Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 116/2006/TT-BNN phát triển ngành nghề nông thôn hướng dẫn thực hiện 66/2006/NĐ-CP

Số hiệu: 116/2006/TT-BNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành: 18/12/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 116/2006/TT-BNN

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2006

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 66/2006/NĐ-CP NGÀY 07/7/2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Để thống nhất trong việc thực hiện Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định như sau:

Phần 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định nội dung, tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và hướng dẫn nội dung xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn.

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng được quy định tại Điều 2 có hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 3 Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Giải thích từ ngữ

a) Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

b) Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.

c) Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.

Phần 2:

CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

I. TIÊU CHÍ CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

2. Tiêu chí công nhận làng nghề

Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

c) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này.

Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2, mục I, Phần II nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.

II. THỦ TỤC CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp xã) có các ngành nghề quy định tại mục I, Phần II của Thông tư này lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và gửi văn bản đề nghị (kèm theo hồ sơ) lên Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp huyện).

2. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

a) Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống

- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Bản sao giấy chứng nhận huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).

Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hoá dân tộc của nghề truyền thống.

- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

b) Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề

- Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.

- Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

c) Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống

- Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại tiết a và tiết b điểm 2 mục II Phần II của Thông tư này.

- Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại tiết a điểm 2 mục II Phần II của Thông tư này. Nếu chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định tại tiết b điểm 2 mục II Phần II của Thông tư này.

- Những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2 mục I Phần II, hồ sơ gồm:

+ Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã;

+ Bản sao có công chứng các giấy chứng nhận huy chương đã đoạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).

Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hoá dân tộc của nghề truyền thống.

+ Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

+ Bản xác nhận thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước có xác nhận Uỷ ban nhân dân cấp xã.

3. Trình tự xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

a) Uỷ ban nhân dân cấp huyện tập hợp hồ sơ do Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi lên, lập danh sách (kèm theo hồ sơ) trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) xét công nhận trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư này, ra quyết định và cấp giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

4. Thời gian xét công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống, nghề truyền thống

Thời gian xét công nhận các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được tổ chức hàng năm do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

5. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Thông tư này.

Những Quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước đây, nếu phù hợp với các tiêu chí quy định tại Thông tư này thì vẫn có giá trị và bổ sung thêm những nội dung mới phù hợp với tiêu chí quy định tại Thông tư này.

6. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận được hưởng các chính sách ưu đãi về phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

7. Thu hồi giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận sau 05 năm không đạt các tiêu chí quy định sẽ bị thu hồi giấy công nhận.

Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp huyện danh sách nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đảm bảo các tiêu chí quy định. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp danh sách, gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, thu hồi giấy công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

Phần 3:

XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

1. Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn được xây dựng theo từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và cả nước. Việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn thực hiện theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

1. Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành nghề nông thôn trên các vùng lãnh thổ, đi sâu phân tích cơ cấu sản phẩm chủ yếu, vùng nguyên liệu, công nghệ, lao động, tổ chức sản xuất, cơ sở hạ tầng và về môi trường.

2. Phân tích, dự báo các yếu tố phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố tác động đến sự phát triển của làng nghề, nhất là về thị trường, yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ.

3. Xác định vị trí, vai trò của ngành nghề nông thôn đối với kinh tế địa phương và các mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn.

4. Luận chứng các phương án phát triển ngành nghề nông thôn, các sản phẩm chủ yếu và các điều kiện đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện, như: nguồn nguyên liệu, công nghệ, lao động...

5. Xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề với nội dung: bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; phát triển làng nghề gắn với du lịch; phát triển làng nghề mới.

6. Xác định các giải pháp về cơ chế, chính sách và đề xuất các phương án tổ chức thực hiện.

7. Thể hiện các phương án quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trên bản đồ quy hoạch.

III. THỰC HIỆN XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề nông thôn trong toàn quốc.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tại địa phương. Việc xây dựng danh mục các chương trình, dự án đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn có tính toán cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện, trong đó có chia ra giai đoạn từ 2007- 2010 và giai đoạn 2010- 2020.

Ưu tiên xây dựng chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề với các đề án, dự án: bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống; phát triển làng nghề gắn với du lịch và phát triển làng nghề mới gắn với thị trường trong và ngoài nước.

IV. NGUỒN KINH PHÍ

Kinh phí lập quy hoạch, định mức, đơn giá, chi phí cho lập, thẩm định dự án quy hoạch căn cứ theo Điều 8, Điều 9 của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và văn bản hướng dẫn thi hành.

Phần 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã có quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn cần tiến hành rà soát, điều chỉnh lại theo hướng dẫn của Thông tư này.

2. Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và việc thực hiện các chính sách có liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn.

