Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 12/2018/TT-BNNPTNT Quy chuẩn chất lượng thuốc bảo vệ thực vật

Số hiệu: 12/2018/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Lê Quốc Doanh
Ngày ban hành: 05/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2018/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2018

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này QCVN 01-188:2018/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 4 năm 2019.

Điều 3. Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền thực hiện một số công đoạn trong hoạt động kiểm tra theo phạm vi quy định tại quyết định ủy quyền.

Điều 4. Quy định chuyển tiếp

1. Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp Giấy chứng nhận hợp quy, Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được phép sử dụng cho đến khi hết thời hạn.

Đối với các sản phẩm được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5 thì thực hiện giám sát theo quy định tại QCVN 01-188: 2018/BNNPTNT tại kỳ giám sát tiếp theo sau khi Thông tư này có hiệu lực.

2. Tổ chức đã được chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy theo quy định tại Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật tiếp tục chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy theo QCVN 01-188:2018/BNNPTNT cho đến hết thời hạn chỉ định.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Sở NN và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ, Văn phòng - Bộ NN&PTNT
- Công báo Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, BVTV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Quốc Doanh

QCVN 01-188:2018/BNNPTNT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

National technical regulation on pesticide quality

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Giải thích từ ngữ

1.4. Tài liệu viện dẫn

2. QUY ĐỊNH VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1 Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất

2.1.1 Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật

2.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm

2.2 Các chỉ tiêu về tính chất lý - hóa

2.2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với các chỉ tiêu lý hóa

2.2.1.1 Độ mịn

2.2.1.1.1 Độ mịn thử rây khô

2.2.1.1.2 Độ mịn thử rây ướt

2.2.1.2 Độ bọt

2.2.1.3 Độ thấm ướt

2.2.1.4 Kích thước hạt

2.2.1.5 Độ bụi

2.2.1.6 Độ phân tán và độ tự phân tán

2.2.1.7 Tỷ suất lơ lửng

2.2.1.8 Độ bền phân tán

2.2.1.9 Độ bền nhũ tương

2.2.1.10 Độ hòa tan và độ bền dung dịch

2.2.1.11 Độ bền pha loãng

2.2.1.12 Độ bền bảo quản ở 0°C

2.2.1.13 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao

2.2.1.14 Ngoại quan

2.2.2 Yêu cầu về tạp chất độc hại

2.3 Yêu cầu kỹ thuật cho các dạng thuốc

2.3.1 Yêu cầu kỹ thuật cho thuốc hóa học

2.3.2 Yêu cầu kỹ thuật cho thuốc bảo vệ thực vật sinh học

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Lấy mẫu

3.2 Phương pháp thử

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4.1 Nguyên tắc chung về quản lý chất lượng thuốc bảo vệ thực vật

4.2 Quy định về chứng nhận hợp quy

4.3. Quy định về công bố hợp quy

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

5.1 Tổ chức đánh giá sự phù hợp

5.2 Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Lời nói đầu

QCVN 01-188:2018/BNNPTNT do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Chất lượng thuốc bảo vệ thực vật Cục Bảo vệ thực vật biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo Thông tư số 12/2018/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 10 năm 2018.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

National technical regulation on pesticide quality

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn chỉ tiêu chất lượng đối với thuốc bảo vệ thực vật.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; đánh giá sự phù hợp và công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Thuốc bảo vệ thực vật hóa học là loại thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là các chất hóa học vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp

Tạp chất độc hại là những thành phần độc hại có trong thuốc bảo vệ thực vật phải được kiểm soát, được quy định cụ thể (nếu có) cho mỗi loại hoạt chất và các sản phẩm có chứa hoạt chất đó.

Hàm lượng trung bình hoặc Mật độ trung bình là giá trị trung bình của 2 lần lặp lại đối với một mẫu thử nghiệm.

1.4. Tài liệu viện dẫn

- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013.

- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

- Thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT ngày 9/2/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam.

2. QUY ĐỊNH VỀ YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1 Yêu cầu về hàm lượng hoạt chất

2.1.1 Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật

Hàm lượng hoạt chất tối thiểu của thuốc kỹ thuật phải được đăng ký không nhỏ hơn quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và khi xác định, hàm lượng trung bình không được nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã đăng ký.

Trường hợp hàm lượng hoạt chất tối thiểu của thuốc kỹ thuật chưa có trong quy định hiện hành thì phải đăng ký, được Cục Bảo vệ thực vật chấp thuận và khi xác định, hàm lượng trung bình không nhỏ hơn mức hàm lượng tối thiểu đã đăng ký.

2.1.2 Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm

Hàm lượng của từng hoạt chất có trong thuốc thành phẩm tính theo % khối lượng hoặc g/kg hoặc g/l ở (20 ± 2) °C ở các dạng thuốc bảo vệ thực vật đã được đăng ký và khi xác định, hàm lượng trung bình phải phù hợp với quy định tại Bảng 1.

Bảng 1 - Hàm lượng hoạt chất trong các dạng thành phẩm

Hàm lượng hoạt chất đăng ký

Mức sai lệch cho phép

% khối lượng

g/kg hoặc g/l ở (20 ± 2)°C

Đến 2,5

Đến 25

± 15% của hàm lượng đăng ký đối với dạng đồng nhất (dạng lỏng) hoặc

± 25% của hàm lượng đăng ký đối với dạng không đồng nhất (dạng rắn)

Từ trên 2,5 đến 10

Từ trên 25 đến 100

± 10% của hàm lượng đăng ký

Từ trên 10 đến 25

Từ trên 100 đến 250

± 6% của hàm lượng đăng ký

Từ trên 25 đến 50

Từ trên 250 đến 500

± 5% của hàm lượng đăng ký

Lớn hơn 50

-

± 2,5%

-

Lớn hơn 500

± 25 g/kg hoặc g/l

Đối với các chỉ tiêu vi sinh vật có trong các dạng thuốc bảo thực vật thành phẩm, mật độ vi sinh vật sống phải được đăng ký và khi xác định, mật độ trung bình không nhỏ hơn 10 lần mật độ đã đăng ký.

