BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
15/2022/TT-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày
24 tháng 10 năm 2022
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y VÀ AN TOÀN
THỰC PHẨM ĐỐI VỚI MẬT ONG
Căn cứ Nghị định
số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Luật An
toàn thực phẩm năm 2010;
Căn cứ Luật Thú
y năm 2015;
Căn cứ Luật
Chăn nuôi năm 2018;
Căn cứ Nghị định
số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Thông tư quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an
toàn thực phẩm đối với mật ong.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định việc kiểm tra, giám sát
vệ sinh thú y (sau đây viết tắt là VSTY) và an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt
là ATTP) đối với nuôi ong, thu mua, sơ chế, chế biến mật ong phục vụ mục đích
thương mại để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Việc kiểm tra thực hiện nội dung đã cam kết của
các cơ sở nuôi ong, cơ sở thu mua mật ong thực hiện theo quy định tại Thông tư
số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều
kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy
sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết
tắt là Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT).
3. Việc thẩm định, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
ATTP đối với cơ sở chế biến mật ong thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết
tắt là Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động
nuôi ong, thu mua, sơ chế, chế biến mật ong phục vụ mục đích thương mại để tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến
việc kiểm tra, giám sát VSTY và ATTP đối với mật ong.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Mật ong thô: là mật ong thu hoạch từ
đàn ong chưa qua bất kỳ một công đoạn sơ chế nào.
2. Mật ong nguyên liệu: là mật ong thô đã
qua sơ chế (lọc thô để loại bỏ tạp chất) của một hay nhiều lô mật ong thô khác
nhau.
3. Mật ong thành phẩm: là mật ong đã qua
chế biến (lọc, phối trộn, diệt men có thể hạ thủy phần) để có thể sử dụng ngay
hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm.
4. Cơ sở nuôi ong: là cơ sở thực hiện hoạt
động nuôi ong và khai thác mật ong thô.
5. Cơ sở thu mua mật ong: là cơ sở thực
hiện thu mua, bảo quản mật ong thô để cung cấp cho các cơ sở chế biến mật ong.
6. Cơ sở chế biến mật ong: là cơ sở thực
hiện xử lý mật ong thô, mật ong nguyên liệu theo phương pháp thủ công hoặc công
nghiệp để tạo thành mật ong thành phẩm.
7. Dư lượng các chất độc hại (sau đây viết
tắt là dư lượng): là phần còn lại của thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng
và sinh sản, hóa chất bảo vệ thực vật, chất ô nhiễm có nguồn gốc từ môi trường,
từ thức ăn và các chất chuyển hóa của chúng tồn lưu trong mật ong có thể gây hại
cho sức khỏe người tiêu dùng.
Điều 4. Cơ quan kiểm tra,
giám sát
1. Cục Thú y tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các
cơ sở sản xuất mật ong (bao gồm: cơ sở nuôi ong, cơ sở thu mua, cơ sở chế biến)
xuất khẩu; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước (sau đây gọi chung
là cơ sở xuất khẩu).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức
kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất mật ong không thuộc quy định tại
khoản 1 Điều này.
3. Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn sau đây được gọi chung là Cơ quan kiểm tra, giám sát.
Điều 5. Nguyên tắc xây dựng
và triển khai Chương trình giám sát
1. Căn cứ xây dựng Chương trình giám sát: thực
hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Nội dung Chương trình giám sát: thực hiện
theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Kinh phí triển khai Chương trình giám sát
a) Kinh phí hoạt động kiểm tra, giám sát của Cơ
quan kiểm tra, giám sát thực hiện theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí kiểm tra, giám sát theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;
b) Cục Thú y chủ trì xây dựng dự toán, trình Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, bố trí kinh phí triển khai thực
hiện Chương trình giám sát hằng năm đối với các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ
trì xây dựng dự toán, trình cấp có thẩm quyền của địa phương phê duyệt, bố trí
kinh phí để tổ chức triển khai Chương trình giám sát hằng năm đối với các cơ sở
quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
Điều 6. Yêu cầu đối với các
tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình giám sát
1. Phòng thử nghiệm tham gia Chương trình giám
sát
a) Phòng thử nghiệm trực thuộc Cục Thú y tham
gia triển khai Chương trình giám sát mật ong xuất khẩu: phải được công nhận phù
hợp theo Tiêu chuẩn ISO 17025; sử dụng các phép thử phải được phê duyệt phương
pháp theo quy định;
b) Phòng thử nghiệm không thuộc quy định tại điểm
a khoản này: phải được công nhận phù hợp theo Tiêu chuẩn ISO 17025; có Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ
đánh giá sự phù hợp, lĩnh vực thử nghiệm liên quan đến các chỉ tiêu giám sát của
kế hoạch giám sát hằng năm được phê duyệt.
2. Trưởng đoàn, thành viên đoàn kiểm tra, giám
sát và người lấy mẫu
a) Trưởng đoàn: là lãnh đạo cấp phòng trở lên của
Cơ quan kiểm tra, giám sát hoặc Lãnh đạo đơn vị được Cơ quan kiểm tra, giám sát
phân công chủ trì thực hiện Chương trình giám sát;
b) Thành viên: có ít nhất 01 thành viên có trình
độ từ đại học trở lên về một trong các lĩnh vực chăn nuôi, thú y, công nghệ thực
phẩm, công nghệ sinh học, chế biến nông sản; đã tham gia tập huấn chuyên môn
nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra, thẩm định và khóa tập huấn kiểm tra,
thẩm định do Cục Thú y tổ chức;
c) Người lấy mẫu: có
chuyên môn về một trong các lĩnh vực chăn nuôi,
thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học,
chế biến nông sản; có giấy chứng nhận tham gia tập huấn có nội dung về lấy mẫu
do Cục Thú y tổ chức.
