|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
14/2004/CT-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Vũ Khoan
|
Ngày ban hành:
|
02/04/2004
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 14/2004/CT-TTg
|
Hà Nội, ngày 02 tháng 4
năm 2004
|
Trong thời gian qua, tình trạng
công dân Việt Nam nhập cảnh và ở lại nước ngoài trái phép đã diễn ra ngày càng
tăng, ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín và quan hệ của nước ta với các nước hữu
quan, tác động tiêu cực tới sự phát triển du lịch, xuất khẩu lao động. Những vi
phạm của công dân Việt Nam chủ yếu ở các hình thức sau:
Xuất cảnh Việt Nam và nhập cảnh
nước ngoài bất hợp pháp: đối tượng này thường không có giấy tờ xuất nhập cảnh,
bị kẻ xấu lừa gạt, dụ dỗ, lôi kéo, vượt biên bất hợp pháp sang một số nước để
tìm kiếm việc làm, hoặc từ các nước này sử dụng hộ chiếu, giấy tờ giả để đi tiếp
sang nước khác, thậm chí nhiều phụ nữ, trẻ em bị lừa bán ra nước ngoài.
Xuất cảnh Việt Nam và nhập cảnh
nước ngoài hợp pháp nhưng sau đó ở lại cư trú và lao động bất hợp pháp: đối tượng
này đến nước ngoài bằng hộ chiếu hợp pháp qua hình thức đi du lịch, thăm thân,
du học tự túc, lao động... nhưng ở lại quá thời hạn được phép với mục đích tìm
kiếm việc làm. Nhiều người bị lừa đưa đi lao động bằng con đường du lịch, tác động
tiêu cực đến trật tự xã hội, ảnh hưởng xấu đến chính sách xuất khẩu lao động của
Nhà nước ta.
Tình trạng trên xảy ra là do những
nguyên nhân chính sau:
Về khách quan: Di dân tự do, nhất
là di dân vì lý do kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa là hiện tượng có tính phổ
biến. Nước ta đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực khó
tránh khỏi tác động tiêu cực của hiện tượng này; việc một số nước không kiểm
soát chặt chẽ người nước ngoài nhập cảnh và cư trú trái phép, chỉ xử lý, trục
xuất khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng, đã tạo điều kiện cho việc nhập cảnh,
cư trú trái phép của người nước ngoài, trong đó có công dân Việt Nam. Hơn nữa,
các thỏa thuận song phương về việc miễn thị thực cho hộ chiếu phổ thông giữa ta
với các nước đã bị một số cá nhân, tổ chức lợi dụng, lừa đảo đưa người ra nước
ngoài lao động bất hợp pháp để thu lợi bất chính. Ngoài ra, các thế lực thù địch
cũng tác động, lôi kéo và tổ chức cho người Việt Nam xuất cảnh và cư trú bất hợp
pháp ở nước ngoài vì mục đích kinh tế nhằm bôi nhọ ta về chính trị.
Về chủ quan: Người vi phạm chủ yếu
là dân cư ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, thiếu thông tin về chính
sách xuất khẩu lao động, về danh sách các công ty được phép tuyển dụng lao động
xuất khẩu cũng như về pháp luật nhập cư, cư trú của các nước nên dễ bị lừa gạt,
dụ dỗ, lôi kéo, thậm chí cưỡng bức xuất cảnh (như phụ nữ, trẻ em bị lừa đưa ra
nước ngoài); một số người biết mình không đủ tiêu chuẩn để đi lao động xuất khẩu
theo hợp đồng hợp pháp, mặc dù hiểu rõ thực chất của việc xuất cảnh làm ăn bất
hợp pháp ở nước ngoài nhưng vì lợi ích kinh tế vẫn cố tình vi phạm. Bên cạnh
đó, công tác quản lý của một số cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn
có sơ hở để một số cá nhân, tổ chức lợi dụng chính sách thông thoáng về xuất nhập
cảnh, du lịch và xuất khẩu lao động của Nhà nước đã lừa gạt, tổ chức người vượt
biên trái phép hoặc làm dịch vụ du lịch trá hình đưa người ra nước ngoài để trục
lợi; các cơ quan chức năng chưa phát hiện, xử lý và ngăn chặn kịp thời, nghiêm
minh; công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục công dân chưa được quan tâm
đúng mức hoặc thực hiện còn thiếu đồng bộ.
