Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 184-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 30/11/1994 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 184-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 1994

  

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 184-CP NGÀY 30-11-1994 QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC KẾT HÔN, NHẬN CON NGOÀI GIÁ THÚ, NUÔI CON NUÔI, NHẬN ĐỠ ĐẦU GIỮA CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986;
Để quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 

Điều 1. Nghị định này quy định thủ tục đăng ký việc kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký việc nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Điều 2. Bộ Tư pháp thực hiện việc quản lý Nhà nước trong việc kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Chỉ đạo và hướng dẫn các Sở Tư pháp, Cơ quan Đại diện ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự) trong việc thi hành pháp luật và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch;

b) Phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành hữu quan bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam, đặc biệt của trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi và thường trú ở nước ngoài;

c) Ban hành các mẫu giấy tờ, Sổ đăng ký hộ tịch và quản lý thống nhất việc in ấn, phát hành;

d) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo liên quan;

đ) Thực hiện các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này.

Điều 3. Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định này.

Điều 4.

1- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh), nơi thường trú của công dân Việt Nam, có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký việc nuôi con nuôi, cộng nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Sở Tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với cơ quan công an cùng cấp ở địa phương mình (sau đây gọi tắt là cơ quan công an) thẩm tra hồ sơ và đề xuất ý kiến Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

2- Cơ quan Ngoại giao, lãnh sự nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc đăng ký kết hôn, đăng ký việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu ở nước ngoài giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Điều 5

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc công chứng liên quan đến hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài phải được Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được hợp pháp hoá lãnh sự hoặc được cơ quan công chứng Việt Nam chứng thực.

Điều 6.

Người xin đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi và công nhận việc nuôi con nuôi theo quy định của Nghị định này phải nộp lệ phí.

Mức lệ phí, việc quản lý và sử dụng lệ phí do Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Chương 2:

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN VÀ CÔNG NHẬN VIỆC KẾT HÔN

Điều 7.

1- Khi xin đăng ký kết hôn, mỗi bên phải làm tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.

Kèm theo tờ khai có các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao giấy khai sinh;

b) Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà đương sự là công dân được cấp chưa quá ba tháng, xác nhận người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế được cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình, không mắc bệnh hoa liễu, không bị nhiễm vi rút HIV.

2- Đối với người nước ngoài, ngoài những giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn và việc kết hôn với công dân Việt Nam được pháp luật của nước họ công nhận; nếu pháp luật của nước đó có quy định việc cấp phép kết hôn với người nước ngoài thì phải ghi rõ là "được phép".

3- Trong trường hợp công dân Việt Nam là người đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc là người đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia, thì ngoài những giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh xác nhận việc họ kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật quốc gia hoặc không trái với quy định của ngành đó.

Điều 8. Giấy tờ quy định tại Điều 7 Nghị định này phải được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp cho Sở Tư pháp, nếu việc kết hôn được tiến hành tại Việt Nam; hoặc nộp cho Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, nếu việc kết hôn được tiến hành ở nước ngoài.

Điều 9.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự quyết định đăng ký hoặc không đăng ký việc kết hôn; nếu cần thẩm tra thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 30 ngày.

Trong trường hợp không đăng lý việc kết hôn, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự thông báo bằng văn bản cho đương sự.

Điều 10. Trình tự đăng ký kết hôn tại Việt Nam được tiến hành như sau:

1- Sau khi nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan công an thẩm tra hồ sơ.

2- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan công an trả lời bằng văn bản; nếu cần thẩm tra thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 15 ngày.

3- Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan công an, Sở Tư pháp đề xuất ý kiến trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

4- Nếu xét thấy đương sự có đủ điều kiện kết hôn, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ký giấy chứng nhận kết hôn.

5- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ký giấy chứng nhận kết hôn, trừ trường hợp đương sự có yêu cầu khác về thời hạn, Sơ Tư pháp tiến hành việc trao giấy chứng nhận kết hôn cho đương sự và ghi vào Sổ đăng ký kết hôn.

Cả hai bên đương sự đều phải có mặt và xuất trình hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp lệ khác thay thế.

Điều 11. Trình tự đăng ký kết hôn tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự được tiến hành như sau:

1- Sau khi nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự thẩm tra hồ sơ và trong trường hợp cần thiết, phải trao đổi ý kiến với các cơ qua hữu quan trong nước.

2- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, cơ quan hữu quan trong nước trả lời bằng văn bản; nếu cần thẩm tra thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 15 ngày.

3- Nếu xét thấy đương sự có đủ điều kiện kết hôn và việc đăng ký kết hôn không trái với pháp luật của nước tiếp nhận, người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự ký giấy chứng nhận kết hôn.

4- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ký giấy chứng nhận kết hôn, trừ trường hợp đương sự có yêu cầu khác về thời hạn, Cơ quan Ngoại giao, lãnh sự tiến hành việc trao giấy chứng nhận kết hôn cho đương sự và ghi vào Sổ đăng ký kết hôn.

Cả hai bên đương sự đều phải có mặt và xuất trình Hộ chiếu, hoặc giấy tờ hợp lệ khác thay thế.

Điều 12.

1- Để việc kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài đã tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, đương sự thường trú tại Việt Nam phải làm đơn theo mẫu quy định gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Kèm theo đơn phải có giấy chứng nhận kết hôn.

Các giấy tờ này được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp cho Sở Tư pháp.

2- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Sở Tư pháp thẩm tra hồ sơ và đề xuất ý kiến trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

3- Nếu khi kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm các Điều 5, 6 và 7 của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, và việc công nhận kết hôn không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ký quyết định công nhận việc kết hôn.

4- Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ký quyết định công nhận việc kết hôn, trừ trường hợp đương sự có yêu cầu khác về thời hạn, Sở Tư pháp trao quyết định cho đương sự và ghi vào Sổ đăng ký kết hôn.

Chương 3:

THỦ TỤC CÔNG NHẬN VIỆC CHA, MẸ NHẬN CON NUÔI NGOÀI GIÁ THÚ

Điều 13.

