ỦY BAN KIẾN THIẾT
CƠ BẢN NHÀ NƯỚC – BỘ LAO ĐỘNG
*******
|
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số: 09-TT/LB
|
Hà Nội, ngày 04
tháng 7 năm 1968
|
QUY
ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN VỀ BẢO VỆ CHỐNG SÉT CHO CÁC XÍ NGHIỆP SƠ TÁN TRONG THỜI CHIẾN
Chấp hành chủ trương
của Đảng và Chính phủ, các xí nghiệp của trung ương cũng như địa phương phải
phân tán, sơ tán đến những nơi an toàn để tránh những thiệt hại do chiến tranh
phá hoại của địch gây ra, và tiếp tục sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ
nghĩa xã hội, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Tình hình đó đã đặt
ra nhiều vấn đề mới cần phải được giải quyết. Một trong những vấn đề đó là công
tác phòng, chống sét cho các xí nghiệp công nghiệp phân tán và sơ tán trong
thời chiến.
Hiện nay, nhìn chung
công tác phòng chống sét chưa được giải quyết một cách đúng mức: nhiều cơ sở
chưa đặt vấn đề hoặc chưa tiến hành phòng, chống sét cho những công trình cần
phải bảo vệ; một số nơi khác đã tiến hành phòng, chống sét nhưng chưa bảo đảm
yêu cầu về kỹ thuật; ngược lại, có nơi lại tiến hành đặt thiết bị bảo vệ chống
sét một cách tràn lan, gây lãng phí tiền của, vật tư, không phù hợp với phương
châm xây dựng trong thời chiến.
Thông tư này ban hành
nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng của công tác chống sét cho các cơ sở công
nghiệp sơ tán trong thời chiến, đưa công tác quản lý kỹ thuật vào nề nếp, bảo
vệ người, máy móc và công trình, tiết kiệm nguyên vật liệu.
Thông tư này chỉ quy
định và hướng dẫn công tác phòng, chống sét cho các xí nghiệp công nghiệp sơ
tán thông thường, mà không áp dụng cho những xí nghiệp có sản xuất và tàng trữ
các chất dễ cháy, dễ nổ, khi cháy nổ có thể gây ra cái chết người hàng loạt
hoặc thiệt hại lớn về kinh tế.
I. NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Tất cả các cơ sở
khi tiến hành công tác bảo vệ chống sét phải thực hiện theo các nguyên tắc sau
đây:
a) Đảm bảo an toàn
cho người, máy móc và công trình một cách chắc chắn;
b) Hết sức tiết kiệm
vật tư, triệt để sử dụng nguyên vật liệu cũ, sẵn có;
c) Đảm bảo thiết kế,
thi công nhanh chóng để sớm đưa toàn bộ công trình hoặc từng bộ phận vào sản
xuất. Có thể thiết kế, thi công hệ thống bảo vệ chống sét sau khi thiết kế, thi
công các công trình chính của xí nghiệp. Nhưng trong nhiệm vụ thiết kế phải ghi
rõ thời gian bắt đầu tiến hành thiết kế, thi công và thời gian phải hoàn thành
hệ thống chống sét.
d) Hết sức chú ý đến
tình hình phòng không, không vì việc đặt hệ thống bảo vệ chống sét mà để lộ địa
điểm của xí nghiệp.
2. Những công trình
sau đây nhất thiết phải bảo vệ chống sét đánh thẳng (trừ trường hợp đặc biệt
nói ở mục 3 tiếp theo):
a) Những công trình
thường xuyên có 20 người trở lên làm việc trong một ca và những công trình quan
trọng của xí nghiệp, khi những công trình này không được bảo vệ bởi những công
trình khác hoặc cây xanh; nếu những công trình đó chỉ được bảo vệ một phần bởi
các công trình khác hoặc cây xanh, thì phải tiến hành bảo vệ phần còn lại;
b) Những công trình
có mật độ máy móc bằng kim loại lớn, những công trình xây dựng trên các vùng
đất có quặng kim loại, những ống khói, ống xã hơi… bằng kim loại mà chiều cao
trên 10m, thì mặc dù đã được cây xanh bao che cũng phải tiến hành đặt hệ thống
bảo vệ chống sét.
Những ống khói, ống
xã hơi… bằng kim loại mà chiều cao dưới 10m, hoặc bằng gạch, bằng bê-tông… với
bất kỳ chiều cao nào, chỉ tiến hành bảo vệ chống sét khi chung quanh nó không
có cây xanh cao hơn bao che.
Ghi chú:
Những công trình quan
trọng của xí nghiệp là những công trình có chứa các máy móc, thiết bị đầu mối
của xí nghiệp đó, mà khi hư hỏng sẽ làm đình trệ dây chuyền sản xuất của toàn
xí nghiệp. Ví dụ như: trạm phát điện, trạm phân phối điện, lò hơi… hoặc những
công trình có chứa máy móc quý, đắt tiền, hiếm, khi bị hư hỏng sẽ khó thay thế
và gây ra thiệt hại lớn về kinh tế.
Những công trình có
mật độ máy móc bằng kim loại lớn, là những công trình có hệ số choán (Kc) lớn
hơn 0,2. Hệ số choán là tỷ số giữa diện tích đặt máy móc và diện tích toàn bộ
của ngôi nhà.
3. Những công trình
sau đây không cần phải bảo vệ chống sét đánh thẳng:
a). Những công trình
quan trọng của xí nghiệp mà hoàn toàn đã được bảo vệ bởi các công trình khác
hoặc cây xanh chung quanh; các công trình xây dựng giữa thôn xóm, trong rừng
cây với quy mô nhỏ và không cao hơn nhà cửa, cây cối trong vùng đó;
b) Những nhà kho chứa
nhiều máy móc, vật liệu bằng kim loại lớn, mà không phải là loại quý, hiếm, đắt
tiền;
c) Những ống khói,
ống xả hơi… bằng kim loại có độ cao nhỏ hơn 10m, hoặc bằng gạch, bằng bê-tông…
với bất kỳ độ cao nào, mà đã được cây xanh cao hơn bao che;
d) Những công trình
đã đưa vào các hang động;
e) Tất cả các công
trình xây dựng ở những vùng mà 10 năm liên tục trở lại đây không có sét đánh
xuống mặt đất hoặc cây cối trong vùng đó.