Chương II
KIỂM TRA, GIÁM SÁT MẬT
ONG
Điều 7. Kiểm tra, giám sát
VSTY và ATTP đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu
1. Cơ sở nuôi ong, thu mua mật ong: giám sát việc
thực hiện nội dung đã cam kết theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT và theo yêu cầu của nước nhập
khẩu.
2. Cơ sở chế biến mật ong
a) Việc kiểm tra thông qua hoạt động kiểm tra để
cấp Giấy chứng nhận điều kiện VSTY (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận VSTY);
b) Việc giám sát điều kiện VSTY thực hiện theo
quy định tại Điều 38 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày
01/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm
soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y (sau đây viết tắt là Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 của Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT ngày 14/9/2022 của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT (sau đây viết
tắt là Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT);
c) Việc kiểm tra, giám sát VSTY và ATTP đối với
cơ sở đã được cấp các loại Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận
VSTY thực hiện theo yêu cầu của bên nhập khẩu hoặc tổ chức, cá nhân xuất khẩu;
Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng
nhận VSTY gồm các loại giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 3
Điều 36 Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT.
3. Việc giám sát VSTY và ATTP đối với cơ sở sản
xuất mật ong nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện đồng thời với
hoạt động lấy mẫu giám sát ATTP đối với mật ong trong Chương trình giám sát hằng
năm và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
4. Xử lý đối với cơ sở sản xuất mật ong không
tuân thủ các tiêu chí giám sát VSTY và ATTP theo quy định
a) Cơ quan kiểm tra, giám sát xử lý theo quy định
của pháp luật hiện hành trong trường hợp cơ sở không thực hiện hành động khắc
phục hoặc không báo cáo về kết quả và thời gian khắc phục đối với các tiêu chí
không tuân thủ theo quy định được ghi trong Biên bản kiểm tra hoặc Biên bản thẩm
định;
b) Kiến nghị các tổ chức đánh giá sự phù hợp hoặc
cơ quan quản lý thu hồi Giấy chứng nhận trong trường hợp phát hiện không tuân
thủ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đã được
công nhận đối với các cơ sở được cấp Giấy
chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng nhận
VSTY.
Điều 8. Căn cứ xây dựng
Chương trình giám sát
1. Danh sách các cơ sở sản xuất mật ong đã được
cấp Giấy chứng nhận VSTY hoặc Giấy chứng nhận có giá trị tương đương Giấy chứng
nhận VSTY với các thông tin liên quan đến cơ sở (tên cơ sở, địa chỉ, điện thoại,
email), ngày cấp, hiệu lực Giấy chứng nhận, cơ quan cấp Giấy chứng nhận.
2. Sản lượng mật ong của năm trước liền kề năm
xây dựng Chương trình giám sát.
3. Kết quả thử nghiệm mẫu mật ong và thức ăn
nuôi ong của Chương trình giám sát thực hiện 3 năm trước liền kề năm xây dựng
Chương trình giám sát.
4. Thông tin cảnh báo, khuyến nghị của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về ATTP đối với mật ong để xác định các chỉ tiêu có nguy
cơ cao gây mất ATTP.
5. Các yêu cầu, quy định của Việt Nam về sử dụng
hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y cấm, hạn chế sử dụng trong thú y; các quy định
của nước nhập khẩu đối với chuỗi sản xuất mật ong xuất khẩu.
Điều 9. Nội dung Chương
trình giám sát
1. Giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật
về thú y và ATTP tại cơ sở sản xuất mật ong
a) Đối với cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu: thực
hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 của
Thông tư này;
b) Đối với cơ sở sản xuất mật ong không thuộc điểm
a khoản này: thực hiện giám sát theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT;
c) Xử lý đối với cơ sở sản xuất mật ong có tiêu
chí giám sát không tuân thủ quy định: thực hiện theo quy định tại khoản
4 Điều 7 của Thông tư này.
2. Xây dựng cơ cấu mẫu giám sát và thông báo kế
hoạch triển khai Chương trình giám sát, gồm:
a) Số lượng mẫu mật ong được lấy từ các cơ sở
nuôi ong, thu mua, chế biến mật ong để giám sát dư lượng và vi sinh vật ô nhiễm;
b) Số lượng mẫu thức ăn được lấy từ các cơ sở
nuôi ong để giám sát việc sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong;
c) Thông báo kế hoạch triển khai Chương trình
giám sát đến cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ sở được lấy mẫu.
3. Tổ chức thực hiện lấy mẫu giám sát, điều chỉnh
kế hoạch lấy mẫu giám sát (trong trường hợp cần thiết) và phân tích mẫu giám
sát căn cứ chỉ tiêu, phương pháp phân tích hằng năm được phê duyệt: thực hiện
theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.
4. Xử lý các trường hợp mẫu giám sát không bảo đảm
VSTY và ATTP theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
5. Tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát hằng năm
theo yêu cầu quản lý và yêu cầu của các nước nhập khẩu (đối với cơ sở sản xuất
mật ong xuất khẩu).
