QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG
HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 588/2023/QĐ-CTN ngày 02 tháng 6 năm 2023 của Chủ
tịch nước phê chuẩn Hiệp định Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
Theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp tại Tờ trình số 24/TTr-BTP ngày 06 tháng 3 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt Kế
hoạch thực hiện Hiệp định Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Điều
2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều
3. Bộ trưởng Bộ
Tư pháp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp, Ngoại giao, Công an,
Tài chính, Nội vụ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT,
Các Vụ: PL, NC, TH;
- Lưu: VT, QHQT (2).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ
GIỮA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN
LÀO
(Kèm theo Quyết định số 285/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
I. MỤC
TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chủ động triển khai thực
hiện có hiệu quả Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào;
- Giúp các cơ quan tiến
hành tố tụng giải quyết tốt các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; nâng cao
hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự giữa hai nước;
- Góp phần thúc đẩy quan
hệ dân sự, thương mại giữa hai nước.
2. Yêu cầu
- Các bộ, ngành có liên
quan tích cực, chủ động thực hiện Hiệp định phù hợp chức năng, thẩm quyền của
mình; đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành;
- Đảm bảo quan hệ phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và giữa các cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền của Lào trong việc thực hiện Hiệp
định thông qua Cơ quan trung ương của hai nước.
II.
CÁC NHIỆM VỤ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Chỉ định và thông báo
cán bộ đầu mối thực hiện Hiệp định
- Hai Bên thông báo cho
nhau thông tin về cán bộ đầu mối theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Hiệp định.
- Cơ quan thực hiện: Bộ
Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao.
- Thời gian thực hiện:
Quý II năm 2024
2. Tuyên truyền, phổ biến
Hiệp định
a) Tổ chức tuyên truyền về
nội dung Hiệp định, tập huấn, bồi dưỡng để thống nhất và nâng cao nhận thức cho
đội ngũ cán bộ làm công tác tương trợ tư pháp tại các Toà án, Cơ quan thi hành án
dân sự về Hiệp định.
- Cơ quan thực hiện: Bộ
Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Toà án nhân dân tối cao.
- Thời gian thực hiện:
hàng năm.
b) Thông báo quyền, nghĩa
vụ quy định tại khoản 6 Điều 6 Hiệp định cho các Toà án, Cơ quan thi hành án dân
sự các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào.
- Cơ quan thực hiện: Bộ
Tư pháp chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Toà án nhân dân tối cao.
- Thời gian thực hiện:
năm 2024.
3. Triển khai thực hiện
hoạt động tương trợ tư pháp
a) Xây dựng các biểu mẫu,
hồ sơ ủy thác tư pháp.
b) Nâng cấp hệ cơ sở dữ
liệu theo dõi, quản lý hồ sơ yêu cầu tương trợ tư pháp phục vụ công tác báo cáo,
thống kê tình hình thực hiện.
c) Tiếp nhận, xử lý và thực
hiện các yêu cầu ủy thác của cơ quan có thẩm quyền Lào gửi đến Việt Nam.
d) Tiếp nhận, xử lý và thực
hiện các hồ sơ ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi cho
Lào.
đ) Tiếp nhận, phối hợp xử
lý và thực hiện các yêu cầu trợ giúp pháp lý của công dân hai nước.
e) Thông tin các cơ quan
liên quan về phạm vi các loại giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền của
hai nước cấp, xác nhận được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều 12 Hiệp định.
Cơ quan thực hiện:
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối
hợp với Bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ từ điểm a đến
điểm đ khoản này.
- Bộ Ngoại giao chủ trì,
phối hợp với Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ tại điểm e
khoản này.
Thời gian thực hiện: Hàng
năm
4. Trao đổi thông tin
a) Trao đổi thông tin,
tài liệu về tương trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý.
b) Trao đổi các quy định
pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật về tương trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hộ
tịch.
c) Tổ chức các Đoàn công
tác tham khảo, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về việc nghiên cứu gia nhập các thiết
chế quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp; thực tiễn thực hiện tương trợ tư
pháp và trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan thực hiện: Bộ
Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Toà án nhân dân tối cao.
- Thời gian thực hiện:
Hàng năm.
5. Đánh giá tình hình thực
hiện Hiệp định
- Trao đổi thường xuyên về
tình hình thực hiện Hiệp định với Bộ Tư pháp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, định
kỳ tiến hành rà soát các văn bản pháp luật trong nước, dựa trên tình hình thực
hiện Hiệp định để nhanh chóng có biện pháp giải quyết các vướng mắc, khó khăn
phát sinh.
- Cơ quan thực hiện: Bộ
Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Toà án nhân dân tối cao.
- Thời gian thực hiện: 03
năm/lần theo quy định của Hiệp định.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Bộ Tư pháp là cơ
quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các cơ quan liên quan
trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi có
yêu cầu.
2. Trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, Tòa án nhân dân tối cao và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan
chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; phối hợp
chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong triển khai nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch một
cách đồng bộ, kịp thời và có hiệu quả.
3. Kinh phí thực hiện Kế
hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà theo quy định của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Luật Ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn
khác (nếu có).
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực
tiễn, theo đề nghị của bộ, ngành, cơ quan có liên quan, Bộ Tư pháp tổng hợp, báo
cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.