1- Người nước ngoài xin nhận con ngoài giá thú là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam xin nhận con ngoài giá thú là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, phải làm đơn gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi thường trú của người con.

Kèm theo đơn phải có các giấy tờ cần thiết chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con.

2- Giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp cho Sở Tư pháp.

Điều 14.

1- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận hoặc không công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú; nếu cần thẩm tra thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 30 ngày.

2- Trong quá trình xem xét, nếu có tranh chấp về việc nhận con ngoài giá thú mà không thuộc thẩm quyền của mình, thì Uỷ ban nhân dân tỉnh đình chỉ việc xem xét và thông báo bằng văn bản cho đương sự.

Điều 15. Trình tự công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú được tiến hành như sau:

1- Sau khi nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Sở Tư pháp niêm yếu công khai tại trụ sở các thông tin cần thiết liên quan đến yêu cầu của đương sự, thẩm tra hồ sơ và đề xuất ý kiến trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

2- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét ý kiến của Sở Tư pháp, nếu xét thấy có đủ căn cứ pháp luật, thì ký quyết định công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú.

3- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ký quyết định công nhận, trừ trường hợp đương sư có yêu cầu khác về thời hạn, Sở Tư pháp trao quyết định công nhận cho đương sự và thông báo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đã đăng ký sinh cho người con để ghi vào Sổ khai sinh.

Chương 4:

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI VÀ CÔNG NHẬN VIỆC NUÔI CON NUÔI

Điều 16.

1- Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải làm đơn theo mẫu quy định gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Nếu người xin nhận con nuôi đang có vợ hoặc có chồng thì trong đơn phải có ý kiến thoả thuận của vợ hoặc chồng.

2- Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu hay giấy tờ hợp lệ khác thay thế của người xin nhận con nuôi;

b) Giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước mà người xin nhận con nuôi là công dân được cấp chưa quá 6 tháng, xác nhận người đó có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó và việc xin nhận trẻ en Việt Nam làm con nuôi được công nhận ở nước đó;

c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế được cấp chưa quá 6 tháng, xác nhận người đó có sức khoẻ, không mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm;

d) Giấy xác nhận được cấp chưa quá 6 tháng, xác nhận về mức thu nhập hàng năm của người đó đủ đảm bảo việc nuôi dưỡng con nuôi;

e) Giấy cam kết theo mẫu quy định về việc hàng năm thông báo cho Bộ Tư pháp, đồng thời cho Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, nơi ra quyết định cho nhận con nuôi, về tình trạng phát triển của con nuôi cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi; thông báo này phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi con nuôi thường trú;

g) Bản sao giấy khai sinh của trẻ em được xin nhận làm con nuôi;

h) Giấy xác nhận của cha mẹ hoặc của người đỡ đầu của trẻ em tự nguyện đồng ý cho trẻ em đó làm con nuôi người nước ngoài; trong trường hợp không có cha mẹ hoặc người đỡ đầu thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người trực tiếp nuôi dưỡng; nếu là trẻ em đang sống trong các cơ sở nuôi dưỡng, thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng đó.

Đối với trẻ em từ 9 tuổi trở lên thì còn phải có văn văn của trẻ em đó đồng ý làm con nuôi người nước ngoài.

3- Trong trường hợp trẻ em sơ sinh bị bỏ lại ở cơ sở y tế được xin nhận làm con nuôi, thì giấy tờ quy định tại điểm h Khoản 2 của Điều này, được thay thế bằng văn bản đồng ý của người đứng đầu cơ sở y tế đó.

Điều 17.

1- Giấy tờ quy định tại Điều 16 của Nghị định này được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp cho Sở Tư pháp.

2- khi nộp hồ sơ, người nước ngoài phải xuất trình Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ khác thay thế.

Điều 18.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định việc cho hoặc không cho người nước ngoại nhận con nuôi; nếu cần thẩm tra thêm thì thời hạn kéo dài không quá 30 ngày.

Trong trường hợp từ chối việc cho người nước ngoài nhận con nuôi, Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo bằng văn bản cho đương sự.

Điều 19.Trình tự giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam tại Việt Nam làm con nuôi được thực hiện như sau:

1- Sau khi nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan công an thẩm tra hồ sơ.

2- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan công an trả lời bằng văn bản; nếu cần thẩm tra thêm thì thời hạn kéo dài không quá 15 ngày.

3- Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan công an, Sở Tư pháp đề xuất ý kiến trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

4- Nếu xét thấy đương sự có đủ điều kiện nuôi con nuôi và việc nuôi con nuôi là có lợi cho trẻ em đó, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ký quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi.

5- Sở Tư pháp tiến hành việc giao nhận con nuôi trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ký quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi, trừ trường hợp người nuôi có yêu cầu khác về thời hạn, nhưng không được kéo dài quá 3 tháng.

Điều 20.

Việc giao nhận con nuôi được tiến hành tại Sở Tư pháp, với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp, người nuôi, con nuôi, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của trẻ em đó.

Khi giao nhận, đại diện Sở Tư pháp trao quyết định cho người nuôi và ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi.

Việc giao nhận con nuôi phải được ghi thành biên bản theo mẫu quy định.

Điều 21.

1- Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam cư trú ở nước ngoài làm con nuôi phải làm đơn theo mẫu quy định gửi Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự.

Đơn, giấy tờ kèm theo và thủ tục nộp hồ sơ, phải tuân theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Nghị định này.

2- Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự quyết định việc cho hoặc không cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi; nếu cần thẩm tra thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 30 ngày.

Trong trường hợp từ chối việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự thông báo bằng văn bản cho đương sự.

Điều 22. Trình tự giải quyết cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam ở nước ngoài làm con nuôi được tiến hành như sau:

1- Sau khi nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự thẩm tra hồ sơ; nếu xét thấy người xin nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi là có lợi cho trẻ em đó và việc nhận con nuôi không trái với pháp luật của nước tiếp nhận, thì đề xuất ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tư pháp để cho ý kiến.

2- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, Bộ Tư pháp trả lời bằng văn bản; nếu cần thẩm tra thêm thì thời hạn kéo dài không quá 15 ngày.

3- Sau khi nhận được văn bản đồng ý của Bộ Tư pháp, người đứng đầu cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự ký quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em làm con nuôi và tiến hành việc giao nhận con nuôi trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ký quyết định, trừ trường hợp người nuôi có yêu cầu khác về thời hạn, nhưng không được kéo dài quá 3 tháng.

4- Việc giao nhận con nuôi được tiến hành tại Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, với sự có mặt của đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, người nuôi, con nuôi, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của trẻ em đó.

5- Khi giao nhận, đại diện Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự trao quyết định cho người nuôi và ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi.

Việc giao nhận con nuôi phải được ghi thành biên bản theo mẫu quy định.

Điều 23.

1- Công dân Việt Nam xin nhận trẻ em là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam làm con nuôi phải làm đơn theo mẫu quy định gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi thường trú của trẻ em đó.

Nếu người xin nhận con nuôi đang có vợ hoặc có chồng thì trong đơn phải có ý kiến thoả thuận của vợ hoặc chồng.

2- Kèm theo đơn phải có các giấy tờ quy định tại các điểm a, c, d, h Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này và các giấy tờ sau đây:

a) Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người xin nhận con nuôi thường trú, xác nhận người đó có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật;

b) Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ em đó là công dân đồng ý cho trẻ em đó làm con nuôi công dân Việt Nam.

3- Thủ tục nộp hồ sơ, trình tự giải quyết việc nuôi con nuôi và việc giao nhận con nuôi phải tuân theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20 của Nghị định này.

Điều 24.

1- Để việc nuôi con nuôi giữa người nuôi là công dân Việt Nam và con nuôi là người nước ngoài đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, thì công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam phải làm đơn theo mẫu quy định gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Kèm theo đơn phải có quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.

Các giấy tờ này được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp cho Sở Tư pháp.

2- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và lệ phí, Sở Tư pháp thẩm tra hồ sơ và đề xuất ý kiến trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

3- Nếu việc đăng ký nuôi con nuôi đã tiến hành ở nước ngoài không vi phạm các Điều 34, 35 và 36 của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và việc công nhận nuôi con nuôi không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia định Việt Nam, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ký quyết định công nhận việc nuôi con nuôi.

4- Sở Tư pháp trao quyết định cho đương sự và ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ký quyết định công nhận, trừ trường hợp đương sự có yêu cầu khác về thời hạn.

Điều 25.

1- Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam thường trú tại Việt Nam làm con nuôi mà chưa xác định được cụ thể em nào, thì làm đơn gửi Bộ Tư pháp Việt Nam để đề đạt nguyện vọng đó.

Trong đơn phải ghi rõ họ tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi thường trú, địa chỉ liên lạc, lý do xin nhận con nuôi và các yêu cầu cụ thể về con nuôi.

2- Sau khi nhận được đơn, Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan hữu quan giới thiệu trẻ em cho người xin nhận con nuôi theo yêu cầu của người đó. Nếu người xin nhận con nuôi chấp thuận, thì phải thực hiện các thủ tục xin nhận con nuôi theo quy định của Nghị định này.

Chương 5:

THỦ TỤC CÔNG NHẬN VIỆC ĐỠ ĐẦU

Điều 26.

1- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận đỡ đầu trẻ em Việt Nam thường trú tại Việt Nam phải làm đơn theo mẫu quy định gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Kèm theo đơn phải có các giấy tờ sau đây:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc Hộ chiếu hay giấy tờ hợp lệ khác thay thế của người nhận đỡ đầu và bản sao giấy khai sinh của trẻ em Việt Nam.

b) Bản sao giấy chứng nhận thường trú của người nhận đỡ đầu và bản sao Sổ hộ khẩu của trẻ em Việt Nam.

c) Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nước ngoài thường trú được cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận người đó có tư cách đạo đức tốt và có điều kiện thực tế để làm người đỡ đầu theo quy định tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.

d) Giấy xác nhận của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp khác của trẻ em đồng ý cho người nước ngoài nhận đỡ đầu trẻ em đó.

2- Giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp cho Sở Tư pháp.

Điều 27.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định công nhận hoặc không công nhận việc đỡ đầu; nếu cần thẩm tra thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 15 ngày.

Trong trường hợp từ chối công nhận việc đỡ đầu, Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo bằng văn bản cho đương sự.

Điều 28.

Trình tự giải quyết việc cho người nước ngoài nhận đỡ đầu trẻ em Việt Nam tại Việt Nam được tiến hành như sau:

1- Sau khi nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan công an thẩm tra hồ sơ.

2- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghi của Sở Tư pháp, cơ quan công an trả lời bằng văn bản; nếu cần thẩm tra thêm thì thời hạn kéo dài không quá 7 ngày.

3- Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan công an, Sở Tư pháp đề xuất ý kiến trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

4- Nếu xét thấy người nước ngoài có đủ điều kiện để đỡ đầu trẻ em Việt Nam và việc đỡ đầu là có lợi cho trẻ em đó, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ký quyết định công nhận việc đỡ đầu.

5- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ký quyết định, nếu người đỡ đầu không có yêu cầu khác về thời hạn, Sở Tư pháp tiến hành trao quyết định công nhận việc đỡ đầu cho người nước ngoài và ghi vào Sổ đăng ký đỡ đầu.

6- Quyết định công nhân việc đỡ đầu được sao gửi cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người đỡ đầu và người được đỡ đầu để thực hiện giám sát việc đỡ đầu.

Điều 29.

1- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam nhận đỡ đầu trẻ em là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải làm đơn theo mẫu quy định gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2- Đơn, các giấy tờ kèm theo, thủ tục nộp hồ sơ, trình tự giải quyết việc công dân Việt Nam nhận đỡ đầu trẻ em là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải tuân theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Nghị định này.

Điều 30.

1- Người nước ngoài nhận đỡ đầu trẻ em Việt Nam cư trú ở nước ngoài phải làm đơn theo mẫu quy định gửi Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự.

