Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 139/2000/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Mạnh Cầm
Ngày ban hành: 04/12/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 139/2000/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 139/2000/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2000 BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ LÃNH SỰ DANH DỰ CỦA NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 443/TTg ngày 30 tháng 8 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định đối với lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Mạnh Cầm

(Đã ký)

 

 

 

 

QUY CHẾ

VỀ LÃNH SỰ DANH DỰ CỦA NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 139/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ)

Điều 1.

1. Chính phủ Việt Nam chấp thuận việc bổ nhiệm viên chức lãnh sự danh dự của nước ngoài để đứng đầu Tổng lãnh sự quán, Lãnh sự quán, Phó lãnh sự quán và Đại lý lãnh sự quán của nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là "cơ quan lãnh sự"). Người đứng đầu các cơ quan này tương ứng với thứ tự trên là Tổng lãnh sự danh dự, Lãnh sự danh dự, Phó lãnh sự danh dự và Đại lý lãnh sự danh dự (sau đây gọi chung là "Lãnh sự danh dự").

2. Lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt Nam không phải là viên chức Nhà nước, không nhận lương của Chính phủ bất cứ nước nào, được nước ngoài ủy nhiệm (sau đây gọi là "nước cử") và được Bộ Ngoại giao Việt Nam (sau đây gọi là "Bộ Ngoại giao") chấp thuận thực hiện các chức năng lãnh sự trong khi vẫn có thể hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại sinh lợi tại Việt Nam.

Điều 2. Việc thành lập cơ quan lãnh sự và bổ nhiệm Lãnh sự danh dự được thực hiện như sau:

1. Nước cử gửi công hàm đề nghị Bộ Ngoại giao chấp thuận về nguyên tắc việc lập cơ quan lãnh sự, trong đó nêu sự cần thiết của việc lập cơ quan lãnh sự, dự kiến khu vực lãnh sự và tên gọi của cơ quan lãnh sự. Bộ Ngoại giao xem xét chấp thuận về nguyên tắc việc thành lập cơ quan lãnh sự.

2. Sau khi được chấp thuận về nguyên tắc, nước cử gửi công hàm đề nghị Bộ Ngoại giao chấp thuận việc cử người làm Lãnh sự danh dự, kèm theo bản trích yếu tiểu sử của người đó, dự kiến nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự và các chức năng lãnh sự. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Ngoại giao có thể yêu cầu nước cử bổ sung những thông tin liên quan khác.

3. Sau khi trao đổi với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao quyết định việc chấp thuận người được cử làm Lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt Nam.

4. Người được chấp thuận làm Lãnh sự danh dự được Bộ Ngoại giao cấp miễn phí Giấy chấp nhận lãnh sự. Giấy chấp nhận lãnh sự có thể bị thu hồi bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do.

5. Cơ quan lãnh sự và Lãnh sự danh dự chỉ được phép hoạt động sau khi Lãnh sự danh dự được cấp Giấy chấp nhận lãnh sự.

Điều 3. Khu vực lãnh sự của cơ quan lãnh sự không vượt quá địa giới hành chính của một tỉnh hoặc một thành phố trực thuộc Trung ương và bao gồm ít nhất một huyện, thị xã, hoặc một quận thuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 4

1. Lãnh sự danh dự phải có quốc tịch nước cử hoặc quốc tịch Việt Nam.

2. Trường hợp nước cử muốn bổ nhiệm người mang hai hay nhiều quốc tịch làm Lãnh sự danh dự thì phải được Bộ Ngoại giao đồng ý. Sự đồng ý này có thể bị rút lại bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do.

Điều 5. Người được đề nghị chấp thuận làm Lãnh sự danh dự phải có chỗ ở hoặc nơi làm việc trong khu vực lãnh sự của cơ quan lãnh sự mà người đó dự kiến đứng đầu, đã cư trú hoặc làm việc ít nhất 01 năm trong khu vực lãnh sự, có lý lịch tư pháp rõ ràng, có khả năng về tài chính, không phải là Lãnh sự danh dự cho một nước ngoài khác tại Việt Nam.

Điều 6

1. Trong trường hợp Lãnh sự danh dự không thể thực hiện chức năng của mình, nước cử có thể đề nghị Bộ Ngoại giao chấp thuận người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự, đồng thời nêu rõ lý do, thời gian thay thế, chức năng lãnh sự người đó được thực hiện và bản trích yếu tiểu sử của người đó.

2. Sau khi trao đổi với các cơ quan hữu quan, Bộ Ngoại giao xem xét chấp thuận người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự. Việc chấp thuận này có thể bị rút lại bất kỳ lúc nào mà không cần nêu lý do.

Điều 7. Bộ Ngoại giao hướng dẫn, giải quyết việc thay đổi trụ sở, mở rộng hoặc thu hẹp khu vực lãnh sự, thay thế Lãnh sự danh dự, chấm dứt hoạt động của cơ quan lãnh sự và Lãnh sự danh dự.