Điều 10. Lấy mẫu, phân tích
mẫu giám sát
1. Căn cứ cơ cấu mẫu của Chương trình giám sát hằng
năm theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 9 của Thông tư
này, Cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện việc lấy mẫu ngẫu nhiên hoặc có
chủ đích để giám sát đối với mẫu mật ong thô, mật ong nguyên liệu, mật ong
thành phẩm và thức ăn nuôi ong.
2. Thời gian thực hiện lấy mẫu hằng năm được xác
định theo mùa vụ khai thác và sản xuất mật ong của các cơ sở.
3. Địa điểm lấy mẫu
a) Mẫu mật ong thô từ cơ sở nuôi ong và cơ sở
thu mua mật ong: căn cứ mùa vụ khai thác, vùng khai thác mật ong và nơi có các
cơ sở thu mua mật ong;
Trường hợp không thực hiện được việc lấy mẫu ở cơ
sở nuôi ong và cơ sở thu mua mật ong, có thể lấy mẫu mật ong thô đã được đưa về
cơ sở chế biến nhưng chưa qua sơ chế để giám sát;
b) Mẫu mật ong nguyên liệu và mật ong thành phẩm
từ các cơ sở chế biến mật ong: căn cứ vào thời điểm giám sát và tập trung lấy mẫu
tại các địa phương, nơi có các cơ sở chế biến mật ong.
4. Phương pháp lấy mẫu
a) Lấy mẫu mật ong: thực hiện theo hướng dẫn tại
Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Lấy mẫu thức ăn: thực hiện theo TCVN
13052:2021. Thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu.
5. Mẫu sau khi lấy phải được niêm phong và có ký
hiệu nhận biết (mã hóa).
6. Phân tích mẫu giám sát
a) Cơ quan kiểm tra, giám sát gửi mẫu giám sát đến
phòng thử nghiệm để phân tích dư lượng và vi sinh vật ô nhiễm theo Chương trình
giám sát hằng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Kết quả phân tích mẫu được lưu giữ tại phòng
thử nghiệm;
c) Tổ chức, cá nhân được quyền kiến nghị về kết
quả trong lần phân tích mẫu đầu tiên; được phép lấy mẫu lại tại dụng cụ chứa đựng
mật ong đã được lấy mẫu đó hoặc sử dụng mẫu lưu để phân tích lại; chi trả toàn
bộ chi phí trong trường hợp phân tích lại mẫu.
Điều 11. Xử lý mẫu không bảo
đảm VSTY và ATTP trong quá trình thực hiện Chương trình giám sát
Trong quá trình phân tích mẫu giám sát, nếu phát
hiện thấy những chỉ tiêu VSTY và ATTP không tuân thủ theo quy định của Việt Nam
hoặc của nước
nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra, giám sát thực hiện:
1. Thông báo bằng văn bản về kết quả phân tích mẫu
giám sát tới các cơ quan quản lý liên quan.
Trường hợp phát hiện mẫu giám sát không tuân thủ
theo quy định, thông báo ngay cho cơ quan quản lý liên quan và cơ sở có mẫu
giám sát không bảo đảm VSTY và ATTP bằng văn bản gồm các thông tin sau:
a) Tên cơ sở có mẫu không bảo đảm VSTY và
ATTP;
b) Lô hàng, số lượng sản phẩm không bảo đảm VSTY
và ATTP;
c) Ngày lấy mẫu và kết quả thử nghiệm mẫu;
d) Lý do mẫu không bảo đảm VSTY và ATTP;
đ) Yêu cầu cơ sở không sử dụng mật ong để đưa
vào chế biến hoặc tạm dừng việc kinh doanh đối với lô hàng mật ong không bảo đảm
VSTY và ATTP hoặc ngừng sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong;
e) Yêu cầu cơ sở thực hiện ngay việc truy xuất
nguồn gốc theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT
ngày 20/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về
truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm
vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây viết tắt là
Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT) và báo cáo kết
quả thực hiện cho Cơ quan kiểm tra, giám sát.
2. Các cơ quan kiểm tra, giám sát tổ chức thẩm
tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc và kết quả khắc phục của cơ sở; trong
trường hợp cần thiết, tổ chức truy xuất toàn bộ chuỗi sản xuất mật ong (nếu
phát hiện mẫu mật ong không tuân thủ) để thu hồi, xử lý mật ong không bảo đảm
ATTP theo quy định tại Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư số
17/2021/TT-BNNPTNT.
3. Thực hiện các biện pháp giám sát tăng cường
và lấy mẫu có chủ đích đối với cơ sở sản xuất mật ong có mẫu giám sát không bảo
đảm VSTY và ATTP trong năm thực hiện Chương trình giám sát và năm tiếp theo.
Trường hợp cơ sở tiếp tục có mẫu giám sát không
tuân thủ theo quy định, Cơ quan kiểm tra, giám sát tổ chức kiểm tra và xử lý
theo quy định.
4. Cơ sở có mẫu giám sát không bảo đảm VSTY và
ATTP phải chịu toàn bộ chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu giám sát tăng cường và
xử lý lô hàng.
Chương III
SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y, THỨC
ĂN TRONG NUÔI ONG
Điều 12. Sử dụng thuốc thú
y, thức ăn trong nuôi ong
1. Chỉ sử dụng các loại thuốc thú y được phép
lưu hành tại Việt Nam để phòng, trị bệnh cho ong theo quy định.
