Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 06/2025/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Lê Thành Long
Ngày ban hành: 08/01/2025 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2025/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2025

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ NUÔI CON NUÔI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Nuôi con nuôi ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nuôi con nuôi.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“2. Trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, nếu được nhận làm con nuôi ở nước ngoài thì được miễn thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“Điều 5. Thời hạn và giá trị sử dụng của giấy tờ

1. Giấy khám sức khỏe, Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi trong nước theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và Giấy khám sức khoẻ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 21 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Văn bản xác nhận tình trạng sức khoẻ, Bản điều tra về tâm lý, gia đình, Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôi, Giấy khám sức khoẻ và Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi có giá trị sử dụng nếu được lập, cấp, xác nhận chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

3. Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với người nhận con nuôi theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Luật Nuôi con nuôiđiểm b khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

4. Giấy tờ có trong hồ sơ của người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi Giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền lập, cấp, xác nhận mà bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc thông tin trong các văn bản, giấy tờ được khai không đúng sự thật thì không có giá trị sử dụng. Người thực hiện hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc khai thông tin không đúng sự thật bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi

1. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa đang được cá nhân, gia đình, tổ chức tạm thời nuôi dưỡng hoặc chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã định kỳ 06 tháng rà soát, đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi. Nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản kèm theo hồ sơ trẻ em gửi Sở Tư pháp để tìm người nhận trẻ em làm con nuôi theo quy định tại khoản 3 của Điều này, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện để biết.

2. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa sống ở cơ sở nuôi dưỡng thì cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi, lập hồ sơ trẻ em bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Nuôi con nuôi, xin ý kiến của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý cấp huyện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện có ý kiến gửi Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ trẻ em để thông báo tìm người nhận con nuôi theo quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc tìm người nhận trẻ em làm con nuôi được thực hiện như sau:

a) Khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi theo quy định tại Điều 16 của Luật Nuôi con nuôi, Sở Tư pháp kiểm tra điều kiện của người nhận con nuôi trước khi giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi và giới thiệu người nhận con nuôi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi, Sở Tư pháp thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi theo phương thức và thời hạn quy định tại điểm c khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi;

b) Trong thời hạn thông báo trên phạm vi cấp tỉnh, nếu có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước đăng ký nhu cầu nhận con nuôi theo quy định tại Điều 16 của Luật Nuôi con nuôi, Sở Tư pháp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này. Sau khi hết thời hạn thông báo, nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi, Sở Tư pháp gửi danh sách trẻ em cho Bộ Tư pháp để thông báo tìm người nhận con nuôi theo phương thức và thời hạn quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 của Luật Nuôi con nuôi;

c) Trong thời hạn thông báo trên phạm vi toàn quốc, nếu công dân Việt Nam thường trú ở trong nước có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận trẻ em làm con nuôi thì liên hệ với Sở Tư pháp để thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này.

Hết thời hạn thông báo trên phạm vi toàn quốc mà không có công dân Việt Nam thường trú trong nước nhận trẻ em làm con nuôi, đối với trẻ em quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp để thực hiện xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài.

Đối với trẻ em thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp không có công dân Việt Nam thường trú trong nước nhận trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã lập hồ sơ đưa trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng nếu trẻ em không được chăm sóc thay thế bằng hình thức phù hợp khác theo quy định pháp luật. Trường hợp cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi, lập hồ sơ trẻ em theo quy định tại khoản 2 Điều này thì không phải thực hiện lại việc thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi;

d) Nội dung thông báo tìm người nhận trẻ em làm con nuôi phải bảo đảm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của trẻ em theo quy định pháp luật.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“Điều 7. Hồ sơ của người nhận con nuôi

Hồ sơ của người nhận con nuôi trong nước được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và được thực hiện như sau:

1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi thông qua hình thức nộp trực tiếp, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tuyến theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Đối với Phiếu lý lịch tư pháp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi, người nhận con nuôi nộp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

2. Trường hợp người nhận con nuôi nộp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi tra cứu được thông tin, dữ liệu về nhân thân, về tình trạng hôn nhân của người nhận con nuôi từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì người nhận con nuôi không phải nộp bản giấy của giấy tờ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi.

Kết quả tra cứu được Ủy ban nhân dân cấp xã lưu trữ dưới dạng điện tử hoặc bản giấy, phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin tại thời điểm tra cứu và đính kèm hồ sơ của người nhận con nuôi.

3. Đối với Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi quy định tại khoản 5 Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi: Trường hợp người nhận con nuôi có nơi thường trú và nơi ở hiện tại khác nhau, trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người nhận con nuôi, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú trực tiếp xác minh trong 05 ngày làm việc hoặc có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở hiện tại của người nhận con nuôi thực hiện xác minh, đánh giá hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở hiện tại của người nhận con nuôi thực hiện xác minh, đánh giá theo nội dung Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người nhận con nuôi và có văn bản thông báo kết quả đánh giá cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú.”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm kết thúc thời hạn thay đổi ý kiến theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành đăng ký nuôi con nuôi và tổ chức giao nhận con nuôi. Việc giao nhận con nuôi được tổ chức tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký việc nuôi con nuôi với sự có mặt của cha, mẹ nuôi, cha, mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi. Trường hợp cha, mẹ nuôi hoặc cha, mẹ đẻ của trẻ em mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại buổi giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia.

