Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1975/QĐ-TTg 2019 Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người chu kỳ III

Số hiệu: 1975/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Bình Minh
Ngày ban hành: 31/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1975/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔNG THỂ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC KHUYẾN NGHỊ VIỆT NAM CHẤP THUẬN THEO CƠ CHẾ RÀ SOÁT ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI CHU KỲ III CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ tởng Bộ Ngoại giao,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (sau đây gọi là Kế hoạch tổng thể) và Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định này, nội dung cơ bản như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên lĩnh vực quyền con người;

- Thể hiện sự nghiêm túc và trách nhiệm của Việt Nam trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận nói riêng và các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người; nâng cao nhận thc của các cấp, các ngành và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của giá trị quyền con người trong thời đại ngày nay;

- Bảo đm phân công trách nhiệm và phi hợp hiệu quả giữa các cơ quan liên quan trong quá trình trin khai các khuyến nghị UPR mà ta chp thuận; tạo khung tổng thể, phi hợp hài hòa các kế hoạch riêng ca các cơ quan về thực hiện các khuyến nghị UPR trong lĩnh vực mình phụ trách;

- Hỗ trợ quá trình điều phối, theo dõi, báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị UPR, bảo đảm việc thực hiện đạt kết quả tốt và đúng tiến độ, phục vụ công tác báo cáo giữa kỳ và tiến trình rà soát chu kỳ IV tại Hội đồng Nhân quyn Liên hợp quốc;

- Thúc đẩy đối thoại, hợp tác quốc tế và tuyên truyền đi ngoại về quyền con người, tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong tiến trình thực hiện các khuyến nghị UPR.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện các khuyến nghị UPR cần bo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước về các nội dung có liên quan, bảo đảm tính khả thi về thời gian và nguồn lực;

- Việc thực hiện các khuyến nghị UPR phải tiết kiệm, hiệu quả, gắn kết và lồng ghép với việc thực hiện các Chiến lược quốc gia, Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ ban hành đang được các bộ, ngành trin khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình; gắn kết với việc thực hiện các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên;

- Việc thực hiện các khuyến nghị UPR có liên quan đến công tác xây dựng chính sách, pháp luật cần tuân thủ quy định của Hiến pháp và thực hiện phù hợp với lộ trình của Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quc hội;

- Việc thực hiện các khuyến nghị cần bảo đảm sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành, các cơ quan liên quan; cũng như sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội, các t chc nhân dân, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam trong quá trình thực hiện các khuyến nghị UPR.

II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH

1. Hoàn thiện pháp luật, thể chế về quyền con người

- Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền, thúc đẩy cải cách tư pháp, củng cố thể chế, chính sách, pháp luật về quyền con người phù hợp với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật;

- Tiếp tục rà soát pháp luật về lao động nhằm bảo đảm quyền của người lao động; rà soát Luật Bình đẳng giới, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến vấn đề bạo lực đối với phụ nữ, phòng chống mua bán người, quyền của người bị bắt giữ; tiếp tục nội luật hóa Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; hoàn thiện luật bảo đảm quyền của người lao động di cư; nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về chống phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng giới; hoàn thiện pháp luật về chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, bảo đảm quyền cho người khuyết tật; xem xét thay đổi quy định tuổi trẻ em thành 18 tuổi phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em; tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng;

- Tiếp tục thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các khuyến nghị UPR đã chấp thuận tại chu kỳ II và III, góp phần tăng cường việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thực tiễn; tiếp tục nghiên cứu khả năng thành lập Cơ quan nhân quyền quốc gia.

2. Chính sách bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

- Tiếp tục các nỗ lực thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững (SDGs), Chương trình phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đến 2020 và sau đó; hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và thu nhập thấp theo đúng mục tiêu của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia;

- Tiếp tục xây dựng và triển khai chương trình quốc gia nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội, thúc đẩy đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt tại các vùng nông thôn và khó khăn; thu hẹp khoảng cách giữa thành thị, nông thôn và vùng sâu, vùng xa; tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng và triển khai các chính sách nhằm giảm bất bình đẳng; thúc đẩy việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm phát triển kinh tế, xã hội nhằm bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau;

- Cải thiện tiếp cận dịch vụ công trong đó có tiếp cận giáo dục, y tế, lương thực, nước sạch; cải thiện chất lượng chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng, mở rộng diện bao phủ của bảo hiểm y tế, mở rộng tiếp cận y tế cho người lao động trong khu vực kinh tế không chính thức;

- Tiếp tục nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua việc tăng cường hiệu quả của các hệ thống nước thải, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải gia đình và công nghiệp; củng cố việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cũng như các biện pháp giảm thiểu tác động.

3. Chính sách bảo đảm các quyền dân sự, chính trị

- Đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt; quyền tiếp cận thông tin trên cơ sở Hiến pháp 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan; tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn cho nhà báo; đầu tư nguồn lực vào các chương trình quốc gia phát triển Internet tại vùng sâu vùng xa; thúc đẩy tự do biểu đạt nghệ thuật trên cơ sở phù hợp với pháp luật của Việt Nam và các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên;

- Thực hiện đầy đủ và nhất quán Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có việc đăng ký các điểm nhóm tôn giáo; tiếp tục bảo tồn và phát huy đời sống tín ngưỡng và tôn giáo đa dạng tại Việt Nam, thúc đẩy hòa hợp giữa các tôn giáo, chống phân biệt đối xử và bất bình đẳng;

- Tiếp tục các biện pháp để đảm bảo quyền tự do hội họp và lập hội, phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam; tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức xã hội, tổ chức nhân dân; cho phép thành lập các tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở;

- Tiếp tục các biện pháp tăng cường tính độc lập của Tòa án, đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được có phiên tòa công bằng, đúng trình tự; bỏ hình thức xét xử lưu động; xây dựng các biện pháp tăng cường, nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý cho người dân, đặc biệt tà người nghèo và người dân tộc thiểu số; bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc bảo vệ quyền con người; bảo đảm chỉ áp dụng án tử hình cho các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị.

4. Chính sách bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương

- Tiếp tục triển khai các chính sách để bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người đồng tính, song tính, chuyển giới, người nhiễm HIV/AIDS; ưu tiên nguồn lực thúc đẩy tiếp cận an sinh xã hội, dịch vụ y tế, giáo dục và nhà ở cho các nhóm dễ bị tổn thương;

- Tiếp tục triển khai các chính sách, chương trình thúc đẩy bình đẳng giới, trong đó có Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011 - 2020; tăng cường vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội; tăng cường khả năng tiếp cận tư pháp của phụ nữ; thúc đẩy xóa bỏ mọi hình thức bạo lực, phòng chống xâm hại với phụ nữ với trẻ em gái; hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính và lựa chọn giới tính thai nhi;

- Tiếp tục triển khai các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em, đặc biệt trong không gian số; chống lao động trẻ em, tảo hôn và kết hôn cưỡng bức, phòng chống tai nạn và chấn thương ở trẻ em, bạo lực học đường; xem xét thiết lập cơ chế độc lập để giám sát quyền trẻ em; nỗ lực loại bỏ mại dâm và tái hòa nhập xã hội của những trẻ em là nạn nhân của mại dâm;

- Thúc đẩy và nhân rộng các mô hình hỗ trợ và khuyến khích sự tham gia của người cao tuổi trong cộng đồng; tăng số người làm công tác xã hội và nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ người cao tuổi; tiếp tục triển khai các biện pháp đảm bảo quyền của người khuyết tật; cải thiện tiếp cận dịch vụ đối với người khuyết tật; phát triển các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa trên cộng đồng;

- Tiếp tục thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo các quyền của người dân tộc thiểu số, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ, các giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số; cải thiện chất lượng giáo dục tại các vùng dân tộc thiểu số, giảm tỷ lệ thất học và bỏ học của trẻ em gái dân tộc thiểu số, tăng cường tiếp cận giáo dục trung học và đại học; các chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo vùng đặc biệt khó khăn, ổn định cuộc sống cho người dân tộc thiểu số di cư tự phát; phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc thiểu số rất ít người; phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;

- Tiếp tục triển khai các biện pháp tăng cường phòng chống mua bán người, hỗ trợ phục hồi và tái hòa nhập cho các nạn nhân bị mua bán người; đẩy mạnh truyền thông, tăng cường hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm mua bán người.

5. Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền con người

- Tiếp tục triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; lồng ghép nội dung các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên vào sách giáo khoa;

- Tăng cường nâng cao năng lực và nhận thức tại trường học và các cơ quan thực thi pháp luật về quyền con người; thúc đẩy đóng góp của truyền thông công cộng về quyền con người; tăng cường nhận thức của doanh nghiệp, người lao động về pháp luật lao động;

- Nâng cao nhận thức về pháp luật quốc tế về quyền con người, các cơ chế nhân quyền Liên hợp quốc và khu vực về quyền con người mà Việt Nam tham gia;

- Nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nhân dân và các tầng lớp nhân dân trong việc “tiếp cận dựa trên quyền” đối với các nhóm dễ bị tổn thương.

6. Thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này

- Nghiên cứu, đề xuất việc gia nhập các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam chưa phải là thành viên; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xem xét việc gia nhập các Công ước 87 và 105 của Tổ chức Lao động quốc tế;

- Xây dựng và nộp Báo cáo quốc gia vviệc thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đúng thời hạn; xây dựng kế hoạch triển khai các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban Công ước Chống tra tấn, tuyên truyền về Công ước và pháp luật Việt Nam về chng tra tấn;

- Tăng cường hợp tác với các cơ chế của Liên hợp quốc về quyền con người, đặc biệt là Hội đồng Nhân quyền, các Ủy ban Công ước và Cao ủy Nhân quyền, xem xét mời một sThủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc; tăng cường hợp tác trong khu vực ASEAN về quyền con người; tiếp tục thúc đẩy đối thoại giữa Việt Nam với các quốc gia để tăng cường hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm và gii quyết các vấn đề cùng quan tâm về quyền con người.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể, xây dựng Báo cáo giữa kỳ để rà soát, đánh giá tiến độ triển khai Kế hoạch tổng thể trong quý IV năm 2021, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; chủ trì xây dựng Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ IV (dự kiến thời hạn gửi Báo cáo tới Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc là quý II năm 2023).

2. Các bộ, ngành chđộng thực hiện các khuyến nghị, trong đó có thể thông qua việc xây dựng kế hoạch, chương trình để triển khai thực hiện các khuyến nghị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và thông báo cho Bộ Ngoại giao sau 02 năm để tiến hành Báo cáo gia kỳ.

3. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do các cơ quan được giao thực hiện chủ động xây dựng và đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan mình theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thng, các Phó Thủ tưng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Ch
ính phủ;
- Ban Đối ngoại Trung ương;
- Ban Tuyên giáo Trung ư
ơng;
- Ủy ban Đ
i ngoại của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân d
ân tối cao;
- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam;
- VPCP: BTCN
, các PCN, Trợ lý TTg;
- Lưu: VT, NC (2)

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

 

PHỤ LỤC

VỀ CÁC CƠ QUAN CHỦ TRÌ VÀ PHỐI HỢP TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TỔNG THỂ THỰC HIỆN CÁC KHUYẾN NGHỊ UPR CHU KỲ III VIỆT NAM ĐÃ CHẤP THUẬN
(Kèm theo Quyết định số 1975/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ)

Nhóm vn đ

Nội dung công tác chính

Khuyến nghị UPR chu kỳ III liên quan (số hiệu và nước nêu)

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phi hợp

I. HOÀN THIỆN THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Tiếp tục thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các khuyến nghị đã chấp thuận thông qua chương trình định hướng thực hiện các khuyến nghị.

3

CH Dominica

Bộ Ngoại giao

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu cơ quan chủ trì

Biến Kế hoạch tổng thể về thực hiện khuyến nghị UPR thành một cơ chế liên bộ thường trực chịu trách nhiệm cho việc thực hiện, báo cáo và tiếp nối các khuyến nghị xuất phát từ hệ thống quyn con người quốc tế

22

Bồ Đào Nha

Bộ Ngoại giao

Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

Tiếp tục các nỗ lực để thực hiện các khuyến nghcòn lại ti chu kỳ II

40

Bhutan

Bộ Ngoại giao

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chtrì

Xem xét triển khai một cơ chế quốc gia thực hiện, báo cáo và tiếp nối các khuyến nghị của UPR

56

Haiti

Bộ Ngoại giao

 

Xem xét việc tăng cưng các chính sách hiện có về quyền con người thông qua việc xây dựng một kế hoạch hành động quc gia tổng thể

76

Ukraine

Bộ Ngoại giao

 

Xây dựng Kế hoạch quốc gia về quyn con người nhằm tạo điều kiện cho việc tuân thủ các nghĩa vụ quc tế trong lĩnh vực này

82

Angola

Bộ Ngoại giao

Bộ Công an, Bộ Tư pháp

Thể hiện đầy đủ các điều khoản của ICESCR vào pháp luật trong nước

36

Zambia

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tư pháp

Tiếp tục cải cách pháp luật và ci thiện khuôn khổ thể chế phù hợp với các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyn

53

Djibouti

Bộ Tư pháp (cải cách pháp lut, thực hiện ICCPR); Bộ Ngoại giao (tng hợp báo cáo UPR)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (thực hiện ICESCR), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thực hiện CRC, CEDAW, CRPD), Bộ Công an (thực hiện CAT), Ủy ban Dân tộc (thực hiện ICERD) và các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ

Theo đuổi các nỗ lực để thực hiện hiệu quả cải cách thể chế, pháp luật và chính sách nhm củng cố và thúc đy quyn con người

59

Lebanon

Bộ Tư pháp (ci cách pháp luật, thực hiện ICCPR); Bộ Ngoại giao (tng hợp báo cáo UPR)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (thực hiện ICESCR), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thực hiện CRC, CEDAW, CRPD), Bộ Công an (thc hiện CAT), y ban Dân tộc (thực hiện ICERD) và các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ

Đẩy nhanh tiến trình cải cách tư pháp và xây dựng pháp quyền nhm củng c các nn tảng thể chế, pháp luật và chính trị cho quyền con người

60

Mali

Bộ Tư pháp (cải cách pháp luật, thực hiện ICCPR); Bộ Ngoại giao (tổng hợp báo cáo UPR)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (thực hiện ICESCR), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thực hiện CRC, CEDAW, CRPD), Bộ Công an (thực hiện CAT), y ban Dân tộc (thực hiện ICERD) và các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ

Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho công dân được đóng góp trong quá trình dự thảo và xây dựng văn bản pháp luật

