy giới thiệu đăng ký hộ khẩu phải chịu trách nhiệm cấp đúng người có đủ điều kiện quy định trong điều 5 của Điều lệ đăng ký quản lý hộ khẩu.

c. Những người không phải là quân đội nhân dân và công an nhân dân mà ở trong khu vực cơ quan; doanh trại của quân đội, hoặc của công an, phải đăng ký hộ khẩu tách riêng khỏi tập thể cơ quan, doanh trại và phải chịu sự kiểm tra, quản lý của cơ quan quản lý hộ khẩu sở tại.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ NGUYÊN TẮC, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ HỘ KHẨU:

1. Việc lập sổ hộ khẩu

Đơn vị được lập sổ hộ khẩu quy định tại điều 7 của Điều lệ là hộ gia đình, nhà ở tập thể và xóm, ấp, bản. Sổ hộ khẩu là tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng ký hộ khẩu thường trú của từng hộ gia đình hoặc từng đơn vị lập sổ. Sổ này do công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp và được lưu giữ một bản để thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ khẩu; công an xã và người phụ trách nhà ở tập thể cũng được giữ một bản sao để thực hiện việc quản lý hộ khẩu ở xã hoặc nhà ở tập thể của mình.

Mỗi hộ gia đình ở thành phố, thị xã, thị trấn, xã biên giới, hải đảo và những nơi cần thiết khác được cấp một sổ hộ khẩu, gọi là "Sổ hộ khẩu gia đình" mỗi nhân khẩu ở nhà tập thể được cấp một "Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể" để tiện việc sử dụng của từng hộ, từng người. "Sổ hộ khẩu gia đình" và "Giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể" không có giá trị thay thế giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng nhà ở của những người ở trong nhà đó.

2. Việc báo những thay đổi về hộ khẩu

Khi có những thay đổi về hộ khẩu quy định tại điều 8 của Điều lệ, người có sự thay đổi, hoặc chủ hộ, hoặc người có trách nhiệm của nhà tập thể cần báo cáo ngay cho cơ quan đăng ký, quản lý hộ khẩu ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và cần có các giấy tờ như sau:

- Chia một hộ thành nhiều hộ hoặc hợp nhiều hộ thành một hộ, cần làm giấy báo nói rõ lý do và cử người làm chủ hộ.

- Đăng ký thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày tháng, năm sinh cần có quyết định cho thay đổi của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.

- Đăng ký hộ khẩu trẻ em mới sinh cần có giấy khai sinh

- Người chết cần có giấy khai tử

- Các trường hợp khác đương sự viết giấy báo nội dung thay đổi.

3. Việc đăng ký thay đổi nơi ở thường trú

Thay đổi nơi thường trú quy định tại điều 9 của Điều lệ là từ số nhà này chuyển đến số nhà khác (nếu ở thành thị) hoặc từ thôn, ấp, bản này đến thôn, ấp, bản khác (nếu ở nông thôn) thì chủ hoặc người có sự thay đổi phải báo trước khi thay đổi và thực hiện như sau:

a. Đăng ký chuyển đi:

Nếu thay đổi nơi ở trong phạm vi một quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì viết "giấy báo thay đổi nơi thường trú" và báo cáo cho công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để điều chỉnh ngay sự thay đổi vào "sổ hộ khẩu".

- Nếu chuyển đi khỏi phạm vi nói trên thì viết "giấy báo thay đổi thường trú" kèm theo "sổ hộ khẩu" cùng các giấy tờ liên quan (nếu có) đến công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi ở cũ để làm thủ tục và cấp ngay "Giấy chứng nhận chuyển đi" . Đến nơi ở mới, nếu gặp khó khăn về việc cư trú, cần trở về nơi ở cũ được đăng ký trở lại.

- Nếu đi bộ đội, đi công an, đi công tác và học tập ở nước ngoài hoặc xuất cảnh ra cư trú ở nước ngoài thì chủ hộ hoặc đương sự viết "giấy báo thay đổi nơi thường trú" và báo cho công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi ở cũ để điều chỉnh ngay trong "sổ hộ khẩu", không phải cấp "giấy chứng nhận chuyển đi".

- Trường hợp người đi tù, đi tập trung cải tạo, đi trường phổ thông công nông nghiệp, đi cưỡng bức lao động tập trung cũng thực hiện như trên.

b. Đăng ký chuyển đến:

Khi chuyển đến nơi ở mới sau 2 ngày (nếu ở thành phố, thị xã), sau 5 ngày (nếu ở nông thôn) chủ hộ hoặc người chuyển đến báo cho Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi chuyển đến để đăng ký (trừ những tỉnh vùng dân tộc có nhiền xã xa xôi thì thời gian do công an tỉnh qui định cho hợp lý), kèm theo những giấy tờ sau:

- "Giấy báo thay đổi nơi thường trú" (nếu nhập vào hộ nào, có sự thoả thuận của chủ hộ nơi chuyển đến).