Điều 8

1. Lãnh sự danh dự có quyền thực hiện các chức năng lãnh sự do nước cử ủy nhiệm và được Bộ Ngoại giao chấp thuận.

2. Các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tạo thuận lợi cho cơ quan lãnh sự và Lãnh sự danh dự thực hiện chức năng của mình theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo thoả thuận giữa Việt Nam và nước cử.

Điều 9

1. Khi thực hiện các chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có quyền:

a) Trực tiếp liên hệ, làm việc với các cơ quan địa phương của Việt Nam trong khu vực lãnh sự;

b) Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của nước cử tại Việt Nam (nếu có) để liên hệ, làm việc với các cơ quan Trung ương của Việt Nam. Trong trường hợp nước cử không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam thì Lãnh sự danh dự có thể thông qua Bộ Ngoại giao để liên hệ.

2. Khi dự định tổ chức các hoạt động lễ tân (chiêu đãi, chiếu phim ...) có mời khách là công dân Việt Nam hoặc cần sự giúp đỡ của phía Việt Nam, Lãnh sự danh dự phải thông báo trước 07 ngày cho cơ quan ngoại vụ địa phương hoặc cho một cơ quan do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan chỉ định.

Điều 10. Hồ sơ lưu trữ và tài liệu của cơ quan lãnh sự là bất khả xâm phạm với điều kiện những hồ sơ và tài liệu đó phải được để tách biệt với những giấy tờ, tài liệu, thư tín mang tính chất cá nhân hoặc liên quan đến nghề nghiệp hay hoạt động thương mại của Lãnh sự danh dự và của những người cùng làm việc với Lãnh sự danh dự.

Điều 11. Cơ quan lãnh sự có thể tuyển dụng lao động để phục vụ cho công tác lãnh sự trên cở sở tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.

Điều12

1. Cơ quan lãnh sự có quyền sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc thông thường như thư tín, điện thoại, telex, fax ..., thông qua hệ thống bưu chính viễn thông của Việt Nam.

2. Chỉ trong những trường hợp được Bộ Ngoại giao cho phép, cơ quan lãnh sự mới có thể sử dụng giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự, túi ngoại giao, túi lãnh sự, điện mật mã để liên lạc với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc với Chính phủ của nước cử.

Điều 13.

1. Cơ quan lãnh sự và Lãnh sự danh dự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ theo Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993, các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

2. Lãnh sự danh dự là công dân Việt Nam hoặc là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự được hưởng quyền được thông báo cho nước cử khi bị bắt, tạm giữ, tạm giam hoặc bị truy tố; quyền không phải cung cấp chứng cứ liên quan đến chức năng lãnh sự; và quyền miễn trừ xét xử như dành cho Lãnh sự danh dự theo Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23 tháng 8 năm 1993 đối với những hành động chính thức trong khi thực hiện chức năng lãnh sự.

3. Thành viên gia đình của Lãnh sự danh dự và của người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự, nhân viên cơ quan lãnh sự không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.

Điều 14. Lãnh sự danh dự, người tạm thời thay thế Lãnh sự danh dự có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và tập quán của Việt Nam.

Điều 15. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy chế này.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 139/2000/QD-TTg

Hanoi, December 04, 2000

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON FOREIGN HONORARY CONSULS IN VIETNAM

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Minister for Foreign Affairs,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on Foreign Honorary Consuls in Vietnam.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No. 443/TTg of August 30, 1993 of the Prime Minister promulgating the Regulation on Foreign Honorary Consuls in Vietnam.

Article 3.- The Minister for Foreign Affairs, the ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Manh Cam

 

REGULATION

ON FOREIGN HONORARY CONSULS IN VIETNAM
(Promulgated together with Prime Minister’s Decision No. 139/2000/QD-TTg of December 4, 2000)

Article 1.-

1. The Vietnamese Government accepts the appointment of foreign honorary consuls to head General Consulate, Consulate, Vice Consulate and Consulate Agent of foreign countries in Vietnam (hereafter collectively referred to as "Consular Office"). The corresponding heads of these agencies in the above order are General Honorary Consul, Honorary Consul, Honorary Vice Consul and Honorary Consulate Agent (hereafter collectively referred to as "Honorary Consul").

2. A foreign Honorary Consul in Vietnam is not a State official, does not receive wages from the government of any country, is appointed by the foreign country (hereafter referred to as "appointing country") and is accepted by the Vietnamese Ministry for Foreign Affairs (hereafter referred to as "Foreign Ministry") to perform the consular functions while being eligible to conduct professional or profit-making commercial operations in Vietnam.