Đối với các thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc từ thực vật, hàm lượng hoạt chất phải được đăng ký và khi xác định, hàm lượng hoạt chất trung bình tuân theo mức sai lệch cho phép (bảng 1) ở giá trị nhỏ và không giới hạn ở giá trị lớn.

2.2 Các chỉ tiêu về tính chất lý - hóa

2.2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với các chỉ tiêu lý hóa

2.2.1.1 Độ mịn

2.2.1.1.1 Độ mịn thử rây khô

Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi thử rây khô: Không lớn hơn 5%.

2.2.1.1.2 Độ mịn thử rây ướt

Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi thử rây ướt: Không lớn hơn 2%.

2.2.1.2 Độ bọt

Thể tích bọt tạo thành sau 1 min: Không lớn hơn 60 ml.

2.2.1.3 Độ thấm ướt

Sản phẩm được thấm ướt hoàn toàn trong 1 min mà không cần khuấy trộn.

2.2.1.4 Kích thước hạt

Khoảng kích thước hạt của sản phẩm phải được công bố và phù hợp với quy định sau:

Tỷ lệ giữa đường kính hạt lớn nhất và nhỏ nhất công bố: Không lớn hơn 4.

Lượng hạt nằm trong khoảng kích thước công bố: Không nhỏ hơn 85%.

2.2.1.5 Độ bụi

Lượng bụi qua rây 50 μm: Không lớn hơn 1%

2.2.1.6 Độ phân tán và độ tự phân tán

Sản phẩm sau khi pha với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C trong 5 min, hàm lượng hoạt chất trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60%.

2.2.1.7 Tỷ suất lơ lửng

Sản phẩm sau khi tạo huyền phù với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C trong 30 min, hàm lượng hoạt chất trong dung dịch huyền phù: Không nhỏ hơn 60%.

2.2.1.8 Độ bền phân tán

Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C, phải phù hợp với quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Yêu cầu về độ bền phân tán

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Độ phân tán ban đầu

Hoàn toàn

Độ phân tán sau khi pha mẫu 0,5 h:

- thể tích lớp kem/lớp dầu, không lớn hơn

2 ml

- thể tích lớp cặn, không lớn hơn

0,2 ml

Độ tái phân tán sau khi pha mẫu 24 h

Hoàn toàn

Độ bền phân tán cuối cùng sau khi pha mẫu 24,5 h

- thể tích lớp kem/lớp dầu, không lớn hơn

2 ml

- thể tích lớp cặn, không lớn hơn

0,4 ml

2.2.1.9 Độ bền nhũ tương

Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C, phải phù hợp với quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Yêu cầu về độ bền nhũ tương

Chỉ tiêu

Yêu cầu

Độ tự nhũ ban đầu

Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 0,5 h:

- thể tích lớp kem, không lớn hơn

2 ml

Độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 2 h:

- thể tích lớp kem, không lớn hơn

4 ml

Độ tái nhũ sau khi pha mẫu 24 h a)

Hoàn toàn

Độ bền nhũ tương cuối cùng sau khi pha mẫu 24,5 h a)

- thể tích lớp kem, không lớn hơn

4 ml

a) Chỉ xác định khi có nghi ngờ kết quả xác định độ bền nhũ tương sau khi pha mẫu 2 h.

2.2.1.10 Độ hòa tan và độ bền dung dịch

Lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm sau khi hòa tan với nước cứng chuẩn D ở 30°C ± 2°C:

- Độ hòa tan: Không lớn hơn 2% sau khi khuấy hòa tan 5 min.

- Độ bền dung dịch: Không lớn hơn 2% sau khi hòa tan để yên tĩnh 18 h.

2.2.1.11 Độ bền pha loãng

Sản phẩm sau khi pha loãng với nước cứng chuẩn C ở 30°C ± 2°C trong 24 giờ dung dịch đồng nhất trong suốt hoặc trắng sữa không lắng cặn. Nếu có cặn thì lượng cặn còn lại trên rây có đường kính lỗ 75 μm: không lớn hơn 2%

2.2.1.12 Độ bền bảo quản ở 0°C

Sau khi bảo quản ở nhiệt độ 0°C ± 2°C trong 7 ngày, thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml.

2.2.1.13 Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao

Sản phẩm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 54 °C ± 2 °C trong 14 ngày, hàm lượng hoạt chất xác định được không nhỏ hơn 95% so với trước khi bảo quản.

Ghi chú:

+ Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao thông thường thực hiện ở 54 °C ± 2 °C trong 14 ngày, tuy nhiên một số hoạt chất thuốc bảo vệ thực đặc thù có thể bị phân hủy bởi nhiệt thì khi xác định có thể lựa chọn mức nhiệt độ và thời gian thích hợp cho sản phẩm (theo TCVN 8050:2016).

+ Đối với các thuốc bảo vệ thực vật có chứa các hoạt chất dùng để xông hơi khử trùng thì không phải kiểm tra độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao vì lý do an toàn thực hành trong phòng thí nghiệm.

2.2.1.14 Ngoại quan

Ngoại quan của thuốc phải phù hợp với cột mô tả trong bảng 4, bảng 5 đối với thuốc bảo vệ thực vật dạng viên phải nguyên vẹn không bị vỡ.

2.2.2 Yêu cầu về tạp chất độc hại

Tạp chất độc hại phải được kiểm tra theo quy định trong Phụ lục 1 của quy chuẩn này.

