ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/KH-UBND
|
Cần Thơ, ngày 09
tháng 01 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, CHỨNG THỰC,
NUÔI CON NUÔI VÀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM NĂM 2024
Nhằm tiếp tục thực hiện
có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi
con nuôi và đăng ký biện pháp bảo đảm của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố
ban hành Kế hoạch công tác quản lý nhà nước về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực,
nuôi con nuôi và đăng ký biện pháp bảo đảm năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nâng cao ý thức trách
nhiệm của các cấp, các ngành về công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi
con nuôi và đăng ký biện pháp bảo đảm;
b) Tổ chức thực hiện tốt
các văn bản: Công ước Lahay số 33, Luật Hộ tịch, Luật Quốc tịch Việt Nam, Luật
Nuôi con nuôi, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính
phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ
ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng
7 năm 2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ
tịch trực tuyến và văn bản hướng dẫn;
c) Đẩy mạnh việc chỉ đạo
thực hiện công tác đăng ký biện pháp bảo đảm, đảm bảo các quy định liên quan đến
lĩnh vực này được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, thực hiện tốt Nghị định số
99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định về đăng ký biện
pháp bảo đảm;
d) Tăng cường công tác phối
hợp hiệu quả giữa cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tiến hành các hoạt động
có liên quan đến công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và đăng
ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn thành phố.
2. Yêu cầu
a) Việc triển khai thực
hiện phải tiến hành kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và tiết kiệm, nhằm
đảm bảo thực hiện tốt các nội dung công việc và xác định rõ trách nhiệm của các
cơ quan;
b) Đảm bảo sự phối hợp chặt
chẽ giữa sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan; kịp thời đôn
đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai
các văn bản pháp luật và quá trình thực hiện nhiệm vụ.
II. NỘI
DUNG THỰC HIỆN
1.
Công tác quản lý nhà nước về hộ tịch
a) Tiếp tục tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành đến
cán bộ, công chức và Nhân dân bằng nhiều hình thức; đảm bảo thực hiện tốt công
tác quản lý nhà nước; góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính của
thành phố:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
- Cơ quan phối hợp: Sở,
ban, ngành thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Tiếp tục thực hiện Nghị
định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở
dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến; Thông tư số 01/2022/TT-BTP
ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của
Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
- Cơ quan phối hợp: Sở,
ban, ngành thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Tiếp tục thực hiện Hệ
thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn thành phố theo chỉ đạo
tại Công văn số 4398/UBND-NC ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân thành phố về việc vận hành Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch trên
địa bàn thành phố Cần Thơ và Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2020
của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Nghị định số
87/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu
hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến và số hóa, cập nhật dữ liệu hộ tịch
từ các sổ hộ tịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
- Cơ quan phối hợp: Cơ
quan, đơn vị có liên quan.
d) Tiếp tục triển khai,
thực hiện 02 nhóm thủ tục hành chính liên thông “Đăng ký khai sinh, đăng ký thường
trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 06 tuổi” và “Đăng ký khai tử, xóa đăng
ký thường trú, hỗ trợ chi phí mai táng, trợ cấp mai táng” trên địa bàn thành phố:
- Cơ quan thực hiện: Văn
phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Công an thành phố, Bảo hiểm xã hội thành phố,
Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Sở Y tế và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
- Cơ quan phối hợp: Cơ
quan, đơn vị có liên quan.
đ) Tiếp tục rà soát, lập
danh sách trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú trên
địa bàn thành phố, tăng cường giải quyết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em là
con của công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh theo
quy định pháp luật:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp, Công an thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan phối hợp: Sở
Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Bảo hiểm xã
hội thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan.
e) Rà soát và báo cáo việc
đăng ký khai sinh cho trẻ em sống tại các cơ sở nuôi dưỡng và cơ sở tôn giáo
trên địa bàn thành phố:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
- Cơ quan phối hợp: Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ, các cơ sở nuôi dưỡng,
các cơ sở tôn giáo và cơ quan, đơn vị có liên quan;
g) Tiếp tục thực hiện,
theo dõi, đôn đốc và báo cáo việc tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn
2017-2024:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan phối hợp: Sở
Tài chính và cơ quan, đơn vị có liên quan.
