Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 số 10/2022/QH15 áp dụng năm 2024

Số hiệu: 10/2022/QH15 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 10/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Cập nhật Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội thông qua ngày 10/11/2022, trong đó quy định việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức sử dụng lao động.

Luật nêu rõ quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở như sau:

- Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

- Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 và thay thế Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007.

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 10/2022/QH15

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2022

LUẬT

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở là xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã; cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị); tổ chức có sử dụng lao động.

2. Thực hiện dân chủ ở cơ sở là phương thức phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, để công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

3. Cộng đồng dân cư là nhóm công dân Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là tổ dân phố).

4. Tổ chức có sử dụng lao động bao gồm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước.

Điều 3. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cơ sở

1. Bảo đảm quyền của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được biết, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm trật tự, kỷ cương, không cản trở hoạt động bình thường của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

4. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

5. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở.

6. Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.

Điều 4. Phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở

1. Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.

2. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.

3. Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan.

Điều 5. Quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

1. Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.

2. Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

4. Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

4. Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

5. Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 7. Quyền thụ hưởng của công dân

1. Được Nhà nước và pháp luật công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Được bảo đảm thực hiện các quyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Được thông tin đầy đủ, kịp thời về các quyền và lợi ích hợp pháp, chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và quyết định của chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.

3. Được thụ hưởng thành quả đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, chế độ an sinh xã hội, sự an toàn, ổn định của đất nước, của địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động và kết quả thực hiện dân chủ ở nơi mình cư trú, công tác, làm việc.

4. Được tạo điều kiện để tham gia học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình và cộng đồng.

Điều 8. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở

1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, vai trò nêu gương của người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố trong việc thực hiện dân chủ và bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở; lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.

4. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các gương điển hình, có nhiều thành tích trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; phát hiện và xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

5. Hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật, trang bị phương tiện kỹ thuật và bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số.

Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

1. Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

4. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.

5. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.

Điều 10. Xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở

1. Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

4. Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Chương II

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Mục 1. CÔNG KHAI THÔNG TIN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 11. Những nội dung chính quyền địa phương cấp xã phải công khai

Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, chính quyền địa phương cấp xã phải công khai các nội dung sau đây:

1. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ph­ương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế hằng năm của cấp xã và kết quả thực hiện;

2. Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch hoạt động tài chính của cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã; dự toán ngân sách, kế hoạch hoạt động tài chính đã được Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định; số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán ngân sách cấp xã định kỳ theo quý, 06 tháng, hằng năm; quyết toán ngân sách nhà nước và kết quả thực hiện các hoạt động tài chính khác đã được Hội đồng nhân dân cấp xã phê chuẩn; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có);

3. Dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã và tiến độ thực hiện; kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để thực hiện dự án, công trình đầu tư trên địa bàn cấp xã; kế hoạch quản lý, sử dụng quỹ đất do cấp xã quản lý; kế hoạch cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của cấp xã; quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch xây dựng xã và điểm dân cư nông thôn; quy hoạch chung được lập cho thị trấn, đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được lập cho các khu vực thuộc phạm vi thị trấn;

4. Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã;

5. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với địa bàn cấp xã; các khoản huy động Nhân dân đóng góp;

6. Tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công do cấp xã quản lý; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công của chính quyền địa phương cấp xã;

7. Chủ trư­ơng, chính sách, kế hoạch, tiêu chí, đối tượng, quy trình bình xét và kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ, trợ cấp, tín dụng để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển sản xuất, hỗ trợ xây dựng nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế và các chính sách an sinh xã hội khác được tổ chức triển khai trên địa bàn cấp xã;

8. Thông tin về phạm vi, đối tượng, cách thức bình xét, xác định đối tượng, mức hỗ trợ, thời gian, thủ tục thực hiện phân phối các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, thảm họa hoặc để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo trên địa bàn cấp xã; việc quản lý, sử dụng các nguồn đóng góp, quyên góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài dành cho các đối tượng trên địa bàn cấp xã;

9. Số lượng, đối tượng, tiêu chuẩn gọi nhập ngũ; danh sách công dân đủ điều kiện nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; danh sách tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ trên địa bàn cấp xã;

10. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Trưởng ban của Hội đồng nhân dân cấp xã, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã;

11. Kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân, nội dung lấy ý kiến, kết quả tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của Nhân dân đối với những nội dung chính quyền địa phương cấp xã đưa ra lấy ý kiến Nhân dân quy định tại Điều 25 của Luật này;

12. Đối tư­ợng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thu;

13. Các thủ tục hành chính, thủ tục giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, cá nhân do chính quyền địa phương cấp xã trực tiếp thực hiện;

14. Nội dung khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Điều 12. Hình thức và thời điểm công khai thông tin

1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:

a) Niêm yết thông tin;

b) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã;

c) Phát tin trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (nếu có);

d) Thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến công dân;

đ) Gửi văn bản đến công dân;

e) Thông qua hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân;

g) Thông qua việc tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, họp báo, thông cáo báo chí, hoạt động của người phát ngôn của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật;

h) Thông báo đến tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể cùng cấp khác để tổ chức phổ biến, tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên ở cơ sở;

i) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố;

k) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

2. Việc công khai thông tin quy định tại Điều 11 của Luật này tại khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Thời điểm công khai thông tin đối với từng lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Trường hợp pháp luật chưa có quy định thì chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai, Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức công khai thông tin.

Điều 13. Lựa chọn hình thức công khai thông tin

1. Tại nơi đã thiết lập trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm đăng tải trên trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã thông tin quy định tại Điều 11 của Luật này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông tin quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 11 của Luật này tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố. Thời gian niêm yết thông tin ít nhất là 30 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thông tin quy định tại khoản 4 và khoản 13 Điều 11 của Luật này phải được niêm yết thường xuyên tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã và được cập nhật khi có sự thay đổi. Danh sách các nội dung đã được thực hiện công khai kèm theo hình thức, thời gian thực hiện được lập, cập nhật theo từng quý và niêm yết tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố.

3. Thông tin quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 11 của Luật này được công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã (nếu có) trong thời hạn ít nhất là 03 ngày liên tục.

4. Thông tin quy định tại khoản 3 Điều này được gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến Nhân dân. Việc thông báo thông tin đến Nhân dân quy định tại khoản này được thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức, gồm thông báo tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, cuộc họp, sinh hoạt của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức, đoàn thể khác ở thôn, tổ dân phố; thông báo trực tiếp hoặc gửi văn bản thông báo đến từng hộ gia đình; thông qua tin nhắn đến đại diện hộ gia đình hoặc sử dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật và đã được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.

5. Cùng với việc thực hiện công khai thông tin bằng các hình thức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể quyết định lựa chọn thêm các hình thức công khai thông tin khác quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bảo đảm để Nhân dân tiếp cận thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, thuận lợi.

6. Trường hợp pháp luật có quy định khác về hình thức, cách thức thực hiện công khai đối với nội dung thông tin cụ thể thì áp dụng theo quy định đó.

Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có kế hoạch thực hiện việc công khai thông tin, trong đó nêu rõ nội dung thông tin cần công khai, hình thức công khai, thời điểm, thời hạn công khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua; kiểm tra, đôn đốc và báo cáo Ủy ban nhân dân về kết quả thực hiện.

Trường hợp thông tin đã công khai có sự thay đổi, điều chỉnh thì nội dung thay đổi, điều chỉnh phải được kịp thời công khai theo quy định tại Mục này.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin đối với những thông tin trong thời hạn công khai nhưng chưa được công khai, thông tin hết thời hạn công khai theo quy định của pháp luật hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng người yêu cầu không thể tiếp cận được.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả thực hiện các nội dung công khai thông tin tại kỳ họp thường lệ gần nhất, đồng thời gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát.

Mục 2. NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Điều 15. Những nội dung Nhân dân bàn và quyết định

1. Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.

2. Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.

3. Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

4. Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

5. Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

6. Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.

Điều 16. Đề xuất nội dung để Nhân dân bàn và quyết định

1. Đối với các nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định nội dung, lựa chọn hình thức và chỉ đạo, hướng dẫn Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân bàn và quyết định.

2. Đối với các nội dung chỉ có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố đề xuất nội dung để cộng đồng dân cư bàn và quyết định.

3. Công dân cư trú tại thôn, tổ dân phố có sáng kiến đề xuất về nội dung quy định tại Điều 15 của Luật này và được ít nhất là 10% tổng số hộ gia đình tại thôn, tổ dân phố đồng thuận thì gửi đề xuất đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để đưa ra cộng đồng dân cư bàn và quyết định nếu không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.

Trường hợp sáng kiến của công dân chưa có đủ 10% tổng số hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố đồng thuận nhưng xét thấy có thể mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và được Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tán thành thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố đưa ra để cộng đồng dân cư bàn và quyết định.

Việc thu thập ý kiến đồng thuận của các hộ gia đình có thể thực hiện trực tiếp tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, bằng văn bản thể hiện ý kiến đồng ý của đại diện hộ gia đình hoặc hình thức thể hiện ý kiến khác phù hợp với điều kiện thực tế tại cộng đồng dân cư. Công dân có sáng kiến chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của số lượng và danh sách hộ gia đình đồng thuận. Ý kiến đồng thuận với sáng kiến của công dân có giá trị trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày thể hiện ý kiến.

Điều 17. Hình thức Nhân dân bàn và quyết định

1. Tùy theo nội dung được đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức để Nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định bằng một trong các hình thức sau đây:

a) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;

b) Phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình;

c) Biểu quyết trực tuyến phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và được cộng đồng dân cư thống nhất lựa chọn.

2. Việc bàn, quyết định các nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15 của Luật này phải được thực hiện tại cuộc họp của cộng đồng dân cư, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 19 của Luật này. Hình thức phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

Hình thức biểu quyết trực tuyến chỉ áp dụng trong trường hợp cộng đồng dân cư quyết định các công việc quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này mà Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thấy không cần thiết tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư hoặc phát phiếu lấy ý kiến của từng hộ gia đình.

3. Trường hợp pháp luật có quy định khác về việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định thì thực hiện theo quy định đó.

Điều 18. Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư

1. Cuộc họp của cộng đồng dân cư do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố triệu tập và chủ trì tổ chức; trường hợp cuộc họp để bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trường hợp khuyết Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc triệu tập viên là công dân có uy tín cư trú tại thôn, tổ dân phố đó để triệu tập và tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.

Thành phần tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư gồm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.

2. Đại diện hộ gia đình là ngưi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả năng đại diện được cho các thành viên hộ gia đình; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì đại diện hộ gia đình là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử hoặc ủy nhiệm.

3. Trường hợp thôn, tổ dân phố có từ 200 hộ gia đình trở lên hoặc có địa bàn dân cư sinh sống không tập trung thì có thể tổ chức các cuộc họp theo từng cụm dân cư.

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có thể ủy quyền cho thành viên Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố hoặc một công dân có uy tín cư trú tại cụm dân cư chủ trì, điều hành cuộc họp của cụm dân cư và báo cáo kết quả với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để tổng hợp vào kết quả chung của toàn thôn, tổ dân phố.

4. Trình tự tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư được thực hiện như sau:

a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, nêu mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc họp; giới thiệu người để cuộc họp biểu quyết cử làm thư ký;

b) Người chủ trì cuộc họp trình bày những nội dung đưa ra để xem xét, thảo luận tại cuộc họp;

c) Những người tham gia cuộc họp thảo luận;

d) Người chủ trì cuộc họp tổng hợp chung các ý kiến thảo luận tại cuộc họp; đề xuất các nội dung và phương án biểu quyết đối với các nội dung đã được thảo luận. Việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do các thành viên tham dự cuộc họp quyết định. Trường hợp bỏ phiếu kín thì cuộc họp bầu ra Ban kiểm phiếu để thực hiện việc tổ chức bỏ phiếu kín;

đ) Người chủ trì cuộc họp công bố kết quả biểu quyết và kết luận cuộc họp.

Điều 19. Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình

1. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức gửi phiếu biểu quyết đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến biểu quyết về các nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố hoặc trong địa bàn cấp xã đối với các trường hợp sau đây:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình đối với nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã;

b) Cộng đồng dân cư đã tổ chức cuộc họp mà không có đủ đại diện của số hộ gia đình tham dự để có thể đạt tỷ lệ biểu quyết tán thành tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

c) Các trường hợp khác do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quyết định sau khi đã thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố.

2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố xây dựng kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến; thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến có từ 03 đến 05 thành viên và công khai thông tin đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố về nội dung lấy ý kiến, thời điểm, thời hạn lấy ý kiến, thành phần Tổ phát phiếu lấy ý kiến chậm nhất là 02 ngày trước ngày thực hiện việc phát phiếu lấy ý kiến.

3. Mỗi hộ gia đình được phát 01 phiếu lấy ý kiến. Tổ phát phiếu có nhiệm vụ gửi phiếu lấy ý kiến trực tiếp đến từng hộ gia đình, tổ chức thu phiếu theo đúng thời hạn đã được xác định và tổng hợp đầy đủ, khách quan kết quả phiếu lấy ý kiến.

Điều 20. Quyết định của cộng đồng dân cư

1. Quyết định của cộng đồng dân cư được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức nghị quyết, biên bản cuộc họp, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư. Trường hợp pháp luật không quy định cụ thể về hình thức văn bản thì Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố lựa chọn hình thức văn bản của cộng đồng dân cư phù hợp với nội dung quyết định và phong tục, tập quán, điều kiện thực tế của cộng đồng dân cư sau khi thống nhất với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố.

2. Quyết định của cộng đồng dân cư gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời gian cộng đồng dân cư bàn và quyết định;

b) Tổng số hộ gia đình thuộc cộng đồng dân cư; số người đại diện hộ gia đình có mặt; số hộ gia đình không có người đại diện tham dự;

c) Nội dung cộng đồng dân cư bàn;

d) Hình thức cộng đồng dân cư quyết định;

đ) Kết quả biểu quyết tại cuộc họp hoặc tổng hợp phiếu lấy ý kiến, kết quả biểu quyết trực tuyến của hộ gia đình;

e) Nội dung quyết định của cộng đồng dân cư;

g) Chữ ký của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và 02 đại diện của các hộ gia đình.

3. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày cộng đồng dân cư tổ chức họp biểu quyết hoặc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu, biểu quyết trực tuyến, quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Điều 21. Hiệu lực của quyết định của cộng đồng dân cư

1. Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành.

Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã được thông qua khi có từ hai phần ba tổng số thôn, tổ dân phố trở lên tán thành.

Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 15 của Luật này được thông qua khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành.

2. Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại các khoản 1, 2 và 6 Điều 15 của Luật này có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố có hiệu lực kể từ ngày được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua.

Đối với quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật này có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã, thì thời điểm có hiệu lực do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định trên cơ sở tổng hợp kết quả biểu quyết của cộng đồng dân cư.

Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 15 của Luật này có hiệu lực kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định công nhận.

Quyết định của cộng đồng dân cư về nội dung quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật này có hiệu lực kể từ ngày Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã ban hành quyết định công nhận.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải ban hành quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 22. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư

1. Quyết định của cộng đồng dân cư được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội;

b) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục thông qua văn bản của cộng đồng dân cư theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bãi bỏ quyết định của cộng đồng dân cư đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định bãi bỏ hoặc đề nghị cộng đồng dân cư sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Quyết định bãi bỏ hoặc văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định của cộng đồng dân cư phải được Ủy ban nhân dân cấp xã gửi đến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến Nhân dân và được gửi đồng thời đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

3. Cộng đồng dân cư tự mình quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quyết định của mình khi xét thấy cần thiết hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định của mình theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã theo trình tự, thủ tục quy định tại các điều 18, 19, 20 và 21 của Luật này.

Điều 23. Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có kế hoạch tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định các nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã; Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư thuộc phạm vi cấp xã; kiểm tra, theo dõi việc tổ chức thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố.

Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định các nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã tại kỳ họp thường lệ gần nhất, đồng thời gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát.

2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm công khai kết quả biểu quyết hoặc kết quả tổng hợp phiếu lấy ý kiến của Nhân dân tại thôn, tổ dân phố; tổ chức thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố; báo cáo kết quả thực hiện quyết định của cộng đồng dân cư đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố và đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc tổ chức để Nhân dân bàn, quyết định và thực hiện các nội dung Nhân dân bàn, quyết định.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư; việc phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; việc biểu quyết trực tuyến tại thôn, tổ dân phố; quy trình bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố; việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

Điều 24. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia bàn, quyết định các nội dung, công việc ở cơ sở

1. Công dân, hộ gia đình tích cực quan tâm đến công việc chung của cộng đồng dân cư; có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ gia đình tham gia họp bàn, thảo luận, quyết định các nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố, trong địa bàn cấp xã; thực hiện nghiêm túc các nội dung thuộc trách nhiệm đã được cộng đồng dân cư quyết định.

2. Đại diện hộ gia đình có trách nhiệm tham dự các cuộc họp của cộng đồng dân cư; tập hợp, nắm bắt ý kiến chung của các thành viên hộ gia đình để phản ánh, tham gia thảo luận tại cuộc họp hoặc thể hiện trên phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình; phổ biến, truyền đạt lại cho các thành viên hộ gia đình về kết quả bàn, thảo luận, quyết định của cộng đồng dân cư. Trường hợp thành viên hộ gia đình có ý kiến khác với ý kiến của đại diện hộ gia đình thì được đăng ký tham dự cuộc họp của cộng đồng dân cư để thể hiện ý kiến, quan điểm của mình tại cuộc họp.

3. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố có trách nhiệm tích cực, gương mẫu tham gia bàn và quyết định các nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố, trong địa bàn cấp xã; có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc và tuyên truyền, hướng dẫn, vận động gia đình và các thành viên trong cộng đồng thực hiện các quyết định của cộng đồng dân cư.

4. Trường hợp nhận thấy quyết định của cộng đồng dân cư không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội thì công dân có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Ban Thanh tra nhân dân.

Mục 3. NHÂN DÂN THAM GIA Ý KIẾN

Điều 25. Những nội dung Nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định

1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; ph­ương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành, nghề của cấp xã.

2. Dự thảo quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

3. Chủ trương, chính sách đầu tư, xây dựng, đất đai, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án di dân, tái định canh, định cư đối với việc quyết định đầu tư công dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án có quy mô di dân, tái định canh, định cư lớn, dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án.

4. Dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính; dự thảo đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, đặt tên, đổi tên thôn, tổ dân phố, ghép cụm dân cư.

5. Dự thảo quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan đến lợi ích cộng đồng, bao gồm quyết định ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch, dự án, đề án có nội dung tác động đến môi trường, sức khỏe của cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội và những vấn đề khác có ảnh hưởng đến cộng đồng.

6. Dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, dự thảo nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.

7. Dự thảo quy chế về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; dự thảo quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn (nếu có).

8. Dự thảo quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành là công dân trên địa bàn cấp xã.

9. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật, quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần lấy ý kiến.