Kèm theo đơn phải có các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm d, Khoản 1 Điều 26 của Nghị định này và giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân được cấp chưa quá 3 tháng, xác nhận người đó có đủ điều kiện để làm người đỡ đầu theo pháp luật của nước đó.

2- Giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này được lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp cho Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự.

3- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự quyết định công nhận hoặc không công nhận việc đỡ đầu; nếu cần thẩm tra thêm thì thời hạn kéo dài không quá 15 ngày.

Trong trường hợp từ chối công nhận việc đỡ đầu, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự thông báo bằng văn bản cho đương sự.

Điều 31.

Trình tự giải quyết việc cho người nước ngoài nhận đỡ đầu trẻ em Việt Nam ở nước ngoài được tiến hành như sau:

1- Sau khi nhận đủ hồ sơ, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự thẩm tra hồ sơ; nếu xét thấy người nước ngoài có đủ điều kiện để đỡ đầu trẻ em Việt Nam và việc đỡ đầu là có lợi cho trẻ em đó, thì đề xuất ý kiến bằng văn bản gửi Bộ Tư pháp để cho ý kiến.

2- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, Bộ Tư pháp trả lời bằng văn bản; nếu cần thẩm tra thêm, thì thời hạn kéo dài không quá 15 ngày.

3- Sau khi nhận được văn bản đồng ý của Bộ Tư pháp, người đứng đầu Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự ký quyết định công nhận việc đỡ đầu.

4- Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày ký quyết định, nếu người đỡ đầu không có yêu cầu khác về thời hạn, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự tiến hành đăng ký việc đỡ đầu, trao quyết định công nhận việc đỡ đầu cho người đỡ đầu và ghi vào Sổ đăng ký đỡ đầu.

Quyết định công nhận việc đỡ đầu sao gửi cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi thường trú của người đỡ đầu và của người được đỡ đầu để phối hợp giám sát việc đỡ đầu.

Chương 6:

GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 32.

Đương sự có quyền khiếu nại quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự và khiếu nại, tố cáo việc làm trái pháp luật của cơ quan cũng như của công chức trong việc giải quyết việc đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài theo trình tư, thủ tục do pháp luật quy định.

Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, thì có quyền gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Quyết đinh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định cuối cùng.

 Điều 33

Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, thì có quyền gửi đơn khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Quyết đinh của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định cuối cùng.

 

Điều 34.

1- Người nào khai không đúng sự thật trong hồ sơ, giả mạo giấy tờ trong việc xin đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu quy định tại Nghị định này, thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2- Người nào lợi dụng việc đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu quy định tại Nghị định này nhằm mục đích vụ lợi, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 35.

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà có việc làm trái pháp luật trong việc giải quyết việc đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi và công nhận việc đỡ đầu quy định tại Nghị định này, thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 36.

1- Trong trường hợp Hiệp định Tương trợ Tư pháp, Hiệp định Lãnh sự và các điều ước quốc tế khác mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về thủ tục khác với các quy định của Nghị định này, thì áp dụng quy định của các điều ước quốc tế đó.

2- Các quy định của Nghị định này cũng được áp dụng đối với việc đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài.

Điều 37. Giấy xác nhận quy định tại điểm b Khoản 1, Khoản 2 Điều 7, điểm b Khoản 2 Điều 16, điểm b khoản 2 Điều 23 và Khoản 1 Điều 30 của Nghị định này được áp dụng đối với người không quốc tịch, người có hai hoặc nhiều quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

a) Đối với người không quốc tịch - là giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú;

b) Đối với người có hai hoặc nhiều quốc tịch nước ngoài - là giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú đồng thời có quốc tích; nếu người đó không thường trú tại một trong các nước mà người đó có quốc tịch, là giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ khác thay thế;

c) Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài - là giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước đó.

Điều 38.

1- Bộ Tư pháp hàng năm báo cáo Chính phủ tình hình đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

2- Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo định ký 6 tháng và hàng năm cho Bộ Tư pháp về tình hình đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài ở địa phương mình.

Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm cho Bộ tư pháp và Bộ Ngoại giao về tình hình đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

Điều 39.

1- Uỷ ban nhân dân tỉnh, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, sau khi giải quyết việc đăng ký kết hôn, công nhận việc kết hôn, công nhận việc cha, mẹ nhận con ngoài giá thú, đăng ký nuôi con nuôi, công nhận việc nuôi con nuôi và công nhận việc đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, có trách nhiệm gửi 1 bộ hồ sơ cho Bộ Tư pháp; nếu từ chối việc đăng ký hoặc công nhận, thì toàn bộ 2 bộ hồ sơ phải được lưu trữ tại Sở Tư pháp hoặc Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự. Trong trường hợp có khiếu nại theo quy định tại Điều 33 của Nghị định này, Sở Tư pháp, Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự gửi 1 bộ hồ sơ cho Bộ Tư pháp để giải quyết theo thẩm quyền.

2- Trong trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài hoặc được người nước ngoài nhận làm con nuôi xuất cảnh ra nước ngoài để định cư, thì Bộ Nội vụ thông báo cho Bộ Tư pháp biết; Bộ Tư pháp, thông qua Bộ Ngoại giao gửi thông báo cho Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự về việc này để quản lý, theo dõi và trong trường hợp cần thiết, thực hiện việc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Điều 40.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký.

Bãi bỏ Nghị định số 12-HĐBT ngày 1-2-1989 của Hội đồng Bộ trưởng về thủ tục kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quyết định số 145-HĐBT ngày 29-4-1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam bị mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do ngành Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.