61

Mông Cổ

Bộ Tư pháp

Các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ

Tiếp tục thúc đẩy cải cách pháp luật về quyn con ngưi phù hợp vi Hiến pháp 2013

62

Nicaragua

Bộ Tư pháp

Các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ

Tiếp tục tăng cường các khuôn khpháp luật, thể chế và chính sách nhằm tăng cường bảo vệ quyền con người

81

Zimbabwe

Bộ Tư pháp (ci cách pháp luật, thực hiện ICCPR); Bộ Ngoại giao (tng hợp báo cáo UPR)

Bộ Kế hoạch và Đu tư (thực hiện ICESCR), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (thực hiện CRC, CEDAW, CRPD), Bộ Công an (thực hiện CAT), y ban Dân tộc (thực hiện ICERD)

Xây dựng pháp luật chng phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng giới

109

Chile

Bộ Tư pháp, Bộ Y tế (xây dựng Luật Chuyển gii)

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

Thiết lập một khuôn khổ pháp lý vững chc để nghiêm cm và trừng phạt tất cả các hành vi phân biệt đối xử và tạo điều kiện cho các nạn nhân được tiếp cận công lý

153

Madagascar

Bộ Tư pháp (rà soát, đề xuất hoàn thiện pháp luật), Tòa án nhân dân tối cao (trừng phạt các hành vi phân biệt đối xử, tạo điều kiện tiếp cận công lý)

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao

Tiếp tục các nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật và thiết lập các chính sách liên quan để bảo đảm việc áp dụng hệ thng pháp luật đó cho tất cả mọi người

154

Oman

Bộ Tư pháp

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Tiếp tục tăng cường pháp quyền, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống tư pháp hình sự có tính đến quyền con người của các nghi phạm và tù nhân, và thúc đẩy việc thực thi tư pháp hình sự công bng và minh bạch

155

Nhật Bản

Bộ Tư pháp

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an

Theo đuổi cải cách tư pháp và thể chế nhằm làm cho chúng phù hợp với các tiêu chuẩn quc tế về quyền con người

156

Senegal

Bộ Tư pháp

Tòa án nhân n ti cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Tiếp tục xây dựng pháp quyền thông qua theo đuổi cải cách pháp lý để củng cố nền tảng thể chế, pháp lý và chính sách về quyền con người

159

Slovakia

Bộ Tư pháp

 

Tiếp tục hoàn thiện pháp quyền và cải cách pháp luật nhằm củng cố nn tảng thể chế, pháp lý và chính sách nhm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

160

Turkmenistan

Bộ Tư pháp

 

Tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền thông qua cải cách pháp luật

162

Azerbaijan

Bộ Tư pháp

 

Đẩy nhanh tiến trình thiết lập một cơ chế nhân quyền quốc gia

66

Hàn Quốc

Bộ Công an

 

Củng ckhuôn khổ th chế và chính sách nhằm bo vệ quyền con người

72

Saudi Arabia

Bộ Công an

Bộ Tư pháp

Tiếp tục tăng cường các thể chế nhân quyền quc gia độc lập

75

Ukraine

Bộ Công an

 

Đẩy nhanh việc xem xét thành lập cơ quan nhân quyn quốc gia

79

Uzbekistan

Bộ Công an

 

Đẩy nhanh quá trình thiết lập cơ quan nhân quyền quốc gia phù hợp với chuẩn mc quốc tế

85

Bangladesh

Bộ Công an

Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp

Thành lập quan nhân quyền quốc gia

88

Kuwait

Bộ Công an

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao

Tiếp tục cải thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách lao động quốc gia

89

Chad

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Tiếp tục nghiên cu nhm sa đổi hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật nhằm loại bmọi hình thức phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV

96

Malaysia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Y tế, Bộ Tư pháp

Rà soát Luật Lao động và Luật Bình đẳng giới để bổ sung thêm định nghĩa cụ thể về quấy rối tình dục

108

Canada

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Hoàn thiện Bộ luật Lao động để đảm bảo tương thích vi các cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền của người lao động, trong đó có công ước ILO mà Việt Nam là thành viên

233

Indonesia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Rà soát pháp luật về lao động và tính đến việc đưa ra các sửa đổi phù hợp dựa trên các chuẩn mực của ILO và quyền con ngưi áp dụng được, nhm đảm bảo nâng cao điều kiện làm việc và bảo vệ người lao động, trong đó có trước mối đe dọa lao động cưng bức

235

Thái Lan

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Thay đổi định nghĩa tuổi trẻ em thành dưới 18 tuổi theo đúng Công ước về Quyền Trẻ em

272

Slovenia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Theo đuổi nỗ lực đang tiến hành trong việc rà soát pháp luật, cụ thể là liên quan tới quyền tiếp cận phương tiện đi lại cho người khuyết tật

285

Saudi Arabia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Xây dựng

Theo đuổi các nỗ lực để ban hành pháp luật nhằm đm bảo tôn trọng hơn nữa quyền của người lao động di cư, nhm chuẩn bị cho (tham gia) CRMW

288

Ai Cập

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Tiếp tục thúc đẩy cải cách hành chính và phòng chng tham nhũng

116

Libya

Thanh tra Chính phủ (nội dung chng tham nhũng, Bộ Nội vụ (nội dung cải cách hành chính)

Văn phòng Chính ph

Tiếp tục nỗ lực chống tham nhũng một cách hiệu quả

117

Iraq

Thanh tra Chính phủ

Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ

Cải cách hệ thống tư pháp để tạo môi trường an toàn hơn cho nạn nhân của mọi loại tội phạm

152

Hungary

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao

Bộ Tư pháp, Bộ Công an

Bảo đm thực hiện Bộ luật Ttụng hình sự để những người ngay sau khi b bt giữ được đại diện bởi luật sư, và bảo đảm quyền của họ được xét xử công bằng

164

Canada

Viện kiểm sát nhân dân ti cao

Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao

Sa đổi Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự và hình sự hóa mọi hình thc bạo lực đối với phụ nữ; nâng cao nhận thc về bình đẳng giới và đấu tranh chng phân biệt đi xử đi với phụ nữ và trẻ em gái; tăng cường nỗ lực và biện pháp phòng chng buôn bán người đặc biệt là buôn bán phụ nữ và trẻ em

217

Hungary

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (bình đẳng giới, chng phân biệt đi xử), Bộ Tư pháp (Bộ luật hình sự), Viện kim sát nhân dân ti cao (Bộ luật Tố tụng hình sự), Bộ Công an (phòng chống mua bán người)

 

II. CHÍNH SÁCH BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA

Phân bổ đủ nguồn lực và đảm bảo phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan để thực hiện hiệu quả các chương trình (Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 - 2020, Kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội 2016 - 2020, Chương trình Quốc gia về các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam), đặc biệt là tại cấp tnh thành

69

Singapore

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục nlực xóa bỏ bất bình đng trong tiếp cận dịch vụ công

90

Trung Quốc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ

Theo đuổi các nỗ lực để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững

112

Ai Cập

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

Tiếp tục các nlực nhm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua tập trung vào giảm nghèo bền vững và đa chiều và giảm bt bình đng kinh tế xã hội

113

Gabon

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Duy trì nỗ lực đm bảo phát triển kinh tế và công bằng xã hội đối với người dân

119

Nigeria

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục các nlực nhằm đạt được SDG 9 về xây dựng cơ sở hạ tầng tự cường, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bn vững và tăng cường đổi mới sáng tạo để bảo đảm thúc đẩy tiếp cận và thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế cho mọi người

