ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
04/TC-UB
|
Tp.
Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 5 năm 1977
|
THÔNG CÁO
VỀ
MỘT SỐ QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN TỰ DO THÂN THỂ VÀ TÀI SẢN CỦA NHÂN DÂN
Để giữ gìn an ninh trật tự xã
hội, ổn định sinh hoạt bình thường của nhân dân, đồng thời bảo đảm những quyền
lợi hợp pháp của người công dân, từ sau ngày giải phóng, Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Ủy ban Quân quản và Ủy ban nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh đã công bố những chánh sách cần thiết và ban hành nhiều luật lệ
và văn bản pháp quy quy định một số vấn đề liên quan đến tự do thân thể và tài
sản của tư nhân như : sắc luật
02/SL/76 về việc bắt, giam, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật ; sắc luật 03/SL/76 về các tội phạm
và hình phạt ; thông báo ngày 29-8-75 và ngày 12-1-76 của Ủy ban Quân quản,
thông tri số 1880/UB ngày 11-11-76 của Ủy ban nhân dân Thành phố về vấn đề bảo
hộ tài sản tư nhân và việc kiểm kê xử lý tài sản vắng chủ ; thông báo số 650/UB
ngày 9-4-76 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quyên góp ở địa phương ; chỉ
thị 4/CT-UB ngày 7-1-77 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện quyền
khiếu tố của nhân dân, v.v...
Vì sự phổ biến tuyên truyền chưa
rộng khắp, thời gian qua còn có người chưa nắm vững những quy định trên nên
việc tuân thủ chấp hành chưa được sát đúng, đã có những hành động vi phạm đến
quyền làm chủ của nhân dân và lợi ích của Nhà nước.
Thi hành Nghị quyết của Trung
ương Đảng và chỉ thị của Thủ tướng Chánh phủ về việc tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, và để mọi người thông suốt và chấp hành đúng đắn, Ủy ban nhân dân
Thành phố xin nhắc lại một số điều đã được quy định như sau :
I.- VỀ VẤN ĐỀ BẮT, GIAM, KHÁM
NGƯỜI, KHÁM NHÀ Ở VÀ KHÁM ĐỒ VẬT
1) Luật pháp bảo đảm quyền tự do
thân thể, nhân phẩm và quyền bất khả xâm phạm về nhà ở, đồ vật của người công
dân.
Chỉ có người phạm tội về hình sự
mới có thể bị bắt và tiam giữ.
2) Trừ những trường hợp phạm tội
quả tang và trường hợp khẩn cấp, chỉ có những cơ quan có thẩm quyền sau đây mới
có quyền ra lịnh bắt giam, khám người, khám nhà ở và đồ vật :
Trong những vụ án hình sự.
- Viện Kiểm sát nhân dân
- Toà án nhân dân
- Ủy ban nhân dân Thành phố,
quận, huyện trong trường hợp cần tập trung để giáo dục cải tạo những phần tử có
hành động nguy hại cho xã hội.
- Trưởng và Phó cơ quan Công an
quận, huyện trở lên nếu có sự phê chuẩn trước của Viện Kiểm sát nhân dân cùng
cấp (đối với các vụ hình sự) hoặc của Ủy ban nhân dân cùng cấp (đối với những
phần tử có hành động nguy hại cho xã hội cần tập trung để giáo dục cải tạo).
3) Việc bắt giữ, khám xét phải
theo đúng thủ tục như sau :
- Phải có lệnh viết ghi rõ lý do
bắt, khám, tên họ chức vụ của người có thẩm quyền ra lệnh và có chữ ký, đóng
dấu.
- Phải có mặt của đại diện của
chánh quyền sở tại và của một người láng giềng.
- Trường hợp khám nhà ở, đồ vật,
phải có mặt của chủ nhà, chủ đồ vật hoặc thân nhân của họ. Phải lập biên bản
khám xét, có cán bộ công an tiến hành việc khám xét và đương sự ký tên. Đương
sự phải được giữ một bản. Biên bản phải ghi rõ tang vậ nếu có.
- Tang vật phải được chuyển ngay
đến cơ quan công an hoặc Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền. Nếu cần thì niêm
phong hoặc cử người coi giữ. Cấm tự ý sử dụng, lấy cắp, thay đổi làm mất, làm
hư hỏng tang vật.
- Người bị bắt phải được dẫn
ngay đến cơ quan đã ra lệnh bắt.
4) Sa khi bắt hoặc nhận người bị
bắt, cơ quan công an hoặc Viện Kiểm sát nhân dân phải xét hỏi ngay và giải
quyết trong htời gian quy định (trả lại tự do, tha hẳn, tạm tha, hoặc giải lên
cấp trên).
