Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 77/2005/QĐ-BNV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Đặng Quốc Tiến
Ngày ban hành: 09/08/2005 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 77/2005/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 09 tháng 08 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ SỬA ĐỔI CỦA HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20/5/1957 quy định về quyền lập Hội;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 45/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định của Chính phủ số 88/2003/NĐ-CP ngày30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam và của Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt bản Điều lệ sửa đổi của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III thông qua ngày 07 tháng 5 năm 2005.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chủ tịch Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG
 


 
 Đặng Quốc Tiến  

 

ĐIỀU LỆ

HỘI CỨU TRỢ TRẺ EM TÀN TẬT VIỆT NAM

(Sửa đổi)

Chương 1:

TÊN GỌI - TÔN CHỈ - MỤC ĐÍCH

Điều 1. Hội lấy tên là: "Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam" tên giao dịch quốc tế là: "Vietnam Relief Association For Handicapped Children".

Điều 2. Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam là một tổ chức xã hội từ thiện của những người có tấm lòng từ thiện nhân đạo, tự nguyện đóng góp công, của, sức lực, trí tuệ cho hoạt động của Hội, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội.

Điều 3. Hội hoạt động nhằm mục đích góp phần làm cho trẻ em tàn tật thoát khỏi khổ đau và bất hạnh, được bảo vệ và chăm sóc theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Nhà nước Việt Nam và Công ước về Quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc. Mục đích cao nhất của Hội là giúp trẻ em tàn tật sống hòa nhập bình đẳng với cộng đồng.

Điều 4. Hội hoạt động tuân theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam, là thành viên của: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên minh cứu trợ trẻ em quốc tế và chịu sự quản lý Nhà nước của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em trong lĩnh vực hoạt động của hội.

Điều 5. Hội hoạt động trên phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng.

Trụ sở của Hội đặt tại thành phố Hà Nội.

Chương 2:

NHIỆM VỤ CỦA HỘI

Điều 6. Nhiệm vụ chủ yếu của Hội là:

1. Vận động tập hợp, tiếp nhận sự giúp đỡ, đóng góp về vật chất và tinh thần của các cá nhân và tập thể, các tổ chức xã hội, từ thiện, nhân đạo trong và ngoài nước để:

a) Tổ chức khám chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm miễn phí cho trẻ em tàn tật, tổ chức các hoạt động kinh tế, dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em tàn tật có thể lao động tự nuôi sống bản thân, giúp ích cho gia đình, xã hội, sống hòa nhập bình đẳng với cộng đồng.

b) Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em tàn tật, góp phần chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.

c) Trao đổi kinh nghiệm về tổ chức, phương pháp hoạt động Hội trong nước và quốc tế nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Hội.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền trẻ em trong nhân dân, phổ biến những kiến thức cơ bản về phòng tránh tật nguyền cho trẻ em.

3. Phối hợp cùng các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, đoàn thể, các tổ chức từ thiện khác tích cực phấn đấu cho quyền của trẻ em được thực hiện, đấu tranh chống mọi hành động thô bạo, ngược đãi, xâm phạm nhân phẩm và quyền sống của trẻ em.

4. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, bồi dưỡng nâng cao cho hội viên về trách nhiệm và tình thương, lòng nhân ái, tinh thần yêu tổ quốc, phấn đấu cho một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, góp phần giáo dục trẻ em thành người lao động có văn hóa, có khoa học, có nếp sống lành mạnh văn minh lịch sự.

5. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức nhân đạo, từ thiện và các tổ chức, cá nhân khác trong khu vực và trên thế giới theo quy định của pháp luật.

6. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội và Hội viên, bảo vệ nhân phẩm danh dự của Hội, Hội viên. Đẩy mạnh phát triển tổ chức hội và hội viên, xây dựng Hội vững mạnh.

7. Tham gia đóng góp ý kiến, tư vấn về các vấn đề thuộc phạm vi hoạt động của Hội theo đề nghị của các tổ chức, cá nhân.

8. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật. Đề đạt, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hội và lĩnh vực hoạt động của Hội.

9. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hội.

10. Thành lập các đơn vị trực thuộc, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, công ty, phòng khám, bệnh viện ... theo quy định của pháp luật.

11. Xây dựng quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, các khoản tài trợ trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Chương 3:

HỘI VIÊN

Điều 7. Những tổ chức, công dân người Việt Nam có tấm lòng từ thiện, tự nguyện đóng góp công sức, trí tuệ, vật chất, tinh thần, tài chính, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyên xin gia nhập Hội hoạt động và sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Hội đều được Ban chấp hành Hội xem xét công nhận là hội viên chính thức của Hội.