Công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước cho bên giao, bên nhận. Bản điện tử Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước được gửi qua Kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân hoặc qua hộp thư điện tử cá nhân. Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi giải quyết việc nuôi con nuôi.”

6. Bổ sung Điều 10a vào sau Điều 10 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 10a. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi

1. Trường hợp cha, mẹ nuôi thay đổi nơi thường trú khi chưa hết thời hạn phải thông báo tình hình phát triển của con nuôi, cha, mẹ nuôi có trách nhiệm tiếp tục thông báo tình hình phát triển của con nuôi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi chuyển đến cho đến khi hết thời hạn thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Nuôi con nuôi.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha, mẹ nuôi chuyển đến có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật Nuôi con nuôi.”

7. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 13 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“5. Giấy xác nhận của Công an cấp xã nơi người nhận con nuôi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác chứng minh người nhận con nuôi thuộc diện là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Bộ Tư pháp.”

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 15 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“1. Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và cử công chức lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Nuôi con nuôi.

Trường hợp cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em cư trú ở địa phương khác thì Sở Tư pháp nơi giải quyết việc nuôi con nuôi cử công chức hoặc gửi văn bản đề nghị Sở Tư pháp nơi cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em cư trú lấy ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp nơi giải quyết việc nuôi con nuôi, Sở Tư pháp nơi cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em cư trú tiến hành lấy ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định pháp luật và gửi văn bản lấy ý kiến cho Sở Tư pháp nơi giải quyết việc nuôi con nuôi.”

9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 16 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Trước khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật Nuôi con nuôi, Sở Tư pháp kiểm tra, thẩm định hồ sơ của trẻ em và đối chiếu với các quy định về đối tượng, độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi, trường hợp phải thông qua thủ tục giới thiệu, trường hợp được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài, phải có văn bản xác minh và kết luận rõ ràng của Công an cấp tỉnh về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha, mẹ đẻ và chưa phát hiện vấn đề gì liên quan đến mua bán người. Trường hợp hồ sơ trẻ em thể hiện thông tin cha, mẹ đẻ của trẻ em cư trú ở địa phương khác, Công an cấp tỉnh nơi giải quyết việc nuôi con nuôi trực tiếp xác minh hoặc gửi văn bản đề nghị Công an cấp tỉnh nơi có thông tin cư trú của cha, mẹ đẻ của trẻ em xác minh.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà Công an cấp tỉnh xác minh được thông tin về cha, mẹ đẻ và Sở Tư pháp liên hệ được với cha, mẹ đẻ thì Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ trước khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi.

Trường hợp không thể liên hệ được với cha, mẹ đẻ, Sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, đồng thời có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thông tin cư trú của cha, mẹ đẻ niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cho trẻ em làm con nuôi. Thời hạn niêm yết là 60 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Sở Tư pháp thông báo về kết quả niêm yết tại địa phương.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Sau khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi ở nước ngoài, Sở Tư pháp gửi Bộ Tư pháp hồ sơ gồm các giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi kèm theo văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi nước ngoài, văn bản xác minh của Công an cấp tỉnh đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi; văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; văn bản thể hiện ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi đối với trường hợp trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng.”

10. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 17 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“1. Trường hợp nhận con nuôi theo quy định tại điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi, người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp thông qua hình thức nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính. Trường hợp ủy quyền cho người đang cư trú tại Việt Nam nộp hồ sơ thì phải có văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cấp, xác nhận phải được dịch ra tiếng Việt; việc hợp pháp hoá lãnh sự văn bản ủy quyền này được thực hiện theo quy định pháp luật.

2. Trường hợp nhận trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi, người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Tổ chức con nuôi lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Tư pháp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính.

Trường hợp người nhận con nuôi thường trú ở nước không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp thông qua Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú, hoặc cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.”

11. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“Điều 19. Chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho sở Tư pháp

1. Đối với các trường hợp được quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 28 của Luật Nuôi con nuôi, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để Sở Tư pháp kiểm tra, xác minh hồ sơ của người được nhận làm con nuôi, lấy ý kiến của những người liên quan về việc giải quyết nuôi con nuôi và xác nhận người được nhận làm con nuôi đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài.

2. Trường hợp trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng thuộc diện được quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này, sau khi nhận được hồ sơ của trẻ em và các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định này, Bộ Tư pháp có văn bản đề nghị các Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam tìm người có điều kiện phù hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em. Sau khi tìm được người có điều kiện phù hợp với việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em, Bộ Tư pháp giải quyết cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài theo phương thức và thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để hoàn tất thủ tục.

3. Trường hợp giải quyết nuôi con nuôi đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng theo thủ tục giới thiệu, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật Nuôi con nuôi để thực hiện việc giới thiệu trẻ em. Việc chuyển hồ sơ phải căn cứ số lượng trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài và số lượng hồ sơ của người nhận con nuôi đã được chấp thuận, bảo đảm lựa chọn gia đình phù hợp nhất cho trẻ em.”

12. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 20 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP như sau:

“3. Trong khi kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 28 và khoản 2 Điều 36 của Luật Nuôi con nuôi, Bộ Tư pháp lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội trong trường hợp cần thiết. Nếu trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi ở nước ngoài, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi, Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú kèm theo các văn bản, giấy tờ sau:

a) Báo cáo đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài;

b) Giấy khai sinh của trẻ em;

c) Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng;

d) Giấy khám sức khoẻ của trẻ em;

đ) Văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ, ý kiến của trẻ em đủ 09 tuổi trở lên về việc cho trẻ em làm con nuôi; văn bản thể hiện ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi đối với trường hợp trẻ em sống tại cơ sở nuôi dưỡng.

Trường hợp trẻ em không đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi không bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo quy định hoặc không đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.”

13. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“Điều 22. Thủ tục xác nhận công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi, ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng

1. Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi.

2. Hồ sơ đề nghị xác nhận đủ điều kiện nhận con nuôi phải có các giấy tờ theo quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi và được lập thành 01 bộ.

3. Người nhận con nuôi lựa chọn nộp hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thường trú thông qua hình thức nộp trực tiếp, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tuyến theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra hồ sơ và xác nhận nếu người đó có đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định tại Điều 14 của Luật Nuôi con nuôi. Văn bản xác nhận đủ điều kiện được trả cho người có yêu cầu qua thư điện tử, Kho quản lý dữ liệu điện tử, hệ thống bưu chính hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Sau khi đăng ký nuôi con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng, người nhận con nuôi phải làm thủ tục ghi chú việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”

14. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“1. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ quy định tại Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi.

Đối với Phiếu lý lịch tư pháp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi, người nhận con nuôi nộp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Trường hợp người nhận con nuôi nộp Phiếu lý lịch tư pháp điện tử, Cơ quan đại diện tra cứu được thông tin về nhân thân, về tình trạng hôn nhân của người nhận con nuôi từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu chuyên ngành thì người nhận con nuôi không phải nộp bản giấy của giấy tờ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 17 của Luật Nuôi con nuôi.

Kết quả tra cứu được Cơ quan đại diện lưu trữ dưới dạng điện tử hoặc bản giấy, phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin tại thời điểm tra cứu và đính kèm hồ sơ của người nhận con nuôi.

Trường hợp người nhận con nuôi cư trú ở nước ngoài từ 06 tháng trở lên, Phiếu lý lịch tư pháp, Giấy khám sức khoẻ, Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế của người đó có thể do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó cư trú cấp.”

15. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“1. Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi tại Cơ quan đại diện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này thông qua hình thức nộp trực tiếp, gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tuyến theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.”

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 29 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“3. Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi lựa chọn nộp Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi thông qua hình thức nộp trực tiếp, gửi qua hệ thống bưu chính hoặc nộp trực tuyến theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Tờ khai phải có cam đoan của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp phải giải thích rõ cho người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật. Trong phạm vi thẩm quyền giải quyết, Ủy ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp từ chối đăng ký lại việc nuôi con nuôi hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký lại việc nuôi con nuôi, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.

4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước. Bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước được gửi cho người yêu cầu đăng ký lại qua hệ thống bưu chính hoặc trả trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Bản điện tử Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước gửi qua Kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân hoặc qua hộp thư điện tử cá nhân.

Đối với trường hợp đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định để Sở Tư pháp tiến hành các thủ tục tiếp theo.”

17. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 33 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:

“1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp kiểm tra, thẩm định hồ sơ; phỏng vấn để kiểm tra, đánh giá về tiêu chuẩn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra, đánh giá về điều kiện, năng lực chuyên môn của tổ chức và đội ngũ nhân viên của tổ chức con nuôi nước ngoài; đề nghị Bộ Công an cho ý kiến.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:

“3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Giấy phép) cho tổ chức con nuôi nước ngoài và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Tư pháp thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.”

18. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 34 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 như sau:

“2. Trong thời hạn 60 ngày trước khi Giấy phép hết hạn, tổ chức con nuôi nước ngoài phải làm đơn xin gia hạn gửi Bộ Tư pháp, kèm theo Giấy phép, văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập cấp, cho phép tổ chức được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài và báo cáo hoạt động tại Việt Nam.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ; kiểm tra hoạt động của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; đánh giá lại năng lực chuyên môn của tổ chức con nuôi nước ngoài nếu thấy cần thiết; đề nghị Bộ Công an cho ý kiến.”

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 như sau:

“5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Bộ Tư pháp xem xét, quyết định gia hạn Giấy phép và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý. Trường hợp từ chối gia hạn Giấy phép, Bộ Tư pháp thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.”

19. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP như sau:

“Điều 35. Sửa đổi Giấy phép

1. Trường hợp tổ chức con nuôi nước ngoài thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở chính tại nước nơi tổ chức được thành lập, thay đổi tên gọi, địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức phải có đơn gửi Bộ Tư pháp đề nghị ghi chú nội dung thay đổi.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị ghi chú thay đổi, Bộ Tư pháp ghi nội dung thay đổi vào Giấy phép, thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền trong trường hợp có thay đổi tên gọi, địa điểm trụ sở của Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam để phối hợp quản lý.