Nếu cần tạm giam, thì phải có
lệnh viết của Viện Kiểm sát nhan dân quận, huyện, thành phố hoặc lệnh viết của
Công an quận, huyện, thành phố đã được phê chuẩn trước của Viện Kiểm sát nhân
dân cùng cấp (nếu là vụ án hình sự) hoặc của Ủy ban nhân dân cùng cấp (trong
trường hợp tập trung cải tạo).
5) Trong trường hợp phạm tội quả
tang thì bất cứ công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay kẻ phạm tội đến Ủy
ban nhân dân, cơ quan công an hoặc Viện Kiểm sát nhân dân gần nhất, sau đó
trong vòng 24 giờ phải giải đến quận, huyện.
Những trường hợp sau đây là phạm
tội quả tang :
- Đang làm việc phạm tội hoặc
ngay sau khi phạm tội thì bị phát giác.
- Đanhg bị đuổi bắt sau khi phạm
tội.
- Đang bị giam giữ mà lẩn trốn.
- Đang có lệnh truy nã.
Trong trường hợp khẩn cấp, thì
những viên chức sau đây trong khi làm nhiệm vụ của mình có quyền ra lệnh (hoặc
tự mình) bắt, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật :
- Đội trưởng Đội tuần tra của cơ
quan công an hoặc của quân đội.
- Trưởng phó Đồn công an.
- Trưởng phó Phòng của Sở Công
an Thành phố.
- Ủy ban nhân dân xã, phường,
sau khi có lệnh viết của Viện Kiểm sát nhân dân, Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan
công an quận, huyện.
Trường hợp khẩn cấp là những
trường hợp sau đây :
a) Có hành động chuẩn bị phạm
tội.
b) Người bị hại hoặc người có
mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là kẻ phạm
tội.
c) Tìm thấy chứng cứ phạm tội
trong người hoặc tại nhà ở của người tình nghi phạm tội.
d) Có hành động chuẩn bị trốn
hoặc đang trốn.
đ) Có hành động chuẩn bị tiêu
hủy chứng cứ hoặc đang tiêu hủy chứng cứ, làm giả chứng cứ ; có sự thông đồng
giữa những kẻ phạm tội với nhau để trốn tránh pháp luật.
e) Căn cước, lai lịch không rõ
ràng.
Người bị bắt trong trường hợp
khẩn cấp phải được giải ngay đến cơ quan công an hoặc Viện Kiểm sát nhân dân
quận, huyện.
6) Trường hợp khám xét của nhân
viên công an làm công tác cảnh sát hành chánh, và cơ quan hải quan, thuế, lâm
nghiệp, làm nhiệm vụ kiểm soát tại bến xe, bến tàu, nhà ga, sân bay, trạm gác
do luật lệ về hoạt động của các ngành này quy định riêng, không thuộc phạm vi của
quy định chung trên đây.
II.- VẤN ĐỀ TÀI SẢN CỦA TƯ
NHÂN VÀ VIỆC KIỂM KÊ XỬ LÝ TÀI SẢN
1) Luật pháp bảo hộ quyền sở hữu
của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các thứ
vật dụng riêng khác.
2) Luật pháp bảo đảm nhà ở, đồ vật
của công dân không bị xâm phạm. Cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội, cán bộ nhân
viên Nhà nước không được tự tiện đuổi nhà, chiếm nhà cửa của nhân dân đang ở
hoặc kiểm kê tịch thu, trưng dụng tài sản trong nhà.
3) Chỉ những cơ quan có thẩm
quyền sau đây mới có quyền ra lệnh kiểm kê tài sản của tư nhân (nhà cửa, đồ
đạc, hàng hóa, xe cộ, thiết bị, v.v...) :
- Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án
nhân dân Thành phố và quận, huyện vì yêu cầu của việc truy tố kẻ phạm pháp hoặc
của việc xét xử vụ án.
- Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Cơ quan được Ủy ban nhân dân
Thành phố ủy nhiệm làm việc này.
(Ủy ban nhân dân quận, huyện
trong trường hợp tàis ản vắng chủ hoặc trong khi làm công tác đăng ký kinh
doanh, được tiến hành kiểm kê tài sản trong phạm vi trách nhiệm được giao và
đối với những đối tượng nhất định đã được quy định).
4) Việc kiểm kê nhà cửa hoặc tài
sản khác của tư nhân chỉ được tiến hành khi có lệnh của các cơ quan trên đây và
phải tiến hành theo thủ tục như sau :
- Phải có lệnh viết của cơ quan
có thẩm quyền kể trên. Lệnh phải ghi rõ tên họ, chức vụ của cán bộ ra lệnh kiểm
kê, có ký tên và đóng dấu.
- Phải có sự chứng kiến của đại
diện Ủy ban nhân dân phường, xã và có sự có mặt của tài chủ, thân nhân hoặc đại
diện của tài chủ và của một người láng giềng.
