BỘ NGOẠI GIAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 63/2013/TB-LPQT
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 12
năm 2013
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Khoản
3, Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ
Ngoại giao trân trọng thông báo:
Thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về
việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng
biên giới hai nước, ký tại Vinh, tỉnh Nghệ An, ngày 08 tháng 7 năm 2013, có hiệu
lực kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2013.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao
Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự
|
THỎA THUẬN
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VỀ VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NGƯỜI DI CƯ TỰ DO VÀ KẾT
HÔN KHÔNG GIÁ THÚ TRONG VÙNG BIÊN GIỚI HAI NƯỚC
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (sau đây gọi tắt
là "hai Bên");
Với mong muốn xây dựng đường biên giới
Việt Nam - Lào trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững, góp phần bảo vệ
an ninh biên giới;
Thực hiện Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 01 tháng 3 năm 1990 và Nghị định thư sửa
đổi và bổ sung Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 31 tháng 8 năm 1997;
Trên tinh thần quan hệ hữu nghị, đoàn
kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào, nhằm tăng cường sự tin
tưởng và thắt chặt sự hiểu biết lẫn nhau,
Hai Bên đã cùng nhau xây dựng Thỏa
thuận về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú
trong vùng biên giới hai nước như sau:
Điều 1. Giải
thích thuật ngữ
Trong Thỏa thuận
này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Vùng biên giới” bao gồm địa bàn các huyện của Việt Nam và địa bàn các huyện của Lào tiếp
giáp với đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào.
2. ‘‘Người di cư tự do ” là người Việt Nam sang cư trú trong vùng biên giới phía Lào hoặc người
Lào sang cư trú trong vùng biên giới phía Việt Nam mà chưa được Chính quyền của
nước cư trú cấp các giấy tờ về quốc tịch, hộ tịch và các giấy tờ khác theo quy
định của pháp luật.
3. “Kết hôn không giá thú ” là việc kết hôn giữa người Việt Nam với người Lào
trong vùng biên giới hai nước nhưng không thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật mỗi nước.
4. “Nước cư trú ” là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào mà ở đó người di cư tự do đang cư trú.
5. “Nước gốc” là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
hoặc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào mà từ đó người di cư tự do đã cư trú trước
khi di cư tới lãnh thổ của nước kia.
6. “Quốc tịch gốc” là quốc tịch của người di cư tự do.
Điều 2. Nguyên tắc giải quyết
Hai Bên đồng ý thỏa thuận giải quyết
vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước
trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc sau:
1. Bảo đảm tăng cường mối quan hệ hữu
nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên
cơ sở tôn trọng những nguyên tắc cơ bản của pháp luật mỗi
nước.
2. Với tinh thần nhân đạo, bảo đảm
quyền và lợi ích chính đáng của người di cư tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho
người di cư tự do thuộc đối tượng quy định tại Điều 3 của
Thỏa thuận này để họ ổn định cuộc sống, hòa nhập vào đời sống
kinh tế - văn hóa - xã hội nước cư trú và nước gốc.
3. Ngăn chặn tổ chức, cá nhân hoặc
nhóm người xấu gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự trong vùng biên giới hai nước.
Điều 3. Đối tượng giải quyết
1. Người được phép cư trú:
1.1. Đối với người
di cư tự do trong vùng biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 1985 trở về trước, Chính phủ hai nước
xem xét cho phép họ được cư trú.
1.2. Đối với người di cư tự do trong
vùng biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nước Cộng hòa dân
chủ nhân dân Lào từ năm 1986 đến ngày ký Thỏa thuận này, sẽ được xem xét theo từng
trường hợp với các điều kiện sau đây:
1.2.1. Người tôn trọng luật pháp của
nước cư trú và không vi phạm luật hình sự;
1.2.2. Người có cơ sở cuộc sống ổn định,
có nhà cửa tài sản cố định, có đất canh tác ở nước cư trú;
1.2.3. Không phải
là người đang bị truy nã hoặc đang phải thi hành án theo quy định của pháp luật
nước gốc.