2. Trường hợp thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức con nuôi nước ngoài phải có đơn gửi Bộ Tư pháp, kèm theo đơn phải có Giấy phép và 02 bộ giấy tờ của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định này.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ, đề nghị Bộ Công an cho ý kiến, kèm theo 01 bộ hồ sơ của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Bộ Tư pháp xem xét, quyết định cho phép thay đổi người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý. Trường hợp không chấp nhận người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Tư pháp thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.”

Điều 2. Thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 24/2019/NĐ-CP , Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài

1. Thay thế một số quy định sau:

a) Thay thế cụm từ “Cục Con nuôi” bằng cụm từ “Bộ Tư pháp” tại Điều 13, khoản 3 Điều 17, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 18, khoản 2 Điều 20, khoản 3 và khoản 4 Điều 27, khoản 2 Điều 31, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 47 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP;

b) Thay thế cụm từ “Lý lịch cá nhân” bằng cụm từ “Sơ yếu lý lịch tự thuật” tại điểm g khoản 1 Điều 31 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP;

c) Thay thế cụm từ “Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Cục Con nuôi)” bằng cụm từ “Bộ Tư pháp” tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP;

d) Thay thế cụm từ “Cục Con nuôi” bằng cụm từ “Bộ Tư pháp” tại điểm c khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP;

đ) Thay thế cụm từ “Cục Con nuôi” bằng cụm từ “Bộ Tư pháp” tại điểm b khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP;

e) Thay thế cụm từ “Cục Con nuôi” bằng cụm từ “Bộ Tư pháp” tại khoản 3 Điều 30 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP;

g) Thay thế cụm từ “Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp)” bằng cụm từ “Bộ Tư pháp” tại khoản 2 và khoản 6 Điều 3 Nghị định số 114/2016/NĐ-CP;

h) Thay thế cụm từ “Cục Con nuôi (Bộ Tư pháp)” bằng cụm từ “Văn phòng Bộ Tư pháp” tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 114/2016/NĐ-CP.

2. Bãi bỏ Điều 12 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP.

Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

2. Đổi với hồ sơ của người nhận con nuôi đã được nộp tại Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 3 Điều 22 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP trước ngày Nghị định này có hiệu lực, hồ sơ đó được tiếp tục giải quyết theo quy định của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP .

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Lê Thành Long

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 06/2025/ND-CP

Hanoi, January 8, 2025

 

DECREE

ON AMENDMENTS TO THE DECREES ON ADOPTION

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on amendments to the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to the Law on Adoption dated June 17, 2010;

At the request of the Minister of Justice;

The Government hereby promulgates this Decree on amendments to the Decrees on adoption.

Article 1. Amendments to certain articles of Decree No. 19/2011/ND-CP dated March 21, 2011, of the Government on guidelines for the implementation of certain articles of the Law on Adoption, as amended by Decree No. 24/2019/ND-CP dated March 5, 2019, of the Government

1. Amendments to Clause 2, Article 3 of Decree No. 19/2011/ND-CP are as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



2. Amendments to Article 5 of Decree No. 19/2011/ND-CP are as follows:

“Article 5. Validity period of documents

1. Medical examination certificates, Confirmations of family circumstances, living conditions, and financial circumstances of domestic adopters under Article 17 of the Law on Adoption, and medical examination certificates under Point dd, Clause 1, Article 21 of this Decree shall remain valid if issued no more than 6 months before the date of application submission to the commune-level People’s Committee.

2. Confirmations of health status, Psychological and family investigation reports, Confirmations of income and assets under Clause 1, Article 31 of the Law on Adoption, Medical examination certificates, and documents on the special characteristics, preferences, and habits of children under Clause 1, Article 32 of the Law on Adoption shall remain valid if issued or certified no more than 12 months before the date of application submission to the competent authority.

3. Criminal record certificates issued by competent foreign authorities for adopters under Point g, Clause 1, Article 31 of the Law on Adoption and Point b, Clause 1, Article 21 of this Decree, and for prospective heads of foreign adoption offices in Vietnam under Point g, Clause 1, Article 31 of this Decree shall remain valid if issued no more than 12 months before the date of application submission to the competent authority.

4. Documents included in the dossiers of adopters and adoptees, or applications for issuance, extension, or amendment of licenses for the operation of foreign adoption organizations in Vietnam, which are erased, altered to falsify content, or contain untruthful information, shall be considered invalid. Persons committing acts of erasure, alteration, or providing false information shall be subject to legal penalties as prescribed by law.”

3. Amendments to Article 6 of Decree No. 19/2011/ND-CP, as amended by Clause 4, Article 1 of Decree No. 24/2019/ND-CP, are as follows:

“Article 6. Review and search for adopters for children

1. In cases where abandoned children, orphans of both parents, or children without guardians are temporarily fostered or provided substitute care by individuals, families, or organizations as prescribed by law, the commune-level People’s Committee shall conduct a periodic review every six months to assess the need for adoption.  If there are Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam who wish to adopt the child, the commune-level People’s Committee shall consider, resolve, or provide guidance on the adoption process as prescribed by law. If no Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam wish to adopt the child, the commune-level People’s Committee shall prepare a written request accompanied by the child’s dossier and send it to the Department of Justice to search for adopters in accordance with Clause 3 of this Article while reporting to the district-level People’s Committee for information.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



3. The search for adopters for children shall be conducted as follows:

a) Upon receiving the child’s dossier as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam have registered their desire to adopt under Article 16 of the Law on Adoption, the Department of Justice shall verify the eligibility of the prospective adopter before assigning one set of the child’s dossier to the adopter and referring them to the commune-level People’s Committee with jurisdiction over the adoption process for consideration and resolution as prescribed by law.