2.
Công tác quản lý nhà nước về quốc tịch
a) Tiếp tục tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt thực hiện Luật Quốc tịch Việt Nam, Nghị định số
16/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi
hành đến cán bộ, công chức và Nhân dân bằng nhiều hình thức; đảm bảo thực hiện
tốt công tác quản lý nhà nước; góp phần nâng cao hiệu quả công tác cải cách
hành chính của thành phố:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Cơ
quan, đơn vị có liên quan.
b) Tổ chức thực hiện có
hiệu quả, giải quyết kịp thời các yêu cầu về quốc tịch như: giải quyết việc xin
nhập, trở lại, thôi quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy xác nhận người có quốc tịch Việt
Nam, cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Công
an thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Phối hợp với cơ quan
có liên quan về cung cấp thông tin các trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Cơ quan phối hợp: Công
an thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan.
3.
Công tác quản lý nhà nước về chứng thực
a) Tiếp tục tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm
2015 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản
chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, Thông tư số
01/2020/TT-BTP ngày 03 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16
tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
và chứng thực hợp đồng, giao dịch đến cán bộ, công chức và Nhân dân bằng nhiều
hình thức; đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước; góp phần nâng cao
hiệu quả công tác cải cách hành chính của thành phố:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
- Cơ quan phối hợp: Sở,
ban, ngành thành phố; cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Tăng cường thực hiện cấp
bản sao điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4
năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử:
- Cơ quan thực hiện: Cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp
xã;
- Cơ quan phối hợp: Cơ
quan, đơn vị có liên quan.
4.
Công tác nuôi con nuôi
a) Tiếp tục tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt thực hiện Công ước Lahay số 33, Luật Nuôi con nuôi và các
văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức và Nhân dân bằng nhiều hình thức;
đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước; góp phần nâng cao hiệu quả
công tác cải cách hành chính của thành phố:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã;
- Cơ quan phối hợp: Cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, cơ quan, đơn vị có liên quan.
b) Rà soát, đánh giá và
chỉ định cơ sở nuôi dưỡng đủ điều kiện cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư
pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.
c) Rà soát, đánh giá trẻ
em đang được nuôi dưỡng trong các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn thành phố
(không phân biệt cơ sở công lập hay ngoài công lập) cần tìm gia đình thay thế:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư
pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan, tổ chức có liên quan.
d) Quản lý và sử dụng các
khoản hỗ trợ nhân đạo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn trong thành phố, bảo đảm công khai minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả và
không gắn với yêu cầu nhận trẻ em làm con nuôi:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan phối hợp: Sở
Tài chính và Kho bạc Nhà nước Cần Thơ.
5.
Công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
a) Tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm đến cán bộ, công chức và Nhân dân bằng
nhiều hình thức; đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước; góp phần nâng
cao hiệu quả công tác cải cách hành chính của thành phố:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: Cơ
quan, đơn vị có liên quan.
b) Thực hiện chế độ báo
cáo Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đăng ký biện pháp bảo đảm
bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về
thống kê:
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư
pháp;
- Cơ quan phối hợp: Sở
Tài nguyên và Môi trường.
c) Tiếp tục triển khai
Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định về
đăng ký biện pháp bảo đảm; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về đăng ký
biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại địa
phương:
- Cơ quan thực hiện: Sở
Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư
pháp.
III. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị địa phương có trách nhiệm chỉ đạo,
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này; bảo đảm đạt hiệu
quả, chất lượng và hoàn thành các nội dung trước ngày 01 tháng 12 năm 2024.
2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp về quản lý ngân
sách hiện hành và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Kế hoạch,
báo cáo kết quả về Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch công
tác quản lý nhà nước về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi và đăng
ký biện pháp bảo đảm năm 2024 của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình tổ
chức thực hiện, có phát sinh khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị, địa phương
phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố hướng dẫn,
chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục Công tác phía Nam - BTP
- Sở, ban, ngành TP;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND TP (3E);
- Cổng thông tin điện tử TP;
- Lưu: VT, P.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè
|