Những người có đóng góp lớn cho Hội, có uy tín cao nhưng không có điều kiện hoạt động thường xuyên cho Hội, có nguyện vọng được công nhận là Hội viên liên kết hoặc hội viên danh dự.

Điều 8. Hội viên có nghĩa vụ:

1. Thường xuyên sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của Hội.

2. Chấp hành đúng Điều lệ Hội, thực hiện đầy đủ các nghị quyết, quy chế, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội. Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước.

3. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ của Hội trong nhân dân, vận động phát triển hội viên, đoàn kết phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ Hội giao, xây dựng Hội vững mạnh.

4. Thường xuyên tham gia các hoạt động Hội, chăm sóc trẻ em tàn tật, ngăn chặn những hành động thô bạo, ngược đãi trẻ em.

5. Đấu tranh chống mọi hoạt động chia rẽ bè phái, vụ lợi, mọi hành vi làm ảnh hưởng xấu đến danh dự và uy tín của Hội.

6. Đóng Hội phí, giữ gìn và sử dụng thẻ hội viên theo đúng quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

Điều 9. Hội viên có quyền:

1. Được thông tin về các hoạt động của Hội. Đề xuất, thảo luận, biểu quyết, giám sát mọi công việc của Hội, tham dự các sinh hoạt Hội.

2. Dự các lớp học do Hội tổ chức; được Hội chăm lo giúp đỡ khi cần thiết để phát huy khả năng phục vụ tốt cho công tác Hội.

3. Ứng cử, đề cử và được tham gia bầu cử vào BCH, vào các chức danh chủ chốt của các cấp Hội; được bổ nhiệm, phân công vào các ban hoạt động chuyên đề của Hội. Hội viên liên kết, hội viên danh dự không tham gia biểu quyết, ứng cử, bầu cử vào các chức danh lãnh đạo Hội.

4. Được chất vấn, phê bình Ban Chấp hành Trung ương Hội, các thành viên Ban Chấp hành và lãnh đạo các cấp Hội về những nội dung có liên quan đến hoạt động và Điều lệ Hội.

5. Được Hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như danh dự, nhân phẩm hội viên.

6. Được cấp thẻ hội viên.

7. Được ra khỏi Hội.

Điều 10. Hội có Chủ tịch danh dự Hội. Chủ tịch danh dự Hội là người có uy tín lớn trong nước và quốc tế, có tình thương sâu sắc với trẻ em Việt Nam nói chung và trẻ em tàn tật nói riêng, định kỳ sinh hoạt với Ban chấp hành Trung ương Hội.

Chương 4:

TỔ CHỨC CỦA HỘI

Điều 11. Tổ chức của Hội gồm:

1. Đại hội đại biểu toàn quốc, Đại hội bất thường;

2. Ban chấp hành, Ban Thường vụ;

3. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội;

4. Ban Kiểm tra;

5. Văn phòng;

6. Các đơn vị trực thuộc Hội; Ban chuyên môn; Tạp chí; các Trung tâm tư vấn; dịch vụ của Hội.

Điều 12. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc được tổ chức năm năm một lần. Trường hợp đặc biệt khi có 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên hoặc ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên chấp hành Trung ương Hội yêu cầu thì có thể họp Đại hội bất thường.

Điều 13. Đại hội có nhiệm vụ:

1. Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ qua, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ và chương trình công tác nhiệm kỳ tới của Hội.

2. Thông qua báo cáo của Ban Kiểm tra Trung ương Hội.

3. Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Trung ương Hội.

4. Thảo luận sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hội và thông qua Điều lệ Hội sửa đổi.

5. Thông qua Nghị quyết Đại hội.

6. Và một số nội dung khác.

7. Với Đại hội bất thường, nội dung và nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định và trình Đại hội thông qua.

Điều 14. Nguyên tắc biểu quyết tại Đại hội:

1. Việc thông qua các báo cáo tại Đại hội, các quyết định, các văn kiện Đại hội, hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.

2. Đại hội tiến hành bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra, hình thức bầu do Đại hội quyết định.

Điều 15. Ban Chấp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội giữa hai kỳ Đại hội. Ban Chấp hành Trung ương Hội mỗi năm họp từ một đến hai lần.

Tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội:

1. Có nhiệt tâm với trẻ em tàn tật, không vụ lợi, không cơ hội.

2. Có uy tín và phẩm chất tốt.

3. Có khả năng và điều kiện (sức khỏe, thời gian) hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.

4. Có nhân thân và lý lịch rõ ràng.

5. Trong quá trình hoạt động, nếu Ủy viên Ban Chấp hành nào tự thấy không còn đủ điều kiện tham gia hoạt động Ban Chấp hành thì có thể làm đơn đề nghị hội nghị Ban Chấp hành xem xét miễn nhiệm. Những Ủy viên Ban Chấp hành nào có lời nói, hành vi làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất của Ban Chấp hành, uy tín danh dự của Hội thì Ban Chấp hành xem xét kỷ luật miễn nhiệm hoặc xóa tên khỏi danh sách Ban Chấp hành. Những Uỷ viên Ban Chấp hành vắng mặt liền ba kỳ họp thì Ban Chấp hành miễn nhiệm Uỷ viên Ban Chấp hành của những người đó.

Điều 16. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Danh sách bầu cử Ban Chấp hành Trung ương Hội được tập hợp từ các hội viên tự ứng cử, từ sự giới thiệu của Đại hội, hội nghị Đại biểu, hội nghị Ban Chấp hành mở rộng cấp dưới và từ sự giới thiệu của các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Hội đương nhiệm; cuối cùng là sự hiệp thương, thống nhất lựa chọn danh sách chính thức của Ban Chấp hành Trung ương Hội đương nhiệm trình Đại hội. Người tự ứng cử và người được đề cử đều phải có sơ yếu lý lịch, có giấy ứng cử hoặc giấy chấp nhận sự đề cử vào Ban Chấp hành.

Điều 17. Nhiệm vụ của Ban Chấp hành Trung ương Hội

1. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội, các chỉ thị nghị quyết, các chế độ chính sách, và pháp luật của Nhà nước.

2. Hàng năm ra nghị quyết về những công việc trọng tâm của Hội và tổ chức thực hiện nghị quyết ngay từ tháng đầu năm.

3. Duyệt kế hoạch tạo nguồn kinh phí và dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của các cấp Hội, và các tổ chức trong hệ thống tổ chức Hội.

4. Duyệt các dự án và kế hoạch thực hiện các dự án đã duyệt, giám sát, kiểm tra việc thanh lý và quyết toán các dự án.

5. Bầu Ban Thường vụ, bầu các chức danh chủ chốt của Trung ương Hội.

6. Đề ra các biện pháp thực hiện các nhiệm vụ Hội quy định tại Điều 6 chương II Điều lệ này.

7. Đại diện cho Hội và hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ của Hội.

8. Tổ chức phối hợp hoạt động giữa các cơ sở, các tổ chức của Hội và giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội. Hòa giải tranh chấp trong nội bộ Hội.

9. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng hợp pháp của Hội và hội viên.

10. Định kỳ kiểm tra, nhận xét về những quyết định, hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra Trung ương Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Hội.

11. Chuẩn bị và tổ chức tốt Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội.

Điều 18. Việc bầu Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt của Trung ương Hội (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng Ban kiểm tra, Tổng thư ký) được tiến hành tại kỳ họp đầu tiên của Ban Chấp hành theo thể thức bầu phiếu kín hoặc bằng biểu quyết giơ tay. Số lượng Uỷ viên Ban Thường vụ không quá 1/2 (một phần hai) số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành. Các chức danh chủ chốt được lựa chọn bầu ra từ các Uỷ viên Ban Thường vụ.

Điều 19. Ban Thường vụ trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành trung ương Hội. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và một số chức danh khác (do Ban Thường vụ chỉ định) là thường trực của Ban Thường vụ, thay mặt Ban Thường vụ giải quyết các công việc hàng ngày trong nhiệm vụ quyền hạn của Ban Thường vụ giữa hai kỳ họp của Ban Thường vụ. Ban Thường vụ trung ương Hội 06 tháng họp một lần; khi có việc đột xuất cần xử lý thì có thể họp bất thường.

Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ Trung ương Hội.

1. Tổ chức thực hiện những nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành trung ương Hội, chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của Hội.

2. Ra nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch công tác, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết chỉ thị chương trình kế hoạch đó. Xây dựng, ban hành những quy định, quy chế về từng mặt công tác, về tổ chức và hoạt động của các cơ sở, các trung tâm, nhà cứu trợ.

3. Đại diện và thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chấp hành trung ương Hội.