Điều 41.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 184-CP

Hanoi, November 30, 1994

 

DECREE

STIPULATING THE PROCEDURE OF MARRIAGE, ADOPTION OF OUT-OF- WEDLOCK CHILDREN, ADOPTION OF CHILDREN, AND TUTORSHIP OF CHILDREN BETWEEN VIETNAMESE CITIZENS AND FOREIGNERS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government on the 30th of September 1992;
Pursuant to the Law on marriage and the Family in 1986;
In order to provide details for the implementation of some provisions of the Ordinance on Marriage and Family Relationship between Vietnamese Citizens and Foreigners;
At the proposal of the Minister of Justice,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Decree defines the procedures for registration and recognition of marriage, recognition of the adoption of children by parents, registration and recognition of out-of-wedlock adoption of children, and recognition of tutorship of children between Vietnamese citizens and foreigners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Directing and guiding the Juridical Service, the Diplomatic Representations and Consulates of Vietnam in foreign countries (hereunder referred to as diplomatic and consular offices) in implementing the law and procedures of population registration;

b/ Cooperating with the Ministry of Foreign Affairs and other ministries and branches concerned in protecting the legitimate rights and interests of Vietnamese citizens, particularly those of Vietnamese children who are adopted by foreigners and reside in foreign countries;

c/ Issuing paper forms and household population registers, and exercising unified control of their printing and distribution;

d/ Inspecting and supervising the implementation of laws and settling in their capacity the related complaints and denunciations;

e/ Furthering international relations in this field.

Article 3.- The Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Interior shall have to direct and guide their affiliated agencies in implementing the tasks and powers stipulated by the Decree.

Article 4.-

1. The People's Committees of provinces and cities directly under the Central Government (hereunder deferred to as provincial People's Committees) where Vietnamese citizens reside, are authorized to settle the registration and recognition of marriage, recognition of the adoption of out-of-wedlock children by parents, registration and recognition of adoptions, and recognition of tutorships between Vietnamese citizens and foreigners.

The Juridical Service shall receive the dossier, and in cooperation with the Security Service of the same level (hereunder referred to as Security Service), check the dossier and submit its suggestion to the provincial Peoples Committee for decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 5.- The papers, issued by the authorized agency or certified by the notary public of a foreign country concerning the marriage and family relationship between Vietnamese citizens and foreigners, must be legalized by the diplomatic or consular office or the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam in accordance with Vietnams laws.

The papers written in a foreign language must be translated into Vietnamese, and the translated version must be legalized by the consulate or certified by Vietnams notary public.

Article 6.- Those who wish to have their marriage registered and recognized, to adopt out-of-wedlock children, and to have their adoption of children registered and recognized in accordance with this Decree, must pay a fee.

The rates of the fee, the management and use of fees shall be decided by the Minister of Finance and the Minister of Justice.

Chapter II

PROCEDURE OF REGISTERING AND RECOGNIZING MARRIAGE

Article 7.-

1. In registering their marriage, each side must fill in an application for marriage according to the set form.

Enclosed with the application are the following papers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ A certificate not more than 3 months old of the authorized agency of the country of which the applicant is a citizen, certifying that the concerned person is single;

c/ A certificate not more than 3 months old of a medical organization that the concerned person is not mentally ill, or if he/she is, he/she is still conscious of his/her act, that the concerned person is not infected with a venereal disease or HIV.

2. With regard to foreigners, in addition to the papers mentioned at Point 1 of this Article, they must have a paper certifying that they are fully qualified for marriage and that their marrying a Vietnamese citizen is recognized by their country s law; if the law of the concerned country has a close allowing its citizens to marry foreigners, then the paper must be marked with "Granted".

3. In case the concerned Vietnamese citizen is serving in the armed forces or working in a branch related to national secrets, in addition to the papers mentioned at Point 1 of this Article, he/she must also submit a certificate of his/her controlling organization at the central or provincial level, that his/her marriage with a foreigner does not affect the keeping of national secrets or is not at variance with the regulations of that service.

Article 8.- The papers mentioned at Article 7 of this Decree must be done in two sets and submitted to the Juridical Service if the marriage is organized in Vietnam; or to the diplomatic or consular office if the marriage is organized in a foreign country.

Article 9.- Within 60 days after receiving the dossier, the provincial Peoples Committee, the diplomatic or consular office must decide whether or not to register the marriage; if further verification is needed, the time limit may be extended but by not more than 30 days.

In case they refuse to register the marriage, the provincial People’s Committee, the diplomatic or consular office must notify in writing the concerned person of their refusal.

Article 10.- The order in registering a marriage in Vietnam is as follows:

1. After receiving the dossier and fee, the Juridical Service in cooperation with the Security Service, shall check the dossier.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. After receiving the written answer from the Security Service, the Juridical Service shall make its suggestion to the provincial People’s Committee for decision.

4. If the concerned person is judged qualified for the marriage, the President of the provincial Peoples Committee shall sign the marriage certificate.

5. Within 7 days after signing the marriage certificate, the Juridical Service shall deliver the marriage certificate to the person concerned and register it in the Marriage Register unless otherwise requested by the person concerned about the time limit.

Both sides must be presented and produce their passport and ID card, or other valid papers as substitutes.

Article 11.- The order in registering a marriage at the diplomatic or consular office is as follows:

1. After receiving the dossier and fee, the diplomatic or consular office shall check the dossier, and if necessary, discuss with the offices concerned in Vietnam.

2. Within 30 days after receiving the official request from the diplomatic or consular office, the offices concerned at home must give their answer in writing; if further verification is needed, the time limit may be extended but by not more than 15 days.

3. If the person concerned is judged qualified for the marriage and the registration of the marriage is not at variance with the laws of the receiving country, the Head of the diplomatic or consular office shall sign the marriage certificate.

4. Within 7 days after signing the marriage certificate, the diplomatic or consular office shall deliver the marriage certificate to the person concerned and register it in the Marriage Register unless otherwise requested by the person concerned about the time-limit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.-

1. For the marriage of a Vietnamese citizen and a foreigner which has already been organized at the authorized institution of a foreign country, to be recognized in Vietnam, the person concerned residing in Vietnam must fill in an application according to the set form and send it to the provincial Peoples Committee.

The application must be enclosed with the marriage certificate.

These papers must be done in two sets and sent to the Juridical Service.

2. Within 30 days after receiving the dossier and fee, the Juridical Service shall check the dossier and give its suggestion to the provincial Peoples Committee for decision.