- "Giấy chứng nhận chuyển đi" của công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đi cấp.

- "Sổ hộ khẩu" của hộ gia đình hoặc "giấy chứng nhận đăng ký nhân khẩu tập thể".

- Đối với những người ở nơi khác chuyển đến nội thành phố, nội thị xã có thêm giấy xét duyệt được đăng ký hộ khẩu thường trú tại nội thành, nội thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu nơi chuyển đến cấp.

- Đối với những người được tuyển dụng, điều động công tác hoặc đến học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Trường dạy nghề, cán bộ, công nhân viên chức thôi việc, về hưu có thêm quyết định của Cơ quan chủ quản có thẩm quyền cấp.

Đối với những trường hợp sau đây không có "giấy chứng nhận chuyển đi" mà cần có những giấy tờ khác phù hợp với từng trường hợp như:

- Nếu là người ở tập thể của quân đội nhân dân và công an nhân dân phục viên, xuất ngũ, thôi việc, về hưu cần có quyết định của Cơ quan, đơn vị chủ quản.

- Nếu là người đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài trở về nơi thường trú cũ, cần có giấy thu hồi hộ chiếu.

- Nếu là việt kiều hồi hương, cần có giấy của cơ quan tiếp nhận Việt kiều hồi hương phân về địa phương cư trú.

- Nếu là người đi tù, đi tập trung giáo dục cải tạo, đi trường phổ thông công nông nghiệp, đi cưỡng bức lao động tập trung trở về, cần có giấy ra trường, ra trại.

Không đăng ký các trường hợp chuyển đến những khu vực hoặc nhà ở sau đây:

- Khu vực đặc biệt Nhà nước không cho người đến cư trú.

- Nhà của Nhà nước mới xây dựng chưa phân phối cho người đến cư trú.

Không đăng ký cho cả hộ từ nơi khác mới chuyển đến những khu vực hoặc nhà ở sau đây: (trừ trường hợp từng người đến nhập hộ với gia đình là bố, mẹ, vợ chồng, con là nhân khẩu vẫn đang thường trú ở đó.

- Khu vực Nhà nước đã có quyết định và công bố rõ thời hạn phải giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình.

- Nhà hư hỏng có nguy cơ sụp đổ gây nguy hiểm đến tính mạng của người cư trú.

- Nhà đang tranh chấp chưa giải quyết xong.

Uỷ ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà đất địa phương thông báo cho Cơ quan công an đăng ký hộ khẩu biết những khu vực và nhà ở thuộc diện nói trên để tiện giải quyết khi đăng ký hộ khẩu. Không đòi hỏi người đến đăng ký hộ khẩu phải qua cơ quan quản lý nhà đất xác nhận các trường hợp nói trên.

c. Trừ những trường hợp chuyển đến nội thành, nội thị qui định tại điều 10 của Điều lệ phải thực hiện theo thủ tục nói tại điều 5 phần II dưới đây, mỗi trường hợp chuyển đến các địa phương khác trong toàn quốc do công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết không phải trao đổi trước. Trường hợp phải xem xét thêm được hẹn lại không quá 7 ngày kể từ khi nhận đủ giấy tờ thủ tục.

4. Việc khai báo, đăng ký hộ khẩu ở các xã, thị trấn xa trụ sở cơ quan công an huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Việc khai báo, đăng ký các trường hợp thay đổi về hộ khẩu nói ở điểm 2, điểm 3 phần II của thông tư này được thực hiện bằng một trong 2 cách sau đây, do đương sự tự chọn cách nào thuận tiện nhất cho mình:

- Trực tiếp đến công an huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh làm thủ tục khai báo.

- Khai báo và giao giấy tờ sổ hộ khẩu cho công an xã, công an thị trấn sở tại để công an xã, thị trấn lên công an huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh làm thủ tục thay cho đương sự.

Huyện có địa dư rộng, công an huyện được đạt thêm 1 số địa điểm đăng ký hộ khẩu theo từng khu vực, thông báo cho nhân dân biết và phân công cán bộ phụ trách xã thường trực tại đó để tiếp nhận giải quyết việc chuyển đi, chuyển đến, thay đổi về hộ khẩu cho nhân dân.