2. Người phải trở về nước gốc:
2.1. Người di cư tự do trong vùng
biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc nước Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào từ năm 1986 đến ngày ký kết Thỏa thuận này,
không đủ 3 điều kiện được quy định tại khoản 1.2 của Điều này bị trả về nước gốc.
2.2. Người di cư tự do sau ngày hai
Bên ký Thỏa thuận này tuyệt đối không được xem xét và được coi là người nhập cảnh
bất hợp pháp. Hai Bên thống nhất việc xác minh, giao nhận những người này trong
thời hạn 45 ngày. Tối thiểu 15 ngày trước khi tiến hành giao nhận, hai Bên thống nhất danh sách, thời gian và địa điểm
giao nhận.
3. Về người kết hôn không giá thú:
Trên nguyên tắc nhân đạo, tôn trọng
phong tục tập quán của nhau và quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, hai
Bên thống nhất tạo điều kiện thuận lại cho số người này được đăng ký kết hôn
theo quy định của pháp luật mỗi nước.
Sau khi đăng ký kết hôn, cặp vợ chồng
có thể xin phép cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hoặc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và phải tuân theo quy định pháp luật của mỗi nước.
Điều 4. Chính sách áp dụng
1. Đối với những người được phép cư
trú: trên cơ sở tự nguyện và nguyên tắc quy định tại Điều 2 của Thỏa thuận này,
hai Bên thống nhất cho phép họ được nhập quốc tịch nước cư trú, đăng ký hộ tịch
và cấp các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật mỗi nước, đồng thời sẽ tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho những người được cư trú trong việc làm thủ tục để
được cấp các giấy tờ trên.
2. Đối với những người phải trở về nước
gốc: hai Bên hỗ trợ làm các thủ tục để chuyển giao, tiếp nhận về người và tài sản
của họ; tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho việc định canh, định cư, ổn
định cuộc sống tại nơi ở mới.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Hai Bên giao Đoàn đại biểu biên giới
Việt Nam - Lào:
1.1. Chỉ đạo giải quyết vấn đề người
di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước.
1.2. Đề xuất các biện pháp và cơ chế
hợp tác để ngăn ngừa tình trạng tái di cư tự do tại vùng biên giới
Việt Nam - Lào như:
1.2.1. Tăng cường tuyên truyền, giáo
dục về các thỏa thuận song phương và hệ thống nội luật cho
nhân dân vùng biên giới Việt Nam - Lào;
1.2.2. Cải thiện cơ sở hạ tầng thiết
yếu, tạo việc làm ổn định để cải thiện đời sống của nhân dân vùng biên giới;
1.2.3. Kiến nghị Chính phủ hai nước
xem xét biện pháp triệt để nhằm ngăn chặn người tái di cư và người di cư tự do
mới.
2. Hai Bên giao Bộ Ngoại giao hai nước
thành lập Đoàn Chuyên viên liên hợp gồm đại diện của các Bộ, ngành hữu quan nhằm
tham mưu, giúp việc cho hai Trưởng đoàn Đại biểu biên giới Việt Nam - Lào trong việc phối hợp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra Chính quyền các địa phương trong việc giải quyết vấn đề người di cư tự do
và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới. Trưởng đoàn
Chuyên viên liên hợp do đại diện của Ủy ban Biên giới quốc
gia hai nước đảm nhiệm. Hoạt động của Đoàn Chuyên viên liên hợp chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của hai Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt Nam
- Lào.