In cases where no Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam have registered their desire to adopt, the Department of Justice shall announce the search for adopters for the child according to the method and timeline prescribed in Point c, Clause 2, Article 15 of the Law on Adoption;

b) Within the announcement period at the provincial level, if Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam register their desire to adopt under Article 16 of the Law on Adoption, the Department of Justice shall proceed as stipulated in Point a of this Clause. After the announcement period, if no Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam adopt the child, the Department of Justice shall send the list of children to the Ministry of Justice for national-level announcements for adopters under the method and timeline prescribed in Point d, Clause 2, Article 15 of the Law on Adoption;

c) During the national-level announcement period, if Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam express interest and meet the conditions for adopting a child, they shall contact the Department of Justice to proceed under Point a of this Clause.

After the national-level announcement period, if no Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam adopt the child: For children under Clause 2 of this Article, the Ministry of Justice shall notify the Department of Justice to confirm the child’s eligibility for intercountry adoption.

For children under “Clause 1 of this Article, if no Vietnamese citizens permanently residing in Vietnam adopt the child: For children under Clause 1 of this Article, the Ministry of Justice shall notify the Department of Justice to request the commune-level People’s Committee to prepare documents for placing the child into a child care facility if no alternative substitute care is provided under the law. If the child care facility evaluates the need for adoption and prepares the child’s dossier under Clause 2 of this Article, the domestic announcement procedure for adopters does not need to be repeated;

d) Announcements seeking adopters for children must ensure the child’s right to privacy, confidentiality of personal and family information as prescribed by law.”

4. Amendments to Article 7 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The dossier of domestic adopters shall consist of one set of documents as specified in Article 17 of the Law on Adoption and shall be processed as follows:

1. The adopters shall submit their dossier to the commune-level People’s Committee with jurisdiction over the adoption process. The dossier may be submitted directly, through the postal system, or online as prescribed by the laws on administrative procedures in the electronic environment.

Regarding the Criminal record certificate stipulated in Clause 3, Article 17 of the Law on Adoption, the adopters shall submit Criminal record certificate No. 1.

2. In cases where adopters submit electronic Criminal record certificates and the commune-level People’s Committee with jurisdiction over the adoption process can access personal information and marital status of adopters from the National Population Database or other specialized databases, adopters shall not be required to submit paper copies of the documents stipulated in Clauses 2, 3, and 4 of Article 17 of the Law on Adoption.

The results of database access shall be stored by the commune-level People’s Committee in electronic or paper form, reflecting complete and accurate information at the time of retrieval, and attached to the adopter’s dossier.

3. For the document confirming family circumstances, living conditions, and financial circumstances of the adopters stipulated in Clause 5, Article 17 of the Law on Adoption: In cases where the adopters’ permanent residence differs from their current residence, within two working days of receiving the adopters’ request, the commune-level People’s Committee at the adopters’ place of permanent residence shall directly verify within five working days or send a written request to the commune-level People’s Committee at the adopters’ current residence to conduct verification and evaluation of family circumstances, living conditions, and financial circumstances. Within 05 working days from the date of receiving the written request, the commune-level People’s Committee at the current residence of the adoptive parent shall conduct verification and evaluation based on the contents of the document confirming family circumstances, living conditions, and financial circumstances of the adopter and issue a written notification of the evaluation results to the commune-level People’s Committee at the adoptive parent’s place of permanent residence.”

5. Amendments Clause 1, Article 10 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

“1. Within 05 working days from the end of the period for opinion changes as prescribed in Clause 3, Article 9 of this Decree, the commune-level People’s Committee shall proceed with adoption registration and organize the handover of the adopted child. The handover shall take place at the headquarters of the commune-level People’s Committee where the adoption is registered, in the presence of the adoptive parents, the biological parents, the guardian, or the representative of the childcare facility, as well as the adoptee.  If either the adoptive parents or the biological parents of the child cannot attend the handover due to objective reasons, they must authorize the other party to represent them.

The civil status-justice officer shall record the adoption in the Register of adoptions and issue the Certificate of domestic adoption to both parties involved. The electronic version of the Certificate of domestic adoption shall be sent via the individual's Electronic data management system or to their personal email. The adoption handover must be documented in writing, bearing the signatures or fingerprints of the parties and the representative of the commune-level People’s Committee handling the adoption.”

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“Article 10a. Notification of the development of adopted children

1. In cases where adoptive parents change their permanent residence before the notification period for reporting on the development of the adopted child ends, the adoptive parents shall continue to notify the commune-level People’s Committee at their new place of residence of the child’s development until the notification period ends as prescribed in Clause 1, Article 23 of the Law on Adoption.