4. Những trường hợp
sau đây cần phải tiến hành bảo vệ chống sét từ đường dây dẫn điện, đường ống
bằng kim loại truyền vào nhà:
a) Đường dây dẫn điện
trên không và đường ống bằng kim loại đặt trên không đến các bộ tiêu thụ, mà có
những chỗ cao đột xuất vượt lên so với nhà cửa và cây cối xung quanh, hoặc có
những quãng băng qua đồng trống;
b) Đường dây dẫn điện
trên không và đường ống bằng kim loại đặt trên không đến các bộ tiêu thụ mà cao
hơn nhà cửa cây cối chung quanh;
c) Đường dây dẫn điện
trên không và đường ống bằng kim loại đặt trên không đến các bộ tiêu thụ đặt
thấp hơn cây cối, nhưng dây dẫn hoặc đường ống ngoài cùng cách cành cây nhỏ hơn
một mét;
d) Đường dây dẫn điện
trên không đến các bộ dùng điện mà đặt thấp hơn nhà cửa, cây cối trong vùng,
nhưng chiều dài tổng cộng của hệ thống đường dây trên 1000m (không kể số dây
dẫn điện trong nhà và chiều dài tổng cộng của hệ thống dây dẫn được tính cho
một dây).
II. NHỮNG QUY ĐỊNH VÀ
PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ CHỐNG SÉT ĐÁNH THẲNG
1. Công trình mái
bằng chỉ cần bảo vệ các góc mái và tường chắn mái mặt mái không cần phải bảo
vệ.
2. Các công trình mái
dốc, có độ dốc bằng hoặc lớn hơn 27o, chiều cao không quá 16m, chiều
rộng không quá 21m, khi tiến hành bảo vệ chống sét phải theo những quy định sau
đây:
a) Nếu chiều dài của
công trình không quá 30m, thì chỉ cần bảo vệ các góc mái và các góc chân mái;
b) Nếu chiều dài công
trình từ 30m đến 60m, thì chỉ cần bảo vệ các góc mái, góc chân mái và bờ nóc.
Trường hợp đặc biệt,
nếu công trình mái dốc có độ dốc nhỏ hơn 27o và chiều dài lớn hơn
60m, thì còn phải tăng cường bảo vệ cả chân mái nữa.
3. Các công trình có
những kết cấu nhô cao khỏi mặt mái (ống khói, ống thông hơi…) thì ngoài việc
bảo vệ chống sét cho công trình như quy định ở mục 1 và 2 (phần II), còn phải
tăng cường bảo vệ cục bộ cho những kết cấu đó.
4. Các công trình có
mái bằng kim loại, thì chỉ cần nối đất chân mái là đủ. Nếu chiều dài công trình
từ 20m trở xuống, thì mỗi góc chân mái phải đặt một dây nối đất. Nếu chiều dài
công trình lớn hơn 20m, thì cứ cách 20m đặt một dây nối đất.
5. Những công trình
có mái làm bằng tranh, tre, nứa, lá… hoặc làm bằng vật liệu xây dựng dễ cháy,
thì phải đảm bảo khoảng cách giữa các bộ phận dẫn điện của hệ thống chống sét,
với công trình không được nhỏ hơn 40cm, nếu khoảng cách đó không bảo đảm được,
thì hệ thống chống sét bắt buộc phải đặt độc lập.
6. Ống khói bằng kim
loại có chiều dày lớn hơn 3mm, thì chỉ cần nối chân ống khói với bộ phận nối
đất.
Nếu chiều cao của ống
khói nhỏ hơn 10m, thì chỉ cần một dây nối đất; nếu lớn hơn 10m thì phải có ít
nhất là hai dây.
Ống khói bằng gạch
thì phải bảo vệ bằng kim loại thu sét. Nếu đường kính miệng ống khói lớn hơn
1m, thì phải bảo vệ ít nhất bằng 2 kim thu sét. Số dây nối đất cũng quy định
như trường hợp ống khói bằng kim loại.
7. Các dây dẫn sét
phải đặt theo những đường ngắn nhất kể từ bộ phận thu sét đến bộ phận nối đất;
các chỗ uốn cong không được nhỏ hơn 90o.
Đối với các công
trình có chiều cao nhỏ hơn 10m, thì một kim thu sét cho phép đặt một dây nối
đất; nếu số kim thu sét lớn hơn 2, thì cho phép dùng một dây dẫn nối liền giữa
các kim, và cứ 20m theo chiều dài của công trình, phải có một dây dẫn nối xuống
dây nối đất.
8. Trị số điện trở
nối đất của hệ thống chống sét đánh thẳng không được lớn hơn 20 ôm. Trường hợp
điện trở suất của đất (tại khu vực xây dựng công trỉnh) có trị số lớn, thì phải
dùng phương pháp cải tạo đất, hoặc đặt bộ phận nối đất ra xa (nơi có điện trở
suất của đất nhỏ) để đảm bảo trị số điện trở nối đất nằm trong giới hạn. Khi đã
thực hiện các biện pháp trên mà vẫn không đạt được giá trị số điện trở nối đất
quy định, hoặc có thể thực hiện được nhưng quá tốn kém, thì trị số điện trở nối
đất được phép tăng lên, nhưng không được quá 50 ôm.
9.Trị số điện trở
suất của đất được xác định bằng cách dùng đồng hồ đo trực tiếp. Để tính đến ảnh
hưởng của thời tiết, trị số điện trở suất của đất đo được phải nhân với hệ số
Km = 1,4 khi do vào mùa khô, Km = 1,8 khi đo vào mùa mưa nếu nối đất theo kiểu
bề mặt; và Km = 1,1 đến 1,3 nếu nối đất theo kiểu chôn sâu.