Điều 26. Hình thức Nhân dân tham gia ý kiến

1. Các hình thức lấy ý kiến Nhân dân bao gồm:

a) Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân;

b) Tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư;

c) Phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình;

d) Thông qua hòm thư­ góp ý, đường dây nóng (nếu có);

đ) Thông qua Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;

e) Thông qua cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương cấp xã;

g) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại cấp xã, tại thôn, tổ dân phố;

h) Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành đối với nội dung quy định tại khoản 8 Điều 25 của Luật này.

2. Tùy theo nội dung, tính chất, yêu cầu của việc lấy ý kiến Nhân dân, khả năng, điều kiện đáp ứng thực tế của địa phương và phù hợp với quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định lựa chọn một hoặc một số hình thức quy định tại khoản 1 Điều này để tổ chức lấy ý kiến Nhân dân. Trường hợp pháp luật có quy định về việc áp dụng hình thức, cách thức tổ chức cụ thể để lấy ý kiến của Nhân dân về nội dung nhất định thì việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của Nhân dân thực hiện theo quy định đó.

Điều 27. Việc tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành

1. Trước khi ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của công dân là đối tượng thi hành, trừ quyết định hành chính có nội dung thuộc bí mật nhà nước và quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin và tạo điều kiện để công dân là đối tượng thi hành quyết định hành chính được biết và trình bày ý kiến nếu người đó có yêu cầu. Công dân là đối tượng thi hành quyết định hành chính có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện trình bày ý kiến.

2. Trường hợp quyết định hành chính áp dụng đối với nhiều đối tượng hoặc khi xét thấy cần thiết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã có thể tổ chức cuộc họp đối thoại, lấy ý kiến trực tiếp của các công dân là đối tượng thi hành quyết định. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện Ban Thanh tra nhân dân cấp xã và các công dân là đối tượng thi hành quyết định hành chính.

3. Ý kiến của công dân là đối tượng thi hành, ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải được tổng hợp đầy đủ; nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của đối tượng thi hành được gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và được lưu cùng hồ sơ trình ký ban hành quyết định hành chính. Người có thẩm quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về việc ban hành quyết định hành chính của mình.

Điều 28. Trách nhiệm trong việc tổ chức để Nhân dân tham gia ý kiến

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về các nội dung quy định tại Điều 25 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã, trong đó xác định nội dung lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến, cách thức, thời hạn triển khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện. Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân phải được gửi đến Hội đồng nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Trường hợp tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến theo các nội dung được giao trong kế hoạch lấy ý kiến của cơ quan chịu trách nhiệm lấy ý kiến.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch đã được thông qua. Thời gian lấy ý kiến Nhân dân ít nhất là 20 ngày kể từ ngày công khai nội dung lấy ý kiến. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể thời hạn lấy ý kiến Nhân dân thì thực hiện theo quy định đó.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của Nhân dân; nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia của Nhân dân về các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã để quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định và thực hiện việc công khai kết quả tổng hợp ý kiến của Nhân dân, nội dung giải trình, tiếp thu đến Nhân dân.

4. Đối với những nội dung do cơ quan có thẩm quyền giao cho chính quyền địa phương cấp xã đưa ra lấy ý kiến Nhân dân thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp ý kiến và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn. Cơ quan có thẩm quyền quyết định có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đóng góp của Nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý kiến; trường hợp quyết định có nội dung khác với ý kiến của đa số Nhân dân thì phải giải trình, nêu rõ lý do của việc không tiếp thu và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của Nhân dân phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện việc công khai thông tin đến Nhân dân.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và kết quả thực hiện tại kỳ họp thường lệ gần nhất, đồng thời gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát.

6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức hội nghị đối thoại với Nhân dân trên địa bàn; trực tiếp hướng dẫn, thực hiện việc tổ chức lấy kiến Nhân dân đối với những nội dung thuộc trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện giám sát việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn; việc tổ chức đối thoại, lấy ý kiến trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hànhquá trình, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung Nhân dân tham gia ý kiến.

Điều 29. Trách nhiệm của Nhân dân trong việc tham gia ý kiến về các nội dung ở xã, phường, thị trấn

1. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mọi công dân cư trú trên địa bàn có trách nhiệm tích cực tham gia ý kiến về những nội dung liên quan trực tiếp đến đời sống của cộng đồng dân cư để làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, của đất nước.

2. Cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm tham gia hoặc cử đại diện hộ gia đình tham dự họp bàn, thảo luận, thể hiện ý kiến đối với các nội dung theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền.

3. Công dân theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Nhân dân trên địa bàn đối với những nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến và quá trình tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền đối với các nội dung này.

Mục 4. NHÂN DÂN KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Tiểu mục 1. NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 30. Nội dung kiểm tra, giám sát

1. Công dân kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà Nhân dân đã bàn và quyết định quy định tại Điều 15 của Luật này.

2. Công dân giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Điều 31. Hình thức kiểm tra, giám sát

1. Công dân trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:

a) Hoạt động lao động, sản xuất, học tập, công tác, sinh hoạt của công dân ở cộng đồng dân cư;

b) Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và người dân ở cộng đồng dân cư;

c) Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hoặc thực hiện các nội dung Nhân dân đã bàn và quyết định;

d) Tham dự hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân, hội nghị tiếp xúc cử tri, hoạt động tiếp công dân; hội nghị định kỳ và các cuộc họp khác của cộng đồng dân cư.

2. Công dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân

1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức ít nhất một lần hội nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân trên địa bàn về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân và những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân ở địa phương.

2. Nội dung, cách thức tổ chức hội nghị trao đổi, đối thoại giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với Nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 33. Hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư

1. Hội nghị của cộng đồng dân cư được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần vào thời gian cuối năm.

2. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm triệu tập, chủ trì hội nghị. Thành phần tham dự hội nghị là đại diện của toàn thể các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố.

3. Tại hội nghị, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo với Nhân dân về tình hình của cộng đồng dân cư, kết quả thực hiện các nội dung đã được cộng đồng dân cư bàn và quyết định. Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố báo cáo, cung cấp thông tin về tình hình, kết quả thực hiện dân chủ ở thôn, tổ dân phố và trên địa bàn cấp xã. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân được bầu tại thôn, tổ dân phố báo cáo, cung cấp thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, xem xét, xác minh theo kiến nghị của Nhân dân trên địa bàn.

4. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức hội nghị định kỳ của cộng đồng dân cư.

Điều 34. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của Nhân dân

1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, Nhân dân đánh giá mức độ hài lòng đối với hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã, đối với cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân.

2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, các tổ chức, đoàn thể mà mình là thành viên, hội viên, đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.

3. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thay mặt Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 và Tiểu mục 3 của Mục này.

Điều 35. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Tạo lập và bảo đảm vận hành ổn định, thường xuyên hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của Nhân dân, tiếp nhận góp ý, kiến nghị, phản ánh để người dân có thể trực tiếp bày tỏ thái độ, sự đánh giá, nhận xét đối với hoạt động của chính quyền địa phương và của cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân;

b) Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc báo cáo, chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

c) Phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trên địa bàn cấp xã làm cơ sở để công dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này. Khuyến khích các địa phương xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn;

d) Tạo điều kiện và bảo đảm để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác của Nhân dân ở địa phương thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;

đ) Xử lý người có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoặc người có hành vi trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

3. Công dân chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà công dân đã kiến nghị, đề nghị.

Tiểu mục 2. BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

Điều 36. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

1. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm các thành viên được bầu từ các thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã. Số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 người.

2. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân theo nhiệm kỳ của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố trên cùng địa bàn.

Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đề nghị thôn, tổ dân phố đã bầu thành viên đó xem xét, cho thôi làm nhiệm vụ.

Trường hợp khuyết thành viên Ban Thanh tra nhân dân trong nhiệm kỳ và thời gian còn lại của nhiệm kỳ là từ 06 tháng trở lên thì Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc bầu bổ sung thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

3. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

Điều 37. Tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân.

2. Là công dân thường trú trên địa bàn và không đồng thời là cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

1. Kiểm tra việc thực hiện các quyết định đã được Nhân dân bàn và quyết định; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

2. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

3. Yêu cầu chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.

4. Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo kiến nghị của công dân, cộng đồng dân cư.

5. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, công dân; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.

6. Tham dự các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

7. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của công dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

Điều 39. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

1. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.

2. Căn cứ vào chương trình hành động và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng phương hướng, nội dung kế hoạch hoạt động của mình theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.

3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm định kỳ báo cáo hoặc báo cáo khi có yêu cầu về hoạt động của mình với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Ban Thanh tra nhân dân được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

Điều 40. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chính sách, pháp luật chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã; các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương;

b) Cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân;

c) Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị;

d) Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã;

đ) Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Hướng dẫn việc tổ chức hội nghị của cộng đồng dân cư ở thôn, tổ dân phố để bầu hoặc cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân;

b) Công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân; tổ chức cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; thông báo kết quả bầu và thành phần Ban Thanh tra nhân dân đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nhân dân ở địa phương;

c) Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác; xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết;

d) Xác nhận biên bản, kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân;

đ) Động viên Nhân dân ở địa phương ủng hộ, phối hợp, tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;

e) Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo dự toán, kế hoạch hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, do ngân sách nhà nước cấp xã bảo đảm.

3. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn.

Tiểu mục 3. BAN GIÁM SÁT ĐẦU TƯ CỦA CỘNG ĐỒNG

Điều 41. Tổ chức Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

1. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định thành lập theo từng chương trình, dự án đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) triển khai trên địa bàn cấp xã, chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng dân cư hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã.

Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có ít nhất là 05 thành viên, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

2. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

Điều 42. Tiêu chuẩn thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, công tâm, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật hoặc kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan đến chương trình, dự án đầu tư và tự nguyện tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

2. Là công dân thường trú trên địa bàn và không đồng thời là cán bộ, công chức cấp xã; không có người thân là người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, đơn vị tư vấn của chủ đầu tư, nhà thầu dự án hoặc đơn vị tư vấn, giám sát của nhà thầu, người trực tiếp quản lý dự án đầu tư trên địa bàn cấp xã.

Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

1. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có các nhiệm vụ sau đây:

a) Theo dõi, giám sát sự phù hợp của chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư với quy hoạch, kế hoạch đầu tư trên địa bàn cấp xã; việc chủ đầu tư chấp hành các quy định về chỉ giới đất đai và sử dụng đất, quy hoạch mặt bằng chi tiết, phương án kiến trúc, xây dựng, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư, kế hoạch đầu tư; tình hình triển khai và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án, việc thực hiện công khai thông tin trong quá trình đầu tư đối với các chương trình, dự án đầu tư công, dự án đầu tư từ nguồn vốn khác trên địa bàn cấp xã;

b) Đối với các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng dân cư, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, thì thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại điểm a khoản này và kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy phạm kỹ thuật, định mức và chủng loại vật tư theo quy định; theo dõi, kiểm tra kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;

c) Phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng; những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản thuộc các chương trình, dự án đầu tư.

2. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có các quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp các thông tin về quy hoạch có liên quan đến việc quyết định đầu tư dự án, kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;

b) Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trả lời về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu chủ chương trình, chủ đầu tư trả lời, cung cấp các thông tin phục vụ việc giám sát đầu tư gồm quyết định đầu tư; thông tin về chủ đầu tư, ban quản lý dự án, địa chỉ liên hệ; tiến độ và kế hoạch đầu tư; diện tích chiếm đất và sử dụng đất; quy hoạch mặt bằng chi tiết và phương án kiến trúc; đền bù, giải phóng mặt bằng và phương án tái định cư; phương án xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Đối với các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn và công sức của cộng đồng dân cư, dự án sử dụng ngân sách cấp xã hoặc bằng nguồn tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho cấp xã, thì ngoài các nội dung trên, chủ chương trình, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về quy trình, quy phạm kỹ thuật, chủng loại và định mức vật tư; kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình;

d) Tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc tiến hành kiểm tra, giám sát theo phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kiến nghị của công dân;

đ) Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện dự án gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, an ninh, văn hóa, xã hội, môi trường sinh sống của cộng đồng hoặc chủ đầu tư không thực hiện công khai thông tin về chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật thì phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý; trường hợp cần thiết thì kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ thực hiện đầu tư, vận hành dự án.

Điều 44. Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

1. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã trực tiếp chỉ đạo hoạt động.

2. Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát đầu tư của cộng đồng bám sát các nhiệm vụ và nội dung kiểm tra, giám sát quy định tại Điều 43 của Luật này.

3. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có trách nhiệm định kỳ báo cáo hoặc báo cáo khi có yêu cầu về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Trưởng ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được mời tham dự cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nội dung liên quan đến chương trình, dự án mà Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát.

Điều 45. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Chủ trì việc thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã quyết định số lượng thành viên; cử đại diện tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; dự kiến địa bàn và số thành viên được bầu theo từng địa bàn để chỉ đạo Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố phối hợp cùng Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức việc bầu thành viên là đại diện Nhân dân tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; tổ chức cuộc họp của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên; cử, đề nghị cử hoặc tổ chức bầu bổ sung thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong trường hợp khuyết, thiếu;

b) Thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch giám sát và thành phần Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất là 45 ngày trước ngày thực hiện; thông báo về thành phần Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và Nhân dân ở địa phương;

c) Hướng dẫn Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát chương trình, dự án đầu tư theo quy định của pháp luật; hỗ trợ Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;

d) Xác nhận văn bản kiến nghị, phản ánh của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền; đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;

đ) Động viên Nhân dân ở địa phương tích cực tham gia kiểm tra, giám sát tại cộng đồng và ủng hộ, hỗ trợ hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;

e) Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước theo dự toán, kế hoạch hằng năm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, do ngân sách nhà nước cấp xã bảo đảm.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Bố trí địa điểm làm việc để Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức các cuộc họp và lưu trữ tài liệu phục vụ hoạt động kiểm tra, giám sát;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;

c) Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị;

d) Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật.

3. Chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án có trách nhiệm sau đây:

a) Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;

b) Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;

c) Tiếp thu ý kiến, kiến nghị kiểm tra, giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và thông báo kết quả thực hiện đến Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

4. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

Chương III

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Mục 1. CÔNG KHAI THÔNG TIN Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Điều 46. Những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai

Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai trong nội bộ cơ quan, đơn vị các nội dung sau đây:

1. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị;

2. Kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý, hằng tháng của cơ quan, đơn vị;

3. Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định và các nguồn tài chính khác; tình hình thực hiện dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có);

4. Tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được giao quản lý, sử dụng;

5. Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công; nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kế hoạch, chương trình đầu tư công của cơ quan, đơn vị, vốn bố trí theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công; kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công cho từng dự án; tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công; tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án; tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án; kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án; quyết toán vốn đầu tư công;

6. Việc tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, quy hoạch, chuyển đổi vị trí công tác; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, chấm dứt hợp đồng làm việc; đi công tác nước ngoài; giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị;

7. Kết luận của cấp có thẩm quyền về vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật;

8. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong nội bộ cơ quan, đơn vị;

9. Nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị;

10. Kết quả tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến quy định tại Điều 53 của Luật này;

11. Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị;

12. Nội dung khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.

Điều 47. Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị

1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:

a) Niêm yết thông tin;

b) Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;

c) Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị;

d) Thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;

đ) Thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị để thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

e) Thông báo bằng văn bản đến tổ chức đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị để thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;

g) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.

2. Nội dung thông tin quy định tại Điều 46 của Luật này phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 48. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị

1. Trường hợp cơ quan, đơn vị đã có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức đăng tải các thông tin quy định tại Điều 46 của Luật này trên trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ ít nhất là 20 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu đăng tin hoặc gửi thông tin, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp cơ quan, đơn vị chưa có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức niêm yết các thông tin quy định tại Điều 46 của Luật này tại trụ sở của cơ quan, đơn vị và nơi làm việc của các đơn vị, bộ phận có liên quan trực tiếp ít nhất là 20 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết, trừ trường hợp đã sử dụng hình thức thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Cùng với việc thực hiện công khai thông tin bằng các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung cần công khai, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thể quyết định lựa chọn thêm các hình thức công khai khác quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật này phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp cận thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, thuận lợi.

4. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin theo yêu cầu của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với những thông tin trong thời hạn công khai mà chưa được công khai, thông tin đã hết thời hạn công khai hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng mà người yêu cầu không thể tiếp cận được.

5. Cơ quan, đơn vị có thể xác định thêm các nội dung thông tin cần công khai, hình thức công khai, việc áp dụng các hình thức công khai đối với từng loại nội dung thông tin nhất định và cách thức thực hiện, việc cung cấp thông tin theo yêu cầu trong quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động, điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị mình và không trái với quy định tại Mục này.

6. Trường hợp pháp luật có quy định khác về hình thức, cách thức thực hiện công khai đối với nội dung thông tin cụ thể thì áp dụng theo quy định đó.

Mục 2. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Điều 49. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định

1. Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.

2. Việc thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị ngoài các khoản đã được pháp luật quy định.

3. Nội dung nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

4. Các công việc tự quản khác trong nội bộ cơ quan, đơn vị không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

Điều 50. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định

1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị cùng đề nghị.

2. Trường hợp không thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị vì lý do bất khả kháng hoặc hội nghị đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn không có đủ số người tham dự quy định tại điểm c khoản 2 Điều 51 của Luật này thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.

Điều 51. Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

1. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức.

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm công tác của cơ quan, đơn vị nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm công tác tiếp theo do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định sau khi lấy ý kiến của Công đoàn cơ quan, đơn vị.

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này.

2. Thành phần dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được quy định như sau:

a) Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ít hơn 100 người, thì tổ chức hội nghị toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm đ khoản này;

b) Đối với cơ quan, đơn vị có tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động từ 100 người trở lên hoặc có ít hơn 100 người nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc đại biểu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị;

c) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội;

d) Đối với các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc, khi tổ chức hội nghị có thể mời người đứng đầu và đại diện Ban Chấp hành Công đoàn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc nếu thấy cần thiết;

đ) Cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống có thể tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nếu thấy cần thiết.

3. Nội dung của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bao gồm:

a) Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;

b) Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị;

c) Đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm;

d) Tổng kết phong trào thi đua, xét khen thưởng và bàn, thống nhất nội dung thi đua năm tiếp theo; thống nhất nội dung giao ước thi đua;

đ) Thảo luận và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này;

e) Thực hiện các nội dung về công khai thông tin; lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung quy định tại Điều 53 của Luật này;

g) Thực hiện các công việc khác theo quyết định của hội nghị.

4. Trình tự tổ chức hội nghị được thực hiện như sau:

a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị trình bày báo cáo về các nội dung quy định tại điểm a và điểm c khoản 3 Điều này;

b) Đại diện Công đoàn cơ quan, đơn vị báo cáo về các nội dung quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; kết quả giám sát, hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;

c) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham dự hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến, đề xuất, kiến nghị (nếu có);

d) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Công đoàn cơ quan, đơn vị tiếp thu, giải đáp thắc mắc, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, các biện pháp thực hiện kế hoạch công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;

đ) Đại diện Ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo;

e) Hội nghị quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này (nếu có);

g) Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua;

h) Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với tổ chức công đoàn;

i) Thông qua nghị quyết hội nghị.