Nhằm tiếp tục thực hiện tốt chủ
trương hội nhập quốc tế, mở rộng hợp tác với các nước của Đảng và Nhà nước, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập cảnh, đi lại của công dân ta ra nước
ngoài với lý do chính đáng và thủ tục hợp pháp, đồng thời hạn chế, tiến tới chấm
dứt tình trạng vi phạm trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:
1. Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát lại các quy định và điều
kiện cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và chỉ đạo các doanh nghiệp bảo
đảm đưa người đi lao động ở nước ngoài đúng đối tượng, đúng mục đích, bảo đảm
việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động theo đúng Hiệp định, Thỏa thuận
đã ký với phía nước ngoài; quản lý chặt chẽ lao động hợp đồng, tránh để xảy ra
tình trạng người lao động tự ý huỷ bỏ hợp đồng; ban hành chế tài nghiêm khắc
hơn để khắc phục tình trạng lao động huỷ bỏ hợp đồng; tuyên truyền rộng rãi
chính sách xuất khẩu lao động và danh sách các doanh nghiệp và đại diện có thẩm
quyền được phép xuất khẩu lao động để người lao động biết liên hệ, tránh bị kẻ
xấu lừa gạt.
2. Bộ Công an
chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ quản lý tốt hơn việc làm thủ tục xuất cảnh;
tích cực điều tra, xử lý những cá nhân, tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép,
lừa đảo trong xuất khẩu lao động; khẩn trương xác minh và trả lời yêu cầu xác
minh của Cơ quan đại diện ta ở nước ngoài đối với các trường hợp không được
phía nước ngoài cho cư trú; phối hợp với Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài nghiên cứu phương án đàm phán với nước ngoài để giải quyết
tình trạng nhập cảnh và cư trú trái phép của công dân Việt Nam và nhận trở lại
những người bị buộc về nước; chủ động phối hợp và trao đổi thông tin với các cơ
quan chức năng của các nước hữu quan trong việc ngăn chặn và phát hiện việc sử
dụng giấy tờ giả.
3. Bộ Quốc
phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng quản lý chặt chẽ việc xuất cảnh của
công dân Việt Nam tại các cửa khẩu do lực lượng quản lý; phối hợp với Bộ Công
an, Bộ Ngoại giao và Uỷ ban nhân dân tỉnh có biên giới tiếp nhận về nước công
dân ta không được nước ngoài cho cư trú theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Ngoại
giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan thành lập Ban
công tác liên ngành để đàm phán với phía nước ngoài giải quyết tình trạng công
dân Việt Nam xuất nhập cảnh, cư trú trái phép ở nước ngoài và đưa công dân ta
không được nước ngoài cho cư trú về nước theo quy định của pháp luật; chỉ đạo
Cơ quan đại diện ta ở nước ngoài phối hợp với cơ quan chức năng của nước sở tại
theo dõi, thống kê và định kỳ báo cáo tình hình công dân ta nhập cảnh và cư trú
trái phép tại nước ngoài.
Để hỗ trợ công
dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú, buộc phải về nước nhưng không có
tiền mua vé về nước, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài mua vé cho những người nêu trên về nước và chuyển hồ sơ chứng từ về Bộ
Tài chính để thanh toán. Các địa phương có công dân nêu trên phải thanh toán lại
với Bộ Tài chính hoặc Bộ Tài chính khấu trừ vào ngân sách địa phương. Công dân
nêu trên có trách nhiệm hoàn trả tiền vé cho địa phương nơi cư trú sau khi về
nước.
5. Cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chức năng sở tại,
trực tiếp thẩm tra, xác minh và chịu trách nhiệm trong việc xem xét, quyết định
cấp giấy tờ về nước cho công dân Việt Nam không được nước ngoài cho cư trú. Sau
khi cấp, Cơ quan đại diện điện báo chi tiết theo quy định về Bộ Công an để phối
hợp tiếp nhận.
6. Bộ Văn hóa -
thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ,
ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các
cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về pháp
luật và các quy định về xuất nhập cảnh của Việt Nam, về pháp luật nhập cư của
các nước, về chủ trương xuất khẩu lao động của ta; thông tin về các thủ đoạn của
các tổ chức, cá nhân lừa đảo và hậu quả của việc đi lao động ở nước ngoài trái
pháp luật, việc tự ý bỏ hợp đồng ở lại nước ngoài cư trú và lao động trái phép
để người lao động biết và phòng tránh.
7. Tổng cục Du
lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Công an nghiên cứu trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, ban hành quy định buộc các doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải
chịu trách nhiệm về tài chính đối với việc đưa khách của doanh nghiệp về Việt
Nam nếu khách du lịch ở lại nước ngoài trái phép và bị trục xuất về nước.
8. Bộ Tài chính
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan xem xét,
nghiên cứu việc hình thành cơ chế tài chính để hỗ trợ công tác bảo hộ công dân
Việt Nam ở nước ngoài; bổ sung kinh phí bảo đảm cho lực lượng Bộ đội biên phòng
và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tiếp nhận,
quản lý và đưa về địa phương những công dân Việt Nam bị các nước trao trả; phối
hợp với Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các địa
phương liên quan thực hiện quy định nêu tại điểm 4 của Chỉ thị này.