5. Việc chuyến đến đăng ký hộ khẩu thường trú ở nội thành phố, nội thị xã do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đặc khu trực thuộc trung ương xét duyệt.

a. Những trường hợp được chuyển đến đăng ký hộ khẩu thường trú ở nội thành, nội thị xã qui định ở điều 10 của điều lệ là áp dụng cả với những người từ ngoại thành, ngoại thị chuyển vào nội thành, nội thị trong cùng một địa phương.

b. Đối với cán bộ, công nhân viên chức, học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề được đăng ký hộ khẩu theo quy chế về điều động tuyển dụng qui định tại điểm 1 điều 10 của điều lệ đăng ký, quản lý hộ khẩu cần hiểu thống nhất như sau:

- Qui chế về điều động, tuyển dụng là những chế độ qui định hiện hành của Hội đồng bộ trưởng (đối với các cơ quan, xí nghiệp của TW) hoặc của UBND tỉnh, thành phố, đặc khu (đối với cơ quan, xí nghiệp của địa phương về điều động, tuyển dụng cán bộ, công nhân, viên chức (kể cả việc điều động tuyển dụng theo hợp đồng và điều động tuyển dụng công nhân, viên chức, quốc phòng và công nhân công an).

- Riêng việc tuyển dụng lao động của các xí nghiệp quốc doanh thì thực hiện theo điều 45 qui định của Hội đồng Bộ trưởng về các chính sách đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đối với xí nghiệp quốc doanh" ban hành kèm theo quyết định số 217-HĐBT ngày 14/11/1987, tức là: "xí nghiệp có quyền trực tiếp tuyển chọn lao động; ưu tiên tuyển chọn và sử dụng lao động thuộc diện chính sách ưu tiên của Nhà nước theo sự hướng dẫn của Bộ lao động - Thương bionh - xã hội; được tuyển lao động có kỹ thuật, nghiệp vụ cao từ nơi khác đến nếu địa phương sở tại không có số lao động đó. Xí nghiệp được từ chối không nhận những người do các ngành, các cấp kể cả do cơ quan lao động giới thiệu, nếu người đó không đủ tiêu chuẩn, hoặc xí nghiệp không có nhu cầu".

- Người được tuyển dụng hoặc điều động đến làm việc hoặc học tập có thời hạn kể cả người đến làm việc theo hợp đồng thì đăng ký thường trú theo thời hạn.

- Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định điều động, tuyển dụng là cơ quan có chức năng có quyền hạn do quy chế quy định.

c. Địa bàn giáp danh quy định tại điểm 2 điều 10 của Điều lệ đăng ký quản lý hộ khẩu là nơi làm việc gần với nội thành phố, nội thị xã, thường xuyên hàng ngày ngoài giờ làm việc người ấy vẫn về với vợ hoặc chồng là nhân khẩu thường trú ở nội thành, nội thị.

d. Những người mới kết hôn qui định ở điểm 6 điều 10 của điều lệ là những người đã đăng ký kết hôn hợp pháp từ sau ngày ban hành điều lệ đăng ký quản lý hộ khẩu (7/1/1988). Những trường hợp đã kết hôn trước đó thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố vận dụng điểm 8 điều 10 để giải quyết cho hợp tình hợp lý.

e. Về phương pháp và thủ tục do Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố, đặc khu xét duyệt đăng ký hộ khẩu đến thành phố, thị xã tiến hành như sau:

- Đối với các trường hợp điều động tuyển dụng cán bộ, công nhân, viên chức (bao gồm cả công nhân, nhân viên quốc phòng và công nhân công an), học sinh thì cơ quan, đơn vị chủ quản có thẩm quyền đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu nơi đến làm thủ tục xét duyệt đăng ký hộ khẩu trước khi điều động, tuyển dụng.

- Các trường hợp khác, đương sự gửi đơn và giấy tờ cần thiết khác đến Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố, đặc khu nơi đến để xét duyệt trước khi di chuyển.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và trả lời. Người được xét duyệt đăng ký hộ khẩu mang giấy trả lời cùng hồ sơ đến công an quận, hoặc công an thị xã để làm thủ tục đăng ký.

- Thời gian Uỷ ban nhân dân xét duyệt và trả lời việc xin chuyển hộ khẩu đến thành phố, thị xã không quá 1 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ.

6. Việc đăng ký tạm trú

Những người phải khai báo tạm trú theo điều 12 của điều lệ đăng ký, quản lý hộ khẩu bao gồm cả những người là quân đội nhân dân và công an nhân dân khi ra ngoài cơ quan, doanh trại, đi nghỉ phép, đi thăm chơi đến nơi tạm trú cũng phải khai báo.

Khi khai báo tạm trú phải xuất trình "giấy chứng minh nhân dân" hoặc "giấy chứng minh" của quân đội, hoặc giấy tuỳ thân khác của người tạm trú và báo cho người làm nhiệm vụ đăng ký tạm trú biết lý do tạm trú, thời gian tạm trú để ghi vào sổ đăng ký tạm trú.

7. Việc khai báo tạm vắng (qui định tại điều 13 của điều lệ)

Tạm vắng từ 1 ngày trở lên mới phải khai báo.