2.3 Yêu cầu kỹ thuật cho các dạng thuốc

2.3.1 Yêu cầu kỹ thuật cho thuốc bảo vệ thực vật hóa học

Yêu cầu kỹ thuật cho các dạng thuốc bảo vệ thực vật hóa học theo bảng 4

Bảng 4: Yêu cầu kỹ thuật cho các dạng thuốc cho thuốc bảo vệ thực vật hóa học

STT

Ký hiệu

Dạng thành phẩm Formulation

Mô tả

Các yêu cầu kỹ thuật trước bảo quản

Các yêu cầu kỹ thuật

Ghi chú

Sau bảo quản ở 0°C ± 2 °C

Sau bảo quản ở nhiệt độ cao

1.

AB

Bả hạt ngũ cốc Grain bait

Một dạng bả đặc biệt

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

2.

AE

Son khí (Phân tán son khí)

Aerosol disperser

Một dạng gia công đựng trong bình chịu lực, được phân tán bởi một nguyên liệu khí, thành giọt hay hạt khi van của bình hoạt động

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

3.

AL

Các dạng lỏng khác

Any other liquid

Dạng lỏng, chưa có mã hiệu riêng, được dùng ngay không pha loãng.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

4.

AP

Các dạng bột khác

Any other powder

Dạng bột chưa có mã hiệu riêng, được dùng ngay không pha loãng

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

5.

BB

Bả tảng

Block bait

Một dạng bả đặc biệt

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

6.

BR

Bả bánh

Briquette

Dạng cục rắn, ngâm vào nước sẽ nhả dần hoạt chất.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

'

7.

CB

Bả đậm đặc

Bait concentrate

Sản phẩm ở thể rắn hay lỏng, phải hòa loãng để dùng làm bả

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

8.

CF

Huyền phù viên nang để xử lý hạt giống

Capsule suspension for seed treatment

Dạng huyền phù ổn định của các viên nang trong một chất lỏng, dùng để xử lý giống, không hòa loãng hoặc phải hòa loãng trước khi dùng.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ tự phân tán

-

Độ tự phân tán

Tỷ suất lơ lửng

-

Tỷ suất lơ lửng

Độ bọt

-

-

9.

CG

Viên nang (thuốc hạt có lớp bao)

Encapsulated granule

Thành phẩm dạng hạt, có lớp bao bảo vệ để giải phóng từ từ hoạt chất

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bụi

-

Độ bụi

Kích thước hạt

-

Kích thước hạt

10.

CL

Dạng lỏng hay gel tiếp xúc (thuốc tiếp xúc lỏng hoặc gel)

Contact liquid or gel

Thuốc trừ chuột hay trừ sâu được gia công ở dạng lỏng hay dạng gel dùng trực tiếp không hòa loãng hoặc có pha loãng nếu ở thể gel

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

11.

CP

Thuốc bột tiếp xúc

Contact powder

Thuốc trừ chuột hay trừ sâu ở dạng bột dùng trực tiếp không hòa loãng. Trước được gọi là dạng bột có lưu lại dấu vết (tracking power -TP)

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

12.

CS

Huyền phù viên nang

Capsule suspension

Một dạng huyền phù ổn định của các viên nang trong một chất lỏng, thường hòa loãng với nước trước khi phun

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ tự phân tán

Độ tự phân tán

Độ tự phân tán

Tỷ suất lơ lửng

Tỷ suất lơ lửng

Tỷ suất lơ lửng

Độ mịn

Độ mịn rây ướt

Độ mịn rây ướt

Độ bọt

-

-

13.

DC

Dạng phân tán đậm đặc (Dạng đậm đặc có thể phân tán)

Dispersible concentrate

Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất, được sử dụng như một hệ phân tán chất rắn trong nước (Ghi chú: có một số thành phẩm mang đặc tính trung gian giữa dạng DC và EC)

Ngoại quan

thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền phân tán

Độ bền phân tán

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ bọt

-

14.

DP

Thuốc bột (thuốc bột để phun bột)

Dustable powder

Dạng bột dễ bay tự do, thích hợp cho việc phun bột

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ mịn thử rây khô

-

Độ mịn thử rây khô

15.

DS

Thuốc bột xử lý khô hạt giống

Powder for dry seed treatment

Dạng bột dùng ở dạng khô, trộn trực tiếp với hạt giống.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ mịn thử rây khô

-

Độ mịn thử rây khô

16.

DT

Tablet for direct application

Dạng viên dùng ngay

Dạng viên, được dùng từng viên trực tiếp trên ruộng, không cần pha với nước để phun hoặc rải

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

17.

EC

Thuốc sữa đậm đặc (Thuốc đậm đặc có thể nhũ hóa)

Emulsifiable concentrate

Thuốc ở dạng lỏng đồng nhất, được pha với nước thành một nhũ tương để phun

Ngoại quan

Thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền nhũ tương

Độ bền nhũ tương

Độ bọt

-

18.

ED

Dạng lỏng tích điện (thuốc lỏng có thể tích điện)

Electrochargeable liquid

Thành phẩm đặc biệt, dạng lỏng, dùng trong kỹ thuật phun lỏng tĩnh điện (điện động lực)

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

19.

EG

Viên hạt hóa sữa (thuốc hạt có thể nhũ hóa)

Emulsifiable granule

Thuốc dạng hạt, được dùng như một nhũ tương dầu trong nước của hoạt chất sau khi hạt phân rã trong nước. Sản phẩm có thể chứa những chất phụ gia không hòa tan trong nước.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ thấm ướt

-

-

Độ bền phân tán

-

Độ bền phân tán

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

20.

EO

Sữa nước trong dầu (Nhũ tương nước trong dầu)

Emulsion water in oil

Thuốc ở dạng lỏng, không đồng nhất, gồm một dung dịch thuốc trừ dịch hại trong nước, được phân tán thành những giọt rất nhỏ trong một dung môi hữu cơ

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

21.

EP

Bột nhũ hóa

Emulsifiable powder

Thành phẩm dạng bột, có thể chứa những chất không tan trong nước, được dùng như một nhũ tương dầu trong nước của một hay nhiều hoạt chất sau khi pha loãng với nước.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ thấm ướt

-

-

Độ bền phân tán

-

Độ bền phân tán

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

22.