122

Qatar

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Xây dựng

Tiếp tục các nỗ lực (trong việc đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững thông qua Kế hoạch hành động quốc gia và thành lập Ủy ban Quốc gia về Phát triển bền vng), tập trung vào việc đảm bảo sinh kế bền vững và cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương

126

Palestine

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục thiết lập các chương trình và kế hoạch quốc gia nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội, đặc biệt là tại các vùng khó khăn

128

Morocco

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thúc đẩy hơn na phát triển bền vững thông qua việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 v phát trin bn vng

130

Algeria

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

 

Tiếp tục thúc đẩy sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ trong việc xây dựng và trin khai các chính sách nhằm giảm bất bình đẳng

133

Haiti

Bộ Kế hoạch và Đu tư

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục thúc đẩy các biện pháp để tăng cường sinh kế và tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường khnăng tiếp cận dịch vụ thiết yếu của họ

241

Venezuela

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Thực hiện thêm các biện pháp nhm đảm bảo tăng cường tính hiệu quả và trách nhiệm giải trình của dịch vụ công

83

Azerbaijan

Văn phòng Chính phủ

Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ

Tiếp tục các nlực thu hẹp khoảng cách thu nhập, việc làm và điều kiện sống giữa thành thị, nông thôn và vùng sâu vùng xa

102

Venezuela

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cải thiện chất lượng và khả năng tiếp cận các dịch vụ, nhất là tạo thuận lợi cho các nhóm dễ bị tổn thương

106

Algeria

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Ưu tiên nguồn lực cho việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững đến 2020 và sau đó

110

Kyrgyzstan

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Khuyến khích việc nhân rộng hiệu quả các mô hình giảm nghèo đa chiều và chia s kinh nghiệm trong lĩnh vực này

111

CHDCND Triều Tiên

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tiếp tục các nỗ lực và cải cách hiện tại nhm giảm nghèo, cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển bền vững

115

Lebanon

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tăng cường nỗ lực để giải quyết tình trạng phát triển không đồng đều giữa các khu vực và các hình thức nghèo mới ở thành thị

123

Hàn Quốc

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tiếp tục nỗ lực xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trưng tại vùng nông thôn

125

Serbia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tiếp tục các nỗ lực giảm nghèo cùng cực, nhất nghèo tuyệt đối, ảnh hưởng đến các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người lớn tuổi và người khuyết tật

127

Tunisia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Chia sẻ kinh nghiệm ca Việt Nam trong việc xóa nghèo bền vững

129

Yemen

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tiếp tục thúc đẩy phát triển bn vững, tập trung vào cách tiếp cận giảm nghèo đa chiều, và nhm bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương

131

Bahrain

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tiếp tục các nỗ lực nhm mở rộng phúc lợi xã hội đến tất cả các tầng lớp xã hội, đặc biệt là nông dân

237

Gabon

Bộ Lao đng - Thương binh và Xã hội

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo đuổi nlực nhm ci tiến dịch vụ công như giáo dục và y tế, đặc biệt là cho các nhóm dễ tổn thương cũng như người dân vùng sâu vùng xa và nông thôn

239

Mauritius

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tiếp tục các nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ liên quan đến quyền con người, đặc biệt là quyền được chăm sóc y tế, giáo dục, lương thực và nước uống

243

Cuba

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tiếp tục thực hiện các chính sách xã hội vì lợi ích của người dân, trong đó có bảo hiểm và chăm sóc y tế xã hội

248

Cuba

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Y tế

Thực hiện các biện pháp đầy đđể cải thiện khả năng tiếp cận của người dân đối vi dịch vụ công tại khu vực nông thôn

104

Albania

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới)

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cu của cơ quan chủ trì

Thúc đy đầu tư các vùng nông thôn và cải thiện cơ sở hạ tầng nhất là ở các khu vực này

120

Oman

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Xây dựng

Tối ưu hóa các chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập người dân

132

Bolivia

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Theo đuổi các nỗ lực để đảm bảo tự cung ứng được lương thực và cải thiện dịch vụ trong lĩnh vc giáo dục

252

Ai Cập

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Tiếp tục và tăng cường các biện pháp nhằm đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người, đặc biệt trong giáo dục mẫu giáo và giáo dục tiểu học

251

Djibouti

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Tiếp tục thúc đẩy khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng, đặc biệt là đối với người có hoàn cnh khó khăn và dễ bị tổn thương

254

Nepal

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục các nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng giáo dục, đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa, miền núi

255

Qatar

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tiếp tục các nỗ lực nhằm đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục và văn hóa của người dân, trong đó có khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa

256

Palestine

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thúc đẩy việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhm phát triển kinh tế xã hội để bo đảm không bỏ lại ai phía sau

118

Mông Cổ

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

Tiếp tục hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và thu nhập thấp theo đúng mục tiêu của Chiến lược phát triển nhà ở quc gia

242

Brunei

Bộ Xây dựng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tăng cường nlực nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đi với môi trường của công nghiệp hóa và đảm bảo quyn nước sạch

124

Hàn Quốc

Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức về ảnh hưng của biến đi khí hậu cũng như các biện pháp nhm giảm thiểu tác động

137

Philippines

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao

Ưu tiên đầu tư tăng cường hiệu quả của các hệ thống nước thải, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải, nhm đảm bảo tốt hơn việc bảo vệ môi trường

238

UAE

Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

Tiếp tục tăng cường các nỗ lực giảm nghèo và cải thiện cơ s y tế trong đó có khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế cho người dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tn thương như phụ n, trẻ em, người lớn tuổi, người khuyết tật và dân tộc thiểu s

139

Brunei

Bộ Y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục các nỗ lực cải thiện chất lượng chính sách chăm sóc y tế trong nước

244

Maldives

Bộ Y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục thực hiện các biện pháp hiệu quả để cải thiện sức khỏe cộng đng

245

Nicaragua

Bộ Y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tiếp tục các biện pháp mở rộng diện bao phcủa bảo hiểm y tế phục vụ người dân

246

Venezuela

Bộ Y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục các nỗ lực để mở rộng tiếp cận chăm sóc y tế cho mọi người lao động trong khu vực kinh tế không chính thức và người dân vùng sâu vùng xa

247

Kenya

Bộ Y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

III. CHÍNH SÁCH BẢO ĐẢM CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ

Đẩy mạnh nlực tuân thủ các khuyến nghị đã chấp thuận trong UPR chu kỳ 2 về việc đảm bảo quyền tự do biểu đạt

42

Chile

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

Xây dựng các biện pháp bo vệ nhà báo và phóng viên trước mọi hình thức phân biệt đi xử và bạo lực

172

Hy Lạp

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công an

Đầu tư nguồn lực thông qua các chương trình và kế hoạch quốc gia đphát triển và kết ni Internet tại vùng sâu vùng xa

176

Indonesia

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

Dbỏ hạn chế đối với quyền tự do biểu đạt, nhất là tự do trên mạng, theo đúng các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế

184

Ireland

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công an

Đẩy mạnh nỗ lực đảm bảo quyền tự do biểu đạt, trong đó có trong môi trường s

189

Peru

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công an

Xóa bỏ các hình thức kiểm duyệt trước trên mọi lĩnh vực sáng tạo văn hóa và các hình thức biểu đạt khác, trực tuyến và ngoại tuyến