3. Về chế độ báo cáo

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận vào tháng 12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

b) Định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố có trách nhiệm báo cáo tình hình phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương cũng như những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị chính sách phát triển ngành nghề nông thôn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các đoàn thể, hội quần chúng ở Trung ương;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản- Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu VT, CB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No: 116/2006/TT-BNN

Hanoi, December 18, 2006

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON IMPLEMENTATION OF SOME ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 66/2006/ND-CP DATED JULY 7, 2006 ON DEVELOPMENT OF RURAL PROFESSIONS

Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2003/ND-CP dated on July 18, 2003 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

 In order to unify the implementation of the Government’s Decree No.66/2006/ND-CP dated July 7, 2006 on development of rural profession, Ministry of Agriculture and Rural Development provides guidance on implementations of some articles of this Decree as follows:

Part One

GENERAL PROVISIONS

1. Scope

This Circular prescribes contents and criteria for accreditation of traditional professions, trade villages and traditional trade villages and provide guidance on formulation of master plans for rural profession development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular applies to regulated entities prescribed in Article 2 of Decree No.66/2006/ND-CP that join rural professions prescribed in Article 3 of this Decree and other relevant organizations and individuals.

3. Definitions

a) A traditional profession means a profession which has existed for a long time and manufactured unique and distinct products, been handed down and developed until now or can be buried in oblivion or lost.

b) A trade village means one or more residential areas of villages or other similar residential points in a commune or town that have rural professions producing one or more different types of product.

c) A traditional profession means a trade village having its traditional profession existed for a long time.

Part Two

ACCREDITATION OF TRADITIONAL PROFESSIONS, TRADE VILLAGES AND TRADITIONAL TRADE VILLAGES

I. THE CRITERIA FOR ACCREDITATION OF TRADITIONAL PROFESSIONS, TRADE VILLAGES AND TRADITIONAL TRADE VILLAGES

1. The criteria for accreditation of a traditional profession:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The profession has been existed for more than 50 years by the date of application for accreditation;

b) The profession manufactures products that contain the national and cultural identity;

c) The profession is associated with the reputation of one or more artisans or trade villages.

2. The criteria for accreditation of a trade village:

In order to be accredited, a trade village shall satisfy 03 criteria below:

a) At least 30 percent of households in this village join rural professions;

b) The business activities in this village have been stable for more than 2 years by the date of application for accreditation;

c) The village well executes the State’s policies and law.

3. The criteria for accreditation of a traditional trade village:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The trade villages that do not satisfy criteria a and b in Clause 2 (I) Part Two but have at least one traditional profession which is accredited in accordance with this Circular are also accredited as traditional trade villages.

II. PROCEDURES FOR ACCREDITATION OF TRADITIONAL PROFESSIONS, TRADE VILLAGES AND TRADITIONAL TRADE VILLAGES

1. People's Committees of communes, wards and towns (hereafter referred to as People's Committees of communes) having any of the professions prescribed in (I) Part Two of this Circular shall apply for accreditation of professions, trade villages or traditional trade villages and send applications to People's Committees of districts, towns, provincial cities (hereafter referred to as People's Committees of districts).

2. Applications for accreditation of traditional professions, trade villages and traditional trade villages

a) An application for accreditation of a traditional profession consists of:

-  Brief description of establishment and the development of the traditional profession which is certified by People's Committees of communes.

- Copies of the medal certificates that have been awarded in national and international competitions and exhibitions or certificate of awarded artworks that is given by provincial authority or over (if any).

Organizations and individuals that were not able to take part in competitions, exhibitions or do not have any awarded artwork shall have the description of national and cultural identity of this traditional profession.

-  A copy of the artisan certificate granted by the competent authority (if any)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A list of households joining rural professions which is certified by People’s Committees of communes.

- The brief description of the result of business activities of organizations and individuals that have joined rural profession within the latest 02 year.

- The certification of compliance with the State’s policies and law which is certified by the People’s Committees of communes.

c) An application for accreditation of a traditional trade village 0}

- An application for accreditation of a traditional trade village shall consist of documents as prescribed in Points a and b Clause 2 (II) Part Two of this Circular.

- In the cases where the accreditation of a trade village has been granted, the application for accreditation shall comply with Point a Clause 2 (II) Part Two of this Circular. If the accreditation of a trade village has not been granted but the accreditation of a traditional profession of this village has been granted, the application shall comply with point b Clause 2 (II) Part Two of this Circular.

- With regard to trade villages that do not satisfy criteria a and b in Clause 2 (I) Part Two of this Circular, the application consists of:

+ The brief description of the establishment and development of traditional professions which is certified by People’s Committees of communes.

+ Notarized copies of the medal certificates that have been awarded in national and international competitions and exhibitions or certificates of awarded artworks which are given by provincial authority or over (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ A copy of the artisan certificate granted by the competent authority (if any)

+ The certification of compliance with the State’s policies and law which is certified by the People’s Committees of communes.