ES

Dạng sữa xử lý hạt giống (nhũ tương dùng xử lý hạt giống)

Emulsion for seed treatment

Một hệ nhũ tương ổn định, không hoặc có hòa loãng để xử lý hạt giống

Ngoại quan

Thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền nhũ tương

Độ bền nhũ tương

Độ bọt

-

23.

EW

Dạng sữa dầu trong nước (Nhũ tương dầu trong nước)

Emulsion oil in water

Thành phẩm ở dạng lỏng không đồng nhất, gồm dung dịch thuốc trừ dịch hại trong dung môi hữu cơ, được phân tán thành giọt nhỏ khi pha với nước.

Ngoại quan

Thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền nhũ tương

Độ bền nhũ tương

Độ bọt

-

24.

FD

Hộp khói (hộp sắt tây khói)

Smoke tin

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

25.

FG

Hạt mịn

Fine granule

Thuốc dạng hạt có kích thước 300-2500 μm

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bụi

-

Độ bụi

Kích thước hạt

-

Kích thước hạt

26.

FK

Nến khói (nến khói xông hơi)

Smoke candle

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

27.

FP

Smoke cartridge

Đạn khói (Đạn khói xông hơi)

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

28.

FR

Que khói (que khói xông hơi)

Smoke rodlet

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

29.

FS

Huyền phù đậm đặc dùng xử lý hạt giống

Flowable concentrate for seed treatment

Một huyền phù ổn định có thể dùng trực tiếp hay hòa loãng để xử lý hạt giống

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Tỷ suất lơ lửng

-

Tỷ suất lơ lửng

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

30.

FT

Viên khói (Viên khói xông hơi)

Smoke tablet

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

31.

FU

generator

Thuốc tạo khói

Smoke

Dạng thành phẩm thường ở thể rắn, đốt cháy được. Khi đốt sẽ giải phóng hoạt chất ở dạng khói

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

32.

FW

Hạt khói xông hơi

Smoke pellet

Dạng đặc biệt của thuốc tạo khói xông hơi

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

33.

GA

Khí

Gas

Khí được nạp trong chai hay bình nén

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

34.

GB

Bả hạt (bả dạng hạt)

Granular bait

Dạng bả đặc biệt

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

35.

GE

Sản phẩm sinh khí

Gas generating product

Sản phẩm sinh khí do một phản ứng hóa học

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

36.

GF

Dạng gel dùng xử lý hạt giống

Gel for seed treatment

Thành phẩm dạng gel dùng xử lý giống trực tiếp

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

37.

GG

Hạt thô

Macrogranule

Thuốc hạt có kích thước hạt 2000-6000 mm

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bụi

-

Độ bụi

Kích thước hạt

-

Kích thước hạt

38.

GL

Gel có thể nhũ hóa

Emulsifiable gel

Thành phẩm gel hóa dùng như một nhũ tương khi hòa với nước

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

39.

GP

Thuốc bột cải tiến (thuốc bột dễ bay)

Flo-Dust

Dạng bột mịn, phun bằng máy nén khí, xử lý trong nhà kính

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

40.

GR

Thuốc hạt

Granule

Thành phẩm ở thể rắn, dễ dịch chuyển của những hạt có kích thước đồng đều, có hàm lượng chất độc thấp, dùng ngay.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bụi

-

Độ bụi

Kích thước hạt

-

Kích thước hạt

41.

GS

Thuốc mỡ

Grease

Thành phẩm ở dạng nhớt-nhão, chế từ dẫu hay mỡ

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

42.

GW

Gel hòa tan (Gel hòa tan trong nước)

Water soluble gel

Thành phẩm dạng gel, được dùng như dung dịch nước

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bọt

-

Chỉ yêu cầu với dạng hòa với nước

Độ bền dung dịch

-

Độ bền dung dịch

Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước

Độ bền nhũ tương

-

Độ bền nhũ tương

Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước hóa sữa

Tỷ suất lơ lửng

-

Tỷ suất lơ lửng

Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước phân tán lơ lửng

43.

HN

Thuốc phun mù (sương) nóng đậm đặc

Hot fogging concentrate

Thành phẩm dùng cho các máy phun mù nóng, pha hay không pha loãng khi dùng

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bọt

-

-

Chỉ yêu cầu với dạng hòa với nước

Độ bền dung dịch

-

Độ bền dung dịch

Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước

Độ bền nhũ tương

-

Độ bền nhũ tương

Chỉ yêu cầu nếu sản phẩm hòa vào nước hóa sữa

44.

KK

Bao hỗn hợp thuốc dạng rắn/lỏng

Combi-pack solid/liquyd

Một thành phẩm thể rắn và thành phẩm kia ở thể lỏng, được đóng gói riêng, đựng trong cùng một bao; được hòa chung trong một bình bơm (xịt) ngay trước khi dùng

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

45.

KL

Bao hỗn hợp thuốc dạng lỏng/lỏng

Combi-pack liquyd/liquyd

Hai thành phẩm ở thể lỏng, được đóng gói riêng, đựng trong cùng một bao; được hòa chung trong một bình bơm (xịt) ngay trước khi dùng

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

46.

KN

Thuốc phun mù (sương) lạnh đậm đặc

Cold fogging concentrate

Thành phẩm dùng cho các máy phun mù lạnh, có thể pha hay không pha loãng khi dùng

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

47.

KP

Bao hỗn hợp thuốc dạng rắn/rắn

Combi-pack solid/Solid

Hai thành phẩm ở thể rắn, được đóng gói riêng, đựng trong cùng một bao, được hòa chung trong một bình bơm (xịt) ngay trước khi dùng.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

48.

LA

Sơn

Lacquer

Chất tổng hợp tạo ra các lớp phim bao bọc, có dung môi làm nền

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

49.