194

Bồ Đào Nha

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an

Đảm bảo quyn tự do biểu đạt, trong đó có trực tuyến, và thực hiện các biện pháp nhằm đm bảo quyền tự do và tính độc lập của giới truyền thông

195

Nhật Bản

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

Tăng cường và đảm bảo việc tiếp cận thông tin của công dân Việt Nam, trong đó có tăng cường phủ sóng truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc

213

Cyprus

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Tư pháp

Tiếp tục các nỗ lực để đm bảo sự độc lập xét xcủa Tòa án

64

Pakistan

Tòa án nhân dân ti cao

Bộ Tư pháp

Ngay lập tức xóa bỏ tại tất cả các cấp việc xét xử lưu động ở các cấp để đảm bảo quyền suy đoán vô tội, quyền được đại diện pháp lý hiệu quả và quyền được xét xử công bng

150

Đan Mạch

Tòa án nhân dân tối cao

 

Đảm bảo rng những nguyên tc bảo đảm xét xử công bng và quyền được xét xử theo đúng trình tự, phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế, được tôn trọng và đề cao trong mọi trường hợp

158

Slovakia

Tòa án nhân dân tối cao

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Hạn chế việc áp dụng án tử hình, chỉ dành cho các loại tội phạm đủ điều kiện coi là “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” trong luật pháp quốc tế

146

Bỉ

Bộ Tư pháp

Tòa án nhân dân ti cao, Bộ Công an

Tăng cường các biện pháp cung cấp trợ giúp pháp lý cho người dân, đặc biệt là người nghèo và người dân tộc thiểu s

161

Yemen

Bộ Tư pháp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc

Tiếp tục các nlực đảm bảo quyền bình đng trước pháp luật cho mọi người

163

Bolivia

Bộ Tư pháp

 

Bảo vệ các quyền dân sự và chính trị, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội một cách hòa bình

179

Luxembourg

Bộ Tư pháp (các quyn dân sự, chính trị nói chung, thực hiện ICCPR)

Bộ Nội vụ (quyền lập hội), Bộ Thông tin và Truyền thông (quyền tự do biểu đạt), Bộ Công an (quyền hội họp hòa bình)

Thúc đẩy tiếp cận thông tin theo pháp luật quốc gia của Việt Nam

181

Malaysia

Bộ Tư pháp

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tiếp tục tăng cường các nỗ lực để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản được đảm bảo theo ICCPR

192

Ba Lan

Bộ Tư pháp

 

Rà soát và sửa đổi luật nhằm đảm bảo việc thụ hưởng hiệu quả các quyền tự do biểu đạt và hội họp hòa bình theo các chuẩn mực trong ICCPR

197

Seychelles

Bộ Tư pháp (các quyền dân sự, chính trị nói chung, thực hiện ICCPR)

Bộ Thông tin và Truyền thông (quyền tự do biểu đạt), Bộ Công an (quyn hội họp hòa bình)

Áp dụng các biện pháp phù hợp với chuẩn mực quốc tế để đảm bảo quyền tự do lập hội, ý kiến và biểu đạt, trong đó có trực tuyến

198

Italy

Bộ Tư pháp (các quyền dân sự, chính trị nói chung, thực hiện ICCPR)

Bộ Nội vụ (quyền lập hội), Bộ Thông tin và Truyền thông (quyền tự do biểu đạt)

Ban hành những điều chnh về pháp luật để đảm bo việc bảo vệ và thực thi tự do quyền tự do biểu đạt, lập hội và hội họp hòa bình

200

Tây Ban Nha

Bộ Tư pháp (các quyn dân sự, chính trị nói chung, thực hiện ICCPR)

Bộ Thông tin và Truyền thông (quyn tự do biểu đạt), Bộ Công an (quyền hội họp hòa bình)

Tiếp tục nỗ lực trong phòng chống và gim tình trạng không quc tịch thông qua việc tái xác lập quốc tịch Việt Nam và phòng chống tình trạng không quốc tịch của trẻ em

289

Kenya

Bộ Tư pháp

Bộ Ngoại giao

Đảm bảo rng án tử hình không áp dụng cho các tội phạm ngoài “tội đặc biệt nghiêm trọng” theo ICCPR

291

Thụy Điển

Bộ Tư pháp

Bộ Công an

Đảm bảo vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong việc bảo vệ quyền con người, theo các quy định mới trong Luật Tố tụng hành chính 2015

151

Lào

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

 

Đảm bảo điều tra khẩn trương, không thiên vị, độc lập và hiệu quả, trong đó có thông qua hợp tác đy đủ với các nước thứ ba, đối với các báo cáo vviệc lực lượng cảnh sát sử dụng vũ lực không cần thiết hoặc quá mức cũng như những vi phạm nhân quyền khác do quan chức chính quyền gây ra, và đưa những kẻ phạm tội ra trước công lý

157

Slovakia

Viện kim sát nhân dân tối cao

Bộ Công an, Bộ Tư pháp

Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm tự do ý kiến, tự do biểu đạt, bao gồm trên internet, trong bi cảnh thông qua Luật An ninh mạng

168

Pháp

Bộ Công an

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bảo đảm hoàn toàn quyền tự do ngôn luận và quyền hội họp và lập hội hòa bình cũng như sự an toàn của các nhà báo

202

Thụy Sĩ

Bộ Công an

Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông

Thúc đẩy bảo vệ quyền hội họp hòa bình và biểu đạt thông qua rà soát pháp luật hiện hành, đưa ra và thực hiện các hướng dẫn rõ ràng và minh bạch về ng xử của nhân viên an ninh trong việc quản lý biểu tình hòa bình

203

Anh

Bộ Công an

Bộ Nội vụ

Thực thi các điều luật tạo điều kiện cho quyền tự do hội họp và biu tình hòa bình theo ICCPR

207

Australia

Bộ Công an

Bộ Tư pháp

Xây dựng nền văn hóa biểu đạt tự do trực tuyến cũng như ngoại tuyến

214

CH Séc

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Thực hiện các biện pháp nhm bảo tồn và phát huy đời sống tín ngưỡng và tôn giáo sng động và đa dạng tại Việt Nam

169

Lào

Ban Tôn giáo Chính ph

 

Thực hiện đầy đủ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo vừa ban hành

173

Hy Lạp

Ban Tôn giáo Chính ph

 

Xem xét sửa đổi luật pháp, trong đó có Luật Tín ngưỡng Tôn giáo và các luật về truyền thông, để tương thích với các chuẩn mực quốc tế về quyền tự do biểu đạt và tự do tôn giáo

174

Brazil

Ban Tôn giáo Chính phủ

Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông

Tiếp tục các nlực thực hiện các chính sách thúc đẩy hòa hợp giữa các tôn giáo

178

UAE

Ban Tôn giáo Chính ph

 

Tiếp tục các biện pháp nhm thực hiện đầy đủ luật về tự do tín ngưỡng tôn giáo mới gần đây nhm đảm bảo tính hiệu quả của luật này

182

Malta

Ban Tôn giáo Chính ph

 

Đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quốc tế về quyền con người liên quan đến tự do tôn giáo tín ngưỡng bng cách sửa đi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo để phù hợp với điều 18 của ICCPR

193

Ba Lan

Ban Tôn giáo Chính phủ

Bộ Tư pháp

Đẩy mạnh các nỗ lực nhằm đảm bo tự do tín ngưỡng tôn giáo, cũng như bng cách tiếp tục giảm thiểu các rào cản hành chính đối với các hoạt động tôn giáo hòa bình và chống bạo lực và phân biệt đối xử trên cơ sở tôn giáo

199

Italy

Ban Tôn giáo Chính phủ

 

Đảm bảo việc thực hiện nhất quán Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, nhất là cấp địa phương, bao gồm việc đăng ký các nhóm tin lành và các nhóm khác tại các tỉnh miền núi Tây Bắc.