- Phải lập biên bản kiểm kê, có
cán bộ công an hoặc cán bộ của cơ quan được giao trách nhiệm tiến hành kiểm kê
và tài chủ hoặc đại diện tài chủ ký. Chủ tài sản được giữ một bản.
Nếu cần thì niêm phong hoặc cử
người coi giữ trong lúc chờ đợi sự giải quyết dứt khoát về mặt tư pháp hoặc về
mặt hành chánh. Cấm tự ý sử dụng, lấy cắp, thay đổi, làm mất hoặc làm hư hỏng
tài sản kiểm kê.
5) Chỉ có Toà án nhân dân đặc
biệt, khi xét xử về hình sự và Ủy ban nhând ân Thành phố mới có quyền quyết
định tịch thu, trưng thu, trưng mua, trưng dụng hoặc tạm quản lý tài sản của tư
nhân trong những trường hợp nhất định do luật pháp quy định.
(Việc xử lý những hàng hoá đồ
vật, lâm sản, v.v..., mua bán, vận chuyển hoặc cất giữ trái phép thuộc phạm vi
của ngành thương nghiệp, thuế, hải quan, lâm nghiệp... có quy định riêng).
III.- VẤN ĐỀ ĐÓNG GÓP CỦA
NHÂN DÂN
1) Ủy ban nhân dân Thành phố
nghiêm cấm các địa phương và các cơ quan các cấp thu thuế và lệ phí tuỳ tiện
ngoài chế độ đã được quy định.
2) Cấm các cơ quan địa phương,
các đoàn thể, các tôn giáo và các tổ chức xã hội tự ý tổ chức quyên góp trong
nhân dân bất cứ dưới hình thức nào.
Mọi việc đóng góp của quần chúng
đều phải có quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
3) Trường hợp nhân dân phường,
xã tự nguyện góp sức người, sức của để làm những công trình phúc lợi tại địa
phương như trường học, bệnh xá, nhà hộ sinh, cầu đường... cũng cần có sự chấp
thuận trước của Ủy ban nhân dân Thành phố và có sự quản lý chặt chẽ.
IV.- TRƯỜNG HỢP VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH TRÊN
1) Mọi công dân đều có quyền
trực tiếp hoặc gởi thu khiếu nại và tố cáo với bất cứ cơ quan Nhà nước nào, từ
cấp phường đến cấp Chánh phủ trung ương về những hành vi phạm pháp của cán bộ,
nhân viên cơ quan Nhà nước. Người bị thiệt hại do hành vi phạm pháp của nhân
viên cơ quan Nhà nước có quyền đòi nhân viên hoặc cơ quan đó bồi thường.
2) Những người bắt, giam, khám
người, khám nhà ở, khám đồ vật một cách trái phép hoặc dùng nhục hình sẽ tùy
trường hợp mà bị thi hành kỷ luật hành chánh hoặc bị truy tố trước pháp luật.
Nếu có gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường.
3) Những hành động xâm phạm tài
sản riêng của người dân : cướp, trộm cắp, lừa đảo, bội tín, cướp giựt, cưỡng
đoạt, chiếm đoạt, chiếm giữ trái phép, cố ý hủy hoại, chứa chấp hoặc tiêu thụ
tài sản biết rõ là bị chiếm đoạt đều bị truy tố ra Toà án nhân dân và xử phạt.
Đối với những trường hợp chiếm
đoạt tài sản vắng chủ, không khai báo, dùng giấy tờ giả mạo để chiếm đoạt tài
sản vắng chủ, thông đồng với gian thương mua bán đổi chác tài sản vắng chủ, Ủy
ban nhân dân quận sẽ xử phạt bằng biện pháp hành chánh, hoặc đề nghị Viện Kiểm
sát truy tố ra toà án.
4) Trong khi tiến hành việc bắt,
khám người, khám nhà ở, khám đồ vật mà kẻ phạm tội kháng cự lại hoặc có hành
động để trốn tránh pháp luật thì có thể dùng biện pháp cưỡng chế thích đáng bắt
kẻ phạm tội tuân theo pháp luật.
***
Những quy định trên đây nhằm bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của người công dân.
Bảo đảm cho những quy định đó
được thi hành đầy đủ và đúng đắn là nhiệm vụ của mỗi cơ quan, mỗi tổ chức và
mỗi cá nhân cán bộ, công nhân viên.
Ủy ban nhân dân Thành phố mong
rằng tất cả đồng bào phát huy quyền làm chủ tập thể của mình, nâng cao tinh
thần trách nhiệm tôn trọng luật pháp, phát hiện và ngăn ngừa những trường hợp
vi phạm, tích cực góp phần vào việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
thành phố.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Vũ Đình Liệu
|