4. Tổ chức vận động và tiếp nhận các nguồn ủng hộ, tài trợ, tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo gây quỹ Hội, quản lý và phân phối sử dụng quỹ Hội theo đúng quy định của pháp luật và của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

5. Đề ra biện pháp kịp thời cứu trợ trẻ em tàn tật, nhất là trẻ em tàn tật ở những vùng bị thiên tai, lũ lụt dịch bệnh hoặc các sự cố rủi ro khác.

6. Quyết định thành lập, giải thể các tổ chức cơ sở của Hội, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ thuộc diện trung ương Hội quản lý, xét khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

7. Định kỳ tổ chức kiểm tra toàn diện hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của Hội, đề ra các biện pháp uốn nắn kịp thời các thiếu sót, lệch lạc.

8. Giải quyết các khiếu nại tố cáo của hội viên, của các tổ chức Hội và các đơn từ khiếu nại tố cáo có liên quan đến tổ chức và hội viên của Hội.

9. Đôn đốc các hoạt động của Ban Kiểm tra Trung ương Hội.

10. Chỉ đạo toàn bộ hoạt động Văn phòng trung ương Hội, và thực hiện các quy định về an ninh trật tự hiện hành.

Điều 21. Việc thay thế, bổ sung thêm Uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ được thực hiện khi có đòi hỏi của nhiệm vụ và sự phát triển Hội do Ban Chấp hành quyết định. Số lượng thay thế, bổ sung không quá 20% tổng số Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội bầu, hoặc tổng số Uỷ viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu.

Điều 22. Nguyên tắc hoạt động của Hội, của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra là nguyên tắc dân chủ tập trung, quyết định theo đa số, cá nhân phụ trách và chịu trách nhiệm theo chức danh, chức trách, theo công việc được phân công. Trong quá trình thực thi chức trách các chức danh phải tuân thủ những nội dung công việc mà đa số đã quyết nghị, phải thực hiện đầy đủ quy chế hoạt động của Ban Chấp hành (được đa số Uỷ viên Ban Chấp hành nhất trí thông qua); thiểu số phải phục tùng đa số, toàn Hội phải phục tùng Điều lệ Hội.

Sinh hoạt định kỳ của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra phải được quy định vào tháng, vào tuần cố định. Chủ trì hội nghị Ban Chấp hành, Ban Thường vụ là Chủ tịch Hội, khi Chủ tịch vắng thì Phó Chủ tịch điều hành, nội dung được báo cáo lại khi Chủ tịch có mặt.

Điều 23. Chủ tịch Hội là người đại diện pháp nhân, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Hội. Phó Chủ tịch Hội được Chủ tịch Hội phân công phụ trách và chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực hoạt động nhất định, thay mặt Chủ tịch Hội khi Chủ tịch Hội vắng mặt. Trường hợp có nhiều Phó Chủ tịch thì Phó Chủ tịch thường trực thay mặt Chủ tịch Hội khi Chủ tịch Hội vắng mặt.

Điều 24. Ban Kiểm tra Trung ương Hội

Ban Kiểm tra Trung ương Hội do Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội bầu ra. Số lượng Uỷ viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Thành phần Ban Kiểm tra gồm 01 trưởng ban (là Uỷ viên Ban Thường vụ) một số Uỷ viên là Uỷ viên Ban Chấp hành và một số Uỷ viên không là Uỷ viên Ban Chấp hành.

Nhiệm vụ của Ủy ban Kiểm tra trung ương Hội.

1. Kiểm tra việc chấp hành điều lệ Hội của các tổ chức hội và các hội viên (kể cả Ban Thường Vụ trung ương Hội).

2. Kiểm tra tài chính của Hội, trong đó chú trọng quản lý thu chi và thực hiện các quy định về kế toán, thống kê.

3. Phối hợp với Ban Thường vụ trung ương Hội giải quyết các khiếu nại tố cáo của các cơ sở hội và của hội viên, cũng như các khiếu nại tố cáo có liên quan đến tổ chức và hội viên của hội.

4. Tham gia làm thành viên của đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Trung ương Hội.

5. Hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra các đơn vị trực thuộc và các Uỷ viên của Ban Kiểm tra Trung ương Hội.

6. Báo cáo hoạt động của Ban Kiểm tra giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành, và tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội.