Khi không có điều
kiện đo trực tiếp bằng đồng hồ, thì trị số điện trở suất của đất dùng trong
tính toán được xác định một cách gần đúng theo bảng sau đây:
Loại đất
|
Trị số điện trở
suất của đất (ôm/cm)
|
- Đất sét, đất
vườn, đất ruộng, đất có pha cát, đất bùn, đất có lẫn quặng sắt, đất đen và
đất có mạch nước ngầm.
- Đất thịt khô, đất
pha cát ẩm, đất pha cát ướt, nước sông hồ.
- Đất cát thường,
đất cát đen khô, đất cát lẫn sỏi.
- Đất cát khô, đất
cát lẫn sỏi và đá dăm, đất lẫn đá vụn và cát từng vữa
|
0,5.104
1.104
5.104
10.104
|
10. Cho phép sử dụng
cả đường ống kim loại chôn dưới đất (trừ các ống dẫn các chất dễ cháy nổ) làm
cực nối đất tự nhiên để giảm bớt số cực nối đất nhân tạo của hệ thống bảo vệ
chống sét.
Cho phép sử dụng bộ
phận nối đất của hệ thống chống sét của đường dây dẫn điện truyền vào nhà làm
bộ phận nối đất của hệ thống chống sét đánh thẳng, nhưng điện trở nối đất của
nó, về trị số không được quá 20 ôm.
11. Bộ phận thu sét,
có thể dùng kim thu sét, đai thu sét, hoặc cột thu sét độc lập:
a) Nếu dùng kim thu
sét thì chiều cao có ích của kim không được quá 1m; với sắt tròn đường kính
không được nhỏ hơn 12mm, với sắt dẹt hoặc sắt góc thì tiết diện không được nhỏ
hơn 100mm2, trong đó bề dày không được nhỏ hơn 3mm;
b) Nếu dùng đai thu
sét, thì tiết diện của đai không được nhỏ hơn 50mm2; có thể dùng sắt
tròn, với đường kính tối thiểu là 8mm, hoặc sắt dẹt hay sắt góc với bề dày
không được nhỏ hơn 3mm;
c) Nếu dùng dây thu
sét thì nên sử dụng sắt tròn đường kính 8mm. Khoảng cách tối thiểu từ dây thu
sét đến công trình là 60cm;
d) Nếu dùng kim thu
sét độc lập, thì giá đỡ của kim có thể làm bằng tre, gỗ… nhưng không được cao
hơn bờ nóc của công trình quá 0m5. Các điều kiện về chiều cao và kích thước của
kim được như ở phần a.
Để chống gỉ, tất cả
các chi tiết của bộ phận thu sét phải được mạ kẽm hoặc sơn bột nhôm đỏ (sơn dẫn
điện).
12. Dây dẫn sét; phần
đi trên không, tiết diện không được nhỏ hơn 28mm2; với sắt tròn
đường kính không được nhỏ hơn 6mm, với sắt dẹt và sắt góc thì bề dày không được
nhỏ hơn 3mm.
Phần đi dưới đất,
tiết diện không được nhỏ hơn 50mm2, với sắt tròn đường kính không
được nhỏ hơn 8mm, với sắt dẹt và sắt góc thì bề dày không được nhỏ hơn 3mm.
Dây dẫn sét nối giữa
các bộ phận thu sét với nhau phải sơn bột nhôm, còn phần dẫn xuống bộ phận nối
đất thì chỉ cần sơn chống gỉ.
Cấm dùng các loại dây
nhiều sợi vặn xoắn làm dây dẫn sét.
13. Hình thức nối đất
có thể dùng cọc, tia hoặc vừa cọc vừa tia. Khi dùng cọc, thì chiều dài của cọc
không không được nhỏ hơn 2m và phải đóng xuống đất sao cho đầu trên của cọc
ngập sâu từ 0,8 đến 1m; với sắt tròn đường kính không được nhỏ hơn 25mm, sắt
ống thì đường kính ngoài không được nhỏ hơn 35mm và chiều dày thành ống không
được nhỏ hơn 3,5mm, với sắt góc thì kích thước tối thiểu là 60x60x6 (mm);
khoảng cách giữa các cọc (a) không được nhỏ hơn 2m; thanh nối giữa các cọc với
nhau có thể dùng sắt tròn hoặc sắt dẹt, với sắt tròn đường kính không được nhỏ
hơn 8mm, sắt dẹt thì kích thước tối thiểu phải là 12x4(mm). Cấm dùng dây dẫn
nhiều sợi vặn xoắn làm thanh nối đất.
Khi dùng tia, có thể
dùng sắt tròn, sắt dẹt hoặc sắt góc; với sắt tròn đường kính không được nhỏ hơn
8mm, với sắt dẹt thì kích thước tối thiểu là 12x4 (mm), với sắt góc thì kích
thước tối thiểu là 60x60x6 (mm); chiều dài của tia không được quá 100m, khi kéo
dài đến 100m mà không đạt được trị số điện trở nối đất quy định thì phải tăng
thêm số tia hoặc cọc; tia phải chôn sâu dưới mặt đất từ 0m5 đến 0m8.
Toàn bộ bộ phận nối
đất có thể mạ kẽm, mạ thiếc, hoặc sơn dẫn điện; nếu không có điều kiện mạ hoặc
sơn thì chỉ được để trần; không được sơn các chất cách điện như các loại sơn
thường, hắc-ín, nhựa đường…
14. Lắp đặt hệ thống
chống sét phải bảo đảm chắc chắn và an toàn. Cách lắp đặt kim thu sét, đai thu
sét, dây thu sét được trình bày ở mục III của phần hướng dẫn kèm theo.
Nếu dùng cột thu sét
độc lập giá đỡ kim phải bảo đảm gió cấp VI không làm đỗ gãy.
Khoảng cách giữa các
chân đỡ dây dẫn sét đi trên mái không được quá 1m5; đi dọc theo tường thì không
được quá 2m (xem hình vẽ ở phần hướng dẫn).