205

Hoa Kỳ

Ban Tôn giáo Chính phủ

Bộ Công an

Thực hiện các biện pháp cần thiết để xóa bỏ các rào cản hành chính nhm bảo đảm thực hiện tự do thtự

206

Angola

Ban Tôn giáo Chính ph

 

Bảo đảm tự do tôn giáo và tín ngưng cho mọi người ở Việt Nam

210

Kenya

Ban Tôn giáo Chính ph

 

Thực hiện các biện pháp để chống bạo lực và quy rối với động cơ tôn giáo cũng như phân biệt đối xử và bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc

170

Brazil

Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban Dân tộc

Bộ Tư pháp

Rà soát các quy định cản trhoạt động của các tổ chức xã hội dân sự nhm tạo điều kiện cho một không gian cởi mhơn và đảm bảo rng các điều khoản an ninh quốc gia không bị sử dụng để cản trở tranh luận và bất đồng chính kiến một cách hòa bình

186

Ireland

Bộ Nội vụ

Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông

Tạo môi trường thuận lợi cho xã hội dân sự độc lập và đảm bảo rng Luật về Hội đang được xây dựng phải tạo thuận lợi cho việc đăng ký, hoạt động và cung cấp tài chính cho các NGO để họ không chịu can thiệp hay hạn chế không cn thiết của nhà nước

215

CH Séc

Bộ Nội vụ

Bộ Công an, Bộ Tư pháp

Cho phép thành lập các tổ chức của người lao động tại cơ sở và thừa nhận quyền được tổ chức của các tổ chc đó

236

Canada

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Nội vụ

IV. CHÍNH SÁCH BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA CÁC NHÓM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG

Tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy quyền phụ n, trẻ em, người cao tuổi và người khuyết tật

57

Ấn Độ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Tiếp tục các bước nhm thúc đẩy bình đẳng giới và chống bạo lực trên cơ sở gii

91

Georgia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Tăng cường các nỗ lực giải quyết tình trạng phân biệt đi xử, phù hợp với các cam kết quc tế, và nhm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý chng bạo lực trên cơ sở giới

92

Hy Lạp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Tăng cường các nỗ lực đã triển khai nhằm chống lại và loại bphân biệt đối xvới các nhóm dễ bị tổn thương

95

Madagascar

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao

Tiến hành thêm các bước để đảm bảo bảo vệ tt cả các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội, trong đó có người LGBTI

97

Malta

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp, Bộ Y tế

Hỗ trợ và đảm bo quyền của các nhóm dễ bị tổn thương

100

Sudan

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Tăng cường việc triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 tại tất cả các cấp

101

Thổ Nhĩ Kỳ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đảm bảo các chính sách lấy con người làm trung tâm, đặc biệt là trong việc hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương

103

Zimbabwe

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Dành đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

105

Albania

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm giảm bất bình đẳng và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ, đặc biệt là đi với người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật

107

Bhutan

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Đẩy mạnh các biện pháp để mọi nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm các dân tộc thiểu s, đều có thể tiếp cận Chương trình mục tiêu quốc gia vgiảm nghèo bền vững (2016 - 2020)

114

n Độ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Tăng cường bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, như phụ nữ và trẻ em, nhất là trong bi cảnh mrộng không gian s

121

Pakistan

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tiếp tục giải quyết tình trạng dễ bị tn thương và nhu cầu của phụ n, trẻ em, người khuyết tật và nhóm dễ bị tổn thương trong việc thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu 2016 - 2020 về biến đổi khí hậu và phát triển xanh, và Chương trình mục tiêu 2016 - 2020 về phát triển lâm nghiệp bền vng

136

Fiji

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tăng cường các hoạt động nhm khuyến khích sự tham gia và đóng góp của người cao tuổi trong cộng đồng

201

Sri Lanka

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Tiếp tục thực hiện các biện pháp để bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân buôn bán người trong việc phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng và chia sẻ kinh nghiệm trong vn đề này

223

Philippines

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Công an, Bộ Ngoại giao

Tiếp tục thực hiện các chính sách bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương, như phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật, cũng như nhằm phòng chống nạn buôn bán người, lao động trẻ em, kết hôn trẻ em, tảo hôn và kết hôn cưỡng bức, cũng như các hình thức bạo lực và phân biệt đi xử khác

224

Italy

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Ủy ban Dân tộc, Bộ Công an, Bộ Tư pháp

Đảm bảo mọi hình thức mua bán người phải bị hình shóa theo các chuẩn mực quc tế, trong đó có sửa đi luật để định nghĩa trẻ em là người dưới 18 tuổi

225

Anh

Bộ Tư pháp (Bộ luật Hình sự), Bộ Công an (chống mua bán người), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Luật Tr em)

 

Tiến hành những biện pháp cụ thể để thúc đy quá trình tái hòa nhập xã hội của những trẻ em gái là nạn nhân của mại dâm

227

Angola

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Tăng cường khả năng tiếp cận đào tạo nghề - không phân biệt giới tính - thông qua việc tạo lập cơ chế tài chính bình ổn, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tn thương

232

Đức

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tăng số người làm công tác xã hội và nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ người lớn tuổi

240

Myanmar

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Thúc đẩy và nhân rộng các mô hình htrợ đối với người cao tuổi, giúp họ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công, đặc biệt là chăm sóc y tế

250

Kyrgyzstan

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Y tế

Tiếp tục củng cố những tiến bộ đã đạt được trong việc thúc đẩy quyền và phúc lợi của phụ nữ

258

CH Dominica

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đẩy mạnh nỗ lực tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đời sng chính trị xã hội và sự đại diện của họ trong các cơ quan ra quyết sách

259

Ethiopia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Cấm mọi hình thức bạo lực đi với phụ nữ và tăng cưng khả năng tiếp cận tư pháp của phụ nữ

260

Iceland

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp, Bộ Công an

Tiếp tục tăng cường các biện pháp để phòng chống xâm hại và bạo lực đối với phụ nữ

261

Nhật Bản

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan phi hợp

Ban hành chương trình hành động quc gia để phòng chng mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và cung cp đủ nguồn lực cho việc thực hiện chương trình này

262

Tây Ban Nha

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Tiếp tục đầu tư cho việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ và thúc đy việc làm phù hợp cho phụ nữ, và hợp tác với các tchức quốc tế liên quan trong lĩnh vực này

263

Thái Lan

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Tiếp tục các nỗ lực chng bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ

264

Tunisia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Công an

Thực hiện các chính sách hiệu quả để bảo vệ và xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đi với phụ nữ và trẻ em gái

265

Albania

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Tiếp tục các biện pháp tiến ti trao quyền cho phụ nữ và đảm bo hội công bằng

266

Armenia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và đấu tranh chống phân biệt đi xử đối với phụ nữ và trẻ em gái

267

Campuchia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện các chính sách thúc đẩy quyền bình đng giới và thu hẹp bất bình đng giới, tập trung vào việc tăng cường vai trò và sự tham gia ca phụ nữ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội

268

Campuchia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục củng cố những tiến bộ và thành tựu đã đạt được trong việc thúc đẩy quyền và phúc lợi của trẻ em và thiếu niên

269

CH Dominica

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Nỗ lực loại bỏ tình trạng mại dâm và lao động trẻ em, cũng như đảm bảo trẻ em gái mại dâm được đối xử như là nạn nhân

270

Montenegro

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Công an

Tiến hành thêm các biện pháp nhm tăng cường việc thực thi các quyền trẻ em, và xem xét thiết lập cơ chế độc lập để giám sát quyền trẻ em

271

Ba Lan

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Tiếp tục thực thi hiệu quả các dự án và chương trình về phòng chng tai nạn và chấn thương ở trẻ em

273

Syria

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục các nỗ lực triển khai các biện pháp hiệu quả đ phòng chng bạo lực học đường

274

Tunisia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tiến hành thêm các biện pháp nhm thúc đy và bảo vệ quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh dễ tổn thương

275

Kazakhstan

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp

Tiếp tục các nỗ lực bảo vệ mọi trẻ em khỏi lạm dụng tình dục và buôn bán người, trong đó có thông qua việc nâng cao nhận thc xã hội

276

Iran

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục, đào tạo và xây dựng năng lực cho các cán bộ công tác trong lĩnh vực liên quan đến bảo vệ quyn của người khuyết tật

283

CHDCND Triu Tiên

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông

Tiếp tục cải thiện chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận dịch vụ đối vi người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật, giúp họ hòa nhập cộng đồng tốt hơn

286

Singapore

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đẩy mạnh các chính sách thúc đẩy tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực của các cán bộ thực thi pháp luật nhằm đảm bảo tốt hơn quyền của người khuyết tật

287

Iran

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông

Thực thi luật nhm đảm bảo tiếp cận điều trị xác định giới và thừa nhận hợp pháp về giới

93

Iceland

Bộ Y tế

Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Gii quyết tận gốc hiện trạng chuộng con trai cũng như việc lạm dụng kthuật y tế để chọn lựa giới tính thai nhi mà không hạn chế quyền tiếp cận dịch vụ nạo phá thai an toàn cho phụ nữ

94

Iceland

Bộ Y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Cng cố dịch vụ y tế, đặc biệt là cho người cao tuổi

249

Cyprus

Bộ Y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục mở rộng đầu tư dịch vụ y tế cho phụ n

257

Trung Quốc

Bộ Y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Phát triển các dịch vụ y tế trên cơ sở cộng đồng và lấy con người làm trung tâm, phù hợp với CRPD, để không xảy ra tình trạng nhập trại và sử dụng thuốc quá đà, và tôn trọng quyền được cho phép, trên cơ stự do và được thông tin của người có tình trạng sức khỏe tâm thần và khuyết tật về tâm thn - xã hội, và đấu tranh chng lại định kiến và bạo lực đối với h

284

Bồ Đào Nha

Bộ Y tế

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục nlực phòng chng buôn bán người

218

Ấn Độ

Bộ Công an

 

Tiếp tục tăng cường các nỗ lực chng buôn người, đặc biệt là phụ nvà trẻ em

219

Maldives

Bộ Công an

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tăng cường nỗ lực đấu tranh chống buôn bán người

220

Iraq

Bộ Công an

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục tiến hành các biện pháp mạnh mẽ để đấu tranh chng buôn bán người, tập trung đặc biệt vào việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương

221

Nepal

Bộ Công an

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tiếp tục chiến lược của mình trong việc phòng chng buôn bán người

222

Nigeria

Bộ Công an

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tăng cường các nlực và biện pháp nghiêm cấm và đu tranh chng buôn bán người

226

Yemen

Bộ Công an

 

Cải thiện các nlực để phòng chng buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, tại khu vực biên giới

228

Chile

Bộ Công an

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tăng cường các hoạt động giảm tlệ thất học và bỏ học của trẻ em gái dân tộc thiểu svà tăng cường khả năng tiếp cận của các em đối với giáo dục trung học và đại học

253

Mexico

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bảo vệ các nhóm dân tộc và tôn giáo thiểu số và tránh áp đặt các hạn chế pháp lý đối vi họ

277

Luxembourg

Ủy ban Dân tộc

Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Tư pháp

Tiếp tục triển khai các biện pháp để bảo vệ quyền của người dân tộc thiểu sđược sử dụng ngôn ngữ nói và viết của dân tộc mình

279

Sri Lanka

Ủy ban Dân tộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tiếp tục đầu tư nguồn lực để xây dựng trường học cho người dân tộc thiểu số

280

Jordan

Ủy ban Dân tộc

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nỗ lực hơn na trong việc phát triển cơ sở hạ tầng vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số

281

Belarus

y ban Dân tộc

Bộ Xây dựng: chấp thuận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tiếp tục thực hiện các biện pháp đã được xác định để hướng ti việc tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc thiểu số để bảo tồn và phát huy các giá trvăn hóa của họ

282

Iran

Ủy ban Dân tộc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

V. TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Nâng cao nhận thức trong nhân dân về vai trò và trách nhiệm của y ban Liên chính phASEAN về quyền con người - AIHCR

7

Lào

Bộ Ngoại giao

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

Tiếp tục lồng ghép CRC và CRPD và các điều khoản của các công ước này vào sách giáo khoa

28

Jordan

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tăng cường nỗ lực giáo dục quyền con người trong hệ thống giáo dục quốc gia

54

Ethiopia

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Tiếp tục sáng kiến thực hiện giáo dục về quyền con người tại mọi cơ sở giáo dục vào năm 2025

58

n Độ

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Tiếp tục thực hiện các chương trình và hoạt động giáo dục và đào tạo về quyn con người

65

Philippines

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục về quyền con người để nâng cao ý thức của công chúng và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật

70

Slovakia

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Công an

Tiếp tục thúc đẩy quyền con người thông qua giáo dục và nâng cao nhận thức

74

Turkmenistan

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Tăng cường thúc đẩy giáo dục về quyền con người

77

Ukraine

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Tiếp tục các nỗ lực tăng cường giáo dục về quyền con người

78

Morocco

Bộ Giáo dục và Đào tạo

 

Tiếp tục tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật và giáo dục về quyn con người

84

Bahrain

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Thông tin và Truyền thông

Tăng cường nỗ lực để đẩy mạnh giáo dục và nâng cao nhận thức về quyn con người tại trường học, trường đại học, các cơ quan thực thi pháp luật và những nơi khác

87

Bhutan

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Công an

Thúc đẩy sự đóng góp của truyền thông công cộng trong việc nâng cao nhận thức về quyền con người cũng như luật về quyền con người

63

Pakistan

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo đuổi các nỗ lực tăng cường nhận thức vquyền con người nhm đảm bảo tốt hơn việc thúc đy quyền con người

67

Saudi Arabia

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Ngoại giao

Tiếp tục thực hiện các chương trình tăng cưng nhận thức về quyền con người, nhất là về các điều ưc quốc tế vquyền con người mà Việt Nam là thành viên

86

Belarus

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Tư pháp

Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức trong khu vực doanh nghiệp và nhà tuyn dụng về các Công ước ILO và các cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia

135

Syria

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức đi với người lao động về việc tuân thủ luật pháp và cải thiện an toàn lao động và điều kiện sức khỏe lao động