LS

Dung dịch để xử lý hạt giống

Solution for seed treatment

Dạng lỏng đồng nhất trong suốt hoặc trắng sữa có thể dùng trực tiếp hoặc hòa loãng với nước thành một dung dịch để xử lý hạt giống. Chất lỏng có thể chứa những phụ gia không tan trong nước.

Ngoại quan

Thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền dung dịch

Độ bền dung dịch

50.

ME

Vi sữa (vi nhũ tương)

Micro emulsion

Chất lỏng trong suốt hay màu trắng sữa, chứa dầu và nước, có thể dùng trực tiếp hoặc sau khi hòa loãng với nước thành một vi nhũ tương hay một nhũ tương bình thường.

Ngoại quan

Thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền nhũ tương

Độ bền nhũ tương

Độ bọt

51.

MG

Hạt nhỏ

Microgranule

Thuốc có kích thước hạt 100-600 mm.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bụi

-

Độ bụi

Kích thước hạt

-

Kích thước hạt

52.

OD

Dầu phân tán

Oil dispersion (Oily suspension- OS)

Huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong hỗn hợp nước và chất lỏng không hòa tan với nước. Có thể chứa một hay nhiều hoạt chất không hòa tan khác, hòa loãng trong nước trước khi dùng.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền phân tán

Độ bền phân tán

Độ bền phân tán

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

53.

OF

Huyền phù cải tiến đậm đặc có thể trộn với dầu (Huyền phù trộn được với dầu)

Oil miscible flowable concentrate (oil miscible suspension)

Huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong một chất lỏng, được hòa loãng trong một chất lỏng hữu cơ trước khi dùng.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

54.

OL

Dạng lỏng trộn dầu (thuốc dạng lỏng có thể trộn với dầu)

Oil miscible liquid

Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất, được hòa loãng với một chất lỏng hữu cơ thành một dạng lỏng đồng nhất khi sử dụng.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

55.

OP

Bột phân tán trong dầu

Oil dispersible powder

Thành phẩm ở dạng bột, được dùng như một huyền phù, sau khi phân tán đều trong một chất lỏng hữu cơ

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

56.

PA

Thuốc nhão

Paste

Một hợp phần nền nước, có thể tạo ra các lớp phim

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

57.

PB

Bả tấm (bả phiến)

Plate bait

Dạng bả đặc biệt

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

58.

PC

Thuốc dạng gel hay nhão đậm đặc

Gel or paste concentrate

Thành phẩm ở dạng rắn được hòa với nước thành dạng gel hay nhão để sử dụng

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

59.

PO

Thuốc xoa (thuốc dội)

Pour-on

Thành phẩm ở dạng dung dịch được dội lên da động vật với lượng nhiều (bình thường ≥ 100ml/con vật)

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

60.

PR

Dạng que cây

Plant rodlet

Thành phẩm dạng que nhỏ dài vài cm có đường kính vài mm, bên trong chứa hoạt chất

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

61.

PS

Hạt giống được bao bằng thuốc BVTV

Seed coated with a pesticide

Đã thể hiện ở tên gọi

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

62.

RB

Bả dùng ngay

Bait (ready for use)

Dạng thành phẩm có mồi và chất độc, thu hút dịch hại cần phòng trừ đến ăn và tiêu diệt

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

63.

SA

Thuốc nhỏ hay chấm lên da động vật

Spot-on

Thành phẩm dạng lỏng, nhỏ lên da động vật với lượng ít (thường < 100ml/con vật)

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

64.

SB

Bả vụn

Scrap bait

Dạng đặc biệt của bả

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

65.

SC

Huyền phù đậm đặc cải tiến (Huyền phù đậm đặc hay thuốc đậm đặc có thể lưu biến)

Suppension (or flowable) concentrate

Dạng huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong nước thành một chất lỏng. Hòa loãng với nước trước khi sử dụng.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ tự phân tán

-

Độ tự phân tán

Tỷ suất lơ lửng

Tỷ suất lơ lửng

Tỷ suất lơ lửng

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

66.

SE

Dạng nhũ tương-huyền phù

Suspo-emulsion

Thành phẩm ở thể lỏng không đồng nhất, gồm một hệ phân tán ổn định của các hoạt chất ở dạng hạt rắn và những giọt nhỏ trong pha nước liên tục.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền phân tán

Độ bền phân tán

Độ bền phân tán

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

67.

SG

Thuốc hạt tan trong nước

Water soluble granule

Thành phẩm dạng hạt, khi dùng được hòa với nước. Trong thành phẩm có thể chứa phụ gia không tan trong nước.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ hòa tan và độ bền dung dịch

-

Độ hòa tan và độ bền dung dịch

Độ bọt

-

-

68.

SL

Thuốc đậm đặc tan trong nước

Soluble concentrate

Dạng lỏng (trong suốt hay đục) được hòa với nước thành dung dịch phun. Trong thành phẩm có thể chứa phụ gia không tan trong nước.

Ngoại quan

Thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền pha loãng

Độ bền pha loãng

Độ bọt

-

69.

SO

Dầu loang

Spreading oil

Thành phẩm tạo một lớp trên bề mặt sau khi phun trên mặt nước

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

70.

SP

Bột hòa tan (Bột tan trong nước)

Water soluble powder

Thành phẩm dạng bột, khi hòa tan vào nước tạo một dung dịch thật; nhưng cũng có thể chứa phụ gia không tan trong nước

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất.

Độ hòa tan và độ bền dung dịch

-

Độ hòa tan và độ bền dung dịch

Độ thấm ướt

-

-

Độ bọt

-

-

71.

SS

Bột tan trong nước dùng để xử lý hạt giống

Water soluble powder for seed treatment

Thành phẩm dạng bột, được hòa vào nước để xử lý hạt giống

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ hòa tan và độ bền dung dịch

-

Độ hòa tan và độ bền dung dịch

Độ bọt

-

-

72.