2. Sử dụng thuốc để phòng, trị bệnh cho ong phải
theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất và đơn thuốc của người hành nghề thú y. Việc
kê đơn thuốc thú y thực hiện theo quy định của Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về quản lý thuốc thú y
có chứa chất ma túy, tiền chất; kê đơn, đơn thuốc thú y; sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNT;
Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT ngày 28/9/2022
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Thông tư về quản lý thuốc thú y.
3. Việc sử dụng thức ăn trong nuôi ong phải tuân
thủ quy định của pháp luật về thức ăn chăn nuôi.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của Cục
Thú y
1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
2. Hằng năm, rà soát, điều chỉnh, bổ sung Chương
trình giám sát đối với các chỉ tiêu, phương pháp phân tích mẫu; mức giới hạn dư
lượng tối đa cho phép có trong mật ong; danh sách các cơ sở được giám sát và
thông báo đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến Chương trình giám
sát.
3. Lập danh mục và cập nhật hồ sơ, mã số các cơ
sở sản xuất mật ong phục vụ mục đích thương mại để xuất khẩu trong Chương trình
giám sát; lưu giữ có hệ thống toàn bộ các thông tin, dữ liệu liên quan.
4. Thực hiện kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc
và kết quả khắc phục của cơ sở có mẫu không bảo đảm VSTY và ATTP trong quá
trình giám sát theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT.
5. Thực hiện kiểm tra
để cấp Giấy chứng nhận điều kiện VSTY cho cơ sở chế biến mật ong xuất khẩu theo
quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 37
Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung tại khoản
10 Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BNNPTNT.
6. Tổng hợp và báo cáo số liệu, giải trình các vấn
đề có liên quan đến việc triển khai Chương trình giám sát; báo cáo định kỳ hằng
năm, đột xuất theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả
thực hiện; tổng hợp các thông tin, phân tích đánh giá các hoạt động phù hợp để
đề xuất, kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh cần thiết hoặc những nội dung cần sửa
đổi, bổ sung trong Chương trình giám sát.
7. Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thực hiện
Chương trình giám sát được duyệt cho các đơn vị trực thuộc Cục Thú y theo quy định.
8. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các cơ sở
sản xuất mật ong thực hiện quy định của Thông tư này và các quy định, tiêu chuẩn,
quy chuẩn về dư lượng trong sản phẩm mật ong, sử dụng thuốc thú y trong phòng
trị bệnh cho ong bảo đảm VSTY và ATTP trong sản xuất mật ong.
9. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp
vụ cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến triển khai thực hiện
Chương trình giám sát.
10. Chủ trì làm việc với các đoàn kiểm tra của
cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu; báo cáo, cung cấp thông tin theo yêu cầu của
cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu.
Điều 14. Trách nhiệm của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
2. Cập nhật, thông báo đến các cơ sở sản xuất mật
ong về danh sách các cơ sở được giám sát trong Chương trình giám sát hằng năm.
3. Lập danh mục và cập nhật hồ sơ, mã số các cơ
sở sản xuất mật ong phục vụ mục đích thương mại để tiêu dùng trong nước thuộc địa
bàn quản lý trong Chương trình giám sát; lưu giữ có hệ thống toàn bộ các thông
tin, dữ liệu liên quan.
4. Thực hiện kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc
và kết quả khắc phục của cơ sở có mẫu không bảo đảm VSTY và ATTP trong quá
trình giám sát theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT.
5. Tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm, đột xuất
theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về Chương trình giám sát thuộc địa bàn quản lý; tổng hợp các thông tin,
đánh giá các hoạt động phù hợp để đề xuất, kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh cần
thiết hoặc những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Chương trình giám sát hằng
năm.
6. Quản lý, sử dụng kinh phí được duyệt cho các
đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
7. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các quy định
về sản xuất thức ăn nuôi ong; sử dụng thuốc thú y trong phòng trị bệnh cho ong
bảo đảm VSTY và ATTP cho các cơ sở sản xuất mật ong thuộc địa bàn quản lý.
8. Phối hợp với Cục Thú y thực hiện Chương trình
giám sát các cơ sở sản xuất mật ong xuất khẩu trên địa bàn khi có yêu cầu.
Điều 15. Trách nhiệm của
phòng thử nghiệm
1. Tuân thủ đúng quy trình, bảo đảm kết quả
chính xác, khách quan, trung thực; chịu trách nhiệm về kết quả phân tích mẫu
trong Chương trình giám sát.
2. Bảo mật thông tin và kết quả phân tích mẫu
theo quy định; chỉ thông báo kết quả phân tích mẫu cho Cơ quan kiểm tra, giám
sát.
3. Tuân thủ thời gian phân tích mẫu trong Chương
trình giám sát theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra, giám sát.
4. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đúng quy định
và xuất trình khi Cơ quan thẩm quyền yêu cầu.
Điều 16. Trách nhiệm của Hội
Nuôi ong Việt Nam
1. Phối hợp với Cục Thú y làm việc với các cơ
quan thẩm quyền liên quan của nước nhập khẩu trong việc xuất khẩu mật ong; cập
nhật thông tin của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về yêu cầu ATTP đối với mật
ong xuất khẩu.
2. Tham gia, phối hợp phổ biến, hướng dẫn cho
các cơ sở sản xuất mật ong về các quy định về bảo đảm VSTY và ATTP đối với mật
ong.
3. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất
mật ong và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
4. Đề xuất, kiến nghị với Cơ quan kiểm tra, giám
sát theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này về nguy cơ
gây mất VSTY và ATTP đối với mật ong.
Điều 17. Trách nhiệm của
các cơ sở nuôi ong, thu mua và chế biến mật ong
1. Cơ sở nuôi ong
a) Thực hiện quy trình nuôi ong bảo đảm VSTY và
ATTP;
b) Chỉ được khai thác mật ong sử dụng để làm thực
phẩm khi tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản
xuất thuốc;
c) Lập sổ nhật ký nuôi ong theo dõi, ghi chép
tình hình dịch bệnh ong; sử dụng thuốc phòng, trị bệnh cho ong, sử dụng thức ăn
trong nuôi ong; tình hình khai khác và cung cấp mật ong cho các cơ sở thu mua,
cơ sở chế biến mật ong theo quy định tại Phụ lục III
ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Tuân thủ việc kiểm tra, giám sát theo quy định
của Thông tư này và hướng dẫn của các Cơ quan kiểm tra, giám sát trong việc bảo
đảm VSTY và ATTP đối với mật ong. Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có
liên quan trong quá trình nuôi ong và khai thác mật ong theo yêu cầu của Cơ
quan kiểm tra, giám sát;
đ) Chấp hành nghiêm túc quyết định xử lý vi phạm
của Cơ quan có thẩm quyền và phải chịu toàn bộ chi phí cho việc truy xuất nguồn
gốc, lấy mẫu và thử nghiệm mẫu giám sát tăng cường khi có mẫu mật ong không bảo
đảm VSTY và ATTP.
2. Cơ sở thu mua mật ong
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ và duy trì thường
xuyên điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình thu mua và buôn bán mật ong thô;
b) Lập danh sách các cơ sở nuôi ong cung cấp mật
ong thô theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Thông tư này;
c) Thực hiện lưu giữ đầy đủ hồ sơ về quản lý chất
lượng, ATTP; hồ sơ buôn bán mật ong thô, thời gian lưu giữ tối thiểu là 03 năm;
d) Tuân thủ việc kiểm tra, giám sát theo quy định
tại Thông tư này và hướng dẫn của các Cơ quan kiểm tra, giám sát trong việc bảo
đảm ATTP đối với đối với thu mua mật ong;
đ) Chấp hành nghiêm túc quyết định xử lý vi phạm
của Cơ quan có thẩm quyền; chịu toàn bộ chi phí cho việc truy xuất nguồn gốc,
thu hồi, xử lý, lấy mẫu và thử nghiệm mẫu giám sát tăng cường khi khi có mẫu mật
ong không bảo đảm ATTP.
3. Cơ sở chế biến mật ong
a) Tổ chức thực hiện đầy đủ và duy trì thường
xuyên điều kiện bảo đảm ATTP theo hệ thống quản lý ATTP theo tiêu chuẩn đã được
chứng nhận trong chế biến mật ong;
b) Thiết lập, duy trì hệ thống truy xuất nguồn
gốc, lưu giữ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc và thiết lập thủ tục thu
hồi mật ong không bảo đảm ATTP theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT;
c) Lập danh sách các cơ sở nuôi ong, cơ sở thu
mua mật ong cung cấp mật ong thô theo quy định tại Phụ
lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy trình nuôi
ong, khai thác và thu mua mật ong bảo đảm VSTY và ATTP, nâng cao kiến thức cho
người nuôi ong về phòng chống dịch bệnh và sử dụng thuốc thú y trong nuôi ong
cho các cơ sở nuôi ong, cơ sở thu mua trong nội bộ hệ thống của cơ sở;
đ) Thực hiện lưu giữ đầy đủ hồ sơ về quản lý chất
lượng, ATTP; thời gian lưu giữ tối thiểu là 03 năm;
e) Tuân thủ việc kiểm tra, giám sát theo quy định
tại Thông tư này và hướng dẫn của các Cơ quan kiểm tra, giám sát trong việc bảo
đảm ATTP đối với mật ong. Cung cấp đầy đủ thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên
quan trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra, giám sát và chịu
trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đã cung cấp;
g) Chấp hành nghiêm túc quyết định xử lý vi phạm
của Cơ quan có thẩm quyền; chịu toàn bộ chi phí cho việc truy xuất nguồn gốc,
thu hồi, xử lý, lấy mẫu và phân tích mẫu giám sát tăng cường khi có mẫu mật ong
không bảo đảm ATTP.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Điều khoản thi
hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
10 tháng 12 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 08/2015/TT-BNN ngày 02/3/2015 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh
thú y, an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh mật ong xuất khẩu.
3. Các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát
mật ong đã được phê duyệt trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp
tục thực hiện đến hết ngày 31/12/2022.
4. Các loại Giấy chứng nhận tham gia tập huấn
chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm tra, thẩm định, lấy mẫu đã được cấp trước
ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng.
5. Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị,
tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng
mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL- Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT;
- Cục Thú y, các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Văn phòng EU tại Hà Nội, Brussel-Bỉ;
- Sở Nông nghiệp và PTNT, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành
phố trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ;
- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TY.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
PHỤ LỤC I
HƯỚNG DẪN LẤY MẪU GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y VÀ AN TOÀN THỰC
PHẨM ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT MẬT ONG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT
ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn)
I. HƯỚNG DẪN LẤY MẪU MẬT ONG
1. Nguyên tắc chung về lấy mẫu
a) Mẫu được lấy theo nguyên tắc ngẫu nhiên đảm bảo
tính đại diện;
b) Hoạt động lấy mẫu không gây ô nhiễm cho mẫu
được lấy;
c) Mẫu phải đủ khối lượng để phục vụ phân tích;
d) Mẫu được niêm phong, bảo quản, vận chuyển
trong điều kiện phù hợp;
đ) Các thông tin về mẫu phải được ghi chép đầy đủ.
2. Yêu cầu về lấy mẫu
2.1. Yêu cầu về dụng cụ lấy mẫu, chứa mẫu, bảo
quản mẫu:
a) Dụng cụ lấy và chứa đựng mẫu phải khô, sạch,
được làm bằng vật liệu phù hợp;
b) Dụng cụ bảo quản mẫu phải sạch, khô, kín, phù
hợp với khối lượng mẫu, yêu cầu bảo quản và tính chất của mẫu;
c) Khối lượng mỗi mẫu từ 300 đến 500 gam;
d) Các mẫu phải được niêm phong và có chữ ký của
người lấy mẫu;
đ) Phải có biên bản lấy mẫu và được mã hóa mẫu
theo số thứ tự của biên bản lấy mẫu (kèm theo Phụ lục này).
2.2. Các yêu cầu phải tuân thủ trong quá trình lấy
mẫu:
a) Sử dụng trang phục sạch, giảm thiểu rủi ro
lây nhiễm;
b) Mang găng tay trước khi lấy mẫu;
c) Đảm bảo không lây nhiễm cho mẫu được lấy;
không dùng chung dụng cụ khi lấy mẫu; dụng cụ đựng mẫu phải được đóng kín sau
khi lấy mẫu;
d) Thao tác lấy mẫu phải đảm bảo giảm thiểu ảnh
hưởng đến chất lượng lô sản phẩm được lấy mẫu;
đ) Đóng gói mẫu phải được thực hiện tại nơi lấy
mẫu để tránh nguy cơ lây nhiễm;
e) Việc ghi nhãn, niêm phong và lập biên bản lấy
mẫu phải được thực hiện ngay tại hiện trường.
3. Lấy mẫu giám sát
3.1. Chuẩn bị điều kiện để lấy mẫu
a) Xây dựng và trình phê duyệt kế hoạch lấy mẫu;
b) Biên bản lấy mẫu, nhãn nhận diện mẫu;
c) Găng tay sử dụng một lần, băng keo trong, dây
chun buộc, bút ghi nhãn không nhòe;
d) Ống lấy mẫu, muỗng/ca lấy mẫu sạch, khô;
đ) Lọ đựng mẫu phân tích (sạch, khô);
e) Thùng chứa mẫu (thùng xốp, thùng nhựa 02 lớp
cách nhiệt, …).
3.2. Kỹ thuật lẫy mẫu
a) Lấy mẫu từ thùng nuôi ong
- Dùng phương pháp ngẫu nhiên để xác định thùng
nuôi ong được chỉ định lấy mẫu. Mỗi thùng nuôi ong lấy từ 01 đến 03 cầu mật ong
đưa vào quay ly tâm.
- Mẫu được thu ngay tại vòi ở thùng quay mật.
- Trong trường hợp không quay được mật ong thì
có thể cắt các khu vực của bánh tổ ong có chứa nhiều mật sau đó vắt/ép mật vào
lọ đựng mẫu.
b) Lấy mẫu từ dụng cụ chứa đựng mật ong
- Dùng phương pháp ngẫu nhiên để xác định dụng cụ
chứa đựng được chỉ định lấy mẫu.
- Đối với mật ong được chứa đựng trong phuy/can:
dùng ống lấy mật chọc thẳng từ trên xuống tận đáy phuy/can, bịt tay vào đầu
trên của ống, nhấc ống lên và cho mẫu vào dụng cụ chứa đựng mẫu.
- Đối với mật ong được chứa đựng trong thùng/bồn
chứa: mở từ từ van xả cho mật chảy ra, sau 10 - 15 giây, hứng mật từ van xả trực
tiếp vào lọ đựng mẫu.
3.3. Dán nhãn nhận diện mẫu
Sau khi lấy mẫu vào lọ đựng mẫu, dán nhãn nhận
diện mẫu (Mẫu 1) và vặn chặt lọ đựng mẫu (có thể dùng băng keo dán vòng quanh nắp
lọ).
4. Lập biên bản lấy mẫu
Người lấy mẫu thực hiện điền thông tin vào Biên
bản lấy mẫu (Mẫu 2) và ký xác nhận các bên liên quan.
5. Vận chuyển và bảo quản mẫu
- Mẫu mật ong phải được để trong thùng kín tránh
ánh sáng chiếu thẳng và phải được vận chuyển đến phòng thử nghiệm được giao nhiệm
vụ phân tích mẫu càng nhanh càng tốt; đảm bảo điều kiện bảo quản phù hợp, không
làm hư hại mẫu có thể gây sai lệch kết quả phân tích của mẫu thử nghiệm.
- Tại phòng thử nghiệm, mẫu mật ong phải được bảo
quản ở nhiệt độ phòng, nơi khô ráo và tránh ánh sáng chiếu thẳng, bảo đảm yêu cầu
về chất lượng, số lượng để phục vụ phân tích, xét nghiệm các chỉ tiêu giám sát.