Khoảng cách từ dây
dẫn sét đến cửa sổ, cửa ra vào không được nhỏ hơn 1m5. Không được đặt dây dẫn
sét nơi có nhiều người thường xuyên qua lại.
Bộ phận nối đất phải
đặt chôn cách móng nhà và các lối đi lại ít nhất là 5m nếu là nối đất kiểu tập
trung, và 0m5 nếu là nối đất kiểu tia. Khi chôn bộ phận nối đất phải lấp đất và
đầm thật chặt.
Các mối nối của hệ
thống chống sét tốt hơn hết là hàn điện hoặc hàn hơi. Nếu không có điều kiện để
hàn, thì các mối nối được phép nối bằng bu-lông, đinh tán hoặc kẹp nối, nhưng
mỗi mối nối phải có ít nhất là 2 đinh nối. Diện tích tiếp xúc của mối nối không
được nhỏ hơn 100mm2; nếu hàn thì chiều dài của mối hàn không được
nhỏ hơn 6 lần đường kính của dây nối lớn hơn (với sắt tròn) và 2 lần chiều rộng
của dây nối (với sắt dẹt). Các mối nối phải bảo đảm chắc chắn về mọi mặt cơ
giới và dẫn điện.
Các mối nối dưới đất,
nếu dùng bu-lông hoặc đinh tán, thì nên bọc mặt nạ ngoài của mối nối bằng một
lớp vữa xi-mang để chống gỉ.
III. NHỮNG QUY ĐỊNH
VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ CHỐNG SÉT TỪ ĐƯỜNG DÂY, ĐƯỜNG ỐNG KIM LOẠI TRUYỀN VÀO
CÔNG TRÌNH
1. Các đường dây dẫn
điện trên không đến các bộ tiêu thụ cần phải nối đất các chân sứ ít nhất là hai
cột trước khi dẫn vào công trình. Điện trở nối đất ở cột gần công trình nhất,
về trị số, không được quá 20 ôm; cột thứ hai, không được quá 30 ôm.
Nếu cột bằng sắt và
giá đỡ các chân sứ cũng bằng sắt, thì chỉ cần nối đất hai chân cột gần công
trình, mà không phải nối đất từ các chân sứ, nhưng phải bảo đảm giữa xà và cột
tiếp xúc tốt về điện; trị số điện trở nối đất quy định như trên.
Ngoài ra, để chống
sét từ đường dây dẫn điện truyền vào nhà, còn dùng dây cáp ngầm chôn dưới đất.
Đoạn cáp này phải có đủ độ dài ít nhất là 50m (tính từ công trình trở ra), và
phải nối đất chân sứ và vỏ cáp tại cột mà đường dây dẫn điện trên không nối
xuống đoạn cáp đó; trị số điện trở nối đất không được quá 20 ôm.
2. Các đường ống dẫn
bằng kim loại đi trên không (ống dẫn hơi, ống dẫn nước…) phải được nối đất
trước khi dẫn vào công trình. Trị số điện trở nối đất không được quá 20 ôm.
IV. NGHIỆM THU VÀ BẢO
QUẢN
1. Hệ thống chống sét
sau khi xây dựng xong phải được tổ chức nghiệm thu. Ban nghiệm thu gồm có đại
diện đơn vị quản lý và sử dụng, đại diện đơn vị thi công, và đại diện đơn vị
thiết kế.
Trước khi tiến hành
kiểm tra nghiệm thu ở hiện trường, phải kiểm tra lại các bản vẽ thiết kế và thi
công, bản vẽ sửa đổi (nếu có) trong quá trình thi công; biên bản đo điện trở
nối đất của hệ thống chống sét.
Nội dung kiểm tra
nghiệm thu:
a) Kiểm tra toàn bộ
hệ thống dẫn điện chung; tiết diện, kích thước các bộ phận phải phù hợp với bản
thiết kế, khoảng cách giữa hệ thống chống sét với công trình kiến trúc.
b) Sự đảm bảo ở các
mối nối về chế độ bền cơ học và độ dẫn điện; quy cách các chỗ uốn cong;
c) Sự chống dột ở
chân kim thu sét và chân đỡ dây thu sét;
d) Tình hình đất
chung quanh vị trí đặt bộ phận nối đất.
2. Công tác kiểm tra
bảo quản, tu sửa hệ thống chống sét do cơ quan quản lý sử dụng chịu trách nhiệm.
a) Hệ thống chống
sét, nói chung cứ 2-3 năm phải được kiểm tra định kỳ một lần vào trước mùa mưa
bão. Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Các bộ phận dẫn
điện có bị nóng chảy, cháy đứt hoặc bị mòn gỉ không? Các mối nối còn tốt không?
- Các khoảng cách quy
định còn bảo đảm không?
- Chỗ chôn bộ phận
nối đất, đất có bị lún không? Đo lại điện trở nối đất, nếu thấy trị số tăng quá
20% so với trị số cho phép thì phải có biện pháp tu bổ.
Tất cả các bộ phận
của hệ thống chống sét nếu bị ăn mòn quá 30% tiết điện thì phải được thay thế.
b) Sau những lần sửa
chữa nhà cửa, công trình, hoặc đào bới để đặt các thiết bị khác hay trồng cây…
thì phải kiểm tra hệ thống chống sét xem có bị hư hỏng hoặc bị ảnh hưởng không?
Ngoài ra, cần phải kiểm tra lại hệ thống chống sét sau những lần có giông bão,
sấm sét.
V. TRÁCH NHIỆM THI
HÀNH
A. Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành có
trách nhiệm:
1. Tổ chức phổ biến
thông tư này đến các ty, sở, các ban, phòng và các ngành có liên quan trong
tỉnh, thành.