3. In registering his/her marriage, if the Vietnamese citizen does not violate Article 5, 6 and 7 of the Law on Marriage and the Family of Vietnam and the recognition of the marriage is not at variance with the basic principles of the Law on marriage and the Family of Vietnam, then the President of the provincial Peoples Committee shall sign the decision of recognition.

4. Within 7 days after signing the decision, the Juridical Service shall deliver the decision to the person concerned and register it in the marriage Register unless otherwise requested by the person concerned about the time limit.

Chapter III

PROCEDURE OF RECOGNIZING THE ADOPTION OF OUT-OF-WEDLOCK CHILDREN BY PARENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A foreigner applying for the adoption of an out-of-wedlock child who is a Vietnamese citizen residing in Vietnam, a Vietnamese citizen applying for the adoption of an out-of-wedlock child who is a foreigner residing in Vietnam, must send his/her application to the provincial People’s Committee in the locality where the child resides.

Enclosed with the application are the necessary papers proving their parental or maternal relationship.

2. The papers mentioned a Point 1 of this Article must be done in two sets and sent to the Juridical Service.

Article 14.-

1. Within 60 days after receiving the dossier, the provincial Peoples Committee shall decide whether or not to recognize the adoption of an out-of-wedlock child by the parents; if further examination is needed, the time-limit may be extended but by not more than 30 days.

2. While the application is being considered, if a dispute arises over the adoption of the out-of-wedlock child outside its jurisdiction, the provincial Peoples Committee shall suspend the consideration and notify the person concerned.

Article 15.- The order in recognizing the adoption of an out-of-wedlock child by parents is as follows:

1. After receiving the full dossier and the fee, the Juridical Service shall put on public notice at its office the necessary information concerning the request of the person concerned, check the dossier, and give its suggestion to the provincial People s Committee for decision.

2. The President of the provincial Peoples Committee shall consult the juridical Service, and if it is found to have the necessary legal basis, shall sign the decision recognizing the adoption of the out-of-wedlock child by the parents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

PROCEDURE FOR REGISTERING AND RECOGNIZING CHILD ADOPTIONS

Article 16.-

1. A foreigner wishing to adopt a Vietnamese child residing in Vietnam must file an application in accordance with the set form and send it to the provincial People's Committee.

If the applicant is married, his/her application must have the consents of his/her spouse.

2. Enclosed with the application are the following papers:

a/ A copy of the birth certificate, or passport, or another valid paper of the applicant as substitute.

b/ A certificate not more than 6 months old of the authorized State institution of the country of which the applicant is a citizen, that the person concerned is quantified to bring up an adoptive child in accordance with the laws of that country, and that the adoption of Vietnamese children is recognized by that country;

c/ A certificate not more than 6 months old of a medical organization that the person concerned is in good health and not affected with mental or contagious diseases;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ A guarantee made in accordance with the set form certifying that every year he/she shall report to the Ministry of Justice, and also to the provincial People's Committee or the diplomatic or consular office which has issued the decision for the adoption of the child, on the growth process of the child until he/she is 18 years old; this report must be verified by the authorized agency of the country where the adoptive child resides;

f/ A copy of the birth certificate of the child to be adopted;

g/ A writ from the child s parents or tutor certifying that they agree to let the child be adopted by the foreigner concerned; in case the child has no parents or tutor, the person who directly brings up the child must give hi/her consent in writing; if the child is living at a child care center, the Head of the center must give his/her consent in writing.

With regard to children 9 years old and above, they must personally give their consent in writing to their adoption by a foreigner.

3. In case of the adoption of a baby abandoned at a medical institution, the papers mentioned at Point g in Item 2 of this Article, shall be replaced by a written consent of the Head of that medical institution.

Article 17.-

1. The papers mentioned at Article 16 of this Decree must be done in two sets and sent to the Juridical Service.

2. In submitting his/her dossier, the foreigner concerned must produce his/her passport or another valid paper as substitute.

Article 18.- Within 60 days after receiving the dossier, the provincial People's Committee shall decide whether or not to permit the foreigner concerned to adopt the child; it further verification is needed, the time-limit may be extended but by not more than 30 days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- The order in settling the adoption of Vietnamese children in Vietnam by foreigners is as follows:

1. After receiving the dossier and fee, the Juridical Service in cooperation with the Security Service shall check the dossier.

2. Within 30 days after receiving the official request from the Juridical Service, the Security Service must give its answer in writing; it further verification is needed, the time-limit may be extended but by not more than 15 days.

3. After receiving the written answer from the Security Service, the Juridical Service shall give its suggestion to the provincial People s Committee for decision.

4. If the applicant is judged qualified to bring up an adoptive child and the adoption is beneficial to the child, the President of the provincial Peoples Committee shall sign a decision allowing the foreigner concerned to adopt the child.

5. The Juridical Service shall proceed with the delivery of the child within 7 days from the date the decision is signed allowing the adoption by the foreigner, unless otherwise requested by the applicant about the time limit, but the extension shall not exceed 3 months.

Article 20.- The delivery and taking delivery of the adoptive child shall take place at the Juridical Service in the presence of the representative of the Juridical Service, the adoptive parent, the adoptive child, his(her) parents or their legal representative.

At the delivery, the representative of the Juridical Service shall hand over the decision to the adoptive parent and record it in the Register of Adoptions.

The delivery and taking delivery of the adoptive child must be recorded in an official document according to the prescribed form.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A foreigner who applies to adopt a Vietnamese child living in a foreign country shall file an application according to the prescribed form and send it to the diplomatic or consular office of Vietnam in his/her country.

The application, the attached papers and the procedures of filing the dossier shall comply with prescriptions at Article 16 and Article 17 of this Decree.

2. Within 90 days after receiving the full dossier and the fee, the diplomatic or consular office shall decide whether or not to accept the application. The time for consideration may be extended if further verification is needed, but by not more than 30 days.

In case of refusal, the diplomatic or consular office shall notify in writing the concerned person.