Điều 52. Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn, quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này.

2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị và các nội dung khác đã được cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thống nhất, quyết định; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

3. Định kỳ 06 tháng một lần, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phi hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.

4. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tích cực, gương mẫu tham gia bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 49 của Luật này và nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất; trường hợp nhận thấy quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên, lãnh đạo cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

Mục 3. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA Ý KIẾN

Điều 53. Những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định

1. Giải pháp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

2. Kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị.

3. Tổ chức phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị.

4. Báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan, đơn vị.

5. Các biện pháp cải tiến tổ chức, hoạt động và lề lối làm việc; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống quan liêu, phiền hà, sách nhiễu Nhân dân.

6. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; bầu cử, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức.

7. Thực hiện chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

8. Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.

9. Dự thảo quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (nếu có).

10. Các dự thảo nội quy, quy chế khác của cơ quan, đơn vị.

11. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.

Điều 54. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến

Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:

1. Tham gia ý kiến trực tiếp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị;

2. Thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các cuộc họp, hội nghị khác của cơ quan, đơn vị;

3. Thể hiện ý kiến qua phiếu lấy ý kiến trực tiếp hoặc dự thảo văn bản do cấp có thẩm quyền gửi;

4. Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;

5. Thông qua Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị;

6. Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.

Điều 55. Trách nhiệm trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến

1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có kế hoạch tổ chức lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về các nội dung quy định tại Điều 53 của Luật này, trong đó xác định rõ nội dung lấy ý kiến, hình thức lấy ý kiến, cách thức, thời hạn triển khai và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

2. Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến, quá trình lấy ý kiến, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.

3. Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tích cực, gương mẫu đóng góp, tham gia ý kiến làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền quyết định; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.

Mục 4. CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Tiểu mục 1. NỘI DUNG, HÌNH THỨC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 56. Nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát

1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định quy định tại Điều 49 của Luật này.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người có thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, hành vi hành chính của người thực thi công vụ, nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.

Điều 57. Hình thức cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát

1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua:

a) Hoạt động học tập, công tác, sinh hoạt của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị;

b) Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người có chức vụ, quyền hạn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khác trong cơ quan, đơn vị;

c) Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của cơ quan, đơn vị hoặc người được giao quản lý, thực hiện các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã bàn và quyết định;

d) Tham dự hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.

Điều 58. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia nhận xét, góp ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu, ban lãnh đạo, người quản lý, phụ trách trực tiếp, những người có thẩm quyền khác tại cơ quan, đơn vị; tích cực tham gia ý kiến góp phần xây dựng nội bộ cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị, đến tổ chức Công đoàn hoặc các tổ chức đoàn thể khác mà mình là thành viên được thành lập và hoạt động ở cơ quan, đơn vị hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.

3. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thay mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 của Mục này.

Điều 59. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát

1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sau đây:

a) Phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị mình làm cơ sở để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này;

b) Tạo lập cơ chế tiếp nhận góp ý, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị; thực hiện việc đối thoại, giải trình với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; sử dụng nội dung nhận xét, góp ý của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;

c) Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, kiến nghị của Công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác tại cơ quan, đơn vị; kịp thời báo cáo, chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

d) Tạo điều kiện và bảo đảm để Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;

đ) Xử lý người có hành vi cản trở cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoặc người có hành vi trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, tiêu cực; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng, tiêu cực; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà mình đã kiến nghị, đề nghị.

Tiểu mục 2. BAN THANH TRA NHÂN DÂN Ở CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Điều 60. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị

1. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.

Trường hợp cơ quan, đơn vị có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.

Trường hợp cơ quan, đơn vị có từ 07 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trở xuống hoặc trong các trường hợp đặc thù thì không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân.

2. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang công tác trong cơ quan, đơn vị, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cơ quan, đơn vị, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân; không đồng thời là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của cơ quan, đơn vị.

3. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.

4. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị

1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cơ quan, đơn vị.

2. Kiến nghị cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

3. Yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.

4. Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị.

5. Kiến nghị người đứng đầu cơ quan, đơn vị khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.

6. Tham dự các cuộc họp của cơ quan, đơn vị có nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

7. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

Điều 62. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị

1. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.

2. Căn cứ vào nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.

3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.

Điều 63. Trách nhiệm trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị

1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị; báo cáo kết quả công tác hằng năm và mục tiêu, phương hướng công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị;

b) Trực tiếp đối thoại, cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân;

c) Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị;

d) Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị;

đ) Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

2. Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sau đây:

a) Giới thiệu nhân sự để hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bầu làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân; đề nghị cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; tổ chức cuộc họp của Ban Thanh tra nhân dân để bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên;

b) Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác; xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết;

c) Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân gửi đến người đứng đầu cơ quan, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền;

d) Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị phối hợp và tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;

đ) Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân;

e) Thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị không tổ chức Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị.

Chương IV

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở TỔ CHỨC CÓ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Mục 1. THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Tiểu mục 1. CÔNG KHAI THÔNG TIN Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Điều 64. Những nội dung doanh nghiệp nhà nước phải công khai

1. Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật kinh doanh hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp nhà nước phải công khai trong nội bộ doanh nghiệp các nội dung sau đây:

a) Tình hình sản xuất, kinh doanh hoặc tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác có liên quan;

b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các quy định khác của doanh nghiệp liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động;

c) Các thỏa ước lao động tập thể mà doanh nghiệp đã ký kết, tham gia;

d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);

đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

e) Tình hình thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết kiến nghị, phản ánh liên quan đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của người lao động;

g) Quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;

h) Các nội dung khác về thông tin tài chính, quản lý tài sản công, về công tác cán bộ theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp.

2. Khuyến khích doanh nghiệp nhà nước công khai các thông tin về việc bảo đảm đạo đức, văn hóa kinh doanh, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Điều 65. Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước

1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:

a) Niêm yết thông tin;

b) Thông báo tại hội nghị người lao động; tại hội nghị đối thoại giữa người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động tại cơ sở (nếu có); tại các cuộc họp, giao ban của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;

c) Thông báo bằng văn bản đến toàn thể người lao động;

d) Thông qua người phụ trách các đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp để thông báo đến người lao động;

đ) Thông báo bằng văn bản đến Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) để thông báo đến người lao động;

e) Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;

g) Thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật và được sự thống nhất của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có);

h) Các hình thức chuyển tải thông tin khác không vi phạm quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

2. Nội dung thông tin quy định tại Điều 64 của Luật này phải được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày có quyết định, văn bản của người có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều 66. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc công khai thông tin ở doanh nghiệp nhà nước

1. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức đăng tải các thông tin quy định tại Điều 64 của Luật này trên trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ ít nhất là 20 ngày liên tục kể từ ngày bắt đầu đăng tin hoặc gửi thông tin, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Trường hợp doanh nghiệp nhà nước chưa có trang thông tin điện tử nội bộ hoặc hệ thống thông tin điện tử nội bộ thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức niêm yết các thông tin quy định tại Điều 64 của Luật này tại trụ sở của doanh nghiệp và nơi làm việc của các đơn vị, bộ phận có liên quan trực tiếp ít nhất là 20 ngày liên tục kể từ ngày niêm yết, trừ trường hợp đã sử dụng hình thức thông báo bằng văn bản đến toàn thể người lao động tại doanh nghiệp hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Cùng với việc thực hiện công khai thông tin bằng các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, căn cứ vào đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung cần công khai, người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có thể quyết định lựa chọn thêm các hình thức công khai khác quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, bảo đảm để người lao động tiếp cận thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, thuận lợi.

4. Người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin theo yêu cầu của người lao động đối với những thông tin trong thời hạn công khai mà chưa được công khai, thông tin đã hết thời hạn công khai hoặc thông tin đang được công khai nhưng vì lý do bất khả kháng mà người yêu cầu không thể tiếp cận được.

5. Doanh nghiệp nhà nước có thể xác định thêm các nội dung thông tin cần công khai, hình thức công khai thông tin, việc áp dụng các hình thức công khai đối với từng loại nội dung thông tin nhất định và cách thức thực hiện, việc cung cấp thông tin theo yêu cầu trong quy chế thực hiện dân chủ phù hợp với đặc điểm tổ chức, hoạt động, điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình và không trái với quy định tại Mục này.

6. Trường hợp pháp luật có quy định khác về hình thức, cách thức thực hiện công khai đối với nội dung thông tin cụ thể thì áp dụng theo quy định đó.

Tiểu mục 2. NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Điều 67. Những nội dung người lao động bàn và quyết định

1. Nội dung thương lượng tập thể đã đạt được theo quy định của pháp luật.

2. Việc lập các loại quỹ và thu, chi, quản lý, sử dụng các khoản từ thu nhập, đóng góp của người lao động.

3. Việc bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân.

4. Nội dung nghị quyết của hội nghị người lao động.

5. Các nội dung tự quản khác trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

Điều 68. Hình thức người lao động bàn và quyết định

1. Người lao động bàn và quyết định các nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 67 của Luật này tại hội nghị người lao động trên cơ sở đề xuất của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước hoặc khi có ít nhất là một phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp cùng đề nghị.

2. Trường hợp không thể tổ chức hội nghị người lao động vì lý do bất khả kháng hoặc hội nghị đã được triệu tập đến lần thứ hai nhưng vẫn không có đủ số người tham dự quy định tại điểm c khoản 2 Điều 69 của Luật này thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước, sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), quyết định tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến của toàn thể người lao động trong doanh nghiệp.

3. Việc bàn và quyết định nội dung quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Điều 69. Tổ chức hội nghị người lao động

1. Hội nghị người lao động do ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước và Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phối hợp tổ chức.

Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm tiếp theo do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).

Hội nghị người lao động được tổ chức bất thường khi có đề xuất của các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này.

2. Thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

a) Đối với doanh nghiệp có sử dụng ít hơn 100 người lao động, thì tổ chức hội nghị toàn thể người lao động của doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 100 người lao động trở lên hoặc có dưới 100 người lao động nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể người lao động hoặc đại biểu người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp;

c) Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

3. Nội dung, thành phần tham gia, thời điểm tổ chức, địa điểm, trình tự, trách nhiệm tổ chức hội nghị người lao động thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 70. Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động bàn, quyết định và thực hiện quyết định của tập thể người lao động

1. Người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị người lao động hoặc tổ chức gửi phiếu lấy ý kiến để người lao động bàn, quyết định các nội dung quy định tại Điều 67 của Luật này.

2. Người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết của hội nghị người lao động, quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp và các nội dung khác đã được người lao động thống nhất, quyết định; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

3. Định kỳ 06 tháng một lần, người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị người lao động; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể người lao động trong doanh nghiệp.

4. Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động trong doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực tham gia bàn và quyết định các nội dung quy định tại Điều 67 của Luật này và nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất; trường hợp nhận thấy quyết định của tập thể người lao động không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Tiểu mục 3. NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THAM GIA Ý KIẾN

Điều 71. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến

1. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp nhà nước quyết định bao gồm:

a) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;

b) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;

c) Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

d) Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến;

đ) Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;

e) Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

2. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến theo đề nghị của tổ chức đại diện người lao động bao gồm:

a) Nội dung, hình thức thỏa ước lao động tập thể;

b) Nội dung, hình thức đối thoại tại doanh nghiệp nhà nước.

Điều 72. Hình thức người lao động tham gia ý kiến

Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:

1. Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;

2. Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

3. Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;

4. Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;

5. Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

Điều 73. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc

1. Doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức hội nghị đối thoại với người lao động, tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo định kỳ hằng năm; tổ chức đối thoại theo yêu cầu của một hoặc các bên hoặc trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật để chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

2. Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

Điều 74. Trách nhiệm trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến

1. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến người lao động về các nội dung quy định tại Điều 71 của Luật này; chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc tiếp nhận, tổng hợp ý kiến, thông tin phản hồi của người lao động; nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia và thực hiện việc công khai nội dung giải trình, tiếp thu đến người lao động.

2. Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) tham gia phối hợp thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lấy ý kiến của người lao động, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi doanh nghiệp quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

3. Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm tích cực đóng góp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này.

Tiểu mục 4. NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 75. Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát

1. Người lao động ở doanh nghiệp nhà nước kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà tập thể người lao động đã bàn và quyết định quy định tại Điều 67 của Luật này.

2. Người lao động giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước, việc thực hiện chính sách, pháp luật của người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành và những người có thẩm quyền khác của doanh nghiệp.

Điều 76. Hình thức người lao động kiểm tra, giám sát

1. Người lao động trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, giám sát tại doanh nghiệp nhà nước thông qua:

a) Hoạt động lao động, sản xuất, sinh hoạt của người lao động ở doanh nghiệp;

b) Quan sát, tìm hiểu, giao tiếp với người có chức vụ, quyền hạn, người lao động khác trong doanh nghiệp;

c) Tiếp cận các thông tin được công khai; các thông tin, báo cáo của doanh nghiệp hoặc người được giao quản lý, thực hiện các nội dung người lao động đã bàn và quyết định;

d) Tham dự hội nghị người lao động, hội nghị đối thoại tại nơi làm việc, các hoạt động hội họp, sinh hoạt tập thể khác tại nơi làm việc.

2. Người lao động thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.

Điều 77. Tổ chức Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước

1. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do hội nghị người lao động bầu gồm từ 03 đến 09 thành viên theo đề nghị của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).

Trường hợp doanh nghiệp nhà nước có tính chất đặc thù hoặc hoạt động phân tán thì hội nghị người lao động có thể quyết định số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân nhiều hơn để bảo đảm hoạt động có hiệu quả.

2. Thành viên Ban Thanh tra nhân dân là người đang làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong doanh nghiệp, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật và tự nguyện tham gia Ban Thanh tra nhân dân; không đồng thời là người đại diện có thẩm quyền, thành viên ban lãnh đạo, điều hành, kế toán trưởng của doanh nghiệp.

3. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) đề nghị hội nghị người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.

4. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Trưởng ban chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Phó Trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban thực hiện nhiệm vụ; các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban.

Điều 78. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước

1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể người lao động; giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước.

2. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

3. Yêu cầu người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để phục vụ việc xác minh, kiểm tra, giám sát.

4. Xem xét, xác minh vụ việc cụ thể theo đề nghị của người lao động ở doanh nghiệp.

5. Kiến nghị ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.

6. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của người lao động có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.

Điều 79. Hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước

1. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước do Ban Chấp hành Công đoàn tại doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.

2. Căn cứ vào nghị quyết hội nghị người lao động của doanh nghiệp nhà nước và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.

3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban Chấp hành Công đoàn và tại hội nghị người lao động của doanh nghiệp nhà nước.

Điều 80. Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của người lao động

1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, người lao động tham gia ý kiến đóng góp với người có thẩm quyền của doanh nghiệp nhà nước để kịp thời khắc phục các bất cập, hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý; ngăn ngừa tiêu cực, vi phạm pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và đóng góp giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp.

2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp nhà nước; kiến nghị, phản ánh đến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, Công đoàn, tổ chức đại diện khác của người lao động, tổ chức đoàn thể tại doanh nghiệp mà mình là thành viên, hội viên hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người lao động theo thẩm quyền hoặc thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật.

Điều 81. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát

1. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm sau đây:

a) Phối hợp cùng Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có), căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp mình làm cơ sở để người lao động kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ của người lao động nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này;

b) Tạo lập cơ chế tiếp nhận góp ý, kiến nghị, phản ánh của người lao động tại doanh nghiệp; thực hiện việc đối thoại, giải trình với người lao động theo quy định của pháp luật;

c) Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời kiến nghị, phản ánh của người lao động, kiến nghị của Công đoàn, tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) và các tổ chức đoàn thể khác tại doanh nghiệp; chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

d) Tạo điều kiện và bảo đảm để Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật bằng cách thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về chính sách, pháp luật chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp; tổ chức cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân; xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị; thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết kiến nghị, phản ánh và việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp mình;

đ) Xử lý người có hành vi cản trở người lao động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát; người có hành vi trả thù, trù dập người lao động thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

2. Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm sau đây:

a) Giới thiệu nhân sự để hội nghị người lao động bầu làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân; đề nghị cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân;

b) Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác; xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết;

c) Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân gửi đến người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp hoặc cấp có thẩm quyền;

d) Vận động người lao động phối hợp và tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân;

đ) Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân.

3. Người lao động chịu trách nhiệm về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình; chủ động, tích cực phối hợp với Ban Thanh tra nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trong việc xác minh, kiểm tra, giám sát đối với các nội dung mà mình đã kiến nghị, đề nghị.

4. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.

Mục 2. THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC KHÁC CÓ THUÊ MƯỚN, SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THUỘC KHU VỰC NGOÀI NHÀ NƯỚC

Điều 82. Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước

1. Việc thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước thực hiện theo quy định chung tại Chương I của Luật này và các quy định cụ thể về thực hiện dân chủ tại nơi làm việc theo pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước, tùy theo đặc điểm, tính chất tổ chức, hoạt động và điều kiện thực tế của tổ chức, được quyền lựa chọn áp dụng các quy định về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước quy định tại Mục 1 Chương này tại doanh nghiệp, tổ chức mình; thông báo đến tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp, tổ chức và công khai nội dung áp dụng để người lao động được biết.

3. Trong quá trình xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc của doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức mở rộng hơn phạm vi, nội dung, cách thức thực hiện dân chủ mà pháp luật quy định nhưng không được trái hoặc hạn chế quyền thực hiện dân chủ của người lao động được quy định trong Luật này và pháp luật khác có liên quan.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

Điều 83. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;

b) Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở;

c) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;

d) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở;

đ) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Bộ Nội vụ có trách nhiệm sau đây:

a) Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm sau đây:

a) Giúp Chính phủ quản lý nhà nước về thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động;

b) Phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động.

4. Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí về thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc cấp kinh phí cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, căn cứ vào quy định của Luật này, quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ các cơ quan của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

6. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chịu trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Điều 84. Trách nhiệm của các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ vào quy định của Luật này, quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Hội đồng nhân dân các cấp phù hợp với tính chất đặc thù trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị này.

Điều 85. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn.

2. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn.

3. Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn khi được yêu cầu.

Điều 86. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ trong phạm vi địa bàn cấp xã;

b) Giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn cấp xã trong việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:

a) Tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn cấp xã;

b) Giữ mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân và cộng đồng dân cư trên địa bàn cấp xã;

c) Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã;

d) Kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

3. Tại nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật này.

4. Tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn. Hội đồng nhân dân cấp huyện tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp xã và Hội đồng nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 87. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp

1. Tổ chức vận động Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân.

4. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Điều 88. Trách nhiệm của Công đoàn Việt Nam các cấp

1. Tổ chức vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ sở; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

3. Tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về thực hiện dân chủ ở cơ sở để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi, giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

4. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của đoàn viên công đoàn.

5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

Điều 89. Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội khác

1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của hội viên, đoàn viên và Nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

2. Tham gia, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

3. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở của hội viên, đoàn viên.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 90. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.

2. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 91. Áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp

1. Trường hợp luật khác ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định cụ thể về nội dung, hình thức, thời hạn, trình tự, thủ tục công khai thông tin, lấy ý kiến tham gia của công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các lĩnh vực cụ thể thì thực hiện theo quy định của luật đó.

2. Cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, trên cơ sở các nguyên tắc được quy định tại Luật này, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và Điều lệ của tổ chức mình, quy định việc thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan, đơn vị của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

3. Hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, các quyết định khác của cộng đồng dân cư được công nhận, thông qua trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện cho đến khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ theo quy định./.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 10 tháng 11 năm 2022.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Vương Đình Huệ

NATIONAL ASSEMBLY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Law No. 10/2022/QH15

Hanoi, November 10, 2022 

 

LAW

IMPLEMENTATION OF GRASSROOTS-LEVEL DEMOCRACY

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly passes the Law on Implementation of Grassroots-level Democracy.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Law stipulates the content and methods of implementation of democracy at the grassroots level; the rights and obligations of citizens concerning implementation of grassroots democracy and the responsibilities of agencies, units, entities and persons for implementation of grassroots democracy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



For the purposes of this Law, terms used herein are construed as follows:

1. Grassroots (or grassroots level) refers to communes, wards or townships (hereinafter referred to as commune level) or residential communities in commune-level areas; state agencies, public non-business units (hereinafter referred to as public entities); employing entities.

2. Implementing democracy at the grassroots level refers to an approach to promoting the People's mastery to enable citizens, public officials, staff members and employees to be informed, express their will, aspiration and view point through the process of consultation, contribution of opinions, decision making, inspection and supervision of issues at the grassroots level in accordance with the national Constitution and law.

3. Residential community refers to a group of Vietnamese citizens living in a village, hamlet (otherwise called in ethnic languages) (hereinafter referred to as village), residential group, quarter, street block, cluster and sub-zone (hereinafter referred to as residential group).

4. Employing entity (also employer) refers to a state enterprise and other business entity or legal person that hires and engages workers and employees under an employment contract in the non-State sector.

Article 3. Principles of implementation of grassroots democracy

1. Ensure the rights of citizens, public officials, staff members and workers or employees can be informed of, contribute their opinions to, make their decisions on, and inspect and supervise the implementation of democracy at the grassroots level.

2. Ensure the leadership of the Party, the management of the State, the core role of the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations in the implementation of democracy at the grassroots level.

3. Implement democracy at the grassroots level within the ambit of the national Constitution and laws; maintain order and discipline and avoid obstructing the normal operation of local authorities at communes and employing entities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Ensure publicity, transparency and enhanced accountability in the process of implementing democracy at grassroots level.

6. Respect public opinions, promptly address public recommendations or petitions.

Article 4. Ambit of the practice of grassroots democracy

1. All citizens shall exercise democracy in the communes, wards, townships, villages and neighborhood groups where they reside.

2. Citizens who are public officials, staff members and employees shall exercise democracy in the agencies and units where they work. In case where an entity (parent entity) has its directly controlled unit (subsidiary), the implementation of democracy in the subsidiary shall be decided by the head of the parent entity.

3. Citizens who are workers shall exercise democracy at the employing entity where they are employed under employment contracts. In case an employing entity has its directly controlled unit (subsidiary), the implementation of democracy in this subsidiary shall comply with the provisions of the charter, internal rules and regulations of the employing entity and relevant laws.

Article 5. Entitlements of citizens to implementation of grassroots democracy

1. Have access to disclosure and request provision of adequate, accurate and timely information in accordance with law.

2. Propose initiatives, contribute opinions, discuss and decide on matters relating to implementation of democracy at the grassroots level in accordance with the provisions of this Law and other relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Receive recognition, respect, protection and get assured of legitimate rights and interests in the implementation of democracy at the grassroots level in accordance with the provisions of law.

Article 6. Obligations of citizens to implementation of grassroots democracy

1. Comply with laws regarding implementation of grassroots democracy.

2. Contribute opinions about survey questions raised at the grassroots level in accordance with the provisions of this Law and other relevant laws.

3. Abide by decisions of residential community, local authorities, agencies, units and employing entities.

4. Promptly file complaints, petitions and grievances to competent authorities when detecting any violation against law on implementation of democracy at the grassroots level.

5. Respect and protect social order, safety, and national interests, legitimate rights and interests of natural or legal persons.

Article 7. Right of enjoyment of citizens

1. Obtain recognition, respect and protection, and get assured of human rights and citizens' rights in terms of political, civil, economic, cultural and social aspects from the State and laws. Receive guarantee for their exercise of the rights to implementation of democracy at the grassroots level in accordance with this Law and other relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Enjoy the achievements of the socio-economic reform and growth, benefits from social security, safety and stability of the nation, localities, employing institutions or entities and the results of implementation of democracy in the places where they live or work.

4. Gain access to training, work, production or business opportunities to improve and enhance the material and spiritual life of their own, families and community.

Article 8. Measures for assurance of implementation of grassroots democracy

1. Provide training to enhance professional skills and qualification for persons tasked with enforcing law on implementation of democracy at grassroots level.

2. Strengthen the work of information, propaganda, dissemination and education of the law on the implementation of democracy at grassroots level; raise public awareness about ensuring the implementation of democracy at the grassroots level.

3. Enhance the responsibilities of institutions and entities, the role as a man of exemplary character of officeholders, Party members, public officials, staff members, public employees and part-timers at communes, villages and residential quarters in the implementation of democracy at grassroots level, and the role in ensuring the implementation of democracy at the grassroots level; consider implementation of democracy at the grassroots level by communes, institutions and entities as an indicator used for assessment of performance.

4. Give credit or awards to men of exemplary character or persons achieving much success in duly promoting and implementing the grassroots democracy; detect and strictly sanction institutions, entities or persons violating the law on implementation of democracy at grassroots level.

5. Provide support or incentive for the application of information technology, science and technology advances, and the use of technical instrumentalities or equipment, and other necessary conditions for implementation of grassroots democracy in line with the progress in building e-government, digital government and digital society.

Article 9. Prohibited acts during implementation of grassroots democracy

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Perform the act of screening, hindrance or repression or negligence in handling petitions, complaints, grievances or denunciations; disclose information about whistleblowers or informants of offences related to the implementation of grassroots democracy.

3. Exploit the implementation of grassroots democracy to commit an act of endangering national security, social order and safety, interests of the State, legitimate rights and interests of entities and persons.

4. Exploit the implementation of grassroots democracy to commit an act of distortion, slander, provocation of conflicts, incitement to violence, regional or geographic, gender, religion or belief, race or ethnicity discrimination, or infliction of losses or damage to persons, institutions or entities.

5. Forge documents, perform fraudulent acts or plots to falsify results of public consultation or comment.

Article 10. Imposition of sanctions or penalties relating to implementation of grassroots democracy

1. Persons committing offences against law relating to implementation of grassroots democracy shall, depending on the nature and seriousness of each offence, suffer corresponding sanctions or penalties or legal action taken in the form of criminal prosecution; in case where any loss or damage occurs from the predicate offence, compensation must be paid under law.

2. Entities that violate the provisions of this Law and other provisions of law related to the implementation of democracy at the grassroots level shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned; If they cause any loss or damage, they shall be liable for compensation defined by law.

3. Any public official, staff member or employee who abuses his/her position or power to violate the provisions of this Law, act against the interests of the State, and the lawful rights and interests of entities or persons, shall, depending on the nature and seriousness of each offence, be subject to disciplinary action or criminal prosecution; in case of causing any loss or damage, they shall be liable for compensation paid under law.

4. Imposing administrative penalties or disciplinary action for offences against law on implementation of grassroots democracy shall be as provided under the Government’s regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION OF DEMOCRACY IN COMMUNES, WARDS, TOWNS

Section 1. DISCLOSURE OF INFORMATION IN COMMUNES, WARDS, TOWNS

Article 11. Data or information that commune-level local governments must disclose

Except data or information classified as state secrets or those that may be disclosed in accordance with law, commune-level local governments shall have a duty to disclose the following:

1. Socio-economic development plan, and annual plan on economic restructuring of communes and implementation outcomes;

2. Explanatory data or reports on the state budget estimate, and the financial action plan of a commune, which is submitted to the People's Council of the commune; the budget estimate, the financial action plan already decided by the commune-level People's Council; data and explanatory notes on the implementation of the commune-level budget estimate that is produced on a quarterly, six-monthly and yearly basis; final accounts of the state budget revenues and expenditures, and the results of implementation of other financial activities approved by the commune-level People's Council; results of implementation of the State Audit's recommendations (if any);

3. The investment project and work in a commune and implementation progress; the plan on land recovery, compensation, support and resettlement upon land recovery for implementation of an investment project and work in a commune; the plan on management and use of the land reserve managed by a commune; the plan to lease agricultural land reserved for public use in a commune; the plan for construction of a district, the plan for construction of a commune or rural residential quarter; the general town planning, zonal planning project, detailed plan that is made for construction of areas in a town;

4. Regulations on implementation of democracy in a commune, ward or town; duties and entitlements of public officials, staffs or part-timers in communes, villages and residential quarters; code of conduct of officeholders of commune-level local governments;

5. Management and use of funds, investments, financing specific to programs and projects in communes; financial contributions from the public;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Guidelines, policies, plans, criteria, beneficiaries, nomination process and results of the implementation of support, subsidy and credit policies for the implementation of national target programs, production development, support for housing construction, grant of health insurance cards and other social security policies organized and implemented in communes;

8. Information about the scope, subjects, method of nomination and determination of beneficiaries of support, amount of support, time and procedures for distributing amounts of the state budget support for the purpose of dealing with difficult situation arising from natural disasters, epidemics, incidents, disastrous events, or supporting patients suffering from fatal diseases in communes; management and use of contributions and voluntary donations of domestic and foreign entities and persons intended for eligible beneficiaries in communes;

9. Number of enlistees, persons qualifying as conscripts, conscription criteria; list of citizens eligible to recruit to and perform obligations to join the People's Police; list of citizens who are recruited to and perform the obligation to join the People's Police; list of temporary postponement of enlistment and exemption from being called up in communes;

10. Results of inspection, examination and handling of cases involving corruption, misconduct and breach of discipline of public officials, staff members and part-timers in communes, villages, and residential quarters; votes of confidence of the President, Vice President and Head of a Committee of the Commune-level People's Council, the President, Vice President and members of the Commune-level People's Committee;

11. Public opinion polling plan, issues, results of evaluation or analysis of poll data, reaction to public opinions involving rejection or acceptance of public opinions regarding issues which a commune makes available for public comment as prescribed in Article 25 herein;

12. Payees, rates of fees, charges and other financial obligations to be directly collected by local governments;

13. Administrative procedures, procedures for handling of issues relating to entities or persons to be directly carried out by local governments;

14. Others as covered by laws and regulations on implementation of democracy in communes, wards or towns.

Article 12. Method and time of disclosure

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) by public posting;

b) by publishing on websites or web portals of commune-level local governments;

c) by broadcasting via the commune-level radio system (if any);

d) by sending notices to citizens with the help of heads of villages or residential quarters acting as conduits;

dd) by sending written documents to citizens;

e) holding seminars or meetings between People's Committees and the public;

g) through citizen reception, meetings with voters, press conferences, press releases, assignments of spokespersons of the commune-level People's Committees according to the provisions of law;

h) through notices sent to political organizations, socio-political organizations, other organizations and unions at the same level and then disseminated or communicated to their members at the grassroots level;

i) via telecommunications networks or social networks accepted by the provisions of law if the level of competence in application of information technology in a commune, village, and residential quarter permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. With respect to border areas, oceanic islands, mountainous areas, areas facing extremely difficult socio-economic conditions, or ethnic minority areas, disclosure of information specified in Article 11 of this Law shall be as defined by the Government’s regulations.

3. Disclosure of information in specific sectors shall be as defined by relevant regulatory provisions. In the absence of regulatory provisions regarding this, within 05 working days of receipt of decisions or written documents relating to information to be disclosed, commune-level People’s Committees shall conduct the disclosure of information.

Article 13. Selection of form of disclosure of information

1. Commune-level People's Committees that have created websites or web portals shall be required to publish the information specified in Article 11 herein on these platforms.

2. The commune-level People's Committees shall post the information specified in clauses 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 and 12 of Article 11 in this Law at the headquarters of the commune-level People's Councils, People's Committees, cultural houses and community activity spaces at villages or residential quarters. Posting should last for at least 30 consecutive days from the start date, unless otherwise stipulated by laws.

Information specified in clause 4 and 13 of Article 11 of this Law must be regularly posted at the headquarters of the Commune-level People's Councils and People's Committees, and updated whenever any change occurs. The list of pieces of information that have been made available for public review, together with the method and time of doing so, shall be compiled, updated quarterly and posted at the headquarters of the commune-level People's Councils, People's Committees, cultural houses and social activity facilities at villages or residential quarters.

3. The information defined in clause 7, 8, 9, 10, 11 and 12 of Article 11 herein shall be disclosed via the radio systems of communes (if any) within at least 03 consecutive days.

4. The information defined in clause 3 of this Article shall be sent to heads of villages or residential quarters who act as conduits to send such information to the public. Making information available for public access as specified in this clause shall be in one or multiple forms, e.g. announcements made at meetings between residents; meetings held by political organizations, socio-political organizations, other organizations and unions in villages and residential quarters; face-to-face talks or written notices sent to every family; SMS messages sent to representatives of families or posts on social networks authorized by law and selected with approval from all residents.

5. In addition to disclosing information in the forms specified in clause 1, 2, 3 and 4 of this Article, commune-level People’s Committees may otherwise decide on the form of disclosure specified in clause 1 of Article 12 herein provided that the other form of disclosure fits well into the actual condition of each locality with a view to ensuring that the public can have access to disclosed information in an accurate, adequate, timely and easy manner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 14. Responsibilities for conducting public disclosure of information

1. Commune-level People's Committees shall put forward a plan for public disclosure of information, clearly stating which pieces of information to be disclosed, form of disclosure, disclosure time and date, and time limit for disclosure, as well as responsibilities for implementation of such plan.

Presidents of these commune-level People's Committees shall be responsible for directing the execution of the plan approved by the commune-level People's Committee; inspecting, encouraging the implementation of the plan, and reporting to the People's Committee on plan execution outcomes.

Where there is any change or modification of information that has been disclosed, such change or modification shall be disclosed in a timely manner in accordance with regulations laid down in this Section.

2. Commune-level People’s Committees shall be responsible for providing information at the request of citizens in accordance with regulations laid down in the Law on Access to Information if that requested information of which the duration of disclosure does not end has not been disclosed yet; the duration of disclosure of that requested information permitted by law has ended; or that requested information that is being disclosed fails to reach the requester.

3. Commune-level People’s Committee shall compile a report on the completion progress and performance relating to tasks of disclosure of information and present it to the same-level People’s Council in the upcoming regular meeting, as well as forward it to the same-level Vietnamese Fatherland Front Committee for monitoring purposes.

Section 2. PUBLIC CONSULTATION

Article 15. Matters available for public consultation

1. Undertakings or policies and rates of full or partial public contribution of money, property and labor to construction of infrastructure or public works falling within communes, villages or residential quarters.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Content of local by-laws.

4. Election or discharge from office of heads of villages or residential quarters.

5. Election or discharge from office of members of the People’s Inspectorates or the Public Investment Supervision Committees.

6. Other practice of self-management within residential community. The public can discuss and decide such work on condition that such practice is not in contravention of laws, is conformable to traditional values, customs and social ethics.

Article 16. Proposal of matters for public consultation

1. For any matter to be implemented within a commune, the President of the commune-level People's Committee shall, after reaching agreement with the Chairperson of the same-level Vietnam Fatherland Front Committee, decide the content thereof made available for public consultation; choose the form of public consultation; direct or instruct the heads of villages and residential quarters to undertake the public consultation process.

2. For any matter to be implemented within a village or residential quarter, the head of the village or residential quarter shall, after reaching agreement with the Head of the Committee on Fatherland Front Affairs at the village or residential quarter, make the proposal of that matter for public consultation purposes.

3. If any citizen residing in a village or residential quarter gives his/her idea regarding proposal of the matters specified in Article 15 herein available for public consultation, and if such idea obtains consent from at least 10% of family households residing at the village or residential quarter, such proposal shall be submitted to the head of the village or the residential quarter in order for these matters to be available for the residential community’s public consultation that are required not to be in contravention of laws, and to be conformable to traditional customs, values and social ethics.

If such idea fails to obtain consent from at least 10% of family households in a village or residential quarter, upon realizing that it may be beneficial to residential community, and may be approved by the Committee on Fatherland Front Affairs of a village or residential quarter, the head of that village or residential quarter shall make these matters available for public consultation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 17. Form or methodology of public consultation

1. In light of the proposed matter, the President of the commune-level People’s Committee, the Head of a village or residential quarter shall take charge of getting population living in that village or residential quarter involved in the public consultation process in the following forms:

a) holding meetings between residents in the community;

b) survey forms handed out to family households;

c) online voting. This form may be chosen provided that the level of proficiency in information technology application permits, and residential community agrees to it.

2. Public consultation regarding the matters specified in clause 3, 4 and 5 of Article 15 herein shall take place in a meeting between residents in the community, unless otherwise prescribed in point b of clause 1 of Article 19 herein. Handing out survey forms to family households may be selected in the case specified in clause 1 of Article 19 herein.

The method of online voting may be applied only if residential community is able to make their own decision on the work defined in clause 6 of Article 15 herein, and the head of a village or residential quarter agrees with the Committee on Fatherland Front Affairs at the village or residential quarter that it is not necessary to hold a meeting between residents in the community or hand out survey forms to family households.

3. If there is any other regulatory provision regarding conduct of public consultation, such regulatory provisions shall govern.

Article 8. Meeting between residents in the community

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The meeting between residents in the community shall be attended by the head of a village, residential quarter or Committee on Fatherland Front Affairs at that village or residential quarter, and representatives of family households living in that village or residential community.

2. The representative of a family household is a person having full civil capacity, capable of representing other household members; in case the household does not have a person having full civil capacity, the representative of the household must be the person who is unanimously nominated or authorized by household members.

3. In case a village or residential quarter has 200 or more households or is located in an area where the population is not concentrated, meetings may be held separately in residential clusters.

The head of a village or residential quarter may authorize a member of the Committee on Fatherland Front Affairs in the village or residential quarter, or a trustworthy citizen residing in the residential cluster to run or preside over the meetings of the residential clusters, and submit the meeting minutes to the head of the village or the residential quarter to produce the consolidated meeting minuses for the entire village or residential quarter.