ST

Viên dẹt tan trong nước

Water soluble tablet

Thành phẩm ở dạng viên, hòa từng viên với nước trước khi dùng. Thành phẩm có thể có một số phụ gia không tan trong nước.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ hòa tan và độ bền dung dịch

-

Độ hòa tan và độ bền dung dịch

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

73.

SU

Huyền phù thể tích cực thấp

Ultra-low volume (ULV) suspension

Thành phẩm dạng huyền phù dùng ngay cho các máy phun ULV

Ngoại quan

Thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền bảo quản ở 0°C

74.

TB

Viên dẹt

Tablet

Thành phẩm dạng viên có hình dạng và kích thước đều nhau, thường hình tròn, có 2 mặt phẳng hay lồi, khoảng cách giữa 2 mặt của viên nhỏ hơn đường kính của viên thuốc

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

75.

TC

Thuốc kỹ thuật

Technical material

Chất được tổng hợp theo một quy trình công nghệ, gồm hoạt chất và những tạp chất kèm theo. Có thể chứa một số phụ gia cần thiết với lượng nhỏ

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

76.

TK

Thuốc kỹ thuật đậm đặc

Technical concentrate

Chất được tổng hợp theo một quy trình công nghệ, gồm hoạt chất và những tạp chất kèm theo. Còn có thể chứa những lượng nhỏ các phụ gia cần thiết và các chất hòa loãng thích hợp. Chỉ dùng để gia công các thành phẩm

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

77.

TP

Bột chuyên dụng (Bột lưu lại dấu vết)

Tracking powder

Thuật ngữ nay không còn dùng nữa. Nay gọi là contact powder CP; xem CP

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

78.

UL

Thể tích cực thấp (ULV) dạng lỏng

Ultra - low volume (ULV) liquids

Thành phẩm ở dạng lỏng đồng nhất để phun bằng máy bơm ULV

Ngoại quan

Thể tích chất rắn hoặc lỏng tách lớp không lớn hơn 0,3 ml

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

Hàm lượng hoạt chất

79.

VP

Sản phẩm tạo hơi

Vapour releasing product

Thành phẩm chứa một hay nhiều hoạt chất dễ bay hơi và hơi ấy tỏa trong không khí. Tốc độ bay hơi được kiểm soát bằng phương pháp gia công thích hợp hay dùng các chất phát tán thích hợp

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

80.

WG

Thuốc hạt phân tán trong nước

Water dispersible granule

Thành phẩm dạng hạt được làm rã và phân tán trong nước trước khi dùng

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Tỷ suất lơ lửng

-

Tỷ suất lơ lửng

Độ tự phân tán

-

Độ tự phân tán

Độ thấm ướt

-

-

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

81.

WP

Bột thấm nước

Wettable powder

Thành phẩm ở dạng bột, phân tán được trong nước, tạo một huyền phù khi sử dụng

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Tỷ suất lơ lửng

-

Tỷ suất lơ lửng

Độ thấm ướt

-

Độ thấm ướt

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

82.

WS

Bột phân tán trong nước, tạo bột nhão để bao hạt giống

Water dispersible powder for slurry seed treatment

Thành phẩm dạng bột, trộn trong nước ở nồng độ cao tạo thành dạng bột nhão (dạng vữa) để xử lý hạt giống

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ mịn thử rây ướt

Độ thấm ướt

-

-

Độ bọt

-

-

83.

WT

Viên phân tán trong nước

Water dispersible tablet

Thành phẩm dạng viên dẹt, hòa trong nước để hoạt chất phân tán, sau khi viên đã phân rã trong nước

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Tỷ suất lơ lửng

-

Tỷ suất lơ lửng

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

84.

XX

Các dạng khác

Others

Gồm các dạng khác chưa đặt ký hiệu

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

85.

ZC

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng SC

A mixed formulation of CS and SC

Một dạng huyền phù ổn định của các viên nang và một hay nhiều hoạt chất trong một chất lỏng, thường hòa loãng với nước trước khi phun)

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Tỷ suất lơ lửng

Tỷ suất lơ lửng

Tỷ suất lơ lửng

Độ tự phân tán

Độ tự phân tán

Độ tự phân tán

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

86.

ZE

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng SE

A mixed formulation of CS and SE

Thành phẩm ở thể lỏng không đồng nhất, gồm một hệ phân tán ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong các viên nang, những hạt rắn và những giọt nhỏ trong pha nước liên tục, thường hòa loãng với nước trước khi phun.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền phân tán

Độ bền phân tán

Độ bền phân tán

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

87.

ZW

Hỗn hợp giữa dạng CS và dạng EW

A mixed formulation of CS and EW

Thành phẩm ở dạng lỏng không đồng nhất, gồm một hệ phân tán ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong các viên nang và những giọt nhỏ trong pha nước liên tục, thường hòa loãng với nước trước khi phun.

Ngoại quan

-

Ngoại quan

Hàm lượng hoạt chất

-

Hàm lượng hoạt chất

Độ bền phân tán

Độ bền phân tán

Độ bền phân tán

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ mịn thử rây ướt

Độ bọt

-

-

2.3.2 Yêu cầu kỹ thuật cho thuốc bảo vệ thực vật sinh học

Yêu cầu kỹ thuật cho các dạng thuốc bảo vệ thực vật sinh học theo bảng 5

Bảng 5: Yêu cầu kỹ thuật cho các dạng thuốc cho thuốc bảo vệ thực vật sinh học

STT

Ký hiệu

Dạng thành phẩm

Mô tả

Các yêu cầu kỹ thuật trước bảo quản

Các yêu cầu kỹ thuật sau bảo quản ở nhiệt độ cao

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1.

TK

Technical concentrate

Thuốc kỹ thuật đậm đặc

Chất được tổng hợp theo một quy trình công nghệ, gồm hoạt chất và những tạp chất kèm theo. Còn có thể chứa những lượng nhỏ các phụ gia cần thiết và các chất hòa loãng thích hợp. Chỉ dùng để gia công các thành phẩm

Ngoại quan

-

Hàm lượng hoạt chất

-

2.