2. Giao trách nhiệm
cho các ban, phòng kiến thiết, ty, sở lao động và ty, sở kiến trúc phối hợp tiến
hành các công việc sau đây:
a) Kiểm tra lại việc
bảo vệ chống sét ở tất cả các cơ sở công nghiệp sơ tán trong tỉnh, thành và yêu
cầu các cơ sở đó thực hiện theo đúng những điều quy định trong thông tư này.
b) Quyết định việc
đặt hay không đặt hệ thống bảo vệ chống sét cho các xí nghiệp phân tán hay sơ
tán ngay khi lập nhiệm vụ thiết kế hoặc xét duyệt thiết kế.
c) Ngoài ra, theo
chức năng của mình, trong các cuộc kiểm tra, các ty, sở lao động cần kiểm tra
đôn đốc việc thực hiện và quản lý công tác bảo vệ chống sét ở tất cả các cơ sở
trong tỉnh, thành thuộc đối tượng thi hành thông tư này.
3. Giao trách nhiệm
cho các ty, sở công nghiệp và các ngành có liên quan nghiên cứu và có kế hoạch
cụ thể tổ chức cho các cơ sở thuộc ngành mình tiến hành công tác bảo vệ chống
sét theo đúng tinh thần của thông tư này, sau đó báo cáo kết quả cho Ủy ban
hành chính tỉnh, thành.
B. Các Bộ, Tổng cục và các ngành quản lý sản
xuất tổ chức phổ biến thông tư này đến các cơ sở thuộc ngành
mình, có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc công tác bảo vệ chống sét ở các
cơ sở trong ngành.
Công tác bảo vệ chống
sét cho các xí nghiệp công nghiệp sơ tán, phân tán trong thời chiến là rất cần
thiết và phải được quan tâm đầy đủ; yêu cầu các Bộ, Tổng cục, các ngành và các
địa phương lưu ý theo dõi, rút kinh nghiệm thực tế, phản ánh cho Ủy ban Kiến
thiết cơ bản Nhà nước và Bộ Lao động để tiếp tục nghiên cứu, ban hành bổ sung
cho thông tư này được hoàn chỉnh hơn.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ
LAO ĐỘNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Quỳ
|
KT. CHỦ NHIỆM ỦY
BAN KIẾN THIẾT NHÀ NƯỚC
ỦY VIÊN
Bùi Văn Các
|
MỘT
SỐ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09-TT/LB ngày 04-7-1968 của Liên Bộ Ủy ban
Kiến thiết cơ bản Nhà nước – Lao động).
I. SÉT VÀ TÁC HẠI CỦA SÉT
1. Khái niệm về sét.
Sét là sự phóng điện
giữa các đám mây mang điện tích (gọi tắt là mây sét) với nhau, hoặc giữa các
đám mây mang điện tích với mặt đất. Thời gian phóng điện của sét xảy ra rất
ngắn, nhưng tốc độ di chuyển của các điện tích rất nhanh; vì vậy dòng điện và
điện thế của sét có thể tới hàng vạn am-pe và hàng triệu vôn. Nhiệt độ của tia
điện sét lớn tới hàng vạn độ và gây ra hiện tượng phát quang trong không khí,
kèm theo tiếng nổ dữ dội.
2. Những tác hại do
sét gây ra.
a) Nhiệt độ của tia
điện sét tới hàng vạn độ nên có khả năng chọc thủng các lá kim loại mỏng, các
công trình xây dựng bằng các vật liệu dễ cháy (như tranh, tre, nứa, lá…) có thể
bị cháy, và đặc biệt là tia lửa điện của sét có khả năng gây ra những vụ cháy
nổ lớn đối với các công trình sản xuất hoặc tàng trữ các chất dễ nổ, dễ cháy;
làm thiệt hại đến tính mạng của nhiều người và thiệt hại lớn về kinh tế.
b) Tác dụng của nhiệt
độ và lực cơ giới của dòng điện sét có thể làm cho cây cối bị đổ, gẫy vào nhà
cửa công trình; làm sập, đổ hoặc rạn nứt các công trình bằng gạch, ngói, bê -tông
và làm méo hoặc biến dạng các công trình bằng kim loại…
c) Khi dòng điện sét
qua cơ thể người và gia súc, do tác dụng hóa học và sinh lý của nó, làm cho máu
bị phân hủy, các hệ thống thần kinh, tuần hoàn và hô hấp bị tê liệt trầm trọng;
nên có thể làm chết người và gia súc một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, sét còn gây
ra những hiện tượng cảm ứng điện từ làm nguy hiểm đến tính mệnh của người ở gần
các thiết bị máy móc bằng kim loại và ảnh hưởng đến thông tin, vô tuyến, v.v…
Vì sét gây ra nhiều
tác hại như vậy cho nên công tác bảo vệ chống sét phải được coi trọng, nhằm hạn
chế những tác hại do sét gây ra.
Đối với các công trình
công nghiệp sơ tán hiện nay, tuy chỉ có tính chất tạm thời, hoặc quy mô nhỏ nên
yêu cầu bảo vệ chống sét không đòi hỏi cao và an toàn tuyệt đối; nhưng cũng cần
phải bảo đảm an toàn tới mức cần thiết như đã quy định trong bản thông tư này.
II. CẤU TẠO VÀ TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG CHỐNG
SÉT
Đối với các công
trình công nghiệp sơ tán cần phải có biện pháp bảo vệ chống sét đánh thẳng, và
chống sét từ đường dây chăng cao truyền vào công trình.
1. Bảo vệ chống sét
đánh thẳng. Hệ
thống chống sét đánh thẳng có tác dụng thu hút các diện tích từ các đám mây sét
xuất hiện trong vùng bảo vệ của nó để dẫn xuống đất và nhanh chóng phân tán
dòng điện sét vào các lớp đất nhằm bảo đảm an toàn cho người và công trình cũng
như máy móc thiết bị. Hệ thống chống sét đánh thẳng gồm 3 bộ phận: đầu thu sét,
dây dẫn sét và bộ phận nối đất.
a) Đầu thu sét
là bộ phận quan trọng của hệ thống chống sét, có nhiệm vụ hút các điện tích
trong các đám mây sét xuất hiện trong vùng bảo vệ của nó, không cho sét trực
tiếp phóng điện vào công trình cần bảo vệ.