3. Hai bên giao Chính quyền các cặp tỉnh
biên giới của hai nước tổ chức thực hiện Thỏa thuận này dưới sự chỉ đạo của Trưởng
đoàn đại biểu biên giới Việt Nam - Lào. Chính quyền các cặp tỉnh có nhiệm vụ cụ
thể như sau:
3.1. Thành lập Tổ Chuyên viên liên hợp
để tiến hành điều tra, thống kê, phân loại theo biểu mẫu hai Bên đã thống nhất và đề xuất biện pháp giải quyết đối với đối tượng di cư tự do và
kết hôn không giá thú có tính đến ý kiến của Chính quyền địa phương cơ sở nơi đương sự cư trú;
3.2. Thống nhất
danh sách người được phép cư trú ở nước cư trú và người phải
trở về nước gốc để báo cáo hai Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt
Nam - Lào;
3.3. Hướng dẫn, thúc đẩy và hỗ trợ
hoàn tất thủ tục xin nhập quốc tịch, đăng ký hộ tịch, hộ khẩu và xin cấp các giấy tờ khác cho những người được
phép cư trú ở nước cư trú;
3.4. Thuyết phục, vận động và tổ chức
hướng dẫn cho những người không được phép cư trú trở về nước gốc; xác định chi tiết lộ trình giao nhận và thực hiện biện pháp cưỡng chế
đối với đối tượng này trong trường hợp cần thiết.
4. Đoàn Chuyên viên liên hợp và Tổ Chuyên viên liên hợp của hai Bên tổ chức họp
định kỳ mỗi năm 2 lần theo cơ chế luân phiên. Trong trường
hợp cần thiết và cấp bách, một Bên có thể đề nghị tổ chức họp
bất thường.
5. Tổ Chuyên
viên liên hợp báo cáo kết quả cuộc họp và tiến độ giải quyết
lên Chính quyền cặp tỉnh biên giới; Đoàn Chuyên viên liên hợp báo cáo kết quả
cuộc họp và tiến độ giải quyết công việc lên Trưởng đoàn đại biểu biên giới Việt
Nam - Lào.
Điều 6. Thời gian tổ chức thực
hiện
Thỏa thuận sẽ được thực hiện trong vòng 03 năm kể từ
ngày có hiệu lực, cụ thể:
- 03 tháng: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức;
- 10 tháng: Hoàn thành việc khảo sát, điều tra,
phân loại và lập danh sách người di cư tự do tại các cặp tỉnh biên giới;
- 03 tháng: Hoàn thiện các thủ tục phê duyệt danh
sách những người di cư tự do trong vùng biên giới Việt Nam - Lào;
- 20 tháng : Hướng dẫn người dân hoàn tất hồ sơ cần
thiết để nhập quốc tịch, đăng ký hộ tịch và các giấy tờ khác trình cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét, quyết định; đồng thời phối hợp tiến hành trao trả
những người di cư tự do thuộc diện phải trở về nước gốc và có chính sách trong
việc bố trí nơi định canh, định cư, ổn định cuộc sống cho họ.
Điều 7. Trình tự phê duyệt danh
sách người di cư tự do và kết hôn không giá thú.
1. Tổ Chuyên viên liên hợp có trách nhiệm tiến hành
điều tra, thống kê, phân loại, lập danh sách và đề xuất biện pháp giải quyết đối
với từng loại đối tượng di cư tự do, kết hôn không giá thú theo quy định tại Điều
3 của Thỏa thuận này và báo cáo Chính quyền tỉnh biên giới.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn tất việc
phân loại, lập danh sách đối với từng loại đối tượng cụ thể, Tổ Chuyên viên
liên hợp có trách nhiệm báo cáo danh sách và ý kiến đề xuất bằng văn bản lên
Chính quyền cấp tỉnh biên giới hữu quan.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn
bản của Tổ Chuyên viên liên hợp, Chính quyền các cặp tỉnh biên giới có nhiệm vụ
xem xét và thống nhất danh sách, báo cáo Trưởng đoàn đại biểu biên giới của mỗi
Bên phê duyệt.
4. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được báo
cáo của Chính quyền các cặp tỉnh biên giới, Trưởng đoàn đại biểu biên giới của
mỗi Bên phê duyệt danh sách và thông báo ý kiến xử lý của mình cho Bên kia qua
đường ngoại giao.
Điều 8. Trình tự cho nhập quốc
tịch nước cư trú
1. Hai Bên thống nhất khẩn trương tiến hành các
trình tự, thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật nước mình về quốc tịch
và theo nội dung tinh thần nêu tại khoản 1, Điều 4 của Thỏa thuận này xem xét
cho số người có nguyện vọng trong danh sách nêu trên được nhập quốc
tịch và khi số người này được nhận quốc tịch của nước cư trú thì mất quốc tịch
gốc.