MẪU 1. NHÃN NHẬN DIỆN MẪU
Tên mẫu:
|
Ký hiệu mẫu:
|
Khối lượng mẫu:
|
Ngày sản xuất:…….../…..…/20….…
|
Ngày lấy mẫu:…….../…..…/20….…
|
MẪU 2. BIÊN BẢN LẤY MẪU
TÊN CƠ QUAN
LẤY MẪU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
.........................,
ngày.........tháng..........năm..............
|
BIÊN BẢN LẤY MẪU
Số:................../BBLMGS
1. Tên cơ sở được lấy mẫu:
.........................................................................
...............................................................................................................................
2. Đại diện cơ sở được lấy mẫu:
...........................................................
3. Người lấy mẫu: …………………………..………….…………………
4. Mục đích lấy mẫu: Phục vụ chương trình giám
sát mật ong đợt .... năm.........
5. Phương pháp lấy mẫu: Phương pháp ngẫu nhiên,
đảm bảo mẫu là đại diện cho lô hàng.
6. Chỉ tiêu phân tích: Phân tích các chỉ tiêu an
toàn thực phẩm theo Chương trình giám sát mật ong đợt .... năm .........
STT
|
Loại mẫu
|
Mã số mẫu
|
Khối lượng mẫu
(kg)
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7. Tình trạng mẫu: ......................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
8. Ý kiến của đơn vị/cá nhân được lấy mẫu:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như
nhau, đã được các bên thông qua và mỗi bên giữ 01 bản.
ĐƠN VỊ/CÁ
NHÂN
NƠI MẪU ĐƯỢC LẤY
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
NGƯỜI LẤY MẪU
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC II
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ NUÔI ONG, CƠ SỞ THU MUA CUNG CẤP MẬT
ONG CHO CƠ SỞ CHẾ BIẾN MẬT ONG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2022/TT-BNNPTNT
ngày tháng năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
(TÊN CÔNG
TY)
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
...................,
ngày …… tháng…..năm.….
|
DANH SÁCH CƠ SỞ
NUÔI ONG, CƠ SỞ THU MUA MẬT ONG CUNG CẤP MẬT ONG NĂM …..
1. DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ NUÔI ONG THUỘC HỆ THỐNG
CỦA CÔNG TY
STT
|
Họ và tên chủ
cơ sở nuôi ong
|
Địa chỉ
|
Số điện thoại
|
Mã số cơ sở
nuôi ong
|
Số lượng đàn
ong
|
Sản lượng mật
dự kiến (tấn)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
2. DANH SÁCH CÁC ĐẠI LÝ CUNG CẤP MẬT ONG NĂM
...
STT
|
Họ và tên chủ
cơ sở thu mua mật ong
|
Địa chỉ
|
Số điện thoại
|
Mã số cơ sở thu
mua
|
Số lượng đàn
ong trong hệ thống
|
Sản lượng mật
dự kiến (tấn)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
Dự kiến khai thác mật:
Thời gian lấy
mật
|
Loại cây/hoa
lấy mật
|
Các địa bàn
lấy mật dự kiến
|
Từ tháng … - …
|
|
|
Từ tháng … - …
|
|
|
Từ tháng … - …
|
|
|
Từ tháng … - …
|
|
|
(TÊN CƠ SỞ
THU MUA MẬT ONG)
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
...........,
ngày ……… tháng……..năm.….
|
DANH SÁCH CƠ SỞ
NUÔI ONG CUNG CẤP MẬT ONG NĂM …..
1. DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ NUÔI ONG THUỘC HỆ THỐNG
CỦA CƠ SỞ THU MUA MẬT ONG
STT
|
Họ và tên chủ
cơ sở nuôi ong
|
Địa chỉ
|
Số điện thoại
|
Mã số cơ sở
nuôi ong
|
Số lượng đàn
ong
|
Sản lượng mật
dự kiến (tấn)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
2. DỰ KIẾN CUNG CẤP MẬT ONG CHO CÁC CÔNG TY
STT
|
Tên công ty
chế biến mật ong
|
Địa chỉ
|
Số điện thoại
|
Sản lượng mật
dự kiến cung cấp (tấn)
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
….
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
|
|
|
Dự kiến khai thác mật:
Thời gian lấy
mật
|
Loại cây/hoa
lấy mật
|
Các địa bàn
lấy mật dự kiến
|
Từ tháng … - …
|
|
|
Từ tháng … - …
|
|
|
Từ tháng … - …
|
|
|
Từ tháng … - …
|
|
|
|
CHỦ CƠ SỞ
THU MUA
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
PHỤ LỤC III
NHẬT KÝ CƠ SỞ NUÔI ONG BẢO ĐẢM VỆ SINH THÚ Y VÀ AN TOÀN
THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số
/2022/TT-BNNPTNT ngày
/ /2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn)
CÔNG TY ……………………
Địa chỉ: ………………………………………
Điện thoại: …………………………; E.mail: …………………………….