Căn cứ vào hình dáng
của nó có thể chia ra: kim thu sét, đai thu sét, dây thu sét, v.v… (xem các
hình vẽ ở phần hướng dẫn).
b) Dây dẫn sét
là bộ phận nối liền đầu thu sét với bộ phận nối đất, để nhanh chóng dẫn điện
sét xuống đất, không cho dòng điện sét phóng điện vào công trình hoặc các thiết
bị máy móc trong công trình.
c) Bộ phận nối đất
là bộ phận rất quan trọng, có nhiệm vụ nhanh chóng phân tán dòng điện sét vào
các lớp đất chung quanh nó, làm cho điện thế của dòng điện sét giảm xuống trị số
an toàn và giảm điện thế tiếp xúc và điện thế bước.
Có nhiều hình thức nối đất: nối đất kiểu cọc,
nối đất kiểu tia và nối đất vừa cọc vừa tia v.v… (xem các hình vẽ trong phần
hướng dẫn).
Khi thiết kế cần căn
cứ vào yêu cầu về trị số điện trở nối đất quy định và tính chất của đất (đặc
trưng bởi điện trở suất của đất pd ôm/cm) để lựa chọn hình thức nối đất hợp lý
nhất. Ví dụ: lớp đất trên mặt, đất có pd nhỏ thì nên dùng hình thức nối đất
kiểu tia (nối đất bề mặt), lớp đất ở sâu có pd nhỏ hoặc có nhiều mạch nước
ngầm, thì nên dùng nối đất kiểu cọc
2. Bảo vệ chống sét
từ các đường dây chăng cao truyền vào công trình. Sét có thể đánh vào
đường dây hay gần đường dây rồi cảm ứng vào đường dây, v.v… làm cho điện thế
của đường dây tăng cao rồi truyền vào công trình, gây những tác hại không kém
trường hợp sét đánh trực tiếp vào công trình.
Biện pháp bảo vệ là
nối đất các chân sứ của đường dây trước khi vào công trình (xem trong thông tư
và phần hướng dẫn sau đây).
III. MỘT SỐ HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ CÁCH THỨC BẢO
VỆ CHO TỪNG LOẠI CÔNG TRÌNH VÀ CÁCH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
A. Bảo vệ chống xét
đánh thẳng
1. Đối với các công
trình kiến trúc mái bằng: chung quanh tường chắn mái đặt đai thu sét và để bảo
đảm chắc chắn hơn, tại góc nhà đặt thêm một kim thu sét cao khoảng 30cm đến
40cm (hình1)
Hình 1
Bảo vệ công trình mái
bằng:
1) Tường chắn mái
2) Kim thu sét
3) Đai thu sét đặt
cao hơn bờ tường 50mm.
4) Dây dẫn sét nối từ
bộ phận thu sét xuống bộ phận nối đất
5) Bộ phận nối đất
kiểu tia (thanh)
6) Chân đỡ đai thu
sét và dây dẫn sét
Ghi chú: Đai thu sét phải hàn
nối với kim thu sét và các chân đỡ như đã quy định.
Nếu chiều dài công
trình từ 20m trở lại thì chỉ cần đặt dây dẫn sét tại các góc nhà, trường hợp
dài hơn 20m thì cứ cách 20m phải đặt một dây dẫn xuống.
2. Đối với công trình mái dốc bằng gạch, ngói
và chiều dài không quá 30m thì chỉ cần đặt hai kim thu sét cao 40cm ở hai góc
nhà và đặt dây dẫn sét vòng qua các góc điềm (hình 2)
Hình 2
Bảo vệ nhà mái dốc:
(1) Bờ nóc
(2) Diềm mái
(3) Góc nhà
(4) Góc diềm mái
(5) Kim thu sét cao
40cm
(6) Dây dẫn sét nối
xuống bộ phận nối đất
(7) Cực nối đất kiểu
cọc
(8) Thanh dẫn nối
giữa các cực nối đất
Đối với các công
trình mái dốc bằng gạch, ngói; chiều dài lớn hơn 30cm:
Đặt đai thu sét dọc
theo bờ nóc và bờ chảy. Để bảm đảm hơn, có thể đặt thêm 2 kim thu sét cao hơn
40cm, ở hai góc công trình (hình 3)
Hình 3
Bảo vệ nhà mái dốc
dài hơn 30m:
(1) Kim thu sét bảo
vệ góc nhà
(2) Đai thu sét đặt
bảo vệ bờ nóc
(3) Đai thu sét bảo
vệ chảy và góc điềm
(4) Dây dẫn sét xuống
bộ phận tiếp đất
(5) Cực nối đất kiểu
cọc
4. Đối với công trình
mái dốc bằng gạch, ngói, độ dốc mái nhỏ hơn 270 và chiều dài lớn hơn
60m, chiều rộng lớn hơn 21m: đặt đai thu sét dọc bờ nóc, bờ chảy, diềm mái và
tại hai góc nhà nên đặt thêm hai kim thu sét cao 40cm (hình 4)
Bảo vệ nhà mái dốc có
kích thước lớn:
(1) Đai thu sét bảo
vệ bờ nóc
(2) Đai thu sét bảo
vệ bờ chảy và góc diềm
(3) Đai thu sét bảo
vệ diềm mái, góc diềm
(4) Kim thu sét tăng
cường bảo vệ góc nhà
(5) Dây dẫn sét xuống
bộ phận nối đất
(6) Nối đất kiểu vòng
quanh móng nhà
5. Đối với công trình
mái dốc bằng vật liệu dễ cháy (tranh, tre, nứa, lá) nhưng tường hồi bằng gạch
và chiều dài không quá 30m: lắp hai kim thu sét ở 2 góc nhà, đinh kim cao hơn
nó nhà ít nhất là 40cm (hình 5)
Hình 5
(1) Kim thu sét cách
tường 10 – 15cm
(2) Dây dẫn sét
(3) Bộ phận nối đất
kiểu cọc
(4) Tường gạch
(5) Chân đỡ (kẹp) kim
thu sét
(6) Chân đỡ kim thu
sét (sắt, gỗ)
(7) Vữa xi-măng
6. Đối với công trình
mái dốc bằng vật liệu dễ cháy (tranh, tre, nứa, lá…) tường hồi cũng bằng vật
liệu dễ cháy và chiều dài không quá 30m, có thể đặt 2 cột thu sét độc lập ở hai
đầu nhà, đầu kim cao hơn nóc nhà ít nhất là 40cm và cột đỡ kim thu sét đặt cách
tường ít nhất là 20cm, (hình 6)
Hình 6
Bảo vệ bằng kim thu
sét độc lập:
(1) Cột đỡ kim thu sét
(bằng gỗ, tre) chôn cách ly với nhà
(2) Kim thu sét được
cố định trên cột đỡ bằng vòng giữ (3)
(4) Dây dẫn sét, cố
định vào cột bằng các đinh quặp
(5) Bộ phận nối đất
(ở đây giả thiết là dùng cọc)
Chú thích: Cột đỡ chôn cách
tường nhà ít nhất là 20cm.
