ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 03/KH-UBND
|
Hải Phòng, ngày 08 tháng 01 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 102/2017/NĐ-CP NGÀY
01/9/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Thực hiện Quyết định số 2300/QĐ-BTP
ngày 13/11/2017 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định
số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm (có
hiệu lực từ ngày 15/10/2017); các Chương trình, Kế hoạch của Thành ủy, Ủy ban
nhân dân thành phố về cải cách hành chính, cải cách tư pháp và cải thiện môi
trường đầu tư, kinh doanh; Ủy ban nhân dân thành phố ban hành “Kế hoạch
triển khai thực hiện Nghị định số 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn thành
phố Hải Phòng” như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện thống nhất,
đồng bộ và toàn diện các quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm trên
địa bàn thành phố.
2. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc
đăng ký và quản lý đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản
gắn liền với đất phù hợp với quy định mới ban hành.
3. Xác định cụ thể các nội dung công
việc, tiến độ, thời hạn, hoàn thành và trách nhiệm của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong việc thi hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ, bảo đảm hiệu quả, gắn
với phục vụ nhiệm vụ
chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của thành phố trong giai đoạn mới.
II. NỘI DUNG
1. Triển khai, phổ biến Nghị định
số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ:
a) Tổ chức triển khai, phổ biến những
nội dung cơ bản của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ
đến các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn thành phố với hình thức phù
hợp.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và
Môi trường, các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, các cơ quan, đơn vị liên
quan.
- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2018.
b) Biên soạn, in và phát hành tài
liệu, tổ chức các hình thức tuyên truyền khác để tuyên truyền, phổ biến những nội dung của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính
phủ.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Cổng thông tin điện tử thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Báo
An ninh Hải Phòng, các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ
sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản của thành phố liên quan
đến công tác đăng ký biện pháp bảo đảm phù hợp với quy định của Nghị định số
102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và
Môi trường.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Văn
phòng Ủy ban nhân dân thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: từ Quý I năm
2018.
3. Tổ chức công bố, niêm yết thủ
tục hành chính lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất:
a) Trình Ủy ban nhân dân thành phố
công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và
Môi trường.
- Đơn vị phối hợp: Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố.
- Thời gian thực hiện: Sau khi Bộ Tư
pháp công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm.
b) Niêm yết, công khai thủ tục hành
chính:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và
Môi trường (Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh).
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Văn
phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tài chính, Sở Thông
tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
4. Xây dựng, kiện toàn hệ thống
đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại
địa phương; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về công tác đăng
ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài
sản gắn liền với đất:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi
trường.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Nội
vụ, Ủy ban nhân dân quận, huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Hướng dẫn Văn phòng đăng ký đất
đai cập nhật, tích hợp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất,
tài sản gắn liền với đất vào Hệ thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tài nguyên và
Môi trường.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tư pháp, Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính.
- Thời gian thực hiện: Sau khi Hệ
thống dữ liệu quốc gia về biện pháp bảo đảm được Bộ Tư pháp xây dựng và đưa vào
sử dụng.
6. Công tác thống kê, báo cáo, sơ
kết, tổng kết, đánh giá tình hình thi hành pháp luật, kết quả công tác đăng ký
biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất:
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Tài nguyên và
Môi trường, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân các quận,
huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm (trước ngày 01/12) theo Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày
01/9/2017 của Chính phủ và theo Thông tư số 04/2016/TT-BTP ngày 03/3/2016 của
Bộ Tư pháp hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Thành ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân thành phố; các cơ quan, đơn vị, Văn phòng đăng ký đất đai
và các Chi nhánh báo cáo số liệu, tình hình về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo
Bộ Tư pháp, Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố.
7. Các nội dung quản lý nhà nước
khác về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với
đất:
a) Sở Tư pháp:
- Tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân
thành phố thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
trên địa bàn thành phố; tham mưu công tác xây dựng thể
chế; hướng dẫn và theo dõi thi hành pháp luật về đăng ký biện
pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Là đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Tư pháp trong việc kiểm
tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố
cáo về đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên
và Môi trường và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố sửa
đổi Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm tại
thành phố Hải Phòng.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chỉ đạo, hướng dẫn Văn phòng đăng
ký đất đai thành phố và các Chi nhánh tổ chức thực hiện các quy định, quy
trình, thủ tục đăng ký, công bố thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền với đất đảm bảo đúng quy định của Nghị định số
102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ đề
xuất, báo cáo việc kiện toàn tổ chức đăng ký biện pháp bảo đảm, bố trí cán bộ
có năng lực, tiêu chuẩn phù hợp, đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ
thống đăng ký biện pháp bảo đảm trên toàn thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn
vị liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố quy
định về phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo
đảm, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét trong Quý I/2018
để trình Hội đồng nhân dân thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các
quận, huyện, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch này, phối hợp với Sở Tư pháp trong
việc triển khai Kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đăng ký biện
pháp bảo đảm.
2. Sở Tư pháp hướng dẫn tổ chức thực
hiện Kế hoạch; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố
kết quả thực hiện.
3. Sở Nội vụ, Sở Tài chính phối hợp
với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu bố trí kinh phí, nhân lực
bảo đảm cho công tác quản lý, đăng ký biện pháp bảo đảm và thực hiện Kế hoạch
này.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TTTU, TTHĐNDTP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể
thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- VP ĐKĐĐTP và các Chi nhánh;
- NHNNVN Chi nhánh HP;
- Hội Công chứng TP;
- Đài PT-THHP; Báo HP, Báo An ninh HP; Cổng TTĐTTP;
- CVP, PCVP;
- Các Phòng CV;
- CV: TP;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Bình
|