ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
221/KH-UBND
|
Tiền
Giang, ngày 12 tháng 10 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN LUẬT TRƯNG CẦU Ý DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
Luật Trưng cầu ý dân được Quốc
hội Khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/7/2016.
Để việc triển khai thi hành luật
có hiệu quả, chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban
hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Trưng cầu ý dân trên địa bàn tỉnh, với
các nội dung cụ thể sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Nâng cao nhận thức, ý thức
chấp hành của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đối với
Luật Trưng cầu ý dân.
- Xác định trách nhiệm của các
cơ quan, đơn vị và địa phương trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật có
hiệu quả.
- Phát huy dân chủ và quyền dân
chủ của nhân dân được tham gia vào các vấn đề quan trọng của cả nước và của địa
phương, đáp ứng nhu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
2. Yêu cầu:
- Việc tổ chức triển khai thực
hiện Luật Trưng cầu ý dân phải được tiến hành kịp thời, đồng bộ, toàn diện,
thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm với hình thức phong
phú, đa dạng; đội ngũ báo cáo viên có chất lượng để đảm bảo việc tổ chức quán
triệt nội dung Luật Trưng cầu ý dân có hiệu quả.
- Xác định cụ thể nội dung các
công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
có liên quan trong việc tổ chức thực hiện.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
1. Tổ chức Hội nghị
quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Trưng cầu ý dân và các văn bản hướng
dẫn thi hành:
a) Hội nghị ở cấp
tỉnh:
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Hội Luật gia
tỉnh tham mưu tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền, phổ biến các nội dung
của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thành phần tham dự:
+ Cấp tỉnh: đại diện lãnh đạo các sở, ban,
ngành, đoàn thể tỉnh; thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh; báo
cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
+ Cấp huyện: Thường trực Thành ủy, Thị ủy, Huyện
ủy; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các
huyện, thành, thị; đại diện lãnh đạo Ban tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận,
Hội Luật gia, phòng Tư pháp và phòng Nội vụ cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: chậm nhất
đến ngày 30/10/2016.
b) Triển khai ở các sở, ban,
ngành tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố:
- Sau Hội nghị ở cấp tỉnh, các sở, ban ngành, tổ
chức đoàn thể tỉnh; các doanh nghiệp nhà nước tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố tổ chức hội nghị quán triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật Trưng cầu ý dân và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật
cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân thuộc phạm
vi quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, hướng
dẫn Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức hội nghị ở cấp xã.
- Thời gian thực hiện: hoàn thành trước tháng 11/2016.
2. Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến Luật Trưng cầu ý dân trên các phương tiện thông tin đại
chúng:
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Báo Ấp Bắc thường xuyên
đăng tải nội dung của Luật để nhân dân nghiên cứu, nắm vững và thông suốt.
Thời gian thực hiện: sau Hội nghị cấp tỉnh.
- Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy, Ban Dân vận, Báo Ấp Bắc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Sở Tư pháp, Sở
Thông tin và Truyền thông phối hợp giới thiệu, phổ biến nội dung của Luật trên
báo chí, tờ tin, tài liệu sinh hoạt “Ngày pháp luật” và các phương tiện thông
tin đại chúng bằng các hình thức phù hợp để nhân dân nâng cao hiểu biết, tạo sự
đồng thuận trong việc thực hiện các quy định của Luật. Thường xuyên mở các
chuyên trang, chuyên mục, tọa đàm giới thiệu nội dung của Luật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nội dung kế hoạch.
- Tham mưu cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật
tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền và hướng dẫn các ngành, địa phương
tuyên truyền về Luật Trưng cầu ý dân cho cán bộ,
công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực
hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo có hiệu quả; tổng hợp báo cáo của các cơ
quan, đơn vị.
2. Sở
Thông tin và Truyền thông:
Hướng dẫn các cơ quan truyền thông tổ chức việc quán triệt,
tuyên truyền, phổ biến Luật Trưng cầu ý dân trên các phương tiện thông tin đại
chúng và các cơ quan báo chí của tỉnh.
3. Các sở, ban, ngành, các
doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh và
tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện có hiệu quả tại cơ quan, đơn vị mình; khuyến khích, tạo điều kiện để
cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và người lao động làm việc tại cơ quan,
tổ chức mình tích cực tìm hiểu Luật Trưng cầu ý dân
và tham gia tuyên truyền, phổ biến Luật.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận: xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện Luật để kịp thời quán
triệt, tuyên truyền, phổ biến Luật cho cán bộ, công chức, hội viên trong
cơ quan, tổ chức mình; nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình
“Nhóm nòng cốt”, “Điểm sáng chấp hành pháp luật”; gắn việc thực hiện Luật Trưng cầu ý dân với cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các cuộc vận động, phong trào
khác do Mặt trận và các tổ chức thành viên phát động.
5. Kinh phí
thực hiện:
Kinh phí phục vụ
Hội nghị triển khai Luật sử dụng từ nguồn kinh phí của Hội đồng phối hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật các cấp.
Ủy ban nhân dân
tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung
của kế hoạch và gửi báo cáo về Sở Tư pháp (Thường trực Hội đồng phối hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật tỉnh) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thanh Đức
|