NHẬT KÝ CƠ SỞ
NUÔI ONG ĐẢM BẢO VỆ SINH THÚ Y VÀ
AN TOÀN THỰC
PHẨM
Vụ sản xuất:
20 ……
Họ, tên chủ cơ sở nuôi ong:……… Số điện thoại:
……….… Mã số cơ sở: … ;
Địa chỉ: …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Giống ong: ……………………………………….; Tổng số đàn ong:
………..…… đàn; Sản lượng dự kiến: ………..…….kg;
Cung cấp mật ong cho:
……………………….....…………………………..……………………………
………………………………………………………….…………………………
Địa chỉ: …….…………………………..…………………………..……………
………………………………………………………….…………………………
HƯỚNG DẪN GHI
NHẬT KÝ NUÔI ONG
1. Ngày tháng: ghi rõ ngày, tháng kiểm tra.
2. Tình hình chung:
- Nguồn mật, phấn hoa;
- Những biến đổi khác thường của đàn ong;
- Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe đàn
ong (thời tiết, ô nhiễm môi trường, …); động vật gây hại đối với đàn ong.
3. Thức ăn bổ sung: ghi rõ loại thức ăn, thành
phần, khối lượng, nguồn gốc, xuất xứ.
4. Loại bệnh:
- Khi phát hiện ong bị bệnh, đánh dấu vào ô
tương ứng;
- Trường hợp phát hiện ong mắc các bệnh khác,
ghi rõ tên bệnh.
5. Biện pháp xử lý, bao gồm:
- Biện pháp sinh học: ghi rõ tên, thành phần, liều
lượng đối với các loại thảo dược, chế phẩm sinh học được sử dụng;
- Sử dụng hóa chất/thuốc thú y để điều trị: ghi
rõ tên hóa chất/thuốc thú y; hàm lượng, liều lượng;
- Tiêu hủy: ghi rõ biện pháp tiêu hủy.
6. Quản lý đàn ong, bao gồm các nội dung: nhập
đàn, chia đàn; thay chúa, tạo chúa; thêm cầu, bớt cầu; di chuyển đàn.
7. Ghi chú: ghi những thông tin cần thiết để ghi
nhớ, lưu ý.
Lưu ý:
1. “Nhật ký cơ sở nuôi ong đảm bảo an toàn thực
phẩm” bắt buộc phải có đối với những cơ sở nuôi ong cung cấp mật ong cho
các cơ sở chế biến mật ong xuất khẩu để có bằng chứng chứng minh mật ong được sản
xuất bảo đảm ATTP; đồng thời phục vụ truy xuất nguồn gốc khi xảy ra sự cố gây mất
ATTP hoặc chứng minh nguồn gốc đối với mật ong xuất khẩu khi có yêu cầu của nước
nhập khẩu.
2. Mỗi cơ sở nuôi ong có một quyển “Nhật ký
cơ sở nuôi ong đảm bảo an toàn thực phẩm”. Nhật ký nuôi ong phải được cập nhật
theo địa điểm đặt cơ sở nuôi ong. Căn cứ kế hoạch khai thác mật trong năm để
thiết lập số lượng trang “Nhật ký cơ sở nuôi ong” phù hợp với số địa điểm
dự kiến đặt cơ sở nuôi ong.
- Có thể thêm 3-4 trang mẫu trên cho mỗi “Địa điểm
đặt cơ sở nuôi ong” và một vài trang giấy trắng để ghi thêm hoặc ghi chú những
điều cần thiết.
- Trước khi di chuyển đàn, kiểm tra toàn bộ đàn
ong của cơ sở nuôi ong, các thông tin trong nhật ký, tổng hợp số liệu và ký xác
nhận kiểm soát.
NHẬT KÝ CƠ SỞ
NUÔI ONG
1. Địa điểm đặt cơ sở nuôi ong hiện tại: Thôn
…………Xã ................................... Huyện:............................Tỉnh:
.................
2. Địa điểm đặt cơ sở nuôi ong trước đó: Thôn
………….……Xã .................................... Huyện: .....................Tỉnh:
....................
3. Số đàn ong hiện có:
................................... đàn,
...........................................cầu
Ngày tháng
|
Tình hình chung
|
Thức ăn bổ sung
|
Dịch bệnh
|
Quản lý đàn ong
|
Khai thác mật ong
|
Người kiểm soát
|
Loại bệnh
|
Biện pháp xử lý
|
………
………
………
………
………
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
- Chí to: □
- Chí con: □
- Thối ấu trùng:
□
- Ỉa chảy: □
-------
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
- Loại mật:..
....................
....................
- Sản lượng:
.............. kg.
|
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
|
………
………
………
………
………
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
- Chí to: □
- Chí con: □
- Thối ấu trùng:
□
- Ỉa chảy: □
-------
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
- Loại mật:..
....................
....................
- Sản lượng: .............. kg.
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
………
………
………
………
………
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
- Chí to: □
- Chí con: □
- Thối ấu trùng:
□
- Ỉa chảy: □
-------
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
- Loại mật:..
....................
....................
- Sản lượng: ..............
kg.
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
………
………
………
………
………
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
- Chí to: □
- Chí con: □
- Thối ấu trùng:
□
- Ỉa chảy: □
-------
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
……………..
……………..
……………..
……………..
……………..
|
- Loại mật:..
....................
....................
- Sản lượng: .............. kg.
|
.........................
.........................
.........................
.........................
.........................
|
Theo dõi xuất mật
Ngày tháng
|
Loại mật
|
Khối lượng
(kg)
|
Xuất bán
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….., ngày
..…. tháng, … năm …
CHỦ CƠ SỞ NUÔI ONG
(ký, ghi rõ họ tên)
|