SC

Suppension (or flowable) concentrate

Huyền phù đậm đặc cải tiến (Huyền phù đậm đặc hay thuốc đậm đặc có thể lưu biến)

Dạng huyền phù ổn định của một hay nhiều hoạt chất trong nước thành một chất lỏng. Hòa loãng với nước trước khi sử dụng.

Ngoại quan

-

Hàm lượng hoạt chất

-

Độ tự phân tán

-

Tỷ suất lơ lửng

-

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ bọt

-

3.

WG

Water dispersible granule

Thuốc hạt phân tán trong nước

Thành phẩm dạng hạt được làm rã và phân tán trong nước trước khi dùng

Ngoại quan

-

Hàm lượng hoạt chất

-

Tỷ suất lơ lửng

-

Độ tự phân tán

-

Độ thấm ướt

-

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ bọt

-

4.

WP

Wettable powder

Bột thấm nước

Thành phẩm ở dạng bột, phân tán được trong nước, tạo một huyền phù khi sử dụng

Ngoại quan

-

Hàm lượng hoạt chất

-

Tỷ suất lơ lửng

-

Độ thấm ướt

-

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ bọt

-

5.

WT

Water dispersible tablet

Viên phân tán trong nước

Thành phẩm dạng viên dẹt, hòa trong nước để hoạt chất phân tán, sau khi viên đã phân rã trong nước

Ngoại quan

-

Hàm lượng hoạt chất

-

Tỷ suất lơ lửng

-

Độ mịn thử rây ướt

-

Độ bọt

-

6.

XX

Others

Các dạng khác

Gồm các dạng khác chưa đặt ký hiệu

Ngoại quan

-

Hàm lượng hoạt chất

-

Ghi chú: Đối với thuốc bảo vệ thực vật có yêu cầu kỹ thuật riêng, ngoài các yêu cầu lý hóa quy định trong bảng 4 và bảng 5, cần bổ sung các yêu cầu kỹ thuật chi tiết tại Phụ lục 2.

3. PHƯƠNG PHÁP THỬ

3.1. Lấy mẫu

Mẫu được lấy để xác định các chỉ tiêu chất lượng thuốc bảo vệ thực vật theo phương pháp lấy mẫu được quy định tại TCVN 12017:2017 Thuốc bảo vệ thực vật - Lấy mẫu.

3.2 Phương pháp thử

STT

Tên chỉ tiêu

Phương pháp thử

1.

Hàm lượng hoạt chất

Theo từng hoạt chất cụ thể

2.

Dạng thuốc

Quan sát bằng mắt

3.

Độ bền nhũ tương

TCVN 8382:2010

4.

Tỷ suất lơ lửng

TCVN 8050:2016

5.

Độ bọt

TCVN 8050:2016

6.

Độ mịn thử rây ướt

TCVN 8050:2016

7.

Độ mịn thử rây khô

TCVN 8050:2016

8.

Độ thấm ướt

TCVN 8050:2016

9.

Độ hòa tan và độ bền dung dịch

CIPAC Handbook Vol.H, MT 197 (p.307)

10.

Độ bền pha loãng

TCVN 9476:2012

11.

Độ bền bảo quản ở 0°C

TCVN 8382:2010

12.

Độ bền bảo quản ở nhiệt độ cao

TCVN 8050:2016

13.

Độ bền phân tán

TCVN 8750:2014

14.

Kích thước hạt

TCVN 2743:1978

15.

Độ bụi

TCVN 8750:2014

16.

Độ tự phân tán

TCVN 8050:2016

17.

Độ phân tán

CIPAC Handbook Vol.F, MT 174 (p.435)

Các tổ chức đánh giá sự phù hợp có thể áp dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương và được Cục Bảo vệ thực vật chỉ định.

4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4.1 Nguyên tắc chung về quản lý chất lượng thuốc bảo vệ thực vật

Tuân thủ các quy định của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản hướng dẫn.

Đảm bảo minh bạch, khách quan, không phân biệt đối xử về xuất xứ hàng hóa và tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu phải được kiểm tra nhà nước về chất lượng trước khi thông quan.

4.2 Quy định về chứng nhận hợp quy

Phương thức đánh giá sự phù hợp đối với thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, cụ thể như sau:

4.2.1 Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức này là 3 năm và thực hiện giám sát hàng năm. Giám sát hàng năm phải lấy mẫu của tất cả các sản phẩm đăng ký chứng nhận hợp quy và thử nghiệm 100% chỉ tiêu chất lượng theo quy định. Phương thức này áp dụng với trường hợp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước.

4.2.2 Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa được đánh giá. Phương thức này áp dụng cho thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.

4.3. Quy định về công bố hợp quy

4.3.1. Thuốc BVTV nhập khẩu phải được công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định. Đối với trường hợp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước việc công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.

4.3.2. Việc thử nghiệm chất lượng thuốc bảo vệ thực vật phục vụ chứng nhận và công bố hợp quy theo quy định tại Quy chuẩn này phải do phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định.

4.3.3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp tỉnh là đơn vị thực hiện tiếp nhận; hồ sơ đăng ký công bố hợp quy và ra Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy.

5. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN

5.1 Tổ chức đánh giá sự phù hợp

5.1.1 Chỉ được đánh giá sự phù hợp đối với các phép thử, lĩnh vực chứng nhận đã được đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc chỉ định.

5.1.2 Chịu sự kiểm tra, giám sát của Cục Bảo vệ thực vật.

5.1.3 Thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa

5.1.4 Định kỳ 6 tháng và hàng năm hoặc đột xuất báo cáo cho Cục Bảo vệ thực vật về tình hình thực hiện đánh giá sự phù hợp đã được đăng ký lĩnh vực, chỉ định. Thời gian nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm.

5.1.5 Báo cáo Cục Bảo vệ thực vật về các thay đổi có ảnh hưởng tới năng lực hoạt động đã được chỉ định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.