7. Các công trình
hoàn toàn làm bằng vật liệu dễ cháy và chiều dài lớn hơn 30m; vì cần phải bảo
vệ cả bờ nóc nên có thể sử dụng biện pháp bảo vệ bằng dây thu sét (hình 7)
Hình 7
Bảo vệ bằng dây thu
sét:
(1) Dây thu sét cao
hơn mái ít nhất là 40cm
(2) Cột đỡ dây thu
sét (gỗ, tre…)
(3) Dây dẫn sét
(4) Bộ phận nối đất
(giả thiết là kiểu tia)
Chú thích: Nếu công trình quá
dài, ở giữa dây đặt thêm một cột đỡ (bằng vật liệu cách điện).
8. Trường hợp có cây
xanh cần tăng cường bảo vệ phần công trình còn lại (hình 8); hoặc hai đầu nhà
có cây xanh nhưng cần bảo vệ bờ nóc nên lợi dụng cây xanh để căng dây thu sét.
(hình 9)
Hình 8
(1) Kim thu sét
(2) Dây dẫn sét
(3) Cọc nối đất
Hình 9
(1) Dây thu sét
(2) Dây nối đất (dẫn
sét)
(3) Tia nối đất
B. Bảo vệ chống sét từ
đường dây dẫn điện truyền vào công trình
1. Bảo vệ bằng cách
nối đất chân sứ của đường dây dẫn điện trước khi truyền vào công trình (hình
10)
Hình 10
2. Bảo vệ bằng một
đoạn cáp, kết hợp với nối đất chân sứ trước khi dẫn vào công trình (hình 11)
Hình 11
C. Cách lắp đặt hệ
thống chống sét
Hình 12
Đặt kim thu sét vào
tường (hình 12)
(1) Kim thu sét
(2) Chân kim thu sét
(3) Vữa xi-măng
(4) Tường gạch hay
bê-tông
Hình 13
Đặt đai thu sét hoặc
dây dẫn sét trên tường nằm ngang hoặc xiên (hình 13):
(1) Đai thu sét hoặc
dây dẫn sét,
(2) Chân đỡ (chẻ chân
chôn vào tường)
(3) Mối hàn (có thể
dùng kẹp, hoặc bu-lông tán)
(4) Vữa xi-măng
(4) Tường gạch
Hình 14a
Đặt đai thu sét trên
bờ nóc (hình 14a và hình 14b):
Hình 14b
(1) Đai thu sét đặt
trên bờ nóc
(2) Cọc để đai thu
sét đóng xuống xà gỗ nóc
(3) Ngói úp bờ nóc
(4) Ngói bò
(5) Xà gỗ nóc
(6) Cầu phong
Chú thích: Cọc đỡ còn có thể lắp
đặt theo cách khác (đây chỉ là một kiểu)
Chú ý biện pháp phòng
chống dột
Hình 15
Dây dẫn xét đặt dọc
theo tường (hình 15):
(1) Dây dẫn sét cách
tường 50mm
(2) Cọc đỡ dây chôn
vào tường
(3) Vữa xi - măng
(4) Tường
Hình 16
Hàn kim thu sét với
đai thu sét hoặc dây dẫn sét (hình 16)
(1) Kim thu sét
(2) Đai thu sét hoặc
dây dẫn sét
(3) Mối hàn (bảo đảm
chắc chắn và kích thước quy định trong thông tư)
Hình 17
Nối bằng kẹp (hình
17)
(1) Dây dẫn nối
(2) Thép dẹt (kích
thước phải bảo đảm độ bền và diện tích tiếp xúc quy định)
(3) Đinh bu-lông
(4) Lớp chì lót bảo
đảm tiếp xúc tốt
Hình 18
Nối bằng đinh tán
(hình 18)
IV. BỘ PHẬN NỐI ĐẤT – CÓ THỂ LỰA CHỌN HÌNH
THỨC NỐI ĐẤT VÀ KẾT QUẢ TÍNH TOÁN TRONG BẢNG SAU ĐÂY
GIẢN ĐỒ NỐI ĐẤT
|
Chiều dài giá hoặc
cọc L(m)
|
p=0,4.104 (ôm/cm)
|
p=1,4.104 (ôm/cm)
|
p=5.104 (ôm/cm)
|
p=5.104 (ôm/cm)
|
R ~ (ôm)
|
Ri (ôm)
|
R ~ (ôm)
|
Ri (ôm)
|
R ~ (ôm)
|
Ri (ôm)
|
R ~ (ôm)
|
Ri (ôm)
|
|
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
25
30
|
26
16
12
10
8
7,11
6,25
5,75
5,00
4,63
3,90
3,40
|
25
15
11
9
7
6,75
5,9
5,54
4,75
4,4
3,7
2,7
|
52
31
23
19
16
14,2
12,5
11,5
10
9,25
7,8
6,7
|
41
25
18
15
12
11,3
10
9,2
8
7,4
6,25
5,4
|
260
155
115
95
80
71
62,5
57,5
50
45,5
39
33,5
|
104
62
46
38
32
28,5
25
23
20
18,2
16,6
13
|
520
310
230
190
160
142
125
115
100
92,5
78
67
|
182
110
81
67
56
49,5
43,5
40
35
32,4
27,3
23,5
|
|
2
4
6
8
10
15
20
25
30
35
40
|
25
15
11
9
7
5,8
4,55
3,8
3,25
2,85
2,55
|
24
14
10
8
8
5,5
4,3
3,6
3,1
2,7
2,4
|
50
30
21
16
14
11,6
9,1
7,6
6,5
5,7
5,1
|
41
25
18
15
12
9,28
7,25
6,1
5,2
4,55
4,1
|
225
150
110
90
75
58
45,5