3. Procedures for accreditation of traditional professions, trade villages and traditional trade villages

a) People’s Committees of districts shall collect applications which are sent by People’s Committees of communes, makes a list of them (enclosed with applications) and submit them to People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereafter referred to as People’s Committees of provinces), which consider granting the accreditation of traditional professions, trade villages and traditional trade villages within 15 days from the day on which the valid applications are received.

b) People’s Committees of provinces establish the Approval Board, choose applicants that meet the criteria prescribed in this Circular, make a decision and grant Certificate of accredited traditional professions, trade villages and traditional trade villages within 30 days from the day on which valid applications are received

4. Time for accreditation of traditional profession, trade village and traditional trade village

Accreditations of traditional professions, trade villages and traditional trade villages will be organized annually and the time for accreditations will be decided by People’s Committees of provinces.

5. The accreditation of traditional professions, trade villages and traditional trade villages

People’s Committees of provinces will accredit traditional professions, trade village and traditional villages according to the criteria prescribed in this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Traditional professions, trade village and traditional villages accredited by People’s Committees of provinces are eligible for incentive policies serving the rural profession development as prescribed in Decree No. 66/2006/ND-CP and documents providing guidance on implementation of this Decree promulgated by relevant competent authorities.

7. Revocation of Certificate of traditional professions, trade villages and traditional trade villages

Traditional professions, trade villages and traditional trade villages that fail to satisfy prescribed criteria after 05 years from the day on which they are accredited shall have their Certificates revoked.

People's Committees of each commune shall submit a list of traditional professions, trade villages and traditional villages that do not satisfy criteria as prescribed to People’s Committee of the district. People’s Committee of each district shall submit the list to the People's Committee of the province, which will consider revoking their Certificates.

Part Three

FORMULATION OF MASTER PLANS FOR RURAL PROFESSION DEVELOPMENT

I. THE BASIS FOR FORMULATION OF MASTER PLANS FOR RURAL PROFESSION DEVELOPMENT

1. The master plan for rural profession development shall be formulated from time to time and in accordance with master plans for socio-economic development of each area and whole country. The formulation of master plans for rural profession development shall comply with the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 7, 2006 on establishment, approval and management of master plans for socio-economic development.

2. People’s Committees of provinces shall formulate and send their master plans for rural profession development to Ministry of Agriculture and Rural Development, which will consolidate them and submit a report to the Government.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Analysis and assessment of  the actual development of rural professions in regions, structures of main products, material regions, technology, labor, manufacturers, infrastructures and environment.

2. Analysis of and forecast about factors impacting on rural profession development including impacts on development of trade villages, especially markets and requirements of competitive capacity of their products and service.

3. Identification of roles of rural professions in local economy and objectives of rural profession development.

4. Presentation of facts of master plans for rural profession development, main products and conditions that ensure to achieve objectives of master plans such as: material sources, technology, labor, etc.

5. Development of the program for preservation and development of trade villages in term of: preservation and development of traditional villages; development of trade villages associated with tourism; development of new trade villages.

6. Identification of solutions for mechanism, policies and implementation proposals of master plans

7. Expression of master plans for rural profession development on the map of master plans.

III. FORMULATION OF MASTER PLANS FOR RURAL PROFESSION DEVELOPMENT

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development formulates master plans for rural profession development nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Projects for preservation and development of trade villages that are given priority: Preservation and development of traditional trade villages; development trade villages associated with tourism and development of new trade villages associated with domestic and foreign markets.

IV FUNDING SOURCES

The sources of funding for formulation of master plans, statutory expenditures on formulation and commission of plan are specified in Articles 8 and 9 of the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP on establishment, approval and management of master plans for socio-economic development and documents providing guidance on the implementation of this Decree.

Part Four

IMPLEMENTATION

1. People’s Committees of provinces that have had master plans for rural profession development shall inspect and adjust their master plans in accordance with this Circular.

2. Department of Processing and Trading Agricultural Forestry Aquatic Products and Salt, Department of Agriculture and Rural Development of provinces is responsible for cooperating with relevant authorities in regular or unscheduled inspection of implementation of master plans for rural profession development, accreditation of traditional professions, trade villages or traditional trade villages and implementation of policies related to rural profession development.

3. Regulations on reports

a) People’s Committees of provinces shall send a list of traditional professions, trade villages and traditional trade villages that are accredited to Ministry of Agriculture and Rural Development in December every year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. This Circular takes effect after 15 days from the day on which is published on the Portal. During process of implementation, areas and units inform timely about queries and difficulties of this Circular to Ministry of Agriculture and Rural Development./.

 

 

P.P. MINISTER
DEPUTY MINISTER



Diep Kinh Tan

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.507

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.161.222
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!