Điều 25. Khi tới kiểm tra cơ sở, đơn vị nào của Hội, Ban Kiểm tra có quyền yêu cầu người đứng đầu đơn vị, cơ sở đó cung cấp các tài liệu có liên quan tới nội dung kiểm tra. Kết thúc kiểm tra có ghi biên bản. Những vấn đề tồn tại được báo cáo bằng văn bản để Thường trực Trung ương Hội xử lý.

Khi tiến hành kiểm tra, Ban Kiểm tra được mời thêm thành viên thuộc ban chuyên đề có liên quan tham dự, phối hợp kiểm tra.

Điều 26. Văn phòng là cơ quan giúp việc Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ. Văn phòng có Chánh, Phó Văn phòng, và một số nhân viên. Chức năng nhiệm vụ của Văn phòng do Ban Thường Vụ Ban Chấp hành quy định. Ngoài Văn phòng, Ban Chấp hành có thể thành lập các Ban chuyên môn để giúp việc, ban chuyên môn có trưởng phó ban và một số Uỷ viên, chức năng nhiệm vụ của các Ban do Ban Chấp hành quy định. Các Ban đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ.

Chương 5:

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA HỘI

Điều 27. Tài chính của Hội

Nguồn thu của Hội gồm:

1. Hội phí của Hội viên.

2. Những khoản thu do hội viên tự nguyện đóng góp.

3. Các hoạt động từ thiện gây quỹ Hội của Hội.

4. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ, sản xuất, tư vấn.

5. Tiền và hiện vật do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ.

Các khoản chi chủ yếu của Hội gồm:

1. Chi cho việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội.

2. Chi cho việc triển khai thực hiện các dự án các chương trình phát triển của Hội.

3. Chi phục vụ đảm bảo hoạt động của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra và các hoạt động của cơ quan Văn phòng Trung ương Hội.

4. Chi cứu trợ khẩn cấp cho trẻ em gặp nạn.

5. Chi trợ cấp cho cán bộ hội viên chuyên trách công tác Hội.

6. Chi cho các hoạt động tinh thần, vui chơi giải trí cho trẻ em tàn tật.

Điều 28. Hoạt động tài chính của các đơn vị tổ chức thuộc Hội, được đặt dưới sự hướng dẫn chỉ đạo, giám sát trực tiếp của cơ quan tài chính địa phương và sự quản lý thống nhất của Trung ương Hội.

Điều 29. Tài sản của Hội:

1. Tất cả nhà cửa, trang thiết bị ... có được từ nguồn tài chính của Hội đều là tài sản thuộc sở hữu của Hội, được giao cho các cơ sở, đơn vị tổ chức của Hội quản lý sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Hội.

2. Các đơn vị tổ chức có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng tài sản của Hội đúng mục đích, đúng pháp luật; hàng năm phải kiểm kê và báo cáo về Trung ương Hội tình trạng tài sản đang quản lý.

3. Khi tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội ngừng hoạt động (sát nhập, chia tách, giải thể) thì số tài sản thuộc sở hữu của Hội do Ban Chấp hành Trung ương Hội quyết định theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Trung ương Hội thống nhất quản lý tài sản, tài chính Hội theo các quy định của pháp luật và quy chế quy định của Ban Chấp hành Trung ương Hội.

Chương 6:

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 31. Những hội viên, đơn vị tổ chức có nhiều thành tích đóng góp cho hoạt động của Hội sẽ được Hội khen thưởng; hình thức khen thưởng của Hội gồm: Kỷ niệm chương, Bằng ghi công, Bằng khen, Giấy khen. Những hội viên, đơn vị tổ chức Hội có thành tích xuất sắc sẽ được Hội đề nghị Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng Bằng khen hoặc Huân chương.

Điều 32. Đơn vị, cá nhân hội viên, lợi dụng danh nghĩa Hội để hoạt động vụ lợi, vi phạm Điều lệ và quy chế, quy định của Hội, làm tổn hại đến danh dự và uy tín của Hội thì tùy theo lỗi nặng nhẹ mà phê bình, cảnh cáo, xóa tên hội viên, trường hợp vi phạm pháp luật thì chuyển cơ quan thẩm quyền xử lý.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Điều lệ này gồm 7 Chương, 34 Điều. Các tổ chức của Hội và toàn thể hội viên có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh.

Điều 34. Điều lệ này đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Ba Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam thông qua ngày 07 tháng 5 năm 2005, chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội mới có quyền sửa đổi. Ban Chấp hành Trung ương hội có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ này./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 77/2005/QĐ-BNV ngày 09/08/2005 phê duyệt Điều lệ sửa đổi của Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.137

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.244.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!