4. Steps in holding a meeting between residents in the community shall be as follows:

a) The meeting chair gives the opening remark, including reasons for holding the meeting, purposes, requirements and agenda of the meeting; introduces a person that the meeting can vote the secretary of the meeting;

b) The meeting chair introduces matters to be considered or discussed in the meeting;

c) Attendees enter into a discussion meeting;

d) The meeting chair consolidates all of opinions in the meeting; proposes discussed issues to be voted on and the method of voting. Attendees may decide on either hand vote or secret ballot. For a secret ballot, the meeting needs to elect the Vote Counting Board;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Handing out survey forms to family households

1. The head of a village or residential quarter shall distribute votes to every family household to collect their votes on the matters falling within the remit of a village, residential quarter or commune in the following cases:

a) The commune-level People’s Committee decides on the method of handing out survey forms on the matters falling within the jurisdiction of a commune to family households;

b) Though residential community has held, the number of family households is not adequate to reach the minimum amount of unanimous votes specified in clause 1 of Article 21 herein;

c) As otherwise decided by the head of the village or residential quarter in agreement with the Committee on Fatherland Front Affairs at the village or residential quarter.

2. The head of a village or residential quarter shall cooperate with the Committee on Fatherland Front Affairs having jurisdiction over the village or residential quarter in developing the plan to hand out survey forms; setting up a Team for distribution of survey forms attended by 03 – 05 persons, and disclosing information about issues to be surveyed, time, date and time limit for the survey, members of the Team to the public at the village or residential quarter no later than 02 days prior to the date on which survey forms are handed out.

3. Each family household shall get 01 survey form. The Team for distribution of survey forms shall hand out survey forms directly to family households, collect completed survey forms by the predetermined deadline, and consolidate survey results in full and in an impartial manner.

Article 20. Residential community’s decision

1. The decision of the residential community shall be made in the written form of a resolution, meeting minutes, memoir or agreement. Where none of the foregoing is covered in laws, the head of a village or residential quarter may choose the one relevant to the content of decision, traditional customs, practices and actual condition of residential community in agreement with the Head of the Committee on Fatherland Front Affairs at the village or residential quarter.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Time of public consultation;

b) Total number of participating family households; the number of representatives of family households; the number of family households participating without representatives;

c) Issues under discussion;

d) Decision-making method;

dd) Results of voting conducted in the meeting or consolidation of survey forms or online voting results collected from family households;

e) Content of public decision;

g) Signature of the head of the village, residential quarter, the Head of the Committee on Fatherland Front Affairs and 02 representatives of family households.

3. Within 05 working days at the maximum from the date on which residential community holds the voting meeting or as from the deadline for collection of online survey forms or voting, any decision voted for by residential community shall be submitted to the commune-level People's Committee or the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee.

Article 21. Effect of public decisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The public decision on the matters defined in clause 1 and 2 of Article 15 herein that takes effect within a commune shall be approved when at least two-thirds of total number of villages or residential quarters give their consent.

The public decision on the matters defined in clause 3, 4, 5 and 6 of Article 15 herein shall be approved when more than 50% of total representatives of family households in the village or residential quarter give their consent.

2. The public decision on the matters defined in clause 1, 2 and 6 of Article 15 herein that takes effect within a village or residential quarter shall take effect as from the date on which the residential community votes for approval.

For the public decision on the matters defined in clause 1 and 2 of Article 15 herein that takes effect within a commune, the date of effect thereof shall be decided by the commune-level People’s Committee according to votes cast by residential community.

The public decision on the matters defined in clause 3 and 4 of Article 15 herein shall take effect as from the date on which the commune-level People’s Committee issues the decision on recognition of that public decision.

The public decision on the matters defined in clause 5 of Article 15 herein shall take effect as from the date on which the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee issues the decision on recognition of that public decision.

Within 05 working days of receipt of the public decision, the commune-level People’s Committee and/or Vietnam Fatherland Front Committee shall issue the decision on recognition of that public decision; in case of no recognition granted, the written response, clearly stating reasons for not granting such recognition, must be sent.

Article 22. Modification, replacement and revocation of public decisions

1. The public decision shall be modified, improved or revoked when:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) it does not comply with regulations on procedures and processes for approval of written documents of residential community prescribed herein and other regulations of relevant laws;

c) Residential community assumes that such modification, replacement or revocation is required.

2. The commune-level People’s Committee shall be authorized to revoke the public decision in the case defined in point a of clause 1 of this Article. Depending on the nature and severity of violation, the commune-level People’s Committee may revoke or request residential community to modify or replace the public decision where appropriate in the case defined in point b of clause 1 of this Article.

The decision on revocation or the written request for modification or revocation of the public decision shall be sent by the commune-level People’s Committee to the head of the village or residential quarter to have it notified to the public, and forwarded to the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee.

3. Residential community shall autonomously decide modification, replacement or revocation of its own decision when deeming that it is necessary to do so, or modification or replacement of its own decision, at the request of the commune-level People’s Committee according to the procedures and processes specified in Article 18, 19, 20 and 21 herein.

Article 23. Responsibilities for conduct of public consultation, and implementation of public decisions

1. The commune-level People's Committee shall have the plan for conduct of public consultation regarding the matters falling within the range of responsibilities of a commune-level government; the People's Committee and the President of the commune-level People's Committee shall take charge of the implementation of public decisions taking effect within a commune; inspect and monitor the implementation of the public decision taking effect within a village or residential quarter.

The commune-level People’s Committee shall compile a report on conduct of public consultation regarding the matters to be carried out within a commune for submission thereof to the same-level People's Council in the upcoming regular meeting, as well as forward it to the same-level Vietnam Fatherland Front Committee for monitoring purposes.

2. The head of a village or residential quarter shall have to publicize the voting results or the consolidated results of the public survey forms in the village or residential quarter; conduct the implementation of the public decision taking effect within the village or residential quarter; communicate the results of implementation of the public decision to the population living in the village, residential quarter and to the commune-level People's Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The Government shall impose detailed regulations regarding organization of meetings of residential community; distribution of survey forms to family households; online voting in villages or residential quarters; procedures for election and discharge from office of heads of villages or residential quarters; formulation and implementation of local by-laws or social conventions.

Article 24. Responsibilities of the Public for participation in the process of consultation regarding grassroots-level matters or work

1. Citizens and family households should be actively interested in the communal work; take responsibility for participating in or appointing representatives of family households to participate in the meetings to discuss and decide the matters implemented within villages, residential quarters, and communes; fulfill duties assigned under public decisions.

2. Household family’s representatives shall be responsible for attending meetings of residential community; gathering and grasping the common opinions of all household members to raise them and participate in discussions at the meetings, or enter them in the survey forms intended to poll opinions of family households; disseminating and communicating results of public consultation to household members. Where any household member has an opinion different from that from the representative of the household, he/she may be invited to the residential community’s meeting to raise his/her voice at the meeting.

3. Party members, cadres, civil servants, public employees and part-time workers at communes, villages, and residential quarters should play an active and exemplary role in being involved in the process of public consultation regarding the matters within the jurisdiction of villages, residential quarters or communes; shall be responsible for strictly implementing, pushing and educating families and community members to implement public decisions.

4. Where a public decision is found to be inconsistent with the regulatory procedures or processes, or in contravention of the provisions of law, or go against traditional customs, practices or social ethics, citizens shall reserve the right to file petitions or complaints to the commune-level People's Committee, the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee and the People's Inspectorate.

Section 3. PUBLIC COMMENT

Article 25. Matters available for public comment prior to the competent authority’s decision

1. Draft socio-economic development plans of communes; plans for transformation of economic and production structures; projects on sedentary farming, settlement, development of new economic zones and plans on development of trades and industries of communes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Undertakings and policies for investment, construction, land, treatment of waste, environmental protection, compensation, site clearance, plans for residential mobility, resettlement and agricultural resettlement, which are applied to decisions on public investment in projects of national significance; class-A projects; projects in which residential mobility, resettlement and agricultural resettlement are on a large scale; projects posing risks of causing critical impacts on environment; projects directly impacting socio-economic lives of residential community at or near project sites.

4. Draft projects on establishment, dissolution, merger, division, relocation of boundaries between administrative units, naming and renaming of administrative units; draft proposals for establishment, dissolution, merger, division, naming and renaming of villages, residential quarters, and coupling between residential clusters.

5. Draft administrative decisions of the commune-level People's Committees related to public interests, including decisions on release or approval of programs, plans, projects or proposals having impacts on environment, community health, social order, safety and other issues affecting residential community.

6. Draft planning requirements and general construction planning projects, draft requirements and projects on zone planning, detailed construction planning and general construction planning of communes, construction planning of rural residential quarters.

7. Draft regulations on implementation of democracy applied in communes, wards and towns; draft regulations on implementation of democracy imposed on specific sectors and activities in communes, wards and towns (if any).

8. Draft administrative decisions establishing obligations or giving rise to termination or restriction of the rights and interests of the executors who are citizens living in communes.

9. Other matters as stipulated by laws and regulations on implementation of democracy in communes, wards, towns, or at the request of competent state authorities or governments of communes that need public comment.

Article 26. Form of public comment

1. Public comments shall be collected:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) in a meeting of the residential community;

c) by using survey forms handed out to family households;

d) through a feedback mailbox or hotline (if any);

dd) through the Committees on Fatherland Front Affairs of villages or residential quarters, and socio-political organizations at the grassroots level;

e) on websites or web portals of commune-level local governments;

g) via telecommunications networks or social networks accepted by the provisions of law if the level of competence in application of information technology in a commune, village, and residential quarter permits;

h) through conversation or consultation with citizens who are the executors of the matters specified in clause 8 of Article 25 herein.

2. Depending on the content, nature and requirements of collection of public comments, capabilities and conditions required to adapt to the actual condition of each locality, and in accordance with the regulations on implementation of democracy in communes, wards or towns, commune-level People’s Committees shall decide on one or several forms of public comment specified in clause 1 of this Article. Where there is any regulatory provision on using a particular forms or method of public comment about a specified matter, conducting collection of public comments, consolidating, explaining or responding to public comments shall be subject to these regulatory provisions.

Article 27. Conduct of discussion and consultation with citizens who are executors of administrative decisions of commune-level People’s Committees establishing obligations or giving rise to termination or restriction of rights and interests of executors

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Where an administrative decision is applied to multiple executors or where necessary, the commune-level People's Committee may convene a meeting where citizens who are executors of that administrative decision directly raise their voice. The meeting shall be attended by the representative of the commune-level People’s Committee, the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee, the representative of the commune-level People’s Inspectorate and citizens who are executors of the administrative decision.

3. Opinions of citizens who are executors, opinions of relevant entities or persons shall be fully consolidated; feedback and explanatory reports regarding opinions of the executors shall be sent to relevant entities or persons, and shall be included in the dossier of transmittal to apply for the signature to be added to the administrative decision. Persons having jurisdiction shall issue decisions and bear responsibility for issuance of their administrative decisions.

Article 28. Responsibilities for conduct of public comment

1. Commune-level People’s Committees shall plan to conduct the collection of public comments on the matters specified in Article 25 of this Law that fall under the decision-making jurisdiction of the commune, clearly defining issues needing collection of opinions, form of collection of opinions, method, duration of implementation and responsibility for implementation. The plan to collect public comments shall be sent to the commune-level People’s Council and Vietnam Fatherland Front Committee.

Where public comment on the matters falling under the decision-making jurisdiction of the higher-level state authority is required, the commune-level People's Committee shall carry out the process of collection of public comments regarding the issues determined in the plan for collection of public comments of the authority responsible for collection of opinions.

2. The commune-level People's Committee shall cooperate with the Vietnam Fatherland Front Committee and socio-political organizations of the same level in conducting the implementation of the approved plan. The duration of collection of public comments shall be at least 20 days from the day on which issues to be commented upon are announced. If there is any regulatory provision specifying the duration of collection of public comments, that regulatory provision shall govern.

3. The President of commune-level People's Committee shall take charge of receiving and consolidating public opinions and comments; studying acceptance or response to (including explanation, clarification of) public comments on the matters falling under the decision-making jurisdiction of the commune to decide according to its competence or report to the People's Council or the People's Committee of the commune for its decision, and disclosing the results of consolidation of public opinions or comments, explanations and clarifications to the public.

4. For the matters assigned by the competent authority to the commune-level local government to make them available for public comments, the commune-level People's Committee shall be responsible for consolidating opinions on these matters and reporting to the competent authority on the results of collection of public comments or opinions. Authorities having decision-making jurisdiction shall be responsible for studying and accepting public opinions relating to the matters made available for public comment; where the decision is in conflict with the opinions of the majority of the public, they shall give explanations and reasons for refusal to accept these opinions, and be liable for their decisions. Clarifications, explanations and responses relating to public opinions shall be sent to commune-level People’s Committees to make them available for public access.

5. The commune-level People’s Committee shall compile a report on conduct of collection of public comments and opinions and results of collection thereof for submission to the same-level People's Council in the upcoming regular meeting, as well as forward it to the same-level Vietnam Fatherland Front Committee for monitoring purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Commune-level Vietnam Fatherland Front Committee shall supervise the formulation and implementation of the plan to collect opinions or comments from the local public; conduct of the dialogue or collection of opinions or comments in case where the commune–level People’s Committee issues an administrative decision establishing obligations or giving rise to termination or restriction of the rights and interests of the executor; the process and results of clarification, explanation, acceptance and implementation of the matters on which the public gives comments.

Article 29. Responsibilities of the Public to give comments on matters in communes, wards, towns

1. Party members, cadres, civil servants, public employees and all citizens residing in the locality shall bear responsibility to actively giving their comments on the matters directly related to the life of residents as a basis for competent agencies to consider and decide on important local and national issues.

2. Persons and family households shall be responsible for participating in or appointing representatives of family households to attend meetings and express opinions on the matters at the request of competent authority.

3. Citizens shall monitor, assess and supervise the consolidation, explanation, clarification and acceptance of public opinions regarding the matters made available for public comment, and the process for implementation of decisions of competent authorities towards these matters.

Section 4. PUBLIC INSPECTION OR SUPERVISION

Subsection 1. CONTENT AND FORM OF INSPECTION OR SUPERVISION

Article 30. Content of inspection or supervision

1. Citizens shall carry out the inspection of the matters that the public has discussed and decided under Article 15 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 31. Form of inspection or supervision

1. Citizens shall directly conduct the inspection or supervision through:

a) citizen’s involvement in labor, production, study, work and daily life activities in residential community;

b) citizen’s observation of, insight about and contact with commune-level public officials, staff members and part-timers in communes, villages, residential quarters and residents in the community;

c) access to disclosed information; information, reports of local governments in communes, commune-level public officials, staff members, part-timers in communes, villages, residential quarters, entities or persons assigned to manage or implement the matters that the public has discussed and decided;

d) participation in meetings or dialogues between commune-level People's Committees and the public; rallies with voters; communications with citizens; regular and other meetings of residential community.

2. Citizens shall conduct the inspection or supervision through commune-level Vietnam Fatherland Front Committees; activities of People's Inspectorates of communes, wards, towns; community-based Investment Supervision Boards and local self-governing organizations set up in accordance with laws.

Article 32. Exchange and dialogue meetings between People's Committees and the public

1. Each year, the commune-level People's Committee shall be responsible for cooperating with the Vietnam Fatherland Front Committee of the same level in holding at least one exchange and dialogue meeting with the local public about performance of the commune-level People's Committee and issues relating to the rights and obligations of local citizens.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 33. Periodic meetings of residential community

1. Each meeting of residential community shall be held annually at year end.

2. Heads of villages or residential quarters shall be responsible for convening and chairing the meetings of this kind. The meeting shall be attended by representatives of all family households in a village or residential quarter.

3. In the meeting, heads of villages or residential quarters shall be responsible for reporting to the public on the state of residential community, results of implementation of the matters that residential community has discussed and decided. The representative of the Committee on Fatherland Front Affairs in a village or residential quarter shall report on and provide information about the progress and results of implementation of democracy in villages, residential quarters and communes. Elected members of the People’s Inspectorate in a village or residential quarter shall report on and provide information about fulfillment of inspection, supervision, examination or verification duties at the proposal of the local public.

4. The Government shall impose detailed regulations on holding periodic meetings of residential community.

Article 34. Handling of public inspection or supervision results

1. Through direct inspection and supervision, the public can measure the level of satisfaction with the service of local government in communes; with commune-level public officials and staff members who directly carry out administrative procedures and handle issues of citizens.

2. When detecting acts and matters suspected of violation, citizens shall reserve the right to lodge complaints and denunciations according to the provisions of law, or air petitions or grievances to the commune-level local authorities, commune-level public officials and civil servants, heads of villages, residential quarters, Committees on Fatherland Front Affairs in villages, residential quarters, organizations and associations of which they are members; to National Assembly deputies, People's Council deputies; or petition or request People's Inspectorates, community-based Investment Supervision Boards, and other local self-governing organizations established in accordance with law to conduct examination, inspection or supervision according to their positions or duties.

3. People’s Inspectorates in communes, wards, towns; community-based Investment Supervision Boards shall act on behalf of the public to carry out the inspection or supervision in accordance with Subsection 2 and 3 herein.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Institutions, entities and persons specified in clause 2 of Article 34 in this Law shall be responsible for receiving, handling and settling complaints, denunciations, petitions and grievances from citizens under their jurisdiction, or for carrying out the inspection or supervision as per law.

2. Commune-level People’s Committees shall:

a) Establish and ensure stable and regular operation of the system designed to measure public satisfaction, receive comments and feedback so that people can directly express their attitude, assessment or comment concerning service of local governments and public officials or staff members who directly carry out administrative procedures and address citizens' issues.

b) Promptly examine, review, process, settle or respond to complaints, denunciations, petitions and grievances of citizens, and recommendations of the Vietnam Fatherland Front Committee and affiliates of the Vietnam Fatherland Front in a commune, or report on issues or refer them to competent authorities if these issues do not fall within their competence;

c) Cooperate with Vietnam Fatherland Front Committees in communes, based on local requirements, characteristics and actual conditions, on formulating and promulgating regulations on implementation of democracy in communes, wards and townships with the aim of further specifying the content and form of implementation of democracy in communes as a basis for citizens to inspect and supervise the implementation. Regulations on the implementation of democracy in communes, wards and townships may expand the scope of the implementation of democracy in communes, wards and townships on condition that the expanded scope shall not conflict with or limit the implementation of the matters already specified in this Law. Localities are encouraged to formulate and promulgate regulations on implementation of democracy specific to sectors and activities relating to such implementation in communes, wards or townships;

d) Provide People's Inspectorates, community-based Investment Supervision Boards and other locally public self-governing organizations with necessary conditions and guarantee for implementation of inspection or supervision duties in accordance with laws;

dd) Sanction people who commit acts of obstructing citizens to exercise their inspection or supervision rights, or people who commit acts of taking their revenge on or victimizing complainants, appellants, petitioners, accusers or complainants.

3. Citizens shall be responsible for their appeals, petitions, denunciations or complaints; shall proactively and actively cooperate with People's Inspectorates, community-based Investment Supervision Boards, responsible institutions, entities or persons on verifying, inspecting and supervising the issues involved in these appeals, petitions, denunciations or complaints.

Subsection 2. PEOPLE’S INSPECTORATES IN COMMUNES, WARDS, TOWNS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The People’s Inspectorate in a commune, ward or town shall be composed of elected members who come from villages and residential quarters in communes. The membership of the People's Inspectorate shall be equivalent to the number of villages or residential quarters within a commune, but not fewer than 05 persons.

2. Term of the People’s Inspectorate shall coincide with the term of the head of a village or residential quarter within the same jurisdiction.