2. The commune-level People’s Committee at the new place of residence of the adoptive parents shall be responsible for monitoring and overseeing the implementation of the adoption in accordance with Clause 2, Article 23 of the Law on Adoption.”

7. Amendments to clause 5 Article 13 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

“5. Confirmation from the commune-level police where the adopter resides in Vietnam and other documents proving that the adopter is a foreigner who has been working or studying continuously in Vietnam for at least one year, calculated up to the date of submission of the dossier to the Ministry of Justice.”

8. Amendments to clause 1 Article 15 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

“1. The Department of Justice reviews the dossier and assigns officials to collect the opinions of relevant parties regarding the intercountry adoption of children, as stipulated in Clause 1, Article 33 of the Law on Adoption.

If the biological parents or guardians of the child reside in another locality, the Department of Justice handling the adoption assigns officials or sends a written request to the Department of Justice where the biological parents or guardians reside to collect their opinions on the intercountry adoption.  Within five working days from the date of receipt of the request, the Department of Justice where the biological parents or guardians reside shall collect their opinions as required by law and send the collected opinions in writing to the Department of Justice handling the adoption.”

9. Amendments to Article 6 of Decree No. 19/2011/ND-CP, as amended by Clause 7, Article 1 of Decree No. 24/2019/ND-CP, are as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



“1. Before confirming that a child is eligible for intercountry adoption as stipulated in Clause 2, Article 33 of the Law on Adoption, the Department of Justice shall review and verify the child’s dossier, ensuring compliance with regulations on eligible children, age requirements, cases requiring introduction procedures, and cases resolved under Clause 2, Article 28 of the Law on Adoption.

If the child is abandoned and eligible for intercountry adoption, there must be a clear verification report and conclusion from the provincial police regarding the origin of the abandoned child, confirming that the biological parents are unknown and no indications of human trafficking exist. If the child’s dossier includes information about the biological parents residing in another locality, the provincial police handling the adoption shall directly verify or send a written request to the provincial police where the biological parents reside for verification.

If the provincial police discover information about the biological parents and the Department of Justice is able to contact them, the Department of Justice shall collect the parents’ opinions before confirming the child’s eligibility for adoption.

If the biological parents cannot be contacted, the Department of Justice shall post a notice at its office for 60 days from the date of receiving the verification results and request the commune-level People’s Committee where the biological parents reside to post a notice at its office for 60 days from the date of receipt of the Department of Justice’s written request. Within five working days after the notice period ends, the commune-level People’s Committee shall send a written notice to the Department of Justice on the results of the local posting.”

b) Amendments to Clause 3 as follows:

“3. After confirming that a child is eligible for intercountry adoption, the Department of Justice shall send the Ministry of Justice a dossier including the documents stipulated in Clause 1, Article 32 of the Law on Adoption, accompanied by a written confirmation of the child’s eligibility for intercountry adoption, a verification report from the provincial police in cases involving abandoned children, a written consent from the biological parents or guardians and the child (if the child is 9 years of age or older), and the opinion of the director of the childcare facility regarding the adoption of the child in cases where the child resides in such a facility.”

10. Amendments to Clauses 1 and 2, Article 17 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

“1. In cases of adoption under Points a, b, c, and dd, Clause 2, Article 28 of the Law on Adoption, the adopter shall submit the dossier to the Ministry of Justice either directly or by postal service. If authorizing a representative residing in Vietnam to submit the dossier, a written authorization must be provided. The authorization document issued, certified, or notarized by the competent authority in the foreign country must be translated into Vietnamese; the legalization of this authorization document shall be carried out according to the provisions of the law.

2. In cases of adopting a child residing in a childcare facility, adopters who are permanent residents of a country that is a party to an international treaty on adoption with Vietnam shall submit the dossier to the Ministry of Justice through an adoption organization licensed to operate in Vietnam. The adoption organization may choose to submit the dossier directly to the Ministry of Justice or send it by postal service.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



11. Amendments to Article 19 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

“Article 19. Transfer of adoptive parents’ dossiers to the Department of Justice

1. For cases specified in Points a, b, and c, Clause 2, Article 28 of the Law on Adoption, the Ministry of Justice transfers the dossier of the adoptive parents to the Department of Justice. The Department of Justice is responsible for reviewing and verifying the dossier of the child to be adopted, consulting relevant parties regarding the adoption process, and confirming that the child is eligible for intercountry adoption.

2. For children residing in childcare facilities as specified in Clause 1, Article 3 of this Decree, upon receiving the dossier of the child and the documents stipulated in Clause 3, Article 16 of this Decree, the Ministry of Justice shall issue a written request to foreign adoption agencies operating in Vietnam to locate a suitable individual capable of caring for and raising the child. Once a suitable adopter is identified, the Ministry of Justice proceeds with the intercountry adoption process in accordance with the methods and timelines specified in Clauses 2 and 3, Article 36 of the Law on Adoption and transfers the adoptive parents’ dossier to the Department of Justice for completion of procedures.

3. For cases involving children residing in childcare facilities that require the introduction process, the Ministry of Justice transfers the adoptive parents’ dossier to the Department of Justice as stipulated in Clause 3, Article 34 of the Law on Adoption. The transfer of dossiers shall be based on the number of children eligible for intercountry adoption and the number of approved adoptive parents' dossiers, ensuring the most suitable family is selected for the child.”