9. Uỷ ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tăng cường giáo dục,
tuyên truyền chính sách và pháp luật của Nhà nước ta về xuất nhập cảnh, du lịch
và xuất khẩu lao động để công dân ta biết và thực hiện; chỉ đạo Uỷ ban nhân dân
cấp dưới tăng cường công tác quản lý tuyển chọn lao động xuất khẩu, phát hiện
và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý những tổ chức, cá nhân lừa đảo đưa
công dân ra nước ngoài trái pháp luật; phối hợp với Bộ Công an và các Cơ quan đại
diện ta ở nước ngoài nhanh chóng tiếp nhận công dân của địa phương mình bị nước
ngoài trao trả và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống.
10. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chỉ thị này. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện của
các Bộ, ngành, địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chỉ
thị này.
|
KT.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Vũ Khoan
|
Chỉ thị 14/2004/CT-TTg về xử lý và ngăn chặn việc xuất nhập cảnh và cư trú trái phép của công dân Việt Nam ở nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE
PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------------
|
SOCIALIST REPUBLIC
OF VIET NAM
Independence -
Freedom - Happiness
--------------
|
No.
14/2004/CT-TTg
|
Hanoi, April
2, 2004
|
DIRECTIVE ON
HANDLING AND PREVENTION OF VIETNAMESE CITIZENS' ILLEGAL EXIT, ENTRY AND
RESIDENCE IN FOREIGN COUNTRIES Recently, the number of
Vietnamese citizens' illegally entering and staying in foreign countries has
been on constant rise, thus negatively affecting our country's prestige and relations
with the concerned countries and adversely impacting the development of tourism
and labor export. Violations committed by Vietnamese citizens largely take the
following forms: Illegal exit from Vietnam and
entry into foreign countries: People committing this violation usually had no
exit and entry papers, and were deceived, enticed or dragged by evil persons to
illegally cross the borders to some foreign countries where they searched jobs
or used fake passports and papers to further travel to other countries. Many
women and children were even deceived and trafficked to foreign countries. Legal exit from Vietnam and
entry into foreign countries, but later staying on for illegal residence and
labor in such countries: Subjects committing this violation traveled to foreign
countries with lawful passports as tourists, visitors to relatives,
self-financed overseas students, laborers, etc., then stayed on beyond the
permitted duration for seeking employment. The fact that many were deceitfully
sent for overseas labor through the tourist channel has badly affected the
labor export policies of our State. The above-said situation has
been attributed to the following: Objectively, free migration,
especially migration for economic reasons in the context of globalization, is a
common phenomenon. Our country is currently in the process of international and
regional economic integration, thus hardly avoiding the negative impacts of
this phenomenon; some countries have not strictly controlled foreigners who
illegally enter and reside, and only handled or expelled them after detecting
that they had committed serious violations, which has facilitated the illegal
entry and residence of foreigners, including Vietnamese citizens. Moreover, the
bilateral agreements on visa Vietnam
and other countries have been abused by some individuals and organizations
that, for seeking illicit profits, deceivingly and illegally send people to
work overseas. Besides, hostile forces have also agitated, enticed and
organized Vietnamese people to illegally exit and reside in foreign countries
for economic purposes, aiming to politically blacken our country. Subjectively, because most
violators came from rural, deep-lying and remote areas, lacking information on
the labor export policies, the list of companies licensed to recruit laborers
for export as well as immigration and residence laws of foreign countries, they
can easily be deceived, enticed, dragged or even forced to exit (such as women
and children who have been deceived and sent abroad). Some people know that
they fail to fully meet the conditions for labor export under lawful contracts
and are clearly aware of the truth of illegal exit and labor in foreign
countries but have still intentionally committed violations for economic
purposes. In addition, the management by some functional agencies and local
administrative still reveals loopholes, so that some individuals and
organizations, for seeking profits, can take advantage of the State's open
policies on exit, entry, tourism and labor export to deceive people and
organize illegal cross-border travel or provide sham tourist services to send
people abroad; the functional agencies have failed to detect, handle and
prevent promptly and strictly violations; the work of information, propagation
and education of citizens has not yet been given due attention or
asynchronously carried out. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. The Ministry of Labor, War
Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and
coordinate with the concerned ministries and branches and the People's
Committees of the provinces and centrally-run cities in, revising the
regulations on, and conditions for, permitting enterprises to export labor and
directing them to ensure the sending of the right subjects for the right
purposes and ensure stable jobs and incomes for laborers in strict compliance
with the treaties and agreements already signed with foreign parties; closely
managing contractual laborers to avoid the situation that laborers cancel the
contracts at their own will; promulgating more severe penalties to end the situation
of contract cancellation by laborers; widely disseminating the labor export
policies and the list of enterprises and their authorized representatives