During his/her term of office, if any member of the People’s Inspectorate fails to fulfill his/her assignments, no longer earns trust or applies for resignation, the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee shall request the village or residential quarter that has elected that member to consider termination of his/her office.

Where the position of member of the People’s Inspectorate is vacant during term of office and the number of days left to expiry of office is equal to at least 06 months, the Committee on Fatherland Front Affairs in a village or residential quarter shall cooperate with the head of the village or residential quarter in conducting the election of additional member of the People’s Inspectorate under the guidance of the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee.

3. The People’s Inspectorate in a commune, ward or town shall be composed of the Head, Vice Head and Member(s). The Head of the People’s Inspectorate shall bear joint responsibility for its operation; the Vice Head shall be responsible for assisting the Head to perform duties; other members shall perform duties assigned by the Head.

Article 37. Standards of members of the People’s Inspectorate in a commune, ward or town

1. Have good moral qualities, earn good credit in residential community, have good health condition to complete their assigned tasks; have knowledge about policies, laws and voluntarily join the People's Inspectorate.

2. Obtain registration as local residents, and not concurrently hold multiple positions of commune-level public official, staff member or part-timer at the level of commune, village or residential community.

Article 38. Duties and powers of People's Inspectorates in communes, wards, towns

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Give competent agencies or persons recommendations about sanctions or actions to be taken according to regulatory provisions when detecting signs of violation against laws and supervise the implementation of such recommendations.

3. Request commune-level local governments, commune-level public officials and staff members to provide relevant information and documents to serve verification, inspection and supervision purposes.

4. Consider and verify specific cases at the request of citizens and residential community.

5. Appeal to Presidents of commune-level People's Committees, commune-level public officials and staff members; heads of villages and residential quarters to deal with errors and defects discovered through the inspection and supervision process; ensure the lawful and legitimate rights and interests of organizations and citizens; commend units and individuals delivering good performance. If a person is found to have committed any act of violation against laws, he/she shall recommend a competent agency or organization to examine and handle such case.

6. Attend meetings of the People's Councils and the Commune-level People's Committees related to the performance of inspection and supervision tasks of the People's Inspectorates.

7. Process complaints and petitions of citizens, residential community and entities or persons relating to the scope of inspection and supervision of People's Inspectorates.

Article 39. Activities of People’s Inspectorates in communes, wards or towns

1. People’s Inspectorates in communes, wards, towns shall be instructed and guided by commune-level Fatherland Front Committees.

2. According to the action plan and the direction and guidance of the Vietnam Fatherland Front Committee at the commune level, the People's Inspectorate shall develop their own guidelines and action plans on a quarterly, six-monthly and annual basis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 40. Responsibilities for maintenance of normal operation of People’s Inspectorates in communes, wards or towns

1. Commune-level People’s Committee shall:

a) Notify People's Inspectorate of the main policies and laws related to the organization, operation, tasks and powers of local governments at the commune level; annual local socio-economic development goals and tasks;

b) Provide or request relevant agencies, organizations and individuals to fully and promptly provide necessary information and documents at the request of the People's Inspectorate;

c) Promptly assess and handle the recommendations of the People's Inspectorate; notify results within 15 days from the date of receipt of the recommendations;

d) Notify the People's Inspectorate of the results of handling of complaints and denunciations, and compliance with laws on the implementation of grassroots democracy in communes;

dd) Sanction persons who hinder the People's Inspectorate from performing its duties; persons who retaliate or persecute members of the People's Inspectorate according to the provisions of law.

2. Commune-level Fatherland Front Committees shall:

a) Provide instructions about conduct of meetings of residential community in villages and residential quarters to elect or dismiss members of the People's Inspectorate;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Instruct the People's Inspectorate in formulation of working programs, plans and activities; consider the review report on performance of the People's Inspectorate; guide and direct operation of the People's Inspectorate; participate in the activities of the People's Inspectorate when deeming it necessary;

d) Certify the minutes and recommendations of the People's Inspectorate; encourage the handling of recommendations of the People's Inspectorate;

dd) Encourage the local public to advocate, coordinate and actively support the activities of the People's Inspectorate;

e) Provide financial support for the People’s Inspectorate. Financial support for the People’s Inspectorate is derived from the state budget according to annual estimates and plans of Vietnam Fatherland Front Committees of communes, and is made available for use by the state budgets of communes.

3. The Government shall impose detailed regulations on organization and operation of People’s Inspectorates in communes, wards or towns.

Subsection 3. COMMUNITY-BASED INVESTMENT SUPERVISION BOARD

Article 41. Organization of the Community-based Investment Supervision Board

1. The Community-based Investment Supervision Board is established by the decision of the Vietnam Fatherland Front Committee at the commune level according to each public investment program, project, or public-private partnership (PPP) investment project implemented at the commune level, programs and projects that are run by monetary and labor investment of population community, or by direct funding provided by organizations and individuals for communes.

Community-based Investment Supervision Board shall have at least 05 members, including representatives of Vietnam Fatherland Front Committees at the commune level, People's Inspectorates in communes, wards or townships, and representatives of the public living in villages, residential quarters where these programs or projects are located. The Community-based Investment Supervision Board shall be automatically dissolved after fulfillment of its assigned tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 42. Standards of members of the Community-based Investment Supervision Board

1. Have good moral qualities, show honesty, equality and prestige amongst residential community; have good health condition to complete their assigned tasks; have knowledge about regulatory policies, laws or experience or expertise in the sectors relating to investment programs and projects, and act of their own free will to participate in the Community-based Investment Supervision Board.

2. Act as local residents and not concurrently hold the position of a commune-level public official or civil servant; have none of their relatives who have competence in deciding investment; are the investors or the investor's representatives, the investor's consulting units, project contractors or the contractor's consulting and supervision units, or the persons who directly manage investment projects in communes.

Article 43. Duties and powers of the Community-based Investment Supervision Board

1. The Community-based Investment Supervision Board shall assume the following duties:

a) Monitor and supervise the conformity of investment policies and decisions with investment planning schemes and plans in communes; the investor's observance of regulations on land boundaries and land use, detailed site planning, architectural, construction, waste treatment, environmental protection, compensation and site clearance, resettlement and investment plans; state and progress of implementation of programs and projects, implementation of information disclosure practice during the investment process with respect to public investment programs and projects, and investment projects financed by other capital sources in communes;

b) For programs and projects implemented by capital and labor of residential community, projects funded by the commune-level budget or by direct funding that organizations and individuals provide for communes, carry out monitoring, inspection and supervision of the implementation of those specified at point a of this clause, and inspect and supervise the observance of processes, technical regulations, quotas and types of materials as prescribed; monitoring and checking of the results of acceptance testing and financial accounts of projects;

c) Discover acts that may harm public interests; negative impacts of a public investment project on the living environment of the public during the period of investment in and operation of a public investment project; activities that inflict any loss and waste of capital and assets of a public investment program or project.

2. The Community-based Investment Supervision Board shall have the following powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Request relevant state management agencies to give responses regarding issues under their management as prescribed by law;

c) Request program owners and investors to provide responses or information for investment supervision, including investment decisions; information about the investors, project management boards, contact addresses; investment schedules and plans; size of land to be occupied and used; detailed site plans and architectural plans; compensation, site clearance and resettlement plans; waste treatment and environmental protection plans.

For the programs and projects implemented by capital and labor of residential community, the projects funded by the commune-level budget or by direct funding that organizations and individuals provide for communes, in addition to the foregoing, program or project owners shall provide information about processes, technical regulations, types or quotas of materials; results of acceptance testing and financial accounts of projects;

dd) Receive complaints from citizens and forward them to competent state management agencies, or conduct inspection and supervision within the scope of tasks and powers of the Board; receive responses of competent state management agencies on citizens' petitions and inform citizens of these responses;

dd) When detecting signs of violation against law during the project implementation period, which seriously affects production, security, culture, society, living environment of the community, or the investor fails to publicize information on investment programs and projects as prescribed by law, the Board shall report the case to competent state management agencies and recommend handling measures; where necessary, the Board shall propose competent authorities to suspend the investment and operation of projects.

Article 44. Activities of the Community-based Investment Supervision Board

1. Operation of the Community-based Investment Supervision Board shall be instructed by the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee directly.

2. Based on the guidance of the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee, the Community-based Investment Supervision Board shall develop a program and plan to inspect and supervise the community's investment, closely following the tasks and contents of inspection and supervision as specified in the provisions of Article 43 of this Law.

3. The Community-based Investment Supervision Board shall periodically report or report upon request on the results of the community's investment supervision to the commune-level Vietnam Fatherland Front Committee. The Head of the Community-Based Investment Supervision Board shall be invited to attend meetings of the People's Council, the People's Committee and the Vietnam Fatherland Front Committee at the commune level if each meeting is related to the program or project of which the Board is responsible for inspection and supervision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Commune-level Fatherland Front Committees shall:

a) Play the leading role in setting up the Community-based Investment Supervision Board in charge of each pubic investment program or project. The Standing Unit of the Vietnam Fatherland Front Committee at the commune level shall decide on the number of members; appoint representatives to participate in the Community-based Investment Supervision Board; propose constituencies and the number of members to be elected in each constituency to direct the Committee on Fatherland Front Affairs in a village or residential quarter in collaboration with the head of a village or residential quarter in organizing the election of members who are representatives of the public to the Community-based Investment Supervision Board; recognize the results of election of members of the Community-based Investment Supervision Board; organize a meeting of the Community-based Investment Supervision Board to elect the Head and Vice Head and assign tasks to each member; nominate, propose nomination or conduct the election of additional members of the Community-based Investment Supervision Board in case of vacancy or inadequacy;

b) Inform program/project owners and management units of supervision plans and the composition of the Community-Based Investment Supervision Board within the duration of 45 days before implementation; inform the composition of the Community-based Investment Supervision Board to the People’s Council or the People’s Committee of the same level and the local public;

c) Instruct the Community-based Investment Supervision Board in formulating programs and plans for inspection and supervision of investment programs and projects in accordance with law; support the Community-based Investment Supervision Board in communicating, making and submitting reports on investment supervision in the community;

d) Attest written documents stating recommendations and reporting filed by the Community-based Investment Supervision Board before being submitted to competent authorities; encourage the handling of recommendations of the Community-based Investment Supervision Board;

dd) Encourage the local public to actively participate in the inspection and supervision at community; advocate, and actively support the activities of the Community-based Investment Supervision Board;

e) Provide funding for activities of the Community-based Investment Supervision Board. Funding for the Community-based Investment Supervision Board is derived from the state budget according to annual estimates and plans of Vietnam Fatherland Front Committees of communes, and is made available for use by the state budgets of communes.

2. Commune-level People’s Committees shall:

a) Arrange a working space for the Community-based Investment Supervision Board to hold meetings and store documents for inspection and supervision purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Promptly examine and handling the recommendations of the Community-based Investment Supervision Board; notify handling results within 15 days from the date of receipt of the recommendations;

d) Sanction persons who hinder the Community-based Investment Supervision Board from performing its duties; persons who retaliate or persecute members of the Community-based Investment Supervision Board according to the provisions of law.

3. Program or project owners and management units shall assume the following responsibilities:

a) Provide documents related to implementation of public investment programs and projects at the request of the Community-based Investment Supervision Board on an adequate, truthful and timely manner;

b) Enable the Community-based Investment Supervision Board to carry out the inspection and supervision in accordance with law;

c) Receive comments and recommendations for inspection and supervision of the Community-based Investment Supervision Board, and notify the implementation results to the Community-based Investment Supervision Board.

4. The Government shall impose detailed regulations on organization and operation of the Community-based Investment Supervision Board.

Chapter III

IMPLEMENTATION OF DEMOCRACY AT WORKPLACE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 46. Matters that must be made available for public access by heads of workplaces

Except data or information classified as state secrets, work secrets or those of which disclosure is prohibited in accordance with law, heads of workplaces shall have a duty to disclose the following intra mural:

1. Guidelines and policies of the Party and national laws related to the organization and operation of their workplaces;

2. Annual, quarterly and monthly work plans of their workplaces;

3. Explanatory data or reports on the state budget estimate approved by the competent authority, and other financial sources; progress of implementation of the budget estimate and financial accounts of budget of each workplace; results of implementation of the State Audit's recommendations (if any);

4. Standards, quotas, administrative procedures regarding public assets; situation of investment, construction, procurement, delivery, lease, use, withdrawal, transfer, alteration of functions, sale, liquidation, destruction and other forms of management of public property; situation of exploitation of financial resources derived from public property put under their control or custody;

5. Principles, criteria and quotas for allocation of public investment capital; principles, criteria and grounds for determining the list of projects included in the medium-term and annual public investment plans; public investment plans and programs of workplaces, capital allocated each year, progress of implementation and disbursement of public investment programs’ capital; medium-term and annual public investment capital allocation plans, including the list of projects and the level of public investment capital for each project; review reports on mobilization of resources and other capital sources for participation in the implementation of public investment projects; review and results of implementation of plans, programs and projects; progress of implementation and disbursement of budget for projects; results of acceptance testing and evaluation of programs and projects; final accounts of public investment capital;

6. Recruitment, receipt, training, education, transfer, appointment, re-appointment, rotation, secondment, resignation, dismissal, planning and change of working positions; employment contracts, change of professional titles, change of working positions, termination of employment contracts; business trips to foreign countries; payment of benefits, increase in pay levels, professional ranks, evaluation and categorization of public officials, civil servants, public employees and workers; rewarding, sanctioning, dismissal and retirement of public officials, civil servants, public employees and workers; proposals, projects, programs, plans and development of legal normative documents of workplaces;

7. Conclusions of competent authorities on cases of misconduct, corruption or extravagance at the workplace; declaration of assets and income of the persons who are obliged to provide such declaration according to the provisions of law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Workplace rules and regulations; codes of conduct of people holding positions and powers in the workplace;

10. Consolidation results of opinions, clarifications, explanations and responses to opinions of public officials, civil servants, public employees and workers regarding the matters on which they comment as prescribed in Article 53 of this Law;

11. Regulatory and executive documents of senior agencies related to operation of workplaces;

12. Others as covered by laws and regulations on implementation of democracy at workplace.

Article 47. Method and time of disclosure of information at workplace

1. Information shall be disclosed:

a) by public posting;

b) through internal information systems or publishing on web portals or websites of workplaces;

c) by notices made in staff meetings held within workplace;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) through notifications issued to public officials and staff members with the help of managers of departments playing their conduit roles;

e) by sending written notices to Party organizations or Executive Boards of Trade Unions of workplaces that then forward them to public officials or staff members within workplace;

g) Others as covered by laws and regulations on implementation of democracy at workplace.

2. The matters to be disclosed under Article 46 shall be made available for public access within 05 working days of receipt of decisions or written documents of competent authorities relating to the matters to be disclosed, unless otherwise prescribed in law.

Article 48. Responsibilities for conducting public disclosure of information at workplace

1. Where workplaces subject to disclosure requirements have their own websites or electronic information systems, the heads of these workplaces shall be responsible for posting the information specified in Article 46 of this Law on these platforms for at least 20 consecutive days from the date of commencement of posting or delivery of information, unless otherwise provided for by law.

2. If the aforesaid websites or electronic information systems are not available, the heads of these workplaces shall be responsible for posting the information specified in Article 46 of this Law at their workplace or offices of directly related departments or units for at least 20 consecutive days from the date of commencement of posting, except in case of using the form of written notification to all public officials, staff members at workplace, or unless otherwise defined by law.

3. In addition to disclosure of information in the forms specified in clause 1 and 2 of this Article, based on the characteristics and nature of activities and the matters to be disclosed, the heads of workplaces may otherwise decide on the form of disclosure specified in clause 1 of Article 47 herein provided that this form of disclosure fits well into the actual condition of each workplace with a view to ensuring that the staff can have access to disclosed information in an accurate, adequate, timely and easy manner.

4. Heads of workplaces shall be responsible for conducting, at the request of public officials, civil servants, public employees and staff members, the provision of the information that has not been disclosed within the time limit for publishing; the information of which time limit for disclosure has expired; or the information that is being made public but, due to force majeure, the requester cannot access.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Where there is any other regulation on the form and method of public disclosure of specific types of information, such other regulation shall govern.

Section 2. CONSULTATION WITH PUBLIC OFFICIALS, CIVIL SERVANTS, EMPLOYEES OR WORKERS (STAFF CONSULTATION)

Article 49. Matters subject to staff consultation requirements

1. Election or discharge from office of members of the People’s Inspectorate at workplace.

2. Collection, spending, management and use of contributions of staff members at workplace, other than amounts prescribed by law.

3. Content of resolutions made in meetings of staff members.

4. Other self-governing work within workplaces that is not in contravention of traditional customs, practices, or conforms to social ethics.

Article 50. Form of staff consultation

1. Staff members at workplaces shall discuss and decide the matters specified in Article 49 herein in staff meetings at the proposal of the Executive Committees of Trade Unions of workplaces, heads of workplaces, or when they are requested for staff consultation by at least one-third of staff members at the workplace.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 51. Conduct of staff meetings

1. A staff meeting shall be held by the head of workplace playing the role of the chair in collaboration with the workplace Trade Union.

The staff meeting shall be held once a year after end of the business year of the workplace provided that it is held within 03 months of the following business year, subject to the decision issued by the head of the workplace, after consultation with the Trade Union of the workplace.

An extraordinary staff meeting may be held at the proposal of those specified in clause 1 of Article 50 herein.

2. The composition of a staff meeting shall be as follows:

a) With respect to the workplace where total staff members are less than 100 persons, the plenary session attended by all staff members shall be held, except the cases specified in point b and dd of this clause;

b) For the workplace with a total number of staff members of 100 or more, or less than 100 people who work over a large area or cannot leave their offices for professional reasons, the head of the workplace shall agree with the Trade Union of the workplace to decide that the participants in the meeting are all staff members, or their representatives according to the condition of the workplace;

c) The staff meeting is validly held when at least two-thirds of total number of staff members of the workplace, or at least two-thirds of total number of invited attendees are present. The resolution or decision made in the meeting is approved when more than 50% of total number of attendees agree; when the content thereof is not in contravention of the provisions of law; and when the content thereof is conformable to social ethics;

d) For the workplace controlling affiliates, when holding the meeting, the heads and representatives of the Executive Committees of the Trade Unions of the affiliates can be invited when deeming necessary;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The content of the staff meeting shall be as follows:

a) Review of the implementation of the Party's guidelines, policies and laws of the State related to the functions and tasks of the workplace;

b) Review of the implementation of the resolution of the previous staff meeting and regulations on implementation of democracy within workplace;

c) Evaluation and review the responsibilities of the head of the workplace regarding the implementation of the annual work plan;

d) Review report on competitions, contests, consideration of awards, discussion and agreement on contests or competitions in the following year; consent to agreements regarding competitions or contests;

dd) Discussion and decision on the matters defined by Article 49 herein;

e) Implementation of tasks involved in disclosure of information; survey on opinions of staff members regarding the matters specified in Article 53 herein;

g) Implementation of other tasks as resolved in the meeting.