5.2 Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật:

5.2.1 Công bố hợp quy đối với các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật này.

5.2.2 Duy trì liên tục và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã công bố hợp quy; duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ.

5.2.3. Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân: gửi báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu về hoạt động công bố hợp quy cho Cục Bảo vệ thực vật. Thời gian nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm.

5.2.4 Sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm đã được công bố hợp quy theo quy định trước khi lưu thông trên thị trường.

5.2.5 Khi phát hiện sự không phù hợp của sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã công bố hợp quy trong quá trình lưu thông hoặc sử dụng, tổ chức, cá nhân phải:

- Kịp thời thông báo bằng văn bản về sự không phù hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đăng ký kinh doanh và Cục Bảo vệ thực vật; tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường.

- Tiến hành các biện pháp khắc phục sự không phù hợp; thông báo bằng văn bản cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đăng ký kinh doanh và Cục Bảo vệ thực vật về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa vào lưu thông trên thị trường.

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

6.1. Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Quy chuẩn này; trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh, bổ sung các nội dung tại Quy chuẩn này khi cần thiết; chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp với các quy định tại Quy chuẩn này.

6.2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn viện dẫn quy định tại Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới được sửa đổi, bổ sung, thay thế.

PHỤ LỤC 1

YÊU CẦU GIỚI HẠN TỐI ĐA CÁC TẠP CHẤT ĐỘC HẠI CÓ TRONG MỘT SỐ HOẠT CHẤT/THÀNH PHẨM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Tên hoạt chất

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

Diazinon kỹ thuật

O,S-TEPP

mg/kg

< 0.2

WHO/SIT/9.R7

S,S-TEPP

mg/kg

< 2.8

WHO/SIT/9.R7

Diazinon trong thuốc thành phẩm

O,S-TEPP

mg/kg

< 0.22 x giá trị diazinon tìm được (g/kg)

WHO/SIT/9.R7

S,S-TEPP

mg/kg

< 2.8 x giá trị diazinon tìm được (g/kg)

WHO/SIT/9.R7

Propineb kỹ thuật

Asen

μg/g

< 25

TCVN 10163:2013

Propineb trong thuốc thành phẩm

Asen

μg/g

< 0,3 x giá trị propineb tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Copper sulfate

Asen

mg/kg

< 0,1 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Chì

mg/kg

< 0,5 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Cadimi

mg/kg

< 0,1 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Copper oxychloride

Asen

mg/kg

< 0,1 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Chì

mg/kg

< 0,5 x giá trị đồng tổng số tìm được, (g/kg)

TCVN 10163:2013

Cadimi

mg/kg

< 0,1 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Copper hydrocide

Asen

mg/kg

< 0,1 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Chì

mg/kg

< 0,5 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Cadimi

mg/kg

< 0,1 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Đồng (I) oxit

Asen

mg/kg

< 0,1 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Chì

mg/kg

< 0,5 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Cadimi

mg/kg

< 0,1 x giá trị đồng tổng số tìm được (g/kg)

TCVN 10163:2013

Carbosulfan

Carbofuran

g/kg

<20

TCCS 290:2015/BVTV

Carbosulfan kỹ thuật

Carbofuran

g/kg

<20

TCCS 290:2015/BVTV

Carbosulfan trong thuốc thành phẩm

Carbofuran

%

<0,02 x giá trị carbosulfan tìm được (%)

TCCS 290:2015/BVTV

Chlorothalonil kỹ thuật

Hexachlorobenzen

g/kg

< 0.04 g/kg

FAO/WHO EVALUATION REPORT 288 / 2014

Decachlorobiphenyl

g/kg

< 0,03 g/kg

Chlorothalonil trong thuốc thành phẩm

Hexachlorobenzen

g/kg

< 0.004 x giá trị chlorothanonil tìm được (g/kg)

Decachlorobiphenyl

g/kg

< 0,003 giá trị chlorothanonil tìm được (g/kg)

Chlorpyrifos Ethyl kỹ thuật

Sulfotep

g/kg

< 3 g/kg

DAS-AM-01-058

Chlorpyrifos ethyl trong thuốc thành phẩm

Sulfotep

g/kg

< 3 x giá trị chlorpyrifos E tìm được (%)

Glyphosate

N-NITROSOGLYPHOSATE

g/kg

< 1

FAO

Specification 284 hoặc J. Braz. Chem. Soc., Vol. 28, No. 7, 1331-1334, 2017

PHỤ LỤC 2

YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MỘT SỐ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

STT

Tên hoạt chất

Yêu cầu riêng

Ghi chú

1

Abamectin

Tỷ lệ đồng phân trong hàm lượng hoạt chất avermectin B1a ≥ 80 % và avermectin B1b ≤ 20 %.

2

Emamectin Benzoate

Tỷ lệ đồng phân trong hàm lượng hoạt chất B1a ≥ 90 % và B1b ≤10 %.

3

Indoxacarb

Chỉ xác định đồng phân S

Trừ những thuốc bảo vệ thực vật được Cục Bảo vệ thực vật cho phép tính tổng 2 đồng phân

4

Acid Gibberellic

Hàm lượng nước: Không lớn hơn 2 g/kg

5

Bismerthiazol (Saikuzuo) (MBAMT)

- Hàm lượng nước: < 3%

- pH = 5-6

6

Fosetyl aluminium

phosphite vô cơ < 10 g/kg

7

Profenofos

pH = 3-7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Manual on the development and use of FAO and WHO specification for pesticides (First Edition, 2016).

[2] Data requirements handbook (Version 2.2, June 2012).

[3] Guidelines for the Generation of Storage Stability Data of Agricultural Chemical Products-Australian.

[4] TCVN 8050:2016 Nguyên liệu và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

[5] TCVN 12017:2017 Thuốc bảo vệ thực vật - Lấy mẫu.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 12/2018/TT-BNNPTNT ngày 05/10/2018 về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.743

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.182.160
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!