licensed to export labor, so that laborers can know and contact them, thus
avoid being deceived by evil persons. 2. The Ministry of Public
Security shall direct the professional forces to better manage the carrying out
of exit procedures; actively investigate and handle individuals and
organizations that send people on illegal exit and commit deception in labor
export; expeditiously verify and reply verification requests of our
foreign-based representations regarding people who are not permitted to reside
by foreign countries; coordinate with the Ministry for Foreign Affairs and
foreign-based Vietnamese representations in studying plans on negotiation with
foreign countries to settle the situation of illegal entry and residence of
Vietnamese citizens, and receiving back people who are compelled to repatriate;
and take initiative in coordinating and exchanging information with the
functional agencies of the concerned countries in preventing and detecting the
use of forged papers. 3. The Ministry of Defense shall
direct the border-guard force to closely manage the exit of Vietnamese citizens
at border-gates under their management; and coordinate with the Ministry of
Public Security, the Ministry for Foreign Affairs and the People's Committees
of the bordering provinces in receiving back Vietnamese citizens not permitted
to reside by foreign countries according to law provisions. 4. The Ministry for Foreign
Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the
Ministry of Public Security and the concerned ministries and branches in,
setting up the inter-branch working committee to conduct negotiations with
foreign countries on settlement of the situation of Vietnamese citizens'
illegal exit, entry and residence in foreign countries and repatriation of
Vietnamese citizens who are not permitted to reside by foreign countries
according to law provisions; and direct foreign-based Vietnamese
representations to coordinate with the functional agencies of the host
countries in monitoring, making statistics and periodical reports on the
situation of Vietnamese citizens' illegal entry into and residence in such
foreign countries. In support of Vietnamese
citizens not permitted to reside by foreign countries and forced to return
home, who have no money to buy air tickets, the Ministry for Foreign Affairs
shall direct the foreign-based Vietnamese representations to buy air tickets
for the said people's return home and transfer dossiers and vouchers thereon to
the Finance Ministry for settlement. Localities where such citizens reside
shall have to settle the fares with the Finance Ministry or the Finance
Ministry shall deduct them from local budgets. The said citizens shall have to
refund fares to the localities where they reside after their repatriation. 5. Foreign-based Vietnamese
representations shall coordinate with the local functional bodies of the host
countries in directly inspecting and verifying the cases, and be responsible
for considering and deciding to grant papers for repatriation of Vietnamese
citizens not permitted to reside by foreign countries. After granting papers,
the representations shall send telegrams on the cases' details to the Ministry
of Public Security according to regulations for coordination in reception of
repatriates. 6. The Ministry of Culture and
Information shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the
Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the concerned ministries
and branches, the People's Committees of the provinces and centrally-run cities
and the mass media in, intensifying the communication and propagation of
Vietnamese laws and regulations on exit and entry, immigration laws of foreign
countries as well as our State's labor export policies; providing information
on tricks employed by deceiving organizations and individuals and consequences
of illegal labor overseas and cancellation of labor contracts at laborers' own
will for illegal residence and labor in foreign countries, so that laborers can
know and avoid. 7. Vietnam Administration of
Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the
Finance Ministry and the Public Security Ministry in, studying and submitting
to the Prime Minister for consideration and promulgation regulations
prescribing that international travel enterprises must bear financial liability
for the transportation of their customers, who have illegally stayed in foreign
countries and been expelled, back to Vietnam. 8. The Finance Ministry shall
have to coordinate with the Ministry for Foreign Affairs and the concerned
ministries and branches in studying the formulation of a financial mechanism to
support the protection of Vietnamese citizens in foreign countries; supplement
funding for the border-guards and the People's Committees of the provinces and
centrally-run cities to receive, manage and bring back to their localities
Vietnamese citizens returning from foreign countries; and coordinate with the
Ministry for Foreign Affairs, the foreign-based Vietnamese representations and
the concerned localities in implementing the provisions at Point 4 of this
Directive. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 10. The ministers, the heads of
the ministerial-level agencies, the heads of the concerned agencies and the
presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities
shall have to organize the implementation of this Directive. The Ministry for
Foreign Affairs shall have to monitor and inspect the implementation by the
ministries, branches and localities and report to the Prime Minister the
implementation of this Directive. FOR THE PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Vu Khoan
Chỉ thị 14/2004/CT-TTg ngày 02/04/2004 về xử lý và ngăn chặn việc xuất nhập cảnh và cư trú trái phép của công dân Việt Nam ở nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
5.693
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|