4. Steps in holding a staff meeting shall be as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The representative of the Trade Union of the workplace reports on the matters defined in point b of clause 3 of this Article; the results of monitoring of implementation of democracy and support for staff members in implementation of democracy at the workplace;

c) All staff members attending the meeting discusses and raise their voice of opinions, recommendations or motions (if any);

d) The head of the workplace and the President of the Trade Union of the workplace receive and answer questions and recommendations of staff members on matters falling within their competence; discuss measures to improve working conditions, improve living standards of staff members at workplace, and measures to implement the work plan at workplace in the following year;

dd) The representative of the People’s Inspectorate reports on performance of the People's Inspectorate and the work program in the following year;

e) The meeting resolves on the matters defined by Article 49 herein (if any);

g) The meeting gives awards to entities or persons at the workplace that perform well in their assignments; announces any competition or contest;

h) Agreement on participation in a contest or competition between the head of the workplace and the Trade Union is to be signed in the meeting;

i) The meeting’s resolution is passed.

Article 52. Responsibilities for tabling matters for staff consultation, decision and implementing staff decisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The head of the workplace shall cooperate with the Executive Committee of the Trade Union of the workplace in disseminating, guiding and encouraging the implementation of the resolution made in the staff meeting, workplace regulations on implementation of democracy, and other matters agreed and decided by staff members; nominating a conduit to coordinate, monitor and propose the timely handling of issues or problems arising during the implementation process.

3. Every 6 months, the head of the workplace shall cooperate with the Executive Committee of the Trade Union of the workplace in conducting the inspection and evaluation of the results of implementation of the resolution of the staff meeting; notify inspection and evaluation results to all staff members at workplace.

4. Party members, staff members within workplaces shall have responsibilities to play an active and exemplary role in discussing and deciding the matters specified in Article 49 of this Law, and seriously implementing the decision obtaining unanimous opinions from all staff members; If it is found that the decision of all staff members does not comply with the prescribed processes and procedures, or contains breach of the provisions of law or social ethics, they shall reserve the right to file their complaints or motions to the Executive Committee of the superior Trade Union or the immediate senior of the workplace or other that has jurisdiction.

Section 3. STAFF COMMENT

Article 53. Matters requiring staff comments before decision by the head of workplace

1. Measures or solutions for implementation of the Party's guidelines, policies and laws of the State related to the functions and tasks of the workplace.

2. Annual work plans of the workplace.

3. Conduct of any competition or contests within workplace.

4. Preliminary or final review report of the workplace.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Plan for recruitment, training and education of staff members; election and appointment of staff members.

7. Implementation of regulations and policies regarding rights and interests of staff members.

8. Draft regulations on implementation of democracy at workplace.

9. Draft regulations on internal expenditure at workplace (if any).

10. Draft internal rules and other regulations of the workplace.

11. Others as covered by laws and regulations on implementation of democracy at workplace.

Article 54. Form of staff comment

Based on the characteristics, nature of activities and contents of staff comment, staff members may give their opinions through one or several of the following forms:

1. Directly giving their comments or opinions to the head of the workplace or with the help of heads of departments within the workplace;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Giving their comments or opinions by completing survey forms directly handed out to them, or through draft documents sent by competent authorities;

4. Giving their comments or opinions via the feedback mailbox, hotline, internal information system, web portal or website of the workplace;

5. Giving their comments or opinions with the help of other unions or teams within the workplace;

6. Others that are not in contravention of laws and are prescribed in regulations on implementation of democracy at workplace.

Article 55. Responsibilities for conducting staff comment

1. The head of a workplace shall have the plan to collect comments and opinions from staff members on the matters specified in Article 53 of this Law, clearly defining the matters subject to staff comment requirements, form of staff comment, method and time limit for implementation and responsibilities for implementation; shall be responsible for directing the receipt and consolidation of opinions and feedback from staff members; shall study, handle and respond to the opinions of participants, and announce explanations, clarifications or responses to staff members.

2. The Executive Committee of the Trade Union of the workplace shall cooperate with the head of the workplace in the implementation of the plan for staff comment; supervise the formulation and implementation of the plan for staff comment, the process of collecting opinions, the results of explanation and response to and implementation of the issues on which staff members comment; consult before the head of the workplace decides to impose regulations on implementation of democracy within the workplace.

3. Party members, staff members within the workplace shall have the responsibility to play active and exemplary roles in contributing and giving opinions or comments as a basis for competent authorities to decide; monitor, evaluate and supervise the consolidation of, explanation and response to opinions or comments on the matters that have been tabled for staff consultation and the process of implementation of decisions relating to these matters.

Section 4. STAFF INSPECTION AND SUPERVISION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 56. Content of staff inspection and supervision

1. Staff members may inspect the implementation of the matters that the collective of staff members have discussed and decided as specified in Article 49 herein.

2. Staff members may supervise the implementation of democracy at the grassroots level and the execution of policies and laws by the heads, management boards and competent persons of the workplaces, behaviors of staff members on duty at workplace.

Article 57. Form of staff inspection and supervision

1. Staff members shall conduct inspection and supervision through:

a) learning, working and living activities of staff members at workplace;

b) Observation of, insight about and communication with persons holding office and powers; other staff members within workplace;

c) Access to disclosed information; information, reports of workplaces or persons assigned to manage or implement the matters that staff members have discussed and decided;

d) Participation in staff meetings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 58. Handling of staff inspection and supervision

1. Through direct inspection and supervision, staff members shall get involved in giving comments and opinions on political qualities, moral conduct, competence, academic and professional qualification and performance of heads, governing boards, direct managers, in-charge persons, and other competent persons at workplaces; shall actively participate in giving comments to contribute to building a clean and strong workplace.

2. When detecting acts and matters suspected of violation, staff members shall reserve the right to lodge complaints and denunciations according to the provisions of law; or report them to heads of workplaces, Trade Unions, other organizations or associations of which they are members and which are established and operated at workplaces; or report to the People's Inspectorate or appeal it to consider carrying out the inspection or supervision within the range of its functions and duties.

3. Each People’s Inspectorate at a workplace shall act on behalf of its staff members to carry out the inspection or supervision in accordance with Subsection 2 hereof.

Article 59. Responsibilities for guarantee for staff inspection or supervision

1. Heads of workplaces shall have the following responsibilities:

a) Cooperate with the Executive Committees of the Trade Unions of workplaces, based on the requirements, tasks, organizational and operational characteristics, nature, and actual condition of these workplaces, on formulating and publishing regulations on the implementation of democracy at workplaces to further specify the content and method of implementation of democracy at their workplaces as a basis for staff inspection or supervision of such implementation of democracy. The governing scope of regulations on implementation of democracy at workplaces may be further expanded without any conflict with or restriction on the implementation of the matters already specified in this Law;

b) Develop a mechanism to receive feedback, comments, motions, complaints or petitions from staff members at workplaces; hold dialogues and explanatory meetings with staff members in accordance with law; use comments and opinions from staff members during the process of assessing and ranking the quality of staff at workplaces;

c) Promptly examine, review, process, settle, explain or respond to complaints, denunciations, motions, petitions or grievances of staff members, and recommendations of Trade Unions and other internal organizations of workplaces; promptly report on issues or refer them to competent authorities if these issues do not fall under their jurisdiction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Sanction people who commit acts of obstructing staff members to exercise their inspection or supervision rights, or people who commit acts of taking their revenge on or victimizing complainants, appellants, petitioners, accusers or complainants in accordance with laws;

e) Implement measures to prevent and stop corrupt and negative acts; sanction and provide conditions for competent agencies and organizations to sanction people who commit corrupt and negative acts; If corrupt or misconduct acts are the consequence of acts of negligence at workplaces, lawful sanctions shall be imposed.

2. Institutions, units, entities and persons specified in clause 2 of Article 58 in this Law shall be responsible for receiving, handling and settling complaints, denunciations, petitions or grievances from staff members under their jurisdiction, or for carrying out the inspection or supervision as per law.

3. Staff members shall be responsible for their appeals, petitions, denunciations or complaints; shall proactively and actively cooperate with People's Inspectorates, responsible institutions, entities or persons on verifying, inspecting and supervising the issues involved in these appeals, petitions, denunciations or complaints.

Subsection 2. PEOPLE’S INSPECTORATES AT WORKPLACES

Article 60. Organization of People’s Inspectorates at workplaces

1. A People’s Inspectorate at a workplace shall be composed of 03 – 09 members elected in the staff meetings at the request of the Executive Committee of Trade Union at workplace.

If a workplace has particular characteristics or operates in a non-centralized manner, the staff meeting may decide on a greater number of members of the People's Inspectorate to ensure its effective operation.

Where a workplace has 07 staff members at maximum or in special cases, establishment of a People’s Inspectorate at that workplace shall not be required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Tenure of a People's Inspectorate shall be 02 years. During its tenure, if any position of member is vacant; or any member of the People’s Inspectorate fails to fulfill his/her assignments, no longer earns trust or applies for his/her resignation, the Executive Committee of the Trade Union at the workplace shall request the staff meeting to consider such resignation and elect another person as a substitute for the previous member.

4. The People’s Inspectorate at the workplace shall be composed of the Head, Vice Head(s) and Member(s). The Head of the People’s Inspectorate shall bear joint responsibility for its operation; the Vice Head shall be responsible for assisting the Head to perform duties; other members shall perform duties assigned by the Head.

Article 61. Responsibilities and powers of People’s Inspectorates at workplaces

1. Inspect implementation of decisions collectively issued by staff members; supervise the implementation of regulatory policies and guidelines of the Party, regulatory policies and laws; compliance with laws on implementation of democracy at the grassroots level at workplaces.

2. Recommend competent agencies or persons to take actions according to regulatory provisions when detecting signs of violation against laws, and supervise the implementation of such recommendation.

3. Request heads of workplaces to provide relevant information and documents to serve verification, inspection and supervision purposes.

4. Consider verifying specific cases at the request of staff members at workplaces.

5. Appeal to heads of workplaces to deal with errors and defects discovered through the inspection and supervision process; ensure the lawful and legitimate rights and interests of staff members; commend units and individuals delivering good performance. If a person is found to have committed any act of violation against laws, he/she shall recommend a competent agency or organization to examine and handle such case.

6. Attend meetings of the workplaces related to the performance of inspection and supervision tasks of the People's Inspectorates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 62. Operation of People’s Inspectorates at workplaces

1. The Executive Committee of the Trade Union of a workplace shall direct and provide instructions for operation of the People’s Inspectorate at that workplace.

2. According to the resolution of the staff meeting held at the workplace and direction or guidance of the Executive Committee of Trade Union of that workplace, the People’s Inspectorate shall design quarterly, six-monthly and annual work schedules.

3. The People’s Inspectorate shall be responsible for reporting its performance to the Executive Committee of Trade Union at the workplace and in the staff meeting of the workplace.

Article 63. Responsibilities for maintaining normal operation of People’s Inspectorates at workplaces

1. The head of the workplace shall have the following responsibilities:

a) Notify the People’s Inspectorate of views and guidelines of the Party; regulatory policies and laws of the Government mainly relating to the organization and operation of the workplace; make annual reports on performance, operational objectives and directions of the subsequent year at the workplace;

b) Held direct dialogues with relevant entities and persons; directly provide or request them to fully and promptly provide necessary information and documents at the request of the People's Inspectorate;

c) Promptly assess and process the recommendations of the People's Inspectorate; notify results within 15 days from the date of receipt of the recommendations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Sanction persons who hinder the People's Inspectorate from performing its duties; persons who retaliate or persecute members of the People's Inspectorate according to the provisions of law.

2. The Executive Committee of the Trade Union at the workplace shall have the following responsibilities:

a) Recommend personnel to the staff meeting as a member of the People’s Inspectorate; recognize the results of election as a member of the People’s Inspectorate; propose the dismissal of a member of the People’s Inspectorate; hold a meeting of the People's Inspectorate to elect the Head, Vice Head of the People's Inspectorate and assign tasks to specific members;

b) Instruct the People's Inspectorate in formulation of working programs, plans, schedules and activities; consider the review report on performance of the People's Inspectorate; provide instructions about and direct operation of the People's Inspectorate; participate in the activities of the People's Inspectorate when deeming it necessary;

c) Consider and handle recommendations of the People’s Inspectorate; monitor and encourage the settlement of recommendations of the People’s Inspectorate to the Head of the workplace or the competent authority;

d) Stimulate staff members at the workplace to cooperate in and actively support operation of the People’s Committee;

dd) Provide funding for the People’s Inspectorate;

e) Perform duties of a People's Inspectorate at the workplace where the People's Inspectorate is not established in accordance with laws.

3. The Government shall impose detailed regulations on organization and operation of People’s Inspectorates at the workplaces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION OF DEMOCRACY AT EMPLOYING ENTITIES

Section 1. IMPLEMENTATION OF DEMOCRACY AT STATE ENTERPRISES

Subsection 1. DISCLOSURE OF INFORMATION AT STATE ENTERPRISES

Article 64. Information to be disclosed by state enterprises

1. Except data or information classified as state secrets, trade secrets or those of which disclosure is prohibited in accordance with law, state enterprises shall internally disclose the following information:

a) State of production and business or operation of enterprises prescribed by law on enterprises and other relevant laws;

b) Labor rules, pay scale, table, labor norms, internal rules, regulations and other regulations related to the rights, obligations and responsibilities of all employees;

c) Collective bargaining agreements of which an enterprise is a signatory or member;

d) Establishment and use of the reward fund, welfare fund and other funds to which contributions are made by the employees (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Performance related to implementation of such activities as emulation, commendation, disciplining, settlement of complaints and denunciations related to rights, obligations and interests of the employees;

g) Regulations on implementation of democracy of an enterprise;

h) Other information about finance, management of public assets and personnel under law and regulations on implementation of democracy at an enterprise.

2. State enterprises shall be encouraged to disclose information about observance of business ethics, culture and implementation of corporate social responsibility.

Article 65. Method and time of disclosure

1. Information shall be disclosed in the following forms:

a) by public posting;

b) by the notification issued at the staff meeting; at the dialogue between the employer and the Executive Committee of Trade Union at the enterprise, the representation boards of other representation organizations (if any) of employees at the enterprise; at meetings between units and departments of the enterprise;

c) by the written notice sent to all of staff members;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) by the written notice sent to employees through the Executive Committee of Trade Union of the enterprise, representation boards of other employee representation organizations (if any) at the enterprise;

e) through the notice posted on the internal information system or on the web portal or website of the enterprise;

g) through telecommunication networks or social networks legally operated under laws, and with approval from the Executive Committee of Trade Union of the enterprise, representation boards of other employee representation organizations (if any) at the enterprise;

h) by other method of communication of information that is not in contravention of laws and is prescribed in regulations of implementation of democracy at the enterprise.

2. The information specified in Article 64 herein shall be disclosed within 15 working days of receipt of decisions or written documents of competent authorities relating to the information to be disclosed, unless otherwise prescribed in law.

Article 66. Responsibilities for conducting disclosure of information at state enterprises

1. Where state enterprises subject to disclosure requirements have their own websites or electronic information systems, the heads of these enterprises shall be responsible for posting the information specified in Article 64 of this Law on these platforms for at least 20 consecutive days from the date of commencement of posting or delivery of information, unless otherwise provided for by law.

2. If the aforesaid website or electronic information system is not available, the duly authorized representative of the enterprise shall be responsible for posting the information specified in Article 64 of this Law at the enterprise’s main office or the workplaces of directly related departments or units for at least 20 consecutive days from the date of commencement of posting, except in case of using the form of written notification to all employees of the enterprise, or unless otherwise defined by law.

3. In addition to disclosure of information in the forms specified in clause 1 and 2 of this Article, based on the characteristics and nature of activities and the matters to be disclosed, the duly authorized representative of the state enterprise may decide on other form of disclosure specified in clause 1 of Article 65 herein provided that this form of disclosure fits well into the actual condition of each enterprise with a view to ensuring that employees can have access to disclosed information in an accurate, adequate, timely and easy manner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. State enterprises subject to disclosure requirements may further determine the information to be disclosed, the form of disclosure, the application of the forms of disclosure for each certain type of information in question, the method of implementation, the provision of information as required in the regulations on implementation of democracy according to the characteristics of organization, operation and actual conditions of the enterprises, and without breach of the provisions of this Section.

6. Where there is any other regulation on the form and method of public disclosure of specific types of information, such other regulation shall govern.

Subsection 2. EMPLOYEES OF STATE ENTERPRISES HAVING ACCESS TO CONSULTATION

Article 67. Matters subject to staff consultation requirements

1. Collective bargaining agreements reached in accordance with law.

2. Establishment of funds, collection, spending, management and use of amounts of income or contribution of employees.

3. Election or discharge from office of any member of the People’s Inspectorate.

4. Content of the resolution made in the meeting of employees.

5. Other matters relating to self-management within the state enterprise that are not in breach of regulatory provisions, and conform to traditional values, customs and social ethics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Employees shall discuss and decide on the matters specified in clauses 2, 3, 4 and 5 of Article 67 of this Law at the employee meeting at the request of the Executive Committee of the Trade Union at the enterprise or other employee representation organizations (if any) at the enterprise, the authorized representative of the state enterprise, or when at least one third of total number of employees of the enterprise makes the same request.

2. Where an employee meeting cannot be held due to any force majeure event, or the employee meeting that has been convened for the second time fails to be attended by the number of attendees specified in point c of clause 2 of Article 69 herein, the duly authorized representative shall, after reaching agreement with the Executive Committee of the Trade Union of the enterprise, and other employee representation organizations (if any) at the enterprise, decide to distribute opinion surveys to all employees at the enterprise.

3. Consultation about the matters specified in clause 1 of Article 67 in this Law shall be subject to labor laws.

Article 69. Organization of employee meetings

1. The employee meeting shall be held by the leadership of the state enterprise, the Executive Committee of the enterprise's Trade Union, the representation board of other employee representation organization (if any) of the enterprise.

The employee meeting shall be held annually on the date after end of the financial year of the enterprise, or the date falling within the period of 3 months in the following year as decided by the authorized representative of the enterprise after consulting with the Executive Committee of the Trade Union of the enterprise or the representation board of other employee representation organization (if any) of the enterprise.

An irregular employee meeting may be held at the request of the entities specified in clause 1 of Article 68 herein.

2. The attendance of an employee meeting at a state enterprise shall be as follows:

a) For an enterprise hiring less than 100 employees, the general meeting attended by all employees in the enterprise shall be held, except in the case specified in point b of this clause;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The employee meeting is deemed legitimate when at least two-thirds of total number of employees, or at least two-thirds of total number of invited attendees are present. The resolution or decision made in the meeting shall be approved when more than 50% of total number of attendees agree; and when the content thereof is not in contravention of the provisions of law; and when the content thereof is conformable to social ethics.

3. Agenda, attendance, time, location, process and responsibilities of the employee meeting shall be subject to the Government’s regulations.

Article 70. Responsibilities for tabling matters for employee consultation, decision and implementing decisions of employees

1. The duly authorized representative of the state enterprise shall be responsible for cooperating with the Executive Committee of the Trade Union, the representation board of other employee representation organization (if any) of that enterprise in reaching agreement on the policy and developing the plan to hold the employee meeting, or conduct the distribution of survey forms to employees for the purposes of employee consultation on the matters specified in Article 67 of this Law.