Article 22.- The order in settling the adoption of a Vietnamese child by a foreigner shall proceed as follows:

1. After receiving the full dossier and fee, the diplomatic or consular office shall check the dossier. If it decides that the applicant meets the conditions for adopting the child, that adoption is beneficial to the child and the adoption does not contravene the law of the receiving country, it shall make suggestion in writing to the Ministry of Justice for consideration.

2. Within 30 days after receiving the proposal of the diplomatic or consular office, the Ministry of Justice shall make a written reply. This time-limit may be extended if further verification is needed but by not more than 15 days.

3. After receiving the written approval of the Ministry of Justice, the Head of the diplomatic or consular office shall sign the decision to allow the applicant to adopt the child and carry out the deliver and taking delivery of the child within seven days after the signing of the decision, except otherwise requested by the adoptive parent (parents) concerning this time-limit, but any extension shall not exceed three months.

4. The delivery and taking delivery of the adoptive child shall proceed at the diplomatic or consular office in the presence of the representative of the diplomatic or consular office, the adoptive parent (parents), the adoptive child, the parents of the adoptive child or their legal representative.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The delivery and taking deliver must be recorded in the minute according to the prescribed form.

Article 23.-

1. A Vietnamese citizen who applies to adopt a foreign child residing in Vietnam must send an application in the prescribed form to the Peoples Committee of the province where this child resides.

If the applicant is a married man or woman, he/she must have the consent of his/her spouse stated in the application.

2. The application must be attached with the papers stipulated in Points a, c, d, f and of Item 2 Article 16 of this Decree and the following papers:

a/ A certificate by the People's Committee of the commune, ward or township where the applicant resides that he/she meets the conditions to adopt a child as prescribed by law.

b/ A written consent of the authorized agency of the country of which the child is a citizen, to allow him/her to be adopted by a Vietnamese citizen.

3. The procedure of filing the dossier, the order in the settlement of the delivery and taking delivery of the adoptive child must conform with the stipulations at Articles 17, 18, and 20 of this Decree.

Article 24.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The application must be attached with the decision to recognize the adoption.

These papers must be done in two sets and sent to the Juridical Service.

2. Within 30 days after receiving the full dossier and the fee, the Juridical Service shall check the dossier and give its suggestion to the Provincial Peoples Committee for decision.

3. If the registration of the adoption takes place in the foreign country and does not violate Articles 34, 35 and 36 of the Law on marriage and the Family of Vietnam and the adoption does not contravene the fundamental principles of the Law on Marriage and the Family of Vietnam, the President of the provincial People's Committee shall sign the decision to recognize the adoption.

4. The Juridical Service shall hand over the decision to the concerned person and record it in the Register of Adoptions within seven days after the signing of the decision of recognition, except otherwise requested by the concerned person with regard to the time-limit.

Article 25.-

1. When a foreigner who wants to adopt a Vietnamese child residing in Vietnam but cannot yet determine which child to adopt, he may send an application to the Vietnam Ministry of Justice to express his wish.

The application must specify (his/her) name, date of birth, sex, nationality, profession, permanent residence and the contact address, the reason for adoption and specific demands about the adoptive child.

2. After receiving the application, the Ministry of Justice shall cooperate with the concerned offices to present the child to the applicant according to his request. If he accepts, the applicant must fill the procedures on adoption as stipulated in this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PROCEDURE OF RECOGNITION OF TUTORSHIP

Article 26.-

1. A foreign resident in Vietnam wishing to tutor a Vietnamese child residing in Vietnam, shall have to file an application in the prescribed form to the Peoples Committee in the province.

The application must be attached with the following papers:

a/ A copy of the birth certificate or the passport or other valid substitute paper of the applicant and a copy of the birth certificate of the Vietnamese child.

b/ A copy of the certificate of residence of the applicant and a copy of the residence register of the Vietnamese child.

c/ The certificate of the Peoples Committee at commune, ward or township issued to the foreign resident not more than three months earlier, that he/she has the required behavior and moral qualifications and practical conditions to act as a tutor as prescribed at Article 48 of the Law on Marriage and the Family of Vietnam.

d/ The certificate of the childs parents or other legal representative of the parents agreeing to the tutorship of the child by the foreigner.

2. The papers stipulated at Item 1 of this Article shall be made in two sets of dossier and sent to the Juridical Service.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case the tutorship is refused, the provincial Peoples Committee shall notify the concerned person in writing.

Article 28.- The order in the settlement of the tutorship of a Vietnamese child by a foreigner shall proceed as follows:

1. After receiving the full dossier, the Juridical Service shall cooperate with the Security Service to check the dossier.

2. Within 10 days after receiving the official proposal of the Juridical Service, the Security Service shall make a written reply. The time-limit may be extended if further verification is needed but by not more than 7 days.

3. After receiving they written reply of the Security Service, the Juridical Service shall make its proposal to the provincial Peoples Committee for decision.

4. If the foreigner is judged to meet the conditions for tutoring the Vietnamese child and the tutorship is judged beneficial to the child, the provincial Peoples Committee shall sign the decision to recognize this tutorship.

5. Within 7 days after the signing of the decision, if the tutor has no request to extend the time-limit, the Juridical Service shall hand over the decision recognizing the tutorship to the foreigner and record it in the Register of Tutorships.

6. The decision to recognize the tutorship shall be sent to the Peoples Committee of the commune, ward or township where the tutor and the tutored reside so that the tutorship may be supervised.

Article 29.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The application and attached papers together with the procedure of filing the dossier and the order in the settlement of the adoption of a foreign child residing in Vietnam by a Vietnamese citizen shall comply with the stipulations at Articles 26, 27 and 28 of this Decree.

Article 30.-

1. A foreigner who wishes to adopt a Vietnamese child residing abroad must make an application in the prescribed form and send it to the Vietnamese diplomatic or consular office.

The application must be attached with the papers stipulated at Point a and Point d of Item 1 of Article 26 of this Decree together with the certificate by the authorized agency of the foreign country of which the applicant is a citizen issued not more than 3 months earlier, that he/she fills the conditions of a tutor under the law of that country.

2. The papers stipulated at Item 1 of this Article shall be made in two sets of dossier and sent to the diplomatic or consular office.