Article 2.- The establishment of a Consular Office and the appointment of a Honorary Consul shall proceed as follows :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. After the acceptance in principle, the appointing country shall send a note proposing the Foreign Ministry to accept the appointment of the Honorary Consul attached to the resume of the appointee, the proposed location of the consular office and the consular functions. When necessary, the Foreign Ministry may ask the appointing country to supplement other relevant information.

3. After consulting the concerned agencies, the Foreign Ministry shall decide to accept the appointee as Honorary Consul of the foreign country in Vietnam.

4. The person accepted as Honorary Consul shall be granted a consul acceptance certificate by the Foreign Ministry free of charge. The consul acceptance certificate may be withdrawn at any time without justifying the reason.

5. The Consular Office and the Honorary Consul are allowed to operate only after the Honorary Consul is granted the consul acceptance certificate.

Article 3.- The consular area of a consular office shall not go beyond the administrative territorial boundary of a province or a centrally-run city and shall include at least a district, a provincial capital or a district in a province or a centrally-run city.

Article 4.-

1. The Honorary Consul must bear the nationality of the appointing country or the Vietnamese nationality.

2. In case the appointing country wishes to appoint a dual nationality or multiple nationality person as Honorary Consul, it must have the consent of the Foreign Ministry. This consent may be revoked at any time without justifying the reason.

Article 5.- The person proposed to be accepted as Honorary Consul must have his/her residence or working place in the consular area of the consular office headed by himself/herself, must reside or work for at least one year in the consular area, have a clear judicial record, is financially capable and must not be the Honorary Consul of another foreign country in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. In case a Honorary Consul cannot perform his/her function, the appointing country may propose the Foreign Ministry to accept a provisional substitute for such Honorary Consul, and at the same time justify the reason and the time of substitution as well as the consular function that this person shall perform attached to his/her resume.

2. After consulting the concerned agencies, the Foreign Ministry shall consider the acceptance of the provisional substitute for the Honorary Consul. This acceptance may be revoked at any time without justifying the reason.

Article 7.- The Foreign Ministry shall guide the settlement of the change of the office, expansion or narrowing of the consular area, the replacement of the Honorary Consul, the termination of the operation of the consular office and the Honorary Consul.

Article 8.-

1. The Honorary Consul is entitled to perform the consular function authorized by the appointing country and accepted by the Foreign Ministry.

2. The competent agencies of Vietnam shall create favorable conditions for the consular office and the Honorary Consul to perform their function in compliance with Vietnamese law, the international treaties which Vietnam has signed or acceded to, or the agreement between Vietnam and the appointing country.

Article 9.-

1. While performing his/her consular function, the Honorary Consul has the right:

a/ To directly contact and work with the local agencies of Vietnam within the consular area;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If he/she intends to organize protocol functions (parties, film projection...) to which Vietnamese citizens are invited or which need assistance from the Vietnamese side, the Honorary Consul shall have to notify seven days in advance the local external affairs agency or an agency appointed by the Peoples Committee of the province or centrally-run city.

Article 10.- The file dossiers and documents of the consular office are impregnable on condition that these dossiers and documents are kept separately from the papers, documents and mail of a personal character or related to the profession or commercial activities of the Honorary Consul and the persons working together with the Honorary Consul.

Article 11.- The consular office may recruit labor in service of consular affairs on the basis of compliance with relevant regulations of Vietnamese law.

Article 12.-

1. The consular office may use ordinary communications means such as mail, telex, telephone, fax... through the post and telecommunications system of Vietnam.

2. Only in cases permitted by the Foreign Ministry shall the consular office be allowed to use diplomatic courier, consular courier, diplomatic bag, consular bag and coded message to liaise with the diplomatic missions, consular offices or the government of the appointing country.

Article 13.-

1. The consular office and the Honorary Consul who are not citizens of Vietnam or foreigners residing in Vietnam, shall enjoy the privileges and immunities according to the Ordinance of August 23, 1993 on privileges and immunities reserved for diplomatic missions, consular offices and representative offices of international organizations in Vietnam, the legal documents guiding the implementation of this Ordinance and the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

2. The Honorary Consul who is a Vietnamese citizen or a foreigner residing in Vietnam or the provisional substitute for the Honorary Consul, is entitled to inform the appointing country when he/she is arrested, held in temporary custody or temporary detention or is prosecuted; entitled not to supply evidences related to the consular function, and to immunity from trial reserved for Honorary Consuls according to the Ordinance of August 23, 1993 on privileges and immunities for diplomatic missions, consular offices and representative offices of international organizations for their official activities while performing their consular function.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- The Honorary Consul, the provisional substitute for the Honorary Consul are obliged to respect the law and customs of Vietnam.

Article 15.- The Ministry for Foreign Affairs shall have to guide the implementation of this Regulation.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 139/2000/QĐ-TTg ngày 04/12/2000 về Quy chế về lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.295

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.149.24
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!