2. The duly authorized representative of the state enterprise shall be responsible for cooperating with the Executive Committee of the Trade Union, the representation board of other employee representation organization (if any) of that enterprise in informing, providing instructions about and promoting the implementation of the resolution of the employee meeting, regulations on implementation of democracy at the enterprise and other matters that employees agree on and decide; appointing a liaison to cooperate in, monitor and propose the timely action in response to situations arising during the implementation period.

3. Every six months, the duly authorized representative of the state enterprise shall be responsible for cooperating with the Executive Committee of the Trade Union, the representation board of other employee representation organization (if any) of that enterprise in conducting the examination and assessment of results of implementation of the resolution of the employee meeting; notifying the inspection and assessment results to all employees of the enterprise.

4. Party or Trade Union members, employees of the state enterprise shall have responsibilities to play an active role in discussing and deciding the matters specified in Article 67 of this Law, and seriously implementing the decision obtaining unanimous opinions from all employees; If it is found that the decision of all employees does not comply with the prescribed processes and procedures, or contains breach of the provisions of law or social ethics, they shall reserve the right to file their appeals or petitions to the Executive Committee of the immediate superior Trade Union or competent state agency.

Subsection 3. EMPLOYEES OF STATE ENTERPRISES GIVING THEIR COMMENTS

Article 71. Matters subject to employees’ comments

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Formulation, revision and modification of internal rules, regulations and other documents of the enterprise relating to the obligations, legitimate rights and interests of each employee;

b) Formulation, revision and modification of the pay scale, table and labor norms;

c) Management of implementation of solutions for improvement of working condition, environmental protection, fire safety; corruption and misconduct prevention and control;

d) Draft internal processes and procedures relating to settlement of labor disputes, sanctions against breach of labor disciplines, physical responsibilities and other matters relating to rights and obligations of employees that the enterprise consult with;

dd) Draft regulations on implementation of democracy of the enterprise;

e) Other matters relating to rights and obligations of employees prescribed in law and regulations on implementation of democracy within the enterprise.

2. The matters that employees give their comments on at the request of the employee representation organization shall be comprised of the following:

a) Content and form of the collective bargaining agreement;

b) Content and form of the dialogue to be held at a state enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Based on the characteristics, nature of activities and contents of the employee comment, employees at a state enterprise may give their comments through one or several of the following forms:

1. Directly or with the help of the head directly in charge of the unit or department of an enterprise, giving their comments or opinions;

2. Through the employee representation organization or group of representatives to the employee meeting;

3. Through the dialogue at the enterprise;

4. Giving their comments or opinions via the feedback mailbox, hotline, internal information system, web portal or website of the enterprise;

5. Others that are not in contravention of laws and are prescribed in regulations on implementation of democracy at the enterprise.

Article 73. Organizing workplace dialogues

1. State enterprises shall have a duty to organize an annual dialogue with their employees and employee representation organizations; hold dialogues at the request of one or the parties or in other cases as prescribed by law to share information, consult with, discuss and exchange opinions between the employing entity and the employees or the employee representation organization on issues related to the rights, interests and concerns of parties in the workplace in order to enhance understanding, cooperation, and joint efforts towards mutually beneficial solutions.

2. Organization of the dialogue at the workplace shall be subject to laws on labor and regulations on implementation of democracy at the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The leadership of a state enterprise shall be responsible for conducting an opinion poll to collect comments and opinions from employees on the matters specified in Article 71 of this Law; directing the receipt and consolidation of opinions and feedback from employees; studying, handling and responding to the opinions of participants, and announce explanations, clarifications or responses to employees.

2. The Executive Committee of the Trade Union and other employee representation organization (if any) of the enterprise shall cooperate in conducting an opinion poll; supervise the employee consultation process, the results of explanation and response to and implementation of the issues on which staff members comment; consult before the head of the workplace decides to impose regulations on implementation of democracy within the workplace.

3. Party, Trade Union members and employees within a state enterprise shall have the responsibility to play active roles in contributing and giving opinions or comments to enterprises in order to better ensure the rights and interests of employees; build a harmonious and stable labor relationship; and contribute to the sustainable development of enterprises; monitoring, evaluating and supervising the consolidation, explanation and acceptance of opinions on the matters that have been tabled for employee comments, and the process of implementation of decisions related to these matters.

Subsection 4. EMPLOYEES OF STATE ENTERPRISES GIVING THEIR COMMENTS

Article 75. Matters subject to inspection or supervision of employees

1. Employees of state enterprises may inspect the implementation of the matters that the collective of employees has discussed and decided as specified in Article 67 herein.

2. Employees may supervise the implementation of law on grassroots democracy by state enterprises, implementation of policies and laws by duly authorized representatives, the leadership, management and other persons having authority of enterprises.

Article 76. Form of inspection or supervision of employees

1. Employees shall directly conduct inspection and supervision through:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) observation of, insight about and conversation with persons holding office or powers and other employees within an enterprise;

c) access to disclosed information; information, reports of the enterprise or persons assigned to manage or implement the matters that staff members have discussed and decided;

d) participation in employee meetings, workplace dialogues or other gathering events at the workplace.

2. Employees shall carry out their inspection and supervision through the service of the People's Inspectorate of a state enterprise.

Article 77. Organization of People’s Inspectorates at state enterprises

1. The People’s Inspectorate of a state enterprise shall be composed of 03 – 09 members elected in the employee meeting at the recommendation of the Executive Committee of the Trade Union or other employee representation organization (if any) of the state enterprise.

If the state enterprise has particular characteristics or operates in a non-centralized manner, the employee meeting may decide on a greater number of members of the People's Inspectorate to ensure its effective operation.

2. Each member of the People’s Inspectorate must be a staff member of a state enterprise having good moral qualities, earning good credit in the state enterprise, having good health condition to fulfill his/her assigned tasks; having knowledge about policies, laws and voluntarily joining the People's Inspectorate; not at the same time holding office as the duly authorized representative, the member of the leadership, management or the chief accountant of the state enterprise.

3. Tenure of a People's Inspectorate shall be 02 years. During its tenure, if any position of member is vacant; or any member of the People’s Inspectorate fails to fulfill his/her assignments, no longer earns trust or applies for his/her resignation, the Executive Committee of the Trade Union, or the representation board of other employee representation organization (if any) of the state enterprise shall request the employee meeting to consider such resignation and elect another person as a substitute for the previous member.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 78. Duties and powers of People’s Inspectorates at state enterprises

1. Inspect implementation of decisions collectively issued by employees; supervise the implementation of laws on implementation of democracy at the grassroots level at the state enterprise.

2. Give competent agencies or persons recommendations about sanctions or actions to be taken according to regulatory provisions when detecting signs of violation against laws, and supervise the implementation of such recommended actions.

3. Request the duly authorized representative, leadership or management of the state enterprise to provide relevant information and documents to serve verification, inspection and supervision purposes.

4. Consider verifying specific cases at the request of employees of the state enterprise.

5. Appeal to the leadership or management of the state enterprise to deal with errors and defects discovered through the inspection and supervision process; ensure the lawful and legitimate rights and interests of employees; commend units and individuals delivering good performance. If a person is found to have committed any act of violation against laws, he/she shall recommend a competent agency or organization to examine and handle such case.

6. Accept complaints or petitions from employees relating to the scope of inspection and supervision of People's Inspectorates.

Article 79. Operation of People’s Inspectorates at state enterprises

1. Operation of a People’s Inspectorate at a state enterprise shall follow the direction and instruction from the Executive Committee of the Trade Union.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The People’s Inspectorate shall be responsible for reporting on its performance to the Executive Committee of Trade Union and in the employee meeting of the enterprise.

Article 80. Handling of results of inspection and supervision of employees

1. Through direct inspection and supervision, employees can contribute their opinions to competent persons of state enterprises in order to promptly address issues or problems arising from organization and management; prevent acts of misconduct or offences against laws; ensure the legitimate rights and interests of employees, and contribute solutions to develop state enterprises.

2. When detecting acts and matters suspected of violation, employees shall reserve the right to lodge their claims or complaints according to the provisions of law, or report them to the duly authorized representative, the leadership or management of the state enterprise; their appeals, petitions or grievances to competent state authorities concerned, Trade Union, other employee representation organizations or collective organizations of the state enterprise of which they are members; or their appeals or motions to the People's Inspectorate for its review, examination, inspection or supervision falling within its remit.

3. Institutions, units, entities and persons specified in clause 2 of this Article shall be responsible for receiving, handling and settling complaints, denunciations, petitions or grievances from staff members under their jurisdiction, or for carrying out the examination, inspection or supervision as per law.

Article 81. Responsibilities for guarantee for inspection or supervision of employees

1. The leadership of a state enterprise shall assume the following responsibilities:

a) Cooperate with the Executive Committee of the Trade Union of a state enterprise or the representation board of other employee representation organization (if any) of the state enterprise, based on the requirements, tasks, organizational and operational characteristics, nature, and actual condition of the state enterprise, on formulating and publishing regulations on the implementation of democracy to further specify the content and method of implementation of democracy at the state enterprise as a basis for employees’ inspection or supervision of such implementation of democracy. The governing scope of regulations on implementation of democracy at enterprises may be further expanded without any conflict with or restriction on the implementation of the matters already specified in this Law;

b) Create a mechanism to receive feedback, comments, motions, complaints or petitions from employees at the state enterprise; hold dialogues and explanatory meetings with employees in accordance with law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Create necessary and required conditions for the People's Inspectorate to perform its inspection and supervision duties in accordance with law by informing the People's Inspectorate of the major policies and laws related to organization and operation of enterprises; fully and promptly provide necessary information and documents at the request of the People's Inspectorate; promptly consider and handle recommendations of the People's Inspectorate, and notify the results thereof within 15 days from the date of receipt of these recommendations; notify the People's Inspectorate of the results of handling of petitions and complaints and the compliance with the law on implementation of democracy at the enterprise;

dd) Sanction persons who commit acts of obstructing employees to exercise their inspection or supervision rights, or persons who commit acts of taking their revenge on or victimizing complainants, appellants, petitioners, accusers or complainants; in accordance with laws; persons who commit acts of preventing operation of the People's Inspectorate, retaliating or victimizing members of the People's Inspectorate in accordance with law.

2. The Executive Committee of the Trade Union at the state enterprise shall assume the following responsibilities:

a) Recommend personnel to the employee meeting to be elected as a member of the People’s Inspectorate; recognize the results of election as a member of the People’s Inspectorate; propose the dismissal of a member of the People’s Inspectorate;

b) Instruct the People's Inspectorate in formulation of working programs, plans, schedules and activities; consider the review report on performance of the People's Inspectorate; provide instructions about and direct operation of the People's Inspectorate; participate in the activities of the People's Inspectorate when deeming it necessary;

c) Consider and handle the recommendations of the People’s Inspectorate; monitor and encourage the settlement of the recommendations of the People’s Inspectorate to the duly authorized representative, leadership and management of the enterprise or the competent authority;

d) Encourage employees to advocate, coordinate and actively support the activities of the People's Inspectorate;

dd) Provide funding for activities of the People’s Inspectorate.

3. Employees shall be responsible for their appeals, petitions, denunciations or complaints; shall proactively and actively cooperate with the People's Inspectorate, responsible institutions, entities or persons on verifying, inspecting and supervising the issues involved in these appeals, petitions, denunciations or complaints.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Section 2. IMPLEMENTATION OF DEMOCRACY AT NON-STATE ENTERPRISES OR OTHER ENTITIES HIRING AND EMPLOYING WORKERS UNDER EMPLOYMENT CONTRACTS

Article 82. Implementation of democracy at non-state enterprises or other entities hiring and employing workers under employment contracts

1. Implementation of democracy at non-state enterprises or other entities hiring and employing workers under employment contracts shall be subject to general regulations of Chapter I herein and other specific regulations on implementation of democracy at workplace as stated in law on labor and other relevant law.

2. Non-state enterprises or other entities hiring and employing workers under employment contracts may, depending on the organizational characteristics and nature, operation and actual organizational conditions, choose to apply regulations on implementation of democracy at state enterprises as specified in Section 1 of this Chapter at their workplaces; shall notify these regulations to be applied to their Trade Unions, and publish them for employees’ access.

3. During the period of formulation and issuance of regulations on implementation of democracy at non-state enterprises or other entities hiring and employing workers under employment contracts, they should extend the scope, content and form of implementation of democracy prescribed in laws without breach or restriction of rights to implement democracy of employees prescribed in this Law and other relevant laws.

Chapter V

IMPLEMENTATION OF LAWS ON IMPLEMENTATION OF GRASSROOTS DEMOCRACY

Article 83. Responsibilities of the Government, Ministries, ministry-level agencies, and Governmental bodies

1. The Government shall exercise the central State management over implementation of grassroots democracy and shall perform the following duties and powers:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Implement measures to propagate, disseminate and provide education about laws, raise awareness of the rights and responsibilities of employees for implementation of democracy at the grassroots level;

c) Provide instructions for institutions, entities and citizens on implementation of laws on implementation of grassroots democracy;

d) Conduct the inspection and examination of implementation of laws; impose sanctions for offences against laws on implementation of grassroots democracy;

dd) Monitor, encourage and examine guarantee for implementation of grassroots democracy.

2. The Ministry of Home Affairs shall assume the following responsibilities:

a) Assist the Government in the state management of implementation of democracy in communes, wards and townships, state agencies and public non-business units;

b) Monitor, examine, consolidate, report to the Government and the Prime Minister on the results of implementation of grassroots democracy.

3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the following responsibilities:

a) Assist the Government in state management of implementation of democracy at employing entities;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The Ministry of Finance shall provide instructions about estimation, management, use and accounting of the budget for implementation of grassroots democracy, and provide funding for the Vietnamese Fatherland Front Committee and Vietnam General Confederation of Labor to provide financial support for the People's Inspectorates and the Community-based Investment Supervision Boards.

5. The Minister of National Defense and the Minister of Public Security shall consult the regulations laid down herein to regulate the implementation of democracy within agencies of the People’s Military and Public Security forces.

6. Ministries, Ministry-level agencies and Governmental bodies shall, within the scope of their assigned duties and delegated authority, have the following responsibilities to conduct implementation of laws on implementation of grassroots democracy.

Article 84. Responsibilities of other authorities within the state machinery

1. The National Assembly’s Standing Committee, the Supreme People's Court, Supreme People's Procuracy, the State Audit, agencies of the National Assembly, agencies under the National Assembly’s Standing Committee, the Office of the National Assembly, the Office of the President of Vietnam and the People's Councils at all levels shall be responsible for conducting the law on the implementation of democracy at the grassroots level.

2. The National Assembly’s Standing Committee shall, based on regulations of this Law, regulate the implementation of democracy within agencies of the National Assembly, agencies under the National Assembly's Standing Committee, agencies under People's Councils at all levels according to particular characteristics of organization and operation of these entities.

Article 85. Responsibilities of provincial and district-level People’s Committees

1. Implement laws on implementation of grassroots democracy locally.

2. Propose and seek the approval decision from the same-level People’s Councils of measures to guarantee implementation of grassroots democracy within their remit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 86. Responsibilities of commune-level People’s Councils and People’s Committees

1. Commune-level People’s Councils shall assume the following responsibilities:

a) Decide measures to guarantee implementation of grassroots democracy within their remit;

b) Supervise local institutions, entities and persons on implementation of laws on implementation of grassroots democracy.

2. Commune-level People’s Committees shall:

a) Implement grassroots democracy locally;

b) Keep in close contact with the public and residential community of communes;

c) Promptly consider, handle and respond to complaints, denunciations or grievances of citizens, recommendations of the People’s Inspectorates of communes, wards, towns, community-based Investment Supervision Boards, Vietnam Fatherland Front Committees and other socio-political organizations of communes;

d) Promptly report to superior state authorities on issues not falling within their remit;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. At the localities without commune-level administrative units, district-level People’s Councils and People’s Committees shall perform duties as assigned to commune-level People's Councils or People's Committees as stated herein.

4. At the localities without commune-level People’s Councils, commune-level People’s Committees shall report to district-level People’s Committees on the results of implementation of grassroots democracy. People’s Councils of districts where commune-level People’s Councils are not established, or People's Councils of provinces where both commune-level People’s Councils and district-level People’s Councils are not established, shall perform the duties specified in clause 1 of this Article.

Article 87. Responsibilities of Vietnam Fatherland Front Committees at all levels

1. Take charge of encouraging the public to implement democracy at the grassroots level, local by-laws and rules of population community; organize contests or competitions relating to implementation of democracy at the grassroots level.

2. Participate in, support and guide the People through implementation of democracy at the grassroots level.

3. Receive and collect complaints, denunciations, reports, and petitions of the public on the implementation of democracy at the grassroots level for transfer to competent state agencies according to regulations; supervise the process of settling complaints, denunciations, reports and petitions of the public.

4. Conduct social supervision and review of implementation of regulatory policies and laws on implementation of grassroots democracy by institutions, agencies, staff members and employees.

5. Perform other duties and powers under this Law.

Article 88. Responsibilities of Vietnam’s Trade Unions at all levels

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Participate and assist in, and guide staff members and employees through implementation of grassroots democracy at employing institutions, units and entities.

3. Receive and collect complaints, denunciations, reports, petitions of staff members and employees on the implementation of democracy at the grassroots level for transfer to competent state agencies; monitor and supervise the process of settling complaints, denunciations, reports and petitions of staff members and employees.

4. Conduct social supervision and review of implementation of guidelines, views of the Party, regulatory policies and laws of the State directly relating to the legitimate rights and interests, as well as implementation of democracy at the grassroots level of trade union members.

5. Perform other duties and powers under this Law.

Article 89. Responsibilities of other socio-political organizations

1. Give their members and the public education about and raise their awareness of implementation of grassroots democracy.

2. Participate and cooperate with competent agencies in inspection, examination and supervision of implementation of grassroots democracy.

3. Conduct social supervision and review of implementation of guidelines, views of the Party, regulatory policies and laws of the State directly relating to the legitimate rights and interests, as well as implementation of democracy at the grassroots level of their members.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 90. Entry into force

1. This Law shall take effect as from July 1, 2023.

2. The Ordinance No. 34/2007/PL-UBTVQH11 dated April 20, 2007 of the National Assembly’s Standing Committee on implementation of democracy at communes, wards, towns and the Resolution No. 55/1998/NQ-UBTVQH10 dated August 30, 1998 of the National Assembly’s Standing Committee on issuance of regulations on implementation of democracy in operation of authorities shall be invalidated as from the entry into force of this Law.

Article 91. Application of laws and grandfather clauses

1. Where other laws preceding the effective date of this Law specify the content, form, time limit, processes and procedures for disclosure of information, public, staff or employee consultation in specific sectors, they shall govern.

2. Central agencies of political organizations or socio-political organizations shall, based on the principles specified herein, other relevant legal normative documents and their charters, impose regulations on implementation of democracy in their internal activities.

3. Local by-laws, conventions of population community, or other decisions of populations, that are recognized and passed before the effective date of this Law shall apply until they are modified, superseded or repealed as legally accepted./.

This Law is passed in the 4th plenum of the XVth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam on November 10, 2022.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



NATIONAL ASSEMBLY’S CHAIRMAN




Vuong Dinh Hue

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


428.710

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.148.76
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!