2. Ngay sau khi giải quyết xong việc
cho nhập quốc tịch đối với toàn bộ số người xin nhập quốc
tịch nêu trong danh sách nói trên, Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh biên giới lập
báo cáo kèm theo danh sách những người đã được nhập quốc tịch, những người chưa
được nhập quốc tịch gửi Trưởng đoàn đại biểu biên giới.
3. Trưởng đoàn đại biểu biên giới Bên cho nhập quốc tịch có văn bản thông báo danh sách những
người đã được nhập quốc tịch cho Trưởng đoàn đại biểu biên giới Bên kia qua đường
ngoại giao.
Điều 9. Trình tự cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kết hôn và các giấy tờ khác
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
nhận được thông báo về việc Trưởng đoàn đại biểu biên giới
đã phê duyệt danh sách những người được phép cư trú, Chính quyền cấp tỉnh biên
giới có văn bản thông báo, chỉ đạo, hướng dẫn Chính quyền địa phương các cấp
trong vùng biên giới biết, thực hiện các công việc tiếp theo được quy định tại
khoản 2 điều này.
2. Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày
nhận được văn bản nêu trên của Chính quyền cấp tỉnh biên giới, Chính quyền địa
phương vùng biên giới, căn cứ vào yêu cầu ghi trong Tờ khai, cấp Giấy chứng nhận
kết hôn và các giấy tờ khác (giấy khai sinh, hộ khẩu, hoặc
giấy tờ tùy thân khác).
Điều 10. Quy trình giao nhận
những người không được cư trú
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày
nhận được thông báo về việc Trưởng đoàn đại biểu biên giới đã phê duyệt danh
sách người phải trở về nước gốc, Chính quyền địa phương cấp
tỉnh biên giới có văn bản thông báo, chỉ đạo và hướng
dẫn Chính quyền địa phương các cấp trong vùng
biên giới tổ chức triển khai và thực hiện công việc nêu trên theo quy định tại
khoản 2 điều này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản nêu trên của Chính quyền địa phương cấp tỉnh
biên giới, căn cứ vào danh sách người phải trở về nước gốc, Chính quyền địa
phương trong vùng biên giới xây dựng kế hoạch, lộ trình giao nhận kèm theo danh
sách người được trao trả về nước gốc và báo cáo bằng văn bản
lên Chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới hữu quan.
3. Nhằm tạo thuận lại cho việc bố trí
lực lượng, phương tiện cho việc giao nhận và đảm bảo trật tự, an toàn cho người trở về, trong vòng 15 ngày trước ngày giao nhận người phải
trở về nước gốc, Chính quyền các cặp tỉnh biên giới hữu quan phải thống nhất bằng
văn bản về danh sách người trở về nước gốc, thời gian và cửa khẩu giao nhận.
4. Phía Việt Nam sẽ chi trả toàn bộ
chi phí cho việc ăn, ở, thuốc chữa bệnh và chuyên chở người Việt Nam phải trở về
nước; hỗ trợ phía Lào toàn bộ kinh phí cho việc trao trả
người Lào phải trở về nước cho đến khi bàn giao tại địa điểm giao nhận.
Điều 11. Hiệu lực của Thỏa thuận
1. Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ
ngày thông báo sau cùng của hai Bên bằng văn bản qua đường ngoại giao về việc
hoàn tất các thủ tục theo quy định của nội luật mỗi nước.
2. Thỏa thuận này sẽ chấm dứt hiệu lực
sau 03 (ba) năm.
3. Thỏa thuận này có thể được hai Bên
xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc gia hạn theo đề nghị của một
Bên nếu thấy cần thiết.
Thỏa thuận này được làm tại Thành phố
Vinh, tỉnh Nghệ An, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 08 tháng 7 năm
2013, thành hai bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào, cả hai văn bản
có giá trị pháp lý như nhau.
THAY MẶT CHÍNH
PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Phạm Bình Minh
|
THAY MẶT CHÍNH
PHỦ
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO
PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ,
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
Thoong Lun Xi Xu Lit
|