3. Within 60 days after receiving the full dossier, the diplomatic or consular office shall answer in writing to the concerned person.

Article 31.- The order in the settlement of a foreigners tutorship of a Vietnamese child residing in a foreign country shall proceed as follows:

1. After receiving the full dossier, the diplomatic or consular office shall check the dossier. If the foreigner is judged eligible for tutoring a Vietnamese child and the tutorship is judged beneficial to the child, the office shall make a written proposal to the Ministry of Justice for decision.

2. Within 30 days after receiving the written proposal of the diplomatic or consular office, the Ministry of Justice shall make a written reply. If further investigation is necessary the time-limit may be extended but bay not more than 15 days.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Within seven days after the decision is signed, if the tutor has no request about the time-limit, the diplomatic or consular office shall conduct the registration of the tutorship, and the decision recognizing the tutorship to the tutor and record it in the Register of Tutorships.

The decision to recognize the tutorship shall be done in two copies and one copy shall be sent to the authorized agency of the country of residence of the tutor and of the tutored in order to cooperate in the supervision of the tutorship.

Chapter VI

SETTLEMENT OF COMPLAINTS, DENUNCIATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 32.- The concerned person may appeal against the decision of the provincial Peoples Committee and the diplomatic or consular office, and protest or denounce the law contravening acts of any office or official in the settlement of the marriage registration, recognition of marriage, recognition of the adoption of out-of-wedlock children by parents, registration and recognition of adoptions and recognition of tutorship of children between Vietnamese citizens and foreigners in the order and according to the procedures prescribed by law.

Article 33.- In case the concerned person does not agree with the decision of the provincial People’s Committee or the diplomatic or consular office, he/she may file a complaint to the Minister of Justice.

The decision of the Minister of Justice is final.

Article 34.-

1. Anyone who makes untruthful declarations in the dossier, fake papers in the application for marriage registration, in the recognition of marriage, recognition of the adoption of out-of-wedlock children by parents, the registration and recognition of adoptions and recognition of tutorships stipulated in this Decree, shall, depending on the extent of the violation, be liable to administrative sanctions or investigated for penal liability by virtue of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 35.- Anyone who misuses his or her position and powers for personal interests or other personal motive to take law contravening acts in the settlement of the marriage registration, recognition of marriage, recognition of the adoption of out-of-wedlock children by parents, registration and recognition of adoptions and recognition of tutorships stipulated in this Decree, shall, depending on the extent of the violation, be liable to disciplinary measures or investigated for penal liability by virtue of law.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36.-

1. In case an agreement on mutual judiciary assistance or consular agreement or other international conventions or treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or adhered to, provide for procedures different from the provisions in this Decree, the provisions of these international treaties shall prevail.

2. The provisions of this Decree shall also apply to the marriage registration, recognition of marriage, the recognition of adoption of out-of-wedlock children by parents, the registration and recognition of adoptions and of tutorships between Vietnamese citizens themselves, one of them having settled abroad.

Article 37.- The certifications, stipulated at Point b, Items 1 and 2 of Article 7, Point b, Item 2 of Article 16, Point b, Item 2 of Article 23, and Item 1 of Article 30 of this Decree, applied to the non-nationality, dual-nationality or multi-nationality foreigners and Vietnamese having settled abroad, shall be as follows:

a/ For the non-nationality foreigners, it shall be the certificate of the authorized agency of the country of his permanent residence.

b/ For the dual or multi-nationality foreigner, it is the certificate of the authorized agency of the country of his residence or of which he carries a nationality. If he does not have a permanent residence in any of the countries of which he is a national, it is the certificate of the authorized agency of the country of which h/she is carrier of the passport or any lawful substitute paper.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 38.-

1. Each year, the Ministry of Justice shall report to the Government about the situation of marriage registration and recognition, recognition of the adoption of out-of-wedlock children by parents, the registration and recognition of adoptions and recognition of tutorships of children between Vietnamese citizens and foreigners.

2. Every six months and each year, the provincial People's Committees shall report to the Ministry of Justice on the situation of marriage registration and recognition, recognition of the adoption of out-of-wedlock children by parents, registration and recognition of adoptions and recognition of tutorships of children between Vietnamese citizens and foreigners in their localities.

Every six months and each year, the diplomatic and consular offices shall report to the Ministry of Justice and the Ministry for Foreign Affairs on the marriage registration, registration of adoptions and recognition of tutorship between Vietnamese citizens and foreigners.

Article 39.-

1. The provincial People's Committee, the diplomatic or consular office, after settling the marriage registration, the recognition of the adoption of out-of-wedlock children by parents, the registration and recognition of adoptions and the recognition of the tutorships between Vietnamese citizens and foreigners, shall send one set of dossier to the Ministry of Justice. If it refuses the registration or recognition, both sets of dossiers must be kept at the Justice Service or the diplomatic or consular office. In case of a complaint stipulated at Article 33 of this Decree, the Juridical Service or the diplomatic or consular office shall send a set of dossier to the Ministry of Justice which shall settle the affair according to its competence.

2. In case a Vietnamese citizen who marries a foreigner or is adopted by a foreigner leaves Vietnam to settle abroad, the Ministry of the Interior shall notify the Ministry of Justice. The Ministry of Justice shall, through the Ministry of Foreign Affairs, send a notification to the diplomatic or consular office so that it can manage and monitor the affair and, when necessity arises, protect the legitimate rights and interests of the Vietnamese citizen in that foreign country.

Article 40.- This Decree takes effect from the date of its signing.

Hereby are annulled Decree No. 12/HDBT on the 1st of February 1989 of the Council of Ministers on the procedures of marriage between Vietnamese citizens and foreigners to be conducted before the authorized office of the Socialist Republic of Vietnam, and Decision No. 145/HDBT on the 2nd of April 1992 of the Council of Ministers promulgating the Provisional Regulation on the permission for foreigners to adopt Vietnamese orphans, abandoned children or handicapped children at the care centers under the management of the Labor, War Invalids and Social Affairs Service.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees at the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 184-CP ngày 30/11/1994 về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.462

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.182.249
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!