234

Myanmar

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

VI. THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ VÀ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Tiếp tục đối thoại thực chất giữa Việt Nam vi các quc gia khác nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và giải quyết các vấn đề cùng quan tâm liên quan tới quyền con người

1

Trung Quốc

Bộ Ngoại giao

 

Tăng cường hợp tác vi các thủ tục đặc biệt của Liên hợp quốc và trả lời tích cực đối với các đề nghị thăm hiện có

8

Đức

Bộ Ngoại giao

Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông

Tiếp tục các nỗ lực để tham gia các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam chưa tham gia, trong đó có: Công ước 169 của ILO về Người thổ dân và bản địa, CRMW; Công ước 1954 về quy chế đối với người không có quốc tịch; Quy chế Rome về Tòa án Hình sự Quốc tế, và Công ước UNESCO 1960 về chng phân biệt đối xử trong giáo dục

9

Honduras

Bộ Ngoại giao

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tư pháp

Xem xét mở rộng lời mời thường trực đối với tất cả các thủ tục đặc biệt của Hội đồng nhân quyn, như đã khuyến nghị trước đây

11

Latvia

Bộ Ngoại giao

 

Tăng cường hợp tác với các Thtục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền bằng cách trả lời tích cực đối với đề nghị thăm hiện có của các thủ tục đặc biệt

12

Latvia

Bộ Ngoại giao

Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông

Hợp tác với các thủ tục đặc biệt của Hội đồng nhân quyền và bảo đảm việc tiếp cận không bị cản trở của họ

13

Luxembourg

Bộ Ngoại giao

Bộ Công an

Trả lời tích cực đối vi các đề nghị của Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do ngôn luận và biểu đạt

17

Mexico

Bộ Ngoại giao

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tăng cưng hợp tác khu vực nhm lồng ghép nội dung quyền con người vào cba trụ cột của Cộng đồng ASEAN

21

Philippines

Bộ Ngoại giao

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tiếp tục cam kết thúc đẩy đi thoại thực chất và hợp tác hiệu qu vi tt cả các quốc gia thành viên và cơ chế nhân quyn của Liên hợp quốc

24

Nam Phi

Bộ Ngoại giao

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

Tăng cường hợp tác với các cơ quan của Hội đồng nhân quyền và các cơ quan quc tế khác, bao gồm các Thủ tục đặc biệt, nht là thông qua việc chấp nhận chuyến thăm của Báo cáo viên đặc biệt về tra tấn

27

Thụy Sỹ

Bộ Ngoại giao

Bộ Công an

Tiếp tục cân nhắc tham gia các công ưc nhân quyền mà Việt Nam chưa là thành viên

30

Turkmenistan

Bộ Ngoại giao

 

Tạo điều kiện hợp tác giữa nhà nước và các thể chế phi nhà nước với các cơ quan nhân quyn của Liên hợp quốc

31

Ukraine

Bộ Ngoại giao

Bộ Công an

Gửi lời mời đến thăm tới tất cả các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền

34

Uruguay

Bộ Ngoại giao

 

Cân nhc tham gia các điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam chưa là thành viên

35

Uzbekistan

Bộ Ngoại giao

Các bộ, ngành liên quan theo yêu cầu của cơ quan chủ trì

Xem xét gửi lời mời tới các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc có chức năng liên quan đến bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương

37

Belarus

Bộ Ngoại giao

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Tăng cường các nỗ lực đối thoại và hợp tác với Hội đồng Nhân quyn Liên hợp quốc

41

Chad

Bộ Ngoại giao

 

Tiếp tục thúc đẩy và tham gia vào các sáng kiến về biến đổi khí hậu và việc thụ hưởng quyn của người dân thuộc các nhóm yếu thế trong hệ thống Liên hợp quốc trong đó có tại Hội đồng Nhân quyền

138

Bangladesh

Bộ Ngoại giao

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Thực hiện các khuyến nghị trong báo cáo kết luận của Ủy ban Công ước chng tra tấn vào tháng 12 năm 2018

6

Pháp

Bộ Công an

Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân ti cao, Bộ Tư pháp

Tăng cường việc tuyên truyền các điều khoản cơ bản của CAT cũng như quy định của Việt Nam trong việc chng tra tn

18

Mông Cổ

Bộ Công an

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Xây dựng và phát hành kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Chống tra tn của Liên hợp quốc năm 2018

32

Anh

Bộ Công an

Viện kim sát nhân dân ti cao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao

Đm bảo bng chứng lấy được bng biện pháp tra tấn phải không được coi là hợp lệ trong xét x, theo đúng nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Chống tra tn

147

New Zealand

Tòa án nhân dân tối cao

Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân ti cao

Thực hiện các biện pháp để cấm sách nhiễu và tra tấn trong quá trình điều tra, giam giữ, và trừng phạt đối vi những người phạm hành vi này

148

Togo

Bộ Công an

Viện kiểm sát nhân dân ti cao, Tòa án nhân dân ti cao

Chia sẻ kinh nghiệm về việc áp dụng pháp luật về đặc và tái hòa nhập cựu phạm nhân trở lại cộng đồng

165

Cuba

Bộ Công an

Bộ Tư pháp

Cân nhc gia nhập CPED và CRMW

16

Mexico

Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Ngoại giao

Xem xét việc phê chuẩn CMWR và CPED

26

Sri Lanka

Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Ngoại giao

Cân nhắc phê chuẩn các công ước quốc tế chính về quyn con người chưa tham gia, trong đó có: CPED, Nghị định thư Công ước CEDAW

33

Uruguay

Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Ngoại giao

Tiếp tục các nỗ lực để thực hiện hiệu quả CRPD để đảm bảo tốt hơn quyền của người khuyết tật

10

Indonesia

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Xem xét khả năng gia nhập CRMW

19

Mozambique

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Tăng cường bảo vệ người lao động bng việc phê chuẩn và thực hiện các công ước của ILO s 87, 98 và 105

44

Pháp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao

Tiếp tc ci thin khuôn khổ pháp lut về lao độngxem xét khả năng phê chun các công ước cơ bản khác của ILO

45

Mauritius

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao

Hoàn tất quy trình phê chuẩn theo yêu cầu đi với công ước ILO số 87, 98 và 105 sớm nhất có thể

47

New Zealand

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao

Phê chuẩn công ước cơ bản số 87, 98 và 105 của ILO

48

Na Uy

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao

Phê chuẩn các Công ước ILO số 87, 98 và 105

49

Tây Ban Nha

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao

Trao đổi kinh nghiệm theo thực hiện các công ước ILO mà Việt Nam là thành viên

50

Jordan

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội

Bộ Ngoại giao

Phê chuẩn các công ưc cơ bản còn lại của ILO nhằm cải thiện việc bảo vệ quyền của người lao động

51

Áo

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao

Phê chuẩn Công ước ILO s87 (Tự do lập hội và bảo vệ quyền hội họp) s98 (quyền hội họp và thương lượng tập thể) và s 105 (xóa blao động cưỡng bức)

52

Bỉ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao

Ủng hộ đối thoại và hợp tác quc tế và chia sẻ kinh nghiệm vi các nước khác liên quan đến cải cách hệ thống tư pháp

20

Oman

Bộ Tư pháp

Bộ Ngoại giao

Xem xét việc đệ trình đúng thời hạn Báo cáo quốc gia về việc thực hiện CERD

25

Nam Phi

Ủy ban Dân tộc

Bộ Ngoại giao

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1975/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 về phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện khuyến nghị Việt Nam chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.488

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.45.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!