12. Amendments to Clause 3, Article 20 of Decree No. 19/2011/ND-CP, as amended in Clause 8, Article 1 of Decree No. 24/2019/ND-CP, as follows:

“3. During the review of the resolution of intercountry adoptions as stipulated in Clause 2, Article 28 and Clause 2, Article 36 of the Law on Adoption, the Ministry of Justice may seek opinions from experts in psychology, healthcare, family, and social work when necessary. If the child is deemed eligible for intercountry adoption and the adoption process complies with prescribed procedures while ensuring the best interests of the child, the Ministry of Justice shall notify the adoptive parents and the Central Authority for Adoption in the adopter's country of residence in writing, accompanied by the following documents:

a) Evaluation report on the eligibility of Vietnamese children for intercountry adoption;

b) The child's birth certificate;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



d) The child's health examination certificate;

dd) Written opinions of the biological parents or guardians, opinions of children aged 9 or older regarding their consent to adoption, and opinions of the director of the childcare facility on the adoption for children living in such facilities.

If the child does not meet the eligibility criteria for adoption, if the adoption process does not comply with prescribed procedures, or if it does not serve the child’s best interests, the Ministry of Justice shall notify the Department of Justice.”

13. Amendments to Article 22 of Decree No. 19/2011/ND-CP, as follows:

“Article 22. Procedures for confirming that Vietnamese citizens permanently residing in border areas are eligible to adopt children residing in border areas of neighboring countries and registering the adoption resolved by competent authorities of the neighboring country

1. Vietnamese citizens permanently residing in border areas who wish to adopt children residing in border areas of neighboring countries must meet the conditions specified in Article 14 of the Law on Adoption.

2. The application for confirmation of eligibility to adopt a child must include the documents specified in Article 17 of the Law on Adoption and be prepared in one set.

3. The adopter may submit the application to the district-level People’s Committee of their place of residence by direct submission, via the postal system, or online as prescribed by regulations on administrative procedures in an electronic environment.

The district-level People’s Committee shall review the application and issue a confirmation if the individual meets the eligibility criteria under Article 14 of the Law on Adoption. The confirmation document shall be delivered to the applicant via email, the electronic data management system, postal services, or directly at the district-level People’s Committee.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



14. Amendments to Clause 1, Article 26 of Decree No. 19/2011/ND-CP, as follows:

“1. The adopter’s application must be prepared in one set, including the documents specified in Article 17 of the Law on Adoption.

Regarding the Criminal record certificate stipulated in Clause 3, Article 17 of the Law on Adoption, the adopters shall submit Criminal record certificate No. 1.

If the adopter submits an electronic Criminal record certificate, the representative body can retrieve information on the adoptive parent’s personal details and marital status from the National Population Database or other specialized databases. In this case, the adopter is not required to submit hard copies of the documents specified in Clauses 2, 3, and 4 of Article 17 of the Law on Adoption.

The retrieved information must be stored electronically or in hard copy by the representative body, accurately reflecting the information at the time of retrieval and attached to the adopter’s application.

For adoptive parents residing abroad for six months or more, the Criminal record certificate, health examination certificate, and confirmation of family circumstances, housing, and financial circumstances may be issued by the competent authority of the country where they reside.”

15. Amendments to Clause 1, Article 27 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

"1. The adopter shall submit their application and the application of the adoptee to the representative body specified in Clause 3, Article 2 of this Decree. The application may be submitted directly, via the postal system, or online as prescribed by regulations on administrative procedures in an electronic environment."

16. Amendments to Clauses 3 and 4, Article 29 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



The commune-level People’s Committee or Department of Justice shall clearly explain to the applicant the legal responsibilities and consequences of submitting a false sworn statement.  Within their scope of authority, the commune-level People’s Committee or Department of Justice may deny the re-registration request or propose that the competent authority annul the re-registration result if there is evidence that the sworn statement is untruthful.

4. Within five working days from the date of receipt of a complete and valid application, the chairperson of the commune-level People’s Committee shall issue the Domestic adoption certificate. The original certificate shall be delivered to the applicant via the postal system or directly at the commune-level People’s Committee. An electronic copy of the domestic Adoption Certificate shall be sent to the individual's electronic data management system or personal email inbox.

For cases involving the re-registration of an intercountry adoption, the Department of Justice shall submit the matter to the province-level People’s Committee for decision and proceed with subsequent procedures."

17. Amendments to certain clauses of Article 33 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

a) Amendments to Clause 1 as follows:

"1. Within 60 days from the date of receipt of a complete and valid application, the Ministry of Justice shall review and assess the application, conduct interviews to evaluate the qualifications of the prospective head of the foreign adoption office in Vietnam, and assess the conditions, professional capacity, and staff qualifications of the foreign adoption organization. The Ministry of Justice shall also seek the opinion of the Ministry of Public Security."

b) Amendments to Clause 3 as follows:

"3. Within five working days from the date of receipt of the Ministry of Public Security’s response, the Ministry of Justice shall consider and decide whether to issue an operating license for intercountry adoption in Vietnam (hereinafter referred to as the License) to the foreign adoption organization. The Ministry of Justice shall notify the Ministry of Public Security and the competent tax authority for coordinated management.  In cases of refusal to issue the License, the Ministry of Justice shall provide written notification, stating the reasons, to the foreign adoption organization."