Người tạm vắng cần báo rõ thời gian đi, nơi đến, lý do, thời gian trở về để tổ trưởng nhân dân hoặc người phụ trách bảo vệ nhà ở tập thể nơi thường trú của mình biết để ghi vào sổ đăng ký tạm vắng.

8. Việc kiểm tra hộ khẩu:

Chỉ có những cán bộ: Trưởng, phó công an phường, xã thị trấn; công an đường phố, trưởng, phó ban bảo vệ dân phố; tổ trưởng, tổ phó nhân dân; cán bộ bảo vệ nhà tập thể đã được Uỷ ban nhân dân hoặc công an phường, xã, thị trấn giới thiệu rõ chức danh với nhân dân, hàng ngày đã tiếp xúc quen biết với nhân dân mới được đến các hộ gia đình và nhà tập thể để kiểm tra hộ khẩu theo đúng nhiệm vụ, quyền hạn đã qui định. Những cán bộ công an cấp trên khi cần thiết đi kiểm tra hộ khẩu cũng phải có cán bộ công an phường xã cùng đi.

Ngoài ta không ai được tự tiện đến nhà ở của công dân để kiểm tra hộ khẩu kể cả việc kiểm tra tạm trú tạm vắng.

Người được gia nhiệm vụ đăng ký tạm trú, tạm vắng được nhắc nhở công dân thực hiện việc khai báo và kịp thời cung cấp cho các cán bộ nói trên biết tình hình tạm trú, tạm vắng ở tổ dân phố, thôn ấp, bản hoặc nhà ở tập thể, nhà khách do mình phụ trách.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Phân cấp thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ khẩu ở địa phương như sau:

- Công an phường, xã, thị trấn giúp Uỷ ban nhân dân cung cấp hướng dẫn việc chấp hành các qui định về đăng ký, quản lý hộ khẩu, nắm vững tình hình từng hộ, từng người thường trú, tạm trú, tạm vắng trong phạm vi phụ trách bao gồm cả hộ gia đình và nhà tập thể.

- Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp trực tiếp tiến hành đăng ký hộ khẩu, cấp sổ hộ khẩu và các giấy tờ về hộ khẩu theo qui định; kiểm tra, hướng dẫn công an phường, xã, thị trấn thực hiện quản lý hộ khẩu theo sự chỉ đạo của Công an cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

- Công an cấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp ở địa phương và công an cấp dưới thực hiện công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu.

2. Các địa phương, các ngành không được tuỳ tiện sửa đổi hoặc đặt thêm các nguyên tắc thủ tục trái qui định của điều lệ và thông tư này làm cho việc thực hiện không thống nhất và gây phiền hà cho nhân dân.

Ở những nơi phức tạp đặc biệt nếu cần qui định bổ xung thêm thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu phải trao đổi với Bộ nội vụ để báo cáo xin ý kiến của Hội đồng Bộ trưởng. Khi chưa được phép của Hội đồng Bộ trưởng và chưa có sự thảo thuận của Bộ Nội vụ vẫn phải thực hiện theo đúng qui định của điều lệ đăng ký, quản lý hộ khẩu và thông tư này.

3. Xử lý những người vi phạm qui định đăng ký, quản lý hộ khẩu

Người nào vi phạm qui định về đăng ký, quản lý hộ khẩu đều tuỳ tình tiết, mức độ mà nhắc nhở, giáo dục hoặc xử lý từ phạt vi cảnh, xử lý hành chính đến truy tố trước pháp luật.

Người nào khai man, giả mạo, sửa chữa giấy tờ để đăng ký hộ khẩu sai qui định thì xử lý theo điều 211 của Bộ luật hình sự.

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc với động cơ cá nhân vụ lợi mà cố ý cấp giấy tờ, đăng ký hộ khẩu sai quy định thì xử lý theo điều 224 của Bộ luật hình sự.

Người nào khai báo gian dối mà đã được đăng ký hộ khẩu thường trú sai qui định, hoặc không đủ điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú mà cố tình cư trú trái phép, thì ngoài việc xử lý bằng các hình thức nói trên, còn bị huỷ bỏ việc đăng ký tại nơi được đăng ký thường trú; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu ra quyết định cưỡng chế người ấy về địa phương cũ hoặc chuyển đến nơi khác và công bố cho nhân dân trong phường xã biết.

4. Thông tư này có hiệu lực thực hiện từ ngày ký. Các qui định trước đây của Bộ Nội vụ và của các địa phương trái với thông tư này đều bãi bỏ.

 

Phạm Tâm Long

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 05-TT/BNV(13) ngày 04/06/1988 hướng dẫn Điều lệ đăng ký và quản lý hộ tịch do Bộ Nội vụ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.633

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.144.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!