38
32,5
27,5
25,5
|
90
58
42
32
28
23
18
15
13
10,8
10
|
450
300
220
180
146
116
91
76
65
57
51
|
158
106
79
60
50
41
32
26,5
23
20
18
|
|
2
4
8
10
15
20
|
22
14
8
7
5,35
4,25
|
21
13
7,5
6,5
5,4
4
|
44
28
16
14
10,7
8,5
|
35
22
13
11
8,56
6,8
|
220
140
108
70
53,5
42,5
|
88
50
32
28
24,3
17
|
440
230
160
140
10,7
85
|
1554
98
56
49
37,5
29,5
|
|
2,5
3
5
10
|
9,5
8,4
5,8
4
|
9
8
5,5
3,8
|
19
17
12
8
|
15
13
9
6,4
|
95
84
60
40
|
38
34
23
16
|
19
168
117
80
|
66
59
41
28
|
|
2,5
3,0
|
15,6
13,5
|
14,8
13
|
31
27,5
|
25
22
|
156
136
|
63
55
|
313
270
|
100
100
|
|
3
6
|
5,8
4,8
|
7,3
5
|
11,6
9,4
|
13,8
10
|
58
45
|
34
25
|
116
91
|
50
37,5
|
|
3
|
2,8
|
-
|
5,7
|
5,7
|
27,5
|
15,5
|
55
|
32
|
Ghi chú: Hướng dẫn sử dụng
bảng
1. Các ký hiệu ghi
trong bảng:
l – là chiều dài của
các cọc hoặc tia nối đất, tính bằng mét (m).
Rô (r) – là điện trở suất của đất. Trị số
của Rô được đo trực tiếp bằng đồng hồ đo, hoặc tra ở bảng trong mục 9 (phần II
của thông tư).
R~ - là điện trở nối
đất xoay chiều. Trị số R~ đo được bằng đồng hồ đo và đã tính đến ảnh hưởng của
thời tiết.
Ri – là điện trở xung
kích, là trị số điện trở nối đất thực tế khi có dòng điện sét đi qua nó.
t – là độ chôn sâu
của cọc (tính từ mặt đất đến đầu trên của cọc) hoặc tia nối đất.
a – là khoảng cách
giữa các cọc nối đất, khoảng cách quy định này để tránh ảnh hưởng lẫn nhau khi
dòng điện sét từ các cọc (thanh) nối đất tản ra trong đất
2. Cách sử dụng bảng.
Sau khi xác định được
điện trở suất của đất tại chỗ sẽ đặt bộ phận nối đất (đo hoặc tra bảng) và
quyết định hình thức đặt hệ thống nối đất (xem ở phần hướng dẫn) thì tra ở bảng
để xem kích thước cần thiết của cọc hoặc tia.
Thí dụ: với trị số
điện trở suất của đất (r đ) tại chỗ đặt hệ
thống nối đất là 10.104 ôm/cm; lớp đất ở trên mặt (sâu từ 0m5 đến
0m8) có điện trở suất nhỏ hơn lớp đất ở dưới sâu, do đó nên dùng hình thức nối
đất kiểu tia (nối đất bề mặt). Căn cứ vào giản đồ II ở bảng để tra ra các số
liệu ở cột.
r = 10.104 ôm/cm có ghi trị
số Ri = 50ôm ứng với Ri = 50 ôm, theo hàng ngang tra được chiều dài của tia là
10m. Tia này có đường kính là d = 10mm.
Mấy vấn đề cần nói
thêm:
- Khi tra bảng thì
căn cứ vào trị số Ri để chọn kích thước của cọc và tia. Còn trị số R~ chỉ để
kiểm tra lại điện trở nối đất của hệ thống chống sét sau khi đã xây dựng xong,
hoặc để kiểm tra định kỳ sau này. Khi dùng đồng hồ đo trực tiếp thì đo được trị
số của R~ ứng với R~ có Ri. Khi thấy trị số R~ tăng lên thì cũng có nghĩa là Ri
đã tăng lên.
- Trường hợp khi đo
điện trở suất của đất có những trị số không ghi trong bảng; ví dụ: trị số r đo được là 0,3.104 ôm/cm
hay 2.104 ôm/cm… thì khi tra bảng trị số đó được tình tăng lên hoặc
giảm xuống: nếu trị số đo được lớn hơn 1/2 trị số ghi ở bảng thì được tính tăng
lên (ví dụ: r đo = 0,3.104
ôm/cm thì lấy tăng lên là r
= 0,5.104 ôm/cm để tra bảng); nếu trị số đo được giảm xuống (ví dụ r đo = 2.104 ôm/cm thì lấy
xuống là 1.104 ôm/cm để tra bảng).
- Cũng với nguyên tắc
làm tròn con số đó nếu trị số điện trở suất nối đất ở bảng không có ghi những
con số chẵn ứng với các kích thước của các cọc và thanh, thì có thể lấy những
trị số trên dưới trị số đó. Ví dụ: trị số điện trở nối đất cần thiết là Ri = 20
ôm, nhưng cũng có thể lấy Ri = 21 ôm hoặc Ri = 19 ôm.