18. Amendments to certain clauses of Article 34 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



"2. Within 60 days before the License expires, the foreign adoption organization must submit an application for renewal to the Ministry of Justice, accompanied by the License, a document issued by the competent authority of the country where the organization was established authorizing the organization to operate in the field of intercountry adoption, and a report on its activities in Vietnam.

3. Within 30 days from the date of receipt of a complete application, the Ministry of Justice shall appraise the application, inspect the activities of the foreign adoption office in Vietnam, reassess the professional capacity of the foreign adoption organization if deemed necessary, and seek the opinion of the Ministry of Public Security."

b) Amendments to Clause 5 as follows:

"5. Within five working days from the date of receipt of the written response from the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice shall consider and decide whether to renew the License and notify the Ministry of Public Security and the competent tax authority for coordinated management. In cases where the License renewal is denied, the Ministry of Justice shall provide a written explanation to the foreign adoption organization."

19. Amendments to Article 35 of Decree No. 19/2011/ND-CP as follows:

"Article 35. Amendment of the License

1. If a foreign adoption organization changes its name, the location of its headquarters in the country of establishment, or the name and location of its foreign adoption office in Vietnam, the organization must submit a request to the Ministry of Justice for annotation of the changes.

Within five working days from the date of receipt of the request for annotation, the Ministry of Justice shall record the changes on the License and notify the Ministry of Public Security and the competent tax authority if there are changes to the name or location of the foreign adoption office in Vietnam for coordinated management.

2. If the head of the foreign adoption office in Vietnam changes, the foreign adoption organization must submit a request to the Ministry of Justice along with the License and two sets of documents for the proposed new head of the foreign adoption office in Vietnam as specified in Point g, Clause 1, Article 31 of this Decree.

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



Within five working days from the date of receipt of the written response from the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice shall consider and decide whether to approve the change of the head of the foreign adoption office in Vietnam and notify the Ministry of Public Security and the competent tax authority for coordinated management. If the proposed new head is not approved, the Ministry of Justice shall provide a written explanation to the foreign adoption organization.”

Article 2. Replacement and repeal of certain provisions of Decree No. 19/2011/ND-CP, as amended and supplemented by Decree No. 24/2019/ND-CP, and Decree No. 114/2016/ND-CP dated July 8, 2016, of the Government on fees for adoption registration and issuance of operational licenses for foreign adoption organizations

1. Replacement of certain provisions:

a) Replace the phrase "Department of Adoption" with "Ministry of Justice" in Article 13; Clause 3, Article 17; Clauses 1, 2, and 3, Article 18; Clause 2, Article 20; Clauses 3 and 4, Article 27; Clause 2, Article 31; Clauses 2 and 3, Article 36; and Clause 2, Article 47 of Decree No. 19/2011/ND-CP;

b) Replace the phrase "Personal Record" with "Personal Curriculum Vitae" in Point g, Clause 1, Article 31 of Decree No. 19/2011/ND-CP;

c) Replace the phrase "Department of Adoption under the Ministry of Justice (hereinafter referred to as the Department of Adoption)" with "Ministry of Justice" in Point b, Clause 3, Article 4 of Decree No. 19/2011/ND-CP, as amended and supplemented by Clause 3, Article 1, of Decree No. 24/2019/ND-CP;

d) Replace the phrase "Department of Adoption" with "Ministry of Justice" in Point c, Clause 3, Article 4 of Decree No. 19/2011/ND-CP, as amended and supplemented by Clause 3, Article 1, of Decree No. 24/2019/ND-CP;

dd) Replace the phrase "Department of Adoption" with "Ministry of Justice" in Point b, Clause 2, Article 14 of Decree No. 19/2011/ND-CP, as amended and supplemented by Clause 6, Article 1, of Decree No. 24/2019/ND-CP;

e) Replace the phrase "Department of Adoption" with "Ministry of Justice" in Clause 3, Article 30 of Decree No. 19/2011/ND-CP, as amended and supplemented by Clause 9, Article 1, of Decree No. 24/2019/ND-CP;

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



h) Replace the phrase "Department of Adoption (Ministry of Justice)" with "Office of the Ministry of Justice" in Clause 3, Article 5 of Decree No. 114/2016/ND-CP.

2. Annulment of Article 12 of Decree No. 19/2011/ND-CP.

Article 3. Implementation

1. This Decree comes into force as of the date of signing.

2. For adoption applications submitted to the Department of Justice under Clause 3, Article 22 of Decree No. 19/2011/ND-CP before the effective date of this Decree, such applications shall continue to be processed under the provisions of Decree No. 19/2011/ND-CP.

3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-affiliated agencies, Chairpersons of the People’s Committees of provinces and centrally governed cities, and relevant organizations and individuals shall implement this Decree.

 

 

 

...

...

...

Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Thành viên Pro tại đây để xem toàn bộ văn bản tiếng Anh.



 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 06/2025/ND-CP dated January 8, 2025 on amendments to the Decrees on adoption

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5

DMCA.com Protection Status
IP: 34.34.233.203
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!